Phân tích 10 điều tâm niệm vovinam Việt Võ Đạo - Tài liệu tổng hợp

Nói về hoài bão, mục đích của người học võ nguyện phấn đấu rèn luyện để đạt tới mức độ cao nhất của con người có thể đạt được trong võ thuật để phục vụ cho những người dân sống cùng trong một nước, cùng màu da, chủng tộc sau đó là tất cả những người sống trên trái đất này dù khác màu da. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

Môn:

Tài liệu Tổng hợp 2.3 K tài liệu

Trường:

Tài liệu khác 2.4 K tài liệu

Thông tin:
7 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích 10 điều tâm niệm vovinam Việt Võ Đạo - Tài liệu tổng hợp

Nói về hoài bão, mục đích của người học võ nguyện phấn đấu rèn luyện để đạt tới mức độ cao nhất của con người có thể đạt được trong võ thuật để phục vụ cho những người dân sống cùng trong một nước, cùng màu da, chủng tộc sau đó là tất cả những người sống trên trái đất này dù khác màu da. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

83 42 lượt tải Tải xuống
MƯỜI ĐIỀU TÂM NIỆM VOVINAM – VIỆT VÕ ĐẠO
1. Điều tâm niệm số 1
- Nội dung điều tâm niệm số 1: Việt Đạo Sinh nguyện đạt tới cao
độ của nghệ thuật để phục vụ dân tộc và nhân loại
- Phân tích ý nghĩa điều tâm niệm số 1 :
Nói về hoài bão, mục đích của người học nguyện phấn đấu rèn luyện để
đạt tới mức độ cao nhất của con người có thể đạt được trong võ thuật để phục
vụ cho những người dân sống cùng trong một nước, cùng màu da, chủng tộc
sau đótất cả những người sống trên trái đất này dù khác màu da, giọng nói
và sắc tộc. Ngoài ra là một võ sĩ chúng ta chỉ mong đạt đến một trình độ nghệ
thuật một mức độ nào mà chúng ta thể đạt tới, không cuồng vọng
ước cao xa lúc nào cũng cho mình là giỏi là nhất bởi :
“ CAO NHÂN TẮC HỮU CAO NHÂN TRỊ ”
- Ứng dụng thực tế điều tâm niệm số 1 :
một người học chúng em nghĩ mình cần phải cố gắng rèn luyện bản
thân để thể ngày càng tiến bộ để giúp cho bản thân mình một sức khỏe
tốt sau đó giúp cho gia đình, người thân và cuối cùng là phục sự đất nước ,
hội và con người ngày càng phát triển . Ngoài ra còn cần trong mình mình
sự khiêm nhường, không vọng tưởng.
2. Điều tâm niệm số 2
- Nội dung điều tâm niệm số 2 : Việt Đạo Sinh nguyện trung kiên
phát huy môn phái, xây dựng thế hệ thanh niên Việt Võ Ðạo
- Phân tích điều tâm niệm số 2: Điều này nghĩa là những môn sinh sẽ cần
phải cố gắng phát huy hơn. sinh nguyện đem những tốt đẹp ý nghĩa
nhất phát huy lan tỏa rực rỡ hơn. Đối với gia đình thì con cái hiếu,
cha hiền từ, anh hiền hậu hoặc em sống thảo. Đối với bạn sẽ cần tình
nghĩa. Trong các mối quan hệ xã hội thì cần là một người tốt và gương mẫu.
- Ứng dụng thực tế điều tâm niệm số 2: Chúng ta những Việt Đạo
sinh phải noi theo gương Sáng Tổ môn phái, cố gắng phát triễn nền thuật
nước nhà, phải xây dựng một thế hệ thanh niên Việt Đạo, thanh niên
Việt Đạo bao giờ cũng bức tường thành kiên cố để bảo vệ xây dựng
đất nước. chính tinh thần Ðạo đã khơi mở một tấm lòng yêu nước, từ đó
chiến đấu cho dân tộc trường tồn.
3. Điều tâm niệm số 3
- Nội dung điều tâm niệm số 3: Việt Đạo Sinh đồng tâm nhất trí, tôn
kính người trên, thương mến đồng đạo.
- Phân tích ý nghĩa điều tâm niệm số 3: Trong một tổ chức thì tinh thần
đoàn kết là điều không thể thiếu được. Những sinh sẽ cần sống trong tình
yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Tổ chức mạnh hay không chính một
phần do kỷ luật và đoàn kết nội bộ.
- Ứng dụng thực tế điều tâm niệm số 3: Nếu chúng ta đoàn kết chung sức
lại làm việc thì trở ngại nào cũng hoàn thành, và khó khăn nào cũng vượt qua
được, còn nếu chúng ta chia rẽ làm việc riêng lẻ thì rất khó hoàn thành việc
lớn, và nếu là trong tập thể thì dễ gây cảnh mất đoàn kết và sẽ đi đến tan rã.
4. Điều tâm niệm số 4
- Nội dung điều tâm niệm số 4: Việt đạo sinh tuyệt đối tôn trọng kỷ
luật, nêu cao danh sự võ sĩ.
- Phân tích ý nghĩa điều tâm niệm số 4: điều tâm niệm số 4 muốn nói
về kỷ danh dự sĩ, đó tuyệt đối tôn trọng kỷ luật môn phái luôn
luôn nêu cao danh dự võ sĩ.
+ Kỷ luật máu: áp dụng trong các đảng phái, khi tham gia các đảng
phái đó thì phải tuyện đối trung thành tuân nghiêm các kỉ luật, không
đường lui.
+ Kỷ luật sắt: thường áp dụng trong môi trường quân đội, thi hành
trước, khiếu nại sau. Tuyệt đối phục tùng vị chỉ huy, không được cãi lại.
+ Kỷ luật tự giác: nghĩa tự mình hiểu tôn trọng kỷ luật, trông
gương người mà thực hiện.
+Danh dự sĩ: đề cao những người chuyên bênh vực kẻ yếu, dũng
cảm, cao thượng, hành động vì những điều tốt đẹp.
- Ứng dụng thực tế điều tâm niệm số 4:
một sinh em đã tự ý thức được việc kỷ luật bản thân trong việc tự
giác học tập rèn luyện mỗi ngày. Bên cạnh đó em luôn thài độ tôn
trọng với kỷ luật của môn phái đồng thời luôn đề cao danh dựkính
trọng các chuyên làm việc tốt, giúp đỡ người khác. Ngoài ra em
luôn cố gắng dành một phần nhỏ thời gian để tham gia các hoạt động
thiện nguyện.
5. Điều tâm niệm số 5
- Nội dung điều tâm niệm số 5: Việt võ đạo sinh tôn trọng các võ phái khác,
chỉ dùng võ để tự vệ và bênh vực lẽ phải.
- Phân tích ý nghĩa điều tâm niệm số 5
+ Tôn Trọng các võ phái khác:
Mỗi phái đều cái hay, cái đặc thù riêng của phái đó, cũng cùng một
đấm hay một đá mỗi một người tung đòn sức nhanh, sức mạnh
độ chính xác khác nhau tùy theo thể tạng, tuổi tác sự tập luyện của
người đó.
+ Ý Thức Dụng Vovinam một môn phái đạo, cho nên Việt Ðạo
Sinh phải ý thức dụng cho đúng đắn để nói lên được tinh thần cao đẹp
của môn phái.
+ Chỉ dùng để tự vệ: Chúng ta học trước tiên cho khoẻ mạnh, thân
thể cường tráng, chống bệnh tật, dùngđể tự vệ khi chuyện cần thiết,
cấp bách xảy ra.
+ Bênh Vực lẽ phải: Là một võ sĩ đạo, chúng ta phải là một người công bằng,
chính trực, không được đối xử thiên vị, đừng lợi lộc nhân hay ân
nghĩa riêng đối xử bất công với người khác. Giải quyết mọi chuyện
một cách công bằng theo quy luật hiện hữu, thì mọi người mới tâm phục
khẩu phục. Hãy tạo cho mình một ý chí đanh thép vững chắc để chiến thắng
được những cường quyền bạo lực, như vậy chúng ta mới đem đến bình
an cho mọi người.
- Ứng dụng thực tế điều tâm niệm số 5
+ Đối với các phái khác, chúng ta luôn luôn phải tôn trọng, kết thân, giao
tiếp, tạo tình thân hữu để mọi người cảm tình mến phục, phải sống hòa
đồng, tránh sự đụng chạm, xích mích giữa nhân giữa các đường với
nhau. mình có tôn trọng người, thì người mới tôn trọng mình.
+ Việt Đạo Sinh phải khiêm nhường, càng cẩn trọng từng lời nói, chúng ta
phải lễ độ, giao hòa với các phái khác, để cùng hợp tác, phát triển, phục vụ
cho nền võ đạo dân tộc và nhân loại.
+ Luôn luôn giữ sự tôn trọng với các môn phái khác, nêu cao tinh thần đoàn
kết, hòa thuận, cùng phát triển. Đồng thời rèn luyện bản thân, mang trách nhiệm
một sinh giúp đỡ mọi người, công bằng tuân theo lẽ phải, loại trừ điều
xấu.
6. Điều tâm niệm số 6
- Nội dung điều tâm niệm số 6: Việt Võ Ðạo Sinh chuyên cần học tập, rèn
luyện tinh thần, trau dồi đạo hạnh.
- Phân tích ý nghĩa điều tâm niệm số 6: Khi đã ý thức dụng đứng
đắn, Việt Ðạo Sinh bắt đầu đi vào chủ trương "Cách Mạng Tâm Thân".
Muốn cách mạng tâm thân, phải rèn luyện tâm thân. Muốn rèn luyện tâm
thân, phải có ý hướng học tập và trau giồi đời sống tinh thần. Có thế chúng ta
mới huy vọng vào được bên trong tòa nhà đạo, chớ không chỉ quanh
quẩn bên ngoài ngưỡng cửa võ thuật.
- Ứng dụng thực tế điều tâm niệm số 6: Chúng ta cần luyện một thói quen
ham hoạt động, ưa chuộng thực tế, không ảo tưởng. Không một ai thành công
lớn hay lâu dài trong cuộc sống nếu những người đó chỉ làm hết một nửa sức
mình. Muốn làm hết sức mình, phải luôn luôn tự đào luyện cho mình một kỷ
luật tinh thần vững chắc, một ý thức về công việc đầy đủ. Lại luôn luôn vừa
làm, vừa học, để mỗi ngày thêm kinh nghiệm quý giá hơn, gặt hái được
nhiều thành quả hơn.
7. Điều tâm niệm số 7
- Nội dung điều tâm niệm số 7: Việt Đạo Sinh sống trong sạch, giản dị,
trung thực và cao thượng.
- Phân tích ý nghĩa điều tâm niệm số 7:
+ Nói về tâm nguyện sống của Việt Đạo Sinh. Ðó sống trong sạch,
giản dị trung thực và cao thượng.
+ Sống trong sạch của Viêt Võ Đạo Sinh: là giử gìn bản thân mình cho trong
sạch, không làm những trái với lương tâm đạo đức của con người như:
không gian tham, không trộm cấp, không nói nối, không hại những người
khác, không cướp của, giết người… Nói chung không làm những việc xấu
xa tội lỗi.
+ Giản dị: không đua đòi, sống phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của bản thân
và xả hội. Có điều kiện thì hưởng những tiện nghi tốt đẹp, không có điều kiện
thì không đòi hỏi, hạch sách gây phiền toái khó chịu cho mọi người.
+ Trung thực: Trung thực với môn phái, với người trên, với cả mọi nguời
nữa. Nhưng trung thực không có nghĩa không biết tới sự gian trá, nhưng tự
thắng mình để không bị nhiễm tính gian trá.
+ Cao thượng: là vượt hẳn lên trên những cái tầm thường, nhỏ nhen về phẩm
chất tinh thần, công phu hàm dưỡng lâu dài. Thái độ bất chợt nhường nhịn
tha thứ cho người chỉ là tính khí bốc đồng, không định hướng chứ không phải
là cao thượng.
- Ứng dụng thực tế điều tâm niệm số 7
Việt Ðạo Sinh những người dũng mãnh, thực tế, nên việc làm thể hiện
những đức tính đó tính cách tích cực, ngang nhiên linh hoạt. Phỉa luôn
luôn giữ gìn hoàn thiện bản thân, thẳng thắn lạc quan, không để tâm
đến những vấn đề tiêu cực xung quanh.
8. Điều tâm niệm số 8
- Nội dung điều tâm niệm số 8: Việt Đạo Sinh kiện toàn một ý chí đanh
thép để thắng phục cường quyền và baọ lực.
- Phân tích ý nghĩa điều tâm niệm số 8: nói về ý chí của Việt Võ Đạo Sinh
phải rèn luyện cho bản thân một ý chí đanh thép, bằng cách luôn luôn
đương đầu với mọi thử thách gian nguy và thắng phục cường quyền bạo lực.
+ Muốn kiện toàn ý chí đanh thép Việt Đạo sinh phải: Nghiên cứu kỹ
lưởng công việc trước khi nhận lời hay quyết định làm một công việc gì. Phải
nhìn thấy được khả năng của mình, đoán biết được kết qủa của sự việc
mình muốn làm, số lượng thành công bao nhiêu phần trăm? Khi đã bắt tay
vào việc làm rồi phải lập kế hoạch và trù liệu những việc thuận lợi hay nghịch
sẽ xảy ra phải những dự trù để điền khuyết vào những thiếu sót…
Khi đã bắt tay vào việc làm thì phải tin tưởng vào chính ta, chính khả năng
của mình, hảy luôn giữ vững mục đích, đừng bao giờ lung lay trước những
dèm pha hay đã phá của những kẻ đồi nghịch với mục đích phá hoại .. đã bắt
tay vào làm việc phải làm hết sức mình, làm một cách hăng say, nhiệt tình
cương quyết để đạt đến thành công. Muốn như vậy thì người việt Đạo
sinh phải kiện toàn cho mình một ý chí vững mạnh và đanh thép.
+ Khi đã tâm nguyện sống, Việt Ðạo Sinh còn phải rèn luyện ý chí,
Người xưa thường phân ý chí ra 3 loại, với lối diễn tả gợi hình:
a.Loạiýchílausậy: Tức là loại ý chí dễ ngả nghiêng, hay thay đổi, gió chiều
nào ngã theo chiều ấy, dễ bẻ, dễ gẫy, không có chủ định gì cả. Người có ý chí
nầy thường hay bị lung lay, không bao giờ nhất định vào một việc cả, cứ
thích nghe theo hoặc chay theo người khác. Người ý chí nầy thường
người không quyết tâm và không bao giờ trung thành, thường hay thay đổi và
thấy ai mạnh t chạy theo .
Người Việt Đạo Sinh không nên trui rèn ý chí nầy cũng không nên sử
dụng những người ý chí nầy, khi chúng ta gặp nguy nan hoặc nghèo
khổ, nhưng người nầy sẽ bỏ chúng ta một cách không thương tiếc để chạy
theo những người khác mạnh hơn, hoặc giàu có hơn ta…
b.Loạiýchígỗmục,củicùng: Khá hơn một chút, đôi chút công dụng
trước khi bị mục hẳn hay cùn hẳn. Nhưng khi đã mục hẳn, cùn hẳn rồi thì lúc
đó còn những vật đáng bỏ chờ đợi sự mai một. Người ý chí nầy chỉ
làm việc ngắn hạn không tồn tại lâu dài, khi làm việc theo ý thích - tùy
hứng - vui chơi… không bền bỉ.
Người có ý chì này cũng rất khó đạt thành công, vì không có độ bền,một chút
nguy nan đã chùng bước, không theo đuổi đến mục đích cuối cùng thường
hay bỏ cuộc giữa chừng, nếu họp tác làm việc với những người loại ý chí
nầy rất dễ đem lại thất bại…
c.Loạiýchíđanhthép: Tức loại ý chí vững vàng nhất. Thép vật liệu phổ
thông, nên ai nấy đều hiểu công dụng của vững vàng, chắc chắn. Ý
chí của những người đại trượng phu, những bậc anh hùng: để lâu ngày thể
bị rỉ sét, nhưng thể bẻ gẫy được. Đây ý chí vững chắc không lay
chuyển nổi ý định người nầy khi họ quyết tâm làm thì phải làm cho bằng
được và phải đạt đến thành công.
- Ứng dụng thực tế điều tâm niệm số 8
+ Việt Ðạo Sinh, tất nhiên chúng ta phải tự rèn dũa, tôi luyện lấy
một ý chí đanh thép. Hơn thế nữa, chúng ta phải kiện toàn ý chí đanh thép ấy,
để ý chí chúng ta luôn luôn ngời sáng không bị rỉ sét.
Nếu chúng ta đã quyết tâm làm t trở ngại nào cũng phải hoàn thành khó
khăn nào cũng phãi vượt qua, không bao giờ sờn chí trước những nguy nan,
người Việt Đạo Sinh chúng ta không bao giờ sợ những cường quyền bạo
lực, phải tin tưởng tuyệt đối Chính Nghĩa sẽ thắng gian sẽ bị tiêu diệt,
nếu phải hy sinh mạng sống, ta cũng sẽ luôn luôn sẳn sàng hy sinh chính
nghĩa để lưu danh muôn thưỡ.
+ Trước khi quyết định, cần thâu lượm, cân nhắc kỹ càng các sự kiện
dữ kiện. Khi bắt tay vào việc rồi, thì không đắn đo nữa, phải thực hiện kỳ được,
với tất cả sở năng, mau lẹ và kiên quyết. Ðã có ý chí là phải hành động. Có hành
động được mới chứng tỏ được ý chí và long quyết tâm.
9. Điều tâm niệm số 9
- Nội dung điều tâm niệm số 9: Việt Đạo sinh Sáng suốt nhận định, bền
gan tranh đấu, tháo vát hành động.
- Phân tích ý nghĩa điều tâm niệm số 9
Ðiều tâm niệm thứ chín nói về nếp suy cảm, nghị lực tính thực thế của
Việt Đạo Sinh, đó phải sáng suốt khi nhận định, bền gan khi tranh đấu
và tháo vát khi hành động.
+ NếpSuyCảm,NghịLực,VàTínhThựcTế
Chúng ta cần sáng suốt nhận định để phân biệt phải trái, đúng sai, tình lý, bề
mặt, bề trái, các khúc mắc của sự việc, ngõ hầu sử sự cho hợp thời, đúng lúc,
tránh được hậu quả tai hại. Rèn luyện tính tháo vát chủ động, thông minh,
sáng tạo, thíchng với mọi hoàn cảnh, hợp tình, hợp với mọi trường hợp.
Sau đó bền gan tranh đấu trong mọi hoàn cảnh. Thực tế trong hành động.
+ Tháo vát hành động:
Hành động tháo vát hành động chủ động, thông minh, sáng tạo, thích ứng
với mọi hoàn cảnh, hợp tình, hợp lý với mọi trường hợp. Người tháo vát hành
động là yêu người, thương người, hợp tác với người không ỷ lại, dựa dẩm vào
người, luôn luôn ứng phó với nghịch cảnh, nhưng không gian trá, kêu căng,
khinh địch, lạc quan hoặc bi quan quá trớn.
Khi đã nhận làm một việc thì chúng ta phải đặt kế hoạch ngắn hạn, dài
hạn… suy xét đường đi đích tới cẩn thận, phải nghỉ đến những kết quả, dự trù
những thất bại hoặc là bị hư hại để kịp thời cứu chữa…
- Ứng dụng thực tế điều tâm niệm số 9: Việt Đạo Sinh cần sáng
suốt nhận định để phân biệt phải trái, đúng sai, tình lý, bề mặt, bề trái, các khúc
mắc của sự việc, ngõ hầu sử sự cho hợp thời, đúng lúc, tránh được hậu quả tai
hại. Khi chúng ta nghe báo cáo về một sự việc gì, chúng ta cần phải kiểm chứng
lại sự việc đó đúng không? Phải bằng chứng cụ thể mới nhận định
phán quyết, đôi khi vẫn những sai lầm nhiều người cứ nghe tin đồn rồi
truyền miệng nhau nghe nhiiều người nói rồi dễ bị lung lay xiêu lòng.
10. Điều tâm niệm số 10
- Nội dung điều tâm niệm số 10: Việt đạo sinh tự tín, t thắng, khiêm
cung, độ lượng, luôn luôn tự kiểm để tiến bộ.
- Phân tích ý nghĩa điều tâm niệm số 10:
Nói về đức sốngtinh thần cầu tiến của Việt võ đạo sinh. Ðối với bản thân,
Việt Đạo Sinh phải tự tin, tự thắng, luôn luôn tự kiểm để tiến bộ. Ðối với
người phải khiêm cung và độ lượng.
+ Tin năng lực, phẩm chất đạo đức ý chí của bản thân, biết phát huy cái
tốt đẹp của bản thân để tiến bộ.
+Tự thắng nghĩa thắng mình. Tất nhiên, không phải thắng những tốt
đẹp của mình: là thắng những thóitật xấu, những vị kỷ yếu đuối trong
con người của mình.
+Khiêm cung tức khiêm nhường, cung kính với người trên, hay người cao
tuổi hơn mình. Ðức tính khiêm cung sẽ làm chúng ta mỗi ngày được nhiều
người cảm mến hơn.
+Độ lượng tức đức độ, rộng lượng với người dưới, hay người nhỏ tuổi hơn
mình.
- Ứng dụng thực tế điều tâm niệm số 10:
một sinh em ý thức rằng phải t kiện toàn bằng 4 đức tính: Tự tin, tự
thắng, khiêm cung, độ lượng. Phải tin mình, tức phải tin những tốt đẹp
nhất mình có, như ý chí, đạo đức, danh dự, niềm tin, khả năng thuật.
Thắng những thói tật xấu, những vị kỷ yếu đuối trong con người của
mình. Tránh huyênh hoang, tự đắc, khoe khoang với mọi người; đối với
người lớn tuổi hơn ta, lúc nào ta cũng phải lễ phép nh trọng, ta tôn
trọng người, thì người sẽ tôn trọng ta. Ngoài ra, phải luôn độ lượng với người
dưới, người nhỏ tuổi hơn mình, không được để cái tôi quá cao, phải kiểm
soát được cơn giận dữ của chính mình thì mới thể đưa ra những nhận định
sáng suốt nhất mà không làm bất kì ai bị tổn thương.
| 1/7

Preview text:

MƯỜI ĐIỀU TÂM NIỆM VOVINAM – VIỆT VÕ ĐẠO
1. Điều tâm niệm số 1
- Nội dung điều tâm niệm số 1: Việt Võ Đạo Sinh nguyện đạt tới cao
độ của nghệ thuật để phục vụ dân tộc và nhân loại
- Phân tích ý nghĩa điều tâm niệm số 1 :
Nói về hoài bão, mục đích của người học võ nguyện phấn đấu rèn luyện để
đạt tới mức độ cao nhất của con người có thể đạt được trong võ thuật để phục
vụ cho những người dân sống cùng trong một nước, cùng màu da, chủng tộc
sau đó là tất cả những người sống trên trái đất này dù khác màu da, giọng nói
và sắc tộc. Ngoài ra là một võ sĩ chúng ta chỉ mong đạt đến một trình độ nghệ
thuật ở một mức độ nào mà chúng ta có thể đạt tới, không cuồng vọng mơ
ước cao xa lúc nào cũng cho mình là giỏi là nhất bởi :
“ CAO NHÂN TẮC HỮU CAO NHÂN TRỊ ”
- Ứng dụng thực tế điều tâm niệm số 1 :
Là một người học võ chúng em nghĩ mình cần phải cố gắng rèn luyện bản
thân để có thể ngày càng tiến bộ để giúp cho bản thân mình có một sức khỏe
tốt sau đó giúp cho gia đình, người thân và cuối cùng là phục sự đất nước , xã
hội và con người ngày càng phát triển . Ngoài ra còn cần có trong mình mình
sự khiêm nhường, không vọng tưởng.
2. Điều tâm niệm số 2
- Nội dung điều tâm niệm số 2 : Việt Võ Đạo Sinh nguyện trung kiên
phát huy môn phái, xây dựng thế hệ thanh niên Việt Võ Ðạo
- Phân tích điều tâm niệm số 2:
Điều này nghĩa là những môn sinh sẽ cần
phải cố gắng phát huy hơn. Võ sinh nguyện đem những gì tốt đẹp và ý nghĩa
nhất phát huy và lan tỏa rực rỡ hơn. Đối với gia đình thì là con cái có hiếu,
cha hiền từ, anh hiền hậu hoặc em sống thảo. Đối với bạn bè sẽ cần tình
nghĩa. Trong các mối quan hệ xã hội thì cần là một người tốt và gương mẫu.
- Ứng dụng thực tế điều tâm niệm số 2: Chúng ta là những Việt Võ Đạo
sinh phải noi theo gương Sáng Tổ môn phái, cố gắng phát triễn nền võ thuật
nước nhà, phải xây dựng một thế hệ thanh niên Việt Võ Đạo, vì thanh niên
Việt Võ Đạo bao giờ cũng là bức tường thành kiên cố để bảo vệ và xây dựng
đất nước. chính tinh thần Võ Ðạo đã khơi mở một tấm lòng yêu nước, từ đó
chiến đấu cho dân tộc trường tồn.
3. Điều tâm niệm số 3
- Nội dung điều tâm niệm số 3: Việt Võ Đạo Sinh đồng tâm nhất trí, tôn
kính người trên, thương mến đồng đạo.
- Phân tích ý nghĩa điều tâm niệm số 3:
Trong một tổ chức thì tinh thần
đoàn kết là điều không thể thiếu được. Những võ sinh sẽ cần sống trong tình
yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Tổ chức có mạnh hay không chính là một
phần do kỷ luật và đoàn kết nội bộ.
- Ứng dụng thực tế điều tâm niệm số 3: Nếu chúng ta đoàn kết chung sức
lại làm việc thì trở ngại nào cũng hoàn thành, và khó khăn nào cũng vượt qua
được, còn nếu chúng ta chia rẽ làm việc riêng lẻ thì rất khó hoàn thành việc
lớn, và nếu là trong tập thể thì dễ gây cảnh mất đoàn kết và sẽ đi đến tan rã.
4. Điều tâm niệm số 4
- Nội dung điều tâm niệm số 4: Việt võ đạo sinh tuyệt đối tôn trọng kỷ
luật, nêu cao danh sự võ sĩ.
- Phân tích ý nghĩa điều tâm niệm số 4: điều tâm niệm số 4 muốn nói
về võ kỷ và danh dự võ sĩ, đó là tuyệt đối tôn trọng kỷ luật môn phái và luôn
luôn nêu cao danh dự võ sĩ.
+ Kỷ luật máu: áp dụng trong các đảng phái, khi tham gia các đảng
phái đó thì phải tuyện đối trung thành và tuân nghiêm các kỉ luật, không có đường lui.
+ Kỷ luật sắt: thường áp dụng trong môi trường quân đội, thi hành
trước, khiếu nại sau. Tuyệt đối phục tùng vị chỉ huy, không được cãi lại.
+ Kỷ luật tự giác: Có nghĩa là tự mình hiểu và tôn trọng kỷ luật, trông
gương người mà thực hiện.
+ Danh dự võ sĩ: đề cao những người chuyên bênh vực kẻ yếu, dũng
cảm, cao thượng, hành động vì những điều tốt đẹp.
- Ứng dụng thực tế điều tâm niệm số 4:
Là một võ sinh em đã tự ý thức được việc kỷ luật bản thân trong việc tự
giác học tập và rèn luyện mỗi ngày. Bên cạnh đó em luôn có thài độ tôn
trọng với kỷ luật của môn phái và đồng thời luôn đề cao danh dự và kính
trọng các võ sĩ chuyên làm việc tốt, giúp đỡ người khác. Ngoài ra em
luôn cố gắng dành một phần nhỏ thời gian để tham gia các hoạt động thiện nguyện.
5. Điều tâm niệm số 5
- Nội dung điều tâm niệm số 5: Việt võ đạo sinh tôn trọng các võ phái khác,
chỉ dùng võ để tự vệ và bênh vực lẽ phải.
- Phân tích ý nghĩa điều tâm niệm số 5
+ Tôn Trọng các võ phái khác:
Mỗi võ phái đều có cái hay, cái đặc thù riêng của võ phái đó, cũng cùng một
cú đấm hay một cú đá mà mỗi một người tung đòn có sức nhanh, sức mạnh
và độ chính xác khác nhau tùy theo thể tạng, tuổi tác và sự tập luyện của người đó.
+ Ý Thức Dụng Võ Vovinam là một môn phái võ đạo, cho nên Việt Võ Ðạo
Sinh phải có ý thức dụng võ cho đúng đắn để nói lên được tinh thần cao đẹp của môn phái.
+ Chỉ dùng võ để tự vệ: Chúng ta học võ trước tiên là cho khoẻ mạnh, thân
thể cường tráng, chống bệnh tật, và dùng võ để tự vệ khi có chuyện cần thiết, cấp bách xảy ra.
+ Bênh Vực lẽ phải: Là một võ sĩ đạo, chúng ta phải là một người công bằng,
chính trực, không được đối xử thiên vị, đừng vì lợi lộc cá nhân hay vì ân
nghĩa riêng tư mà đối xử bất công với người khác. Giải quyết mọi chuyện
một cách công bằng theo quy luật hiện hữu, thì mọi người mới tâm phục và
khẩu phục. Hãy tạo cho mình một ý chí đanh thép vững chắc để chiến thắng
được những cường quyền và bạo lực, có như vậy chúng ta mới đem đến bình an cho mọi người.
- Ứng dụng thực tế điều tâm niệm số 5
+ Đối với các võ phái khác, chúng ta luôn luôn phải tôn trọng, kết thân, giao
tiếp, tạo tình thân hữu để mọi người có cảm tình và mến phục, phải sống hòa
đồng, tránh sự đụng chạm, xích mích giữa cá nhân và giữa các võ đường với
nhau. mình có tôn trọng người, thì người mới tôn trọng mình.
+ Việt Võ Đạo Sinh phải khiêm nhường, càng cẩn trọng từng lời nói, chúng ta
phải lễ độ, giao hòa với các võ phái khác, để cùng hợp tác, phát triển, phục vụ
cho nền võ đạo dân tộc và nhân loại.
+ Luôn luôn giữ sự tôn trọng với các môn phái khác, nêu cao tinh thần đoàn
kết, hòa thuận, cùng phát triển. Đồng thời rèn luyện bản thân, mang trách nhiệm
là một võ sinh giúp đỡ mọi người, công bằng và tuân theo lẽ phải, loại trừ điều xấu.
6. Điều tâm niệm số 6
- Nội dung điều tâm niệm số 6: Việt Võ Ðạo Sinh chuyên cần học tập, rèn
luyện tinh thần, trau dồi đạo hạnh.
- Phân tích ý nghĩa điều tâm niệm số 6:
Khi đã có ý thức dụng võ đứng
đắn, Việt Võ Ðạo Sinh bắt đầu đi vào chủ trương "Cách Mạng Tâm Thân".
Muốn cách mạng tâm thân, phải rèn luyện tâm thân. Muốn rèn luyện tâm
thân, phải có ý hướng học tập và trau giồi đời sống tinh thần. Có thế chúng ta
mới có huy vọng vào được bên trong tòa nhà võ đạo, chớ không chỉ quanh
quẩn bên ngoài ngưỡng cửa võ thuật.
- Ứng dụng thực tế điều tâm niệm số 6: Chúng ta cần luyện một thói quen
ham hoạt động, ưa chuộng thực tế, không ảo tưởng. Không một ai thành công
lớn hay lâu dài trong cuộc sống nếu những người đó chỉ làm hết một nửa sức
mình. Muốn làm hết sức mình, phải luôn luôn tự đào luyện cho mình một kỷ
luật tinh thần vững chắc, một ý thức về công việc đầy đủ. Lại luôn luôn vừa
làm, vừa học, để mỗi ngày có thêm kinh nghiệm quý giá hơn, gặt hái được nhiều thành quả hơn.
7. Điều tâm niệm số 7
- Nội dung điều tâm niệm số 7: Việt Võ Đạo Sinh sống trong sạch, giản dị,
trung thực và cao thượng.
- Phân tích ý nghĩa điều tâm niệm số 7:
+ Nói về tâm nguyện sống của Việt Võ Đạo Sinh. Ðó là sống trong sạch,
giản dị trung thực và cao thượng.
+ Sống trong sạch của Viêt Võ Đạo Sinh: là giử gìn bản thân mình cho trong
sạch, không làm những gì trái với lương tâm đạo đức của con người như:
không gian tham, không trộm cấp, không nói nối, không hại những người
khác, không cướp của, giết người… Nói chung là không làm những việc xấu xa tội lỗi.
+ Giản dị: không đua đòi, sống phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của bản thân
và xả hội. Có điều kiện thì hưởng những tiện nghi tốt đẹp, không có điều kiện
thì không đòi hỏi, hạch sách gây phiền toái khó chịu cho mọi người.
+ Trung thực: Trung thực với môn phái, với người trên, và với cả mọi nguời
nữa. Nhưng trung thực không có nghĩa là không biết tới sự gian trá, nhưng tự
thắng mình để không bị nhiễm tính gian trá.
+ Cao thượng: là vượt hẳn lên trên những cái tầm thường, nhỏ nhen về phẩm
chất tinh thần, là công phu hàm dưỡng lâu dài. Thái độ bất chợt nhường nhịn
tha thứ cho người chỉ là tính khí bốc đồng, không định hướng chứ không phải là cao thượng.
- Ứng dụng thực tế điều tâm niệm số 7
Việt Võ Ðạo Sinh là những người dũng mãnh, thực tế, nên việc làm thể hiện
những đức tính đó có tính cách tích cực, ngang nhiên và linh hoạt. Phỉa luôn
luôn giữ gìn và hoàn thiện bản thân, thẳng thắn và lạc quan, không để tâm
đến những vấn đề tiêu cực xung quanh.
8. Điều tâm niệm số 8
- Nội dung điều tâm niệm số 8:
Việt Võ Đạo Sinh kiện toàn một ý chí đanh
thép để thắng phục cường quyền và baọ lực.
- Phân tích ý nghĩa điều tâm niệm số 8: nói về ý chí của Việt Võ Đạo Sinh
là phải rèn luyện cho bản thân một ý chí đanh thép, bằng cách luôn luôn
đương đầu với mọi thử thách gian nguy và thắng phục cường quyền bạo lực.
+ Muốn kiện toàn ý chí đanh thép Việt Võ Đạo sinh phải: Nghiên cứu kỹ
lưởng công việc trước khi nhận lời hay quyết định làm một công việc gì. Phải
nhìn thấy được khả năng của mình, và đoán biết được kết qủa của sự việc
mình muốn làm, số lượng thành công là bao nhiêu phần trăm? Khi đã bắt tay
vào việc làm rồi phải lập kế hoạch và trù liệu những việc thuận lợi hay nghịch
sẽ xảy ra phải có những dự trù để điền khuyết vào những thiếu sót…
Khi đã bắt tay vào việc làm thì phải tin tưởng vào chính ta, chính khả năng
của mình, hảy luôn giữ vững mục đích, đừng bao giờ lung lay trước những
dèm pha hay đã phá của những kẻ đồi nghịch với mục đích phá hoại .. đã bắt
tay vào làm việc là phải làm hết sức mình, làm một cách hăng say, nhiệt tình
và cương quyết để đạt đến thành công. Muốn như vậy thì người việt Võ Đạo
sinh phải kiện toàn cho mình một ý chí vững mạnh và đanh thép.
+
Khi đã có tâm nguyện sống, Việt Võ Ðạo Sinh còn phải rèn luyện ý chí,
Người xưa thường phân ý chí ra là 3 loại, với lối diễn tả gợi hình:
a. Loại ý chí lau sậy: Tức là loại ý chí dễ ngả nghiêng, hay thay đổi, gió chiều
nào ngã theo chiều ấy, dễ bẻ, dễ gẫy, không có chủ định gì cả. Người có ý chí
nầy thường hay bị lung lay, không bao giờ nhất định vào một việc gì cả, cứ
thích nghe theo hoặc chay theo người khác. Người có ý chí nầy thường là
người không quyết tâm và không bao giờ trung thành, thường hay thay đổi và thấy ai mạnh thì chạy theo .
Người Việt Võ Đạo Sinh không nên trui rèn ý chí nầy và cũng không nên sử
dụng những người có ý chí nầy, vì khi chúng ta gặp nguy nan hoặc nghèo
khổ, nhưng người nầy sẽ bỏ chúng ta một cách không thương tiếc để chạy
theo những người khác mạnh hơn, hoặc giàu có hơn ta…
b. Loại ý chí gỗ mục, củi cùng: Khá hơn một chút, vì có đôi chút công dụng
trước khi bị mục hẳn hay cùn hẳn. Nhưng khi đã mục hẳn, cùn hẳn rồi thì lúc
đó còn là những vật đáng bỏ và chờ đợi sự mai một. Người có ý chí nầy chỉ
làm việc ngắn hạn không tồn tại lâu dài, có khi làm việc theo ý thích - tùy hứng - vui chơi… không bền bỉ.
Người có ý chì này cũng rất khó đạt thành công, vì không có độ bền,một chút
nguy nan đã chùng bước, không theo đuổi đến mục đích cuối cùng và thường
hay bỏ cuộc giữa chừng, nếu họp tác làm việc với những người có loại ý chí
nầy rất dễ đem lại thất bại…
c. Loại ý chí đanh thép: Tức loại ý chí vững vàng nhất. Thép là vật liệu phổ
thông, nên ai nấy đều hiểu rõ công dụng của nó là vững vàng, chắc chắn. Ý
chí của những người đại trượng phu, những bậc anh hùng: để lâu ngày có thể
bị rỉ sét, nhưng thể bẻ gẫy được. Đây là ý chí vững chắc không có gì lay
chuyển nổi ý định người nầy khi họ quyết tâm làm thì phải làm cho bằng
được và phải đạt đến thành công.
- Ứng dụng thực tế điều tâm niệm số 8
+ Là Việt Võ Ðạo Sinh, tất nhiên chúng ta phải tự rèn dũa, tôi luyện lấy
một ý chí đanh thép. Hơn thế nữa, chúng ta phải kiện toàn ý chí đanh thép ấy,
để ý chí chúng ta luôn luôn ngời sáng không bị rỉ sét.
Nếu chúng ta đã quyết tâm làm thì trở ngại nào cũng phải hoàn thành và khó
khăn nào cũng phãi vượt qua, không bao giờ sờn chí trước những nguy nan, là
người Việt võ Đạo Sinh chúng ta không bao giờ sợ những cường quyền và bạo
lực, phải tin tưởng tuyệt đối là Chính Nghĩa sẽ thắng và gian tà sẽ bị tiêu diệt,
nếu phải hy sinh mạng sống, ta cũng sẽ luôn luôn sẳn sàng hy sinh vì chính
nghĩa để lưu danh muôn thưỡ.
+ Trước khi quyết định, cần thâu lượm, cân nhắc kỹ càng các sự kiện và
dữ kiện. Khi bắt tay vào việc rồi, thì không đắn đo nữa, phải thực hiện kỳ được,
với tất cả sở năng, mau lẹ và kiên quyết. Ðã có ý chí là phải hành động. Có hành
động được mới chứng tỏ được ý chí và long quyết tâm.
9. Điều tâm niệm số 9
- Nội dung điều tâm niệm số 9: Việt Võ Đạo sinh Sáng suốt nhận định, bền
gan tranh đấu, tháo vát hành động.
- Phân tích ý nghĩa điều tâm niệm số 9
Ðiều tâm niệm thứ chín nói về nếp suy cảm, nghị lực và tính thực thế của
Việt Võ Đạo Sinh, đó là phải sáng suốt khi nhận định, bền gan khi tranh đấu
và tháo vát khi hành động.
+ Nếp Suy Cảm, Nghị Lực, Và Tính Thực Tế
Chúng ta cần sáng suốt nhận định để phân biệt phải trái, đúng sai, tình lý, bề
mặt, bề trái, các khúc mắc của sự việc, ngõ hầu sử sự cho hợp thời, đúng lúc,
tránh được hậu quả tai hại. Rèn luyện tính tháo vát chủ động, thông minh,
sáng tạo, thích ứng với mọi hoàn cảnh, hợp tình, hợp lý với mọi trường hợp.
Sau đó bền gan tranh đấu trong mọi hoàn cảnh. Thực tế trong hành động. + Tháo vát hành động:
Hành động tháo vát là hành động chủ động, thông minh, sáng tạo, thích ứng
với mọi hoàn cảnh, hợp tình, hợp lý với mọi trường hợp. Người tháo vát hành
động là yêu người, thương người, hợp tác với người không ỷ lại, dựa dẩm vào
người, luôn luôn ứng phó với nghịch cảnh, nhưng không gian trá, kêu căng,
khinh địch, lạc quan hoặc bi quan quá trớn.
Khi đã nhận làm một việc gì thì chúng ta phải đặt kế hoạch ngắn hạn, dài
hạn… suy xét đường đi đích tới cẩn thận, phải nghỉ đến những kết quả, dự trù
những thất bại hoặc là bị hư hại để kịp thời cứu chữa…
- Ứng dụng thực tế điều tâm niệm số 9: Việt Võ Đạo Sinh cần sáng
suốt nhận định để phân biệt phải trái, đúng sai, tình lý, bề mặt, bề trái, các khúc
mắc của sự việc, ngõ hầu sử sự cho hợp thời, đúng lúc, tránh được hậu quả tai
hại. Khi chúng ta nghe báo cáo về một sự việc gì, chúng ta cần phải kiểm chứng
lại sự việc đó có đúng không? Phải có bằng chứng cụ thể mới nhận định và
phán quyết, đôi khi vẫn có những sai lầm vì có nhiều người cứ nghe tin đồn rồi
truyền miệng nhau nghe nhiiều người nói rồi dễ bị lung lay xiêu lòng.
10. Điều tâm niệm số 10
- Nội dung điều tâm niệm số 10: Việt võ đạo sinh tự tín, tự thắng, khiêm
cung, độ lượng, luôn luôn tự kiểm để tiến bộ.
- Phân tích ý nghĩa điều tâm niệm số 10:
Nói về đức sống và tinh thần cầu tiến của Việt võ đạo sinh. Ðối với bản thân,
Việt Võ Đạo Sinh phải tự tin, tự thắng, luôn luôn tự kiểm để tiến bộ. Ðối với
người phải khiêm cung và độ lượng.
+ Tin ở năng lực, phẩm chất đạo đức và ý chí của bản thân, biết phát huy cái
tốt đẹp của bản thân để tiến bộ.
+Tự thắng nghĩa là thắng mình. Tất nhiên, không phải là thắng những gì tốt
đẹp của mình: mà là thắng những thói hư tật xấu, những vị kỷ yếu đuối trong con người của mình.
+Khiêm cung tức khiêm nhường, cung kính với người trên, hay người cao
tuổi hơn mình. Ðức tính khiêm cung sẽ làm chúng ta mỗi ngày được nhiều người cảm mến hơn.
+Độ lượng tức đức độ, rộng lượng với người dưới, hay người nhỏ tuổi hơn mình.
- Ứng dụng thực tế điều tâm niệm số 10:
Là một võ sinh em ý thức rằng phải tự kiện toàn bằng 4 đức tính: Tự tin, tự
thắng, khiêm cung, độ lượng. Phải tin ở mình, tức phải tin những gì tốt đẹp
nhất mà mình có, như ý chí, đạo đức, danh dự, niềm tin, khả năng võ thuật.
Thắng những thói hư tật xấu, những vị kỷ yếu đuối trong con người của
mình. Tránh huyênh hoang, tự đắc, khoe khoang với mọi người; đối với
người lớn tuổi hơn ta, lúc nào ta cũng phải lễ phép và kính trọng, ta có tôn
trọng người, thì người sẽ tôn trọng ta. Ngoài ra, phải luôn độ lượng với người
dưới, người nhỏ tuổi hơn mình, không được để cái tôi quá cao, và phải kiểm
soát được cơn giận dữ của chính mình thì mới có thể đưa ra những nhận định
sáng suốt nhất mà không làm bất kì ai bị tổn thương.