Phân tích bài thơ Ánh trăng | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Phân tích bài thơ Ánh trăng | Đại học Sư Phạm Hà Nội  với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.

Môn:
Trường:

Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu

Thông tin:
5 trang 8 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích bài thơ Ánh trăng | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Phân tích bài thơ Ánh trăng | Đại học Sư Phạm Hà Nội  với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.

45 23 lượt tải Tải xuống
Phân tích bài thơ Ánh trăng
Bài làm:
Hình ảnh ánh trăng trong thế giới văn học xưa nay chính là cảm hứng muôn đời,
tựa như dòng suối trong trẻo, đẹp đẽ, chảy dài đến vô tận, lay động con người
bằng những gì quý giá, tinh túy nhất. Nếu trong thơ Bác, vầng trăng lãng mạn
đến diệu kì, kéo con người trong tù ngục giam cầm ra hòa tâm hồn thi nhân với
bầu trời đêm cùng ánh trăng vàng treo trên cao, thì trong bài thơ ‘Ánh trăng’
của Nguyễn Duy, trăng đại diện cho những năm tháng xưa cũ, những ký ức
chiến tranh đổ nát đã dần phai nhòa trong ký ức những người lính thời chiến.
Sáu khổ thơ với phong cách thơ tự do nhưng ẩn trong đó là những ý nghĩa sâu
sắc, những gợi tưởng xao xuyến trái tim người đọc ấy được hoàn chỉnh thành
bài thơ ‘Ánh trăng’ năm 1978. Trong bối cảnh ba năm sau khi miền Nam hoàn
toàn thống nhất, màu đỏ sao vàng của độc lập Tổ quốc, của chiến thắng ba miền
tràn về mọi ngóc ngách của dải đất hình chữ S, mọi thứ đã dần thay đổi. Cuộc
sống người dân cải thiện, từ nông thôn bước ra thành phố lớn, bước tới đô thị
phồn hoa từ trong chiến trường máu đổ, bụi bay. Nhân vật trữ tình trong bài thơ
chính là người lính sống sót sau những cuộc đấu tranh khốc liệt dành chiến
thắng cho nước nhà cũng như tàn phá, đổ vỡ gây ra do thế lực xâm lược ngoại
quốc. Người lính ấy mang một trái tim yêu nước, yêu Tổ quốc, yêu độc lập hòa
bình mãnh liệt, lý tưởng sống cao cả, sẵn sàng dành trọn cả tuổi xuân, cuộc đời
tươi sáng của mình để đi theo con đường lý trí cách mạng. Người lính ấy đã
không quản bất cứ điều gì, sẵn sàng hy sinh bản thân mình, tiếp tục vươn mình
chiến đấu vì niềm tin một ngày không xa, nhân dân cả nước sẽ được hòa bình,
công lao cũng như mồ hôi công sức của anh sẽ đâu đó thăm thẳm khắc sâu lên
trời xanh bất tử. Người lính ấy, vượt qua bom đạn kẻ thù, đánh bại quả lựu đạn
chết người, chiến thắng bản thân mình, chiến thắng quân xâm lược vốn đã phai
mờ nhân tính. Người lính ấy, mang tâm hồn dũng cảm, bất khuất của một chiến
sĩ, hòa lẫn với trái tim lãng mạn, nồng nàn tình yêu của một thi nhân cách mạng.
Người lính ấy chứng kiến bao sự đổi thay của đất nước, từ thời bình cho đến khi
máy bay kẻ thù xé nát màu xanh trong trẻo của cuộc đời, chứng kiến bao đồng
đội của mình phải phục thù, đổ máu và ngã xuống, vĩnh viễn không quay trở về,
chứng kiến bao sự thiếu thốn, khó khăn trong những ngày chiến tranh, và rồi
được tận mắt, tận tim, hưởng thụ cái tự hào, cái ngọn lửa cháy bỏng tình yêu
thiêu đốt trái tim mình, cái mãn nguyện tột cùng, cái nhẹ nhõm mà quý giá,
trong ngày toàn dân ăn mừng Tổ quốc độc lập. Nhưng có lẽ, người lính ấy, vì lo
bù đắp những ngày tháng xưa cũ khổ sở, bù đắp một tâm hồn vốn đã chai lì vì
bom đạn từ lâu, mà lãng quên đi những giá trị thực của sinh mệnh mình, những
gì đã cùng mình trải qua những ngày lằn ranh sinh - tử chưa bao giờ mong manh
hơn thế nữa, vô tình xếp lại một tia sáng rọi đêm thâu, một bóng hình thấp
thoáng thắp sáng khu rừng đêm cùng đồng đội chờ giặc tới, một món quà thiên
nhiên ban tặng tới cho nhân loại, trong một góc nào đó sâu thẳm trong ký ức.
“ Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ ”
Mở đầu bài thơ là những câu chữ gợi nhớ về những ngày được sống trong thiên
nhiên bao la, có đồng, có sông, có bể, có rừng, có ánh trăng. Tuổi thơ với màu
xanh mát rượi, thân yêu ấy, tưởng chừng như kéo dài mãi mãi. Đến tuổi trưởng
thành chọn đi theo con đường làm lính phục vụ quê hương, ban ngày đứng giữa
chiến trường, ban đêm về với chiến khu, về với đồng đội, cùng đồng đội nghỉ
ngơi, cùng đồng đội đi gác, cùng sẻ chia cay đắng ngọt bùi, thiếu thốn, khó
khăn, những lúc có chút đỉnh cũng không quên nhau, sẻ chia nhau cả mảnh
trăng vàng treo lơ lửng trên đầu trong một đêm vác súng đi tuần, sương giá bao
quanh khu rừng, như những người đồng đội trong bài thơ “Đồng chí”
“ Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa ”
Nối tiếp những cảm xúc hoài niệm về vầng trăng trong quá khứ, về những điều
con người tưởng chừng như đã vụt mất nhưng thật ra vẫn hiển hiện bên cạnh, là
khổ thơ thứ hai tưởng niệm chuỗi tuổi thơ gắn bó với thiên nhiên cây cỏ. Thuở
nhỏ, ngôi nhà đơn sơ, cảnh tượng thiên nhiên sum vầy gần gũi, là cây là cỏ là lá
xanh là chân trời xa vời là ánh trăng vàng tối đêm rằm, những gì quý giá nhất
đối với một đứa trẻ con của xã hội cũ. Bất chấp khó khăn nghịch cảnh của gia
đình, bao nhiêu thiếu thốn, bụng chưa chắc đã đủ no, quần áo chưa chắc đã đủ
mặc, nhưng những thổn thức khi đối diện với tinh túy tạo hóa mẹ thiên nhiên
ban tặng, hồn lãng mạn đã trỗi dậy từ rất sớm, để lại dòng chảy xúc động ào ạt
chạm đến mọi ngóc ngách của trái tim. Lâu dần cũng thành quen, thân thiết với
thiên nhiên quá nhiều, đi đâu cũng được vầng trăng dõi theo, soi đường, chỉ lối,
suy nghĩ con người mặc nhiên cho rằng những điều tuyệt đẹp ấy hiển nhiên
không bao giờ rời đi, khỏi tầm mắt, khỏi ngày dài tháng rộng sau này, và khỏi
tâm trí muôn vàn kí ức của một sinh mệnh. Người lính ngày ấy cứ ngỡ những ân
tình, những sự gắn bó keo sơn, mật thiết, những lũy thành tình yêu mến được
xây đắp từ bao lâu, từ những ngày còn ấu thơ khi chưa biết yêu là gì, chưa biết
cảm xúc ra sao, sẽ tồn tại mãi trong tim mình, trong ký ức mình. Để đôi lúc lôi
ra ngắm lại, những xúc cảm tình nghĩa con người vẫn nguyên vẹn như lúc đầu.
Nhưng dần dần, có lẽ vầng trăng dù chẳng đi đâu hết, nhưng buộc phải trôi dần
về quá khứ trong tâm hồn của một lính sĩ yêu nước đến da diết, yêu thiên nhiên
đến tận cùng.
“ Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường ”
Vĩnh biệt chiến trường ngập máu và đau thương, cùng những chiến công oai
phong lẫm liệt, những tháng ngày bị vắt cạn sức lực đến tận cùng, những
khoảnh khắc đồng hành cùng những người đồng chí, đồng đội vượt qua bệnh
tật, khó khăn, thiếu thốn, vượt qua cái giá rét đêm mùa đông, vượt qua bom đạn
kẻ thù, vượt qua nghịch cảnh khôn cùng để dành đỉnh cao của sự hy sinh cho
tương lai tươi đẹp hơn, tương lai hòa bình của toàn dân tộc, người lính ấy mang
theo trái tim sắt đá, lòng kiên định vốn có cùng cơ thể chai sạn vì vết thương, về
với đô thị phồn hoa, đến với thế giới mới, cảm nhận sự chuyển mình ngoạn mục
của đất nước sau hàng nghìn năm lịch sử chống chọi với lưới hiểm sinh tử của
kẻ thù xâm lược. Bước một bước vào thế giới hiện đại, làm quen với đèn điện
tử, với cửa gương chói lòa, để trau chuốt bản thân sau những tháng ngày lấm
lem vùi mình trong bão bụi chiến trường. Một con người vốn quen với những gì
đơn sơ, giản dị nhất, cũng dần thay đổi, để phù hợp với thời đại mới đã đến, với
sự hóa thành hiện thực kì diệu của những ước mơ cao cả nhân loại mở lối tìm
kiếm bao lâu nay. Nhưng khi đã vô tình yêu thương những điều tuyệt vời mới,
thường con người ta sẽ chóng quên đi những đẹp đẽ xưa cũ. Ngày xưa vầng
trăng là cả tuổi thơ, là những ngày rong chơi vô lo vô nghĩ, là tự do hưởng thụ
dẫu cuộc đời khó khăn, là những gì quý giá nhất, là trái tim, là tâm hồn, là niềm
vui, là đồng đội sát cánh ở bên, là tất cả trong đêm đi tuần lạnh lẽo. Bây giờ
vầng trăng lặng lẽ treo mình, trôi trên bầu trời đêm cao thẳm, lơ lửng chuyển
mình ngang qua ngõ có đèn điện thắp sáng cả con đường, chẳng còn ai để ý,
chẳng còn ai bận tâm. “như người dưng qua đường” - phải chăng ánh trăng ấy
chính là một người dưng mà nhân vật trữ tình ấy ngày nào cũng gặp? Ánh trăng
vốn dĩ chưa bao giờ đi đâu cả. Ánh trăng theo dõi con người mỗi bước đi, bước
về. Trong đêm tối, ánh trăng tỏa sáng cả một bầu trời xanh thẳm, chiếu sáng cho
nhân loại. Nhưng do đâu mà ánh trăng từng là một người bạn tâm giao, thân
thiết như vậy, là vẻ đẹp trăng sao hòa với tâm hồn thi - chiến sĩ, bây giờ cạn
kiệt, để rồi hóa “người dưng qua đường”.
“ Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn ”
Rồi khi những hiện đại thành thị cũng bỏ rơi con người mà đi mất, con người
mới ‘đột ngột’ nhớ đến những giá trị thực chưa bao giờ lãng quên cuộc đời nhân
loại. Như khi ánh đèn điện tử theo thời đại mới cũng mất, con người mới hoàn
hồn nhận ra để mở tung cửa sổ, đón nhận những tia sáng của thiên nhiên. Phải
chăng lúc này dòng chảy ký ức mới nóng hổi về lại trong tim? Một vầng trăng
tròn lơ lửng, bất diệt – mà cớ gì một con người từng xem là ‘người dưng qua
đường’ nay lại chợt vô thức tìm đến trong đêm thành phố tắt đèn.
“ Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng, là bể
như là sông, là rừng ”
Quả đúng là vậy. Trong một chốc đối diện với bóng hình tưởng đã vô tình lãng
quên từ lâu, con người ta mới chợt động lòng trắc ẩn.Và sâu trong ký ức lại
thoáng hiện về hình ảnh là đồng xanh, là bể mát, là sông sâu, là rừng bao la, là
thiên nhiên thương mến, là tất cả những tài sản quý giá nhất, những giá trị thực
tiễn theo con người đi hết cuộc đời, tồn tại với nhân loại đến vô tận. Phút chốc
đôi mắt muốn rưng rưng giọt lệ, thắc mắc rằng phải đâu lúc ấy con người mới tự
trách bản thân mình quá vô tâm, quá tệ bạc với ánh trăng tri kỉ muôn thuở tình
nghĩa của đời mình.
« Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình »
Ánh trăng nào nỡ đổ lỗi trách tại con người ? Dù con người có bao lần phạm lỗi,
có lãng quên đi bao ân tình, bao thương mến, mật thiết giữa con người với
trăng, ánh trăng vẫn luôn hiền từ như lòng mẹ, vẫn luôn sáng hơn ánh đèn điện
mới hiện đại nhất, vẫn luôn ngọt ngào, dịu dàng như cái ôm nồng ấm đến từ mẹ
thiên nhiên.
| 1/5

Preview text:

Phân tích bài thơ “ Ánh trăng ” Bài làm:
Hình ảnh ánh trăng trong thế giới văn học xưa nay chính là cảm hứng muôn đời,
tựa như dòng suối trong trẻo, đẹp đẽ, chảy dài đến vô tận, lay động con người
bằng những gì quý giá, tinh túy nhất. Nếu trong thơ Bác, vầng trăng lãng mạn
đến diệu kì, kéo con người trong tù ngục giam cầm ra hòa tâm hồn thi nhân với
bầu trời đêm cùng ánh trăng vàng treo trên cao, thì trong bài thơ ‘Ánh trăng’
của Nguyễn Duy, trăng đại diện cho những năm tháng xưa cũ, những ký ức
chiến tranh đổ nát đã dần phai nhòa trong ký ức những người lính thời chiến.
Sáu khổ thơ với phong cách thơ tự do nhưng ẩn trong đó là những ý nghĩa sâu
sắc, những gợi tưởng xao xuyến trái tim người đọc ấy được hoàn chỉnh thành
bài thơ ‘Ánh trăng’ năm 1978. Trong bối cảnh ba năm sau khi miền Nam hoàn
toàn thống nhất, màu đỏ sao vàng của độc lập Tổ quốc, của chiến thắng ba miền
tràn về mọi ngóc ngách của dải đất hình chữ S, mọi thứ đã dần thay đổi. Cuộc
sống người dân cải thiện, từ nông thôn bước ra thành phố lớn, bước tới đô thị
phồn hoa từ trong chiến trường máu đổ, bụi bay. Nhân vật trữ tình trong bài thơ
chính là người lính sống sót sau những cuộc đấu tranh khốc liệt dành chiến
thắng cho nước nhà cũng như tàn phá, đổ vỡ gây ra do thế lực xâm lược ngoại
quốc. Người lính ấy mang một trái tim yêu nước, yêu Tổ quốc, yêu độc lập hòa
bình mãnh liệt, lý tưởng sống cao cả, sẵn sàng dành trọn cả tuổi xuân, cuộc đời
tươi sáng của mình để đi theo con đường lý trí cách mạng. Người lính ấy đã
không quản bất cứ điều gì, sẵn sàng hy sinh bản thân mình, tiếp tục vươn mình
chiến đấu vì niềm tin một ngày không xa, nhân dân cả nước sẽ được hòa bình,
công lao cũng như mồ hôi công sức của anh sẽ đâu đó thăm thẳm khắc sâu lên
trời xanh bất tử. Người lính ấy, vượt qua bom đạn kẻ thù, đánh bại quả lựu đạn
chết người, chiến thắng bản thân mình, chiến thắng quân xâm lược vốn đã phai
mờ nhân tính. Người lính ấy, mang tâm hồn dũng cảm, bất khuất của một chiến
sĩ, hòa lẫn với trái tim lãng mạn, nồng nàn tình yêu của một thi nhân cách mạng.
Người lính ấy chứng kiến bao sự đổi thay của đất nước, từ thời bình cho đến khi
máy bay kẻ thù xé nát màu xanh trong trẻo của cuộc đời, chứng kiến bao đồng
đội của mình phải phục thù, đổ máu và ngã xuống, vĩnh viễn không quay trở về,
chứng kiến bao sự thiếu thốn, khó khăn trong những ngày chiến tranh, và rồi
được tận mắt, tận tim, hưởng thụ cái tự hào, cái ngọn lửa cháy bỏng tình yêu
thiêu đốt trái tim mình, cái mãn nguyện tột cùng, cái nhẹ nhõm mà quý giá,
trong ngày toàn dân ăn mừng Tổ quốc độc lập. Nhưng có lẽ, người lính ấy, vì lo
bù đắp những ngày tháng xưa cũ khổ sở, bù đắp một tâm hồn vốn đã chai lì vì
bom đạn từ lâu, mà lãng quên đi những giá trị thực của sinh mệnh mình, những
gì đã cùng mình trải qua những ngày lằn ranh sinh - tử chưa bao giờ mong manh
hơn thế nữa, vô tình xếp lại một tia sáng rọi đêm thâu, một bóng hình thấp
thoáng thắp sáng khu rừng đêm cùng đồng đội chờ giặc tới, một món quà thiên
nhiên ban tặng tới cho nhân loại, trong một góc nào đó sâu thẳm trong ký ức.
“ Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ ”
Mở đầu bài thơ là những câu chữ gợi nhớ về những ngày được sống trong thiên
nhiên bao la, có đồng, có sông, có bể, có rừng, có ánh trăng. Tuổi thơ với màu
xanh mát rượi, thân yêu ấy, tưởng chừng như kéo dài mãi mãi. Đến tuổi trưởng
thành chọn đi theo con đường làm lính phục vụ quê hương, ban ngày đứng giữa
chiến trường, ban đêm về với chiến khu, về với đồng đội, cùng đồng đội nghỉ
ngơi, cùng đồng đội đi gác, cùng sẻ chia cay đắng ngọt bùi, thiếu thốn, khó
khăn, những lúc có chút đỉnh cũng không quên nhau, sẻ chia nhau cả mảnh
trăng vàng treo lơ lửng trên đầu trong một đêm vác súng đi tuần, sương giá bao
quanh khu rừng, như những người đồng đội trong bài thơ “Đồng chí”
“ Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa ”
Nối tiếp những cảm xúc hoài niệm về vầng trăng trong quá khứ, về những điều
con người tưởng chừng như đã vụt mất nhưng thật ra vẫn hiển hiện bên cạnh, là
khổ thơ thứ hai tưởng niệm chuỗi tuổi thơ gắn bó với thiên nhiên cây cỏ. Thuở
nhỏ, ngôi nhà đơn sơ, cảnh tượng thiên nhiên sum vầy gần gũi, là cây là cỏ là lá
xanh là chân trời xa vời là ánh trăng vàng tối đêm rằm, những gì quý giá nhất
đối với một đứa trẻ con của xã hội cũ. Bất chấp khó khăn nghịch cảnh của gia
đình, bao nhiêu thiếu thốn, bụng chưa chắc đã đủ no, quần áo chưa chắc đã đủ
mặc, nhưng những thổn thức khi đối diện với tinh túy tạo hóa mẹ thiên nhiên
ban tặng, hồn lãng mạn đã trỗi dậy từ rất sớm, để lại dòng chảy xúc động ào ạt
chạm đến mọi ngóc ngách của trái tim. Lâu dần cũng thành quen, thân thiết với
thiên nhiên quá nhiều, đi đâu cũng được vầng trăng dõi theo, soi đường, chỉ lối,
suy nghĩ con người mặc nhiên cho rằng những điều tuyệt đẹp ấy hiển nhiên
không bao giờ rời đi, khỏi tầm mắt, khỏi ngày dài tháng rộng sau này, và khỏi
tâm trí muôn vàn kí ức của một sinh mệnh. Người lính ngày ấy cứ ngỡ những ân
tình, những sự gắn bó keo sơn, mật thiết, những lũy thành tình yêu mến được
xây đắp từ bao lâu, từ những ngày còn ấu thơ khi chưa biết yêu là gì, chưa biết
cảm xúc ra sao, sẽ tồn tại mãi trong tim mình, trong ký ức mình. Để đôi lúc lôi
ra ngắm lại, những xúc cảm tình nghĩa con người vẫn nguyên vẹn như lúc đầu.
Nhưng dần dần, có lẽ vầng trăng dù chẳng đi đâu hết, nhưng buộc phải trôi dần
về quá khứ trong tâm hồn của một lính sĩ yêu nước đến da diết, yêu thiên nhiên đến tận cùng.
“ Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường ”
Vĩnh biệt chiến trường ngập máu và đau thương, cùng những chiến công oai
phong lẫm liệt, những tháng ngày bị vắt cạn sức lực đến tận cùng, những
khoảnh khắc đồng hành cùng những người đồng chí, đồng đội vượt qua bệnh
tật, khó khăn, thiếu thốn, vượt qua cái giá rét đêm mùa đông, vượt qua bom đạn
kẻ thù, vượt qua nghịch cảnh khôn cùng để dành đỉnh cao của sự hy sinh cho
tương lai tươi đẹp hơn, tương lai hòa bình của toàn dân tộc, người lính ấy mang
theo trái tim sắt đá, lòng kiên định vốn có cùng cơ thể chai sạn vì vết thương, về
với đô thị phồn hoa, đến với thế giới mới, cảm nhận sự chuyển mình ngoạn mục
của đất nước sau hàng nghìn năm lịch sử chống chọi với lưới hiểm sinh tử của
kẻ thù xâm lược. Bước một bước vào thế giới hiện đại, làm quen với đèn điện
tử, với cửa gương chói lòa, để trau chuốt bản thân sau những tháng ngày lấm
lem vùi mình trong bão bụi chiến trường. Một con người vốn quen với những gì
đơn sơ, giản dị nhất, cũng dần thay đổi, để phù hợp với thời đại mới đã đến, với
sự hóa thành hiện thực kì diệu của những ước mơ cao cả nhân loại mở lối tìm
kiếm bao lâu nay. Nhưng khi đã vô tình yêu thương những điều tuyệt vời mới,
thường con người ta sẽ chóng quên đi những đẹp đẽ xưa cũ. Ngày xưa vầng
trăng là cả tuổi thơ, là những ngày rong chơi vô lo vô nghĩ, là tự do hưởng thụ
dẫu cuộc đời khó khăn, là những gì quý giá nhất, là trái tim, là tâm hồn, là niềm
vui, là đồng đội sát cánh ở bên, là tất cả trong đêm đi tuần lạnh lẽo. Bây giờ
vầng trăng lặng lẽ treo mình, trôi trên bầu trời đêm cao thẳm, lơ lửng chuyển
mình ngang qua ngõ có đèn điện thắp sáng cả con đường, chẳng còn ai để ý,
chẳng còn ai bận tâm. “như người dưng qua đường” - phải chăng ánh trăng ấy
chính là một người dưng mà nhân vật trữ tình ấy ngày nào cũng gặp? Ánh trăng
vốn dĩ chưa bao giờ đi đâu cả. Ánh trăng theo dõi con người mỗi bước đi, bước
về. Trong đêm tối, ánh trăng tỏa sáng cả một bầu trời xanh thẳm, chiếu sáng cho
nhân loại. Nhưng do đâu mà ánh trăng từng là một người bạn tâm giao, thân
thiết như vậy, là vẻ đẹp trăng sao hòa với tâm hồn thi - chiến sĩ, bây giờ cạn
kiệt, để rồi hóa “người dưng qua đường”.
“ Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn ”
Rồi khi những hiện đại thành thị cũng bỏ rơi con người mà đi mất, con người
mới ‘đột ngột’ nhớ đến những giá trị thực chưa bao giờ lãng quên cuộc đời nhân
loại. Như khi ánh đèn điện tử theo thời đại mới cũng mất, con người mới hoàn
hồn nhận ra để mở tung cửa sổ, đón nhận những tia sáng của thiên nhiên. Phải
chăng lúc này dòng chảy ký ức mới nóng hổi về lại trong tim? Một vầng trăng
tròn lơ lửng, bất diệt – mà cớ gì một con người từng xem là ‘người dưng qua
đường’ nay lại chợt vô thức tìm đến trong đêm thành phố tắt đèn.
“ Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng, là bể như là sông, là rừng ”
Quả đúng là vậy. Trong một chốc đối diện với bóng hình tưởng đã vô tình lãng
quên từ lâu, con người ta mới chợt động lòng trắc ẩn.Và sâu trong ký ức lại
thoáng hiện về hình ảnh là đồng xanh, là bể mát, là sông sâu, là rừng bao la, là
thiên nhiên thương mến, là tất cả những tài sản quý giá nhất, những giá trị thực
tiễn theo con người đi hết cuộc đời, tồn tại với nhân loại đến vô tận. Phút chốc
đôi mắt muốn rưng rưng giọt lệ, thắc mắc rằng phải đâu lúc ấy con người mới tự
trách bản thân mình quá vô tâm, quá tệ bạc với ánh trăng tri kỉ muôn thuở tình nghĩa của đời mình.
« Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình »
Ánh trăng nào nỡ đổ lỗi trách tại con người ? Dù con người có bao lần phạm lỗi,
có lãng quên đi bao ân tình, bao thương mến, mật thiết giữa con người với
trăng, ánh trăng vẫn luôn hiền từ như lòng mẹ, vẫn luôn sáng hơn ánh đèn điện
mới hiện đại nhất, vẫn luôn ngọt ngào, dịu dàng như cái ôm nồng ấm đến từ mẹ thiên nhiên.