Phân tích bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương (Dàn ý + 2 Mẫu) Ngữ Văn 8 | Cánh diều

Phân tích bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương (Dàn ý + 2 Mẫu) Ngữ Văn 8 | Cánh diều. Tài liệu được biên soạn và tổng hợp các kiến thức chọn lọc hay nhất giúp cho các bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời các bạn đón xem!

Dàn ý phân tích Mời trầu
a, Mở bài
Giới thiệu khái quát về tác giả, đôi nét về tác phẩm
b, Thân bài
- Ý nghĩa nhan đề “Mời trầu”.
- Hình ảnh miếng trầu quả cau nhỏ như chính số phận của người phụ nữ trong
hội phong kiến xưa.
- Lời khẳng định bản thân, tuyên bố chủ quyền của thi sĩ.
- Câu nói giao duyên, tự đi tìm hạnh phúc, tự se duyên cho chính mình.
- Nỗi niềm trăn trở, mong mỏi về hạnh phúc lứa đôi.
c, Kết bài
Khẳng định giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của tác phẩm qua những câu thơ bình
dị, giàu tính nhân văn mà nhà thơ Hồ Xuân Hương thổ lộ.
Phân tích bài Mời trầu - Mẫu 1
Hồ Xuân Hương nhà thơ nổi tiếng cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. giai đoạn
lịch sử này, chế độ phong kiến suy tàn đã bộc lộ những hạn chế, bất công. Hồ Xuân
Hương đã gửi gắm vào thơ những suy tư, trăn trở trước hiện thực của hội, trước
thân phận bất hạnh của con người, nhất người phụ nữ. Những tác phẩm thơ Nôm
tiêu biểu của bà thời kì này không thể không kể đến bài thơ “Mời trầu”.
Mời trầu cũng như nhiều bài thơ khác của Hồ Xuân Hương thuộc thể tuyệt cú cổ điển.
Đấy một thể Đường luật thi, một thứ n chương bác học. Nhưng đọc “Mời trầu”
không ai ý nghĩ đây bài thơ Đường du nhập từ Trung Quốc vào qua những nhà
trí thức n học. một cái thật nôm na dân lời thơ hết sức bình dị
giọng điệu mộc mạc.
Hình ảnh miếng trầu đã mang đến cho chúng ta những liên tưởng về miếng trầu truyền
thống gắn liền với những niềm vui như đám cưới, cũng gắn liền với những giá trị
đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam trong sự tích trầu cau. Còn đây thì sao?.
Miếng trầu ấy thể hiện được nỗi lòng Xuân Hương khao khátmột tình yêu thật sự,
một hạnh phúc vợ chồng đời thường êm ấm, nồng đượm.
Trước hết hai câu thơ đầu nhà thơ nói về miếng trầu ấy và chủ nhân làm ra miếng trầu
ấy chính là Xuân Hương:
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi”
Miếng trầu ấy quả cau, trầu. Hai thứ ấy đi liền với nhau để làm nên một
miếng trầu. Hình ảnh những miếng trầu têm xanh ngắt cánh phượng mới đẹp làm sao.
Quả cau thì nho nhỏ gợi lên cái hình ảnh nhỏ của miếng trầu nhưng lại rất đẹp. Sự
nhỏ ấy hay cũng chính là sự nhỏ của thân phận người phụ nữ trong hội xưa.
Miếng trầu hôi không phải mùi hôi do trầu cay nên nói như thế. Hình
ảnh miếng trầu ngàn năm tuổi như thể hiện cho nguyện ước khát khao lứa đôi của
chúa thơ Nôm. Người sở hữu miếng trầu ấy chính nhà thơ. Từ “này” thể hiện
được tiếng mời, tiếng xưng danh của Xuân Hương. Miếng trầu ấy mới quệt xong,
vẫn còn tươi xanh, ngọt bùi lắm. Miếng trầu của Xuân Hương không khác miếng
trầu bình thường khác về hình thức nhưng miếng trầu ấy chất chứa biết bao nhiêu
tâm sự nỗi lòng của người con gái kia. Đó chính miếng trầu của lòng khao khát
hạnh phúc lứa đôi của thi sĩ.
Thế nhưng, sau tấm chân tình gần như bình thản ấy một giọng nói nhẹ nhàng chất
chứa bao cảm xúc, bao nỗi niềm.
“Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi”.
Hồ Xuân Hương đưa ra một câu hỏi vừa đưa ra một yêu cầu. “Có phải duyên nhau thì
thắm lại”. Từ “thắm” sử dụng rất đắt. “Duyên” theo quan niệm dân gian s ràng
buộc lẫn nhau từ kiếp trước đến kiếp y, Hồ Xuân Hương muốn nói đến cái duyên
ấy. Hai câu thơ đầu nói về chuyện ăn trầu, hai câu cuối chuyển sang chuyện duyên số,
chuyện con người vậy ý thơ vẫn liền mạch, không chứng tỏ tài dùng ẩn dụ
của nhà thơ đến mức tuyệt vời. Nhà thơ còn vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong câu
kết làm cho ý thơ thật đặc sắc.
Bài thơ không chỉ đơn giản nói về duyên trầu Hồ Xuân Hương đã nói đến duyên
phận ca con người, của người phụ nữ thời phong kiến. Cái duyên ấy bấp bênh bạc
bẽo như vôi. Như trong một sối khác nhắc nhiều đến duyên phận của người
phụ nữ ‘thân em vừa trắng lại vừa tròn bảy nổi ba chìm với nước non” (Bánh trôi
nước). Qua đó gợi lòng thương cảm tới những con người niềm khát khao hạnh
phúc lứa đôi, một tình yêu son sắt thủy chung.
Với ngôn từ giản dị, giàu ý nghĩa, bài thơ “Mời trầu” như bao quát chuyện tình duyên
lận đận của tác giả. Bà luôn khao khát sống với hạnh phúc lứa đôi. Đó là một tình cảm
thật sự chứ không phải là thứ tình cảm vợ lẽ, chính vì thế mà ta cảm thấy yêu quý hơn
người phụ nữ tài ba ấy.
Phân tích bài thơ Mời trầu
Xuân Diệu, nhà thơ, nhà bình thơ tinh tế đã viết v bài thơ "Mời trầu" của Hồ Xuân
Hương, song chủ yếu nghiêng về bình diện hội học: "Bọn cậu viên, cậu ấm không
thực bụng yêu thương, chỉ định quẩn quanh chim chuột, bọn bạc tình, bọn nhạt nhẽo"
được Xuân Hương lấy cau, lấy trầu ra mời mà thực là mắng khéo hoặc mỉa mai... Cậu
công tử kia lần sau còn đến, và lần này Xuân Hương lại dùng đến trầu cau một cách rõ
ràng hơn, để tống khách đi ngay từ cái phút "miếng trầu làm đầu câu chuyện"
"Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi,
Này của Xuân Hương mới quệt rồi.
Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Đừng xanh như lá, bạc như vôi
Nhưng vấn để không chỉ có thế. Đi sâu khảo sát câu chữ, tín hiệu ngữ nghĩa của từng
dòng thơ, dường như bài thơ tứ tuyệt ngắn gọn ấy lại mở ra khá nhiều phương diện
nghệ thuật sâu lắng phù hợp với phong cách tư duy thơ ca của Hồ Xuân Hương.
Ngay câu thơ mở đầu, đối tượng vận dụng không được nữ tả vẻ đẹp toàn
diện, cũng không phải cái đẹp thông thường, căn bản cảm nhận khía cạnh bất
thường, dị thường. Ở đây, quả cau phải là "nho nhỏ còn miếng trầu thì "hôi". Điều này
có sự chiếu ứng tương hợp với quan niệm cái đẹp và hình thức tư duy nghệ thuật trong
phần lớn các sáng tác của Hồ Xuân Hương. Trong dự cảm sáng tạo của mình, dễ thấy
nữ sĩ thường đồng cảm với những đối tượng tầm thường nhỏ mọn như loại con ốc, cái
quạt, quả mít "xù xì", cái trống "thủng", bánh trôi nước "bảy nổi ba chìm", đồng tiền
"hoẻn"; cho đến những hình ảnh thiên nhiên cũng thô kệch, méo mó, dị, dị thường
đến hết mức, với những đá "ông chồng, chồng", trăng "chín mõm mòm", "dỏ lòm
lom"... Chung quy đó cách hình dung thế giới theo lối Hồ Xuân Hương, sự liên
tưởng ứng hợp giữa mặc cảm về con người nhỏ chủ đề sáng tạo với đối tượng
được mô tả.
Đến câu thơ thứ hai cũng biểu lộ rất phong cách thơ của chúa thơ Nôm, đây,
"đỏ lòm lom"... Chung quy đó là cách hình dung thế giới theo lối Hồ Xuân Hương, sự
liên tưởng ứng hợp giữa mặc cảm về con người nhỏ chủ đề sáng tạo với đối
tượng được mô tả.
Đến câu thơ thứ hai cũng biểu lộ rất phong cách thơ của chúa thơ Nôm, đây,
chỉ từ "này" đi với đại từ sở hữu "của" vừa nghĩa để chỉ quả cau, miếng trầu trên
kia, vừa nghĩa chỉ về một cái đó, một cái nào đó "của" Xuân Hương. Hơn nữa,
cái "này của Xuân Hương" cũng hàm nghĩa chuyển tiếp, phiếm chỉ những trầu, cau
câu trên và nối với động từ "quệt". Ý thơ ở đây khá là lấp lửng: "trầu cau - cái này" và
"cái này - quệt" (quệt vôi hoặc có thể quẹt cái gì đó!). Cách nói ỡm ờ, thanh - tục, tục -
thanh kiểu này vốn rất phổ biến trong thơ Hồ Xuân Hương.
Còn lại hai câu thơ sau vừa mở ra những tuyến cảm xúc trữ tình như khác biệt
thực lại nương tựa, liên hệ hoàn chỉnh lẫn cho nhau. Câu thơ "Có phải duyên nhau thì
thắm lại" chính một lời "mời mọc, khao khát nguyện cầu" cho duyên tình tròn đầy;
còn câu kết "Đừng xanh như lá, bạc như vôi" lại tiếng nói răn đe, cảnh tỉnh, hàm
thêm một nghĩa phê phán khinh bạc: loại người "xanh như lá, bạc như vôi’’ ấy mà.
Câu thành ngữ được sử dụng đây quả là đắc dụng. Điều sâu lắng tế nhịn, khi
nói về sự "phải duyên", nhà thơ đã nói hết lẽ, nói đến điều cái kết quả viên mãn "thắm
lại"; nhưng câu thơ sau, thi nhân chỉ nêu hiện tượng, chỉ đưa ra lời khuyên:
"Đừng...", chứ không đành lòng, không nỡ nói tới tận cùng cái nhân, cái quả như kiểu
câu thơ trên. Một lời khuyên nhủ, cảnh tỉnh xa xôi, kể cũng thật tình tứ giàu lòng
trắc ẩn.
một điều khác nữa - đây mới điểm nút để hiểu cả bài thơ - mối liên hệ
logic sâu xa giữa hai câu thơ sau này với ý tưởng chủ đạo qua câu thơ mở đầu. Dường
như đáy sâu tâm thức sáng tạo, dự cm xót xa về thân phận con người nhỏ đồng
hành với tiếng nói nguyện cầu khát khao hạnh phúc. Trên cái nền của lối thơ, biểu
tượng ỡm hai mặt truyền thống, bài thơ "Mời trầu" chắc hẳn không chỉ gắn với ý
nghĩa phê phán cụ thể nào đó (nếu có), căn bản hơn tiếng lòng thâm trầm sâu
lắng, khát khao hạnh phúc, khát khao giao cảm với đời, khát khao mong chờ tiếng
đồng vọng, hay là chiếc xương sườn thứ bảy còn vô tăm tích nơi xa.
| 1/5

Preview text:

Dàn ý phân tích Mời trầu a, Mở bài
Giới thiệu khái quát về tác giả, đôi nét về tác phẩm b, Thân bài
- Ý nghĩa nhan đề “Mời trầu”.
- Hình ảnh miếng trầu quả cau nhỏ bé như chính số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
- Lời khẳng định bản thân, tuyên bố chủ quyền của thi sĩ.
- Câu nói giao duyên, tự đi tìm hạnh phúc, tự se duyên cho chính mình.
- Nỗi niềm trăn trở, mong mỏi về hạnh phúc lứa đôi. c, Kết bài
Khẳng định giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của tác phẩm qua những câu thơ bình
dị, giàu tính nhân văn mà nhà thơ Hồ Xuân Hương thổ lộ.
Phân tích bài Mời trầu - Mẫu 1
Hồ Xuân Hương là nhà thơ nổi tiếng cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Ở giai đoạn
lịch sử này, chế độ phong kiến suy tàn đã bộc lộ những hạn chế, bất công. Hồ Xuân
Hương đã gửi gắm vào thơ những suy tư, trăn trở trước hiện thực của xã hội, trước
thân phận bất hạnh của con người, nhất là người phụ nữ. Những tác phẩm thơ Nôm
tiêu biểu của bà thời kì này không thể không kể đến bài thơ “Mời trầu”.
Mời trầu cũng như nhiều bài thơ khác của Hồ Xuân Hương thuộc thể tuyệt cú cổ điển.
Đấy là một thể Đường luật thi, một thứ văn chương bác học. Nhưng đọc “Mời trầu”
không ai có ý nghĩ đây là bài thơ Đường du nhập từ Trung Quốc vào qua những nhà
trí thức Hán học. Có một cái gì thật là nôm na dân dã ở lời thơ hết sức bình dị và giọng điệu mộc mạc.
Hình ảnh miếng trầu đã mang đến cho chúng ta những liên tưởng về miếng trầu truyền
thống gắn liền với những niềm vui như đám cưới, nó cũng gắn liền với những giá trị
đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam trong sự tích trầu cau. Còn ở đây thì sao?.
Miếng trầu ấy thể hiện được nỗi lòng Xuân Hương khao khát có một tình yêu thật sự,
một hạnh phúc vợ chồng đời thường êm ấm, nồng đượm.
Trước hết hai câu thơ đầu nhà thơ nói về miếng trầu ấy và chủ nhân làm ra miếng trầu ấy chính là Xuân Hương:
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi”
Miếng trầu ấy có quả cau, có lá trầu. Hai thứ ấy đi liền với nhau để làm nên một
miếng trầu. Hình ảnh những miếng trầu têm xanh ngắt cánh phượng mới đẹp làm sao.
Quả cau thì nho nhỏ gợi lên cái hình ảnh nhỏ bé của miếng trầu nhưng lại rất đẹp. Sự
nhỏ bé ấy hay cũng chính là sự nhỏ bé của thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa.
Miếng trầu hôi không phải là nó có mùi hôi mà do lá trầu cay nên nói như thế. Hình
ảnh miếng trầu có ngàn năm tuổi như thể hiện cho nguyện ước khát khao lứa đôi của
bà chúa thơ Nôm. Người sở hữu miếng trầu ấy chính là nhà thơ. Từ “này” thể hiện
được tiếng mời, tiếng xưng danh của Xuân Hương. Miếng trầu ấy mới quệt xong, nó
vẫn còn tươi xanh, ngọt bùi lắm. Miếng trầu của Xuân Hương không khác gì miếng
trầu bình thường khác về hình thức nhưng miếng trầu ấy chất chứa biết bao nhiêu là
tâm sự là nỗi lòng của người con gái kia. Đó chính là miếng trầu của lòng khao khát
hạnh phúc lứa đôi của thi sĩ.
Thế nhưng, sau tấm chân tình gần như bình thản ấy là một giọng nói nhẹ nhàng chất
chứa bao cảm xúc, bao nỗi niềm.
“Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi”.
Hồ Xuân Hương đưa ra một câu hỏi vừa đưa ra một yêu cầu. “Có phải duyên nhau thì
thắm lại”. Từ “thắm” sử dụng rất đắt. “Duyên” theo quan niệm dân gian là sự ràng
buộc lẫn nhau từ kiếp trước đến kiếp này, Hồ Xuân Hương muốn nói đến cái duyên
ấy. Hai câu thơ đầu nói về chuyện ăn trầu, hai câu cuối chuyển sang chuyện duyên số,
chuyện con người vậy mà ý thơ vẫn liền mạch, không gò bó chứng tỏ tài dùng ẩn dụ
của nhà thơ đến mức tuyệt vời. Nhà thơ còn vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong câu
kết làm cho ý thơ thật đặc sắc.
Bài thơ không chỉ đơn giản nói về duyên trầu mà Hồ Xuân Hương đã nói đến duyên
phận của con người, của người phụ nữ thời phong kiến. Cái duyên ấy bấp bênh bạc
bẽo như vôi. Như trong một số bài khác bà có nhắc nhiều đến duyên phận của người
phụ nữ ‘thân em vừa trắng lại vừa tròn – bảy nổi ba chìm với nước non” (Bánh trôi
nước). Qua đó gợi lòng thương cảm tới những con người có niềm khát khao hạnh
phúc lứa đôi, một tình yêu son sắt thủy chung.
Với ngôn từ giản dị, giàu ý nghĩa, bài thơ “Mời trầu” như bao quát chuyện tình duyên
lận đận của tác giả. Bà luôn khao khát sống với hạnh phúc lứa đôi. Đó là một tình cảm
thật sự chứ không phải là thứ tình cảm vợ lẽ, chính vì thế mà ta cảm thấy yêu quý hơn
người phụ nữ tài ba ấy.
Phân tích bài thơ Mời trầu
Xuân Diệu, nhà thơ, nhà bình thơ tinh tế đã viết về bài thơ "Mời trầu" của Hồ Xuân
Hương, song chủ yếu nghiêng về bình diện xã hội học: "Bọn cậu viên, cậu ấm không
thực bụng yêu thương, chỉ định quẩn quanh chim chuột, bọn bạc tình, bọn nhạt nhẽo"
được Xuân Hương lấy cau, lấy trầu ra mời mà thực là mắng khéo hoặc mỉa mai... Cậu
công tử kia lần sau còn đến, và lần này Xuân Hương lại dùng đến trầu cau một cách rõ
ràng hơn, để tống khách đi ngay từ cái phút "miếng trầu làm đầu câu chuyện"
"Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi,
Này của Xuân Hương mới quệt rồi.
Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Đừng xanh như lá, bạc như vôi
Nhưng vấn để không chỉ có thế. Đi sâu khảo sát câu chữ, tín hiệu ngữ nghĩa của từng
dòng thơ, dường như bài thơ tứ tuyệt ngắn gọn ấy lại mở ra khá nhiều phương diện
nghệ thuật sâu lắng phù hợp với phong cách tư duy thơ ca của Hồ Xuân Hương.
Ngay ở câu thơ mở đầu, đối tượng vận dụng không được nữ sĩ mô tả ở vẻ đẹp toàn
diện, cũng không phải cái đẹp thông thường, mà căn bản cảm nhận ở khía cạnh bất
thường, dị thường. Ở đây, quả cau phải là "nho nhỏ còn miếng trầu thì "hôi". Điều này
có sự chiếu ứng tương hợp với quan niệm cái đẹp và hình thức tư duy nghệ thuật trong
phần lớn các sáng tác của Hồ Xuân Hương. Trong dự cảm sáng tạo của mình, dễ thấy
nữ sĩ thường đồng cảm với những đối tượng tầm thường nhỏ mọn như loại con ốc, cái
quạt, quả mít "xù xì", cái trống "thủng", bánh trôi nước "bảy nổi ba chìm", đồng tiền
"hoẻn"; cho đến những hình ảnh thiên nhiên cũng thô kệch, méo mó, kì dị, dị thường
đến hết mức, với những đá "ông chồng, bà chồng", trăng "chín mõm mòm", "dỏ lòm
lom"... Chung quy đó là cách hình dung thế giới theo lối Hồ Xuân Hương, sự liên
tưởng ứng hợp giữa mặc cảm về con người nhỏ bé ở chủ đề sáng tạo với đối tượng được mô tả.
Đến câu thơ thứ hai cũng biểu lộ rất rõ phong cách thơ của Bà chúa thơ Nôm, ở đây,
"đỏ lòm lom"... Chung quy đó là cách hình dung thế giới theo lối Hồ Xuân Hương, sự
liên tưởng ứng hợp giữa mặc cảm về con người nhỏ bé ở chủ đề sáng tạo với đối tượng được mô tả.
Đến câu thơ thứ hai cũng biểu lộ rất rõ phong cách thơ của Bà chúa thơ Nôm, ở đây,
chỉ từ "này" đi với đại từ sở hữu "của" vừa có nghĩa để chỉ quả cau, miếng trầu trên
kia, vừa có nghĩa chỉ về một cái gì đó, một cái nào đó "của" Xuân Hương. Hơn nữa,
cái "này của Xuân Hương" cũng hàm nghĩa chuyển tiếp, phiếm chỉ những trầu, cau ở
câu trên và nối với động từ "quệt". Ý thơ ở đây khá là lấp lửng: "trầu cau - cái này" và
"cái này - quệt" (quệt vôi hoặc có thể quẹt cái gì đó!). Cách nói ỡm ờ, thanh - tục, tục -
thanh kiểu này vốn rất phổ biến trong thơ Hồ Xuân Hương.
Còn lại hai câu thơ sau vừa mở ra những tuyến cảm xúc trữ tình như khác biệt mà kì
thực lại nương tựa, liên hệ hoàn chỉnh lẫn cho nhau. Câu thơ "Có phải duyên nhau thì
thắm lại" chính là một lời "mời mọc, khao khát nguyện cầu" cho duyên tình tròn đầy;
còn câu kết "Đừng xanh như lá, bạc như vôi" lại là tiếng nói răn đe, cảnh tỉnh, hàm
thêm một nghĩa phê phán khinh bạc: loại người "xanh như lá, bạc như vôi’’ ấy mà.
Câu thành ngữ được sử dụng ở đây quả là đắc dụng. Điều sâu lắng và tế nhị hơn, khi
nói về sự "phải duyên", nhà thơ đã nói hết lẽ, nói đến điều cái kết quả viên mãn "thắm
lại"; nhưng ở câu thơ sau, thi nhân chỉ nêu hiện tượng, chỉ đưa ra lời khuyên:
"Đừng...", chứ không đành lòng, không nỡ nói tới tận cùng cái nhân, cái quả như kiểu
câu thơ trên. Một lời khuyên nhủ, cảnh tỉnh xa xôi, kể cũng thật tình tứ và giàu lòng trắc ẩn.
Có một điều khác nữa - và đây mới là điểm nút để hiểu cả bài thơ - là mối liên hệ
logic sâu xa giữa hai câu thơ sau này với ý tưởng chủ đạo qua câu thơ mở đầu. Dường
như ờ đáy sâu tâm thức sáng tạo, dự cảm xót xa về thân phận con người nhỏ bé đồng
hành với tiếng nói nguyện cầu khát khao hạnh phúc. Trên cái nền của lối thơ, biểu
tượng ỡm ờ hai mặt truyền thống, bài thơ "Mời trầu" chắc hẳn không chỉ gắn với ý
nghĩa phê phán cụ thể nào đó (nếu có), mà căn bản hơn là tiếng lòng thâm trầm sâu
lắng, khát khao hạnh phúc, khát khao giao cảm với đời, khát khao mong chờ tiếng
đồng vọng, hay là chiếc xương sườn thứ bảy còn vô tăm tích nơi xa.
Document Outline

  • Dàn ý phân tích Mời trầu
  • Phân tích bài Mời trầu - Mẫu 1
  • Phân tích bài thơ Mời trầu