-
Thông tin
-
Quiz
Phân tích các loại thuốc trừ sâu liên quan tới sản phẩm thiên nhiên | Công nghệ hóa học | Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
Phân tích các loại thuốc trừ sâu liên quan tới sản phẩm thiên nhiên môn Công nghệ hóa học của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Công nghệ hóa học (ĐHCN) 15 tài liệu
Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 386 tài liệu
Phân tích các loại thuốc trừ sâu liên quan tới sản phẩm thiên nhiên | Công nghệ hóa học | Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
Phân tích các loại thuốc trừ sâu liên quan tới sản phẩm thiên nhiên môn Công nghệ hóa học của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Môn: Công nghệ hóa học (ĐHCN) 15 tài liệu
Trường: Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 386 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
![](/storage/uploads/documents/e23aad8f24e0b30465b6b1ec1fbbb22b/bg1.png)
![](/storage/uploads/documents/e23aad8f24e0b30465b6b1ec1fbbb22b/bg2.png)
![](/storage/uploads/documents/e23aad8f24e0b30465b6b1ec1fbbb22b/bg3.png)
![](/storage/uploads/documents/e23aad8f24e0b30465b6b1ec1fbbb22b/bg4.png)
![](/storage/uploads/documents/e23aad8f24e0b30465b6b1ec1fbbb22b/bg5.png)
![](/storage/uploads/documents/e23aad8f24e0b30465b6b1ec1fbbb22b/bg6.png)
![](/storage/uploads/documents/e23aad8f24e0b30465b6b1ec1fbbb22b/bg7.png)
![](/storage/uploads/documents/e23aad8f24e0b30465b6b1ec1fbbb22b/bg8.png)
![](/storage/uploads/documents/e23aad8f24e0b30465b6b1ec1fbbb22b/bg9.png)
![](/storage/uploads/documents/e23aad8f24e0b30465b6b1ec1fbbb22b/bga.png)
![](/storage/uploads/documents/e23aad8f24e0b30465b6b1ec1fbbb22b/bgb.png)
![](/storage/uploads/documents/e23aad8f24e0b30465b6b1ec1fbbb22b/bgc.png)
Tài liệu khác của Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHÂN TÍCH CÔNG NGHIỆP
PHÂN TÍCH CÁC LOẠI THUỐC TRỪ SÂU LIÊN QUAN TỚI SẢN PHẨM THIÊN NHIÊN
GVHD: HỒ VĂN TÀI LỚP: DHPT17A NHÓM:7
MỤC LỤC
II. Các chỉ tiêu trong thuốc trừ sâu 4
2. Chỉ tiêu về tính chất lý - hóa 5
2. Xác định độ mịn (phương pháp thử rây khô) 8
1. Thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất alpha - cypermethrin
IV. Tài liệu tham khảo 10
I. Giới thiệu chung
1. Thuốc trừ sâu
Thuốc trừ sâu là các chất hóa học hoặc sinh học được sử dụng để kiểm soát và tiêu diệt sâu bệnh, cỏ dại và các sinh vật gây hại khác trên cây trồng.
Thuốc trừ sâu sử dụng để bảo vệ mùa màng, tăng năng suất nông nghiệp và giảm thiểu thiệt hại kinh tế.
2. Phân loại thuốc trừ sâu
a. Theo nguồn gốc
Thuốc trừ sâu hóa học: tổng hơp, bán tổng hợp
VD: Organochlorine (DDT), Organophosphate (Malathion), Carbamate (Carbaryl), Pyrethroid (Deltamethrin), Neonicotinoid (Imidacloprid).
Thuốc trừ sâu sinh học:Chiết xuất từ thực vật, vi sinh vật: Nấm, vi khuẩn, virus…
VD:Bacillus thuringiensis (Bt), nấm Beauveria bassiana
b. Theo tác động
Tiêu diệt:
- Tiếp xúc: Gây độc khi tiếp xúc trực tiếp với sâu bệnh.
- Nội hấp: Gây độc khi sâu bệnh ăn phải.
VD: Pyrethroid, Neonicotinoid.
Diệt trừ: Ngăn chặn sự phát triển, sinh sản của sâu bệnh (thuốc điều hòa sinh trưởng.
Xua đuổi: Làm cho sâu bệnh tránh xa cây trồng (Tinh dầu bạc hà)
c. Theo đối tượng tác động
Thuốc trừ sâu: Diệt các loại sâu bọ.
Thuốc trừ bệnh: Diệt nấm, vi khuẩn gây bệnh cho cây trồng.
Thuốc trừ cỏ: Diệt cỏ dại.
Thuốc trừ tuyến trùng: Diệt tuyến trùng gây hại rễ cây.
d. Theo thời gian tác động
Thuốc tiếp xúc: Tác dụng nhanh nhưng thời gian tồn lưu ngắn.
Thuốc nội hấp: Tác dụng chậm hơn nhưng thời gian tồn lưu dài. Thuốc lưu dẫn: Di chuyển trong cây, tác dụng kéo dài.
e. Theo độ độc
Rất độc: Gây chết người hoặc động vật ngay cả với một lượng nhỏ.
Độc: Gây chết người hoặc động vật khi dùng với liều lượng lớn.
Độc vừa: Gây độc khi dùng với liều lượng rất lớn. Ít độc: Ít gây độc
3. Pyrethroid
Pyrethroid là dẫn xuất của este cacboxylat (còn gọi là este pyrethrum hoặc este của pyrethrin, có nguồn gốc tự nhiên từ cây hoa cúc Chrysanthem cinerariaefolium và C.roseum chứa nhiều hoạt chất pyrethrin độc đối với côn trùng. Các hoạt chất pyrethrin có thể được chiết xuất từ hoa, là khô và rễ cây bằng một dung môi, chúng có tác dụng gây chết tức thời đổi với côn trùng. Trong dịch chiết của pyrethrin có sáu este của hai axit cacboxylic với ba xyclopentenolon với tỷ lệ khác nhau. Công thức cấu tạo hoá học rất phức tạp nhưng khi phân giải bị tách nhỏ thành những hợp chất có cấu tạo đơn giản, có thể chứa các nguyên tố Nito, Brom.
Các chất chủ yếu của nhóm bao gồm: allethrin, pyrethrin,
permethrin, cypermethrin, cyfluthrin, cyhalothirn, bifenthirn, deltamethrin, fenpropathrin, ethofenprox…
4. Quy trình sản xuất
II. Các chỉ tiêu trong thuốc trừ sâu
1. Hàm lượng hoạt chất
- Thuốc bảo vệ thực vật kỹ thuật
Hàm lượng hoạt chất tối thiểu của thuốc kỹ thuật phải được đăng ký không nhỏ hơn quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Thông tư ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và khi xác định hàm lượng trung bình không được nhỏ hơn mức hàm lượng tối thiểu đã đăng ký.
Trường hợp hàm lượng hoạt chất tối thiểu của thuốc kỹ thuật chưa có trong quy định hiện hành thì phải đăng ký được Cục Bảo vệ thực vật chấp thuận và khi xác định, hàm lượng trung bình không nhỏ hơn mức hàm lượng tối thiểu đã đăng ký.
- Thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm
Hàm lượng của từng hoạt chất có trong thuốc thành phẩm tính theo % khối lượng hoặc g/kg hoặc g/l ở (20 ± 2) °C ở các dạng thuốc bảo vệ thực vật đã được đăng ký và khi xác định hàm lượng trung bình phải phù hợp với quy định tại Bảng 1.
Bảng 1 - Hàm lượng hoạt chất trong các dạng thành phẩm
Hàm lượng hoạt chất đăng ký | Mức sai lệch cho phép | |
% khối lượng | g/kg hoặc g/l ở (20 ± 2)°C | |
Đến 2,5 | Đến 25 | ± 15% của hàm lượng đăng ký đối với dạng đồng nhất (dạng lỏng) hoặc ± 25% của hàm lượng đăng ký đối với dạng không đồng nhất (dạng rắn) |
Từ trên 2,5 đến 10 | Từ trên 25 đến 100 | ± 10% của hàm lượng đăng ký |
Từ trên 10 đến 25 | Từ trên 100 đến 250 | ± 6% của hàm lượng đăng ký |
Từ trên 25 đến 50 | Từ trên 250 đến 500 | ± 5% của hàm lượng đăng ký |
Lớn hơn 50 | - | ± 2,5% |
- | Lớn hơn 500 | ± 25 g/kg hoặc g/l |
2. Chỉ tiêu về tính chất lý - hóa
STT | Tên chỉ tiêu | Phương pháp thử |
1. | Hàm lượng hoạt chất | Theo từng hoạt chất cụ thể |
2. | Dạng thuốc | Quan sát bằng mắt |
3. | Độ bền nhũ tương | TCVN 8382:2010 |
4. | Tỷ suất lơ lửng | TCVN 8050:2016 |
5. | Độ bọt | TCVN 8050:2016 |
6. | Độ mịn thử rây ướt | TCVN 8050:2016 |
7. | Độ mịn thử rây khô | TCVN 8050:2016 |
8. | Độ thấm ướt | TCVN 8050:2016 |
9. | Độ hòa tan và độ bền dung dịch | CIPAC Handbook Vol.H, MT 197 (p.307) |
10. | Độ bền pha loãng | TCVN 9476:2012 |
11. | Độ bền bảo quản ở 0°C | TCVN 8382:2010 |
12. | Độ bền bảo quản ở nhiệt độ cao | TCVN 8050:2016 |
13. | Độ bền phân tán | TCVN 8750:2014 |
14. | Kích thước hạt | TCVN 2743:1978 |
15. | Độ bụi | TCVN 8750:2014 |
16. | Độ tự phân tán | TCVN 8050:2016 |
17. | Độ phân tán | CIPAC Handbook Vol.F, MT 174 (p.435) |
III. Các chỉ tiêu trình bày
1. Thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất alpha -
cypermethrin (TCVN 8752:2014)
a. Phạm vi áp dụng
Hàm lượng alpha-cypermethrin được xác định bằng phương pháp sắc ký khí, với detector ion hóa ngọn lửa (FID). Dùng dioctyl phthalat (DOP) làm chất nội chuẩn.
b. Cách tiến hành:
Chuẩn bị mẫu thử nghiệm
Mẫu cần được làm đồng nhất trước khi cân: đối với mẫu dạng lỏng phải lắc đều, nếu bị đông đặc do nhiệt độ thấp cần được làm tan chảy ở nhiệt độ thích hợp; đối với mẫu dạng bột, hạt phải được trộn đều.
Chuẩn bị dung dịch thử
Dùng cân phân tích cân mẫu thử có chứa khoảng 0,1 g hoạt chất alpha-cypermethrin, chính xác đến 0,0001 g vào bình định mức 100 ml, dùng pipet thêm chính xác 10 ml dung dịch nội chuẩn, hòa tan và định mức đến vạch bằng axeton. Lọc dung dịch trước khi bơm vào máy.
Điều kiện chạy máy phân tích
Máy GC với detector ion hóa ngọn lửa (FID)
Cột GC HP-5:30m, ID 0.32mm, chiều dài pha tĩnh 0.25mm
Buồng nhiệt độ Injector: 290℃
Nhiệt độ cột: 265℃
Nhiệt độ detector ECD: 320℃
Tốc độ khí mang nitơ: 2ml/phút
Tốc độ khí hydro: 35ml/phút
Tốc độ khí nén: 280ml/phút
Tốc độ khí bổ trợ chơ detector: 40ml/phút
Thể tích bơm mẫu: 1ml tỉ lệ chi dòng: 80:1
Tiến hành
Dùng xyranh bơm dung dịch mẫu chuẩn cho đến khi tỉ số của số đo diện tích của pic mẫu chuẩn và píc nội chuẩn thay đổi không lớn hơn 1 %. Sau đó, bơm lần lượt dung dịch chuẩn làm việc và dung dịch mẫu thử, lặp lại 2 lần (tỷ số của số đo diện tích của pic mẫu chuẩn với pic nội chuẩn thay đổi không lớn hơn 1 % so với giá trị ban đầu).
Chuẩn bị dung dịch mẫu thử
Sau khi hút 225 ml dung dịch phía trên, chuyển định lượng toàn bộ dung dịch còn lại vào một đĩa bay hơi. Cho bay hơi ở nhiệt độ 54 °C ± 2 °C trong tủ sấy chân không đến trọng lượng không đổi. Chuyển toàn bộ lượng mẫu đã sấy vào một bình định mức có dung tích 10 ml, dùng pipet thêm 1 ml dung dịch nội chuẩn, hòa tan và định mức đến vạch bằng axeton. Lọc dung dịch qua màng lọc 0,45 mm trước khi bơm vào máy.
Chuẩn bị dung dịch chuẩn làm việc
Tùy theo nồng độ hoạt chất sử dụng ghi trên nhãn của sản phẩm để chuẩn bị dung dịch chuẩn làm việc có nồng độ tương đương với nồng độ dung dịch mẫu thử.
c. Tính toán kết quả
Hàm lượng hoạt chất alpha-cypermethrin trong mẫu, X, biểu thị bằng phần trăm khối lượng (%) được tính theo công thức:
Fm×mc
X=×P
Fc×mm
Fm: giá trị trung bình của tỉ số số đo diện tích của pic mẫu thử với pic nội chuẩn;
Fc: giá trị trung bình của tỉ số số đo diện tích của pic mẫu chuẩn với pic nội chuẩn;
Mc: khối lượng mẫu chuẩn, tính bằng gam (g);
Mm: khối lượng mẫu thử, tính bằng gam (g);
P: độ tinh khiết của chất chuẩn, tính bằng phần trăm (%).
Tỷ suất lơ lửng, Y, biểu thị bằng phần trăm (%) được tính theo công thức:
1.11×(c−q)
Y= ×100
c
1,11: hệ số tỷ lệ của thể tích toàn cột chất lỏng (250 ml) với thể tích dung dịch phía trên được hút ra (225 ml)
c: khối lượng hoạt chất alpha-cypermethrin trong toàn ống đong, tính bằng gam (g)
a×b
c=
100
a: hàm lượng của alpha-cypermethrin trong sản phẩm đã xác định được, tính bằng phần trăm (%);
b: khối lượng mẫu chuyển vào ống đong 250 ml, tính bằng gam
(g);
q: khối lượng hoạt chất alpha-cypermethrin trong 25 ml còn lại trên đáy ống đong, tính bằng gam (g)
Fm×Nc P
q=× ×10
Fc 100
Fm: giá trị trung bình của tỷ số số đo diện tích của pic mẫu thử với pic nội chuẩn;
Fc: giá trị trung bình của tỷ số số đo diện tích của pic mẫu chuẩn với pic nội chuẩn;
Nc: nồng độ của dung dịch chuẩn, tính bằng gam trên mililít (g/ml);
P: độ tinh khiết của chất chuẩn, tính bằng phần trăm (%); 10: thể tích hòa tan lượng mẫu sau khi sấy khô, tính bằng mililít (ml).
2. Xác định độ mịn (phương pháp thử rây khô)
a. Phạm vi áp dụng
Phương pháp này áp dụng cho thuốc BVTV dạng bột dùng trực tiếp
b. Cách tiến hành
Chuẩn bị mẫu
Nếu mẫu dễ hút ẩm, làm khô bằng cách sấy trong tủ sấy đến khối lượng không đổi ở nhiệt độ 100℃ (có thể ở nhiệt độ thấp hơn nếu có yêu cầu hoặc tùy theo tính chất vật lý của mẫu thử). Trước khi cân mẫu, sản phẩm phải đạt được độ ẩm cân bằng trong không khí. Nếu sản phẩm có tính hút ẩm mạnh, phải được bảo quản trong bình hút ẩm và tiến hành phép thử trong môi trường có độ ẩm nhỏ nhất.
Loại bỏ bụi mịn ban đầu
Trong trường hợp nhà sản xuất không qui định rõ cỡ rây thì lắp rây 45mm lên trên đáy hứng. Cân khoảng 20g mẫu thử đã chuẩn bị, chính xác đến 0,1g vào rây và đậy nắp. Lắc tròn hệ rây, lần lượt vỗ nhẹ vào thành rây. Dừng lại 5s cho bụi lắng xuống, mở nắp rây, dùng chổi lông quét bụi bịt kín lỗ rây. Làm như vậy cho đến khi hết bụi mịn. Loại bỏ lượng bụi thu được ở đáy rây.
Rây đến điểm cuối
Lắp rây 75 mm lên đáy rây, chuyển toàn bộ lượng mẫu còn lại trên rây 45 mm vào rây 75 mm, đậy nắp. Lắc và vỗ nhẹ vào thành rây cho đến khi lượng mẫu còn lại trên rây không đổi (không cần đẩy những hạt cứng xuống, những hạt mềm sẽ bị vỡ khi dùng chổi lông quét nhẹ). Tháo rây 75 mm ra rồi úp ngược rây lên miếng giấy đã biết trước khối lượng. Đập nhẹ thành rây lên miếng giấy, dùng chổi lông quét nhẹ lên mặt rây cho bong những bụi bám vào lỗ rây. Lật rây lại, quét nhẹ trên mặt dưới của rây. Cân miếng giấy đã chứa mẫu, chính xác đến 0,1 g.
c. Tính toán kết quả
Phần mẫu còn lại trên rây, X, biểu thị bằng phần trăm khối lượng (%), được tính theo công thức:
m1
X=×100 m
m1 là khối lượng mẫu còn lại trên rây, tính bằng gam (g); m là khối lượng mẫu thử, tính bằng gam (g).
3. Xác định độ tạo bọt
a. Phạm vi áp dụng
Phương pháp này áp dụng cho thuốc BVTV dạng rắn và lỏng hòa nước trước khi dùng.
b. Cách tiến hành
Cân lượng mẫu thử đủ để pha loãng với 200 ml nước cứng chuẩn theo nồng độ sử dụng, chính xác đến 0,000 1 g, vào ống đong có chứa sẵn 180 ml nước cứng chuẩn. Thêm nước cứng chuẩn đến vạch 200 ml. Đậy nút, đảo ngược ống đong 30 lần, đặt ống đong lên bàn và lập tức bấm đồng hồ.
c. Biểu diễn kết quả
Đọc và ghi lại thể tích bọt tạo thành sau 10 s ± 1 s; 1 min ± 10s; 3 min ± 10 s và 12 min ± 10 s.
4. Xác định tỷ suất lơ lửng
a. Phạm vi áp dụng
Phương pháp này áp dụng cho các dạng thuốc BVTV: WP, WG (WDG, DF), SC, CS.
b. Cách tiến hành
Cân lượng mẫu thử đủ để pha 250 ml dung dịch huyền phù có nồng độ tương ứng với nồng độ sử dụng, chính xác đến 0,000 1 g, vào cốc thủy tinh (đã chứa sẵn 50 ml nước cứng chuẩn D ở nhiệt độ 30 °C ± 2 °C, khuấy trong 2 min với tốc độ 2 r/s. Chuyển hết dung dịch huyền phù vào ống đong. Thêm nước cứng chuẩn D ở nhiệt độ 30 °C ± 2 °C đến vạch. Đậy nút, đảo ngược ống đong 30 lần sau đó đặt ống đong vào bể ổn nhiệt (4.4.4.5) ở 30 °C ± 2 °C, tránh rung và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Sau 30 min, dùng ống hút để hút 9/10 thể tích (khoảng 225 ml) dung dịch phía trên bằng ống hút trong 10 s đến 15 s, chú ý để ống hút sao cho đầu ống hút luôn luôn nhúng dưới mặt chất lỏng vài milimet, tránh động tới lớp dưới ống đong. Lượng hoạt chất trong 1/10 thể tích (khoảng 25 ml) còn lại dưới đáy ống đong được xác định theo phương pháp riêng đối với từng loại thuốc.
c. Tính toán kết quả
Tỷ suất lơ lửng của mẫu thử, X, biểu thị bằng phần trăm (%), được tính theo công thức:
10 m1−m0
X= ××100 9 m1
m0: là khối lượng hoạt chất trong 25 ml thể tích chất lỏng còn lại
trong ống đong, tính bằng gam (g)
m1: khối lượng hoạt chất trong toàn bộ ống đong, tính bằng gam (g), như sau:
a×m m1=
100
a: là hàm lượng hoạt chất của sản phẩm đã xác định được, tính
bằng phần trăm khối lượng (%)
m: là khối lượng mẫu chuyển vào ống đong 250 ml, tính bằng
gam (g).
5. Xác định độ phân tán
a. Phạm vi áp dụng
Phương pháp này áp dụng cho thuốc bảo vệ thực vật dạng BVTV: WG (WDG, DF), SC và CS.
b. Cách tiến hành
Cho 900 ml nước ở nhiệt độ 20 oC ± 1 oC vào cốc, dùng máy khuấy từ để khuấy nước với tốc độ 300 r/min, thêm 9 g mẫu thử vào nước đang khuấy, tiếp tục khuấy trong 1 min. Tắt máy khuấy, để yên dung dịch huyền phù trong 1 min. Hút 9/10 thể tích (khoảng 810 ml) dung dịch huyền phù phía trên ra khỏi cốc bằng ống hút sao cho đầu ống hút nhúng dưới mặt chất lỏng và tránh khuấy động đến lớp chất lỏng phía dưới. Dùng thiết bị làm bay hơi nước để làm bay hơi 90 ml dung dịch huyền phù còn lại trong cốc và sấy khô trong tủ sấy ở 60℃đến 70℃ đến khối lượng không đổi.
c. Tính toán kết quả
Độ phân tán X, biểu thị bằng phần trăm (%) được tính theo công thức:
10 m−m0
X= ××100
9 m
m là khối lượng mẫu thử, tính bằng gam (g);
m0 là khối lượng mẫu còn lại sau khi sấy khô 90 ml dung dịch
đáy, tính bằng gam (g).
IV. Tài liệu tham khảo
2009. NGUYÊN LIỆU VÀ THÀNH PHẨM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT – PHƯƠNG PHÁP THỬ TÍNH CHẤT LÝ HÓA. Cơ sở dữ liệu pháp lý CASEAW.
[Trực tuyến] 2009 11 2009. [Trích daơn: 1 11 2024.] https://caselaw.vn/van-ban-phap-luat/253764-tieu-chuan-viet-nam-tcvn8050-2009-ve-nguyen-lieu-va-thanh-pham-thuoc-bao-ve-thuc-vatphuong-phap-thu-tinh-chat-hoa-ly. TCVN 8050 : 2009.
2014. THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CHỨA HOẠT CHẤT ALPHA –
CYPERMETHRIN – YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ. Cơ sở dữ liệu pháp lý CASEAW. [Trực tuyến] 30 11 2014. [Trích daơn: 1 11 2024.] https://caselaw.vn/van-ban-phap-luat/249901-tieu-chuan-quoc-gia-tcvn8752-2014-ve-thuoc-bao-ve-thuc-vat-chua-hoat-chat-cypermethrin-yeucau-ky-thuat-va-phuong-phap-thu-nam-2014. TCVN 8752 : 2014.