Phân tích chi tiết về bối cảnh vĩ mô và vi mô “QUẢ BOM NỢ” Evergrande ảnh hưởng tới doanh nghiệp | Quản trị rủi ro tài chính
Phân tích chi tiết về bối cảnh vĩ mô và vi mô “QUẢ BOM NỢ” Evergrande ảnh hưởng tới doanh nghiệp | Quản trị rủi ro tài chính với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị rủi ro tài chính (FIN75A)
Trường: Học viện Ngân hàng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
RỦI RO KINH TẾ (TÀI CHÍNH)
TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ CA C SE SE STUDY D “QU “Q Ả U Ả BOM BO NỢ” ” EVERG R RA R ND N E NHÓM 09 LỚP BUS16A01 THÀNH VIÊN NHÓM Họ và tên Mã sinh viên Lê Nhật Minh 23A4050245 Nguyễn Công Nghĩa 23A4050265 Nguyễn Trúc Ánh 23A4050058 Lê Trương Gia Hưng 23A4050179 Phạm Thị Hương 23A4050186 Nguyễn Châu Anh 23A4050017 Trần Thị Tâm Anh 23A4050051 MỤC LỤC Trang 01. Lời mở đầu 02.
Giới thiệu tập đoàn Evergrande
Bối cảnh - Nguyên nhân dẫn đến khủng 04. hoảng vỡ nợ 10.
Khủng hoảng vỡ nợ xảy ra 12. Hậu quả
Phân tích - Đánh giá cách Evergrande 14.
khắc phục khủng hoảng vỡ nợ 21.
Đề xuất giải pháp 25. Bài học rút ra 40. Kết luận 41. Tài liệu tham khảo I. Lời mở đầu
Rủi ro kinh tế (tài chính) là một trong những yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp. Rủi
ro kinh tế (tài chính) là khả năng xảy ra những biến động bất lợi về
biến động giá cả, tỷ giá hối đoái, lãi suất, lạm phát,... ở các thị trường
quốc tế, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận và giá trị của các doanh nghiệp,
thậm chí dẫn đến phá sản. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập
kinh tế ngày càng sâu rộng, việc nắm bắt và phân tích rủi ro kinh tế
(tài chính) là một kỹ năng cần thiết cho các nhà quản trị và nhà nghiên cứu.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích một case study về rủi ro
kinh tế (tài chính) trong kinh doanh quốc tế, đó là “Quả bom nợ
Evergrande”. Evergrande là một tập đoàn bất động sản lớn thứ hai của
Trung Quốc. Tuy nhiên, Evergrande đang đối mặt với khủng hoảng nợ
nần nghiêm trọng, với tổng số nợ lên đến hơn 300 tỷ USD, tương
đương với 2% GDP của Trung Quốc. Nếu Evergrande không thể thanh
toán được nợ, sẽ có nguy cơ gây ra hiệu ứng Domino, làm suy yếu
ngành bất động sản và các ngành khác, cũng như nền kinh tế Trung
Quốc và hệ thống tài chính quốc tế
Chúng tôi sẽ phân tích case study này để tìm hiểu các loại rủi ro kinh
tế (tài chính) mà tập đoàn Evergrande gặp phải bao gồm: rủi ro lãi
suất, rủi ro biến động giá cả hàng hóa, rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản
và rủi ro vỡ nợ; cũng như nguyên nhân, hậu quả của chúng, từ đó đề
xuất các giải pháp khắc phục và rút ra bài học cho các bên liên quan. 1 II. GIỚI THIỆU TẬP ĐOÀN EVERGRANDE
Tập đoàn Evergrande, tên tiếng Trung là Tập đoàn Hằng Đại là nhà
phát triển bất động sản lớn thứ hai ở Trung Quốc theo doanh số bán
hàng, từng đứng thứ 122 trong danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới về doanh thu vào năm 2020
Evergrande được thành lập vào năm 1996 bởi chủ tịch tập đoàn là Hứa
Gia Ấn. Tính đến nay Evergrande đã phát triển khoảng 1.300 dự án tại
hơn 280 thành phố ở Trung Quốc. Ngoài ra, Evergrande còn sở hữu
565 triệu mét vuông đất phát triển và các dự án bất động sản tại 22 thành phố khác nhau.
Trước khi gặp khủng hoảng nợ, tập đoàn Evergrande đã được truyền
thông giới thiệu như một trong những tập đoàn phát triển bất động
sản hàng đầu Trung Quốc. Đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Trung Quốc qua nhiều cách: 2
Phát triển Bất động sản: Ngành bất động sản Trung Quốc phát
triển nhanh chóng trong vài thập kỷ qua và Evergrande đã đứng
đầu trong quá trình phát triển này. Năm 2019, tổng doanh thu từ
bán hàng bất động sản chiếm 10% tổng sản lượng kinh tế của cả nước
Tạo ra Việc làm: Trước khi gặp khủng hoảng hai năm trước,
Evergrande có hơn 200.000 nhân viên.
Đóng góp vào GDP: Evergrande đã tạo ra 50-80 tỷ USD doanh thu hàng năm.
Hoạt động Đa ngành: Ngoài phát triển bất động sản, Evergrande
còn hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác như quản lý tài sản, sản
xuất ô tô điện và sản xuất thực phẩm và đồ uống,... Họ thậm chí
còn sở hữu một trong những đội bóng lớn nhất của quốc gia - Quảng Châu FC.
Vào tháng 10 năm 2009, công ty đã huy động được 722 triệu USD
trong đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng tại Sở Giao dịch
Chứng khoán Hồng Kông với mã niêm yết là “3333”. Ngoài ra,
Evergrande cũng được niêm yết trên thị trường OTC tại Hoa Kỳ với mã "EGRNF".
Giá trị vốn hóa của Tập đoàn Evergrande cao nhất vào tháng 6 năm
2018 là 66,7 tỷ USD. Sau khủng hoảng nợ 2021 đến hiện tại, vào tháng
10 năm 2023 giá trị vốn hóa của tập đoàn giảm gần 99%, đạt thấp nhất còn 0,54 tỷ USD. 3
III. BỐI CẢNH - NGUYÊN
NHÂN DẪN ĐẾN KHỦNG HOẢNG VỠ NỢ
1. Thị trường bất động sản
Trước khủng hoảng nợ của Evergrande, thị trường bất động sản của
Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ trong 2 thập kỉ, đóng góp 25% vào
GDP của đất nước. Tuy nhiên, thị trường này cũng phải đối mặt với
những rủi ro, bao gồm nợ cao và bong bóng bất động sản.
Trước tháng 8 năm 2020, thị trường bất động sản của nước này đang
trong giai đoạn bùng nổ. Giá nhà ở tăng cao, đặc biệt là ở các thành
phố lớn, và nhiều người mua nhà đang dựa vào đòn bẩy tài chính để mua nhà.
Theo dữ liệu của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà ở tại
70 thành phố lớn của Trung Quốc đã tăng 7,3% trong năm 2019. Tỷ lệ
đòn bẩy của các hộ gia đình đã tăng lên mức cao kỷ lục, với 65% hộ gia
đình có ít nhất một khoản thế chấp.
Sự tăng trưởng nóng của thị trường bất động sản đã gây ra những lo
ngại về rủi ro bong bóng. Các nhà phân tích cảnh báo rằng nếu giá nhà
ở tiếp tục tăng cao, nền kinh tế Trung Quốc có thể gặp rủi ro. 4
2. Chính sách của Chính Phủ
Vì vậy, vào tháng 8 năm 2020, chính phủ Trung Quốc đã ban hành
chính sách “3 lằn ranh đỏ” nhằm giảm thiểu rủi ro bong bóng bất động
sản và có hiệu lực từ năm 2021. Chính sách này đã có tác động đáng kể
đến thị trường bất động sản của Trung Quốc. Giá nhà ở đã giảm và
nhiều doanh nghiệp bất động sản đã phải thắt chặt chi tiêu.
Chính sách này đặt ra ba giới hạn đối với các doanh nghiệp bất động sản, bao gồm:
Tỷ lệ nợ phải trả trên tài sản (D/A) dưới 70%. Điều này có nghĩa là
các công ty bất động sản không được vay quá nhiều tiền để mua
đất và xây dựng nhà, mà phải có nguồn vốn riêng đủ lớn.
Theo BCĐKT của Evergrande thời điểm 30/12/2020, tỷ lệ này là: 85%
Tỷ lệ nợ ròng trên vốn chủ sở hữu (D/E) dưới 100%. Điều này có
nghĩa là các công ty bất động sản không được vay quá nhiều tiền
so với giá trị của chính công ty, mà phải duy trì sự cân bằng giữa nợ và vốn.
Tỷ lệ này của Evergrande: 510%
Tỷ lệ tiền mặt trên nợ ngắn hạn (C/TL) ít nhất là 100%. Điều này có
nghĩa là các công ty bất động sản phải có đủ tiền mặt để thanh
toán các khoản nợ sắp đến hạn, mà không phải dựa vào việc bán nhà hoặc vay thêm tiền.
Tỷ lệ này của Evergrande: 11%
Do tập đoàn Evergrande không đáp ứng được cả ba chỉ tiêu trên, nên
họ phải đối mặt với các hạn chế tiếp cận nguồn vốn mới từ ngân hàng và phát hành trái phiếu. 5
3 Bản thân tập đoàn Evergrande
a. Sử dụng quá nhiều đòn bẩy tài chính để mở rộng quy mô hoạt
động và đầu tư vào nhiều ngành nghề không liên quan đến lĩnh vực chủ lực.
Tính đến ngày 30/6/2021, Evergrande đã phải tích tụ khối nợ hơn 300
tỷ USD trên bảng cân đối kế toán, chiếm 83% tổng nguồn vốn. Phần
lớn là nợ ngắn hạn với 238 tỷ USD, vượt xa vốn chủ sở hữu. Trong đó,
tiền đi vay các tổ chức tài chính có tính lãi là khoảng 87 tỷ USD, phần
còn lại là các khoản phải trả nhà cung cấp, tiền đặt cọc của người mua
nhà và các nghĩa vụ nợ khác.
Đây là kết quả của việc sử dụng quá nhiều vốn vay để tài trợ cho các
dự án bất động sản lớn và xa xỉ, cũng như các hoạt động kinh doanh
khác như ô tô điện, du lịch, bóng đá… 6
Sử dụng quá nhiều đòn bẩy tài chính có thể mang lại lợi ích khi thị
trường thuận lợi, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi thị trường gặp
khó khăn. Khi giá bất động sản giảm và dòng tiền huy động vốn gián
đoạn, Evergrande sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản
nợ và lãi suất. Đồng thời, sự đa dạng hóa kinh doanh của Evergrande
cũng không hiệu quả, khi các ngành nghề mới không mang lại lợi
nhuận cao và hầu hết là thua lỗ.
Đây là là nguyên nhân chính khiến Evergrande trở thành công ty nợ
nhiều nhất thế giới và dẫn đến phá sản
b. Phát triển liều lĩnh và quản lý yếu kém, dẫn đến việc không thể
hoàn thành các dự án đã bán trước cho khách hàng
Evergrande cũng là một trong những công ty phát triển liều lĩnh nhất,
khi xây dựng nhiều dự án bất động sản xa xỉ và không phù hợp với nhu
cầu của thị trường. Evergrande cũng không có một hệ thống quản lý
chặt chẽ và minh bạch, khiến cho các dự án của công ty thường bị
chậm tiến độ, thiếu chất lượng và không tuân thủ các quy định pháp lý
Theo báo cáo của Evergrande, tính đến thời điểm cuối năm 2022,
công ty này đã bán trước 720.000 căn hộ chưa xây xong. Tổng giá trị
của các căn hộ này ước tính khoảng 570 tỷ nhân dân tệ (88 tỷ USD).
Evergrande phải gánh vác một áp lực tài chính rất lớn để hoàn thành
các dự án đã hứa hẹn với khách hàng. Tuy nhiên, do thiếu vốn và bị
ảnh hưởng bởi các biện pháp kiểm soát nợ của chính phủ Trung Quốc,
Evergrande không thể tiếp tục xây dựng được các dự án này
c. Không thể thích ứng với các biện pháp hạn chế của chính phủ
Trung Quốc nhằm ngăn chặn sự phát triển nóng của thị trường bất động sản
Evergrande là một trong những tập đoàn vi phạm cả “ba lằn ranh đỏ”
của chính phủ Trung Quốc. Do đó, Evergrande không thể vay thêm
được tiền để hoàn thành các dự án đã bán trước cho khách hàng 7
và thanh toán các khoản nợ và lãi suất. Đồng thời phải nỗ lực điều
chỉnh tình hình tài chính để đáp ứng các quy định này.
Evergrande đã phải giảm giá các căn hộ chung cư để bán nhanh
hơn, thu về tiền mặt và tạm dừng các dự án để bảo toàn tiền mặt
Tuy nhiên, việc ban hành các chính sách hạn chế đối với ngành bất
động sản đã làm giảm đáng kể khả năng thanh khoản và gia tăng rủi
ro về tài chính của Tập đoàn Evergrande:
Từ các chính sách chính phủ Trung Quốc ban hành để hạn chế sự
phát triển quá nóng của thị trường bất động sản, việc cho vay thế
chấp bởi các ngân hàng lớn đã giảm tốc. Chính phủ yêu cầu các
ngân hàng kiểm soát việc cấp tín dụng cho vay bất động sản và vay
mua nhà cá nhân. Điều này đã gây ra khó khăn và trì hoãn trong
việc giải ngân bởi nhiều ngân hàng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc mua-bán nhà.
Giá nhà ở cũng bị ảnh hưởng bởi chính sách hạn chế giảm giá được
bổ sung vào chính sách hạn chế tăng giá quá mức. "Security Daily"
nhấn mạnh rằng để kiểm soát ngành bất động sản và loại bỏ sự
cạnh tranh tiêu cực, nhiều thành phố ở Trung Quốc đã ban hành
các chính sách liên quan nhằm hạn chế việc bán phá giá nhà ở
thương mại giá rẻ. Điều này đã làm giảm hiệu quả thực hiện chiến
lược bán nhà giá thấp của Evergrande nhằm thu tiền về nhanh chóng.
Kết quả là theo thông báo được Tập đoàn Evergrande đưa ra trên Sàn
giao dịch Chứng khoán Hong Kong vào năm 2021, doanh số bán nhà
ký kết hợp đồng của Evergrande trong tháng 6, tháng 7 và tháng 8 lần
lượt là 71,63 tỷ nhân dân tệ, 43,78 tỷ nhân dân tệ và 38,08 tỷ nhân dân
tệ, cho thấy một xu hướng sụt giảm thanh khoản rõ rệt của tập đoàn.
Do không thể thích ứng với các biện pháp hạn chế của chính phủ
Trung Quốc đối với ngành bất động sản, Evergrande đã rơi vào tình
trạng thiếu thanh khoản và khủng hoảng tín dụng 8
d. Không thể thanh toán được các khoản lãi suất của trái phiếu
bằng đồng USD, dẫn đến việc bị hạ bậc tín nhiệm .
Tính đến tháng 6/2021, trong tổng nợ ước tính hơn 300 tỷ USD của
Evergrande, thì có khoảng 19,2 tỷ USD là trái phiếu nước ngoài phát
hành đại chúng và 8,4 tỷ USD là trái phiếu địa phương. Đây là những
khoản nợ có tính lãi suất cao và phải trả theo các kỳ hạn cố định
Việc Evergrande lỡ thời hạn thanh
toán các khoản lãi với trái phiếu
USD đến hạn vào ngày 6/12/2021
dẫn đến tập đoàn bị tổ chức xếp
hạng tín dụng quốc tế Fitch
Ratings hạ xếp hạng bậc tín nhiệm
xuống mức "vỡ nợ hạn chế". Kết
quả là làm giảm uy tín và khả năng
vay mượn của Evergrande trên thị trường quốc tế. 9 IV. KHỦNG HOẢNG VỠ NỢ XẢY RA
Kể từ tháng 9 năm 2021, công ty tài chính Evergrande Wealth
Management của tập đoàn Evergrande (Công ty này bán các sản phẩm
tài chính có lãi suất cao cho các nhà đầu tư cá nhân để huy động vốn
khi các kênh tài trợ khác ngày càng khó khăn hơn, có khoảng 40.000
người đã đầu tư vào các sản phẩm tài chính của công ty con này, với
tổng giá trị khoảng 6,2 tỷ USD) đã không thể thanh toán tiền lãi cho
các nhà đầu tư, gây ra sự phẫn nộ và biểu tình. Công ty đã đề nghị các
nhà đầu tư chấp nhận tiền mặt ít hơn hoặc bất động sản giảm giá thay vì tiền gốc và lãi
Theo các cuộc phỏng vấn trực tuyến với The Epoch Times, kể từ ngày
10 tháng 9, các nhà đầu tư đã đến trụ sở ở Thâm Quyến của
Evergrande hàng ngày để đòi những khoản tiền đã đầu tư, chính
quyền địa phương đã phải cử một lượng lớn cảnh sát đến bảo vệ hiện
trường. Những người đòi nợ không còn được vào tòa nhà trụ sở của Evergrande
Cùng khoảng thời gian đó, có sự gia tăng của người dân đòi tiền và nhà
sau khi Evergrande không hoàn thành các dự án bất động sản như
hứa hẹn. Những hình ảnh của người mua nhà tụ tập tại trụ sở của công
ty đã thu hút sự chú ý từ phương tiện truyền thông trong và ngoài
nước. Có khoảng 1,5 triệu người mua nhà đang chờ nhận bàn giao căn
hộ từ Evergrande. Họ đã phải trả tiền trước cho công ty nhưng giờ
không biết khi no mới có nhà. Họ cũng lo ngại rằng nếu Evergrande
vỡ nợ, họ sẽ mất trắng tiền của mình. 10
Vào ngày 13 tháng 9, hàng trăm người đã tuần hành trước tòa nhà
công ty Evergrande ở Thành Đô, Tứ Xuyên, cầm biển hiệu, biểu ngữ và
hét lên “Evergrande trả lại tiền”. Họ là những người đã mua căn hộ từ
Evergrande nhưng chưa được giao nhà. Họ yêu cầu công ty hoàn lại
tiền hoặc giao nhà cho họ
Evergrande đã không thể thanh toán lãi trái phiếu đúng hạn từ tháng
9 năm 2021. Tập đoàn này đã bỏ lỡ hai kỳ hạn thanh toán lãi trái phiếu
quốc tế vào ngày 23/9 và 29/9, với tổng số tiền là 148 triệu USD. Ngoài
ra, Evergrande cũng đã không thể thanh toán các khoản lãi trái phiếu
trong nước, trong đó có một hạng mục trị giá 4,5 tỷ NDT (671 triệu USD) vào ngày 11/7
Vào ngày 9/12/2021, Fitch Ratings đã hạ xếp hạng tín nhiệm của
Evergrande từ mức C xuống mức RD (vỡ nợ giới hạn), tức là
Evergrande đã vỡ nợ một lần nhưng chưa phá sản hay chấm dứt hoạt
động, do tập đoàn này không thể thanh toán lãi cho hai lô trái phiếu
quốc tế trị giá 82,5 triệu USD, đáo hạn ngày 6/11/2021 và ân hạn đến 6/12/2021. 11 V. Hậu quả
Hậu quả rủi ro "quả bom nợ" của Tập đoàn Evergrande có thể rất
nghiêm trọng và sẽ lan rộng đến nhiều khía cạnh của nền kinh tế và
thị trường tài chính, không chỉ tại Trung Quốc mà còn toàn cầu:
Giá cổ phiếu của Evergrande tại sàn chứng khoán Hồng Kông đã
giảm từ 1.65 HKD vào ngày 31/5/2021 xuống còn 0.29 HKD vào
ngày 13/10/2021, tức là giảm hơn 82%. Giá trái phiếu định danh
bằng USD đến hạn vào năm 2022 và có lãi suất 8.25% của
Evergrande cũng đã giảm từ 99.5 xu vào ngày 31/5/2021 xuống
còn 24.9 xu vào ngày 21/9/2021, tức là giảm hơn 75%. Ngoài ra, cổ
phiếu của tập đoàn Evergrande bị đình chỉ giao dịch trên sàn giao
dịch chứng khoán Hồng Kông từ ngày 21/3/2022 (thời hạn 17
tháng) với lí do tình hình tài chính của Evergrande gặp khó khăn
nghiêm trọng, các chủ nợ của Evergrande đã yêu cầu phá sản và
thị trường bất động sản Trung Quốc cũng đang gặp khó khăn.
Chủ tịch - người sáng lập của Evergrande, ông Hứa Gia Ấn đang bị
cảnh sát Trung Quốc quản thúc tại gia. Ngoài ra, một số nhân viên
làm việc tại công ty Evergrande Wealth Management cùng với cựu
CEO và CFO cũng đã bị cảnh sát bắt giữ. Nguyên nhân của các vụ
việc này chưa được công bố, nhưng có thể liên quan đến việc điều
tra về hoạt động kinh doanh và tài chính của Evergrande 12
Hàng triệu khách hàng đã đặt cọc hoặc thanh toán trước cho các
căn hộ do Evergrande xây dựng sẽ có nguy cơ bị mất tiền hoặc
không nhận được nhà. Theo ước tính, có khoảng 1,5 triệu căn hộ
mà Evergrande chưa hoàn thành xây dựng trên khắp Trung Quốc.
Nhiều khách hàng đã biểu tình yêu cầu Evergrande hoàn trả tiền hoặc giao nhà.
Hàng ngàn nhà thầu, nhà cung cấp và nhân viên của Evergrande
sẽ không được thanh toán tiền công hoặc tiền hàng. Theo báo cáo
của Reuters, Evergrande đang nợ khoảng 18 tỷ USD cho hơn
14.000 nhà thầu và nhà cung cấp. Ngoài ra, Evergrande cũng
chậm trả lương cho hàng ngàn nhân viên của mình.
Ngành bất động sản Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nặng nề do sự sụt
giảm niềm tin của người dân và giảm giá của các dự án. Ngành bất
động sản chiếm khoảng 25% GDP Trung Quốc, nên sự suy thoái
của ngành này sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế của nước này.
Ngoài ra, ngành bất động sản cũng có liên quan đến nhiều ngành
khác như thép, xi măng, điện tử... nên sự suy yếu của ngành này sẽ kéo theo các ngành khác.
Hệ thống tài chính Trung Quốc và toàn cầu sẽ bị rung lắc do lo
ngại về rủi ro lan truyền. Evergrande có khoản nợ lớn với nhiều
ngân hàng, công ty tài chính và nhà đầu tư trong và ngoài Trung
Quốc. Nếu Evergrande không thể thanh toán được nợ, các bên cho
vay sẽ phải ghi nhận khoản lỗ lớn và có thể gặp khó khăn trong
việc duy trì hoạt động kinh doanh. Điều này có thể gây ra hiệu ứng
domino cho các công ty khác có liên quan đến Evergrande và
ngành bất động sản Trung Quốc. 13
VI. PHÂN TÍCH - ĐÁNH GIÁ CÁCH EVERGRANDE KHẮC
PHỤC KHỦNG HOẢNG VỠ NỢ
Từ năm 2021 đến nay, tập đoàn Evergrande đã thực hiện một số biện
pháp để giải quyết hậu quả của khủng hoảng vỡ nợ, bao gồm:
Giảm quy mô hoạt động: Evergrande đã bán bớt 13 dự án bất động
sản, 4 công ty con và một số tài sản khác. Tổng giá trị các tài sản đã
bán được ước tính khoảng 100 tỷ USD.
Nội dung cụ thể: Evergrande đã thực hiện một số động thái để thu hẹp
quy mô hoạt động của mình, bao gồm:
Bán bớt các dự án bất động sản đang xây dựng hoặc đã hoàn thiện.
Bán bớt các công ty con hoạt động trong các lĩnh vực khác ngoài bất động sản.
Bán bớt một số tài sản khác, chẳng hạn như bất động sản thương
mại, khách sạn, sân golf, v.vv
Phân tích: Việc giảm quy mô hoạt động là một biện pháp cần thiết để
Evergrande giảm bớt gánh nặng nợ nần và tránh bị phá sản. Theo ước
tính, tổng giá trị các tài sản đã bán được của Evergrande lên tới 100 tỷ
USD. Đây là một con số lớn, cho thấy Evergrande đã nỗ lực đáng kể để
thu hẹp quy mô hoạt động của mình.
Đánh giá: Việc giảm quy mô hoạt động là một biện pháp mang lại
hiệu quả nhất định cho Evergrande. Nó giúp công ty giảm bớt gánh
nặng nợ nần, tăng khả năng thanh toán và tránh bị phá sản. Tuy
nhiên, biện pháp này cũng có thể dẫn đến một số tác động tiêu cực, chẳng hạn như:
Giảm doanh thu và lợi nhuận của công ty.
Ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của công ty.
Gây thất nghiệp cho một số nhân viên. 14
Tái cấu trúc doanh nghiệp: Evergrande đã thành lập công ty mới,
Evergrande Property Services Group, với tổng giá trị tài sản là 1,2
nghìn tỷ nhân dân tệ (172 tỷ USD). Công ty mới này sẽ chịu trách
nhiệm bán và bàn giao các dự án bất động sản đang xây dựng.
Phân tích: Việc tái cấu trúc doanh nghiệp là một biện pháp cần thiết
để Evergrande giải quyết các vấn đề về quản lý và tài chính. Việc
thành lập Evergrande Property Services Group sẽ giúp Evergrande
tập trung vào các hoạt động cốt lõi của mình, đó là phát triển và xây
dựng bất động sản. Công ty mới này cũng sẽ giúp Evergrande giải
quyết vấn đề về các dự án bất động sản đang xây dựng dở dang.
Đánh giá: Việc tái cấu trúc doanh nghiệp là một biện pháp mang lại
hiệu quả nhất định cho Evergrande. Nó giúp công ty giải quyết các vấn
đề về quản lý và tài chính, đồng thời tăng khả năng thanh toán. Tuy
nhiên, biện pháp này cũng có thể dẫn đến một số tác động tiêu cực, chẳng hạn như:
Tăng chi phí hoạt động của công ty.
Ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của công ty.
Gây khó khăn cho việc huy động vốn.
Đàm phán với chủ nợ: Evergrande đã đàm phán với các chủ nợ để gia
hạn thời hạn thanh toán nợ và giảm lãi suất. Đến nay, công ty đã đạt
được thỏa thuận với khoảng 90% chủ nợ. Nội dung cụ thể:
Evergrande đã đạt được thỏa thuận tái cơ cấu nợ với các chủ nợ
quốc tế. Các chủ nợ tham gia 3 kế hoạch tái cơ cấu nợ, hoán đổi nợ
thành tín phiếu và trái phiếu mới hoặc cổ phần trong công ty dịch
vụ bất động sản Evergrande Property Services và công ty sản xuất
xe điện Energy Vehicle của Evergrande niêm yết ở Hong Kong
(Trung Quốc). Các kế hoạch tái cơ cấu trên được Evergrande công
bố tháng trước. Quá trình tái cơ cấu nợ dự kiến diễn ra từ ngày 1/10/2023 này 15
Evergrande đã đề xuất gia hạn thời hạn thanh toán nợ trong vòng
2-3 năm và giảm lãi suất xuống 5-7%.
Các chủ nợ đã đồng ý với các điều khoản này.
Phân tích: Việc đàm phán với chủ nợ là một biện pháp cần thiết để
Evergrande giải quyết vấn đề về nợ nần. Theo ước tính, Evergrande đã
đạt được thỏa thuận với khoảng 90% chủ nợ. Đây là một con số đáng
khích lệ, cho thấy công ty đã có những bước tiến tích cực trong việc đàm phán với chủ nợ.
Việc đạt được thỏa thuận với chủ nợ sẽ giúp Evergrande giảm bớt
gánh nặng nợ nần và tăng khả năng thanh toán. Điều này sẽ giúp công
ty tránh bị phá sản và có thể tiếp tục hoạt động.
Đánh giá: Việc đàm phán với chủ nợ là một biện pháp mang lại hiệu
quả nhất định cho Evergrande. Nó giúp công ty giảm bớt gánh nặng
nợ nần, tăng khả năng thanh toán và tránh bị phá sản. Tuy nhiên, biện
pháp này cũng có thể dẫn đến một số tác động tiêu cực, chằng hạn như:
Giảm lợi nhuận của công ty.
Ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của công ty.
Gây khó khăn cho việc huy động vốn trong tương lai.
Tăng cường quản lý tài chính: Evergrande đã thành lập một bộ phận
mới chuyên trách quản lý tài chính. Bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm
giám sát các hoạt động tài chính của công ty và đưa ra các biện pháp để giảm thiểu rủi ro.
Nội dung cụ thể: Nhiệm vụ của bộ phận quản lí tài chính mới là:
Bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động tài chính của công ty, bao gồm: Quản lý dòng tiền Quản lý nợ Quản lý đầu tư Quản lý rủi ro 16
Bộ phận này cũng sẽ đưa ra các biện pháp để giảm thiểu rủi ro tài chính cho công ty. Phân tích:
Việc thành lập bộ phận quản lý tài chính mới là một bước đi tích
cực của Evergrande trong việc cải thiện quản lý tài chính. Bộ phận
này sẽ giúp công ty giám sát chặt chẽ các hoạt động tài chính và
đưa ra các biện pháp để giảm thiểu rủi ro.
Việc cải thiện quản lý tài chính là một biện pháp cần thiết để
Evergrande tránh bị phá sản. Trong quá khứ, Evergrande đã bị chỉ
trích vì quản lý tài chính kém hiệu quả, dẫn đến việc tích lũy nợ nần quá mức.
Đánh giá: Việc thành lập bộ phận quản lý tài chính mới là một biện
pháp mang lại hiệu quả nhất định cho Evergrande. Nó giúp công ty
giám sát chặt chẽ các hoạt động tài chính và đưa ra các biện pháp để
giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, biện pháp này cần có thời gian để phát huy hiệu quả.
Tăng cường minh bạch: Evergrande đã công bố báo cáo tài chính
hàng quý và hàng năm trên trang web của công ty. Công ty cũng đã tổ
chức các cuộc họp thường niên với các nhà đầu tư và người mua nhà
để giải đáp thắc mắc. Nội dung cụ thể: Báo cáo tài chính:
Evergrande đã công bố báo cáo tài chính hàng quý và hàng năm
trên trang web của công ty từ năm 2022.
Báo cáo tài chính bao gồm các thông tin về tình hình tài chính,
hoạt động kinh doanh và dòng tiền của công ty.
Các cuộc họp thường niên:
Evergrande đã tổ chức các cuộc họp thường niên với các nhà đầu
tư và người mua nhà từ năm 2022.
Trong các cuộc họp này, công ty đã giải đáp các thắc mắc của các
nhà đầu tư và người mua nhà về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của công ty. 17 Phân tích:
Việc tăng cường minh bạch là một biện pháp cần thiết để
Evergrande lấy lại lòng tin của các nhà đầu tư và người mua nhà.
Trong quá khứ, Evergrande đã bị chỉ trích vì thiếu minh bạch, dẫn
đến việc các nhà đầu tư và người mua nhà không thể nắm rõ tình
hình tài chính và hoạt động kinh doanh của công ty.
Việc công bố báo cáo tài chính hàng quý và hàng năm trên trang
web của công ty là một bước đi tích cực của Evergrande trong việc
tăng cường minh bạch. Điều này giúp các nhà đầu tư và người mua
nhà có thể dễ dàng tiếp cận với thông tin về tình hình tài chính và
hoạt động kinh doanh của công ty.
Việc tổ chức các cuộc họp thường niên với các nhà đầu tư và người
mua nhà cũng là một bước đi tích cực của Evergrande trong việc
tăng cường minh bạch. Điều này giúp công ty có thể giải đáp trực
tiếp các thắc mắc của các nhà đầu tư và người mua nhà, giúp họ
hiểu rõ hơn về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của công ty. Đánh giá:
Việc tăng cường minh bạch là một biện pháp mang lại hiệu quả
nhất định cho Evergrande. Nó giúp công ty lấy lại lòng tin của các
nhà đầu tư và người mua nhà. Tuy nhiên, biện pháp này cần có
thời gian để phát huy hiệu quả.
Tuy nhiên, công ty cần đảm bảo rằng các thông tin được công bố là
chính xác và đầy đủ, để các nhà đầu tư và người mua nhà có thể
đưa ra các quyết định đầu tư và mua nhà một cách sáng suốt.
Ngày 17/8/2023, Evergrande đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản lên
tòa án Manhattan ở Mỹ. Nội dung cụ thể:
-Lý do nộp đơn xin bảo hộ phá sản: Công ty đã gặp khó khăn trong
việc trả nợ, dẫn đến các chủ nợ yêu cầu phá sản.
-Các tác động của việc nộp đơn xin bảo hộ phá sản: 18
Việc nộp đơn xin bảo hộ phá sản sẽ giúp Evergrande tạm thời
tránh khỏi các yêu cầu thanh toán từ các chủ nợ.
Công ty sẽ có thời gian để tái cấu trúc hoạt động và tìm kiếm các giải pháp để trả nợ.
Phân tích: Việc nộp đơn xin bảo hộ phá sản là một bước đi quan trọng
của Evergrande trong việc giải quyết khủng hoảng vỡ nợ. Nó giúp
công ty tạm thời tránh khỏi các yêu cầu thanh toán từ các chủ nợ, và
có thời gian để tái cấu trúc hoạt động.
Tuy nhiên, việc nộp đơn xin bảo hộ phá sản cũng là một dấu hiệu cho
thấy Evergrande đang gặp khó khăn nghiêm trọng. Nếu công ty không
thể thực hiện các biện pháp tái cấu trúc hiệu quả, thì khả năng
Evergrande có thể vượt qua khủng hoảng vỡ nợ và tiếp tục hoạt động là rất thấp.
Đánh giá: Việc nộp đơn xin bảo hộ phá sản là một biện pháp mang lại
hiệu quả nhất định cho Evergrande. trong ngắn hạn. Tuy nhiên, biện
pháp này cũng có thể dẫn đến một số tác động tiêu cực, chẳng hạn như:
Giảm uy tín và thương hiệu của công ty.
Gây khó khăn cho việc huy động vốn trong tương lai. ❖Kết quả
Các biện pháp của Evergrande đã nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ
Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc đã cho phép Evergrande tiếp tục
hoạt động và thực hiện các biện pháp tái cấu trúc. Kết quả của các
biện pháp này là Evergrande đã tránh được việc phá sản và tiếp tục
hoạt động. Tuy nhiên, công ty vẫn đang trong quá trình tái cấu trúc và
chưa thể phục hồi hoàn toàn.
Sau những nỗ lực trong giai đoạn khắc nghiệt nhất, hiện Evergrande
đã có một vài chuyển biến tích cực hơn: 1 T
. rên sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông, mã cổ phiếu
Evergrande đã được giao dịch trở lại vào ngày 3/10/2023. Trong
phiên giao dịch đầu tiên trở lại, cổ phiếu Evergrande có thời điểm tăng 42% 19
và chốt phiên ở mức tăng 20% so với giá đóng cửa trước khi bị đình chỉ
giao dịch. Tuy nhiên, mã cổ phiếu này vẫn còn thấp hơn rất nhiều so
với mức giá trước khi khủng hoảng vỡ nợ.
Việc mã cổ phiếu của Evergrande được giao dịch trở lại là một bước
tiến quan trọng trong quá trình giải quyết khủng hoảng vỡ nợ của công ty.
2. Evergrande cam kết trả nợ trong năm 2023, giữa bối cảnh phải đối
mặt với việc tái cấu trúc sau cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung
Quốc. Trong một email nội bộ, Chủ tịch Evergrande Hứa Gia Ấn nói
với nhân viên rằng "2023 là năm quan trọng để Evergrande thực hiện
trách nhiệm của công ty và làm mọi thứ trong khả năng của mình để
đảm bảo thực hiện các dự án xây dựng".
Theo thông báo trên, Evergrande đã nối lại công việc tại 732 công
trường xây dựng và bàn giao 301.000 căn hộ cho người mua nhà.
❖ Đánh giá chung: Dưới đây là đánh giá chung về hiệu quả của các
biện pháp giải quyết hậu quả của khủng hoảng vỡ nợ của tập đoàn Evergrande:
Về mặt ngắn hạn: Các biện pháp giải quyết hậu quả của khủng
hoảng vỡ nợ của Evergrande đã giúp công ty tránh bị phá sản và
tiếp tục hoạt động. Tuy nhiên, các biện pháp này cũng đã dẫn đến
một số tác động tiêu cực, chẳng hạn như giảm quy mô hoạt động,
giảm lợi nhuận và ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của công ty.
Về mặt dài hạn: Để có thể vượt qua khủng hoảng và tiếp tục hoạt
động trong tương lai, Evergrande cần phải thực hiện các biện pháp
giải quyết hậu quả của khủng hoảng một cách hiệu quả và bền
vững. Công ty cần phải tập trung vào các hoạt động cốt lõi, cải
thiện hiệu quả hoạt động và đổi mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường. 20 VII. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Một số giải pháp khả thi cho Evergrande có thể là:
Tiếp tục thực hiện kế hoạch tái cơ cấu nợ đã thỏa thuận
với các chủ nợ, trong đó bán các tài sản không liên quan
đến hoạt động kinh doanh chính của công ty và sử dụng
số tiền thu được để trả dần các khoản nợ.
Ý kiến này dựa trên việc Evergrande đã đạt được một thỏa thuận
tái cơ cấu nợ nước ngoài với các nhà đầu tư vào tháng 4/2023.
Theo đó, Evergrande sẽ bán các tài sản ở nước ngoài và sử dụng số
tiền thu được để trả nợ.
Mục tiêu: giảm bớt áp lực tài chính cho Evergrande, bằng cách
giảm số lượng và thời hạn của các khoản nợ, cũng như tăng nguồn
thu từ việc bán tài sản.
Lợi ích: giúp Evergrande tránh khỏi nguy cơ phá sản, khôi phục
niềm tin của các chủ nợ và thị trường, cũng như tập trung vào
hoạt động kinh doanh chính là bất động sản.
Nhược điểm: có thể gây ra mất giá trị cho Evergrande, khi công ty
phải bán tài sản với giá rẻ hơn giá trị thực. Ngoài ra, việc tái cơ cấu
nợ cũng có thể gặp nhiều khó khăn và rủi ro pháp lý, khi
Evergrande phải đối mặt với sự phản đối của các bên liên quan
Tìm kiếm sự hợp tác và hỗ trợ từ các tổ chức do nhà
nước Trung Quốc chống lưng, trong việc cung cấp tín
dụng ưu đãi, giải quyết các tranh chấp pháp lý và duy
trì sự ổn định của ngành bất động sản
Ý kiến này dựa trên việc Trung Quốc là một quốc gia lớn và có
ảnh hưởng trong khu vực, Trung Quốc cũng có lợi ích trong việc 21
duy trì sự ổn định của ngành bất động sản, một trong những ngành
kinh tế quan trọng của Trung Quốc
Mục tiêu: tận dụng sự hỗ trợ từ các tổ chức do nhà nước Trung
Quốc chống lưng, trong việc cung cấp tín dụng ưu đãi, giải quyết
các tranh chấp pháp lý và duy trì sự ổn định của ngành bất động
sản. Điều này sẽ giúp Evergrande có thêm nguồn vốn, giảm thiểu
rủi ro và tăng cường khả năng cạnh tranh.
Lợi ích: giúp Evergrande giải quyết được một phần nợ nước ngoài,
đặc biệt là với các nhà đầu tư từ các nước khác như Mỹ, Nhật Bản,
Hàn Quốc. Ngoài ra, việc hợp tác với các tổ chức do nhà nước
Trung Quốc chống lưng cũng có thể mở ra cơ hội cho Evergrande
tham gia vào các dự án bất động sản lớn và chiến lược của Trung
Quốc, như Dự án Vành đai và Con đường.
Nhược điểm: có thể gây ra sự phụ thuộc quá mức của Evergrande
đối với Trung Quốc, khiến công ty mất đi sự tự chủ và linh hoạt
trong hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, việc hợp tác với các tổ chức
do nhà nước Trung Quốc chống lưng cũng có thể gây ra sự căng
thẳng và xung đột với các bên liên quan khác, như Chính phủ Việt
Nam, các nhà đầu tư quốc tế và người mua nhà
Tập trung vào việc hoàn thành các dự án đã cam kết với
người mua nhà, nhà cung cấp và các bên liên quan
khác, trong đó ưu tiên cho những dự án có tiềm năng
sinh lời cao và có nhu cầu lớn
Ý kiến này dựa trên việc Evergrande hiện đang nắm hơn 1.300 dự
án bất động sản tại hơn 280 thành phố ở Trung Quốc. Một số
trong số đó cũng có mặt tại Việt Nam, như dự án Evergrande Oasis tại Hà Nội.
Mục tiêu: giúp Evergrande hoàn thành các nghĩa vụ đã cam kết
với người mua nhà, nhà cung cấp và các bên liên quan khác, trong
đó ưu tiên cho những dự án có tiềm năng sinh lời cao và có nhu
cầu lớn. Điều này sẽ giúp Evergrande tăng doanh thu, giảm chi phí và cải thiện uy tín. 22
Lợi ích: giúp Evergrande tránh khỏi sự phản đối và kiện tụng từ
các bên có lợi ích, cũng như duy trì sự ổn định của thị trường bất
động sản Trung Quốc và Việt Nam. Ngoài ra, việc hoàn thành các
dự án cũng có thể tạo ra các cơ hội hợp tác mới với các đối tác khác.
Nhược điểm: có thể gây ra sự căng thẳng cho nguồn lực của
Evergrande, khi công ty phải đối mặt với thiếu hụt vốn, thiếu hụt
nhân công và thiếu hụt nguyên liệu. Ngoài ra, việc hoàn thành các
dự án cũng có thể gặp nhiều khó khăn và rủi ro do ảnh hưởng của
dịch COVID-19, biến đổi khí hậu và chính sách quy hoạch
Thực hiện các biện pháp cắt giảm chi phí và tăng hiệu
quả hoạt động, trong đó tối ưu hóa quy trình quản lý,
giảm bớt nhân sự thừa và cải thiện chất lượng sản phẩm
Ý kiến này dựa trên việc Evergrande đang gặp khó khăn về tài
chính và cần tìm cách giảm thiểu các chi phí không cần thiết trong
hoạt động sản xuất và quản lý.
Mục tiêu: giúp Evergrande tăng hiệu quả hoạt động, bằng cách tối
ưu hóa quy trình quản lý, giảm bớt nhân sự thừa và cải thiện chất
lượng sản phẩm. Điều này sẽ giúp Evergrande tiết kiệm chi phí,
nâng cao năng suất và uy tín.
Lợi ích: giúp Evergrande cạnh tranh hơn trong thị trường bất
động sản, khi có thể cung cấp các sản phẩm chất lượng cao với giá
cả hợp lý. Ngoài ra, việc cắt giảm chi phí và tăng hiệu quả hoạt
động cũng có thể giúp Evergrande trả nợ nhanh hơn và khôi phục
niềm tin của các chủ nợ.
Nhược điểm: có thể gây ra sự mất mát cho nhân viên và các bên
liên quan, khi Evergrande phải sa thải một số nhân viên, hủy bỏ
một số dự án hoặc thay đổi các điều khoản hợp đồng. Ngoài ra,
việc cắt giảm chi phí và tăng hiệu quả hoạt động cũng có thể gặp
nhiều khó khăn và rủi ro do ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài,
như thị trường, chính sách, dịch bệnh… 23
Tăng cường minh bạch và trách nhiệm trong việc công
bố báo cáo tài chính, kế hoạch kinh doanh và các thông
tin liên quan đến các bên có lợi ích, nhằm khôi phục
niềm tin của các nhà đầu tư và thị trường
Ý kiến này dựa trên việc Evergrande đang bị mất niềm tin của các
nhà đầu tư và thị trường do không công bố báo cáo tài chính, kế
hoạch kinh doanh và các thông tin liên quan đến các bên có lợi ích
một cách minh bạch và trách nhiệm.
Mục tiêu: giúp Evergrande tăng cường minh bạch và trách nhiệm
trong việc công bố báo cáo tài chính, kế hoạch kinh doanh và các
thông tin liên quan đến các bên có lợi ích, nhằm khôi phục niềm
tin của các nhà đầu tư và thị trường. Điều này sẽ giúp Evergrande
hạn chế rủi ro tín dụng, cải thiện uy tín và thu hút vốn.
Lợi ích: giúp Evergrande tuân thủ các quy định pháp luật và quốc
tế về minh bạch và trách nhiệm giải trình, như Luật tiếp cận thông
tin, Luật Phòng chống tham nhũng, Khung tăng cường minh bạch
hóa trong Thỏa thuận Paris, các nguyên tắc đảm bảo an toàn
Cancun trong quá trình thực thi REDD+3 . Ngoài ra, việc tăng
cường minh bạch và trách nhiệm giải trình cũng có thể giúp
Evergrande nâng cao hiệu quả quản lý, giải quyết các tranh chấp
và xây dựng lòng tin với các bên liên quan.
Nhược điểm: có thể gây ra sự phơi bày cho Evergrande, khi công
ty phải tiết lộ các thông tin nhạy cảm hoặc tiêu cực về tình hình tài
chính, kinh doanh và các rủi ro tiềm ẩn. Ngoài ra, việc tăng cường
minh bạch và trách nhiệm giải trình cũng có thể gặp nhiều khó
khăn và chi phí do thiếu sự sẵn có, độ tin cậy và sự chính xác về số
liệu; thiếu năng lực và kinh nghiệm trong việc công bố thông tin;
thiếu hành lang pháp lí liên quan đến thực thi chính sách kịp thời và đầy đủ. 24
VIII. Bài học rút ra
1. Bài học cho các doanh nghiệp bất động sản:
Cần có một cấu trúc tài chính bền vững, không dựa quá nhiều vào
nguồn vốn vay và công cụ nợ ngắn hạn. Lý do:
Bởi cấu trúc tài chính là nhân tố tiên quyết ảnh hưởng đến sự bền
vững của doanh nghiệp bất động sản . Như chúng ta đã biết, bất động
sản là một ngành đặc thù, đòi hỏi nguồn vốn lớn. Do đó, việc vay nợ là
một điều tất yếu đối với doanh nghiệp bất động sản . Tuy nhiên, nếu
doanh nghiệp dựa quá nhiều vào nguồn vốn đi vay và công cụ nợ ngắn
hạn thì họ sẽ phải đối mặt với những rủi ro có thể xảy ra như sau:
Khi các khoản nợ ngắn hạn đến thời gian thanh khoản, doanh
nghiệp không có tiền chi trả, khiến cho uy tín của doanh nghiệp bị
giảm sút, khó huy động được nguồn vốn khác. Đây chính là nguồn
nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của doanh nghiệp. Bởi uy tín là
dòng máu nuôi sống doanh nghiệp, mất uy tín khiến doanh nghiệp
sẽ điêu đứng và dần dần sẽ dẫn đến suy vong nhất là đối với các
doanh nghiệp bất động sản kinh doanh bằng uy tín.
Có 1 sự thực là không ai cho không ai cái gì nên khi doanh nghiệp
đi vay, doanh nghiệp sẽ mất một khoản lãi phải trả cho bên cho
vay. Như vậy, khi lãi suất thị trường thay đổi ( lãi tăng ) kéo theo
việc doanh nghiệp sẽ phải trả nhiều tiền lãi hơn, đây cũng là một
nguyên nhân dẫn đến việc bán thốc bán tháo tài sản để trả lãi vay
và áp lực lãi suất quá lớn có thể khiến doanh nghiệp tới bờ vực của sự phá sản 25 Giải pháp:
DN cần kinh doanh một cách bền vững bằng cách duy trì cân đối
giữa tài sản và nợ. Doanh nghiệp cần kiểm soát chặt chẽ giữa mức
nợ và tài chính của họ để không phụ thuộc quá nhiều vào việc vay
mượn. Bằng mọi cách, doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị
trường thì cần phải tạo ra một kế hoạch tài chính tối ưu đảm bảo
rằng doanh nghiệp có khả năng trả nợ và duy trì hoạt động kinh
doanh trong thời kỳ khó khăn.
Hơn nữa, doanh nghiệp cần chủ động xây dựng một kế hoạch
phân luồng giữa nợ dài hạn và nợ ngắn hạn để có những kế hoạch
cụ thể khi các khoản nợ này đáo hạn
Có sự linh hoạt trong việc điều chỉnh chiến lược kinh doanh
theo biến động của thị trường và chính sách của Chính phủ. Lý do:
Thị trường bất động sản là một thị trường biến động liên tục, chịu tác
động của nhiều yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị. Chính sách của Chính
phủ cũng có thể thay đổi theo từng giai đoạn, ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp bất động sản. Do đó, để tồn tại và
phát triển bền vững, các doanh nghiệp bất động sản cần có sự linh
hoạt trong việc điều chỉnh chiến lược kinh doanh, đáp ứng kịp thời
những thay đổi của thị trường và chính sách.của chính phủ. Giải pháp:
Để làm được điều này đòi hỏi các DN cần đầu tư xây dựng 1 hệ thống
quản lý rủi ro mạnh mẽ lên kế hoạch dự phòng các nguồn tài chính
cho các tổn thất, hạn chế và giảm thiểu tổn thất 1 khi rủi ro xảy ra
song song với việc theo dõi sát xao mọi sự biến động của thị trường,
cùng với việc nâng cao kiến thức nghiệp vụ để có thể đánh giá được
sớm các dấu hiệu cảnh báo và điều chỉnh chiến lược dự án quan trọng
nhằm tránh rơi vào tình trạng khó khăn tài chính. 26
Tập trung vào nhu cầu thực của người dân, không đầu cơ và
gây ra bong bóng bất động sản. Lý do:
Trong những năm gần đây, do tác động của dịch bệnh Covid khiến
cho thị trường bất động sản xảy ra nhiều hiện tượng tiêu cực như ôm
hàng, đầu cơ, thổi giá, mất cân đối giữa nguồn cung – cầu trên thị
trường bất động sản, cơ cấu hàng hóa bất động sản chưa hợp lý.
Những hiện tượng này đã gây ra nhiều hệ lụy xấu cho nền kinh tế, xã hội, như:
Dòng tiền đổ vào đầu tư dự án bị chôn chặt một chỗ.
Các dự án đầu tư có thể bị bỏ hoang, đập phá và không tiếp tục
triển khai, coi như mất trắng.
Thị trường bất động sản điêu đứng, ảm đạm
Doanh nghiệp bất động sản phá sản gây tổn thất nặng nề tới
những người dân đã đầu tư: mất tiền, mất nhà, nợ nần,... Giải pháp:
Phân tích và đánh giá kỹ nhu cầu thực của thị trường với khả năng
cung ứng của doanh nghiệp trước khi triển khai các sản phẩm,
dịch vụ bất động sản
Đủ tỉnh táo để nhìn vào mục tiêu dài hạn bằng cách triển khai
minh bạch thông tin về giá cả, nguồn gốc đất đai và tuân thủ các
quy định pháp luật hiện hành khi đưa sản phẩm bất động sản ra
thị trường, tránh việc câu kết với cò giá, môi giới để thổi phồng giá ăn chênh lệch
Doanh nghiệp cần phối hợp với các cơ quan chức năng để tuyên
truyền, nâng cao nhận thức của người dân về thị trường bất động
sản, giúp người dân tránh bị lừa đảo, đầu cơ. Bên cạnh đó, người
dân nên nâng cao nhận thức, không nên đầu tư theo tâm lý đám đông 27
2. Bài học cho các các chính phủ:
Cần có những biện pháp kiểm soát và giám sát hiệu quả các
hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản, nhất là những
doanh nghiệp có quy mô lớn và ảnh hưởng rộng. Lý do:
Thị trường bất động sản có vai trò rất quan trọng trong giữ vững ổn
định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn, thúc
đẩy tăng trưởng. Các doanh nghiệp bất động sản, nhất là những doanh
nghiệp có quy mô lớn và ảnh hưởng rộng, có vai trò quan trọng trong
việc định hình thị trường bất động sản. Các doanh nghiệp này còn có
thể tác động đến giá cả, nguồn cung, cầu của thị trường bất động sản.
Hơn nữa, các DN này có khả năng rất cao gây ra những rủi lớn cho nền
kinh tế và xã hội khi thực hiện các hoạt động phá hoại ngầm trái pháp
luật, gây tổn hại nặng nề tới nền kinh tế quốc gia. Giải pháp:
Nhà nước cần có cơ chế kiểm soát chặt chẽ các doanh nghiệp kinh
doanh bất động sản. Có nghĩa, khi doanh nghiệp lớn lên thì phải
tương ứng với dòng vốn thực của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp
bất động sản phải có yêu cầu về vốn bắt buộc khi thành lập và khi
phát triển theo từng giai đoạn. Bên cạnh đó là kiểm soát tỷ lệ nợ của
doanh nghiệp bất động sản dùng đòn bẩy tài chính. Nhà nước phải
xem xét quản lý và khống chế tỷ lệ nợ theo quy mô của doanh
nghiệp bất động sản xem tỷ lệ nợ là bao nhiêu thì an toàn cho doanh nghiệp bất động sản.
Nâng cao trách nhiệm quản lý tại cấp cơ sở, cần quy định cụ thể, rõ
ràng hơn trách nhiệm của lãnh đạo địa phương, quận, huyện, cán bộ
tham mưu, tổ chức xây dựng kế hoạch sử dụng đất, đấu giá quyền sử
dụng đất để nâng cao tinh thần trách nhiệm, chất lượng quản lý, sử
dụng đất. Kiên quyết xử lý các chủ đầu tư cố tình “ôm” đất. 28
Có những chính sách nhằm ổn định thị trường bất động sản,
ngăn chặn sự quá nóng hoặc quá lạnh, duy trì sự cân bằng
giữa cung và cầu. Lý do:
Thị trường bất động sản là một thị trường quan trọng mang tính chất
không ổn định, đặc điểm của thị trường này là mức đồ biến động lên
xuống liên tục, giá bất động sản biến động theo nhiều yếu tố cả thuận
lợi và bất lợi. Chính vì yếu tố này, chính phủ mỗi quốc gia cần xây
dựng 1 quy chế nhằm xoay luồng, hạn chế tính chất bất ổn định để có
thể kiểm soát được thi trường này, tránh xảy ra những rủi ro lớn Giải pháp:
Trước hết, Chính phủ cần hoàn thiện khung pháp lý về đất đai, nhà
ở bằng cách xây dựng hệ thống thuế tài sản hợp lý để ngăn chặn các
hành vi đầu cơ liên quan đến kinh doanh và chủ nghĩa bất động sản
bằng cách điều chỉnh mức giá nhà đất phù hợp với mức thu nhập
của người dân, kiểm soát về giá trần để không vượt qua một con số
nào đó. Khi giá nhà đất quá cao, vượt quá khả năng chi trả của
người dân có nhu cầu thực, nhiều người sẽ chuyển sang đầu cơ bất
động sản để kiếm lời. Điều này làm tăng nguồn cung bất động sản.
Điều chỉnh lại thuế trên tài sản, đó là thuế sở hữu nhà và các thuế
giao dịch mua bán nhà trong ngắn hạn để giảm đầu cơ. Ví như, một
người mua nhà phải giữ trong 5 năm trở lên thì khi bán sẽ chịu mức
thuế bình thường, còn nếu mua đi bán lại trong ngắn hạn sẽ phải
chịu mức thuế cao gấp nhiều lần. Như vậy sẽ không còn tồn tại tình
trạng đầu cơ bất động sản, chính sách thuế này cũng có thể điều tiết được giá nhà.
Kiểm soát tín dụng bất động sản chặt chẽ
Quyết tâm xóa quy hoạch treo, thu hồi hàng loạt dự án bỏ hoang và
cảnh báo đối với dự án chậm tiến độ. Nạn đầu cơ tích trữ quỹ đất
trong hai thập niên trở lại đây đã đến lúc làm quyết liệt để tạo điều
kiện cho các nhà đầu tư có năng lực. 29
Có những kế hoạch ứng phó kịp thời khi xảy ra khủng hoảng,
để giảm thiểu thiệt hại cho nền kinh tế và xã hội Lý do:
Khủng hoảng là những biến cố bất ngờ, ngoài tầm kiểm soát của con
người có thể gây ra những tiêu cực đến nền kinh tế khi chính phủ chưa
có động thái giải quyết đúng đắn và kịp thời. Khi xảy ra khủng hoảng,
nền kinh tế và xã hội sẽ chịu những tác động tiêu cực, như:
Tăng trưởng kinh tế giảm sút.
Tỷ lệ thất nghiệp, nghèo đói tăng cao.
Các doanh nghiệp phá sản.
Các hộ gia đình lâm vào cảnh khó khăn. Giải pháp:
Thanh tra toàn diện các dự án huy động vốn khi chưa đủ điều kiện
huy động và áp chế tài bất kể lý do gì. Bởi dự án chỉ sống bằng
khoản vay ngân hàng và duy trì bằng vốn huy động từ khách hàng
sẽ không thể cứu nếu vỡ nợ.
Kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa chính sách tài khóa và chính
sách tiền tệ, thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, an toàn, thận
trọng, chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, tập trung bảo đảm hiệu
quả, quản lý chặt chẽ giá cả, thị trường; không điều hành chính
sách "giật cục", không chuyển trạng thái đột ngột từ "nới lỏng"
sang kiểm soát chặt chẽ, hoặc ngược lại.
Các cơ quan, ban, ngành các cấp chính quyền cần phối hợp hiệu
quả, chủ động phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm những hành vi
sai phạm theo đúng quy định của pháp luật, chú ý các hành vi trốn
thuế trong kinh doanh bất động sản, không để đổ vỡ, bảo vệ những
người làm đúng, bảo vệ, hài hòa lợi ích nhà nước, người dân và doanh nghiệp. 30
3. Bài học cho các nhà đầu tư:
Cần có sự cẩn trọng khi đầu tư vào các cổ
phiếu của các doanh nghiệp bất động sản. Lý do:
Thị trường bất động sản có vai trò rất quan trọng trong giữ vững ổn
định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn, thúc
đẩy tăng trưởng. Các doanh nghiệp bất động sản, nhất là những doanh
nghiệp có quy mô lớn và ảnh hưởng rộng, có vai trò quan trọng trong
việc định hình thị trường bất động sản. Các doanh nghiệp này còn có
thể tác động đến giá cả, nguồn cung, cầu của thị trường bất động sản.
Hơn nữa, các DN này có khả năng rất cao gây ra những rủi lớn cho nền
kinh tế và xã hội khi thực hiện các hoạt động phá hoại ngầm trái pháp
luật, gây tổn hại nặng nề tới nền kinh tế quốc gia. Giải pháp:
Thị trường bất động sản như một con dao hai lưỡi tiềm ẩn nhiều rủi ro
đối với các nhà đầu tư, thị trường này có thể mang lại lợi nhuận cao
cho các nhà đầu tư nhưng cũng có thể mang lại rủi ro rất lớn cho họ.
Do đó, các nhà đầu tư cần có sự cẩn trọng khi đầu tư vào các cổ phiếu
của các doanh nghiệp bất động sản. bởi Giá cổ phiếu của các doanh
nghiệp bất động sản thường biến động mạnh theo thị trường bất động
sản. Khi thị trường bất động sản tăng trưởng, giá cổ phiếu của các
doanh nghiệp bất động sản cũng tăng theo. Tuy nhiên, khi thị trường
bất động sản suy thoái, giá cổ phiếu của các doanh nghiệp bất động
sản cũng giảm theo. Ngoài ra, khi doanh nghiệp phá sản thì nhà đầu tư
có nguy cơ bị mất trắng số tiền đã đầu tư 31
Nắm bắt được những thông tin cơ bản về doanh
nghiệp, như: lịch sử hoạt động, báo cáo tài chính, mô
hình kinh doanh, chiến lược phát triển, rủi ro tiềm ẩn Lý do:
Thị trường bất động sản là một thị trường rộng lớn, tiềm ẩn rất nhiều
rủi ro. Một nhà đầu tư muốn tiếp cận được thị trường này theo hướng
tạo ra lợi nhuận thì đòi hỏi nhà đầu tư đó cần trang bị cho mình nền
tảng kiến thức thật vững vàng, đầu tư thông tin tìm hiểu thật kỹ càng
các doanh nghiệp bất động sảnhướng đến, cũng như chuẩn bị tâm lý
luôn sẵn sàng để phòng ngừa cũng như đối phó với những rủi ro bất
ngờ không thể lường trước được. Giải pháp:
Hiện nay, công nghệ thông tin phát triển tạo điều kiện cho các nhà
đầu tư có thể dễ dàng tìm hiểu về doanh nghiệp bất động sản . Tìm
hiểu thông tin trên website của doanh nghiệp. Hầu hết các doanh
nghiệp đều có website chính thức, nơi cung cấp các thông tin cơ
bản về doanh nghiệp, như lịch sử hoạt động, mô hình kinh doanh,
chiến lược phát triển, các thành tựu đạt được,...
Nghiên cứu báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính
là một trong những nguồn thông tin quan trọng nhất để nhà đầu
tư đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo tài
chính thường được công bố trên website của doanh nghiệp hoặc
trên các trang web tài chính như FinGroup, VNDirect,...
Tham gia các buổi hội thảo của doanh nghiệp. Các buổi hội thảo
của doanh nghiệp thường là dịp để nhà đầu tư được gặp gỡ ban
lãnh đạo doanh nghiệp và đặt câu hỏi về các thông tin liên quan đến doanh nghiệp.
Tìm kiếm thông tin từ các chuyên gia. Có rất nhiều chuyên gia tài
chính, kinh doanh có thể cung cấp cho nhà đầu tư những thông tin
hữu ích về doanh nghiệp. 32
Có những phân tích và đánh giá khách quan
về giá trị và triển vọng của doanh nghiệp. Lý do:
Thị trường bất động sản là một thị trường rộng lớn, tiềm ẩn rất nhiều
rủi ro. Một nhà đầu tư muốn tiếp cận được thị trường này theo hướng
tạo ra lợi nhuận thì đòi hỏi nhà đầu tư đó cần trang bị cho mình nền
tảng kiến thức thật vững vàng, đầu tư thông tin tìm hiểu thật kỹ càng
các doanh nghiệp bất động sảnhướng đến, cũng như chuẩn bị tâm lý
luôn sẵn sàng để phòng ngừa cũng như đối phó với những rủi ro bất
ngờ không thể lường trước được. Giải pháp:
Hiện nay, công nghệ thông tin phát triển tạo điều kiện cho các nhà
đầu tư có thể dễ dàng tìm hiểu về doanh nghiệp bất động sản . Tìm
hiểu thông tin trên website của doanh nghiệp. Hầu hết các doanh
nghiệp đều có website chính thức, nơi cung cấp các thông tin cơ
bản về doanh nghiệp, như lịch sử hoạt động, mô hình kinh doanh,
chiến lược phát triển, các thành tựu đạt được,...
Nghiên cứu báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính
là một trong những nguồn thông tin quan trọng nhất để nhà đầu
tư đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo tài
chính thường được công bố trên website của doanh nghiệp hoặc
trên các trang web tài chính như FinGroup, VNDirect,...
Tham gia các buổi hội thảo của doanh nghiệp. Các buổi hội thảo
của doanh nghiệp thường là dịp để nhà đầu tư được gặp gỡ ban
lãnh đạo doanh nghiệp và đặt câu hỏi về các thông tin liên quan đến doanh nghiệp.
Tìm kiếm thông tin từ các chuyên gia. Có rất nhiều chuyên gia tài
chính, kinh doanh có thể cung cấp cho nhà đầu tư những thông tin
hữu ích về doanh nghiệp. 33
Không đặt trứng vào 1 rổ và có kế
hoạch thoát hàng khi thị trường biến động. Lý do:
Nhà đầu tư đang đánh cược khi kinh doanh bất động sản đồng nghĩa
với việc đánh cược tài sản hiện có của mình vào 1 tài sản có thể lớn
hơn trong tương lai, khi rủi ro càng cao thì lợi nhuận thu lại càng
nhiều nhưng đồng nghĩa với đó là nhà đầu tư phải đối mặt với nguy cơ
một là ăn cả, hai là ngã về không vì thị trường bất động sản cần rất
nhiều vốn để đầu tư. Có rất nhiều vụ việc đầu tư sai lầm dẫn đến
những vụ việc đau lòng thương tâm Giải pháp:
Nhà đầu tư cần chia nhỏ khoản đầu tư, tránh đầu tư quá nhiều vào
một doanh nghiệp bất động sản. Hoặc có thể đầu tư vào các ngành nghề khác nhau
Khi biến động thị trường cổ phiếu gây thiệt hại, nhà đầu tư nên có
những quyết định sáng suốt và kịp thời để tránh lỗ như: giảm tỷ
trọng cổ phiếu, chuyển sang các tài sản an toàn hơn như tiền mặt, trái phiếu
Luôn luôn theo dõi tình hình biến động của thị trường để nắm bắt
cơ hội cũng như giảm thiểu tốn thất gặp phải
4. Bài học cho các chủ nợ của tập đoàn:
Các chủ nợ của Evergrande là rất đa dạng và nhiều, bao gồm các ngân
hàng; trái chủ; người mua nhà; nhà cung cấp, nhà thầu.
a. Cho các ngân hàng:
Cần có sự kiểm soát và giám sát chặt chẽ về các khoản vay cho
các doanh nghiệp bất động sản, đặc biệt là những doanh
nghiệp có quy mô lớn và ảnh hưởng rộng. 34 Lý do:
Khoản vay ít thì người đi vay nợ ngân hàng, còn khoản vay lớn thì ngân
hàng sợ người đi vay. Bởi lẽ, hiện nay không một doanh nghiệp bất
động sản nào có đủ vốn chủ để có thể đầu tư vào những sản phẩm bất
động sản mà hầu hết ngân hàng sẽ là nhà tài trợ cho vay với một số tiền
không hề nhỏ. Một khi người đi vay gặp khủng hoảng dẫn đến việc
không trả được khoản vay thì ngân hàng cũng bị lao đao và khi ngân
hàng gặp rủi ro có thể dẫn đến hậu quả nặng nề nhất là phá sản. Giải pháp:
Ngân hàng cần tìm hiểu chi tiết về lịch sử tín dụng cũng như mức độ
có thể trả nợ đúng hạn của doanh nghiệp để đưa ra những đánh giá
và quyết định có nên cho doanh nghiệp vay tiền hay không
Đồng thời, ngân hàng cần phải xem xét đến nguồn tiền của mình, dự
phòng một nguồn tiền để tránh việc có những sự kiện bất ngờ xảy
đến như: người dân rút tiền,...
Có những biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời khi có dấu
hiệu vỡ nợ, để giảm thiểu thiệt hại cho ngân hàng và hệ thống tài chính. Lý do:
Hệ thống ngân hàng và hệ thống tài chính đóng vai trò quan trọng
trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, và nâng
cao đời sống của người dân. Một khi ngân hàng, hệ thống tài chính
trong tình hình không ổn định là hình ảnh phản chiếu của một nền
kinh tế của quốc gia đang trong bờ vực của sự suy thoái như: đầu tư
giảm, thất nghiệp gia tăng,...Vì vậy cần nâng cao sự quan tâm về suy
nghĩ cũng như về hành động đối với 2 hệ thống nhạy cảm này. Giải pháp:
Thực hiện thẩm định kỹ lưỡng trước khi cho vay: Các ngân hàng
cần đánh giá kỹ lưỡng tình hình tài chính của tập đoàn, bao gồm
khả năng sinh lời, khả năng thanh toán nợ, và các rủi ro tiềm ẩn.
Đặt ra các điều kiện cho vay chặt chẽ: Các ngân hàng cần đặt ra các
điều kiện cho vay chặt chẽ, chẳng hạn như tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở 35
hữu, tỷ lệ tài sản ròng, và tỷ lệ dòng tiền.
Theo dõi sức khỏe tài chính của tập đoàn thường xuyên: Cần theo
dõi tình hình tài chính của tập đoàn thường xuyên để phát hiện
sớm các dấu hiệu vỡ nợ.
Khi có dấu hiệu vỡ nợ, các chủ nợ cần có những biện pháp xử lý kịp thời, chẳng hạn như:
+ Tìm kiếm sự hợp tác của các chủ nợ khác: các chủ nợ có thể cùng
nhau đàm phán với tập đoàn để tìm kiếm giải pháp xử lý vỡ nợ.
+ Đề xuất các biện pháp tái cơ cấu: các ngân hàng có thể đề xuất các
biện pháp tái cơ cấu cho tập đoàn, chẳng hạn như gia hạn thời hạn trả
nợ, cắt giảm chi phí, hoặc bán tài sản.
+ Tiến hành thủ tục phá sản: Nếu các biện pháp khác không hiệu quả,
các ngân hàng có thể ép doanh nghiệp tiến hành thủ tục phá sản để thu hồi nợ.
Đặc biệt, Mỗi ngân hàng cần đảm bảo đầu tư xây dựng một phòng ban
chức năng chính để đánh giá rủi ro và lên những kế hoạch phòng
tránh rủi ro hay làm giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của rủi ro nhằm
mục đích đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh cũng như đáp
ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng.
b. Cho các người mua nhà:
Cần có sự hiểu biết và thận trọng khi mua nhà từ các doanh
nghiệp bất động sản. Lý do:
Người mua nhà thường là bên yếu thế hơn so với các doanh nghiệp bất
động sản. Bởi lẽ doanh nghiệp bất động sản có nhiều kinh nghiệm và
thông tin hơn, có thể sử dụng các chiêu trò để lừa đảo người mua nhà.
Nhiều trường hợp doanh nghiệp bất động sản dựa vào sự thiếu hiểu
biết của người mua để lợi dụng cũng như sử dụng các chiêu trò lừa
đảo để ăn chặn tiền của người mua nhà. 36 Giải pháp:
Người mua nhà cần trang bị cho bản thân đầy đủ các kiến thức cũng như
các kỹ năng cần thiết để phòng tránh cũng như không tạo điều kiện để
doanh nghiệp có thể lừa đảo bằng cách:
Đọc kỹ các điều khoản có trong hợp đồng mua nhà
Hiểu về pháp luật và làm thủ tục pháp lý đầy đủ hoặc thuê luật sư
Tìm hiểu kỹ về dự án đang quan tâm
Thuê chuyên gia có kinh nghiệm thẩm định dự án
Có những hợp đồng rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ của người
mua và người bán. Và có những biện pháp bảo vệ quyền lợi khi xảy ra rủi ro. Giải pháp:
Hợp đồng mua bán nhà là một văn bản pháp lý, có giá trị ràng buộc đối
với các bên tham gia. Khi có tranh chấp phát sinh, hợp đồng sẽ là căn cứ
để giải quyết tranh chấp. Do đó, một hợp đồng rõ ràng và chi tiết sẽ
giúp người mua nhà bảo vệ quyền lợi của mình trong trường hợp xảy ra
tranh chấp. Như vậy trong hợp đồng cần quy định rõ ràng cụ thể : Giá bán nhà Phương thức thanh toán Thời gian giao nhà Quyền sử dụng nhà
Nghĩa vụ của người mua và người bán
Biện pháp bồi thường, giải quyết tranh chấp
Kiểm tra kỹ lưỡng thông tin về uy tín, pháp lý, tiến độ và chất
lượng của dự án.
c. Cho các nhà cung cấp, nhà thầu: Lý do:
Thị trường bất động sản là một dạng điển hình của thị trường không
hoàn hảo: Giá cả bất động sản không hoàn toàn là giá cạnh tranh và
được so sánh bình đẳng trên thị trường. Việc thâm nhập thị trường này 37
là không dễ dàng đối với các nhà cung cấp và nhà thầu. Mọi khâu của
ngành bất động sản đều phải phụ thuộc vào nguồn vốn từ việc vay nợ
nên đặc trưng của ngành này là nợ cao và sử dụng rất nhiều đòn bẩy
tài chính, chính vì lẽ đó mà rủi ro nợ là phổ biến trong ngành bất động
sản . Khi tham gia thị trường này, các nhà cung cấp và nhà thầu phải
tự mình chi trước dòng vốn (vốn tự có hoặc đi vay mượn, chủ yếu dùng
nguồn vốn vay mượn) để nghiên cứu thị trường, tiến hành xây dựng và
hoàn thiện các công trình, sau khi xây dựng xong dự án thì các tập
đoàn bất động sản mới thanh toán cho họ. Như vậy, chúng ta có thể
hình dung cái giá mà các nhà cung cấp, nhà thầu bỏ ra là quá lớn, rủi
ro tiềm ẩn là rất nhiều. Khi tham gia một thị trường bất động sản đầy
tính rủi ro, một câu hỏi đặt ra là các nhà cung cấp, nhà thầu cần trang
bị những kỹ năng gì để vượt qua được những thách thức mà thị trường này mang lại ? Giải pháp:
Trước hết, nhà cung cấp và nhà thầu cần có sự cẩn thận khi ký kết
hợp đồng với các doanh nghiệp bất động sản.
Bởi hợp đồng là minh chứng cho cho việc hợp tác làm ăn với những
điều khoản cũng như trách nhiệm của hai bên. Một khi do chủ quan
chưa đọc kỹ các điều khoản mà đã ký thì các nhà cung cấp và các nhà
thầu vẫn phải tuân thủ mọi điều ghi trên hợp đồng dù cho các điều
khoản đó gây ra bất lợi cũng như tổn thất cho họ. Hơn nữa, các nhà
cung cấp và nhà thầu trên bàn cân hợp tác với các doanh nghiệp bất
động sản thì họ thường là bên yếu thế hơn và gặp nhiều rủi ro hơn nên
họ càng cần phải thật sự chú trọng mọi vấn đề trong hợp đồng.
Thứ hai, yêu cầu nhà thầu thanh toán kịp thời và đầy đủ cho các
dịch vụ hoặc hàng hóa đã cung cấp.
Điều này giúp nhà cung cấp vật liệu xây dựng thu được tiền để đầu tư
dự án khác nhằm mục đích kinh doanh cũng như bù lại những khoản
trả lãi cho các tổ chức tín dụng mà họ đã vay. Hơn nữa, việc các nhà
thầu thanh toán đúng thời hạn cho nhà cung cấp biểu hiện nguồn lực
tài chính của bên nhà thầu vững mạnh, uy tín nhà thầu lớn giúp việc 38
thực hiện các công đoạn được trơn tru và đạt được kết quả tốt nhất
trong việc hợp tác giữa hai bên. Để thực hiện được điều này, các nhà
thầu cần đảm bảo được nguồn tài chính của mình thật vững chắc thông
qua sự nghiên cứu, đánh giá các hạng mục đầu tư cũng như huy động
nguồn vốn vay hợp lý ở các tổ chức tín dụng với mức lãi suất mà nhà
thầu thấy an toàn nhất.
Thứ ba, có những biện pháp bảo đảm thanh toán khi xảy ra vỡ nợ
như thế chấp tài sản, xin bảo lãnh từ ngân hàng, ký quỹ, ...hợp lý
Nhằm mục đích hạ nhiệt những rủi ro và làm cho những tác động của
rủi ro đó không làm ảnh hưởng đến hoạt động cốt lõi của mình. Có thể
nói điều này là một thách thức khá khó khăn đối với các nhà cung cấp và nhà thầu.
d. Cho các trái chủ:
Kiểm tra kỹ lưỡng thông tin về uy tín, pháp lý, tiến độ và chất
lượng của dự án. Lý do:
Cấu trúc tài chính mạo hiểm và không minh bạch của các công ty bất
động sản này khiến cho rủi ro của trái phiếu phát hành ra cao hơn so
với của các công ty có cấu trúc tài chính lành mạnh và minh bạch từ đó
các trái chủ khó đánh giá được rủi ro của trái phiếu để đưa ra quyết định đầu tư. Giải pháp:
Tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp phát hành trái phiếu: Nhà đầu tư cần
tìm hiểu kỹ về tình hình tài chính, năng lực hoạt động, uy tín của
doanh nghiệp phát hành trái phiếu.
Đọc kỹ thông tin trái phiếu: Nhà đầu tư cần đọc kỹ thông tin trái
phiếu, bao gồm lãi suất, kỳ hạn, tài sản đảm bảo,...
Đánh giá rủi ro: Nhà đầu tư cần đánh giá kỹ rủi ro của trái phiếu
trước khi quyết định đầu tư.
Đầu tư với số tiền phù hợp: Nhà đầu tư chỉ nên đầu tư với số tiền
phù hợp với khả năng tài chính của mình. 39 IX. KẾT LUẬN
Hiện nay, Tập đoàn Evergrande có tổng nợ khoảng hơn 300 tỷ USD và
đang trên bờ vực sụp đổ. Nếu tập đoàn không giải quyết tình trạng nợ
nần này, nó có thể phải tuyên bố phá sản do tình hình hoạt động kinh
doanh tiếp tục lao dốc. Sự vỡ nợ của Evergrande rất có khả năng dẫn
đến cuộc khủng hoảng lớn trong ngành bất động sản và biến đổi đáng
kể trong ngành tài chính. Tập đoàn Evergrande cần phải đề ra một kế
hoạch hợp lý để vượt qua cuộc khủng hoảng này. Chính phủ cũng cần
tăng cường hỗ trợ chính sách, xử lý một cách hợp lý rủi ro nợ của Tập
đoàn Evergrande, cũng như các công ty bất động sản khác. Ngăn chặn
sự cố này ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế, xã hội Trung
Quốc và hệ thống tài chính quốc tế.
Chúng tôi hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn một cái nhìn sâu
sắc và toàn diện về case study “Quả bom nợ Evergrande” và rủi ro
kinh tế (tài chính) trong kinh doanh quốc tế. Chúng tôi cũng mong
muốn bài viết này sẽ khơi gợi cho bạn những suy nghĩ mới và thúc đẩy
bạn tiếp tục nghiên cứu về chủ đề này trong tương lai. 40
X. Tài liệu tham khảo
1. The Cause and Enlightenment of Evergrande’s Debt Crisis | Atlantis Press (atlantis-press.com)
2. Chinese property giant close to collapse – DW – 09/16/2021 C572126.pdf (aijbm.com)
3. https://finance.yahoo.com/quote/3333.HK/balance-sheet/
4. https://www.youtube.com/watch?v=dnp_MxXY9qs
5. https://www.youtube.com/watch?v=OABQT3gyYmA
6. Nhìn lại sự kiện Evergrande và chính sách “3 lằn ranh đỏ” của
Trung Quốc - Hàm ý đối với Việt Nam (tapchinganhang.gov.vn)
7. Nghịch lý ở Evergrande: Năm nào cũng lãi hàng tỷ USD, tài sản ngắn
hạn khổng lồ, tại sao vẫn bên bờ vực phá sản? (vietnambiz.vn)
8. Toàn cảnh "bom nợ" ở tập đoàn địa ốc khổng lồ Evergrande - Nhịp
sống kinh tế Việt Nam & Thế giới (vneconomy.vn)
9. https://vneconomy.vn/ket-cuc-nao-cho-evergrande.htm
https://www.vietnamplus.vn/giai-ma-ly-do-day-nguoi-khong-lo-
evergrande-den-bo-vuc-pha-san/742910.vnp
10. Evergrande chính thức vỡ nợ trái phiếu USD (cafef.vn)
11. https://tuoitre.vn/bat-dong-san-evergrande-xin-bao-ho-pha-san- o-my-2023081809072253.htm
12. https://dantri.com.vn/kinh-doanh/evergrande-bi-vo-no-dieu-gi-
se-xay-ra-tiep-theo-20211210125523272.htm
13. https://baotintuc.vn/the-gioi/evergrande-lan-dau-tien-bi-tuyen-
bo-pha-san-vi-mat-kha-nang-chi-tra-20211209162115635.htm
14. https://www.youtube.com/watch?v=J1Hxfnxyam8 15.
https://vietnamnet.vn/bom-no-evergrande-thoi-khac-nguy-
hiem-bac-kinh-vao-cuoc-giai-cuu-777718.html 41