-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của Vinasamex | Tiểu luận môn kinh doanh quốc tế Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Từ xa xưa, đất nước Việt Nam xinh đẹp của chúng ta là một đất nước may mắn khi được thiên nhiên ưu ái ban cho nhiều nguyên tài nguyên và khoáng sản phong phú. Cùng với vị trí địa lý và thời tiết khí hậu thuận lợi cho việc trồng lúa và các loại cây hoa màu khác thì nền nông nghiệp của nước ta vẫn luôn là một trong những ngành đem lại nhiều lợi nhuận cho nguồn kinh tế của đất nước. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh doanh quốc tế (INBU220508)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ ------Ð&Ñ------ BÁO CÁO CUỐI KỲ
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH
DOANH QUỐC TẾ CỦA VINASAMEX
GVHD: TS.Trương Ánh Minh
MÃ MÔN HỌC: INBU220508_22_1_04
INBU220508_22_1_04 (THỨ 3 TIẾT 11-12)
NHÓM THỰC HIỆN: Nhóm 9
Thành phố Thủ Đức, tháng 12 năm 2022
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA THỰC HIỆN BÁO CÁO CUỐI KỲ
- Nhóm trưởng : Trần Nguyễn Hoàng Hiệp
- SĐT : 0389000469
- Email : hiep04112003@gmail.com
1. Mã lớp môn học: INBU220508_22_1_04 (Thứ 3 tiết 11-12)
2. Giảng viên hướng dẫn: TS.Trương Ánh Minh
3. Tên đề tài: Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của Vinasamex
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC Tỉ lệ STT Họ Tên MSSV Nội dung công việc hoàn thành A. Mở đầu Trần Nguyễn Hoàng
- Lý do chọn đề tài 1 21126297
- Phương pháp nghiên cứu Hiệp 100%
- Mục tiêu nghiên cứu C. Kết luận 1. Kinh doanh quốc tế 1.1 . Khái niệm
1.2 . Lý do Vinasamex tham gia
trên thị trường kinh doanh quốc tế 2 Võ Thị Lan Anh 21126288
1.3 . Các hình thức kinh doanh 100% quốc tế
1.4 . Các yếu tố tác động đến quá
trình phát triển ra thị trường
quốc tế của doanh nghiệp
2. Chiến lược kinh doanh quốc tế 1.5 Khái niệm 3 Nguyễn Phúc Toàn 21132232
1.6 Quản trị chiến lược kinh 100% doanh quốc tế
1.7 Chiến lược kinh doanh quốc tế
2 Các chiến lược kinh doanh
quốc tế mà Vinasamex đã áp dụng 4 Nguyễn Khải Minh 21126309
2.1 Lý do chọn thị trường 100%
2.2 Phương thức thâm nhập và
chiến lược công ty của Vinasamex
2.3 Chiến lược cạnh tranh của công ty 5 Phan Minh Đạt 21126129
2.4 Chiến lược kinh doanh theo 100%
hướng phát triển của hoạt động công ty 2.5 Phân tích SWOT
3 Môi trường kinh doanh tại thị 6 Hồ Thị Quỳnh Chi 21126289 trường quốc tế 100%
4 Hiệu quả của chiến lược kinh doanh quốc tế
1. Giới thiệu về doanh nghiệp Vinasamex
2. Giới thiệu sản phẩm của 7 Bùi Minh Hiển 21126140 Vinasamex 100% C. Tài liệu tham khảo
- Chỉnh sửa tiểu luận
Nhận xét của giảng viên:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Thành phố Thủ Đức, Tháng 12 năm 2022 MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU.................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................2
B. NỘI DUNG..............................................................................................................................3 I.
Cơ sở lý thuyết................................................................................................................3
1. Kinh doanh quốc tế.........................................................................................................3 1.1.
Khái niệm...................................................................................................................3 1.2.
Lý do Vinasamex tham gia kinh doanh trên thị trường quốc tế.................................3 1.3.
Các hình thức kinh doanh quốc tế.............................................................................4 1.4.
Các yếu tố tác động đến quá trình phát triển ra thị trường quốc tế............................5
2. Chiến lược kinh doanh quốc tế......................................................................................5 2.1.
Khái niệm...................................................................................................................5 2.2.
Quản trị chiến lược kinh doanh quốc tế.....................................................................6 2.3.
Chiến lược kinh doanh quốc tế..................................................................................8 2.3.1.
Chiến lược quốc tế..............................................................................................9 2.3.2.
Chiến lược đa nội địa.........................................................................................9 2.3.3.
Chiến lược toàn cầu............................................................................................9 2.3.4.
Chiến lược xuyên quốc gia...............................................................................10 II.
Thực trạng chiến lược kinh doanh quốc tế của Vinasamex......................................11
1. Giới thiệu về doanh nghiệp Vinasamex.......................................................................11
2. Giới thiệu về sản phẩm của Vinasamex......................................................................12
3. Các chiến lược kinh doanh quốc tế mà Vinasamex đã áp dụng...............................13 3.1.
Lý do chọn thị trường..............................................................................................13 3.2.
Phương thức thâm nhập và chiến lược cấp công ty của Vinasamex........................13 3.3.
Chiến lược cạnh tranh của công ty..........................................................................13 3.4.
Chiến lược kinh doanh theo hướng phát triển hoạt động của công ty.....................13 3.5.
Phân tích SWOT Vinasamex...................................................................................13
4. Môi trường kinh doanh tại thị trường quốc tế...........................................................13
5. Hiệu quả của chiến lược kinh doanh quốc tế..............................................................13
C. KẾT LUẬN...........................................................................................................................14
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................15 A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ xa xưa, đất nước Việt Nam xinh đẹp của chúng ta là một đất nước may
mắn khi được thiên nhiên ưu ái ban cho nhiều nguyên tài nguyên và khoáng sản
phong phú. Cùng với vị trí địa lý và thời tiết khí hậu thuận lợi cho việc trồng lúa
và các loại cây hoa màu khác thì nền nông nghiệp của nước ta vẫn luôn là một
trong những ngành đem lại nhiều lợi nhuận cho nguồn kinh tế của đất nước.
Hiện nay với thời kỳ công nghệ 4.0, xã hội loài người phát triển vượt bậc,
khoa học công nghệ phát triển hơn cả. Cuộc sống của con người đã được nâng cấp,
nhu cầu về ăn uống khoa học và sức khỏe cũng là mối quan tâm hàng đầu. Và
nước ta là một nước chuyên xuất khẩu những sản phẩm nông sản sang các nước
mà không có điều kiện thuận lợi cũng như là vị trí địa lý khác, đặc biệt là các nước
châu âu và Mỹ. Không chỉ có lúa gạo hay cà phê là mặt hàng chủ lực của nước ta
để xuất khẩu ra thế giới mà nhóm chúng em còn phát hiện ra ngay chính đất nước
của chúng ta vẫn còn có những hương liệu, dược liệu quý hiếm và vô cùng tốt cho
sức khỏe đó chính là quế và hồi.
Quế và hồi là hai loại dược liệu rất quý hiếm trên thế giới và Việt Nam may
mắn là một trong những đất nước sở hữu được hai loại hương, dược liệu này. Đây
là những gia vị, hương liệu và dược liệu đặc trưng trong nền ẩm thực Trung Hoa
và nền ẩm thực của nước ta. Và càng ngày thì các nước châu âu nhận thấy được
giá trị của hai loại gia vị dược liệu này và càng ngày trở nên ưa chuộng hơn.
Nhóm chúng em tìm hiểu và nhận thấy rằng công ty Vinasamex (Công ty Cổ phần
Sản xuất và Xuất khẩu Quế Hồi Việt Nam) là một trong những công ty dẫn đầu về
việc đưa các loại dược liệu quý giá này sang các thị trường quốc tế và càng ngày
càng có một thương hiệu nhất định trên các thị trường này. Tuy nhiên thì những
sản phẩm của công ty được rất ít người tiêu dùng nội địa biết đến mặc dù đây là
những sản phẩm có chất lượng cao và được nhiều thị trường trên thế giới tin dùng.
Là một công ty chuyên phân phối nguồn nông sản quý giá của Việt Nam, nhưng 1
tại sao Vinasamex lại được những đối tác trên thị trường quốc tế ưa chuộng hơn?
Đó cũng chính là lý do mà nhóm chúng em chọn đề tài: “Phân tích chiến lược kinh
doanh quốc tế của Vinasex”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hiểu được cơ sở lý thuyết về chiến lược kinh doanh và chiến lược kinh doanh quốc tế.
Tìm hiểu và hiểu rõ về công ty Vinasamex, hiểu về sản phẩm cũng như là quy trình
trồng trọt, bảo quản, sản xuất và xuất khẩu.
Phân tích về lý do chọn thị trường, phương thức thâm nhập và chiến lược cấp công ty của Vinasamex.
Phân tích về chiến lược cạnh tranh và hướng phát triển của công ty Vinasamex.
Tổng hợp và đánh giá lại chiến lược kinh doanh quốc tế của Vinasamex.
3. Phương pháp nghiên cứu
Bài báo cáo được thực hiện với phương pháp thu thập những số liệu từ các trang
báo uy tín, tổng hợp và phân tích từ những dữ liệu đã thu thập được. 2 NỘI DUNG
I. Cơ sở lý thuyết 1. Kinh doanh quốc tế 1.1. Khái niệm
Kinh doanh quốc tế là toàn bộ các gia1o dịch có tính chất kinh doanh giữa
các doanh nghiệp có quốc tịch khác nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng
quốc tế. Qua đó, thu được lợi nhuận cho các doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức
kinh tế. Nếu các giao dịch đó không nhằm mục đích thu hái lợi nhuận thì giao dịch
đó không có tính chất kinh doanh.
Kinh doanh quốc tế khác kinh doanh nội địa về phạm vi, về mức độ phức
tạp, về hệ thống luật pháp, về đồng tiền sử dụng trong thanh toán và các phương thức thanh toán. 1.2.
Lý do Vinasamex tham gia kinh doanh trên thị trường quốc tế
Quế hồi là những gia vị độc đáo được phát hiện và sử dụng từ xưa đến nay.
Không những thế, quế hồi còn là những loại hương liệu tốt cho sức khỏe của con
người. Tuy nhiên, tại Việt Nam, quế hồi vẫn chỉ là những loại sản phẩm mang giá
trị thấp trong khi ở nước ngoài, đây là những nguyên liệu quý được dùng để chế
biến nhiều sản phẩm có giá trị trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm. Quế hồi chỉ
được trồng ở một số ít quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, hồi
lại là loài cây bản địa rất ít quốc gia sở hữu, chiếm phần lớn là Việt Nam và Trung
Quốc. Theo Hiệp hội Gia vị Thế giới, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia sở
hữu diện tích trồng quế hồi rất lớn trên thế giới với sản lượng quế đứng thứ ba, hồi
đứng thứ nhì. Theo báo cáo tại Hội thảo Phát triển quế Việt Nam bền vững năm
2022, Việt Nam hiện có tổng diện tích quế gần 170 nghìn ha, tập trung tại các tỉnh
Lào Cai, Yên Bái, Quảng Nam.
Là quốc gia có sản lượng quế đứng thứ 3 thế giới nhưng suốt hàng chục năm, quế
Việt Nam thường chỉ xuất khẩu sang Trung Quốc với giá thấp và không ổn định. Trong 3
khi nhu cầu quế hồi trên thế giới ngày càng lớn thì những người nông dân trực tiếp trồng
ra chúng lại phải sống khó khăn và phụ thuộc vào các thương lái Trung Quốc bởi nhận
thức của những người nông dân về công dụng thực sự của quế hồi còn hạn chế mặc dù
diện tích và sản lượng của chúng rất lớn. Vì vậy, CEO Nguyễn Thị Huyền đã quyết định
mở rộng thị trường và bắt đầu làm việc với những người nông dân.
Sau khoảng thời gian nghiên cứu, các sản phẩm quế hồi không chỉ có thể
bán được sang Trung Quốc mà còn có thể xuất khẩu sang Ấn Độ hay Bangladesh.
Nhờ việc tích cực tìm hiểu và tham gia nhiều hội chợ quốc tế, nhiều cuộc xúc tiến
thương mại và biết rằng sản phẩm quế, hồi được rất nhiều nước châu u như Hà
Lan, Đức, Ý… ưa chuộng nhưng các đối tác lớn này đều nghĩ rằng chỉ Ấn Độ,
Trung Quốc mới trồng được quế, hồi. Xuất phát từ việc sản phẩm quế hồi của Việt
Nam hoàn toàn xa lạ với các khách hàng quốc tế và giá trị kinh tế của người nông
dân trồng quế không cao, chỉ đạt 7 - 10 triệu đồng/ha vào thời kỳ 2015 – 2016,
CTCP Sản xuất và xuất khẩu quế hồi Việt Nam (Vinasamex) đã quyết định xây
dựng “con đường hương liệu” cho Việt Nam ra nước ngoài.
Trước xu hướng gia tăng nhu cầu nguyên liệu trong các ngành công nghiệp
thực phẩm, hóa mỹ phẩm, dược phẩm… cùng nhiều hiệp định thương mại tự do
được ký kết, sản phẩm quế, hồi Việt Nam có thêm động lực, thời cơ phát triển. 1.3.
Các hình thức kinh doanh quốc tế
Kinh doanh trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế
thường kinh doanh dưới nhiều hình thức vô cùng đa dạng và phong phú. Bao gồm:
Kinh doanh trên lĩnh vực ngoại thương, Kinh doanh thông qua các hợp đồng, Kinh
doanh thông qua đầu tư nước ngoài.
Kinh doanh trên lĩnh vực ngoại thương bao gồm: Nhập khẩu Xuất khẩu Chuyển khẩu 4 Tái xuất khẩu Gia công quốc tế Xuất khẩu tại chỗ
Kinh doanh thông qua các hợp đồng bao gồm:
Hợp đồng cấp giấy phép
Hợp đồng đại lý đặc quyền Hợp đồng quản lý
Hợp đồng theo đơn đặt hàng
Hợp đồng xây dựng và chuyển giao
Hợp đồng phân chia sản phẩm
Kinh doanh thông qua đầu tư nước ngoài bao gồm:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư gián tiếp nước ngoài 1.4.
Các yếu tố tác động đến quá trình phát triển ra thị trường quốc tế của doanh nghiệp
Các yếu tố tác động đến quá trình phát triển ra thị trường quốc tế của doanh nghiệp bao gồm:
Yếu tố chính phủ: Mở cửa thị trường, các hiệp định thương mại song phương và
đa phương, cắt giảm thuế
Yếu tố thị trường: Sự phát triển của các phương tiện vận tải và phương tiện thông
tin, quy mô cầu lớn hơn thị trường nội địa.
Yếu tố chi phí: Khai thác lợi thế kinh tế theo quy mô, tiếp cận đến các nguồn yếu tố đầu vào rẻ.
Yếu tố cạnh tranh: Cạnh tranh nội địa, quốc tế.
2. Chiến lược kinh doanh quốc tế 2.1. Khái niệm 5
Chiến lược (strategy) là khái niệm thường dùng nhất trong giới chính trị.
Trong giới kinh doanh, thuật ngữ này hay được dùng nhằm mô tả các chiến lược
lớn, lâu dài được đề dựa trên niềm tin tưởng chắc chắn về cái mà đối phương sẽ
tiến hành và những điều đối phương không thể thực hiện. Như vậy, có thể hiểu "
chiến lược " là tính chất và mục tiêu của một tổ chức trong tương lai, chiến lược sẽ
đem đến lợi ích cho cổ đông bằng cách bố trí hợp lý các lực lượng trong một môi
trường kinh doanh để thoả mãn yêu cầu thực tế và mong muốn của những người góp vốn.
Một chiến lược của công ty có thể định nghĩa bằng những chính sách do
nhà quản lý tiến hành nhằm thực hiện các lợi ích của họ. Với phần lớn các doanh
nghiệp thì mục tiêu tiếp theo sẽ là tăng thêm lợi nhuận cho cả bên có tài sản và các
cổ đông. Để tối ưu hoá tài sản kinh doanh, nhà quản lý cần thực hiện những chính
sách nhằm gia tăng tính sinh lãi của công ty và sự gia tăng thu nhập theo thời gian.
Chiến lược kinh doanh quốc tế là tổng hợp những chính sách, chương trình
và kế hoạch hành động của công ty để thúc đẩy việc tăng trưởng bền vững của
doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh quốc tế là một bộ phận thuộc chiến lược
tăng trưởng và đầu tư của công ty, nó xác định những lợi ích cụ thể mà công ty cần
thiết để có được từ việc hoạt động trên toàn cầu, xây dựng chương trình cho các kế
hoạch lớn nhằm thúc đẩy hoạt động quốc tế hiện tại của công ty tiến đến một trạng
thái mới cao hơn về chất lượng. Điều cốt yếu để xây dựng một chiến lược tốt là
xác định rõ ràng những lợi ích có thể thu về của doanh nghiệp và dự tính trước
rằng công ty sẽ thực hiện được các kế hoạch này như thế nào. Điều đó đòi hỏi
doanh nghiệp cần phải nghiên cứu những tiềm năng và điểm hạn chế của riêng
mình nhằm quyết định thứ nào công ty sẽ thực hiện tốt hơn đối thủ cạnh tranh.
Mặt khác đòi hỏi công ty phải biết phân tích môi trường trong khu vực và môi trường quốc tế. 2.2.
Quản trị chiến lược kinh doanh quốc tế 6
Đầu tiên, kinh doanh quốc tế là công ty có giao dịch thương mại hoặc đầu
tư trên thị trường một quốc gia khác. Chiến lược kinh doanh quốc tế là tổng hợp
những chính sách, chương trình và kế hoạch hành động của công ty để thúc đẩy
việc tăng trưởng toàn cầu của doanh nghiệp. Từ đó quản trị chiến lược tự kinh
doanh quốc tế là cả quy trình xây dựng, tổ chức thực thi và giám sát các hoạt động
toàn cầu của công ty. Doanh nghiệp tham gia hoạt động trên thị trường nước ngoài
với mục tiêu mở rộng giá trị thương mại, thu hút nguồn vốn, tìm kiếm lợi nhuận
kinh tế theo nhu cầu và các ưu thế khác căn cứ trên vị trí địa lý. Trong việc mở
rộng các thị trường nước ngoài của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng từ những vấn đề sau:
+ Các yếu tố nhà nước: Vấn đề tiếp cận thị trường, những thoả thuận kinh tế song
phương các quốc gia, và chính sách về thuế quan.
+ Các yếu tố kỹ thuật: Tốc độ tăng trưởng của nhiều loại hình vận chuyển và
phương tiện giao thông, tổng cầu là cao hơn cung nội địa
+ Các yếu tố thị trường: Khai thác ưu thế phát triển theo thời gian: kéo dài chu kì
tồn tại của sp, tăng chi phí vốn, hiệu quả kinh nghiệm, tìm ra nhiều loại nguyên liệu giá thấp.
+ Yếu tố thị trường: Cạnh tranh toàn cầu và khu vực.
Quy trình quản trị chiến lược được tiến hành với ba giai đoạn đó là xây dựng, triển khai
và giám sát kế hoạch. Ở bước xây dựng chiến lược doanh nghiệp cần xác định nhiệm vụ,
nội dung kế hoạch, sau đó sẽ đánh giá tình hình và lựa chọn giải pháp phù hợp. Đến khi
hoàn thành mục tiêu, doanh nghiệp sẽ tổ chức triển khai kế hoạch, sau đó sẽ theo dõi,
giám sát, đánh giá tình hình. Từ đó quy trình quản trị chiến lược kinh doanh toàn cầu sẽ gồm các bước chính:
Phân tích môi trường kinh doanh quốc tế và nội bộ doanh nghiệp: Đầu tiên là môi
trường quốc gia sở tại và thế giới, doanh nghiệp phải xem xét đến tình trạng thiếu
bền vững của kinh tế đất nước mình, quan hệ đối với nhà đầu tư bên ngoài, vấn đề
trong thanh toán và chi tiêu ngoại tệ, các thủ tục hành chính và những yếu tố cản
trở việc tiếp cận thị trường. Môi trường quốc gia và toàn cầu cần xem xét bao gồm 7
cả thể chế kinh tế sở tại và toàn cầu, những yếu tố rủi ro đối với lợi nhuận của tổ
chức, ảnh hưởng của hệ thống tài chính thế giới đến hoạt động của công ty. Tiếp
theo là những vấn đề liên quan trên phạm vi thế giới: gia nhập thị trường toàn cầu
đòi hỏi các doanh nghiệp cần lưu ý về một số yếu tố của môi trường hoạt động tại
nước đó như khả năng cạnh tranh, sản phẩm được cung ứng, các dịch vụ hỗ trợ và
sự cạnh tranh nội bộ. Kế tiếp là nghiên cứu thị trường trong nước lớn, tập trung
vào ảnh hưởng và xu thế tác dụng của những nhân tố chính trị này đối với hoạt
động thương mại toàn cầu của doanh nghiệp. Nội dung cơ bản là đi sâu nghiên cứu
và phân tích ảnh hưởng của mô hình kinh doanh, công nghệ. .. và các yếu tố chính
trị, pháp luật. Tiếp đó là phân tích những hoạt động cụ thể trong nội tại doanh
nghiệp, dựa trên cơ sở xác định thế mạnh, mặt hạn chế của từng ngành về
marketing, đào tạo, khoa học và công nghệ, quản trị, nhân lực, tổ chức…
Xây dựng chiến lược thương mại quốc tế, doanh nghiệp sẽ đánh giá trọng tâm
chiến lược, lợi thế so sánh, thị phần, năng lực tài chính. .., lựa chọn những mô hình
phát triển kinh doanh phù hợp, lựa chọn các nước mục tiêu và xác định cách thức
tiếp cận thị trường quốc tế.
Triển khai xây dựng kế hoạch thương mại quốc tế, doanh nghiệp sẽ xác lập cấu
trúc bộ máy, phân bổ nhân sự phù hợp, khả năng bố trí những nguồn lực cần thiết
và phối hợp huy động mọi nguồn lực một cách có lợi.
Kiểm tra, xây dựng chiến lược thương mại toàn cầu, đến thời điểm này doanh
nghiệp sẽ đánh giá khả năng thực thi những định hướng chiến lược, giám sát tình
hình triển khai chương trình mục tiêu, chuẩn bị kế hoạch thay đổi hoạt động hoặc
điều chỉnh chiến lược.
Để vươn đến phạm vi quốc tế doanh nghiệp cần phải thực hiện ba giai đoạn:
Bắt đầu gia nhập thị trường nước ngoài: có mặt trên toàn cầu chủ yếu bởi những
nhà môi giới hoặc đối tác địa phương.
Mở rộng thị trường địa phương: xây dựng một số cơ sở sản xuất, khai thác tiềm
năng của thị trường mới.
Phát triển hoạt động quy mô lớn để tận dụng ưu thế cạnh tranh theo khu vực. 8 2.3.
Chiến lược kinh doanh quốc tế
Các công ty sử dụng 4 chiến lược cơ bản để cạnh tranh trong môi trường
quốc tế: chiến lược quốc tế (international strategy), chiến lược đa nội địa/ chiến
lược đa quốc gia (multidomestic strategy/ multinational), chiến lược toàn cầu
(global strategy) và chiến lược xuyên quốc gia (transnational strategy). Mỗi một
chiến lược sẽ có những ưu và khuyết điểm. Mỗi một chiến lược sẽ có một sự thích
ứng khác nhau trước những áp lực về chi phí sản xuất và lợi nhuận mà đã nói đến ở trên.
2.3.1. Chiến lược quốc tế
Các công ty theo đuổi chiến lược quốc tế sẽ cố gắng tạo ra giá trị bằng cách
mang đến thị trường nước ngoài những kỹ năng và sản phẩm có giá trị mà các đối
thủ cạnh tranh địa phương thiếu. Nhiều doanh nghiệp đã thực hiện chiến lược quốc
tế, đưa sản phẩm sản xuất trong nước ra thị trường quốc tế mà chỉ cần điều chỉnh
nhỏ cho phù hợp với thị trường bản địa. Điều khác biệt của các công ty này là họ
bán các sản phẩm đáp ứng nhu cầu toàn cầu nhưng không phải đối mặt với các đối
thủ cạnh tranh lớn, vì vậy họ không chịu áp lực giảm chi phí, không giống như các
công ty có chiến lược tiêu chuẩn hóa toàn cầu.
2.3.2. Chiến lược đa nội địa
Chiến lược đa quốc gia nhằm mục đích tăng lợi nhuận bằng cách tạo sự
khác biệt cho các sản phẩm và dịch vụ của công ty để đáp ứng các nhu cầu và thị
hiếu khác nhau của mỗi quốc gia. Chiến lược này phù hợp nhất khi có sự khác biệt
đáng kể về nhu cầu và thị hiếu của khách hàng giữa các quốc gia và khi áp lực
giảm chi phí không quá lớn. Bằng cách phân biệt sản phẩm theo nhu cầu địa
phương, doanh nghiệp có thể tăng giá trị cảm nhận về sản phẩm của họ tại thị
trường địa phương. Chiến lược sẽ có ý nghĩa nếu giá trị gia tăng của việc sản xuất
sản phẩm đáp ứng nhu cầu của từng thị trường sẽ giúp doanh nghiệp tăng giá sản
phẩm, từ đó bù đắp chi phí sản xuất. Nếu giá của sản phẩm cao, hoặc số lượng sản 9
phẩm có nhu cầu cao, doanh nghiệp sẽ giảm chi phí do quy mô kinh tế tại thị trường địa phương.
2.3.3. Chiến lược toàn cầu
Là chiến lược tung ra cùng một sản phẩm ở tất cả các thị trường quốc gia và
sử dụng cùng một chiến lược tiếp thị. Các công ty thực hiện chiến lược tiêu chuẩn
hóa toàn cầu tập trung vào việc cải thiện lợi nhuận và tăng trưởng lợi nhuận thông
qua giảm chi phí. Điều này đạt được thông qua quy mô kinh tế, hiệu quả học tập
và kinh tế địa điểm. Mục tiêu chiến lược của họ là thực hiện chiến lược chi phí
thấp trên phạm vi toàn cầu. Khi đó, các hoạt động sản xuất, tiếp thị, nghiên cứu và
phát triển sẽ được đặt tại nhiều địa điểm thuận tiện. Với chiến lược tiêu chuẩn hóa
toàn cầu, các công ty sẽ không điều chỉnh các sản phẩm khác biệt hoặc chiến lược
tiếp thị cho thị trường địa phương, bởi vì sự khác biệt có nghĩa là vòng đời sản
phẩm ngắn và trùng lặp các chức năng của sản phẩm, điều này sẽ làm tăng chi phí.
Thay vào đó, họ bán các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa toàn cầu để có thể tối đa
hóa lợi ích của quy mô kinh tế và hiệu quả học tập. Họ cũng sử dụng ưu thế chi
phí nhằm so sánh giá cả với sản phẩm của họ trên phạm vi quốc tế. Nói chung, khi
áp dụng chiến lược quốc tế doanh nghiệp cần tìm hiểu và phân tích kỹ hơn thực
trạng của các công ty, lĩnh vực hoạt động, giá cả thế giới cũng như môi trường đầu
tư, sản xuất kinh doanh ở nước ngoài.
2.3.4. Chiến lược xuyên quốc gia
Chiến lược đa nước thích hợp nhất khi có những yêu cầu cao về quản trị
theo khu vực đồng thời đòi hỏi kinh phí lớn. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đang đối
diện cùng với các sức ép cắt giảm chi phí sản xuất và áp lực cạnh tranh ngày càng
cao thì chiến lược đa nước sẽ được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu trên. Các nhà
quản trị áp dụng phương pháp trên nhằm trung hoà với tính tương phản và không
đồng nhất của những yêu cầu đó. 10
Trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày nay, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, do vậy
muốn sống sót, doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ để nhanh chóng trải qua áp lực
cắt giảm chi phí sản xuất và thích nghi với môi trường mới. Trong doanh nghiệp
đa quốc gia hiện tại, năng lực và kỹ năng chủ chốt không những thuộc về trụ sở
chính mà còn được triển khai ở bất kì bộ phận nào của họ trên toàn cầu. Về tổng
thể, những doanh nghiệp áp dụng chính sách xuyên biên giới đều nỗ lực để hướng
đến mức độ chi phí thấp bao gồm hiệu quả kinh tế theo vị trí, giá trị thị trường
theo khu vực, chất lượng của đào tạo, sự phát triển sản phẩm thích hợp với khách
hàng bản địa; và đẩy mạnh dòng chảy trao đổi kỹ năng đa dạng giữa nhiều bộ phận
khác nhau trong mạng lưới hoạt động trên toàn cầu của công ty. Tuy nhiên, không
giống lý thuyết, trên thực tiễn, chiến lược sẽ không dễ dàng đạt được nếu đặt ra
các yêu cầu khác nhau cho doanh nghiệp. Sự đa dạng hoá sản phẩm nhằm thích
ứng với yêu cầu của khách hàng mỗi nơi sẽ dẫn đến gia tăng giá thành, điều đó đi
ngược lại mục đích cắt giảm chi phí của công ty. 11
II. Thực trạng chiến lược kinh doanh quốc tế của Vinasamex
1. Giới thiệu về doanh nghiệp Vinasamex
Do Nguyễn Thị Huyền – CEO Công ty cổ phần Xuất khẩu quế hồi Việt Nam (Vinasamex) điều hành.
Vinasamex – Là Doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành xuất khẩu Quế, Hồi và
gia vị hữu cơ Việt Nam ra các thị trường cao cấp trên thế giới. Vinasamex được
thành lập vào năm 2012, ban đầu chủ yếu xuất khẩu những sản phẩm quế sang Ấn
Độ, Bangladesh và tạo dựng được chỗ đứng tại các nước này. Sau hơn 10 năm gắn
bó với hàng ngàn hộ nông dân trồng quế hồi, biến đổi từ suy nghĩ, thói quen hàng
ngày trong cuộc sống của họ cho đến hiểu biết về những tiêu chuẩn hữu cơ cho
ngành sản xuất quế, hồi, giờ đây, Vinasamex là nhà cung cấp nguyên liệu cho các
nhãn hãng danh tiếng thế giới như: rượu Bombay Sapphire (Anh) , trà thảo mộc
Teeccino (Hoa Kỳ) , đồ uống vị quế Sujeonggwa (Hàn Quốc) , chuỗi cửa hàng bánh quế (Hoa Kỳ) . ..
Là công ty nông sản đầu tiên của Việt Nam sở hữu 11 chứng nhận tiêu chuẩn
quốc tế, trong đó có 4 chứng nhận organic của những thị trường cao cấp nhất toàn
cầu, Vinasamex đã mất gần 10 năm giải " bài toán " khó khăn nhằm nâng tầm
thương hiệu quế và hương liệu Việt Nam trên thế giới, song hành với cải tiến chất
lượng cho hàng ngàn người lao động địa phương.
Nguồn nguyên liệu chính cho chế biến của VINA SAMEX. , JSC phần lớn ở
tỉnh Yên Bái và Lạng Sơn. Đây là địa phương nổi danh với cây quế và điều có
năng suất và sản lượng cao nhất Việt Nam. Sản phẩm của VINA SAMEX 100%
Organic đã có các chứng chỉ hữu cơ EU, USDA, JAS và KOREA.
2. Giới thiệu về sản phẩm của Vinasamex
Sản phẩm của Vinasamex gồm quế hồi, các loại bột gia vị hữu cơ, các loại
tinh dầu và những sản phẩm khác được làm từ quế. 12
Các sản phẩm của Vinasamex được trang trí một cách bắt mắt. Chúng được
đựng vào một lọ thủy tinh hoặc một chiếc túi zip. Trên thân sản phẩm sẽ cho người
tiêu dùng biết được các thành phần, ngày sản xuất, hạn sử dụng,... và mỗi mùi vị
sẽ được thể hiện rõ ràng trên nhãn dán được dán trên sản phẩm.
Những sản phẩm đặc trưng nhất của Vinasamex là quế hồi được doanh
nghiệp chú trọng vào từng khâu từ thu mua đến sản xuất cho đến xuất khẩu :
Một chuyên gia thu mua của Vinasamex mất gần một thập kỷ để tích luỹ kinh
nghiệm. Họ thành thạo các đặc tính của cây quế, về thị trường và về cách giao tiếp
với nông dân. Họ sẽ đảm bảo việc quản lý chất lượng của quế có sự tham gia của
cả người nông dân và cung cấp nguyên liệu với phẩm chất cao nhất đến nhà máy.
Một công nhân chế biến sẽ mất 6 tháng học tập cách gọt vỏ không dày không
mỏng, đưa cây quế vào máy xẻ làm sao cho phẳng, rửa sạch rồi thái quế phù hợp
với những tiêu chí kỹ thuật về kích cỡ, màu sắc và mùi vị. ..
Một chuyên gia giám sát chất lượng mất tối thiểu 6 năm để tìm hiểu về độc tố nấm
mốc, hàm lượng tinh dầu, độ ẩm, vi sinh vật bề mặt của vỏ quế, cách đóng gói sản
phẩm cho đến việc theo dõi quá trình chế biến của nhân viên nhằm đảm bảo sản
phẩm xuất kho hoàn toàn đáp ứng yêu cầu organic của EU và các nước đối tác quốc tế.
Các nhân viên bán hàng của Vinasamex không chỉ là chuyên gia trong thương mại
quốc tế mà còn rất am hiểu về sản phẩm quế trên thị trường gia vị thế giới. Ai
trong số họ, cũng có thể giải thích tường tận với khách hàng chi tiết về sản phẩm mà khách hàng muốn mua.
Giá của các sản phẩm Vinasamex sẽ thường dao động khoảng 30.000 đồng đến 200.000
đồng và bạn có thể dễ dàng tìm kiếm và mua các sản phẩm của Vinasamex qua các nền
tảng thương mại điện tử một cách dễ dàng.
3. Các chiến lược kinh doanh quốc tế mà Vinasamex đã áp dụng 3.1.
Lý do chọn thị trường 13
Việt Nam là một trong 5 quốc gia có diện tích trồng quế lớn nhất trên thế
giới, đồng thời là một trong 2 quốc gia may mắn sở hữu cây hồi. Ở nhiều quốc gia
châu u, quế và hồi vốn là những loại cây quý có nhiều công dụng như làm gia vị,
hương liệu, dược liệu hữu ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, ở Việt Nam, trong suốt
hàng chục năm qua, người dân trồng quế và hồi có thu nhập không cao bởi chưa
biết cách khai thác hết giá trị của 2 loại cây quý này. Bên cạnh đó, người dân còn
bị thương lái Trung Quốc thu mua sản phẩm với giá thấp. Xuất phát từ mong
muốn tận dụng thế mạnh nông sản của Việt Nam, đồng thời tạo công ăn việc làm
cho những người nông dân vùng cao Tây Bắc của tổ quốc, mang lại lợi ích kinh tế
và cuộc sống ấm no cho từng gia đình vùng nông thôn thì Vinasamex đã bắt tay
vào sản xuất và phát triển các sản phẩm từ quế và hồi, biến chúng trở thành những
sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao. Và từ đây, không những đời sống của người
nông dân đã cải thiện rõ rệt mà quế, hồi của Việt Nam cũng đã dần trở thành một
thương hiệu có uy tín trên thị trường quốc tế. 3.2.
Phương thức thâm nhập và chiến lược cấp công ty của Vinasamex
Theo bà Nguyễn Thị Huyền, Giám đốc điều hành công ty: Để tạo ra sản
phẩm chất lượng, khâu trồng trọt, thu hái, chế biến nguyên liệu phải tuân thủ đúng
quy trình, quy trình khoa học từ cây giống đến thành phẩm được tuân thủ nghiêm
ngặt để đạt hiệu quả cao nhất chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, được kiểm soát
phù hợp. VINA SAMEX không chỉ chú trọng khâu nguyên liệu, chế biến để tạo ra
những dòng sản phẩm tốt mà còn chú trọng đào tạo đội ngũ công nhân, đầu tư máy
móc thiết bị hiện đại. Bằng cách này, sản phẩm của công ty sau khi tung ra thị
trường trong một thời gian ngắn đã thu hút được sự quan tâm lớn của người tiêu
dùng trong và ngoài nước. Bà Nguyễn Thị Huyền nhắc lại những năm thành lập,
bên cạnh việc tập trung vào thị trường nội địa, VINA SAMEX, Trung Quốc, Ấn
Độ, Nó cũng tìm kiếm thị trường ở một số nước như Bangladesh và Singapore.
Lãnh đạo VINA SAMEX nhận thấy sau khi chinh phục thành công các thị trường
này và trở thành doanh nghiệp có tên tuổi, thị trường tiêu thụ sản phẩm quế còn rất 14