Phân tích chính sách - Kinh tế chính trị Mác Lênin | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Theo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, năm 2021, bạo hành trẻ em chủ yếu xảy ra tại gia đình do hầu hết các gia đình ở nhà vì dịch Covid-19. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác Lênin (K2021)
Trường: Đại học Thủ đô Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Chính sách phòng chống bạo lực gia đình và xâm hại ở trẻ em
I/ Xác định vấn đề chính sách
1. Biểu hiện của vấn đề chính sách
Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, chỉ tính riêng
trong tháng 4/2020 (thời điểm thực hiện cách xã hội), Tổng đài Quốc gia
bảo vệ trẻ em 111 đã tiếp nhận 750 cuộc gọi đề nghị hỗ trợ, trong đó hơn
200 cuộc cần can thiệp về bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em và các vấn đề
liên quan đến sang chấn tâm lý.
Theo số liệu của Bộ Công an, đã phát hiện gần 2.000 vụ bạo hành trẻ em.
Đáng nói, 97% số vụ án được phát hiện, người hại đều quen biết với nạn
nhân. Thương cho roi cho vọt, ghét ngọt cho bùi vẫn là điều mà cha mẹ
giải thích cho hành động của mình.
Báo cáo của Bộ Công an cho thấy, năm 2021, cả nước phát hiện 1.914 vụ xâm hại trẻ em.
Thống kê của Tổng đài 111 cho thấy, trẻ em bị người thân trong gia đình
bạo lực chiếm tỷ lệ cao nhất, 72,84% (tăng 5,3% so với năm 2020).
Theo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung,
năm 2021, bạo hành trẻ em chủ yếu xảy ra tại gia đình do hầu hết các gia
đình ở nhà vì dịch Covid-19. Nhưng trên thực tế, con số có thể cao hơn
do nhiều trường hợp chưa được phát hiện.
Trong 10 tháng năm 2022, tổng đài bảo vệ trẻ em 111 đã tiếp nhận
399.500 cuộc gọi, 8.900 lượt thông báo qua ứng dụng, thực hiện 24.700
cuộc gọi tư vấn, 1.400 trường hợp hỗ trợ can thiệp.
Thống kê của Bộ Công an cho biết, trong 9 tháng năm 2022, cả nước phát
hiện 1.711 vụ xâm hại trẻ em với 1.806 trẻ. Tòa án nhân dân các cấp đã
thụ lý 1.934 vụ với 2.146 bị cáo phạm tội hành hạ người dưới 18 tuổi theo
thủ tục sơ thẩm; giải quyết, xét xử 1.909 vụ với 2.116 bị cáo.
=> Số trẻ em bị bạo lực, xâm phạm vẫn có xu hướng gia tăng gây ra tình
trạng đáng báo động trong xã hội
2. Nguyên nhân của vấn đề chính sách
* Ảnh hưởng từ phong cách giáo dục “Thương cho roi cho vọt”
Theo thống kê của Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội),
có tới 71% trẻ em từ 1 đến 4 tuổi từng bị xử phạt bằng bạo lực, đòn roi.
Tuy nhiên, các gia đình luôn cho rằng làm như vậy để con cái nên người,
biết nghe lời. Điều này bị ảnh hưởng rất nhiều bởi nền giáo dục "Thương
cho roi cho vọt" đã thấm sâu vào tư tưởng của nhiều người và được lưu truyền từ bao đời nay..
* Gia đình có hoàn cảnh đặc biệt
Việc bạo hành trẻ em phần lớn xuất hiện ở trẻ em có hoàn cảnh gia đình
đặc biệt, gia đình không trọn vẹn, gia đình không hạnh phúc. Cũng chính
do sống trong hoàn cảnh này nên hầu hết những đứa trẻ bị xâm hại
thường không dám phản kháng mà thường cố gắng chịu đựng.
* Luật bảo vệ trẻ em chưa chặt chẽ
Trẻ em luôn là đối tượng luôn được đề cao ở tất cả các nước trên thế giới,
nhưng pháp luật Việt Nam về quyền bảo vệ trẻ em vẫn còn nhiều khoảng
trống, lỗ hổng, thiếu chế tài. Vì vậy, những hành vi này vẫn diễn ra ngày càng nhiều.
* Sự vô tâm của người lớn
Tâm lý người lớn rất ngại rắc rối, ngại đụng chạm, không thích soi mói
vấn đề của người khác. Nhiều vụ bạo hành trẻ em trong gia đình dù hàng
xóm đều biết, hàng ngày vẫn nghe thấy tiếng la hét của trẻ nhưng không
ai tố cáo. Một phần vì ai cũng bị cho là nhiều chuyện.
II/ Mục tiêu của chính sách
- Nâng cao và phòng chống xâm hại, bạo lực trẻ em, tích hợp kiến thức cho mọi đối tượng
- Tăng mức độ can thiệp của thể chế và sức mạnh của pháp luật
- Nâng cao công tác an sinh xã hội và đời sống nhân dân.
- Dịch vụ bảo vệ trẻ em, đặc biệt là dịch vụ bảo vệ trẻ em trong trường
hợp khẩn cấp được củng cố và phát triển ở tất cả các tỉnh, thành phố
- 100% gia đình có trẻ em được cung cấp kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em dưới các hình thức
- Học sinh được hướng dẫn, giáo dục kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng tự
bảo vệ mình trước các hành vi bạo lực, xâm hại tình dục với nội dung phù hợp với lứa tuổi.
III/ Xác định phương án chính sách
1. Phương án 1: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, kỹ năng bảo vệ trẻ em
và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em
- Tích hợp kiến thức phòng chống xâm hại trẻ em vào chương trình giáo dục phổ thông
- Xây dựng và ban hành quy trình giáo dục phòng chống xâm hại trẻ em.
- Mở lớp kỹ năng cho cả trẻ em và người lớn.
- Tăng cường truyền thông, vận động xã hội
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong truyền thông
- Ban hành các chỉ thị, nghị quyết về phòng chống xâm hại trẻ em các cấp tại địa phương.
2. Phương án 2: Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ trẻ em; sửa đổi, bổ sung Luật trẻ em.
- Nghiên cứu xây dựng và ban hành Luật Internet, trong đó có các quy
định cụ thể về quản lý website, game hạn chế tối đa các tác động tiêu cực.
- Có quyết định phân bổ ngân sách và sử dụng ngân sách hợp lý
- Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành về bảo vệ trẻ em các cấp.
- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra trách nhiệm việc thực hiện quyền trẻ
em, chính sách, pháp luật.
- Tiếp tục củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo
vệ, chăm sóc trẻ em từ Trung ương đến cơ sở.
3. Phương án 3: Hỗ trợ, nâng cao đời sống vật chất của nhân dân.
- Thu hút doanh nghiệp đầu tư để tạo công ăn việc làm cho người dân.
- Đa dạng hóa việc làm, đa dạng hóa thu nhập.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra an ninh trật tự địa bàn
IV/ Đánh giá và lựa chọn phương án chính sách
1. Phân tích phương án chính sách
Phương án 1: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, kỹ năng bảo vệ trẻ em và
phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em
- Chi phí: chi phí cho giáo dục, truyền thông cao
- Kết quả: mang lại hiệu quả nhất định trong việc giảm số vụ xâm hại trẻ
em, góp phần đạt được mục tiêu chung, đẩy mạnh công bằng xã hội thông
qua đẩy mạnh truyền thông, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ
năng phòng chống xâm hại trẻ em, bạo lực học đường
- Tính thực tế và nguồn lực: Phương án này đem lại hiệu quả thiết thực và
lâu dài cả về kinh tế và xã hội
- Pháp luật và đạo đức: Phương án này hoàn toàn hợp pháp
Phương án 2: Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ trẻ em; sửa đổi, bổ sung Luật trẻ em
- Chi phí: tốn rất nhiều chi phí cho việc sửa đổi, xây dựng và thực hiện
luật pháp, chính sách và các hoạt động trên phạm vi toàn quốc về bảo vệ trẻ em.
- Kết quả: đáp ứng được các tiêu chí để bảo vệ trẻ em nhưng bị giới hạn
với một số đối tượng nhất định
- Tính thực tế và nguồn lực: Phương án này đem lại hiệu quả về mặt pháp lý nhưng
chưa giải quyết kịp thời về mặt thực tiễn
- Pháp luật và đạo đức: Phương án này hoàn toàn hợp pháp
Phương án 3: Hỗ trợ, nâng cao đời sống vật chất của nhân dân.
- Chi phí: không tốn quá nhiều chi phí
- Kết quả: có hiệu lực trong dài hạn, mang lại hiệu quả nhất định trong
việc giảm số vụ xâm hại trẻ em nhưng đối tượng rộng hơn nhiều, bao
gồm cả chính quyền, trẻ em dẫn đến khó quản lý
- Tính thực tế và nguồn lực: Phương án này đem lại hiệu quả lâu dài
- Pháp luật và đạo đức: Phương án này hoàn toàn hợp pháp
2. Đánh giá và lựa chọn phương án chính sách tối ưu
Bảng dựa trên 3 tiêu chí lần lượt là hiệu lực, hiệu quả và tính kinh tế, trên
thang điểm 1 – 3 (với 1 là kém hiệu quả nhất, 2 là trung bình và 3 là hiệu quả cao nhất)
Bảng đánh giá và lựa chọn phương án Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3 Hiệu lực 3 1 2 Hiệu quả 3 3 2 Kinh tế 2 1 3 Tổng 8 5 7
Dựa trên những phân tích trên, phương án 1 là giải pháp tối ưu nhất để
giải quyết bất cập trong chính sách phòng chống xâm hại trẻ em hiện nay.
Cả ba phương án đều mang lại những kết quả tích cực, nhưng phương án
đầu hiệu quả hơn và toàn diện hơn các phương án còn lại.
1. Hoạch định chính sách là quá trình xác định mục tiêu và quan điểm chính sách
=>Sai. Là quá trình xác định mục tiêu, giải pháp nhằm giải quyết 1
vấn đề chính sách (quá trình bao gồm việc phân tích đề xuất một
chính sách với các mục tiêu, giải pháp, công cụ, được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền thông qua và ban hành chính sách)
2. Tính tối ưu của cs nghĩa là cs đúng trong mọi bối cảnh lịch sử
=>Sai. Là chính sách tốt nhất trong điều kiện nhất định
3. Hiệu lực của cs là kết quả đạt được của cs so với chi phí để thực hiện cs đó
=>Sai. Hiệu lực của chính sách là kết quả đạt được chính sách so
với mục tiêu của chính sách đề ra (Tính hiệu lực của chính sách là
phản ánh mức độ ảnh hưởng của chính sách trên thực tế có đạt
được mục tiêu của chính sách hay không; mức độ tuân thủ của các
cơ quan, tổ chức, cá nhân.)
4. Tính bền vững của cs nghĩa là: cs cần phải đảm bảo hỗ trợ hoặc đối
xử như nhau với những người có điều kiện như nhau
=>Sai. Tính bền vững của chính sách là khả năng của chính sách
tạo ra được những ảnh hưởng tích cực lâu dài và đảm bảo sự cân
bằng lợi ích giữa các bên liên quan
5. Cs góp phần giải quyết vấn đề môi trường là cs thỏa mãn yêu cầu về tính phù hợp
=>Sai. Chính sách thoả mãn yêu cầu tính bền vững
6. Trong ptích vấn đề chính sách, cần xđ các triệu chứng của vấn đề
đó là yếu tố quan trọng nhất để đề xuất giải pháp
=>Sai. Xđ nguyên nhân của vấn đề là yếu tố quan trọng nhất để đề xuất giải pháp
7. Ptích mục tiêu cs là bước thực hiện sau khi xđ phương án cs
=>Sai. Phân tích mục tiêu được thực hiện trước khi xác định chính sách
8. Khi xđ phương án cs cần xđ giải pháp và công cụ của cs => Đúng.
-Cần xác định giái pháp để biết phải làm gì, làm như thế nào nhằm
thực hiện mục tiêu chính sách
-Cần xác định công cụ để biết mục tiêu bằng những nguồn lực nào
9. Phương án cs tốt nhất là phương án có lợi ích trừ cp lớn nhất
=> Sai. Phương án tốt nhất còn được lựa chọn trên những tiêu chuẩn như
- Sức ảnh hưởng của mục tiêu đề ra
- Tác động vào nguyên nhân vấn đề
- Hưởng ứng của dân chúng với chính sách
10. Cây vấn đề là công cụ đc sử dụng trong xác định mục tiêu cs
=>Sai. Cây vân đề dùng để xác định nguyên nhân và hậu quả của vấn đề chính sách
11. Các công cụ của cs bao gồm công cụ kinh tế và công cụ tâm lý giáo dục
=> Sai. Ngoài ra còn công cụ hành chính và công cụ kỹ thuật nghiệp vụ
12. Sản phẩm của ptích cs trong hoạch định là một quyết định cs đc văn bản hóa
=>Sai. Sản phẩm của phân tích chính sách trong hoạch định là những lời
khuyên hoặc kiến nghị về tổ chức thực thi chính sách
13. Đánh giá đa tiêu chí để lựa chọn phương án cs tốt nhất đc sử dụng
trong trường hợp cs đó chỉ có 1 mục tiêu duy nhất.
=>Sai. Được sử dụng khi ngoài mục tiêu kinh tế, chính sách còn có các
mục tiêu khác với tác động chính sách không thể lượng hóa được tiêu chí
đánh giá không thể quy về một hệ chuẩn
1. Nhà nước là 1 thể chế đại diện hoàn toàn cho lợi ích của giai cấp
=> Sai vì nhà nước là cơ quan đại diện cho lợi ích cộng đồng xã hội
2. Sứ mệnh của nhà nước là để bảo vệ xã hội, bảo vệ người dân
=> sai vì nhà nước có 5 sứ mệnh trung tâm
- Thiết lập nền móng pháp luật vững chắc cho sự phát triển của thị trường và XH
- Đảm bảo môi trường chính sách lành mạnh, bao gồm sự ổn định kinh tế vĩ mô
- Đầu tư vào con người, kết cấu hạ tầng
- Bảo vệ những người dễ bị tổn thương
- Bảo vệ môi trường sinh thái
3. Chức nằng đối nội của nhà nước bao gồm chức năng ANQP và
chức năng ổn định trật tự XH.
=> Sai. Bao gồm chức năng: Bảo vệ và trấn áp Quản lý XH
4. Chính sách kinh tế xã hội (cs công) là 1 công cụ để nhà nước quản lý xã hội => Đúng
5. Chính sách KTXH bao gồm mục tiêu và các công cụ để nhà nước
giải quyết các vấn đề XH
=> Sai vì thiếu quan điểm, giải pháp
6. Khi nói đến căn cứ của một cs chỉ cần nói đến căn cứ pháp lý
=> sai vì một văn bản cs bao gồm căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn Căn cứ pháp lý
Cằn cứ thực tiễn: (xét đề nghị của ông nào, bà nào, tổ chức nào) Căn cứ khoa học
16.Mục tiêu của chính sách bao gồm mục tiêu cụ thể của từng chính
sách và mục đích cuối cùng của chính sách đó
=> Đúng. VD: Mục tiêu cuối cùng của chính sách KT là phát triển
kinh tế với các mục tiêu cụ thể như giảm lạm phát, giảm thất nghiệp,...
17.Mục tiêu chính sách bao gồm mục tiêu về đầu ra cs và mục tiêu về
kết quả trung hạn của cs
Sai vì gồm 3 mục tiêu tương đương 3 chuỗi kết quả chính sách - Mục tiêu đầu vào
- Mục tiêu về kết quả trung hạn
- Mục tiêu ảnh hưởng dài hạn
18.Chủ thể của chính sách là những người chịu trách nhiệm hoạch định chính sách
=> sai vì chủ thể chịu trách nhiệm tổ chức thực thi Cs, tham gia
vào quá trình quản lý chính sách
19.Đối tượng chính sách là các đối tượng thụ hưởng từ những giải pháp của chính sách
=> sai vì còn các đối tượng khác
20. Hầu hết các chính sách kinh tế xã hội ko có chính sách bộ phận
=> sai vì cs kt-xh có nhiều cs bộ phận
21.Các giải pháp chính sách trả lời câu hỏi thực hiện mục tiêu chính
sách bằng phương tiện nào
=> sai vì các giải pháp cs trả lời câu hỏi làm ntn, làm gì để thực hiện mục tiêu cs
22. Công cụ chính sách bao gồm công cụ kinh tế và công cụ kỹ thuật nghiệp vụ
=>sai vì thiếu công cụ hành chính và công cụ tâm lý giáo dục tuyên truyền
22.Quá trình cs là qtrình hoạch định cs và ktra thực hiện cs => sai Quá trình chính sách
Hoạch định chính sách: SP là 1 chính sách tối ưu đc thể chế hóa
thông qua 1 văn bản nhất định
Chuẩn bị triển khai chính sách: đảm bảo các loại hình cơ cấu cho thực hiện chính sách
Chỉ đao thực hiện chính sách: động viên, tạo động lực, phối kết
hợp thực thi chính sách, truyền thông về chính sách, tổ chức triển
khai các kế hoạch bậc thấp hơn của chính sách, hướng dẫn và tư vấn thực thi chính sách
Kiểm tra và đánh giá sự thực hiện:
- giám sát để có đc dữ liệu
- xây dựng hệ thống TTPH - đo lường và đánh giá
24.Bản chất của qtrình ptích cs là qtrình đưa ra lời khuyên về nội dung của cs
=> tạm thời đúng vì ptcs còn đưa ra lời khuyên cho việc triển khai cs ntn
25.Các nhà phân tích chính sách là những người làm việc trong các tổ chức tư vấn độc lập
=> Sai vì ngoài ra có các nhà ptcs làm trong các cơ quan tổ chức chính phủ
26.Quyết định phương án chính sách tối ưu là một bước trong qtrình phân tích chính sách
=> sai vì các nhà ptcs ko đc quyền quyết định mà chỉ đc đề xuất dự thảo cs