-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Phân tích cơ sở lý luận và các yêu cầu của nguyên tắc toàn diện của phép biện chứng duy vật. Vận dụng nguyên tắc này vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay / Tiểu luận Triết học
Nguyêntắctoàndiệntronghoạtđộngnhậnnhứcvàthựctiễnlàmộttrongnhữngnguyên tắc phương pháp luận cơ bản của phép biện chứng duy vật. Nguyên tắc này có cơ sở lý luận đó là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Mốiliênhệlàphạmtrùtriếthọcdùngđểchỉcácmốiràngbuộctươnghỗ,quyđịnh và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Triết học Mác Lê-nin (UEF) 55 tài liệu
Đại học Kinh Tế - Tài Chính Thành phố Hồ Chí Minh 189 tài liệu
Phân tích cơ sở lý luận và các yêu cầu của nguyên tắc toàn diện của phép biện chứng duy vật. Vận dụng nguyên tắc này vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay / Tiểu luận Triết học
Nguyêntắctoàndiệntronghoạtđộngnhậnnhứcvàthựctiễnlàmộttrongnhữngnguyên tắc phương pháp luận cơ bản của phép biện chứng duy vật. Nguyên tắc này có cơ sở lý luận đó là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Mốiliênhệlàphạmtrùtriếthọcdùngđểchỉcácmốiràngbuộctươnghỗ,quyđịnh và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác Lê-nin (UEF) 55 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế - Tài Chính Thành phố Hồ Chí Minh 189 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế - Tài Chính Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoARcPSD| 47205411 lOMoARcPSD| 47205411
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM --🙢 e-- TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: TRIẾT HỌC
Đề tài: Phân tích cơ sở lý luận và các yêu cầu của nguyên tắc
toàn diện của phép biện chứng duy vật. Vận dụng nguyên tắc
này vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
Giảng viên hướng dẫn :
BÙI XUÂN THANH
Sinh viên thực hiện
: Nguyễn Thị Thúy Nga MSSV : 523102140144 Mã lớp HP
: 23C1PHI1000401 (Tối T3) STT : 15
TP.HCM, ngày 30 tháng 09 năm 2023 lOMoARcPSD| 47205411 MỤC LỤC
1. Cơ cơ sở lý luận và các yêu cầu của nguyên tắc toàn diện của phép biện chứng duy
vật ........................................................................................................................................ 1
1.1 Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện .................................................................... 1
1.2 Nội dung cơ bản của nguyên tắc toàn diện ............................................................... 2
2. Vận dụng nguyên tắc toàn diện của phép biện chứng duy vật vào công cuộc đổi mới
ở Việt Nam hiện nay ........................................................................................................... 4
2.1 Vận dụng vào nền kinh tế, chính trị và văn hóa – xã hội ........................................ 4
2.2 Vận dụng vào hoạt động nghiên cứu của khoa học xã hội và nhân văn .................. 5
2.3 Vận dụng vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ............................... 6
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 8 lOMoARcPSD| 47205411
1. Cơ cơ sở lý luận và các yêu cầu của nguyên tắc toàn diện của phép biện chứng duy vật
1.1 Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện
Nguyên tắc toàn diện trong hoạt động nhận nhức và thực tiễn là một trong những nguyên
tắc phương pháp luận cơ bản của phép biện chứng duy vật. Nguyên tắc này có cơ sở lý
luận đó là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
- Mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quy định
và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối
tượng với nhau. Đối lập với mối liên hệ là sự cô lập. Đó là trạng thái của các đối tượng,
khi sự thay đổi của đối tượng này không ảnh hưởng gì đến các đối tượng khác, không làm chúng thay đổi theo.
- Cơ sớ lý luận của mối liên hệ phổ biến là quan điểm về tính thống nhất của thế giới,
theo đó, các sự vật, hiện tượng trong thế giới dù có đa dạng, khác nhau thế nào đi chăng
nữa thì cũng chỉ là những dạng cụ thể khác nhau của một thế giới vật chất duy nhất.
- Tính chất của mối liên hệ: ✓
Tính khách quan: thể hiện ở chỗ bản thân mọi sự vật đều tồn tại trong sự quy
định, các động và làm chuyển hóa lẫn nhau. Đó là cái vốn có của nó, tồn tại độc lập
không phụ thuộc và ý thức của con người, con người chỉ có thể nhận thức và vận
dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình. ✓
Tính phổ biến: thể hiện ở chỗ bất cứ sự vật nào cũng không tồn tại tuyệt đối
biệt lập với các sự vật khác, mặt khác, bất cứ sự vật nào cũng là một hệ thống bao
gồm những yếu tố tác động lẫn nhau theo một cấu trúc tạo thành bản thân sự vật,
hơn nữa là hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với các hệ thống – sự vật khác, và
thông qua sự tương tác mà chúng quy định và làm biến đổi lẫn nhau. ✓
Tính đa dạng: thể hiện ở chỗ vì có nhiều sự vật khác nhau cùng tồn lại, vận
động, phát triển và tác động lẫn nhau, do đó mối liên hệ cũng rất đa dạng, mỗi đối
tượng đều có nhiều mối liên hệ cụ thể khác nhau, chúng được chia ra thành: liên hệ
bên trong – liên hệ bên ngoài, liên hệ cơ bản – liên hệ không cơ bản, liên hệ chủ yếu 1 lOMoARcPSD| 47205411
– liên hệ thứ yếu, liên hệ bản chất – liên hệ không bản chất, liên hệ tất nhiên – liên
hệ ngẫu nhiên, liên hệ trực tiếp – liên hệ gián tiếp,…
1.2 Nội dung cơ bản của nguyên tắc toàn diện
- Vì mỗi đối tượng cụ thể trong thực tế luôn tồn tại, biến đổi trong mối liên hệ hữu cơ
với các đối tượng khác và chính trong những mối liên hệ cụ thể đó mà đối tượng bộc lộ sự
tồn tại của mình với những thuộc tính, tính chất, trạng thái cụ thể, cho nên, điều tất yếu là
để nhận thức được đúng đối tượng với các đặc trưng của nó, cần phải khảo sát nó trong
mối liên hệ hữu cơ với các đối tượng khác. Nói cách khác, cần phải xem xét đối tượng một
cách toàn diện chứ tuyệt đối không được rơi vào sự phiến diện, một chiều trong quá trình
xem xét, đánh giá đối tượng. V.I.Lênin chỉ rõ, trong nhận thức “muốn thực sự hiểu được
sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan
hệ gián tiếp” của sự vật đó”, phải tính đến “tổng hóa những quan hệ muôn vẻ của sự vật ấy
với những sự vật khác”. Chẳng hạn, để nhận thức bản chất một con người, cần phải khảo
sát họ trong tổng hóa các mối quan hệ cụ thể của người đó. Tuy nhiên, V.I.Lênin cũng lưu
ý rằng, trong thực tế chúng ta không thể làm được điều đó hoàn toàn đầy đủ bởi vì sự vật
luôn thay đổi, hơn nữa, các mặt, các mối liên hệ cũng chỉ biểu hiện ra trong những điều
kiện nhất định, và năng lực nhận thức của mỗi con người luôn bị chế ước bởi những điều
kiện lịch sử cụ thể nhưng sự cần thiết phải xem xét tất cả mọi mặt sẽ đề phòng không phạm sai lầm và cứng nhắc.
- Trong sự nghiện xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, cần phải nhận thức
và xử lý tốt các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, con người với con người nhằm
thúc đẩy sự phát triển nhịp nhàng, bền vững và toàn diện đời sống kinh tế - xã hội. Ngày
nay, trong xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ, mỗi quốc gia, dân tộc
ngày càng có xu hướng tồn tại trong mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau. Thực tế đó đòi hỏi
chúng ta phải biết nắm bắt các mối liên hệ tương hỗ nhiều mặt trong tiến trình phát triển
của thế giới để có thể thực hiện tốt chính sách hội nhập, nắm bắt được thời cơ, phát huy
được nội lực để phát triển đất nước.
- Nguyên tắc toàn diện yêu cầu, để nhận thức đúng đối tượng sự vật, cần phải xem
xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người. Trong thực tế, mối liên hệ 2 lOMoARcPSD| 47205411
giữa sự vật hiện tượng với nhu cầu của con người là rất đa dạng, trong mỗi hoàn cảnh con
người chỉ phản ánh một số mối liên hệ nào đó của đối tượng phù hợp với nhu cầu lúc đó
của mình, nên nhận thức của con người về đối tượng mang tính tương đối, không trọn vẹn,
đầy đủ. Hiểu được điều đó để tránh coi tri thức đã có là bất biến, tuyệt đối không cần phải
bổ sung, phát triển gì thêm. Bởi vậy, xem xét toàn diện tất cả các mặt, các mối liên hệ của
sự vật cần chú ý đến sự phát triển cụ thể của các liên hệ đó. Chỉ có như vậy mới thấy được
vai trò của từng mặt trong từng quan hệ cũng như của toàn bộ quá trình phát triển của từng
mối liên hệ cụ thể của đối tượng. Như thế có nghĩa, xem xét toàn diện nhưng không rơi
vào “bình quân, dàn đều” mà có “trọng tâm trọng điểm”, xem xét toàn diện song phải tìm
ra được vị trí của từng mặt, từng yếu tố, từng mối liên hệ trong tổng thể của chúng. Phải từ
việc xem xét, hiểu biết về nhiều mặt, nhiều mối liên hệ để khái quát, rút ra được mối liên
hệ chủ yếu nhất, bản chất nhất, quan trọng nhất chi phối sự tồn tại, phát triển của đối tượng.
- Nguyên tắc toàn diện đối lập với cái nhìn phiến diện, một chiều cũng như chủ nghĩa
chiết trung và thuật ngụy biện. Chủ nghĩa triết trung cũng xem xét nhiều mặt, nhiều mối
liên hệ của đối tượng song không rút ra được mặt bản chất cũng như mới liên hệ cơ bản
của đối tượng mà xem xét một cách bình quân, cào bằng các mặt, các mối liên hệ, kết hợp
một cách vô nguyên tắc chúng lại thành một mớ hỗn tạp để cuối cùng rơi vào sự lúng túng,
mất phương hướng, rơi vào chủ nghĩa hư vô. Còn thuật ngụy biện lại đưa cái không cơ bản,
không bản chất thành cái cơ bản, bản chất và ngược lại một cách võ đoán, tùy tiện, chủ quan.
- Trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học xã hội, nguyên tắc toàn diện đòi
hỏi phải có sự phối hợp liên ngành để nghiên cứu đối tượng. Chúng ta sẽ không hiểu được
thực chất của một hiện trạng xã hội hay bản chất của con người nào đó nếu chỉ dừng lại
xem xét một vài mối liên hệ, quan hệ hay một vài yếu tố, phương diện của chúng, cho dù
đó là những cái cơ bản, quan trọng. Trong bối cảnh đổi mới toàn diện và cơ bản của xã hội
Việt Nam hiện nay, nếu không phân tích toàn diện những mối liên hệ, những lĩnh vực hoạt
động, những yếu tố chủ quan – khách quan, trong nước và thế giới… thì sẽ không đánh giá
đúng tình hình, không xác định đúng nhiệm vụ, không lường hết mọi khó khăn, không thấy
được hết những thuận lợi, không tránh được những nguy cơ, tận dụng được những thời cơ 3 lOMoARcPSD| 47205411
để đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Trong hoạt động thực tiễn cách mạng, nguyên tắc toàn diện đòi hỏi tính đồng bộ
trong việc vận dụng các biện pháp, phượng tiện, công cụ để làm thay đổi các mặt, các mối
liên hệ của đối tượng. Song trong từng giai đoạn phải có những biện pháp trọng tâm, những
phương tiện, công cụ chủ yếu tác động đến những khâu then chốt của đối tượng.
2. Vận dụng nguyên tắc toàn diện của phép biện chứng duy vật vào công cuộc đổi
mới ở Việt Nam hiện nay
2.1 Vận dụng vào nền kinh tế, chính trị và văn hóa – xã hội
- Trong các mạng giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ, quán triệt và vận dụng sáng
tạo nguyên tắc này vào quá trình xây dựng chiến lược, sách lược cách mạng, tìm kiếm
phương pháp, xác định phương tiện công cụ đấu tranh cách mạng đúng đắn nên công cuộc
cách mạng đã thành công. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở nhấn mạnh tính tất yếu phải đổi mới cả lĩnh vực kinh tế và lĩnh
vực chính trị. Xác định phát triển kinh tế là trọng tâm, trên cơ sở đổi mới, phát triển kinh
tế từng bước đổi mới trong lĩnh vực chính trị sao cho phù hợp để thúc đầy phát triển kinh
tế nói riêng và toàn xã hội nói chung.
- Để đảm bảo đổi mới kinh tế thành công, nhất thiết phải giữ vững ổn định và từng
bước thực hiện đổi mới chính trị, phải lấy đổi mới kinh tế là trung tâm, giữ vững ổn định
chính trị là một yêu cầu cơ bản của đổi mới, không giữ được ổn định thì không còn là đổi
mới theo đúng mục tiêu bảo vệ và xây dựng đất nước trong giai đoạn chuyển đổi, chứ
không riêng gì Việt Nam. Trong đổi mới chính trị phải giữ vững nguyên tắc Đảng Cộng
Sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện và trực tiếp, đổi mới trước hết trong hoạt động
lãnh đạo của Đảng. Đổi mới trong Đảng, hạt nhân của hệ thống chính trị lại đặt ra những
yêu cầu và làm gương cho việc đổi mới các bộ phận hợp thành hệ thống chính trị từ trung
ương đến cơ sở. Có đổi mới đồng bộ như vậy mới củng cố vững chắc và phát huy được vai
trò của hệ thống chính trị các cấp, và mới thực hiện nhất quán nguyên lý của chủ nghĩa
Mác- Lênin rằng cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, chính trị là ý chí và cuộc sống
của hàng triệu nhân dân. 4 lOMoARcPSD| 47205411
- Điều chỉnh cơ cấu kinh tế vĩ mô, sắp xếp lại các lĩnh vực và khu vực sản xuất chính,
có chính sách biến hoạt động dịch vụ sản xuất, kinh doanh và đới sống thành một bộ phận
quan trọng trong cơ cấu kinh tế. Xây dựng một nền kinh tế có cơ cấu công – nông nghiệp
– dịch vụ hợp lý, gắn thị trường trong nước với thị trường quốc tế. Khuyến khích những
người làm kinh tế tư nhân giỏi giải quyết việc làm cho người lao động, mang lại lợi ích cho
xã hội, làm giàu chính đáng cho bản thân, tuân thủ pháp luật.
2.2 Vận dụng vào hoạt động nghiên cứu của khoa học xã hội và nhân văn
- Xác định rõ những mối quan hệ giữa thực tiễn và lý luận, chính trị và khoa học, giữa
học thuyết, chủ nghĩa được lựa chọn làm hệ tư tưởng với chế độ xã hội mà chúng ta xây
dựng vì sự phát triển tiến bộ xã hội và vì hạnh phúc của con người. Trên cơ sở đó mở rộng
dân chủ trong mọi hoạt động nghiên cứu của khoa học xã hội và nhân văn, phát huy mọi
sự sáng tạo, tổ chức thành các chương trình, đề án nghiên cứu có mục tiêu rõ ràng, giữ
nghiêm kỷ luật trong phổ biến các kết quả nghiên cứu, thực hiện chiến lược đào tạo những
trí thức khoa học xã hội và nhân văn ở mọi trình độ, xây dựng chương trình, biên soạn giáo
trình, đổi mới phương pháp dạy và học để nâng cao chất lượng đội ngũ trí thức này.
- Tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, coi trọng vai trò của lý
luận và khoa học xã hội nhân văn đáp ứng yêu cầu đổi mới. Kết hợp việc phân tích những
nhân tố tác động và ảnh hưởng của bối cảnh quốc tế đương đại vào nước ta với những biến
đổi của ý thức xã hội, của thực tiễn đổi mới trong điều kiện thị trường mở cửa, hội nhập quốc tế.
- Cần có các những chính sách và giải pháp đột phá để thúc đẩy phát triển khoa học
xã hội và nhân văn, ngăn chặn sự suy thoái chất lượng dạy và học về các môn khoa học,
huy động đông đảo lực lượng tham gia đóng góp vào sự nghiệp phát triển khoa học xã hội
nhân văn. Đào tạo đội ngũ chuyên gia giỏi, đầu đàn, kết hợp nghiên cứu chuyên sau và liên
ngành, đa ngành, phối hợp các cá nhân và tổ chức nghiên cứu, triển khai nghiên cứu lý luận
và khoa học xã hội nhân văn đồng bộ rộng khắp ở các địa phương, các ngành, các cấp.
Phương pháp tiếp cận đối tượng nghiên cứu của khoa học xã hội nhân văn gắn với các
nguyên tắc biên chứng duy vật, xác định đúng hướng nghiên cứu. 5 lOMoARcPSD| 47205411
- Nỗ lực nghiên cứu nhằm cung cấp những luận cứ khoa học chính xác để hình thành
đường lối chính sách, nâng cao tiềm lực tư tưởng, trí tuệ của Đảng, giúp Đảng làm tốt
nhiệm vụ lãnh đạo, đồng thời nâng cao nhận thức, ý thức xã hội trong công cuộc đổi mới.
2.3 Vận dụng vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Nhận thức đầy đủ về mối liên hệ giữa quyền và lợi ích, quyền và nghĩa vụ, lợi ích
và trách nhiệm, đánh giá đầy đủ vai trò của khoa học – kỹ thuật, cũng như các lý luận của
khoa học xã hội nhân văn, tận dụng hiệu quả những động lực bên ngoài cho sự phát triển bên trong.
- Khẳng định chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan, sớm hay muộn thì tất cả các
quốc gia, các dân tộc đều sẽ đi tới chủ nghĩa xã hội. Đối với nước ta đây còn là sự lựa chọn
con đường phát triển phù hợp với thực tiễn lịch sử. Chúng ta không thể lấy mô hình chủa
nghĩa xã hội ở nước nào đó áp đặt cho đất nước ta mà mỗi nước sẽ tìm tòi mô hình phát
triển thích hợp nhất với mình. Tính tất yếu phổ biến toàn thế giới hoàn toàn có thể dung
nạp trong bản thân nó sự đa dạng, phong phú, đặc sắc của tính đặc thù dân tộc và thời đại.
Vận dụng nguyên tắc phát triển, nguyên tắc lịch sử cụ thể, và yêu cầu phương pháp luận
được rút ra từ nhận thức đúng mối quan hệ biện chứng giữa cái phổ biến và cái đặc thù.
- Thực hiện công cuộc cải tạo triệt để mọi lĩnh vực đời sống xã hội, mà trước hết là
cải tạo lĩnh vực đời sống vật chất, xây dựng nền tảng kinh tế - kỹ thuật cho xã hội mới,
đồng thời cải tạo đời sống tinh thần, xây dựng văn hóa – nền tảng đời sống xã hội.
- Nắm vững mối quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; mối quan hệ giữa đổi
mới kinh tế và đổi mới chính trị; mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội
chủ nghĩa; mối quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng
bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; mối quan hệ giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và
bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa; mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; mối
quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ.
Việc vận dụng nguyên tắc toàn diện của phép biện chứng duy vật vào công cuộc đổi
mới ở Việt Nam có thể giúp xây dựng một cách tiếp cận sâu rộng và cân nhắc hơn đối với
các vấn đề quan trọng của đất nước và đảm bảo sự phát triển bền vững và xã hội công bằng. 6 lOMoARcPSD| 47205411
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Khoa lý luận chính trị tiểu ban triết học Trường Đại học Kinh tế TP. HCM: Tài liệu
học tập Triết Học dùng cho học viên cao học & nghiên cứu sinh các ngành khoa học xã
hội & nhân văn, không chuyên ngành triết học, Lưu hành nội bộ, 2022. 7
Document Outline
- BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
- MỤC LỤC
- 1. Cơ cơ sở lý luận và các yêu cầu của nguyên tắc toàn diện của phép biện chứng duy vật
- 1.1 Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện
- 1.2 Nội dung cơ bản của nguyên tắc toàn diện
- 2. Vận dụng nguyên tắc toàn diện của phép biện chứng duy vật vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay
- 2.1 Vận dụng vào nền kinh tế, chính trị và văn hóa – xã hội
- 2.2 Vận dụng vào hoạt động nghiên cứu của khoa học xã hội và nhân văn
- 2.3 Vận dụng vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- TÀI LIỆU THAM KHẢO