-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Phân tích cơ sở sinh lý của hoạt động thể lực | Kiểm tra giữa kỳ Lý luận và phương pháp GDTC
Là tất cả các hoạt động của con người, bao gồm cả hoạt động vận động đều gọi là phản xạ. Các phản xạ được di truyền, có sẵn trong cơ thể con người từ khi mới ra đời được gọi là phản xạ không điều kiện. Chúng có tính bẩm sinh và là cơ sở của các hành vi bản năng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Lý luận và phương pháp GDTC 20 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Phân tích cơ sở sinh lý của hoạt động thể lực | Kiểm tra giữa kỳ Lý luận và phương pháp GDTC
Là tất cả các hoạt động của con người, bao gồm cả hoạt động vận động đều gọi là phản xạ. Các phản xạ được di truyền, có sẵn trong cơ thể con người từ khi mới ra đời được gọi là phản xạ không điều kiện. Chúng có tính bẩm sinh và là cơ sở của các hành vi bản năng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lý luận và phương pháp GDTC 20 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
------------------------- KIỂM TRA GIỮA KỲ
Môn: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
GIÁO DỤC THỂ CHẤT
PHÂN TÍCH CƠ SỞ SINH LÍ CỦA HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC
Sinh viên: Nguyễn Phương Anh
Mã số sinh viên: 2156140004
Lớp : QHQT&TTTC CLC K41
Hà Nội, tháng 11 năm 2021 1 MỤC LỤC
1. Kĩ năng vận động ..........................................................................................3
2. Các tố chất vận động ....................................................................................5
a. Sức mạnh .................................................................................................6
b. Sức nhanh ................................................................................................7
c. Sức bền .....................................................................................................8
d. Khéo léo ....................................................................................................9
3. Chức năng vận động và sự thích nghi của cơ thể với môi trường ...........10
4. Kết luận .......................................................................................................11 2 NỘI DUNG
1. Kỹ năng vận động
Là tất cả các hoạt động của con người, bao gồm cả hoạt động vận
động đều gọi là phản xạ.
Các phản xạ được di truyền, có sẵn trong cơ thể con người từ khi mới
ra đời được gọi là phản xạ không điều kiện. Chúng có tính bẩm sinh và là cơ
sở của các hành vi bản năng.
Trong quá trình sống và rèn luyện trên cơ sở những phản xạ không
điều kiện, có thể hình thành những phản xạ mới để thích nghi với điều kiện
sống, những phản xạ này được gọi là phản xạ có điều kiện.
Ví dụ: Trước khi đưa thức ăn vào miệng con chó, kết hợp với chuông
reo và lặp đi lặp lại nhiều lần, thì về sau chỉ cần nghe tiếng chuông reo con
chó đã có phản ứng tiết nước bọt với tiếng chuông.
Như vậy phản xạ có điều kiện được hình thành trong tập luyện -> xây dựng phản xạ.
Hoạt động của con người liên quan chặt chẽ với việc hình thành các
phản xạ có điều kiện. Ở con người có thể hình thành những phản xạ có điều
kiện rất phức tạp: phản xạ này dựa trên phản xạ kia. Đặc biệt có thể xây
dựng các phản xạ có điều kiện ở con người dựa trên các tín hiệu đặc biệt 3
như: Lời nói và chữ viết. Các cử động, động tác, hoạt động vận động cũng là
các phản xạ. Khi con người sinh ra với một số phản xạ vận động bẩm sinh
rất hạn chế. Phần lớn các động tác vận động là phản xạ có điều kiện. Tức là
được hình thành trong quá trình sống, hoặc do tập luyện.
Do yêu cầu của mục đích vận động và để thích nghi với điều kiện
sống các phản xạ vận động được phối hợp lại với nhau thành một tổ hợp các
động tác có ý nghĩa và trở thành kỹ năng vận động.
Kỹ năng vận động là một hình thức hành động, được hình thành theo
cơ chế phản xạ có điều kiện, nhờ quá trình tập luyện thường xuyên.
Nói một cách đơn giản, kỹ năng vận động là các động tác được thực
hiện một cách tự động do đã trở thành thói quen. Đi, đứng, ngồi, chạy,
nhảy, ... là các kỹ năng vận động cơ bản. Tất cả các kỹ thuật thể thao cũng
đều là các kỹ năng vận động.
Kỹ năng vận động được hình thành dần dần, theo 3 giai đoạn: Lan
tỏa, tập trung và tự động hóa.
+ Trong giai đoạn lan tỏa, hưng phấn lan rộng trên vỏ đại não vì
chưa hình thành được tổ hợp vận động tối ưu. Nhiều nhóm cơ vận động cần
thiết cũng tham gia vào vận động. Động tác vì vậy không chính xác, nhiều
cử động thừa, không tinh tế. 4
+ Sau một thời gian lặp lại, giai đoạn lan tỏa chuyển sang giai đoạn
tập trung. Trong giai đoạn này hưng phấn tập trung ở những vùng nhất định
trên vỏ não, cần thiết cho vận động.
Các động tác thừa mất đi, cơ căng và co bóp ở mức độ hợp lý, động
tác trở nên nhịp nhàng, chính xác và thoải mái hơn. Kỹ năng vận động đã
được hình thành tương đối ổn định.
+ Trong giai đoạn tự động hóa (Kỹ xảo vận động), kỹ năng vận
động được củng cố đến mức được thực hiện hầu như tự động, không cần sự
chú ý của ý thức. Kỹ năng vận động cho phép thực hiện nhiều động tác khác nhau cùng một lúc.
2. Các tố chất vận động
Trong sinh hoạt, lao động, cũng như tập luyện TD, TT, con người có
lúc phải vận động rất nhanh, có lúc cần phải làm việc lâu dài với lực tương
đối nhỏ, có lúc phải thực hiện các động tác mang vác rất nặng, tức là phải
thực hiện các mặt khác nhau của khả năng vận động. Các mặt khác nhau của
khả năng vận động được gọi là các tố chất vận động hay tố chất thể lực.
Khả năng vận động của con người có thể hiện 4 loại tố chất: Sức
nhanh, sức mạnh, sức bền và khéo léo. 5
Trong bất kỳ hoạt động thể lực nào, các tố chất vận động không thể
hiện riêng lẻ, mà luôn kết hợp hữu cơ với nhau. Đồng thời trong các hoạt
động thể lực cụ thể, bao giờ cũng có một hoặc vài tố chất thể lực thể hiện rõ
hơn, quyết định thành tích của toàn bộ hoạt động.
VD: Cử tạ là sức mạnh, chạy việt dã (marathon) là sức bền
Các tố chất vận động được phát triển thống nhất với kỹ năng vận
động. Sự hình thành kỹ năng vận động bao giờ cũng phụ thuộc vào mức độ
phát triển của các tố chất vận động. Và ngược lại kỹ năng vận động góp
phần làm cho các tố chất vận động được hoàn thiện dần và thể hiện có hiệu quả hơn. a. Sức mạnh
Là khả năng khắc phục lực cản bên ngoài của cơ bắp.
Sức mạnh cơ bắp phụ thuộc vào đặc tính của quá trình thần kinh điều
khiển sự co cơ và vào số lượng của các đơn vị chứa trong cơ. Để phát huy
được sức mạnh tối đa, cần phải huy động được số lượng tối đa các đơn vị
vận động tham gia vào hoạt động.
Phát triển sức mạnh sẽ làm tăng độ dày (tiết diện ngang) của cơ, hoan
thiện cấu tạo và quá trình hoá học xảy ra trong cơ. Tập luyện đặc có thể làm
tăng sức mạnh lên 3-4 lần so với mức ban đầu. 6
Tuy nhiên hưng phấn phải không lan toả quá rộng để không kích
thích các nhóm cơ đối kháng. Các quá trình cung cấp dinh dưỡng cho cơ
cũng có vai trò quan trọng trong cơ co mạnh.
Cơ sở sinh lý để phát triển sức mạnh: Cần phải có số lượng lớn cơ
tham gia co một lúc, thả lỏng lực đối kháng và kéo căng các cơ cùng phía
(cơ hưởng ứng), tăng cường sự phối hợp đồng bộ hoạt động của nhóm cơ đối kháng.
b. Sức nhanh (tốc độ)
Là khả năng thực hiện động tác với thời gian ngắn nhất.
Hình thức biểu hiện của sức nhanh:
Hình thức biểu hiện đơn giản của sức nhanh bao gồm: (1) Thời
gian tiềm tàng của phản ứng. Đó là thời gian từ khi kích thích đến khi có
phản ứng trở lời. (2) Thời gian của động tác lẻ. (3) Tần số động tác.
Hình thức biểu hiện phức tạp của sức nhanh là kết quả của các thử
nghiệm vận động và bài tập thể thao tốc độ như: chạy ngắn, tần số đánh
bóng, tốc độ đập bóng, …
Để hình thành tất cả các hình thức sức nhanh nêu trên, các quá trình
hưng phấn và các phản ứng sinh hoá trong thần kinh và cơ phải xảy ra thật
nhanh, các trung tâm thần kinh phải có tính linh hoạt cao. 7
Trong nhiều động tác thể thao, tốc độ và sức mạnh liên quan chặt chẽ
với nhau. Mức độ phát triển sức mạnh ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ.
Các cơ sở sinh lý để phát triển tốc độ là: tăng cường độ linh hoạt và
tốc độ lan toả hưng phấn ở trung tâm thần kinh, tăng cường tốc độ co cơ,
tăng cường tính đồng bộ trong hoạt động trong hoạt động của các cơ khác
nhau, tăng tốc độ thả lỏng cơ.
Trong quá trình tập luyện sức nhanh phát triển tương đối chậm so với
sức mạnh và sức bền. Lứa tuổi tốt nhất là tuổi thanh thiếu niên. c. Sức bền
Là khả năng thực hiện hoạt động trong thời gian dài. Nó thể hiện khả
năng chống đỡ của cơ thể với những biến đổi bên trong, xảy ra do hoạt động cơ bắp kéo dài.
Sự phát triển sức bền phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện của sự phối
hợp giữa chức năng vận động và chức năng dinh dưỡng, vào độ bền vững
chức năng của các cơ quan nội tạng. Đặc biệt là hệ hô hấp và tim mạch, là
những hệ đảm bảo việc cung cấp oxi cho cơ thể.
Các cơ sở sinh lý chủ yếu để phát triển sức bền là: mức độ phát triển
của tim mạch và hô hấp. Đó là trạng thái máu dự trữ chất dinh dưỡng trong
cơ thể và khả năng sử dụng chúng, công suất của các quá trình trao đổi 8
năng lượng và không có oxi, đặc điểm của quá trình điều nhiệt, trạng thái
của các tuyến nội tiết. d. Khéo léo
Là khả năng thực hiện những động tác về phối hợp vận động trong
điều kiện môi trường thay đổi.
Cơ sở sinh lý của tố chất này là: phản xạ phối hợp phức tạp. Vì vậy,
mức độ phát triển khéo léo phụ thuộc vào trạng thái hệ thần kinh trung
ương, tốc độ xử lý thông tin và hình thành các chương trình hành động.
Tố chất khéo léo phụ thuộc rất chặt chẽ với mức độ phát triển của các
tố chất khác như: Sức mạnh, sức nhanh, sức bền và kỹ năng vận động.
Tập luyện thể dục thể thao có hệ thống phát triển tất cả các tốc chất
vận động. Các tố chất vận động có nhiều điểm giống nhau về cơ chế phát
triển. Vì vậy khi hoàn thiện một số chất thì các tố chất khác ở một mức độ
nhất định cũng biến đổi theo. Ảnh hưởng hỗ trợ đó thể hiện rất rõ khi mới
bắt đầu tập luyện thường xuyên.
Tuy nhiên, một số bìa tập thể lực có thể gây ảnh hưởng xấu đối với
việc phát triển một tố chất vận động.
Ví dụ: Tập tạ để phát triển sức mạnh lâu dài có thể ảnh hưởng đến
sức bền trong chạy cự ly. 9
Khi ngừng tập luyện có hệ thống, các tố chất vận động cũng ngừng
phát triển, các tố chất sẽ thoái hoá về trạng thái bạn đầu. Tố chất sức nhanh
sẽ giảm sớm nhất rồi sau đó là sức mạnh và cuối cùng là sức bền.
Các tố chất thể lực giao động trong khoảng 15-30% trong ngày đêm.
Tố chất vận động thấp nhất trong khi đi ngủ và khi thức dậy sớm.
3.Chức năng vận động và sự thích nghi của cơ thể với môi trường
-Sự vận động trong quá trình GDTC, về bản chất là nhằm làm cho cơ
thể thích nghi với các hoạt động cơ bắp, tăng cường khả năng thực hiện gắng
sức nhanh, mạnh hoặc lâu dài của cơ thể.
-Sự thích nghi hoạt động cơ bắp làm cho quá trình sinh hóa, hình
thái, chức năng trong cơ thể có thẻ biến đổi sâu sắc và làm hoàn thiện sự
điều khiển phối hợp các quá trình đó của các cơ quan điều khiển.
-Các biến đổi thích nghi trong quá trình tập luyện TD, TT xảy ra hầu
như trong tất cả các cơ quan và tổ chức cơ thể.
Ví dụ: Thần kinh cơ, cơ, xương, tim, phổi, …
Toàn bộ những biến đổi thích nghi với hoạt động thể lực đó có ý
nghĩa quan trọng và quyết định đối với sự thích nghi của cơ thể đối với môi
trường xung quanh luôn luôn thay đổi... 10
-Các bài tập thể lực không chỉ có tác dụng tốt đối với sức khỏe và
khả năng làm việc của con người. Mà tập luyện thể lực còn có ý nghĩa to lớn
trong việc nâng cao sự thích nghi của cơ thể đối với môi trường và là yếu tố
quyết định đến sự sống. 4. KYt luận
Tập luyện thể dục, thể thao có hệ thống giúp phát triển các tố chất
vận động. Các tố chất thể lực có mối quan hệ mật thiết với nhau. Có mối
quan hệ, hiện tượng chuyển giữa các tố chất thể lực. Tuy nhiên một số bài
tập thể lực có thể gây ảnh hưởng xấu đối với việc phát triển một số tố chất vận động.
Khi ngừng tập luyện có hệ thống, các tố chất vận động vì thế cũng
ngừng phát triển, các tố chất sẽ thoái hóa về trạng thái ban đầu. Tố chất sức
nhanh sẽ giảm sớm nhất rồi đến sức mạnh và cuối cùng là sức bền.
Chính vì vậy, mỗi con người cần có ý thức rèn luyện, tăng cường tập
thể dục thể thao để bảo vệ sức khoẻ của chính bản thân và đẩy lùi các tác
nhân gây hại tới sức khoẻ của mình. 11