Phân tích công ty cổ phần TIKI
Phân tích công ty cổ phần TIKI
Trường: Trường ĐH CNTT và Truyền thông Việt Hàn, Đại học Đà Nẵng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|208 990 13
TIKI – PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, VĂN HÓA-XÃ HỘI
1. Môi trường kinh tế
a. Tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế
GDP năm 2020 của Việt Nam tăng 2,91% so với năm trước, là mức tăng trưởng
thấp nhất của thập kỷ 2011-2020 theo số liệu của tổng cục thống kê. Do tình hình
dịch bệnh COVID-19 diễn ra phức tạp trên toàn thế giới nên không tránh khỏi việc
phát triển kinh tế chậm.
Tuy nhiên, đó lại là tổng GDP của cả nước về tất cả các ngành. Về riêng thị trường
Thương mại điện tử VN 2020 đã tăng trưởng hơn 32% so với năm 2019
Cũng không thể phủ nhận được sự tăng trường kinh ngạc này vì trong tình hình
dịch bệnh, mọi người đều e ngại không giám mua hàng hóa trực tiếp nên nhu cầu
mua hàng trực tuyến tăng cao.
Theo thống kê của BOXME, số lượng người tham gia mua sắm trục tuyến cập nhật
vào ngày 3/3/2020 chỉ tính riêng TIKI đạt 24 triệu lượt/Tháng.
Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số quản lý, Việt Nam
được đánh giá là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng TMĐT nhanh nhất
thế giới với tốc độ 35% mỗi năm, cao gấp 2,5 lần so với Nhật Bản. “Bên cạnh đó,
internet ứng dụng doanh nghiệp và công nghệ có mức tăng trưởng nhanh gấp 2,1
lần so với đơn vị không được sử dụng. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa chi hơn 30%
ngân sách cho công nghệ, tăng doanh thu gấp 9 lần với doanh nghiệp chi dưới
10%”- ông Đặng Hoàng Hải nhận định.
b. Yếu tố lạm phát và tỷ giá hối đoái
Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam năm 2020 – chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2020
tăng 3,23% so với năm trước, nhưng đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát của Quốc
Hội đề ra là dưới 4% trong bối cảnh một năm với nhiều biến động khó lường.
Lạm phát làm ảnh hưởng đến tâm lý và chi phối hành vi tiêu dùng cảu người dân,
làm thay đổi cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng, cho thấy tốc độ tiêu thụ hàng hóa lOMoARcPSD|208 990 13
ngày càng nhiều, nhấy là những mặt hàng mang tính thiết yếu đối với cuộc sống hàng ngày.
Trong thời kì lạm phát thì yếu tố giá càng được người tiêu dùng quan tâm, các nhà
quản trị cần phải hoạch định lại các chiến lược sản xuất. Cụ thể TiKi có chương
trình “Giá sốc hôm nay” mỗi ngày giảm giá từ 45-95% tùy mặt hàng nhằm tạo
điều kiện bán giá cạnh tranh, giao hàng miễn phí trên toàn quốc với hóa đơn trên 150.000đ
Tỷ lệ hối đoái và khả năng chuyển đổi của đồng tiền là minh chứng cho sự ổn định
của đồng tiền địa phương, cũng như sự lựa chọn ngoại tệ trong giao dịch thương
mại và thương mại điện tử.
c. Chính sách phát triển kinh tế
Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), Việt Nam được
đánh giá là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng thương mại điện tử
nhanh nhất thế giới, với tốc độ 25-30% mỗi năm, gấp 2,5 lần so với Nhật Bản. Đây
cũng là tiền đề để phát triển thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới, bởi có
đến 33% số người mua hàng trực tuyến đã từng mua một mặt hàng nào đó từ nước
ngoài. Tuy nhiên, trên thực tế, các doanh nghiệp TMĐT trong nước vẫn đang tập
trung phát triển ở các khu vực thành thị, trung tâm, một khu vực rộng lớn là các
tỉnh thành, các khu vực nông thôn vẫn đang bỏ ngỏ.
Về Tiki coi trọn giá sản phẩm là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định
mua hàng của người dùng. Sự cố bùng nổ về Internet giúp người dùng nhanh
chóng tiếp cận được nhiều nguồn thông tin, nhiều nhà cung cấp và có nhiều địa
điểm khi mua hàng, đồng thời nhiều trang thương mại điện tử mới cũng như nhiều
nhà bán lẻ mới gia nhập into the school trade. Đặc biệt, sự bùng nổ của thương mại
qua mạng xã hội, thúc đẩy hoạt động mua hàng trực tuyến qua các trang mạng xã hội ngày một gia tăng.
d. Thu nhập và tiền lương lOMoARcPSD|208 990 13
Đó là tiền mà người dùng có thể thỏa mãn nhu cầu cá nhân của họ trong một
khoảng thời gian nhất định. Thu nhập và bố trí thu nhập của dân cư ảnh hưởng
mạnh mẽ đến khả năng thanh toán và tạo ra cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện
công ty thương mại điện tử.
2. Môi trường chính trị
Các quyết định hoạt động kinh doanh của doanh chịu tác động mạnh mẽ của
những tiến triển trong môi trường pháp lý và chính trị. Môi trường này được tao ra
từ các luật lệ, cơ quan chính quyền và những nhóm áp lực đã gây được ảnh hưởng
cũng như sự ràng buộc được mọi tổ chức lẫn các cá nhân trong xã hội. Chúng ta
sẽ phân tích vai trò và tác động của của môi trường này qua các khía cạnh chủ yếu sau:
- Tác động của hệ thống luật pháp trong nước tới hoạt động kinh doanh có thể phân làm hai loại:
Hệ thống các Luật, Pháp lệnh, Nghị định… có tác dụng điều chỉnh hành vi kinh
doanh, quan hệ trao đổi, thương mại… của doanh nghiệp. Các luật này quy
định rõ quyền và nghĩa vụ, lĩnh vực được cho phép kinh doanh của doanh nghiệp.
Các hình thức bảo vệ người tiêu dùng.
Việc đặt ra pháp lý đối với doanh nghiệp có ba mục đích chính sau:
Trước hết là để bảo vệ cho giữa các công ty với nhau. Tất cả các nhà điều hành
kinh doanh đều tán tụng việc cạnh tranh, nhưng lại cố muốn trung hoà nó khi sự
cạnh tranh đụng chạm đến mình. Đã có nhiều đạo luật được thông qua nhằm ngăn
chặn sự cạnh tranh không công bằng.
Mục đích thứ hai trong việc điều tiết của chính quyền là để bảo vệ người tiêu thụ
tránh được các giao dịch buôn bán không công bằng. Có một số xí nghiệp, mà nếu
cứ để mặc họ, họ sẽ làm sản phẩm giả, nối dối trong quảng cáo, lừa đảo qua việc
đóng bao bì, và gian manh trong chuyện giá cả. lOMoARcPSD|208 990 13
Mục đích thứ ba trong việc điều tiết của chính quyền là để bảo vệ các lợi ích rộng
lớn của xã hội, tránh khỏi các hành vi sai lạc. Điều này có thể xảy ra là tổng sản
phẩm quốc gia thì tăng, mà chất lượng đời sống thì lại tuột giảm. Hầu hết các
công ty đều không khứng chịu những phí tổn xã hội trong hoạt động sản xuất hoặc
trong sản phẩm cuảa họ. Giá cả của họ sẽ được thấp hơn và doanh số được tăng
cao hơn nếu họ gánh chịu các phí tổn xã hội này. Khi môi trường trở nên xấu đi,
những đạo luật mới cùng các cưỡng chế của chúng sẽ tiếp tục còn nguyên hiệu lực
hoặc mở rộng ra thêm. Các doanh nghiệp phải theo dõi những tiến trình này, khi
phác thảo sản phẩm và chương trình Marketing.
- Cơ chế điều hành của chính phủ có tác động đến Marketing trong kinh doanh.
Sự tác động của cơ chế thể hiện trên hai khía cạnh:
Tính hiệu lực của pháp luật và các chính sách kinh tế của chính phủ
Mức độ can thiệp và hình thức can thiệp của chính phủ vào các hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Môi trường văn hóa – xã hội
Bất cứ một sự thay đổi nào các yếu tố văn hóa-xã hội đều có ảnh hưởng đến môi
trường thực hiện thương mại điện tử. Sự xung đột hoặc giao thoa về văn hóa - xã
hội, lợi ích trong quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế đã làm cho các yếu tố văn
hóa - xã hội có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
và xúc tiến thương mại điện tử
- Dân tộc, tôn giáo và nền văn hóa: Là sự khác biệt về tầng lớp xã hội, bản sắc
hóa của các dân tộc, chủng tộc, tôn giáo sẽ hướng dẫn tới các điểm quan trọng
và cách ứng dụng đối với thương mại điện tử rất đa dạng và phong phú.
- Dân số và sự biến động về dân số: là thể hiện số lượng người tiêu dùng hiện
có trên thị trường, cũng sẽ ảnh hưởng đến dung lượng của thị trường. Dân số
càng lớn, thì nhu cầu nhóm sản phẩm càng nhiều, khối lượng tiêu thụ sản phẩm
càng tăng, mối quan hệ giao dịch qua thương mại điện tử càng lớn. Cùng với số lOMoARcPSD|208 990 13
lượng dân số, cơ cấu dân số và xu hướng vận động của nó cũng ảnh hưởng tới
cơ cấu tiêu dùng, thói quen tiêu dùng; phương thức tiêu dùng; phương tiện giao
dịch; thông tin nói chung và thương mại điện tử nói riêng. Mặt khác, sự dịch
chuyển dân cư ảnh hưởng tới sự xuất hiện cơ hội mới hoặc thách thức làm mất
đi cơ hội hiện tại trong hoạt động thương mại điện tử.
- Nghề nghiệp và vị trí xã hội của dân cư: Ảnh hưởng đến quan điểm và
phương thức ứng xử của họ đối với thương mại điện tử. Do đó, cần phải thỏa
mãn nhu cầu theo nhóm xã hội một cách tương xứng và phải được xem xét khi
xây dựng, phát triển thương mại điện tử.
Document Outline
- 1. Môi trường kinh tế
- b. Yếu tố lạm phát và tỷ giá hối đoái
- c. Chính sách phát triển kinh tế
- d. Thu nhập và tiền lương
- 2. Môi trường chính trị
- 3. Môi trường văn hóa – xã hội