Phân tích đặc trưng của văn hóa? - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Phân tích đặc trưng của văn hóa? - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống

I. Phân tích đặc trưng của văn hóa?
Tính nhân sinh
+ Là đặc trưng quan trọng nhất của văn hóa.Nói đến văn hóa là nói đến con
người.Văn hóa là sẳn phẩm của trình độ phát triển bản chất người,là nơi hình
thành,nuôi dưỡng nhân cách con người.Con người vừa là chủ thể,vừa là sản phẩm
và còn là đại biểu mang các giá trị văn hóa.
+ Văn hóa được tạo thành bởi các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo ra.Thuộc tính này cho phép phân biệt văn hóa như 1 hiện tượng xã hội với
những sản vật tự nhiên chưa qua bàn tay sáng tạo của con người.Theo đó,1 đất
nước có thể giàu khoáng sản,dầu mỏ,các nguồn lợi thiên nhiên nhưng chưa hẳn già
có về văn hóa.Văn hóa là thành quả lao động sáng tạo lao động của nhân
loại.Những thành quả ấy phải phục vụ sự phát triển toàn diện của con người.Phục
vụ cuộc sống hạnh phúc trong an toàn của toàn thể xã hội.
Tính nhân sinh là cơ sở làm nên giá trị nhân văn của văn hóa.Giá trị nhân văn
là thực chất của văn hóa, là cái tạo nên nội dung,bản chất của 1 nền văn hóa.
Tính hệ thống
+ Là 1 tổ hợp hữu cơ,bao gồm nhiều thành tố có quan hệ khăng khít với nhau,
tương tác,tương thành,chi phối và chế ước lẫn nhau.Văn hóa bao trùm mọi lĩnh vực
hoạt động của con người và xã hội,là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội..Văn hóa
là sản phẩm mang tính xã hội cao do mọi người cùng chung sức tạo ra.
Tính lịch sử
+ Đây là thuộc tính được xác định bởi bề dày và chiều sâu của văn hóa.Một nề văn
hóa bao giờ cũng cũng được hình thành qua nhiều thế hệ trên chiều dài lịch sử.Văn
hóa là 1 quá trình vận động liên tục,không giá đoạn.Là sản phẩm của 1 xã hội,1
thời đại nhất định,là di sản của xã hội,văn hóa đồng thời là 1 quá trình không
ngừng tích lũy,đổi mới.Tính lịch sử của văn hóa được duy trì bằng truyền thống
văn hóa.Đặc trưng của truyền thống lại biểu hiện ở tính di tồn và tính cộng đồng.
Tính giá trị
+ là đặc trưng quan trọng của văn hóa.Giá trị là những chuẩn mực được cộng đồng
chấp nhận và theo đuổi.Giá trị văn hóa là “thành quả mà dân tộc hay 1 con người
đạt được trong quan hệ với thiên nhiên,với xã hội và trong sự phát triển của bản
than mình.Nói tới giá trị vh là nói tới thái độ,trách nhiệm và những quy tắc ứng xử
của mọi người trong những quan hệ giữa bản thân mình với gia đình,xã hội và
thiên nhiên.Văn hóa chỉ bao gồm các giá trị,các vẻ đẹp.
Tính dân tộc của văn hóa
+ Là đặc trưng cho ta thấy cách thức tồn tại và biểu hiện của mọi cộng đồng,mọi
nền văn hóa.Một nền văn hóa cụ thể luôn chịu sự chi phối,chế ước của hoàn cảnh
tự nhiên và rất nhiều điều kiện sinh hoạt vật chất của con người.Ví như:Có cây chè
thì mới có văn hóa uống trà,có văn phòng tiếp khách và thời gian nhàn rỗi mới có
cái gọi là”văn hóa salong” của giới quý tộc châu Âu.
Mỗi dân tộc sẽ có 1 ngôn ngữ chung,tuân thủ phong tục tập quán chung, cùng
chia sẻ những điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần,nuôi dưỡng thành tố
chất tâm lí và tính cách chung.Đó là biểu hiện tính dân tộc của văn hóa.
Đặc trưng cơ bản của văn hóa có thể giúp chúng ta nhận thuwsc1 cách đầy
đủ,toàn diện hơn về bản chất của văn hóa.
Các chức năng cơ bản của văn hóa???
* chức năng tổ chức xã hội
Tính hệ thống là thuộc tính hàng đầu của văn hóa. Khi nói đến đặc trung của
văn hóa ta đã nêu lên tính chất này để lưu ý rằng đây là một thuộc tính bản
chất, thể hiện mối liên hệ khăng khít hữu cơ, sự xâm nhập, tương tác, chi
phooisvaf chế ước lẫn nhau giữa các thành tố văn hóa cùng tạo nên diện mạo,
sức sống và bản chất sâu xa của 1 nền văn hóa. Văn hóa với tư cách là 1 hiện
tượng xã hội, thẩm thấu, hiện diện và bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội, nhờ tính hệ thống mà thực hiện được chức năng tổ chức xã hội. Đây là
một chức năng quan trọng, nó duy trì kết cấu xã hội, thực hiện sự liên kết và
tổ chức đời sống cộng đồng thông qua các thiết chế xã hội-văn hóa.Thiết chế
xã hội là 1 chức năng hoạt động xã hội được đặt ra để duy trì và phát triển các
chức năng của xã hội, còn được xem như là đại diện của hệ thống chuẩn mực
xã hội, vận hành trong mọi sinh hoạt kinh tế,chính trị , pháp luật,tôn giáo,văn
hóa-xã hội…
* Chức năng điều tiết xã hội
Đặc trưng quan trọng thứ 2 của văn hóa là tính giá trị. Hiểu một cách ngắn
gọn thì giá trị là những chuẩn mực được cộng đồng thừa nhận và theo
đuổi.Giá trị là nhân tố quan trọng của hành vi cá nhân.Nó điều chỉnh các
nguyện vọng và hành động của 1 con người, là cơ sở để đánh giá hành vi và
định đoạt lợi ích xã hội của các thành viên trong cộng đồng.Do đó giá trị xác
định các tiêu chuẩn của thang bậc xã hội, làm nền tảng cho cuộc sống chung.
Trong cuộc sống hằng ngày, mỗi cá nhân hay nhóm xã hội có nhiều nhu cầu
và họ phải thường xuyên lựa chọn các phương thức ứng xử thích hợp nhằm
thỏa mãn các nhu cầu của mình.Sự lự chọn đó giống như 1 hành động giá trị
có liên quan mật thiết với tiêu chuẩn của khung giá trị chung của cộng
đồng.Với mức ổn định lớn, khung giá trị này là cơ sở để các thành viên trong
cộng đồng lựa chọn các phương thức hoạt động, điều chỉnh hành vi của mình
cho phù hợp với yêu cầu và chuẩn mực của xã hội.Nền văn hó nào cũng có 1
bảng giá trị được coi như bộ chỉnh của xã hội.Bảng giá trị xã hội làm nhiệm
vụ định hướng cho mục tiêu phấn đấu của mỗi các nhân và cộng đồng…Căn
cứ vào đó mà xã hội thường xuyên chấp nhận, sàng lọc điều chỉnh để duy trì
sự ổn định và không ngừng tự hoàn thiện, văn hóa thực hiện được chức năng
quan trọng thứ 2 là điều tiết xã hội.
* Chức năng giáo dục
Đặc trưng quan trọng thứ 3 của văn hóa đó chính là tính lịch sử.Văn hóa là
sản phẩm của hoạt động con người, chứa đựng vốn kinh nghiệm xã hội.Tính
lịch sử của văn hóa thể hiện ở chỗ nó bao giờ cũng hình thành trong 1 quá
trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ.Tính lịch sử tạo cho văn hóa một bề
daỳ,1 chiều sâu.Nó tạo nên các trầm tích và truyền thống văn hóa.Nhờ đó,
văn hóa thực hiện được chức năng giáo dục.Nhân cách con người được tạo
dựng và hun đúc, trước hết bởi các giá trị văn hóa truyền thống của cộng
đồng.Một đứa trẻ mới sinh chưa thực sự là con người bởi nó chưa tiếp nhận
được 1 phẩm chất xã hội nào của loài người truyền cho cả.Đúng như nhà xã
hội học người Mĩ R.E Pacco đã nói :” Người k đẻ ra người. đưa trẻ chỉ trở
nên người trong quá trình giáo dục.Truyền thống văn hó luôn thực hiện chức
năng giáo dục của mình đối với con người.Bằng con đường giáo dục hữu thức
và vô thức từ khi chào đời cho đến khi trưởng thành, con người nhận được sự
dạy bảo của truyền thống văn hóa.
Trong các chức năng của văn hóa thì chức năng giáo dục là chức năng bao
trùm nhất.Nó đóng vai trò định hướng giá trị, chuẩn mực xã hội cho con
người, quyết định việc hình thành và phát triển nhân cách con người.Từ chức
năng này mà văn hóa phát sinh thêm chức năng là đảm bảo tính kế tục lịch
sử.Các chức năng khác như nhận thức, thẩm mĩ, dự báo, giải trí có thể coi
như là những tiểu chức năng hỗ trợ cho việc thực hiện chức năng giáo dục
của văn hóa.
*Chức năng giao tiếp
Đặc trưng thứ 3 của văn hóa là tính nhân bản(nhân sinh).Đây là thuộc tính cốt
lõi của văn hóa.Nó cho phép phân biệt văn hóa như 1 hiện tượng xã hội với
các giá trị tự nhiên.văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người.Sự tác
động của con người vào tự nhiên có thể mang tính chất như khai khoáng, đẽo
gỗ hoặc tinh thần như đặt tên, tạo truyền thống cho các cảnh quan thiên
nhiên.
Do gắn liền với con người và hoạt động của con người trong xã hội,, văn hóa
trở thành 1 công cụ giao tiếp quan trọng.Thông qua ngôn ngữ, chữ viết, con
người tiếp xúc với nhau, trao đổi với vói nhau, thông báo cho nhau, yêu cầu
hoặc tiếp nhận ở nhau các thông tin cần thiết về hoạt động của cộng
đồng..Cùng với ngôn ngữ và vượt lên trên tính trực tiếp của ngôn ngữ,văn
hóa bằng hệ thống các giá trị chi phối cách ứng xử và giáo tiếp của cá nhân
với bản thân, gia đình và cộng đồng. Mọi nền văn hóa đều hướng đến con
người,vì cuộc sống của con người và cộng đồng.Nhờ đặc điểm chung này,
văn hóa còn đóng vai trò là chiếc cầu nối giữa các thế hệ, các dân tộc, quốc
gia, tạo nên sự tiếp xúc, giao lưu giữa các nền văn hóa.Bằng tính vị nhân
sinh, văn hóa thwucj hiện được chức năng thứ 4 của mình đó là chức năng
giao tiếp.Nếu ngôn ngữ là hình thwusc của giao tiếp thì văn hóa là nội dung
của nó. Văn hóa được coi là sợi dây nối liền nhân dân các nước và các dân
tộc…Sự hiểu biết lẫn nhau, sự học tập và tôn trọng lẫn nhau xưa nay đều thể
hiện sâu sắc qua văn hóa,nơi tập trung những biểu hiện rực rỡ nhất của tâm
huyết và sức sáng tạo của con người.
II. Văn hóa là gì?
1. Nêu phạm vi ngữ nghĩa của từ “văn hóa”
Ngữ nghĩa của từ văn hóa:
Văn hóa là khái niệm chỉ khía cạnh tinh thần.
Văn hóa dân tộc là những thành tựu vật chất và tinh thần của một dân tộc
Văn hóa là học vấn và tri thức của một con người.
Văn hóa còn là cách ứng xử thể hiện sự hiểu biết và cách nhận thứ cao.
2. Nêu định nghĩa về văn hóa được sử dụng rộng rãi hiện nay
Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người
với môi trường tự nhiên và xã hội.
3. Nội dung cơ bản của các chức năng đó như sau:
– Chức năng giáo dục: là chức năng mà văn hoá thông qua các hoạt động, các sản
phẩm của mình nhằm tác động một cách hệ thống đến sự phát triển tinh thần,
thể chất của con người, làm cho con người dần dần những phẩm chất năng
lực theo những chuẩn mực hội đề ra. Văn hoá thực hiện chức năng giáo dục
không chỉ bằng những giá trị đã ổn định truyền thống văn hoá còn bằng cả
những giá trị đang hình thành. Các giá trnày tạo thành một hệ thống chuẩn mực
mà con người hướng tới. Nhờ vậy, văn hoá đóng vai trò quyết định trong việc hình
thành nhân cách con người, trong việc “trồng người “. Với chức năng giáo dục,
văn hoá tạo nên sự phát triển liên tục của lịch sử mỗi dân tộc cũng như lịch sử nhân
loại. Văn hoá duy trì phát triển bản sắc dân tộc cầu nối hữu nghị gắn
các dân tộc, gắn kết các thế hệ trong mục tiêu hướng đến cái Chân- Thiện- Mỹ.
Văn hoá “gien” hội di truyền phẩm chất cộng đồng người lại cho các thế hệ
sau.
Chức năng nhận thức, dự báo: chức năng đầu tiên, tồn tại trong mọi hoạt
động văn hoá. Bởi, con người không nhận thức thì không thể bất cứ một
hành động văn hoá nào. Nhưng quá trình nhận thức này của con người trong các
hoạt động văn hóa lại được thông qua đặc trưng, đặc thù của văn hóa. Nâng cao
trình độ nhận thức của con người chính là phát huy những tiềm năng ở con người.
Chức năng thẩm mỹ: Cùng với nhu cầu hiểu biết, con người còn nhu cầu
hưởng thụ, hướng tới cái đẹp. Con người nhào nặn hiện thực theo quy luật của cái
đẹp cho nên văn hóa phải có chức năng này. Nói cách khác, văn hoásự sáng tạo
của con người theo quy luật của cái đẹp, trong đó, văn học nghệ thuật biểu hiện
tập trung nhất sự sáng tạo ấy. Với tư cách là khách thể của văn hóa, con người tiếp
nhận chức năng này của văn hóa và tự thanh lọc mình theo hướng vươn tới cái đẹp
và khắc phục cái xấu trong mỗi người .
– Chức năng giải trí: Trong cuộc sống, ngoài hoạt động lao động và sáng tạo, con
người còn nhu cầu giải trí. Các hoạt động văn hoá, câu lạc bộ, bảo tàng, lễ hội,
ca nhạc,… sẽ đáp ứng được các nhu cầu ấy. Như vậy, sự giải trí bằng các hoạt
động văn hoá bổ ích, cần thiết, góp phần giúp cho con người lao động sáng tạo
có hiệu quả hơn và giúp con người phát triển toàn điện.
– Chức năng kế tục và phát triển:
III. Trình bày khái niệm văn hoá và cấu trúc của văn hoá?
1. Khái niệm văn hoá:
Đã có rất nhiều các tổ chức, các quốc gia và các chuyên gia nghiên cứu về văn hoá
đưa ra các khái niệm về văn hoá và các vấn đề liên quan, và hiện tại chưa có một
khái niệm nào về văn hoá được thống nhất tuyệt đối. Có thể đưa ra một số quan
niệm, khái niệm và định nghĩa về văn hoá như sau:
Chủ tịch Hồ Chí Minh: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người
mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn
giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, ở và các
phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá.
Cố TT Phạm Văn Đồng: Văn hóa bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình
cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới
từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng
và sức chiến đấu để bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh.
PGS.TS Trần Ngọc Thêm: Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn trong
sự tương tác giữa con người với tự nhiên và xã hội của mình.
UNESCO: Văn hoá hôm nay có thể coi là một tổng thể những nét riêng biệt tinh
thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của
một nhóm người trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những
lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những
phong tục và những tín ngưỡng.
2. Cấu trúc văn hoá :
– Văn hoá sản xuất: Nền văn minh nông nghiệp xóm làng với không gian định hình
sinh tồn và phát triển là miền Đồng Bằng sông nước tựa núi tiếp biển.
– Văn hoá vũ trang: Nghệ thuật chiến đấu của người Việt là cơ động bằng thuyền –
thạo thuỷ chiến và dung dân binh hỗ trợ quân binh.
– Văn hoá sinh hoạt: Lối sống của từng cộng đồng, từng gia đình và từng cá nhân
được thể hiện qua cách ăn, cách mặc ,cách ở.
IV. Trình bày sự giao lưu và giao tiếp biến văn hóa
– Hoàn cảnh dựng nước và giữ nước, thái độ ứng xử với văn hóa ngoại lai (chủ
động hay bị động, tự nguyện hay cưỡng bức..)
– Chịu ảnh hưởng sớm và mạnh mẽ của văn hóa Trung Hoa thông qua con đường
chiến tranh xâm lược (cưỡng bức và đồng hóa) và giao thương buôn bán (giao lưu,
tự nguyện), Nho giáo và các loại hình văn học, nghệ thuật..
– Chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ thông qua con đường giao lưu, buôn bán,
Phật giáo và một số loại hình kiến trúc Phật Giáo.
– Chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây (Pháp, Mĩ) thông qua con đường chiến
tranh xâm lược, giao thương buôn bán, Thiên chú giáo và một vài loại hình kiến
trúc, văn học.
– Ảnh hưởng văn hóa Champa qua giao thương, buôn bán, chiến tranh xâm lược:
Islan giáo và một số loại hình kiến trúc, văn học..
V. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt
1. Nguồn gốc
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ niềm tin cho rằng linh hồn của người đã
khuất vẫn còn hiện hữu trong thế giới này và ảnh hưởng đến đời sống của con
cháu. Người Việt cho rằng chết chưa phải là hết. Thể xác tiêu tang nhưng linh hồn
bất diệt và thường ngự trên bàn thờ để gần gũi, giúp đỡ con cháu. Những linh hồn
đó dõi theo những người thân để phù hộ họ khi nguy khó, mừng khi họ gặp may
mắn, khuyến khích họ làm những điều lành và cũng quở phạt khi họ làm những
điều tội lỗi.
Bởi quan niệm đó, việc thờ cúng tổ tiên ảnh hưởng đến hành động và cách cư xử
của những người còn sống trong gia đình. Họ thường tránh làm những việc xấu vì
sợ vong hồn cha mẹ buồn, đôi khi muốn quyết định việc gì đó cũng phải cân nhắc
xem liệu khi còn sinh tiền thì cha mẹ có đồng ý như thế hay không. Họ cũng tin
rằng dương sao thì âm vậy, khi sống cần những gì thì chết cũng cần những thứ ấy.
Từ đó dẫn đến tục thờ cúng, với quan niệm thế giới vô hình và hữu hình luôn có sự
quan hệ liên lạc với nhau và sự thờ cúng chính là môi trường trung gian để 2 thế
giới này gặp gỡ.
Ngoài ra, hình thức thờ cúng tổ tiên còn là biểu hiện của lòng hiếu thảo và nhớ đến
công ơn sinh thành dưỡng dục của tiền nhân, nhớ đến cội nguồn của mình. Đồng
thời, đây cũng là nền tảng cơ sở cho quan hệ gia đình.
Bên cạnh đó, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tại Việt Nam còn xuất phát từ nền kinh tế
nông nghiệp. Gia đình phụ quyền, đề cao vai trò của người cha, mẹ. Vậy nên,
người Việt luôn tôn kính, thờ phụng cha mẹ, ông bà, từ đời này qua đời khác. Đặc
biệt, tư tưởng Nho giáo đề cao chữ Hiếu: “Trung chi quân, hiếu chi phụ mẫu, dữ
chi bản”. Ca dao tục ngữ Việt Nam cũng truyền lại rằng “Uống nước nhớ nguồn” ,
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây“. Được con cháu từ đời này lưu giữ và truyền lại cho đời
sau.
Đây là một tín ngưỡng rất quan trọng và không thể thiếu trong phong tục Việt
Nam. Là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo của Việt Nam.
2. Ý nghĩa
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã có từ thời xa xưa. Được thể hiện rõ nét qua việc thờ
cúng những người đã khuất vào những ngày tết, mùng 1, rằm,… Theo phong tục,
người thắp hương phải mặc bộ lễ phục chỉnh tề, dâng một nén nhang cúng bái bày
tỏ tấm lòng thành dành cho thế hệ cha ông.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên chính là quan niệm về sự tồn tại của những linh hồn.
Người Việt cho rằng, giữa những người đã khuất và còn sống đều có mối liên hệ
mật thiết với nhau. Họ luôn tin rằng, những người đã khuất vẫn luôn hiện hữu, theo
dõi cháu con để mang lại sự bình an, phúc lộc. Cũng chính vì vậy, ý nghĩa, tục lệ
này thờ cúng tổ tiên tại Việt Nam để bày tỏ lòng biết ơn, lòng thành kính đến đấng
sinh thành, nuôi dưỡng của con người, cội nguồn của dân tộc. Đồng thời gìn giữ và
phát huy đạo lý “uống nước nhớ nguồn” đến thế hệ sau.
Có thể nói, việc thờ cúng tổ tiên có ý nghĩa lớn lao trong văn hóa người Việt, giúp
gìn giữ lối sống đẹp, nhân văn, coi trọng tình nghĩa, đạo lý, hướng thiện, nhớ về tổ
tiên, cha ông đã khuất. Mỗi gia đình có ít nhất một ban thờ trong nhà. Cách bày trí,
lựa chọn sắp xếp ban thờ mỗi người một khác, nhưng vẫn tuân theo quy tắc nhất
định. Bộ đồ thờ gia tiên đầy đủ phải gồm: đỉnh thờ, bát hương, mâm bồng, hạc thờ,
lọ cắm hoa, đèn thờ, ống hương, ngai chén, chân nến, đài thờ…..
Ngoài ra, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cũng là một truyền thống tốt đẹp, là một hệ
thống đạo đức của con người. COn người luôn phải đặt chữ Hiếu lên đầu, luôn ghi
nhớ công ơn, hiếu thảo với ơn sinh thành. Trong văn hóa người Việt, thờ cúng tổ
tiên như một chuẩn mực, một thứ văn hóa không thể thiếu trong cuộc sống. Phong
tục này không chỉ ảnh hưởng tới tâm linh và còn có vị trí quan trọng trong kinh tế,
xã hội, ảnh hưởng tới phát triển của cộng đồng người.
VI. Phong tục tập quán
1. Phong tục là gì?
Phong tục là toàn bộ những hoạt động trong sinh hoạt của con người được hình
thành và tạo lập trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng
thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phong tục không mang tính cố
định, bắt buộc như nghi thức, nghi lễ nhưng cũng không tùy tiện như hoạt động
sống thường ngày. Nó trở thành một tập quán xã hội tương đối bền vững và tương
đối thống nhất.
Phong tục có thể ở một dân tộc, địa phương tầng lớp xã hội hay thậm chỉ một dòng
họ, gia tộc. Phong tục là một bộ phận của văn hóa và có thể chia thành nhiều loại.
Hệ thống phong tục liên quan đến vòng đời của con người, như phong tục về sinh
đẻ, trưởng thành, cưới xin, mừng thọ và lên lão… Hệ thống phong tục liên quan
đến hoạt động của con người theo chu kỳ thời tiết trong năm, hệ thống phong tục
liên quan đến chu kỳ lao động của con người, mà với cư dân nông nghiệp là từ đất
gieo hạt, cấy hái đến thu hoạch, với ngư dân là theo mùa đánh bắt cá,… Hệ thống
các phong tục liên quan đến hoạt động của con người theo chu kỳ thời tiết trong
năm như phong tục mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông. Phong tục là một bộ
phận của văn hóa, có vai trò quan trọng trong việc hình thành truyền thống của một
dân tộc, một địa phương, nó ảnh hưởng, thậm chí chế định nhiều ứng xử của cá
nhân trong cộng đồng. Phong trào được tuân thủ theo quy định của luật tục hay
hương ước. Người vi phạm có thể bị phạt vạ. Cùng với sự phát triển của xã hội,
một số phong trào không còn phù hợp với thời đại mới, bị đào thải, trong khi một
số phong trào mới được hình thành.
Ở Việt Nam, cuộc vận động xây dựng gia đình, làng xóm, phường, khu dân cư văn
hóa mới nhằm loại trừ các phong trào lỗi thời, duy trì và phát triển các phong trào
tốt đẹp, bước đầu đã mang lại những kết quả tích cực trong việc xây dựng đời sống
văn hóa mới của các tầng lớp nhân dân. Những phong tục ở Việt Nam rất đa dạng,
có thể kể đến như: các phong tục cưới hỏi như bánh phu thê, tục thách cưới, các
thủ tục của cô dâu trước khi về nhà chồng, lễ xin dâu, mẹ cô dâu không đi đưa dâu,
phù dâu, thủ tục khi đàn bà tái giá,… Các phong tục sinh dưỡng như dạy con từ
thuở bào thai, tục xin quần áo cũ của trẻ sơ sinh, “con so về nhà mạ, con rạ về nhà
chồng”, con mới đẻ không đặt tên chính, tuổi trong khai sinh không đúng với tuổi
thực,… Các phong tục về giao thiệp như “lời chào cao hơn mâm cỗ”, “tóc thề”, tục
bán mở hàng, tục nhuộm răng, “miếng trầu là đầu câu chuyện”. đạo thầy trò,…
Các phong tục về đạo hiếu như tục khao lão, yến lão, “ruộng hương hỏa”, tộc
trưởng, bàn thờ vọng, “hợp tự”, gia phả,… Các phong tục về lễ tang như “thọ mai
gia lễ”, “ba cha tám mẹ”, “chúc thư”, “cư tang”, “mũ đai gai chuối và chống gậy”,
“năm hạng tang phục”, cha mẹ không đưa tang con, các phong tục khi đám tang
trong ngày tết, đi đường gặp đám tang, tục hú hồn trước khi nhập quan, lễ an táng,
lễ ba ngày, lễ cúng cơm trong trăm ngày, tục đốt vàng mã, chiêu hồn nạp táng,
hình nhân thế mạng,…
2. Vai trò của phong tục, tập quán trong đời sống xã hội:
Phong tục mang lại nhiều ý nghĩa đối với đời sống xã hội và đối với chế độ quản lý
của Nhà nước:
_đáp ứng nhu cầu về mặt tinh thần trong đời sống của người dân (người mất sẽ
không mất hẳn mà cái linh hồn vẫn tồn tại)
Khi mà họ không thowff cúng tổ tiên thì họ không yên tâm được, họ sẽ bất an.
– Phong tục làm cho sắc thái văn hóa trở nên đa dạng, phong tục giúp chúng ta
phân biệt được cộng đồng này, dân tộc này, nước này khác với cộng đồng khác,
dân tộc khác, nước khác. Sống đúng với phong tục của nước mình, dân tộc mình
mới là sống đúng với truyền thống. Phong tục Việt Nam nói chung và các phong
tục của dân tộc thiểu số trên lãnh thổ Việt Nam nói riêng là một đề tài vô tận, bởi
nước ta có 54 dân tộc với rất nhiều phong tục, nghi lễ văn hóa khác nhau. Có thể
nói, phong tục là nét đặc trưng của một quốc gia, một dân tộc, thậm chí là một
làng, một xã, một thôn, một gia đình,…
– Phong tục là một trong những “thiết chế” tự sinh nhằm giúp cho hệ thống những
người có cùng phong tục hình thành nên cùng một thói quen, một lối sống được
xem là nền nếp, đạo đức, văn minh, tiến bộ. Phong tục được hình thành từ đời này
sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên sự duy trì về những giá trị
tốt đẹp, để những thói quen tốt được không bị mai mọt mà được lưu giữ và phát
triển ngàn năm. Chính vì lẽ đó mà phong tục ngày càng phát triển, không chỉ giới
hạn trong một phạm vi cộng đồng dân cư cụ thể mà có còn lan truyền và được tiếp
thu từ thôn này sang thôn khác, xã này sang xã khác, huyện này sang huyện khác,
tỉnh, thành phố này sang tỉnh, thành phố khác, từ miền này sang miền khác,… mở
rộng phạm vi lên đến cả nước, tạo nên những giá trị tốt đẹp khẳng định giá trị của
Việt Nam trên cả trường quốc tế, là một trong những giá trị mà không phải quốc
gia nào cũng đạt được, kể cả các cường quốc phát triển trên thế giới.
– Việc duy trì các nếp sống để trở thành phong tục là một điều mang ý nghĩa cả về
mặt ý thức lẫn tâm linh. Đối với một số phong tục như lì xì đầu năm, xin chữ hay
chúc tế, phong tục thờ cúng gia tiên, phong tục “Lễ ba ngày”, phong tục an táng
người chết, phong tục về cưới hỏi,… tất cả đều là niềm tin của người dân dành cho
những tín ngưỡng, những lưu truyền của cha ông ta từ ngàn đời cho đến nay. Đồng
thời, việc duy trì những phong tục thường niên này tạo niềm tin cho những người
thực hiện rằng sẽ có được những điều tốt lành, sẽ được ông bà trên cao ủng hộ,
được mọi người yêu mến và học hỏi, từ đó, tạo nên một niềm tin nội tâm mãnh liệt,
tạo thành động lực cho từng người luôn tin vào những điều tốt đẹp, luôn tin vào
cuộc sống, có ý chí vươn lên, không bao giờ từ bỏ và cũng không để bản thân
vướng vào những điều đen tối.
– Phong trào xây dựng nếp sống văn hóa mới hiện nay, không chỉ đơn thuần dựa
vào ý nghĩ chủ quan mà phải biết vận dụng thuần phong mỹ tục vào nếp sống, nếp
suy nghĩ, hành động, cách đối nhân xử thế, hợp với trào lưu tiến hóa. Có những
phong tục cổ truyền xuất xứ từ kinh nghiệm thực tiễn trong cuộc sống thời xưa,
đến nay không hợp thời nữa, trở thành đồi phong bại tục, ta cũng cần nghiên cứu
để biết nguyên do, từ đó mới vận dụng cho thích hợp với hiện tại và tương lai, hoặc
tìm những phong tục hay để bổ kết mà loại trừ dần những cái dở. Chính đặc tính
này của phong tục mà những giá trị tốt đẹp luôn được lưu giữ và truyền lại, còn
những điều không còn phù hợp với thời đại nữa như phong tục nhuộm răng, phong
tục rải tiền vàng mã, phong tục cướp vợ ở các đồng bào dân tộc thiểu số, phong tục
về ma chay cưới hỏi ở một số đồng bào vùng sâu vùng xa,… đều bị loại trừ hoặc
được cải tiến thành những cái tốt đẹp hơn.
– Phong tục cũng góp phần không nhỏ trong ổn định trật tự xã hội, đóng góp một
phần lớn trong việc quản lý và quán triệt đời sống xã hội của những người đứng
đầu trong một nhóm cộng đồng dân cư. Việc hình thành phong tục đã là một yếu tố
tiên quyết để những người trong cùng một cộng đồng dân cư thống nhất với nhau
về tư tưởng, cùng nhau hành động theo một hướng, tạo nên sự ổn định nhất định
trong đời sống. Từ đó, những người đứng đầu là những người có trách nhiệm quản
lý một cộng đồng dân cư có thể dựa theo những phong tục đó để có những quyết
sách quản lý phù hợp, cũng có những ý tưởng dựa trên niềm tin của cộng đồng dân
cư vào những phong tục đó để ổn định trật tư xã hội một cách tốt nhất, ngày càng
đưa cộng đồng dân cư đó hướng đến những điều tốt đẹp, văn minh, tiến bộ, bài trừ
những hủ tục lạc hậu, không còn phù hợp với thời đại, đem lại những điều không
tốt đẹp, gây ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, phong cách, lối sống, sức khỏe của con
người.
Với hơn 54 dân tộc anh em cùng sinh sống, do đó phong tục Việt Nam vô cùng đa
dạng và phong phú. Một phần do dân tộc Kinh chiếm đại đa số, một phần công tác
tuyên truyền phổ biến chưa được đẩy mạnh do đó, đa phần chúng ta chỉ biết tới
những phong tục tập quán của người Kinh là chính. Tuy nhiên nếu quý khách
muốn tìm hiểu về phong tục tập quán của những dân tộc khác thì có thể nghiên cứu
qua rất nhiều tài liệu công phu được bán tại các nhà sách lớn. Bên cạnh đó, để
nghiên cứu kỹ hơn về các phong tục ở Việt Nam, các bạn có thể tìm hiểu thông qua
“100 Điều nên biết về phong tục tập quán Việt Nam”.
So sánh cách ứng xử với tự nhiên của cư dân nông nghiệp và cư dân du mục
cùng những hệ quả của nó
Văn hóa gốc du mục – Văn hóa gốc nông nghiệp
– Í phụ thuộc vào thiên nhiên và không quan tâm nhiều tới hòa hợp tự nhiên.
– nghiêng về chinh phục, chế ngự, ít gắn bó và hòa hợp với tự nhiên.
– Dễ hủy hoại môi trường sống, khuyến khích con người dũng cảm đối mặt với
thiên nhiên.
– Coi thường và dẫn đến tham vọng chinh phục tự nhiên
– Nghể trồng trọt đòi hỏi phải sống định cư nên phụ thuộc vào thiên nhiên.
– Có ý thức tôn trọng và sống hòa hợp với tự nhiên.
– Gắn bó với nơi mình sống và có ý thức giữ gìn môi trường sống.
– Hòa hợp với tự nhiên
Câu hỏi phụ: vì sao ý thức giữ gìn môi trường của người phương Tây cao hơn
người phương Đông chúng ta?
– Do các nước phương Đông phát triển thu kém phương Tây về mặt vật chất. Đa
phần các nước phương Đông là những nước đang phát triển, đời sống còn nhiều
khó khăn nên dẫn đến ý thức bảo vệ môi trường kém.
– Người phương Đông xem mục tiêu phát triển đời sống vật chất là số một nên hủy
hoại thiên nhiên vì lợi ích cá nhân
VD: các hành vi đốt rừng phòng hộ, săn bắt động vật rừng quy hiếm vv…
– Đối với người phương Tây thì môi trường là yếu tố quyết định sự sống còn nên
họ có ý thức bảo vệ môi trường rất nghiêm ngặc, ý thức của họ về môi trường rất
cao,
– Người phương Đông cho rằng mình có khả năng hòa hợp với môi trường tự
nhiên nên cứ tàn phá mà không nghĩ đến hậu quả về sau.
– Pháp luật phương Đông chưa xử lí nghiêm các hình thức phá hoại môi trường.
So sánh cách ứng xử với môi trường xã hội của cư dân nông nghiệp và cư dân
du mục cùng những hệ quả của nó
Văn hóa du mục vs Văn hóa nông nghiệp
– Trọng lí, trọng sức mạn, trọng tài, trọng võ, trọng nam khinh nữ, tổ chức cộng
đồng với khuôn phép và kỉ luật cao.
– Quy luật đào thải và đấu tranh sinh tồn rất khắc nghiệt trong cộng đồng.
– Chế độ Quân chủ Chuyên chế khắc nghiệt, hà khắc, tâm lý trọng cá nhân của
người cai trị.
| 1/28

Preview text:

I.
Phân tích đặc trưng của văn hóa? Tính nhân sinh
+ Là đặc trưng quan trọng nhất của văn hóa.Nói đến văn hóa là nói đến con
người.Văn hóa là sẳn phẩm của trình độ phát triển bản chất người,là nơi hình
thành,nuôi dưỡng nhân cách con người.Con người vừa là chủ thể,vừa là sản phẩm
và còn là đại biểu mang các giá trị văn hóa.
+ Văn hóa được tạo thành bởi các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo ra.Thuộc tính này cho phép phân biệt văn hóa như 1 hiện tượng xã hội với
những sản vật tự nhiên chưa qua bàn tay sáng tạo của con người.Theo đó,1 đất
nước có thể giàu khoáng sản,dầu mỏ,các nguồn lợi thiên nhiên nhưng chưa hẳn già
có về văn hóa.Văn hóa là thành quả lao động sáng tạo lao động của nhân
loại.Những thành quả ấy phải phục vụ sự phát triển toàn diện của con người.Phục
vụ cuộc sống hạnh phúc trong an toàn của toàn thể xã hội. 
Tính nhân sinh là cơ sở làm nên giá trị nhân văn của văn hóa.Giá trị nhân văn
là thực chất của văn hóa, là cái tạo nên nội dung,bản chất của 1 nền văn hóa. Tính hệ thống
+ Là 1 tổ hợp hữu cơ,bao gồm nhiều thành tố có quan hệ khăng khít với nhau,
tương tác,tương thành,chi phối và chế ước lẫn nhau.Văn hóa bao trùm mọi lĩnh vực
hoạt động của con người và xã hội,là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội..Văn hóa
là sản phẩm mang tính xã hội cao do mọi người cùng chung sức tạo ra. Tính lịch sử
+ Đây là thuộc tính được xác định bởi bề dày và chiều sâu của văn hóa.Một nề văn
hóa bao giờ cũng cũng được hình thành qua nhiều thế hệ trên chiều dài lịch sử.Văn
hóa là 1 quá trình vận động liên tục,không giá đoạn.Là sản phẩm của 1 xã hội,1
thời đại nhất định,là di sản của xã hội,văn hóa đồng thời là 1 quá trình không
ngừng tích lũy,đổi mới.Tính lịch sử của văn hóa được duy trì bằng truyền thống
văn hóa.Đặc trưng của truyền thống lại biểu hiện ở tính di tồn và tính cộng đồng. Tính giá trị
+ là đặc trưng quan trọng của văn hóa.Giá trị là những chuẩn mực được cộng đồng
chấp nhận và theo đuổi.Giá trị văn hóa là “thành quả mà dân tộc hay 1 con người
đạt được trong quan hệ với thiên nhiên,với xã hội và trong sự phát triển của bản
than mình.Nói tới giá trị vh là nói tới thái độ,trách nhiệm và những quy tắc ứng xử
của mọi người trong những quan hệ giữa bản thân mình với gia đình,xã hội và
thiên nhiên.Văn hóa chỉ bao gồm các giá trị,các vẻ đẹp.
Tính dân tộc của văn hóa
+ Là đặc trưng cho ta thấy cách thức tồn tại và biểu hiện của mọi cộng đồng,mọi
nền văn hóa.Một nền văn hóa cụ thể luôn chịu sự chi phối,chế ước của hoàn cảnh
tự nhiên và rất nhiều điều kiện sinh hoạt vật chất của con người.Ví như:Có cây chè
thì mới có văn hóa uống trà,có văn phòng tiếp khách và thời gian nhàn rỗi mới có
cái gọi là”văn hóa salong” của giới quý tộc châu Âu. 
Mỗi dân tộc sẽ có 1 ngôn ngữ chung,tuân thủ phong tục tập quán chung, cùng
chia sẻ những điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần,nuôi dưỡng thành tố
chất tâm lí và tính cách chung.Đó là biểu hiện tính dân tộc của văn hóa. 
Đặc trưng cơ bản của văn hóa có thể giúp chúng ta nhận thuwsc1 cách đầy
đủ,toàn diện hơn về bản chất của văn hóa.
Các chức năng cơ bản của văn hóa???
* chức năng tổ chức xã hội

Tính hệ thống là thuộc tính hàng đầu của văn hóa. Khi nói đến đặc trung của
văn hóa ta đã nêu lên tính chất này để lưu ý rằng đây là một thuộc tính bản
chất, thể hiện mối liên hệ khăng khít hữu cơ, sự xâm nhập, tương tác, chi
phooisvaf chế ước lẫn nhau giữa các thành tố văn hóa cùng tạo nên diện mạo,
sức sống và bản chất sâu xa của 1 nền văn hóa. Văn hóa với tư cách là 1 hiện
tượng xã hội, thẩm thấu, hiện diện và bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội, nhờ tính hệ thống mà thực hiện được chức năng tổ chức xã hội. Đây là
một chức năng quan trọng, nó duy trì kết cấu xã hội, thực hiện sự liên kết và
tổ chức đời sống cộng đồng thông qua các thiết chế xã hội-văn hóa.Thiết chế
xã hội là 1 chức năng hoạt động xã hội được đặt ra để duy trì và phát triển các
chức năng của xã hội, còn được xem như là đại diện của hệ thống chuẩn mực
xã hội, vận hành trong mọi sinh hoạt kinh tế,chính trị , pháp luật,tôn giáo,văn hóa-xã hội…
* Chức năng điều tiết xã hội
Đặc trưng quan trọng thứ 2 của văn hóa là tính giá trị. Hiểu một cách ngắn
gọn thì giá trị là những chuẩn mực được cộng đồng thừa nhận và theo
đuổi.Giá trị là nhân tố quan trọng của hành vi cá nhân.Nó điều chỉnh các
nguyện vọng và hành động của 1 con người, là cơ sở để đánh giá hành vi và
định đoạt lợi ích xã hội của các thành viên trong cộng đồng.Do đó giá trị xác
định các tiêu chuẩn của thang bậc xã hội, làm nền tảng cho cuộc sống chung. 
Trong cuộc sống hằng ngày, mỗi cá nhân hay nhóm xã hội có nhiều nhu cầu
và họ phải thường xuyên lựa chọn các phương thức ứng xử thích hợp nhằm
thỏa mãn các nhu cầu của mình.Sự lự chọn đó giống như 1 hành động giá trị
có liên quan mật thiết với tiêu chuẩn của khung giá trị chung của cộng
đồng.Với mức ổn định lớn, khung giá trị này là cơ sở để các thành viên trong
cộng đồng lựa chọn các phương thức hoạt động, điều chỉnh hành vi của mình
cho phù hợp với yêu cầu và chuẩn mực của xã hội.Nền văn hó nào cũng có 1
bảng giá trị được coi như bộ chỉnh của xã hội.Bảng giá trị xã hội làm nhiệm
vụ định hướng cho mục tiêu phấn đấu của mỗi các nhân và cộng đồng…Căn
cứ vào đó mà xã hội thường xuyên chấp nhận, sàng lọc điều chỉnh để duy trì
sự ổn định và không ngừng tự hoàn thiện, văn hóa thực hiện được chức năng
quan trọng thứ 2 là điều tiết xã hội.
* Chức năng giáo dục
Đặc trưng quan trọng thứ 3 của văn hóa đó chính là tính lịch sử.Văn hóa là
sản phẩm của hoạt động con người, chứa đựng vốn kinh nghiệm xã hội.Tính
lịch sử của văn hóa thể hiện ở chỗ nó bao giờ cũng hình thành trong 1 quá
trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ.Tính lịch sử tạo cho văn hóa một bề
daỳ,1 chiều sâu.Nó tạo nên các trầm tích và truyền thống văn hóa.Nhờ đó,
văn hóa thực hiện được chức năng giáo dục.Nhân cách con người được tạo
dựng và hun đúc, trước hết bởi các giá trị văn hóa truyền thống của cộng
đồng.Một đứa trẻ mới sinh chưa thực sự là con người bởi nó chưa tiếp nhận
được 1 phẩm chất xã hội nào của loài người truyền cho cả.Đúng như nhà xã
hội học người Mĩ R.E Pacco đã nói :” Người k đẻ ra người. đưa trẻ chỉ trở
nên người trong quá trình giáo dục.Truyền thống văn hó luôn thực hiện chức
năng giáo dục của mình đối với con người.Bằng con đường giáo dục hữu thức
và vô thức từ khi chào đời cho đến khi trưởng thành, con người nhận được sự
dạy bảo của truyền thống văn hóa. 
Trong các chức năng của văn hóa thì chức năng giáo dục là chức năng bao
trùm nhất.Nó đóng vai trò định hướng giá trị, chuẩn mực xã hội cho con
người, quyết định việc hình thành và phát triển nhân cách con người.Từ chức
năng này mà văn hóa phát sinh thêm chức năng là đảm bảo tính kế tục lịch
sử.Các chức năng khác như nhận thức, thẩm mĩ, dự báo, giải trí có thể coi
như là những tiểu chức năng hỗ trợ cho việc thực hiện chức năng giáo dục của văn hóa.
*Chức năng giao tiếp
Đặc trưng thứ 3 của văn hóa là tính nhân bản(nhân sinh).Đây là thuộc tính cốt
lõi của văn hóa.Nó cho phép phân biệt văn hóa như 1 hiện tượng xã hội với
các giá trị tự nhiên.văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người.Sự tác
động của con người vào tự nhiên có thể mang tính chất như khai khoáng, đẽo
gỗ hoặc tinh thần như đặt tên, tạo truyền thống cho các cảnh quan thiên nhiên. 
Do gắn liền với con người và hoạt động của con người trong xã hội,, văn hóa
trở thành 1 công cụ giao tiếp quan trọng.Thông qua ngôn ngữ, chữ viết, con
người tiếp xúc với nhau, trao đổi với vói nhau, thông báo cho nhau, yêu cầu
hoặc tiếp nhận ở nhau các thông tin cần thiết về hoạt động của cộng
đồng..Cùng với ngôn ngữ và vượt lên trên tính trực tiếp của ngôn ngữ,văn
hóa bằng hệ thống các giá trị chi phối cách ứng xử và giáo tiếp của cá nhân
với bản thân, gia đình và cộng đồng. Mọi nền văn hóa đều hướng đến con
người,vì cuộc sống của con người và cộng đồng.Nhờ đặc điểm chung này,
văn hóa còn đóng vai trò là chiếc cầu nối giữa các thế hệ, các dân tộc, quốc
gia, tạo nên sự tiếp xúc, giao lưu giữa các nền văn hóa.Bằng tính vị nhân
sinh, văn hóa thwucj hiện được chức năng thứ 4 của mình đó là chức năng
giao tiếp.Nếu ngôn ngữ là hình thwusc của giao tiếp thì văn hóa là nội dung
của nó. Văn hóa được coi là sợi dây nối liền nhân dân các nước và các dân
tộc…Sự hiểu biết lẫn nhau, sự học tập và tôn trọng lẫn nhau xưa nay đều thể
hiện sâu sắc qua văn hóa,nơi tập trung những biểu hiện rực rỡ nhất của tâm
huyết và sức sáng tạo của con người. II. Văn hóa là gì?
1. Nêu phạm vi ngữ nghĩa của từ “văn hóa”
Ngữ nghĩa của từ văn hóa: 
Văn hóa là khái niệm chỉ khía cạnh tinh thần. 
Văn hóa dân tộc là những thành tựu vật chất và tinh thần của một dân tộc 
Văn hóa là học vấn và tri thức của một con người. 
Văn hóa còn là cách ứng xử thể hiện sự hiểu biết và cách nhận thứ cao.
2. Nêu định nghĩa về văn hóa được sử dụng rộng rãi hiện nay
Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người
với môi trường tự nhiên và xã hội.
3. Nội dung cơ bản của các chức năng đó như sau:
– Chức năng giáo dục: là chức năng mà văn hoá thông qua các hoạt động, các sản
phẩm của mình nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần,
thể chất của con người, làm cho con người dần dần có những phẩm chất và năng
lực theo những chuẩn mực xã hội đề ra. Văn hoá thực hiện chức năng giáo dục
không chỉ bằng những giá trị đã ổn định là truyền thống văn hoá mà còn bằng cả
những giá trị đang hình thành. Các giá trị này tạo thành một hệ thống chuẩn mực
mà con người hướng tới. Nhờ vậy, văn hoá đóng vai trò quyết định trong việc hình
thành nhân cách ở con người, trong việc “trồng người “. Với chức năng giáo dục,
văn hoá tạo nên sự phát triển liên tục của lịch sử mỗi dân tộc cũng như lịch sử nhân
loại. Văn hoá duy trì và phát triển bản sắc dân tộc và là cầu nối hữu nghị gắn bó
các dân tộc, gắn kết các thế hệ trong mục tiêu hướng đến cái Chân- Thiện- Mỹ.
Văn hoá là “gien” xã hội di truyền phẩm chất cộng đồng người lại cho các thế hệ sau.
– Chức năng nhận thức, dự báo: Là chức năng đầu tiên, tồn tại trong mọi hoạt
động văn hoá. Bởi, con người không có nhận thức thì không thể có bất cứ một
hành động văn hoá nào. Nhưng quá trình nhận thức này của con người trong các
hoạt động văn hóa lại được thông qua đặc trưng, đặc thù của văn hóa. Nâng cao
trình độ nhận thức của con người chính là phát huy những tiềm năng ở con người.
– Chức năng thẩm mỹ: Cùng với nhu cầu hiểu biết, con người còn có nhu cầu
hưởng thụ, hướng tới cái đẹp. Con người nhào nặn hiện thực theo quy luật của cái
đẹp cho nên văn hóa phải có chức năng này. Nói cách khác, văn hoá là sự sáng tạo
của con người theo quy luật của cái đẹp, trong đó, văn học nghệ thuật là biểu hiện
tập trung nhất sự sáng tạo ấy. Với tư cách là khách thể của văn hóa, con người tiếp
nhận chức năng này của văn hóa và tự thanh lọc mình theo hướng vươn tới cái đẹp
và khắc phục cái xấu trong mỗi người .
– Chức năng giải trí: Trong cuộc sống, ngoài hoạt động lao động và sáng tạo, con
người còn có nhu cầu giải trí. Các hoạt động văn hoá, câu lạc bộ, bảo tàng, lễ hội,
ca nhạc,… sẽ đáp ứng được các nhu cầu ấy. Như vậy, sự giải trí bằng các hoạt
động văn hoá là bổ ích, cần thiết, góp phần giúp cho con người lao động sáng tạo
có hiệu quả hơn và giúp con người phát triển toàn điện.
– Chức năng kế tục và phát triển: III.
Trình bày khái niệm văn hoá và cấu trúc của văn hoá?
1. Khái niệm văn hoá:
Đã có rất nhiều các tổ chức, các quốc gia và các chuyên gia nghiên cứu về văn hoá
đưa ra các khái niệm về văn hoá và các vấn đề liên quan, và hiện tại chưa có một
khái niệm nào về văn hoá được thống nhất tuyệt đối. Có thể đưa ra một số quan
niệm, khái niệm và định nghĩa về văn hoá như sau:
Chủ tịch Hồ Chí Minh: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người
mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn
giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, ở và các
phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá.
Cố TT Phạm Văn Đồng: Văn hóa bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình
cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới
từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng
và sức chiến đấu để bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh.
PGS.TS Trần Ngọc Thêm: Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn trong
sự tương tác giữa con người với tự nhiên và xã hội của mình.
UNESCO: Văn hoá hôm nay có thể coi là một tổng thể những nét riêng biệt tinh
thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của
một nhóm người trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những
lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những
phong tục và những tín ngưỡng.
2. Cấu trúc văn hoá :
– Văn hoá sản xuất: Nền văn minh nông nghiệp xóm làng với không gian định hình
sinh tồn và phát triển là miền Đồng Bằng sông nước tựa núi tiếp biển.
– Văn hoá vũ trang: Nghệ thuật chiến đấu của người Việt là cơ động bằng thuyền –
thạo thuỷ chiến và dung dân binh hỗ trợ quân binh.
– Văn hoá sinh hoạt: Lối sống của từng cộng đồng, từng gia đình và từng cá nhân
được thể hiện qua cách ăn, cách mặc ,cách ở. IV.
Trình bày sự giao lưu và giao tiếp biến văn hóa
– Hoàn cảnh dựng nước và giữ nước, thái độ ứng xử với văn hóa ngoại lai (chủ
động hay bị động, tự nguyện hay cưỡng bức..)
– Chịu ảnh hưởng sớm và mạnh mẽ của văn hóa Trung Hoa thông qua con đường
chiến tranh xâm lược (cưỡng bức và đồng hóa) và giao thương buôn bán (giao lưu,
tự nguyện), Nho giáo và các loại hình văn học, nghệ thuật..
– Chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ thông qua con đường giao lưu, buôn bán,
Phật giáo và một số loại hình kiến trúc Phật Giáo.
– Chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây (Pháp, Mĩ) thông qua con đường chiến
tranh xâm lược, giao thương buôn bán, Thiên chú giáo và một vài loại hình kiến trúc, văn học.
– Ảnh hưởng văn hóa Champa qua giao thương, buôn bán, chiến tranh xâm lược:
Islan giáo và một số loại hình kiến trúc, văn học.. V.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt 1. Nguồn gốc
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ niềm tin cho rằng linh hồn của người đã
khuất vẫn còn hiện hữu trong thế giới này và ảnh hưởng đến đời sống của con
cháu. Người Việt cho rằng chết chưa phải là hết. Thể xác tiêu tang nhưng linh hồn
bất diệt và thường ngự trên bàn thờ để gần gũi, giúp đỡ con cháu. Những linh hồn
đó dõi theo những người thân để phù hộ họ khi nguy khó, mừng khi họ gặp may
mắn, khuyến khích họ làm những điều lành và cũng quở phạt khi họ làm những điều tội lỗi.
Bởi quan niệm đó, việc thờ cúng tổ tiên ảnh hưởng đến hành động và cách cư xử
của những người còn sống trong gia đình. Họ thường tránh làm những việc xấu vì
sợ vong hồn cha mẹ buồn, đôi khi muốn quyết định việc gì đó cũng phải cân nhắc
xem liệu khi còn sinh tiền thì cha mẹ có đồng ý như thế hay không. Họ cũng tin
rằng dương sao thì âm vậy, khi sống cần những gì thì chết cũng cần những thứ ấy.
Từ đó dẫn đến tục thờ cúng, với quan niệm thế giới vô hình và hữu hình luôn có sự
quan hệ liên lạc với nhau và sự thờ cúng chính là môi trường trung gian để 2 thế giới này gặp gỡ.
Ngoài ra, hình thức thờ cúng tổ tiên còn là biểu hiện của lòng hiếu thảo và nhớ đến
công ơn sinh thành dưỡng dục của tiền nhân, nhớ đến cội nguồn của mình. Đồng
thời, đây cũng là nền tảng cơ sở cho quan hệ gia đình.
Bên cạnh đó, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tại Việt Nam còn xuất phát từ nền kinh tế
nông nghiệp. Gia đình phụ quyền, đề cao vai trò của người cha, mẹ. Vậy nên,
người Việt luôn tôn kính, thờ phụng cha mẹ, ông bà, từ đời này qua đời khác. Đặc
biệt, tư tưởng Nho giáo đề cao chữ Hiếu: “Trung chi quân, hiếu chi phụ mẫu, dữ
chi bản”. Ca dao tục ngữ Việt Nam cũng truyền lại rằng “Uống nước nhớ nguồn” ,
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây“. Được con cháu từ đời này lưu giữ và truyền lại cho đời sau.
Đây là một tín ngưỡng rất quan trọng và không thể thiếu trong phong tục Việt
Nam. Là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo của Việt Nam. 2. Ý nghĩa
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã có từ thời xa xưa. Được thể hiện rõ nét qua việc thờ
cúng những người đã khuất vào những ngày tết, mùng 1, rằm,… Theo phong tục,
người thắp hương phải mặc bộ lễ phục chỉnh tề, dâng một nén nhang cúng bái bày
tỏ tấm lòng thành dành cho thế hệ cha ông.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên chính là quan niệm về sự tồn tại của những linh hồn.
Người Việt cho rằng, giữa những người đã khuất và còn sống đều có mối liên hệ
mật thiết với nhau. Họ luôn tin rằng, những người đã khuất vẫn luôn hiện hữu, theo
dõi cháu con để mang lại sự bình an, phúc lộc. Cũng chính vì vậy, ý nghĩa, tục lệ
này thờ cúng tổ tiên tại Việt Nam để bày tỏ lòng biết ơn, lòng thành kính đến đấng
sinh thành, nuôi dưỡng của con người, cội nguồn của dân tộc. Đồng thời gìn giữ và
phát huy đạo lý “uống nước nhớ nguồn” đến thế hệ sau.
Có thể nói, việc thờ cúng tổ tiên có ý nghĩa lớn lao trong văn hóa người Việt, giúp
gìn giữ lối sống đẹp, nhân văn, coi trọng tình nghĩa, đạo lý, hướng thiện, nhớ về tổ
tiên, cha ông đã khuất. Mỗi gia đình có ít nhất một ban thờ trong nhà. Cách bày trí,
lựa chọn sắp xếp ban thờ mỗi người một khác, nhưng vẫn tuân theo quy tắc nhất
định. Bộ đồ thờ gia tiên đầy đủ phải gồm: đỉnh thờ, bát hương, mâm bồng, hạc thờ,
lọ cắm hoa, đèn thờ, ống hương, ngai chén, chân nến, đài thờ…..
Ngoài ra, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cũng là một truyền thống tốt đẹp, là một hệ
thống đạo đức của con người. COn người luôn phải đặt chữ Hiếu lên đầu, luôn ghi
nhớ công ơn, hiếu thảo với ơn sinh thành. Trong văn hóa người Việt, thờ cúng tổ
tiên như một chuẩn mực, một thứ văn hóa không thể thiếu trong cuộc sống. Phong
tục này không chỉ ảnh hưởng tới tâm linh và còn có vị trí quan trọng trong kinh tế,
xã hội, ảnh hưởng tới phát triển của cộng đồng người. VI. Phong tục tập quán 1. Phong tục là gì?
Phong tục là toàn bộ những hoạt động trong sinh hoạt của con người được hình
thành và tạo lập trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng
thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phong tục không mang tính cố
định, bắt buộc như nghi thức, nghi lễ nhưng cũng không tùy tiện như hoạt động
sống thường ngày. Nó trở thành một tập quán xã hội tương đối bền vững và tương đối thống nhất.
Phong tục có thể ở một dân tộc, địa phương tầng lớp xã hội hay thậm chỉ một dòng
họ, gia tộc. Phong tục là một bộ phận của văn hóa và có thể chia thành nhiều loại.
Hệ thống phong tục liên quan đến vòng đời của con người, như phong tục về sinh
đẻ, trưởng thành, cưới xin, mừng thọ và lên lão… Hệ thống phong tục liên quan
đến hoạt động của con người theo chu kỳ thời tiết trong năm, hệ thống phong tục
liên quan đến chu kỳ lao động của con người, mà với cư dân nông nghiệp là từ đất
gieo hạt, cấy hái đến thu hoạch, với ngư dân là theo mùa đánh bắt cá,… Hệ thống
các phong tục liên quan đến hoạt động của con người theo chu kỳ thời tiết trong
năm như phong tục mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông. Phong tục là một bộ
phận của văn hóa, có vai trò quan trọng trong việc hình thành truyền thống của một
dân tộc, một địa phương, nó ảnh hưởng, thậm chí chế định nhiều ứng xử của cá
nhân trong cộng đồng. Phong trào được tuân thủ theo quy định của luật tục hay
hương ước. Người vi phạm có thể bị phạt vạ. Cùng với sự phát triển của xã hội,
một số phong trào không còn phù hợp với thời đại mới, bị đào thải, trong khi một
số phong trào mới được hình thành.
Ở Việt Nam, cuộc vận động xây dựng gia đình, làng xóm, phường, khu dân cư văn
hóa mới nhằm loại trừ các phong trào lỗi thời, duy trì và phát triển các phong trào
tốt đẹp, bước đầu đã mang lại những kết quả tích cực trong việc xây dựng đời sống
văn hóa mới của các tầng lớp nhân dân. Những phong tục ở Việt Nam rất đa dạng,
có thể kể đến như: các phong tục cưới hỏi như bánh phu thê, tục thách cưới, các
thủ tục của cô dâu trước khi về nhà chồng, lễ xin dâu, mẹ cô dâu không đi đưa dâu,
phù dâu, thủ tục khi đàn bà tái giá,… Các phong tục sinh dưỡng như dạy con từ
thuở bào thai, tục xin quần áo cũ của trẻ sơ sinh, “con so về nhà mạ, con rạ về nhà
chồng”, con mới đẻ không đặt tên chính, tuổi trong khai sinh không đúng với tuổi
thực,… Các phong tục về giao thiệp như “lời chào cao hơn mâm cỗ”, “tóc thề”, tục
bán mở hàng, tục nhuộm răng, “miếng trầu là đầu câu chuyện”. đạo thầy trò,…
Các phong tục về đạo hiếu như tục khao lão, yến lão, “ruộng hương hỏa”, tộc
trưởng, bàn thờ vọng, “hợp tự”, gia phả,… Các phong tục về lễ tang như “thọ mai
gia lễ”, “ba cha tám mẹ”, “chúc thư”, “cư tang”, “mũ đai gai chuối và chống gậy”,
“năm hạng tang phục”, cha mẹ không đưa tang con, các phong tục khi đám tang
trong ngày tết, đi đường gặp đám tang, tục hú hồn trước khi nhập quan, lễ an táng,
lễ ba ngày, lễ cúng cơm trong trăm ngày, tục đốt vàng mã, chiêu hồn nạp táng, hình nhân thế mạng,…
2. Vai trò của phong tục, tập quán trong đời sống xã hội:
Phong tục mang lại nhiều ý nghĩa đối với đời sống xã hội và đối với chế độ quản lý của Nhà nước:
_đáp ứng nhu cầu về mặt tinh thần trong đời sống của người dân (người mất sẽ
không mất hẳn mà cái linh hồn vẫn tồn tại)
Khi mà họ không thowff cúng tổ tiên thì họ không yên tâm được, họ sẽ bất an.
– Phong tục làm cho sắc thái văn hóa trở nên đa dạng, phong tục giúp chúng ta
phân biệt được cộng đồng này, dân tộc này, nước này khác với cộng đồng khác,
dân tộc khác, nước khác. Sống đúng với phong tục của nước mình, dân tộc mình
mới là sống đúng với truyền thống. Phong tục Việt Nam nói chung và các phong
tục của dân tộc thiểu số trên lãnh thổ Việt Nam nói riêng là một đề tài vô tận, bởi
nước ta có 54 dân tộc với rất nhiều phong tục, nghi lễ văn hóa khác nhau. Có thể
nói, phong tục là nét đặc trưng của một quốc gia, một dân tộc, thậm chí là một
làng, một xã, một thôn, một gia đình,…
– Phong tục là một trong những “thiết chế” tự sinh nhằm giúp cho hệ thống những
người có cùng phong tục hình thành nên cùng một thói quen, một lối sống được
xem là nền nếp, đạo đức, văn minh, tiến bộ. Phong tục được hình thành từ đời này
sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên sự duy trì về những giá trị
tốt đẹp, để những thói quen tốt được không bị mai mọt mà được lưu giữ và phát
triển ngàn năm. Chính vì lẽ đó mà phong tục ngày càng phát triển, không chỉ giới
hạn trong một phạm vi cộng đồng dân cư cụ thể mà có còn lan truyền và được tiếp
thu từ thôn này sang thôn khác, xã này sang xã khác, huyện này sang huyện khác,
tỉnh, thành phố này sang tỉnh, thành phố khác, từ miền này sang miền khác,… mở
rộng phạm vi lên đến cả nước, tạo nên những giá trị tốt đẹp khẳng định giá trị của
Việt Nam trên cả trường quốc tế, là một trong những giá trị mà không phải quốc
gia nào cũng đạt được, kể cả các cường quốc phát triển trên thế giới.
– Việc duy trì các nếp sống để trở thành phong tục là một điều mang ý nghĩa cả về
mặt ý thức lẫn tâm linh. Đối với một số phong tục như lì xì đầu năm, xin chữ hay
chúc tế, phong tục thờ cúng gia tiên, phong tục “Lễ ba ngày”, phong tục an táng
người chết, phong tục về cưới hỏi,… tất cả đều là niềm tin của người dân dành cho
những tín ngưỡng, những lưu truyền của cha ông ta từ ngàn đời cho đến nay. Đồng
thời, việc duy trì những phong tục thường niên này tạo niềm tin cho những người
thực hiện rằng sẽ có được những điều tốt lành, sẽ được ông bà trên cao ủng hộ,
được mọi người yêu mến và học hỏi, từ đó, tạo nên một niềm tin nội tâm mãnh liệt,
tạo thành động lực cho từng người luôn tin vào những điều tốt đẹp, luôn tin vào
cuộc sống, có ý chí vươn lên, không bao giờ từ bỏ và cũng không để bản thân
vướng vào những điều đen tối.
– Phong trào xây dựng nếp sống văn hóa mới hiện nay, không chỉ đơn thuần dựa
vào ý nghĩ chủ quan mà phải biết vận dụng thuần phong mỹ tục vào nếp sống, nếp
suy nghĩ, hành động, cách đối nhân xử thế, hợp với trào lưu tiến hóa. Có những
phong tục cổ truyền xuất xứ từ kinh nghiệm thực tiễn trong cuộc sống thời xưa,
đến nay không hợp thời nữa, trở thành đồi phong bại tục, ta cũng cần nghiên cứu
để biết nguyên do, từ đó mới vận dụng cho thích hợp với hiện tại và tương lai, hoặc
tìm những phong tục hay để bổ kết mà loại trừ dần những cái dở. Chính đặc tính
này của phong tục mà những giá trị tốt đẹp luôn được lưu giữ và truyền lại, còn
những điều không còn phù hợp với thời đại nữa như phong tục nhuộm răng, phong
tục rải tiền vàng mã, phong tục cướp vợ ở các đồng bào dân tộc thiểu số, phong tục
về ma chay cưới hỏi ở một số đồng bào vùng sâu vùng xa,… đều bị loại trừ hoặc
được cải tiến thành những cái tốt đẹp hơn.
– Phong tục cũng góp phần không nhỏ trong ổn định trật tự xã hội, đóng góp một
phần lớn trong việc quản lý và quán triệt đời sống xã hội của những người đứng
đầu trong một nhóm cộng đồng dân cư. Việc hình thành phong tục đã là một yếu tố
tiên quyết để những người trong cùng một cộng đồng dân cư thống nhất với nhau
về tư tưởng, cùng nhau hành động theo một hướng, tạo nên sự ổn định nhất định
trong đời sống. Từ đó, những người đứng đầu là những người có trách nhiệm quản
lý một cộng đồng dân cư có thể dựa theo những phong tục đó để có những quyết
sách quản lý phù hợp, cũng có những ý tưởng dựa trên niềm tin của cộng đồng dân
cư vào những phong tục đó để ổn định trật tư xã hội một cách tốt nhất, ngày càng
đưa cộng đồng dân cư đó hướng đến những điều tốt đẹp, văn minh, tiến bộ, bài trừ
những hủ tục lạc hậu, không còn phù hợp với thời đại, đem lại những điều không
tốt đẹp, gây ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, phong cách, lối sống, sức khỏe của con người.
Với hơn 54 dân tộc anh em cùng sinh sống, do đó phong tục Việt Nam vô cùng đa
dạng và phong phú. Một phần do dân tộc Kinh chiếm đại đa số, một phần công tác
tuyên truyền phổ biến chưa được đẩy mạnh do đó, đa phần chúng ta chỉ biết tới
những phong tục tập quán của người Kinh là chính. Tuy nhiên nếu quý khách
muốn tìm hiểu về phong tục tập quán của những dân tộc khác thì có thể nghiên cứu
qua rất nhiều tài liệu công phu được bán tại các nhà sách lớn. Bên cạnh đó, để
nghiên cứu kỹ hơn về các phong tục ở Việt Nam, các bạn có thể tìm hiểu thông qua
“100 Điều nên biết về phong tục tập quán Việt Nam”.
So sánh cách ứng xử với tự nhiên của cư dân nông nghiệp và cư dân du mục
cùng những hệ quả của nó

Văn hóa gốc du mục – Văn hóa gốc nông nghiệp
– Í phụ thuộc vào thiên nhiên và không quan tâm nhiều tới hòa hợp tự nhiên.
– nghiêng về chinh phục, chế ngự, ít gắn bó và hòa hợp với tự nhiên.
– Dễ hủy hoại môi trường sống, khuyến khích con người dũng cảm đối mặt với thiên nhiên.
– Coi thường và dẫn đến tham vọng chinh phục tự nhiên
– Nghể trồng trọt đòi hỏi phải sống định cư nên phụ thuộc vào thiên nhiên.
– Có ý thức tôn trọng và sống hòa hợp với tự nhiên.
– Gắn bó với nơi mình sống và có ý thức giữ gìn môi trường sống.
– Hòa hợp với tự nhiên
Câu hỏi phụ: vì sao ý thức giữ gìn môi trường của người phương Tây cao hơn
người phương Đông chúng ta?
– Do các nước phương Đông phát triển thu kém phương Tây về mặt vật chất. Đa
phần các nước phương Đông là những nước đang phát triển, đời sống còn nhiều
khó khăn nên dẫn đến ý thức bảo vệ môi trường kém.
– Người phương Đông xem mục tiêu phát triển đời sống vật chất là số một nên hủy
hoại thiên nhiên vì lợi ích cá nhân
VD: các hành vi đốt rừng phòng hộ, săn bắt động vật rừng quy hiếm vv…
– Đối với người phương Tây thì môi trường là yếu tố quyết định sự sống còn nên
họ có ý thức bảo vệ môi trường rất nghiêm ngặc, ý thức của họ về môi trường rất cao,
– Người phương Đông cho rằng mình có khả năng hòa hợp với môi trường tự
nhiên nên cứ tàn phá mà không nghĩ đến hậu quả về sau.
– Pháp luật phương Đông chưa xử lí nghiêm các hình thức phá hoại môi trường.
So sánh cách ứng xử với môi trường xã hội của cư dân nông nghiệp và cư dân
du mục cùng những hệ quả của nó
Văn hóa du mục vs Văn hóa nông nghiệp
– Trọng lí, trọng sức mạn, trọng tài, trọng võ, trọng nam khinh nữ, tổ chức cộng
đồng với khuôn phép và kỉ luật cao.
– Quy luật đào thải và đấu tranh sinh tồn rất khắc nghiệt trong cộng đồng.
– Chế độ Quân chủ Chuyên chế khắc nghiệt, hà khắc, tâm lý trọng cá nhân của người cai trị.