Phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật truyện Buổi học cuối cùng Ngữ Văn 10 Chân Trời Sáng Tạo

Xin gửi tới các bạn bài văn mẫu Phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật truyện Buổi học cuối cùng. Mời các bạn cùng tham khảo.

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG VÀ NGH THUT CA MT TÁC
PHM T S: BUI HC CUI CÙNG (AN-PHÔNG-XƠ ĐÔ-ĐÊ)
An-phông-Đô-đê nhà văn hiện thực nhân đạo ch nghĩa lớn ca Pháp,
nhng sáng tác ca ông thấm đượm chất đồng dao, dân ca nh nhàng trong sáng, din
t cảm động nhng nỗi đau tình yêu thương, đặc biệt tình yêu quê hương, đấtc.
Tiêu biu cho phong cách ngh thuật đó là tập truyn “Chuyện k ngày th hai” vi trích
đoạn “Bui hc cuối cùng” k v bui hc cui cùng bng tiếng Pháp một trường làng
vùng An-dát.
“Bui hc cuối cùng” truyn ngn vi ch đề v tinh thần yêu nước, c th
tình yêu ngôn ng, tiếng nói dân tc. Tác phẩm ra đi vào thời điểm đã kết thúc chiến
tranh Pháp - Phổ, nước Pháp thua trận, hai ng đất An-dát Lo-ren b nhập vào nước
Phổ. Các trường hc khu vc này buc phi chuyn sang hc tiếng Đức. Câu chuyn k
v bui hc tiếng Pháp cui cùng vùng An-dát qua li k ca cậu Phrăng. Vào buổi
sáng hôm y, cậu đến lớp hơi muộn rt ngc nhiên khi thy lp hc v khác
thưng. Cu bé choáng váng khi nghe thông tin t thy Ha-men, thy nói đây là bui hc
tiếng Pháp cuối ng. Phrăng thấy tiếc nui ân hn by lâu đã bỏ phí thời gian, đã
trn học đi chơi ngay c trong bui sáng hôm y cậu cũng phải đấu tranh mãi mi
quyết định đến trường. Bui hc din ra trong không khí trang nghiêm, thy Ha-men đã
nói những điều sâu sc v tiếng Pháp, giảng bài say a đến khi đồng h điểm 12 gi.
Kết thúc bui hc, thy nghn ngào không nói lên li, c viết tht to lên bng: “Nước
Pháp muôn năm”.
Khung cảnh trưc khi bắt đầu bui hc của Phrăng một không gian tươi sáng,
đẹp đẽ: tri m áp, sáp hót ven rừng. Đó quang cnh thích hợp để dạo chơi, tất c như
mi gi cậu bé. Ngưi dân tập trung trước bng o th tr s xa - nơi những tin tc
chng lành. Không khí lp học m đó bỗng khác thường, không n ào tiếng đọc bài hay
tiếng gõ thưc ca thy giáo mà tht lng im, thy Ha-men tht du dàng. Thy thông báo
vi c lớp, đó buổi học Pháp văn cuối cùng, nim mong mi ln nht ca thy là:
“Thy mong các con hết sức chú ý”. Trong bui hc hết sc trang trng thiêng liêng
đó, thầy đã nói về tiếng Pháp, kiên nhn ging gii, thy nói: “khi một dân tộc rơi vào
vòng l, chng nào h vn gi vng tiếng nói ca mình tchng khác nắm được
chìa khóa chốn lao tù”. Câu nói nêu bt giá tr thiêng liêng sc mnh to ln ca tiếng
nói dân tc trong cuộc đấu tranh giành độc lp, t do. Đó chính giá trị tinh thn, ca
ci giá ca mi dân tc. Lòng yêu nước s trân trng tiếng Pháp thy Ha-men đã
làm khơi dậy tình yêu nước ca mọi người trong hoàn cảnh quê hương bị chiếm đóng,
ngay c cậu Phrăng. Trong bui hc y, cậu đã tự giận mình, đau lòng, rầu không
dám ngẩng đầu lên, trong tâm trí cu là s nui tiếc, ân hn vô cùng v s i nhác, ham
chơi ca mình by lâu nay. Cui cùng cậu ng hiểu được ý nghĩa, giá trị ca tiếng nói
dân tc.
Thông qua truyn ngắn, đc gi cm nhn được thông điệp sâu sc v tiếng nói
dân tộc, đó giá trị văn a cao quý, yêu tiếng nói cũng yêu đất nước, dân tc mình.
Tình yêu vi ngôn ng dân tộc ng một biu hin c th của lòng yêu c. T do
ca mt dân tc gn lin vi vic gi gìn phát trin tiếng nói dân tc mình. Truyn
ngắn cũng cho thấy tác gi một người yêu nước, yêu độc lp t do am hiu sc v
tiếng m đẻ.
Câu chuyện được k theo ngôi th nht, theo li k ca cậu Phrăng m tăng
tính chân thc ca câu chuyện người k người trong cuc, trc tiếp chng kiến.
Đồng thi, la chn ngôi k y cũng giúp tâm trạng của Phrăng đưc bc l, th hin
chân thành, sâu sc. Tình hung truyện được y dựng đc sc, cm động, to s đồng
cảm trong lòng người đọc. Tác phm cũng th hiện được ngh thut miêu t tâm tài
tình của nhà văn thông qua ngôn ngữ, hành động, ngoại hình,…
“Bui hc cuối cùng” tác phm viết v câu chuyn một vùng đất, nhưng ý
nghĩa với tt c các n tộc, đất nước. Đó bài học thm thía v tình yêu c, lòng t
tôn dân tc mt trong s nhng biu hin c th gi gìn tiếng nói dân tc. S thc
tnh mun màng ca Phrăng minh chứng cho s thu hiu tm quan trng ca ngôn
ng dân tộc, cũng là nim tin vào một tương lai đất nưc thng nht, t do, hòa bình.
| 1/2

Preview text:


PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA MỘT TÁC
PHẨM TỰ SỰ: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG (AN-PHÔNG-XƠ ĐÔ-ĐÊ)
An-phông-xơ Đô-đê là nhà văn hiện thực và nhân đạo chủ nghĩa lớn của Pháp,
những sáng tác của ông thấm đượm chất đồng dao, dân ca nhẹ nhàng và trong sáng, diễn
tả cảm động những nỗi đau và tình yêu thương, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước.
Tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật đó là tập truyện “Chuyện kể ngày thứ hai” với trích
đoạn “Buổi học cuối cùng” kể về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng vùng An-dát.
“Buổi học cuối cùng” là truyện ngắn với chủ đề về tinh thần yêu nước, cụ thể là
tình yêu ngôn ngữ, tiếng nói dân tộc. Tác phẩm ra đời vào thời điểm đã kết thúc chiến
tranh Pháp - Phổ, nước Pháp thua trận, hai vùng đất An-dát và Lo-ren bị nhập vào nước
Phổ. Các trường học ở khu vực này buộc phải chuyển sang học tiếng Đức. Câu chuyện kể
về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát qua lời kể của cậu bé Phrăng. Vào buổi
sáng hôm ấy, cậu đến lớp hơi muộn và rất ngạc nhiên khi thấy lớp học có vẻ khác
thường. Cậu bé choáng váng khi nghe thông tin từ thầy Ha-men, thầy nói đây là buổi học
tiếng Pháp cuối cùng. Phrăng thấy tiếc nuối và ân hận vì bấy lâu đã bỏ phí thời gian, đã
trốn học đi chơi và ngay cả trong buổi sáng hôm ấy cậu cũng phải đấu tranh mãi mới
quyết định đến trường. Buổi học diễn ra trong không khí trang nghiêm, thầy Ha-men đã
nói những điều sâu sắc về tiếng Pháp, giảng bài say sưa đến khi đồng hồ điểm 12 giờ.
Kết thúc buổi học, thầy nghẹn ngào không nói lên lời, cố viết thật to lên bảng: “Nước Pháp muôn năm”.
Khung cảnh trước khi bắt đầu buổi học của Phrăng là một không gian tươi sáng,
đẹp đẽ: trời ấm áp, sáp hót ven rừng. Đó là quang cảnh thích hợp để dạo chơi, tất cả như
mời gọi cậu bé. Người dân tập trung trước bảng cáo thị ở trụ sở xa - nơi những tin tức
chẳng lành. Không khí lớp học hôm đó bỗng khác thường, không ồn ào tiếng đọc bài hay
tiếng gõ thước của thầy giáo mà thật lặng im, thầy Ha-men thật dịu dàng. Thầy thông báo
với cả lớp, đó là buổi học Pháp văn cuối cùng, niềm mong mỏi lớn nhất của thầy là:
“Thầy mong các con hết sức chú ý”. Trong buổi học hết sức trang trọng và thiêng liêng
đó, thầy đã nói về tiếng Pháp, kiên nhẫn giảng giải, thầy nói: “khi một dân tộc rơi vào
vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được
chìa khóa chốn lao tù”. Câu nói nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng
nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do. Đó chính là giá trị tinh thần, của
cải vô giá của mỗi dân tộc. Lòng yêu nước và sự trân trọng tiếng Pháp ở thầy Ha-men đã
làm khơi dậy tình yêu nước của mọi người trong hoàn cảnh quê hương bị chiếm đóng,
ngay cả cậu bé Phrăng. Trong buổi học ấy, cậu đã tự giận mình, đau lòng, rầu rĩ không
dám ngẩng đầu lên, trong tâm trí cậu là sự nuối tiếc, ân hận vô cùng về sự lười nhác, ham
chơi của mình bấy lâu nay. Cuối cùng cậu cũng hiểu được ý nghĩa, giá trị của tiếng nói dân tộc.
Thông qua truyện ngắn, độc giả cảm nhận được thông điệp sâu sắc về tiếng nói
dân tộc, đó là giá trị văn hóa cao quý, yêu tiếng nói cũng là yêu đất nước, dân tộc mình.
Tình yêu với ngôn ngữ dân tộc cũng là một biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước. Tự do
của một dân tộc gắn liền với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói dân tộc mình. Truyện
ngắn cũng cho thấy tác giả là một người yêu nước, yêu độc lập tự do và am hiểu sắc về tiếng mẹ đẻ.
Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất, theo lời kể của cậu bé Phrăng làm tăng
tính chân thực của câu chuyện vì người kể là người trong cuộc, trực tiếp chứng kiến.
Đồng thời, lựa chọn ngôi kể này cũng giúp tâm trạng của Phrăng được bộc lộ, thể hiện
chân thành, sâu sắc. Tình huống truyện được xây dựng đặc sắc, cảm động, tạo sự đồng
cảm trong lòng người đọc. Tác phẩm cũng thể hiện được nghệ thuật miêu tả tâm lí tài
tình của nhà văn thông qua ngôn ngữ, hành động, ngoại hình,…
“Buổi học cuối cùng” là tác phẩm viết về câu chuyện ở một vùng đất, nhưng có ý
nghĩa với tất cả các dân tộc, đất nước. Đó là bài học thấm thía về tình yêu nước, lòng tự
tôn dân tộc mà một trong số những biểu hiện cụ thể là giữ gìn tiếng nói dân tộc. Sự thức
tỉnh dù muộn màng của Phrăng là minh chứng cho sự thấu hiểu tầm quan trọng của ngôn
ngữ dân tộc, cũng là niềm tin vào một tương lai đất nước thống nhất, tự do, hòa bình.