Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin - Triết học Mác Lenin | Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
BÀI TẬP LỚN
MÔN: TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN
Đề bài: Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin.
Chứng minh năng lượng là vật chất.
Họ và tên:
MSV:
Lớp: Triết học Mác Lênin
Hà Nội, 2021
MỤC LỤC
*MỞ ĐẦU……………………………………………………………………
*NỘI DUNG……………………………………………………………..
PHẦN I. PHÂN TÍCH ĐỊNH NGHĨA VẬT CHẤT CỦA LÊNIN………
PHẦN II. CHỨNG MINH NĂNG LƯỢNG LÀ VẬT CHẤT………
*KẾT LUẬN………………………………………………………………….
*TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………..
MỞ ĐẦU
Thời xa xưa, khi ấy khoa học kỹ thuật chưa phát triển,
nhận thức của con người vẫn còn nhiều hạn chế nên các nhà
triết học đã nhìn nhận thế giới một cách đầy trực quan và cảm
tính. Họ xác nhận nước, lửa, không khí, “ nguyên tử” đều là vật
chất.
Đến thế kỉ XVII – XVIII, cơ học cổ điển của Newton phát
triển và thịnh hành. Các triết gia vô cùng coi trọng vai trò của
khối lượng đó là lí do tại sao họ đồng nhất vật chất với khối
lượng.
Cho đến những năm thuộc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX,
các nhà khoa học đã có một loạt các phát minh vô cùng quan
trọng đối với vật lý nói riêng và khoa học tự nhiên nói chung.
Điều đó đã đem đến cho con người những kiến thức mới mẻ về
cấu tạo và tính chất của vật chất và làm thay đổi cơ bản quan
niệm cũ về vật chất cũng như thay đổi tư duy, cách nghĩ của
các nhà khoa học khác lúc bấy giờ.
Năm 1895, Wilhelm Conrad Rontgen đã phát hiện ra tia X
có nguồn từ nguyên tử và chỉ ra rằng nguyên tử không hề đơn
giản như các nhà khoa học đã từng nhận định. Năm 1896, Henri
Becquerel phát hiện ra rằng sự phóng xạ của nguyên tố
Uranium là do quá trình phân rã tự phát của một hạt nhân
không bền. Năm 1897, Joseph John Thomson phát hiện ra
electron và xác định nó là thành phần cơ bản của nguyên tử.
Năm 1901 Kaufman đã chứng minh rằng khối lượng của
electron không phải là hằng số nhưng thay đổi theo tốc độ vận
động của nguyên tử. Giữa năm 1898 và năm 1902, Marie Curie
và chồng là Pierre Curie đã khám phá ra hai chất phóng xạ
mạnh là pôlôni và radium.
Những phát hiện và phát minh ấy đã mang lại cho nhân
loại những kiến thức mới về nguyên tử. Chúng đã chứng tỏ rằng
nguyên tử không phải là phần tử nhỏ nhất mà nó có thể bị phân
chia và biến đổi. Chính những khám phá này đã làm bùng lên
một cuộc khủng hoảng về thế giới quan khi không ít nhà khoa
học và triết học đứng trên lập trường duy vật tự phát, siêu hình
đã bối rối, dao động và đặt câu hỏi về tính đúng đắn của chủ
nghĩa duy vật. Họ trượt từ chủ nghĩa duy vật máy móc, siêu
hình sang chủ nghĩa tương đối rồi rơi vào chủ nghĩa duy tâm.
Theo V.I.Lênin, đó là “ chủ nghĩa duy tâm vật lý học”, là “ một
bước ngoặt nhất thời”, là “ thời kì ốm đau ngắn ngủi”, là “
chứng bệnh của sự trưởng thành”, là “ một vài sản phẩm chết,
một vài thứ cặn bã nào đó phải vứt vào sọt rác”.
Đứng trước tình hình mới của thời đại, V.I.Lênin đã đưa ra
một quan niệm thực sự khoa học về vật chất. Để làm được điều
đó, cần đặc biệt quan tâm đến các phương pháp tìm kiếm để
định nghĩa phạm trù này. Không chỉ dựa vào những thành tựu
mới nhất của khoa học tự nhiện, V.I.Lênin còn kế thừa, bảo vệ
và phát triển những tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về sự
đối lập của vật chất và ý thức xét về mặt nhận thức luận cơ
bản. Cho đến năm 1908, trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và
chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, ông đã đưa ra định nghĩa về
vật chất như sau:
“ Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại
khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được
cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại
không lệ thuộc vào cảm giác."
NỘI DUNG
PHẦN I : Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin
1) Khái quát chung
Trước hết, cần chú ý đến phương pháp định nghĩa vật chất
của Lênin bởi ông không sử dụng các phương pháp định nghĩa
thông thường – kết hợp với một khái niệm lớn hơn rồi chỉ ra
những đặc điểm cơ bản của khái niệm cần định nghĩa, ví dụ
định nghĩa về oxy như “ oxy hay dưỡng khí là một nguyên tố
hóa học có ký hiệu O và số hiệu nguyên tử 8”. Ở đây ông cho
thấy phạm trù vật chất với tư cách là phạm trù triết học – một
phạm trù khái quát nhất, không có bất cứ phạm trù nào rộng
hơn phạm trù vật chất. Phương pháp luận duy nhất có thể xác
định vật chất bằng cách đối lập với ý thức, coi vật chất là thực
tại khách quan tồn tại độc lập với ý thức con người và ý thức chỉ
là sự phản ánh thế giới khách quan, do đó ý thức đã nảy sinh
ngay từ định nghĩa vật chất.
2) Phân tích định nghĩa vật chất của V.I.Lênin
Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin bao gồm những nội dung
cơ bản sau:
Một là, vật chất là một phạm trù triết học để chỉ hiện thực
khách quan - tồn tại hiện thực bên ngoài của ý thức và không
hề lệ thuộc vào ý thức ấy. Nói như vậy thì vật chất chính là sản
phẩm của sự trừu tượng hóa và nó không có sự tồn tại của cảm
tính. Thế nhưng V.I.Lênin đã nhấn mạnh rằng sự trừu tượng này
chỉ làm nên “đặc tính duy nhất, bản chất nhất của vật chất –
mọi sự vật, hiện tượng – và đặc tính tồn tại với tư cách là hiện
thực khách quan và không phụ thuộc vào ý thức của con người.
Đây là tiêu chuẩn cơ bản để có thể phân biệt cái gì là vật chất,
cái gì không. Tuy nhiên khi đi sâu vào nội dung này, luôn luôn
phải bám sát vào hai yếu tố, đó là tính trừu tượng và tính hiện
thực cụ thể. Bởi tính trừu tượng của phạm trù vật chất xuất phát
từ cơ sở hiện thực, do đó nó không thể tách rời tính hiện thực cụ
thể của nó. Vì vậy nếu như con người coi thường tính trừu
tượng, quên đi những đặc điểm hiện thực cụ thể của vật chất thì
sẽ không thể thấy được vật chất, rơi vào quan điểm duy tâm.
Nhưng ngược lại, nếu như cường điệu hóa tính hiện thực cụ thể
tức là đang đồng nhất vật chất với vật thể, thì đây thực chất là
quan điểm của chủ nghĩa duy vật trước C.Mác về vấn đề này.
Nội dung này đã khắc phục hoàn toàn sai lầm cơ bản của ch
nghĩa duy vật trước C.Mác, đưa học thuyết duy vật lên một giai
đoạn mới, phù hợp với những đòi hỏi mới do những phát minh
khoa học tự nhiên đặt ra. Không những vậy, nội dung này còn
chứng minh xã hội loài người cũng là một dạng tồn tại đặc biệt
của vật chất và “ tồn tại xã hội không phụ thuộc vào ý thức xã
hội của con người”. Khẳng định ấy có ý nghĩa quan trọng trong
việc phê phán thế giới quan duy tâm vật lý học, giúp thế giới
quan của khoa học tự nhiên thoát khỏi khủng hoảng, thúc đẩy
các nhà khoa học hiểu biết sâu sắc hơn về thế giới vật chất,
phát hiện ra những thuộc tính mới, kết cấu mới, làm phong phú
thêm tri thức của nhân loại.
Hai là, vật chất mang lại cho con người cảm giác khi nó
tác động vào các giác quan. Với nội dung này, V.I.Lênin đã làm
rõ mối quan hệ giữa hiện thực khách quan và cảm giác. Ông
khẳng định rằng thực tại khách quan hay bản thân vật chất là
cái có trước cả ý thức, không phụ thuộc với ý thức, còn cảm giác
tức là ý thức là cái có sau vật chất, do vật chất sinh ra và phụ
thuộc vào vật chất. Mặc dù không phải mọi sự vật, hiện tượng
hay quá trình khi tác động lên giác quan của con người đều
được nhận biết, đôi khi cần dựa vào các dụng cụ khoa học hay
thậm chí là chưa có dụng cụ khoa học nào để biết được, nhưng
nếu nó tồn tại khách quan, hiện thực ở bên ngoài, độc lập và
không phụ thuộc vào ý thức con người thì nó vẫn là vật chất.
Nội dung này đã đi lại hoàn toàn mọi quan điểm của chủ nghĩa
duy tâm dưới mọi hình thức – cương quyết cho rằng tinh thần là
cái sinh ra mọi sự vật, hiện tượng, là cái có trước, cội nguồn của
vật chất.
Ba là, vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản
ánh của nó. Hiện thực khách quan được cảm giác của con người
chép lại, chụp lại và phản ánh. Cảm giác là cơ sở duy nhất của
mọi hiểu biết, nhưng bản thân nó lại không ngừng lặp lại quá
trình chép lại, chụp lại, phản ánh hiện thực khách quan, nên về
cơ bản, con người có thể nhận thức được thế giới vật chất.
V.I.Lênin đã làm sáng tỏ vật chất không hề tồn tại một cách vô
hình mà tồn tại một cách hiện thực dưới dạng các sự vật, hiện
tượng, quá trình mà con người có thể nhận biết được qua các
giác quan bằng cách trực tiếp hay gián tiếp. Chính vì lẽ đó mà
theo nguyên tắc, không có vật chất nào không thể được nhận
biết, nếu có thì là do vật chất ấy chưa được nhận thức. Tuyên bố
này đã hoàn toàn bác bỏ thuyết “ bất khả tri” ( không thể biết),
cổ vũ khích lệ các nhà khoa học nghiên cứu, khám phá ra những
cấu tạo mới, thuộc tính mới, quy luật vận động của thế giới vật
chất, làm phong phú thêm kho tàng tri thức nhân loại.
Trải qua mấy thế kỉ, khi xã hội ngày càng phát triển cùng
với những tiến bộ vượt bậc trong khoa học tự nhiên, khoa học
xã hội và cả nhân văn, định nghĩa của V.I.Lênin về vật chất vẫn
còn nguyên giá trị và đã được khẳng định tính đúng đắn. Cho
đến nay chủ nghĩa duy vật biện chứng vẫn nắm giữ vai trò quan
trọng, là hạt nhân của thế giới quan, phương pháp luận đúng
đắn của các khoa học hiện đại.
PHẦN II: Chứng minh năng lượng là vật chất
Năng lượng là một khái niệm phi trực quan, có nguồn gốc
từ tiếng Hy Lạp “ energygeia”, đã được nghiên cứu kể từ khi
khoa học phương Tây ra đời. Nhà triết học Hy Lạp Aristote đã đề
cập đến năng lượng và hai mặt của nó là động năng hay “ lực
sống” và thế năng, năng lượng tiềm ẩn rộng lớn mà có thể được
giải phóng hoặc không. Tuy nhiên sau này khái niệm về năng
lượng đã thay đổi đáng kể. Nhưng có thể khẳng định năng lượng
là một hiện thực khách quan mà con người hoàn toàn đo lường
và lượng hóa được. Hay theo Morvan Salez – nhà vật lý thiên
văn học – “ Năng lượng giống như tiền bạc, có thể tích trữ được,
đó là một trong các quy luật của vật lý học, nhưng nó thay đổi
về hình thức : từ khi vũ tr ra đời đến nay, năng lượng không
thêm vào, mà chỉ thay đổi hình dạng”.
Trước đây, hầu hết mọi người đều tin rằng năng lượng là
một tài sản được bảo tồn trong vũ trụ, nhưng với sự ra đời
thuyết tương đối hẹp của Albert Einstein, niềm tin đó đã bị đảo
lộn. Einstein phát hiện ra rằng vật chất, khối lượng cũng là một
dạng của năng lượng. Vật chất có thể được chuyển hóa thành
các tia và năng lượng cũng có thể chuyển thành vật chất, như
xảy ra những chuyển hóa diễn ra trên các ngôi sao. Điều này đã
dẫn đến định luật bảo toàn năng lượng của vũ trụ.
Các nhà vật lý học từ lâu đã khám phá mối quan hệ giữa
vật chất và ý thức. Suy nghĩ đóng đinh trong trí óc họ rằng vũ
trụ được tạo ra từ vật chất đã thay đổi khi các nhà khoa học
chấp nhận rằng mọi thứ đều được tạo ra từ năng lượng. Các nhà
vật lý lượng tử đã khám phá ra các nguyên từ của vật chất được
tạo thành từ các xoáy năng lượng đang quay không ngừng và
dao động. Vật chất là năng lượng ở mức nhỏ nhất có thể quan
sát được. Ý thức có thể làm thay đổi hành vi và chuyển dịch cơ
cấu năng lượng khi chúng kết nối với nhau. Nhà vật lý học người
Đan Mạch Niels Bohr đã từng khẳng định: “ Mọi thứ chúng ta gọi
là thật đều được làm từ những thứ không thể được coi là
thật”.Chính vì lẽ đó mà vạn vật đều tồn tại ở dạng năng lượng.
Mỗi người đều là một trường năng lượng lớn trong toàn bộ vũ
trụ.
Dưới góc nhìn của con người, vật chất được chia thành vật
chất hữu hình ( nhìn thấy được) và vật chất vô hình ( không nhìn
thấy được) nhưng dưi góc độ khoa học, qua các thiết bị hay
phương pháp đặc biệt, dù nhìn thấy hay không thấy thì về bản
chất, mọi vật vẫn là một dạng năng lượng dao động liên tục. Đó
là lí do tại sao mà mỗi vật thể đều có tần số năng lượng khác
nhau dẫn đến cấu trúc khác nhau. Vật chất vô hình khi dao
động với tần số cao, đôi khi trở thành trừu tượng, giống như tư
duy, suy nghĩ, cảm giác và ý thức của con người. Còn nếu dao
động với tần số thấp thì vật sẽ trở nên hữu hình có thể nhìn
bằng mắt thường, như đồ ăn, bút, xe máy … Điều này dẫn đến
hai sự tồn tại của con người, ấy là thân xác và linh hồn. Đó là
hai loại thân thể không hề giống nhau, mỗi loại tồn tại trong
một thế giới riêng biệt – thế giới hữu hình nơi có thân thể, các
tòa nhà, phương tiện đi lại và thế giới vô hình nơi có linh hồn tốt
và xấu, có thiên đàng và địa ngục. Có thể nhiều ý kiến cho rằng
hai điều ấy là hai khái niệm không liên quan đến nhau. Nhưng
về cơ bản thì cả thân xác và linh hồn đều là vật chất và năng
lượng, dù hữu hình hay vô hình thì đều là một dạng năng lượng
dao động liên tục. Duy chỉ có điểm khác biệt là ở tần số dao
động cao hay thấp mà thôi.
Xét về bản chất thì vật chất chính là năng lượng, trong vật
lý còn gọi là “ dao động” hay trong y học phương Đông gọi là
“khí “. “Nguyên lý dao động” (Principle of Vibration) là một
trong bảy nguyên lý vũ trụ thuộc phạm trù “ Triết lý thần bí” của
Hy Lạp và Ai Cập c đại đã chỉ ra đặc điểm của vật chất như sau
: “ Không có bất cứ vật gì là tĩnh chỉ cả, tất cả đều đang vận
động, hết thảy đều đang dao động, bao gồm cả linh hồn”. Vào
khoảng 2600 năm trước, các bậc Thánh hiền như Đức Phật cũng
đã chỉ ra rằng tất cả mọi vật trong vũ trụ đều được tạo nên từ
các dao động. Khoa học cận đại cũng đã phát hiện ra mối quan
hệ ấy, mà được biết đến nhiều nhất là công thức của Einstein
E=mc
2
( với E là năng lượng, m là vật chất còn c là tốc độ ánh
sáng). Tuy nhiên, mỗi người chỉ có 5 giác quan để có thể tiếp
xúc với thế giới hữu hình ở không gian ba chiều nên phần nào
chịu ảnh hưởng, cùng với sự cảm nhận thời gian theo một
hướng duy nhất nên đã có sự nhầm lẫn coi những vật thể thực
tại (dựa vào động lực học cổ điển của Newton) và những trường
năng lượng không ngừng dao động, thiếu sự ổn định ( dựa vào
điện động lực học cđiển của James C.Maxwell) là hai thứ riêng
biệt. Về sau này, khi các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu, họ đã
khám phá ra rằng những thứ mà con người chưa thể cảm nhận
hay tiếp thu được, nhng tình huống mà vật chất và năng lượng
là một. Max Planck đã tìm ra công thức E=hv ( với E là năng
lượng, h là hằng số lượng tử và v là tần số dao động) triệt để
phá bỏ khái niệm thời gian và không gian thuộc về cơ học vật lý
cổ điển.
Theo như nghiên cứu, do năng lượng là vật chất nên nếu
năng lượng tốt thì vật chất cũng sẽ tốt và ngược lại. Dựa vào
cuốn sách “ Power vs Force” của nhà nghiên cứu, giảng viên
tâm linh người Mỹ David R.Hawkins, tần số rung động càng cao
thì thân thể càng khỏe mạnh, sống tích cực tránh bị ốm đau còn
nếu năng lượng càng thấp thì sẽ dẫn đến thân thể dễ bệnh, thái
độ sống tiêu cực. Có thể ví dụ như một thí nghiệm trên hai chậu
cây đều được đặt trong lồng kính, được bón phân, tưới nước và
được ánh sáng chiếu vào như nhau. Tuy nhiên chậu cây thứ nhất
phải nghe những lời dọa nạt, mắng nhiếc, chê bai còn chậu cây
thứ hai được nghe những lời yêu thương, khen ngợi. Kết quả sau
30 ngày chậu cây thứ nhất trở nên vàng úa trong khi chậu cây
thứ hai xanh tươi, phát triển vô cùng tốt. Đây không chỉ là thí
nghiệm nói về sức ảnh hưởng của ngôn ngữ mà nó còn nói lên
tầm ảnh hưởng của năng lượng
| 1/10

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG BÀI TẬP LỚN
MÔN: TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN
Đề bài: Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin.
Chứng minh năng lượng là vật chất. Họ và tên: MSV:
Lớp: Triết học Mác Lênin Hà Nội, 2021 MỤC LỤC
*MỞ ĐẦU……………………………………………………………………
*NỘI DUNG……………………………………………………………..
PHẦN I. PHÂN TÍCH ĐỊNH NGHĨA VẬT CHẤT CỦA LÊNIN………
PHẦN II. CHỨNG MINH NĂNG LƯỢNG LÀ VẬT CHẤT………
*KẾT LUẬN………………………………………………………………….
*TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………….. MỞ ĐẦU
Thời xa xưa, khi ấy khoa học kỹ thuật chưa phát triển,
nhận thức của con người vẫn còn nhiều hạn chế nên các nhà
triết học đã nhìn nhận thế giới một cách đầy trực quan và cảm
tính. Họ xác nhận nước, lửa, không khí, “ nguyên tử” đều là vật chất.
Đến thế kỉ XVII – XVIII, cơ học cổ điển của Newton phát
triển và thịnh hành. Các triết gia vô cùng coi trọng vai trò của
khối lượng đó là lí do tại sao họ đồng nhất vật chất với khối lượng.
Cho đến những năm thuộc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX,
các nhà khoa học đã có một loạt các phát minh vô cùng quan
trọng đối với vật lý nói riêng và khoa học tự nhiên nói chung.
Điều đó đã đem đến cho con người những kiến thức mới mẻ về
cấu tạo và tính chất của vật chất và làm thay đổi cơ bản quan
niệm cũ về vật chất cũng như thay đổi tư duy, cách nghĩ của
các nhà khoa học khác lúc bấy giờ.
Năm 1895, Wilhelm Conrad Rontgen đã phát hiện ra tia X
có nguồn từ nguyên tử và chỉ ra rằng nguyên tử không hề đơn
giản như các nhà khoa học đã từng nhận định. Năm 1896, Henri
Becquerel phát hiện ra rằng sự phóng xạ của nguyên tố
Uranium là do quá trình phân rã tự phát của một hạt nhân
không bền. Năm 1897, Joseph John Thomson phát hiện ra
electron và xác định nó là thành phần cơ bản của nguyên tử.
Năm 1901 Kaufman đã chứng minh rằng khối lượng của
electron không phải là hằng số nhưng thay đổi theo tốc độ vận
động của nguyên tử. Giữa năm 1898 và năm 1902, Marie Curie
và chồng là Pierre Curie đã khám phá ra hai chất phóng xạ
mạnh là pôlôni và radium.
Những phát hiện và phát minh ấy đã mang lại cho nhân
loại những kiến thức mới về nguyên tử. Chúng đã chứng tỏ rằng
nguyên tử không phải là phần tử nhỏ nhất mà nó có thể bị phân
chia và biến đổi. Chính những khám phá này đã làm bùng lên
một cuộc khủng hoảng về thế giới quan khi không ít nhà khoa
học và triết học đứng trên lập trường duy vật tự phát, siêu hình
đã bối rối, dao động và đặt câu hỏi về tính đúng đắn của chủ
nghĩa duy vật. Họ trượt từ chủ nghĩa duy vật máy móc, siêu
hình sang chủ nghĩa tương đối rồi rơi vào chủ nghĩa duy tâm.
Theo V.I.Lênin, đó là “ chủ nghĩa duy tâm vật lý học”, là “ một
bước ngoặt nhất thời”, là “ thời kì ốm đau ngắn ngủi”, là “
chứng bệnh của sự trưởng thành”, là “ một vài sản phẩm chết,
một vài thứ cặn bã nào đó phải vứt vào sọt rác”.
Đứng trước tình hình mới của thời đại, V.I.Lênin đã đưa ra
một quan niệm thực sự khoa học về vật chất. Để làm được điều
đó, cần đặc biệt quan tâm đến các phương pháp tìm kiếm để
định nghĩa phạm trù này. Không chỉ dựa vào những thành tựu
mới nhất của khoa học tự nhiện, V.I.Lênin còn kế thừa, bảo vệ
và phát triển những tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về sự
đối lập của vật chất và ý thức xét về mặt nhận thức luận cơ
bản. Cho đến năm 1908, trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và
chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, ông đã đưa ra định nghĩa về vật chất như sau:
“ Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại
khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được
cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại
không lệ thuộc vào cảm giác." NỘI DUNG
PHẦN I : Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin 1) Khái quát chung
Trước hết, cần chú ý đến phương pháp định nghĩa vật chất
của Lênin bởi ông không sử dụng các phương pháp định nghĩa
thông thường – kết hợp với một khái niệm lớn hơn rồi chỉ ra
những đặc điểm cơ bản của khái niệm cần định nghĩa, ví dụ
định nghĩa về oxy như “ oxy hay dưỡng khí là một nguyên tố
hóa học có ký hiệu O và số hiệu nguyên tử 8”. Ở đây ông cho
thấy phạm trù vật chất với tư cách là phạm trù triết học – một
phạm trù khái quát nhất, không có bất cứ phạm trù nào rộng
hơn phạm trù vật chất. Phương pháp luận duy nhất có thể xác
định vật chất bằng cách đối lập với ý thức, coi vật chất là thực
tại khách quan tồn tại độc lập với ý thức con người và ý thức chỉ
là sự phản ánh thế giới khách quan, do đó ý thức đã nảy sinh
ngay từ định nghĩa vật chất.
2) Phân tích định nghĩa vật chất của V.I.Lênin
Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin bao gồm những nội dung cơ bản sau:
Một là, vật chất là một phạm trù triết học để chỉ hiện thực
khách quan - tồn tại hiện thực bên ngoài của ý thức và không
hề lệ thuộc vào ý thức ấy. Nói như vậy thì vật chất chính là sản
phẩm của sự trừu tượng hóa và nó không có sự tồn tại của cảm
tính. Thế nhưng V.I.Lênin đã nhấn mạnh rằng sự trừu tượng này
chỉ làm nên “đặc tính” duy nhất, bản chất nhất của vật chất –
mọi sự vật, hiện tượng – và đặc tính tồn tại với tư cách là hiện
thực khách quan và không phụ thuộc vào ý thức của con người.
Đây là tiêu chuẩn cơ bản để có thể phân biệt cái gì là vật chất,
cái gì không. Tuy nhiên khi đi sâu vào nội dung này, luôn luôn
phải bám sát vào hai yếu tố, đó là tính trừu tượng và tính hiện
thực cụ thể. Bởi tính trừu tượng của phạm trù vật chất xuất phát
từ cơ sở hiện thực, do đó nó không thể tách rời tính hiện thực cụ
thể của nó. Vì vậy nếu như con người coi thường tính trừu
tượng, quên đi những đặc điểm hiện thực cụ thể của vật chất thì
sẽ không thể thấy được vật chất, rơi vào quan điểm duy tâm.
Nhưng ngược lại, nếu như cường điệu hóa tính hiện thực cụ thể
tức là đang đồng nhất vật chất với vật thể, thì đây thực chất là
quan điểm của chủ nghĩa duy vật trước C.Mác về vấn đề này.
Nội dung này đã khắc phục hoàn toàn sai lầm cơ bản của chủ
nghĩa duy vật trước C.Mác, đưa học thuyết duy vật lên một giai
đoạn mới, phù hợp với những đòi hỏi mới do những phát minh
khoa học tự nhiên đặt ra. Không những vậy, nội dung này còn
chứng minh xã hội loài người cũng là một dạng tồn tại đặc biệt
của vật chất và “ tồn tại xã hội không phụ thuộc vào ý thức xã
hội của con người”. Khẳng định ấy có ý nghĩa quan trọng trong
việc phê phán thế giới quan duy tâm vật lý học, giúp thế giới
quan của khoa học tự nhiên thoát khỏi khủng hoảng, thúc đẩy
các nhà khoa học hiểu biết sâu sắc hơn về thế giới vật chất,
phát hiện ra những thuộc tính mới, kết cấu mới, làm phong phú
thêm tri thức của nhân loại.
Hai là, vật chất mang lại cho con người cảm giác khi nó
tác động vào các giác quan. Với nội dung này, V.I.Lênin đã làm
rõ mối quan hệ giữa hiện thực khách quan và cảm giác. Ông
khẳng định rằng thực tại khách quan hay bản thân vật chất là
cái có trước cả ý thức, không phụ thuộc với ý thức, còn cảm giác
tức là ý thức là cái có sau vật chất, do vật chất sinh ra và phụ
thuộc vào vật chất. Mặc dù không phải mọi sự vật, hiện tượng
hay quá trình khi tác động lên giác quan của con người đều
được nhận biết, đôi khi cần dựa vào các dụng cụ khoa học hay
thậm chí là chưa có dụng cụ khoa học nào để biết được, nhưng
nếu nó tồn tại khách quan, hiện thực ở bên ngoài, độc lập và
không phụ thuộc vào ý thức con người thì nó vẫn là vật chất.
Nội dung này đã đi lại hoàn toàn mọi quan điểm của chủ nghĩa
duy tâm dưới mọi hình thức – cương quyết cho rằng tinh thần là
cái sinh ra mọi sự vật, hiện tượng, là cái có trước, cội nguồn của vật chất.
Ba là, vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản
ánh của nó. Hiện thực khách quan được cảm giác của con người
chép lại, chụp lại và phản ánh. Cảm giác là cơ sở duy nhất của
mọi hiểu biết, nhưng bản thân nó lại không ngừng lặp lại quá
trình chép lại, chụp lại, phản ánh hiện thực khách quan, nên về
cơ bản, con người có thể nhận thức được thế giới vật chất.
V.I.Lênin đã làm sáng tỏ vật chất không hề tồn tại một cách vô
hình mà tồn tại một cách hiện thực dưới dạng các sự vật, hiện
tượng, quá trình mà con người có thể nhận biết được qua các
giác quan bằng cách trực tiếp hay gián tiếp. Chính vì lẽ đó mà
theo nguyên tắc, không có vật chất nào không thể được nhận
biết, nếu có thì là do vật chất ấy chưa được nhận thức. Tuyên bố
này đã hoàn toàn bác bỏ thuyết “ bất khả tri” ( không thể biết),
cổ vũ khích lệ các nhà khoa học nghiên cứu, khám phá ra những
cấu tạo mới, thuộc tính mới, quy luật vận động của thế giới vật
chất, làm phong phú thêm kho tàng tri thức nhân loại.
Trải qua mấy thế kỉ, khi xã hội ngày càng phát triển cùng
với những tiến bộ vượt bậc trong khoa học tự nhiên, khoa học
xã hội và cả nhân văn, định nghĩa của V.I.Lênin về vật chất vẫn
còn nguyên giá trị và đã được khẳng định tính đúng đắn. Cho
đến nay chủ nghĩa duy vật biện chứng vẫn nắm giữ vai trò quan
trọng, là hạt nhân của thế giới quan, phương pháp luận đúng
đắn của các khoa học hiện đại. PHẦN
II: Chứng minh năng lượng là vật chấ t
Năng lượng là một khái niệm phi trực quan, có nguồn gốc
từ tiếng Hy Lạp “ energygeia”, đã được nghiên cứu kể từ khi
khoa học phương Tây ra đời. Nhà triết học Hy Lạp Aristote đã đề
cập đến năng lượng và hai mặt của nó là động năng hay “ lực
sống” và thế năng, năng lượng tiềm ẩn rộng lớn mà có thể được
giải phóng hoặc không. Tuy nhiên sau này khái niệm về năng
lượng đã thay đổi đáng kể. Nhưng có thể khẳng định năng lượng
là một hiện thực khách quan mà con người hoàn toàn đo lường
và lượng hóa được. Hay theo Morvan Salez – nhà vật lý thiên
văn học – “ Năng lượng giống như tiền bạc, có thể tích trữ được,
đó là một trong các quy luật của vật lý học, nhưng nó thay đổi
về hình thức : từ khi vũ trụ ra đời đến nay, năng lượng không
thêm vào, mà chỉ thay đổi hình dạng”.
Trước đây, hầu hết mọi người đều tin rằng năng lượng là
một tài sản được bảo tồn trong vũ trụ, nhưng với sự ra đời
thuyết tương đối hẹp của Albert Einstein, niềm tin đó đã bị đảo
lộn. Einstein phát hiện ra rằng vật chất, khối lượng cũng là một
dạng của năng lượng. Vật chất có thể được chuyển hóa thành
các tia và năng lượng cũng có thể chuyển thành vật chất, như
xảy ra những chuyển hóa diễn ra trên các ngôi sao. Điều này đã
dẫn đến định luật bảo toàn năng lượng của vũ trụ.
Các nhà vật lý học từ lâu đã khám phá mối quan hệ giữa
vật chất và ý thức. Suy nghĩ đóng đinh trong trí óc họ rằng vũ
trụ được tạo ra từ vật chất đã thay đổi khi các nhà khoa học
chấp nhận rằng mọi thứ đều được tạo ra từ năng lượng. Các nhà
vật lý lượng tử đã khám phá ra các nguyên từ của vật chất được
tạo thành từ các xoáy năng lượng đang quay không ngừng và
dao động. Vật chất là năng lượng ở mức nhỏ nhất có thể quan
sát được. Ý thức có thể làm thay đổi hành vi và chuyển dịch cơ
cấu năng lượng khi chúng kết nối với nhau. Nhà vật lý học người
Đan Mạch Niels Bohr đã từng khẳng định: “ Mọi thứ chúng ta gọi
là thật đều được làm từ những thứ không thể được coi là
thật”.Chính vì lẽ đó mà vạn vật đều tồn tại ở dạng năng lượng.
Mỗi người đều là một trường năng lượng lớn trong toàn bộ vũ trụ.
Dưới góc nhìn của con người, vật chất được chia thành vật
chất hữu hình ( nhìn thấy được) và vật chất vô hình ( không nhìn
thấy được) nhưng dưới góc độ khoa học, qua các thiết bị hay
phương pháp đặc biệt, dù nhìn thấy hay không thấy thì về bản
chất, mọi vật vẫn là một dạng năng lượng dao động liên tục. Đó
là lí do tại sao mà mỗi vật thể đều có tần số năng lượng khác
nhau dẫn đến cấu trúc khác nhau. Vật chất vô hình khi dao
động với tần số cao, đôi khi trở thành trừu tượng, giống như tư
duy, suy nghĩ, cảm giác và ý thức của con người. Còn nếu dao
động với tần số thấp thì vật sẽ trở nên hữu hình có thể nhìn
bằng mắt thường, như đồ ăn, bút, xe máy … Điều này dẫn đến
hai sự tồn tại của con người, ấy là thân xác và linh hồn. Đó là
hai loại thân thể không hề giống nhau, mỗi loại tồn tại trong
một thế giới riêng biệt – thế giới hữu hình nơi có thân thể, các
tòa nhà, phương tiện đi lại và thế giới vô hình nơi có linh hồn tốt
và xấu, có thiên đàng và địa ngục. Có thể nhiều ý kiến cho rằng
hai điều ấy là hai khái niệm không liên quan đến nhau. Nhưng
về cơ bản thì cả thân xác và linh hồn đều là vật chất và năng
lượng, dù hữu hình hay vô hình thì đều là một dạng năng lượng
dao động liên tục. Duy chỉ có điểm khác biệt là ở tần số dao
động cao hay thấp mà thôi.
Xét về bản chất thì vật chất chính là năng lượng, trong vật
lý còn gọi là “ dao động” hay trong y học phương Đông gọi là
“khí “. “Nguyên lý dao động” (Principle of Vibration) là một
trong bảy nguyên lý vũ trụ thuộc phạm trù “ Triết lý thần bí” của
Hy Lạp và Ai Cập cổ đại đã chỉ ra đặc điểm của vật chất như sau
: “ Không có bất cứ vật gì là tĩnh chỉ cả, tất cả đều đang vận
động, hết thảy đều đang dao động, bao gồm cả linh hồn”. Vào
khoảng 2600 năm trước, các bậc Thánh hiền như Đức Phật cũng
đã chỉ ra rằng tất cả mọi vật trong vũ trụ đều được tạo nên từ
các dao động. Khoa học cận đại cũng đã phát hiện ra mối quan
hệ ấy, mà được biết đến nhiều nhất là công thức của Einstein
E=mc2 ( với E là năng lượng, m là vật chất còn c là tốc độ ánh
sáng). Tuy nhiên, mỗi người chỉ có 5 giác quan để có thể tiếp
xúc với thế giới hữu hình ở không gian ba chiều nên phần nào
chịu ảnh hưởng, cùng với sự cảm nhận thời gian theo một
hướng duy nhất nên đã có sự nhầm lẫn coi những vật thể thực
tại (dựa vào động lực học cổ điển của Newton) và những trường
năng lượng không ngừng dao động, thiếu sự ổn định ( dựa vào
điện động lực học cổ điển của James C.Maxwell) là hai thứ riêng
biệt. Về sau này, khi các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu, họ đã
khám phá ra rằng những thứ mà con người chưa thể cảm nhận
hay tiếp thu được, những tình huống mà vật chất và năng lượng
là một. Max Planck đã tìm ra công thức E=hv ( với E là năng
lượng, h là hằng số lượng tử và v là tần số dao động) triệt để
phá bỏ khái niệm thời gian và không gian thuộc về cơ học vật lý cổ điển.
Theo như nghiên cứu, do năng lượng là vật chất nên nếu
năng lượng tốt thì vật chất cũng sẽ tốt và ngược lại. Dựa vào
cuốn sách “ Power vs Force” của nhà nghiên cứu, giảng viên
tâm linh người Mỹ David R.Hawkins, tần số rung động càng cao
thì thân thể càng khỏe mạnh, sống tích cực tránh bị ốm đau còn
nếu năng lượng càng thấp thì sẽ dẫn đến thân thể dễ bệnh, thái
độ sống tiêu cực. Có thể ví dụ như một thí nghiệm trên hai chậu
cây đều được đặt trong lồng kính, được bón phân, tưới nước và
được ánh sáng chiếu vào như nhau. Tuy nhiên chậu cây thứ nhất
phải nghe những lời dọa nạt, mắng nhiếc, chê bai còn chậu cây
thứ hai được nghe những lời yêu thương, khen ngợi. Kết quả sau
30 ngày chậu cây thứ nhất trở nên vàng úa trong khi chậu cây
thứ hai xanh tươi, phát triển vô cùng tốt. Đây không chỉ là thí
nghiệm nói về sức ảnh hưởng của ngôn ngữ mà nó còn nói lên
tầm ảnh hưởng của năng lượng