-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Phân tích đời sống người lao động hiện nay ở các quốc gia Tư bản Chủ nghĩa. So sánh những điểm giống và khác trong đời sống của người công nhân thế kỉ XIX với hiện nay | Bài tập lớn môn Chủ nghĩa xã hội Neu
Phân tích đời sống người lao động hiện nay ở các quốc gia Tư bản Chủ nghĩa. So sánh những điểm giống và khác trong đời sống của người công nhân thế kỉ XIX với hiện nay | Tiểu luận môn Chủ nghĩa xã hội Neu được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (LLNL1107)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45740413
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ***
BÀI TẬP LỚN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Tên đề tài: Phân tích đời sống người lao động hiện nay ở các quốc gia Tư
bản Chủ nghĩa. So sánh những điểm giống và khác trong đời sống của
người công nhân thế kỉ XIX với hiện nay.
Họ và tên SV: Phạm Thanh Tâm Mã sinh viên: 11225694
Lớp học phần: LLNL1107(123)_18 Khóa: 64 Hà Nội, tháng 9/2023 Mục lục 1 lOMoAR cPSD| 45740413
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………………...3
PHẦN I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN…………………..4
1. Khái niệm và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân…………………………...4
1.1. Giai cấp…………………………………………………………………….4
1.2. Giai cấp công nhân………………………………………………………....4
1.3. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân……………………………………6
1.3.1. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân…………………..6
1.3.2. Điều kiện khách quan………………………………………………..8
1.3.3. Nhân tố chủ quan …………………………………………………....9
2. Đời sống người lao động hiện nay ở các quốc gia tư bản chủ nghĩa……………..10
2.1. Đức………………………………………………………………………...10
2.2. Anh………………………………………………………………………....12
2.3. Mỹ……………………………………………………………………….....13
3. Đặc điểm của những người công nhân thế kỷ XIX và những người công nhân hiện nay
thế kỷ XXI…………………………………………………………………………....15
3.1. Đặc điểm của những người công nhân thế kỷ XIX…………………………15
3.2. Đặc điểm của những người công nhân thế kỷ XXI………………………….17
PHẦN II. THỰC TIỄN ĐỜI SỐNG CÔNG NHÂN HIỆN NAY ………………..18
2.1. So sánh điểm giống và khác nhau trong đời sống người công nhân thế kỉ XIX và đời
sống công nhân hiện nay………………………………………………………………18 2.1.1. Điểm
chung……………………………………………………………....19 2.1.2. Điểm khác
nhau…………………………………………………………..20
2.2. Sứ mệnh lịch sử còn tồn tại trong giai cấp công nhân ngày nay?............................27
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………29
Danh mục tài liệu tham khảo………………………………………………………...30 2 lOMoAR cPSD| 45740413 LỜI MỞ ĐẦU
Giai cấp công nhân theo Karl Marx định nghĩa là giai cấp của những người
công nhân và người lao động phải bán sức lao động để đổi lấy tiền lương và họ
không phải là chủ sở hữu của phương tiện sản xuất. Cũng theo Marx, giai cấp công
nhân là giai cấp tạo ra các giá trị thặng dư và sự giàu có cho xã hội. Ngày nay, đây
là giai cấp lao động sản xuất ra của cải vật chất trong lĩnh vực công nghiệp với trình
độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại. Sản phẩm thặng dư do họ làm ra là
nguồn gốc chủ yếu cho sự giàu có và phát triển xã hội
Trong giai đoạn hiện nay, giai cấp công nhân đã có những biến đổi mới: "Giai
cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với sự
phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản
xuất có tính xã hội hóa ngày càng cao, là lực lượng sản xuất cơ bản, tiên phong, trực
tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất
và cải tạo các quan hệ xã hội; là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ
chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Ở các nước tư bản chủ nghĩa, giai cấp công
nhân là những người không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sản xuất phải làm
thuê cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư; ở các nước xã
hội chủ nghĩa, họ là người đã cùng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản
xuất và cùng nhau hợp tác lao đông vì lợi ích chung của toàn xã hội trong đó có lợi
ích chính đáng của bản thân họ".
Sự biến đổi của giai cấp công nhân có những điểm lớn đáng chú ý, nhưng liệu
rằng họ còn giữ cho mình việc tiếp tục thực hiện sứ mệnh lịch sử? Vậy thì giai cấp
công nhân hiện nay như thế nào? Đời sống của họ có điểm gì giống và khác biệt so
với giai cấp công nhân truyển thống? Hiện nay người lao động ở các quốc gia Tư
bản chủ nghĩa đang ra sao? Hàng loạt câu hỏi được đặt ra và sẽ được giải đáp trong
bài tiểu luận dưới đây.
Đề tài “ Phân tích đời sống người lao dộng hiện nay ở các quốc gia Tư bản chủ
nghĩa. So sánh những điểm giống và khác nhau trong đời sống người công nhân thế
kỉ XIX và hiện nay” là một đề tài rộng. Bản thân em thực sự biết ơn những chỉ dẫn
của cô Nguyễn Thị Lê Thư, với kinh nghiệm làm bài tập lớn còn chút hạn chế và sai
sót khó tránh, em rất mong được nhận sự góp ý đến từ phía cô.
Em xin chân thành cảm ơn. 3 lOMoAR cPSD| 45740413
PHẦN I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN
1. Giới thiệu chung về giai cấp công nhân
1.1. Định nghĩa giai cấp
Quan điểm duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư của C. Mác là cơ sở lý
luận khoa học làm sáng tỏ bản chất của quan hệ giai cấp. Năm 1919, trong tác phẩm
“Sáng kiến vĩ đại”. V. I. Lênin đã đưa ra định nghĩa về giai cấp như sau:
“Giai cấp là những tập đoàn người to lớn khác nhau về địa vị của họ trong một
hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường
thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu
sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy khác nhau về
cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai
cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn này thì có thể chiếm đoạt lao động của
tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định.”
1.2. Giai cấp công nhân
C.Mác và Ph.Ăngghen đã sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ giai cấp
công nhân như giai cấp vô sản; giai cấp vô sản hiện đại; giai cấp công nhân hiện đại;
giai cấp công nhân đại công nghiệp... Đó là những cụm từ đồng nghĩa để chỉ: giai
cấp công nhân - con đẻ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, giai cấp đại biểu
cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất hiện đại. Dù diễn đạt
bằng những thuật ngữ khác nhau, song giai cấp công nhân được các nhà kinh điển
xác định trên hai phương diện cơ bản: kinh tế - xã hội và chính trị - xã hội.
* Giai cấp công nhân trên phương diện kinh tế - xã hội
Thứ nhất, giai cấp công nhân với phương thức lao động công nghiệp trong nền
sản xuất tư bản chủ nghĩa: đó là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận
hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa
cao. Mô tả quá trình phát triển của giai cấp công nhân, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ
rõ: trong công trường thủ công và trong nghề thủ công, người công nhân sử dụng
công cụ của mình còn trong công xưởng thì người công nhân phải phục vụ máy móc.
Theo C.Mác, Ph.Ăngghen, công nhân công nghiệp công xưởng là bộ phận tiêu biểu
cho giai cấp công nhân hiện đại. 4 lOMoAR cPSD| 45740413
Các ông nhấn mạnh rằng, ...“Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng
với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản
thân nền đại công nghiệp” và “công nhân cũng là một phát minh của thời đại mới,
giống như máy móc vậy”... “công nhân Anh là đứa con đầu lòng của nền công nghiệp hiện đại”.
Thứ hai, giai cấp công nhân trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Đó là giai
cấp của những người lao động không sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Họ
phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị chủ tư bản bóc lột giá trị thặng dư. Đối
diện với nhà tư bản, công nhân là những người lao động tự do, với nghĩa là tự do
bán sức lao động của mình để kiếm sống. Chính điều này khiến cho giai cấp công
nhân trở thành giai cấp đối kháng với giai cấp tư sản.
Như vậy, đối diện với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, đặc trưng cơ bản của
giai cấp công nhân trong chế độ tư bản chủ nghĩa theo C.Mác, Ph.Ăngghen, là giai
cấp vô sản, “giai cấp công nhân làm thuê hiện đại, vì mất các tư liệu sản xuất của
bản thân, nên buộc phải bán sức lao động của mình để sống”.
Mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là mâu thuẫn
giữa lực lượng sản xuất xã hội hóa ngày càng rộng lớn với quan hệ sản xuất tư bản
chủ nghĩa dựa trên chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Mâu thuẫn cơ
bản này thể hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn về lợi ích giữa giai cấp công nhân và
giai cấp tư sản. Lao động sống của công nhân là nguồn gốc của giá trị thặng dư và
sự giàu có của giai cấp tư sản cũng chủ yếu nhờ vào việc bóc lột được ngày càng
nhiều hơn giá trị thặng dư.
Mâu thuẫn đó cho thấy, tính chất đối kháng không thể điều hòa giữa giai cấp
công nhân (giai cấp vô sản) với giai cấp tư sản trong phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa và trong chế độ tư bản chủ nghĩa.
*Giai cấp công nhân trên phương diện chính trị - xã hội
Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, sự thống trị của giai cấp tư sản, đặc biệt của bộ
phận tư sản đại công nghiệp là điều kiện ban đầu cho sự phát triển giai cấp công
nhân. “Nói chung, sự phát triển của giai cấp vô sản công nghiệp được quy định bởi
sự phát triển của giai cấp tư sản công nghiệp. Chỉ có dưới sự thống trị của giai cấp
này thì sự tồn tại của giai cấp vô sản công nghiệp mới có được một quy mô toàn
quốc, khiến nó có thể nâng cuộc cách mạng của nó lên thành một cuộc cách mạng toàn quốc...”. 5 lOMoAR cPSD| 45740413
Nghiên cứu giai cấp công nhân (giai cấp vô sản) từ phương diện kinh tế - xã hội
và chính trị - xã hội trong chủ nghĩa tư bản, Mác và Ăngghen đã không những đưa
lại quan niệm khoa học về giai cấp công nhân mà còn làm sáng tỏ những đặc điểm
quan trọng của nó với tư cách là một giai cấp cách mạng có sứ mệnh lịch sử thế giới.
Có thể khái quát những đặc điểm chủ yếu của giai cấp công nhân bao gồm:
+Đặc điểm nổi bật của giai cấp công nhân là lao động bằng phương thức công
nghiệp với đặc trưng công cụ lao động là máy móc, tạo ra năng suất lao động cao,
quá trình lao động mang tính chất xã hội hóa.
+Giai cấp công nhân là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp, là chủ thể
của quá trình sản xuất vật chất hiện đại. Do đó, giai cấp công nhân là đại biểu cho
lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất tiên tiến, quyết định sự tồn
tại và phát triển của xã hội hiện đại.
+Nền sản xuất đại công nghiệp và phương thức sản xuất tiên tiến đã rèn luyện
cho giai cấp công nhân những phẩm chất đặc biệt về tính tổ chức, kỷ luật lao động,
tinh thần hợp tác và tâm lý lao động công nghiệp. Đó là một giai cấp cách mạng và
có tinh thần cách mạng triệt để.
Những đặc điểm ấy chính là những phẩm chất cần thiết để giai cấp công nhân
có vai trò lãnh đạo cách mạng. Từ phân tích trên có thể hiểu về giai cấp công nhân theo khái niệm sau:
Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng
với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại; Là giai cấp đại diện cho lực
lượng sản xuất tiên tiến; Là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội; Ở các nước tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân
là những người không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sản xuất phải làm thuê
cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư; Ở các nước xã hội
chủ nghĩa, giai cấp công nhân cùng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản
xuất chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động vì lợi ích chung của toàn xã hội trong
đó có lợi ích chính đáng của mình. 1.3. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
1.3.1. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân chính là những nhiệm vụ cơ bản, tất yếu
của giai cấp công nhân mà địa vị kinh tế xã hội của nó trong chủ nghĩa tư bản đã đòi
hỏi, tạo điều kiện cho nó cần phải và có thể thực hiện với tư cách là giai cấp tiên 6 lOMoAR cPSD| 45740413
phong, đại diện cho tiến bộ xã hội để xác lập một hình thái kinh tế - xã họi mới thay
thế cho hình thái kinh tế - xã hội đã lỗi thời.
Giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử là: xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xóa
bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và
toàn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng thành
công xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản văn minh trên phạm vi toàn thế giới.
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân được thực hiện trên 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, trước tiên giai cấp công
nhân phải làm cuộc cách mạng xã hội, giành lấy chính quyền về tay mình, thiết lập
chuyên chính vô sản, phải “tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành
dân tộc”. “Phải nhận lấy sứ mệnh đại biểu cho toàn bộ lợi ích của một dân tộc và do
đó lãnh đạo dân tộc ấy về chính trị”
Giai đoạn 2: Sau khi đã giành chính quyền về tay mình, giai cấp công nhân phải
cùng giai cấp nông dân và toàn thể nhân dân ra sức xây dựng xã hội mới dựa trên cơ
sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, tiến tới xã hội không có giai cấp. Chưa đạt
được mục tiêu này thì giai cấp công nhân cũng như toàn xã hội chưa được giải phóng hoàn toàn.
. => Hai giai đoạn trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó giai đoạn 2 là
quan trọng để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình
* Nội dung kinh tế:
Xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân của tư liệu sản xuất, xây dựng chế độ công hữu
về tư liệu sản xuất, nâng cao năng suất lao động, đáp ứng với nhu cầu ngày càng
phát triển của xã hội.
Giai cấp công nhân dù ở chế độ chính trị nào cũng là chủ thể của quá trình sản
xuất vật chất bằng phương thức sản xuất xã hội hoá cao để sản xuất ra ngày càng
nhiều của cải cho xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người; thông qua
đó, tạo tiền đề vật chất, kỹ thuật cho sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản
chủ nghĩa. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân thông qua quá trình công
nghiệp hóa và thực hiện “một kiểu tổ chức xã hội mới về lao động” để tăng năng
suất lao động và thực hiện các nguyên tắc sở hữu, quản lý và phân phối phù hợp với
nhu cầu phát triển sản xuất và tiến bộ, công bằng xã hội. 7 lOMoAR cPSD| 45740413
* Nội dung chính trị - xã hội:
Về chính trị: Giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản tiến hành cách mạng chính trị lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa,
xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa và nhà nước của giai cấp công nhân. Nhà nước
pháp quyền của giai cấp công nhân và nhân dân lao động được xác lập và trở thành
công cụ có hiệu lực để lãnh đạo chính trị, quản lý kinh tế và xã hội.
Về xã hội: Giai cấp công nhân xóa bỏ giai cấp bóc lột, tiến tới xóa bỏ giai cấp nói
chung tạo ra sự bình đẳng trong cống hiến và hưởng thụ.
* Về văn hóa - tư tưởng:
Giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản tiến hành cuộc cách
mạng văn hóa để xác lập hệ giá trị, lối sống mới trên lập trường của giai cấp công
nhân nhằm thay cho hệ giá trị, lối sống của giai cấp tư sản và “của những hệ tư tưởng
cổ truyền”, từ đó tạo điều kiện cho con người phát triển tự do và toàn diện trong một
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong xã hội ấy, sự tự do của mỗi người là
điều kiện phát triển tự do cho tất cả mọi người.
=> Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân bao gồm 4 sự nghiệp giải
phóng đó là: giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, người lao động và con người
1.3.2. Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Điều kiện khách quan quy định vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
-những người làm cuộc cách mạng xã hội để đánh đổ chủ nghĩa tư bản, xóa bỏ hình
thái kinh tế - xã hội dựa trên nền tảng chế độ tư hữu và xây dựng xã hội mới, lấy chế
độ công hữu về tư liệu sản xuất làm nền tảng, không có người áp bức, bóc lột người
là do địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân. C.Mác và Ph.Ăngghen đã luận
chứng một cách sâu sắc về hai điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
Thứ nhất, địa vị kinh tế - xã hội khách quan của giai cấp công nhân quy định sứ
mệnh lịch sử của họ: Giai cấp công nhân là những người gắn chặt với lực lượng sản
xuất tiên tiến nhất và là người đại biểu cho phương thức sản xuất mới¸ họ là giai cấp
duy nhất có khả năng lãnh đạo xã hội xây dựng lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất mới trong sự kết hợp thống nhất và phát triển mạnh mẽ. Điều kiện khách quan 8 lOMoAR cPSD| 45740413
quy định sứ mệnhlịch sử của giai cấp công nhân là người “đào huyệt” chôn chủ nghĩa
tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản còn do chính những mâu thuẫn nội tại, vốn có
trong lòng của chủ nghĩa tư bản tạo nên.
Thứ hai, địa vị chính trị - xã hội của giai cấp công nhân quy định sứ mệnh lịch
sử của họ: Giai cấp công nhân là con đẻ của nền sản xuất đại công nghiệp, được nền
đại công nghiệp rèn luyện về tính tự giác, tính kỷ luật, sự đoàn kết và tổ chức lại
thành một lực lượng xã hội hùng mạnh. Họ là giai cấp cách mạng triệt để nhất chống
lại chế độ áp bức, bóc lột, bất công; thực hiện giải phóng giai cấp và toàn xã hội khỏi
chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng chế độ xã hội mới tốt đẹp hơn: xã hội cộng sản
mà giai đoạn đầu là xã hội xã hội chủ nghĩa. Trong cuộc đấu tranh ấy, họ chỉ mất
xiềng xích và được cả thế giới về mình.
Do địa vị kinh tế - xã hội khách quan và địa vị chính trị - xã hội của giai cấp
công nhân quy định nên giai cấp công nhân trở thành giai cấp cách mạng triệt để
nhất bởi sự giác ngộ sâu sắc về địa vị lịch sử của mình, họ được lý luận của chủ
nghĩa xã hội khoa học soi sáng, dẫn đường; biến giai cấp công nhân từ giai cấp “tự
nó” thành giai cấp “vì nó”. Sự phản kháng quyết liệt và triệt để của giai cấp công
nhân đối với giai cấp tư sản đã làm cho họ trở thành giai cấp cách mạng triệt để để
nhất ý chí và lực lượng kiên quyết chống lại chế độ áp bức, bóc lột tư bản chủ nghĩa.
Điều kiện sinh hoạt khách quan của họ quy định họ phải tự giải phóng, tự cứu lấy
mình bằng cách giải phóng toàn xã hội khỏi chế độ áp bức, bóc lột, bất công tư bản chủ nghĩa.
1.3.3. Nhân tố chủ quan để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử
Nhân tố chủ quan có vai trò đặc biệt quan trọng trong thực hiện sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân, trước hết là bản thân giai cấp công nhân phải phát triển
về số lượng, chất lượng và sự phù hợp về cơ cấu; phải có bước chuyển mình từ tự
phát sang tự giác. Cùng với đó, Đảng Cộng sản - Đội tiên phong của giai cấp công
nhân phải xuất hiện và thực hiện tốt vai trò lãnh đạo các tầng lớp nhân dân đấu tranh
xóa bỏ chế độ áp bức, bóc lột, bất công; xây dựng chế độ xã hội mới tốt đẹp xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Đảng Cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong
trào công nhân trong cuộc đấu tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình. Vì vậy, để
làm tròn sứ mệnh lịch sử ấy, giai cấp công nhân phải tự xây dựng thành chính đảng,
phải có chiến lược, sách lược và phương pháp cách mạng đúng đắn, sáng tạo, phù
hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể, phải lôi cuốn, tập hợp được đông đảo quần chúng 9 lOMoAR cPSD| 45740413
nhân dân đi theo Đảng để làm cách mạng. Chỉ có Đảng Cộng sản lãnh đạo, giai cấp
công nhân mới chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác, độc lập về mặt
chính trị. Vì vậy, bản thân giai cấp công nhân và mỗi người công nhân cần phải vươn
lên, trưởng thành về các mặt: tư tưởng, chính trị, lập trường giai cấp, văn hóa, khoa
học, công nghệ, tay nghề…Các tổ chức nghiệp đoàn, công đoàn, thường xuyên phải
phát triển vững mạnh… ngay trong quá trình phát triển sản xuất công nghiệp hiện đại, v.v..
Nói một cách khác, về mặt chủ quan, điều kiện có ý nghĩa quyết định đối với
việc hoàn thành sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là phải có một chính đảng
vững mạnh của giai cấp công nhân, nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin; có đường lối
chiến lược, sách lược đúng đắn; quan hệ mật thiết với quần chúng; có khả năng tập
hợp đoàn kết rộng rãi các giai cấp và tầng lớp nhân dân và toàn dân tộc. Cùng với
đó là trình độ tự giác, sự nhận thức về ý thức, trách nhiệm của giai cấp công nhân,
cũng như việc tiếp thu, vận dụng lý luận khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác
Lênin vào thực tiễn đấu tranh cách mạng thì lúc ấy, phong trào cách mạng mới thật
sự là một phong trào chính trị.
Theo V.I.Lênin, nhân tố chủ quan của con người là nhân tố quyết định trực
tiếp; bởi lẽ, lịch sử là do con người làm ra. Khi quan hệ sản xuất không còn phù hợp
với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì nó nhất định sẽ bị phá vỡ. Nhưng
quan hệ sản xuất bị phá vỡ lúc nào thì điều đó tùy thuộc vào một loạt nhân tố về kinh
tế, xã hội và chính trị, trong đó đóng vai trò quyết định chính là hoạt động chủ quan
của giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất mới là của giai cấp công nhân. Thế
nhưng hoạt động chủ quán này lại trực tiếp phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác. Cách
mạng Tháng Mười Nga nổ ra năm 1917 vì lúc đó nước Nga là khâu yếu nhất trong
sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc, nơi tập trung tất cả những mâu thuẫn của chủ
nghĩa đế quốc, nơi hội tụ đủ những điều kiện của tình thế cách mạng.
2. Đời sống người lao động hiện nay ở các quốc gia tư bản chủ nghĩa 2.1. Đức
Là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới, nhưng Đức đang rơi vào cuộc
khủng hoảng khá trầm trọng, lạm phát phi mã, đặc biệt là giá lương thực và năng
lượng. Lạm phát tăng vọt ở Đức, ngày càng nhiều người sẽ thấy mình không thể đủ
sống nếu không được hỗ trợ. Với nhiều người, việc mua đồ ăn hàng ngày như bánh
mì, sữa, trái cây và rau quả... đang trở nên khó khăn hơn bởi những nhu yếu phẩm
này tăng giá ít nhất 12% so với một năm trước. 10 lOMoAR cPSD| 45740413
Có nhiều người lao động tuyệt vọng tìm kiếm chỗ ở khắp nước Đức khi nguồn
cung nhà quá thấp, giá thuê tăng vọt và thu nhập không đủ trang trải. Trên khắp nước
Đức hiện chỉ có 46% người dân được sở hữu ngôi nhà hoặc căn hộ họ đang sống,
trong khi tại châu u con số này là khoảng 70%. Ở các thành phố lớn, tỷ lệ sở hữu
nhà thậm chí còn thấp hơn.
Ở Đức, thu nhập ròng trung bình hiện ở mức 2.165 euro/tháng, theo Văn phòng
Thống kê liên bang. Khoảng 1/3 thu nhập này được chi cho tiền thuê nhà. Nhưng
ngay cả điều đó cũng không đủ tiền thuê.
Số người không thể sống bằng thu nhập của mình ngay cả khi mức lương tối
thiểu đã tăng gần đây. Với 12 euro/giờ, một người độc thân không có con làm việc
40 giờ một tuần sẽ nhận được thu nhập ròng khoảng 1.480 euro/tháng. Mặc dù mức
này trên danh nghĩa là cao hơn mức nghèo khổ, nhưng do lạm phát quá cao nên mức
lương này vẫn rất khó để chi trả cuộc sống.
Chính phủ Đức có kế hoạch chi 200 tỷ euro để giảm bớt tác động của giá năng
lượng cao. Tuy nhiên, con số này sẽ không đủ để bù đắp cho các chi phí bổ sung.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng lạm phát sẽ vẫn ở mức cao, cuộc sống ở Đức sẽ vẫn
đắt đỏ trong tương lai gần, và những người không có tài chính và tiết kiệm ít sẽ là
những đối tượng cảm nhận rõ nhất.
Bên cạnh những áp lực về kinh tế, Đức còn đối mặt với nguy cơ bất ổn xã hội.
Theo Reuters, trong tháng 9/2022, hàng ngàn người dân tại các bang Thuringia,
Sachsen, Mecklenburg-Vorpommern xuống đường biểu tình đòi chính phủ hỗ trợ phí
tiêu dùng cho dân, phản đối chính sách thắt chặt năng lượng cũng như quyết định
hủy bỏ kế hoạch vận hành đường ống dẫn khí Nord Stream 2 hồi tháng 2/2022.
Người biểu tình còn yêu cầu chính phủ ngừng trừng phạt Nga, không để người dân
Đức phải gánh chịu hậu quả từ các lệnh trừng phạt thêm nữa. 2.2. Anh
Hóa đơn năng lượng tăng vọt, giá thuê nhà leo thang, khủng hoảng chi phí sinh
hoạt và lạm phát đã đạt mức cao kỷ lục (hai chữ số) trong nhiều tháng liên tiếp khiến
nhiều người dân ở Vương quốc Anh lâm vào cảnh khó khăn và bế tắc.
Cuộc chiến ở Ukraine khiến chi phí năng lượng tăng vọt do giá xăng và dầu
diesel đã tăng cao kỷ lục. Hàng triệu hóa đơn nhiên liệu của người dân đã đội lên
vào tháng 10 năm 2021 khi cơ quan quản lý năng lượng của Anh tăng giới hạn giá
tiêu dùng lên 12%, sau khi cuộc khủng hoảng cung cấp khí đốt tự nhiên toàn cầu đã 11 lOMoAR cPSD| 45740413
đẩy giá bán buôn lên mức kỷ lục. Hóa đơn năng lượng đã tăng từ 1971 bảng Anh
một năm lên 3549 bảng một năm và dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh vào đầu năm 2023.
Cuộc chiến ở Ukraine còn hạn chế nguồn cung dầu hướng dương, tăng giá lúa
mì và thức ăn chăn nuôi, đẩy giá thành của các sản phẩm thịt, sữa và bánh mì lên
cao. Giá năng lượng và nhiên liệu cũng như chi phí lao động và vận tải tăng cao đã
khiến giá cả đội lên nhanh chóng. Citibank của Mỹ cho biết lạm phát giá thực phẩm
ở Anh có thể chạm mức 20% vào đầu năm 2023.
Trong một năm, giá thực phẩm tăng 14%, tiền thuê nhà tăng 17%, trong khi tiền
lương tăng 6%. Việc tăng thu nhập không theo kịp so với chi phí khiến cho người
dân không đủ để duy trì mức sống. Điều này ảnh hưởng lớn tới tầng lớp trung lưu
và người lao động, khi mà tiền nhà và tiền mua thức ăn đã chiếm gần hết khoản
lương của họ mỗi tháng. Một gia đình trung lưu điển hình thu nhập 3,500 bảng/tháng
trong khi đầu năm 2022, họ không suy nghĩ nhiều về tiền bạc thì sau hơn 6 tháng,
đã phải tính toán tiêu dùng và cắt giảm sử dụng nhiên liệu.
16 triệu người dân Anh đang phải đối mặt với tình trạng “sưởi hoặc ăn” (heat or
eat). Chỉ có thể lựa chọn một trong hai nếu không muốn vượt quá kinh phí. Việc sử
dụng điện có nhiều bất công khi những người chậm trả tiền điện đã bị lắp thiết bị trả
trước để dùng điện. Tức là họ phải trả tiền điện trước, sau khi dùng hết thì nạp tiếp
và số tiền điện này đắt hơn 10% so với thông thường. Trong khi những người này
đều có thu nhập thấp, đó là chưa phải những tháng mùa đông rét buốt. Khi mùa đông
tới, không có tiền để gánh các chi phí sưởi, sức khỏe của họ sẽ bị ảnh hưởng.
Các ngân hàng thực phẩm bùng nổ về số lượng lẫn nhu cầu. Nếu 10 năm trước
chỉ có 50 cái thì bây giờ đã có hơn 2,800. Các ngân hàng thực phẩm từ thiện của tổ
chức Trussel cho biết trong năm 2022, họ đã phát gần 3 triệu bưu kiện thực phẩm,
tăng 37% so với năm trước. 1,1 triệu trong số đó tới tay trẻ em- đối tượng bị tổn
thương nhất trong cuộc khủng hoảng. 760,000 người lần đầu phải sử dụng tới ngân hàng thực phẩm.
Chính phủ lúc đó đã đề nghị một khoản thanh toán trị giá 400 bảng Anh dành
cho mỗi hộ gia đình và 1200 bảng Anh cho những gia đình dễ bị tổn thương nhất.
Tuy nhiên các tổ chức từ thiện cảnh báo rằng, nếu thủ tướng mới không tăng thêm
các khoản hỗ trợ chi trả trong thời gian sắp tới thì đây sẽ là một thảm họa cho hàng
triệu hộ gia đình bị đe dọa cuộc sống.
Những người có cuộc sống khó khăn phải chịu các căn bệnh dài hơn gấp đôi
trung bình ở Anh như tiểu đường, bệnh tim, phổi hay trầm cảm. Hệ thống y tế quốc 12 lOMoAR cPSD| 45740413
gia không thực sự thiết thực tại các vùng nghèo. Như ở cảng Fleetwood nơi sống của
2,500 người. Thu nhập trung bình đầu người hàng năm ở nơi này thấp hơn mức trung
bình nước Anh là 3,400 bảng. Tuổi thọ trung bình 70 tuổi, thấp hơn trung bình cả
nước 10 năm. Khám sức khỏe ở đây miễn phí, nhưng thời gian chờ để gặp bác sĩ là
13 tuần, mỗi bệnh nhân chỉ được trao đổi 10 phút.
Theo báo cáo về mức sống của người dân Anh được Resolution Foundation một
hãng cố vấn độc lập của Anh công bố, mức sống của người dân, thu nhập trung bình
của một hộ gia đình tại Anh sẽ tiếp tục giảm và thu nhập thực tế sẽ xuống tới mức
của năm 2003 nếu chính phủ anh không áp dụng bất kỳ biện pháp nào để đối phó
với tình hình hiện nay (cuộc khủng hoảng năng lượng và tình hình lạm phát nghiêm
trọng). Báo cáo chỉ ra rằng, thu nhập hộ gia đình sẽ giảm 5% trong giai đoạn 2022-
2023 và có thể giảm thêm 6% trong giai đoạn 2023-2024. Và kết quả là thêm 3 triệu
người dân sẽ rơi vào cảnh đói nghèo. Theo báo cáo, Chính Phủ Anh cần hoạt động
một cách có trách nhiệm và ban hành một loạt chính sách năng lượng để hỗ trợ người
dân vượt qua khủng hoảng nhanh nhất có thể. 2.3. Mỹ
Một cuộc khảo sát của Cục điều tra dân số Mỹ cho thấy, 38.5% hộ gia đình ở
Mỹ, tương đương 89,1 triệu người, gặp khó khăn trong chi trả cuộc sống. Cơ quan
này cho biết, mức độ chật vật của người dân hiện tại đã tăng hơn so với thời điểm
Covid-19 kết thúc, khi hàng triệu người mất việc làm. .Tỷ lệ các hộ gia đình gặp khó
khăn có sự khác nhau về địa lý. Người dân ở các bang có thu nhập trung bình thấp
hơn như Louisiana và Mississippi đang chịu sức ép lớn nhất về tài chính. Tại một số
khu vực đô thị như Los Angeles, Riverside, gần một nửa hộ gia đình đang gặp vấn đề về tài chính .
Năm 2022, Công ty giải trí Disneyland, một cuộc khảo sát 5,000 người làm
việc tại đây cho thấy 85% trong số họ kiếm được ít hơn 15%/giờ; ¾ nói rằng tiền
lương không đủ cho họ trả chi phí cơ bản mỗi tháng.
Những người lao động có mức thu nhập thấp (low-wage workers) không thể
thuê được nhà ổn định trong tầm giá. Họ buộc phải tìm tới ô tô, lều, phòng trọ, phòng
ngủ dự trữ, nhà để xe vì mức giá thấp hay miễn phí để làm nơi ở. Như ở Thành phố
Anaheim, mức lương tối thiểu để thuê được một căn hộ bình thường là 24-26$/h,
trong khi họ chỉ được trả 11-13$/h. Với mức lương này không đủ để người lao động
trang trả các chi phí cần thiết cho cuộc sống. Thu nhập không đủ cho người lao động
thuê được nhà hay chi trả đủ cho các nhu cầu cơ bản. Điều này khiến họ đi vay nhiều 13 lOMoAR cPSD| 45740413
hơn để đủ chi tiêu và khoản nợ ngày một tăng. Thậm chí làm tới 2 công việc cùng
lúc, người lao động vẫn gần như vật lộn để tồn tại, thanh toán chi phí và trả các khoản nợ.
Việc khủng hoảng trong giá cả dẫn đến vay nợ đã đẩy tầng lớp lao động vào
đường cùng. Tầng lớp trung lưu đang ngày một giảm.Từ năm 1971 cho tới 2019 tại
Mỹ, tầng lớp trung lưu giảm từ 61% xuống còn 50%. Từ dữ liệu cho thấy, trong 50
năm qua, thu nhập trung bình từng hộ gia đình tăng 16%, trong khi tiền thuê nhà
tăng 190% và tiền học đại học lên tới 264%. Điều này lí giải vì sao tầng lớp trung
lưu dần biến mất, họ phá sản nhanh hơn các nhóm thu nhập khác. Năm 2022, 60%
gia đình bị phá sản thuộc tầng lớp trung lưu. Giá cả tăng cao trong khi tiền lương
không đủ khiến họ phải đi vay nhiều hơn, thậm chí với rủi ro cao, lãi suất tăng, thế
chấp lớn. Tất cả dồn họ tới bờ vực phá sản.
Một nguyên nhân lớn khác là do chi phí y tế . Từ năm 2019 đến 2022, 66,5%
việc phá sản là do gắn với các vấn đề khám chữa bệnh. Ước tính khoảng 530,000
người phá sản mỗi năm do chi phí y tế cao khủng khiếp khiến họ không thể trả.
Người thuộc Chương trình Y tế quốc gia Mỹ cho biết: “Tuyên bố phá sản dễ hơn là
ngập chìm trong nợ nần chi phí y tế”.
Thực trạng này khiến nhiều hộ gia đình chuyển sang sử dụng thẻ tín dụng. 25
triệu hộ cho biết đã sử dụng thẻ tín dụng hoặc vay tiền để đáp ứng chi tiêu, tăng 2,6
triệu hộ so với năm ngoái. Tuy nhiên, những người này có thể phải đối mặt với nỗi
lo mới trong tương lai khi lãi suất trung bình với loại nợ này đã vượt quá 20%. Trước
đó, dữ liệu của Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York (Fed New York) cho biết, dư
nợ của hộ gia đình Mỹ đã đạt mức kỷ lục mới 17.050 tỷ USD trong quý I, tăng 148
tỷ USD so với quý IV/2022.
Cơ quan này cũng lưu ý đến việc dư nợ thẻ tín dụng không biến động, duy trì
ở mức 986 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên sau hơn 20 năm không có sự suy giảm ở
danh mục này. Theo Fed New York, thông thường, trong 3 tháng đầu năm, dư nợ thẻ
tín dụng có xu hướng giảm vì đây là thời điểm sau kỳ nghỉ lễ và người tiêu dùng có
xu hướng thắt chặt chi tiêu, trả bớt nợ nhờ hoàn thuế.
Tỷ lệ thất nghiệp trên mỗi cơ hội việc làm giảm nhẹ, nhưng vẫn cao hơn nhiều
so với mức thị trường lao động. Người lao động vẫn đi tìm công việc mới trong khi
nhà tuyển dụng không muốn sa thải người lao động làm việc trước đó. 14 lOMoAR cPSD| 45740413
3. Đặc điểm của những người công nhân thế kỷ XIX và những người
công nhân hiện nay thế kỷ XXI
3.1 Đặc điểm của những người công nhân thế kỷ XIX
Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp đã hoàn
thành ở nước Anh, bắt đầu chuyển sang nước Pháp và Đức làm xuất hiện một lực
lượng sản xuất mới, đó là nền đại công nghiệp. Cùng với quá trình phát triển của nền
đại công nghiệp, giai cấp vô sản (giai cấp công nhân) ra đời.
3.1.1 Lực lượng đông đảo
- Lực lượng sản xuất hàng đầu của xã hội:
Giai cấp công nhân trong TK XIX xuất thân chủ yếu từ nông dân từ vùng nông
thôn. Do bị cướp mất ruộng đất, không còn tư liệu sản xuất nên họ chỉ có thể bán
sức lao động, làm thuê cho các nhà máy, công xưởng. Trong số các ngành công
nghiệp có số lượng công nhân lớn trong thế kỷ XIX không thể không nhắc đến:
ngành khai thác mỏ, luyện kim, đóng tàu, dệt may. Những thành tựu, sáng kiến phát
minh trong thế kỷ XIX đã giúp năng suất tăng lên nhiều lần, các công xưởng mọc
lên như nấm, giai cấp tư sản không ngừng mở rộng hoạt động sản xuất. Song song
với đó cần đến số lượng lớn công nhân làm việc trong nhà máy, công xưởng. Điều
này đã khiến giai cấp công nhân trở thành giai cấp có số lượng đông đảo nhất trong
xã hội lúc bấy giờ. Do trình độ phát triển còn hạn chế, sự thống trị áp bức của giai
cấp tư sản mà các công nhân đều phải lao động chân tay với môi trường lao động không đảm bảo an toàn.
Các ngành công nghiệp phát triển nhanh chóng dẫn đến nhu cầu về nhiên liệu
cho động cơ.Một bước phát triển quan trọng là phát minh tại Coalbrookdale vào đầu
thế kỷ 18 về than cốc, loại than cốc có thể được sử dụng để sản xuất gang trong lò
cao. Tại nước Anh, sự phát triển đầu máy hơi nước của Trevithick vào đầu thế kỷ 19
đã tạo thêm động lực và mức tiêu thụ than tăng nhanh khi mạng lưới đường sắt mở
rộng. Than được sử dụng rộng rãi để sưởi ấm trong nước do chi phí thấp và sẵn có
rộng rãi. Việc sản xuất than cốc cũng cung cấp khí than, có thể được sử dụng để sưởi
ấm và thắp sáng. Các phương pháp khai thác than còn thô sơ, chỉ dùng xẻng và sức
người. Lực lượng lao động là đàn ông, phụ nữ và trẻ em phải làm việc trong điều
kiện nguy hiểm. Đến năm 1841, có khoảng 216.000 người làm việc trong các hầm
mỏ. Phụ nữ và trẻ em làm việc dưới lòng đất 11 hoặc 12 giờ mỗi ngày với mức lương thấp hơn nam. 15 lOMoAR cPSD| 45740413
Ngành công nghiệp luyện kim, nổi bật là ngành sản xuất thép ở Mỹ. Mặc dù thép đã
được sản xuất ở đất nước này từ thời thuộc địa nhưng phải đến sau Nội chiến, ngành
công nghiệp thép mới đạt được quy mô đáng kể. Năm 1860, chỉ có 13 cơ sở sản xuất
thép, sử dụng tổng cộng 748 người để sản xuất dưới 12.000 tấn thép mỗi năm. Sau
Nội chiến, ngành công nghiệp này bắt đầu mở rộng nhanh chóng, đến năm 1890, có
110 lò sử dụng bộ chuyển đổi Bessemer (giúp sản xuất thép với chi phí thấp) và 167
lò sưởi mở sản xuất 4,8 triệu tấn thép mỗi năm. Sự mở rộng này kéo theo một số
lượng lớn nông dân trở thành công nhân luyện kim.
Trong cuộc cách mạng công nghiệp, ngành dệt may là ngành đầu tiên cảm
nhận được tác động. Sự chuyển đổi từ tiểu thủ công nghiệp ( sản xuất tại nhà và trang
trại tại gia) qua máy móc công xưởng ở thành phố dẫn đến sự di chuyển của nông
dân từ nông thôn di chuyển đến thành phố để tìm việc làm trong xưởng. Tại thành
phố Lyon, Pháp, vào năm 1879 có khoảng 34,762 người làm việc trong ngành sản
xuất tơ lụa chiếm khoảng 25% dân số toàn thành phố.
3.1.2 Trình độ và địa vị kinh tế
-Trình độ còn thấp, lao động chân tay là chủ yếu
Giai cấp công nhân thế kỉ XIX xuất thân là nông dân và nông thôn nên trình độ và
nhận thức chưa cao. Họ sẵn sàng đánh đổi các điều kiện làm việc cơ bản, mặc cho
tư bản bóc lột sức lao động để để kiếm tiền nuôi sống bản thân. Họ bị bắt làm việc
hơn 10 tiếng mỗi ngày, chạy theo tốc độ của máy móc trong các công xưởng.
-Bị giai cấp tư sản cướp mất tư liệu sản xuất:
Những người công nhân thuộc giai cấp bị trị, yếu thế hơn nên tư liệu sản xuất của
họ là ruộng đất nhưng đã bị cướp. Ngay cả khi làm việc trong nhà máy thì những
công cụ đó cũng thuộc sở hữu của tư bản, các chủ xưởng, chủ nhà máy.
Công nhân chỉ có thể bán sức lao động làm thuê tại các nhà máy công xưởng.Họ
phải tập theo tốc độ guồng quay của các dây chuyền trong nhà máy, mỗi công đoạn,
vị trí là một mắt xích quan trọng.
Bị bóc lột giá trị thặng dư: phần lớn hàng hóa trong cả xã hội đều do giai cấp công
nhân tạo ra nhưng những giá trị thặng dư đó lại bị tư bản bóc lột. Sức lao động của
họ trong mắt tư sản chẳng hề đáng giá. Sức lực bị vắt kiệt nhưng những đồng lương
ít ỏi đến mức sống cơ bản nhất cũng không thể tự chi trả. 16 lOMoAR cPSD| 45740413
3.2 Đặc điểm của những người công nhân thế kỷ XXI
Giai cấp công nhân hiện nay là những tập đoàn người sản xuất và làm dịch vụ
bằng phương thức công nghiệp tạo nên cơ sở vật chất cho sự tồn tại và phát triển của thế giới hiện tại.
3.2.1 Lực lượng sản xuất hàng đầu của xã hội
- Giai cấp công nhân vẫn là lực lượng đông đảo, sản xuất hàng đầu trong xã hộihiện đại.
Những từ những năm 60 của thế kỷ XX trở lại đây, xu thế đô thị hóa và đông đảo cư
dân đô thị đã bổ sung một lượng lớn vào nguồn nhân lực của giai cấp công nhân.
Công việc mà họ làm đa dạng phong phú hơn rất nhiều, không chỉ trong lĩnh vực sản
xuất mà còn có cả trong lĩnh vực dịch, công nghệ,... tạo nên những thuật ngữ mới để
nói về tầng lớp khác nhau như công nhân áo trắng, công nhân áo xanh,... Ở các nước
phát triển, sự phát triển của giai cấp công nhân tỷ lệ thuận với sự phát triển kinh tế.
Các nước công nghiệp phát triển, lực lượng lao động bằng phương thức công nghiệp
chiếm tỷ lệ cao. Công nghiệp hóa vẫn luôn là cơ sở khách quan để giai cấp công
nhân hiện đại phát triển mạnh mẽ không chỉ về mặt số lượng mà còn cả về mặt chất lượng.
3.2.2 Trình độ và địa vị kinh tế:
- Xu hướng “trí tuệ hóa” tăng nhanh
Gắn liền với cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, với sự phát triển kinh tế tri
thức, công nhân hiện đại có xu hướng trí tuệ hóa. Tri thức hóa và trí thức hóa công
nhân là hai mặt của cùng một quá trình, của xu hướng trí tuệ hóa đối với công nhân
và giai cấp công nhân. Trên thực tế đã có thêm nhiều khái niệm mới để chỉ công
nhân theo xu hướng này, đó là “công nhân tri thức”, “công nhân trí thức”, “công
nhân áo trắng”, lao động trình độ cao. Nền sản xuất và dịch vụ hiện đại đòi hỏi người
lao động phải có hiểu biết sâu rộng tri thức và kỹ năng nghề nghiệp.
- Đã có một bộ phận công nhân tham gia sở hữu tư liệu sản xuất nhưng chỉchiếm tỉ
lệ rất nhỏ. Xu hướng "trung lưu hóa" gia tăng
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, chủ nghĩa tư bản đã có một số điều chỉnh nhất định về
phương thức quản lý, các biện pháp điều hòa mâu thuẫn xã hội. Một bộ phận công
nhân đã tham gia vào sở hữu một lượng tư liệu sản xuất của xã hội thông qua chế độ
cổ phần hóa. Về mặt hình thức, họ không còn là "vô sản" nữa và có thể được "trung 17 lOMoAR cPSD| 45740413
lưu hóa" về mức sống, nhưng về thực chất, ở các nước tư bản, do không chiếm được
tỷ lệ sở hữu cao nên quá trình sản xuất và phân chia lợi nhuận vẫn bị phụ thuộc vào
những cổ đông lớn. Việc làm và lao động vẫn là nhân tố quyết định mức thu nhập,
đời sống của công nhân hiện đại.
- Quyền định đoạt quá trình sản xuất, quyền quyết định cơ chế phân phối lợi
nhuậnvẫn thuộc về giai cấp tu sån. Cần hiểu khi sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa
về tư liệu sản xuất vẫn tồn tại thì những thành quả của khoa học và công nghệ, trình
độ kinh tế tri thức và những điều chỉnh về thể chế quản lý kinh tế và xã hội... trước
tiên vẫn là công cụ để bóc lột giá trị thặng dư. Giai cấp công nhân vẫn bị bóc lột
nặng nề bởi các chủ thể mới trong toàn cầu hóa như các tập đoàn xuyên quốc gia,
nhà nước của các nước tư bản phát triển…Trong xã hội hiện tại giai cấp công nhân
không những bị bóc lột sức lao động chân tay mà còn bị bóc lột cả chất xám, trí tuệ
Giai cấp công nhân hiện nay vẫn mang sứ mệnh lịch sử bởi vì địa vị kinh tế của họ
vẫn là lực lượng chính tạo ra khối tài sản của cải cho xã hội. Mặt khác họ vẫn bị bóc
lột giá trị thặng dư về địa vị chính trị. Giai cấp công nhân vẫn là lực lượng tiên phong
cách mạng đủ năng lực để thực hiện sứ mệnh lịch sử này.
PHẦN II. THỰC TIỄN VỀ ĐỜI SỐNG CÔNG NHÂN HIỆN NAY 2.
So sánh điểm giống và khác nhau trong đời sống người công
nhânthế kỉ XIX và đời sống công nhân hiện nay
Giai cấp công nhân hiện nay là những tập đoàn người sản xuất và dịch vụ bằng
phương thức công nghiệp tạo nên cơ sở vật chất cho sự tổn tại và phát triển của thế
giới hiện nay, đặc biệt trong thời đại công nghệ 4.0. Giai cấp công nhân hiện nay so
sánh với giai cấp công nhân truyền thống ở thế kỷ XIX với quan niệm của C.
Mác - Ph. Angghen vừa có những điểm tương đồng vừa có những điểm khác biệt, biển đổi mới. 2.1. Điểm chung:
*GCCN vẫn đang là lực lượng sản xuất hàng đầu của xã hội hiện đại. 18 lOMoAR cPSD| 45740413
Giai cấp công nhân hiện nay vẫn đang là lực lượng sản xuất hàng đầu của xã
hội hiện đại. Họ là chủ thể của quá trình sản xuất công nghiệp hiện đại mang tính xã
hội hóa ngày càng cao. Ở các nước phát triển, có một tỷ lệ thuận giữa sự phát triển
của giai cấp công nhân với sự phát triển kinh tế. Lực lượng lao động bằng phương
thức công nghiệp chiếm tỷ lệ cao ở mức tuyệt đối ở những nước có trình độ phát
triển cao về kinh tế, đó là những nước công nghiệp phát triển (như các nước thuộc
nhóm G7). Cũng vì thế, đa số các nước đang phát triển hiện nay đều thực hiện chiến
lược công nghiệp hóa nhằm đẩy mạnh tốc độ, chất lượng và quy mô phát triển. Công
nghiệp hóa vẫn là cơ sở khách quan để giai cấp công nhân hiện đại phát triển mạnh
mẽ cả về số lượng và chất lượng.
*Công nghiệp hóa vẫn là cơ sở khách quan để phát triển mạnh mẽ giai cấp công
nhân. Sự phát triển của giai cấp công nhan và sự phát triển của kinh tế có tỷ lệ thuận.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, GCCN vừa là sản phẩm căn bản
nhất, vừa là chủ thể trực tiếp nhất của nền sản xuất công nghiệp. Sự ra đời của nền
sản xuất công nghiệp đã kéo theo sự ra đời của GCCN, tạo điều kiện, môi trường
thúc đẩy toàn bộ GCCN phát triển không ngừng: “Ở khắp nơi, cách mạng công
nghiệp đều thúc đẩy giai cấp vô sản phát triển”(2). Với tính chất tập trung của nền
sản xuất công nghiệp, GCCN luôn được tuyển từ các giai cấp, tầng lớp xã hội khác
nhau: “Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của
đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”.
Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, nền sản xuất công nghiệp
là cơ sở kinh tế khách quan cho sự tồn tại và phát triển của GCCN. Do đó, nền sản
xuất công nghiệp còn tồn tại và phát triển thì GCCN cũng còn tồn tại và phát triển.
*Ở các nước tư bản chủ nghĩa hiện nay, công nhân vẫn bị giai cấp tư sản và chủ
nghĩa tư bản bóc lột giá trị thặng dư.
Cũng giống như thế kỷ XIX, ở các nước tư bản chủ nghĩa hiện nay, công nhân
vẫn bị giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản bóc lột giá trị thặng dư. Quan hệ sản xuất
tư bản chủ nghĩa với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa sản sinh ra tình trạng
bóc lột này vẫn tồn tại. Thực tế đó cho thấy, xung đột về lợi ích cơ bản giữa giai cấp
tư sản và giai cấp công nhân (giữa tư bản và lao động) vẫn tồn tại, vẫn là nguyên
nhân cơ bản, sâu xa của đấu tranh giai cấp trong xã hội hiện đại ngày nay. 19 lOMoAR cPSD| 45740413
*Phong trào cộng sản và công nhân ở nhiều nước vẫn luôn là lực lượng đi đầu trong
các cuộc đấu tranh vì hòa bình, hợp tác và phát triển, vì dân sinh, dân chủ, tiến bộ
xã hội và chủ nghĩa xã hội.
Phong trào cộng sản và công nhân ở nhiều nước vẫn luôn là lực lượng đi đầu
trong các cuộc đấu tranh vì hòa bình, hợp tác và phát triển, vì dân sinh, dân chủ, tiến
bộ xã hội và chủ nghĩa xã hội. Từ những điểm tương đồng đó của công nhân hiện
đại so với công nhân thế kỷ XIX, có thể khẳng định: Lý luận về sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân trong chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn mang giá trị khoa học và cách
mạng, vẫn có ý nghĩa thực tiễn to lớn, chỉ đạo cuộc đấu tranh cách mạng hiện nay
của giai cấp công nhân, phong trào công nhân và quần chúng lao động, chống chủ
nghĩa tư bản và lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển của thế giới ngày nay.
Từ những điểm tương đồng đó của công nhân hiên đại so với công nhân thệ́ kỷ
XIX, có thể khẳng định: Lý luận về sứ mênh lịch sử của giai cấp công nhâṇ trong
chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn mang giá trị khoa học và cách mạng, vẫn có ý nghĩa thực
tiễn to lớn, chỉ đạo cuộc đấu tranh cách mạng hiên nay của giai cấp ̣ công nhân, phong
trào công nhân và quần chúng lao động, chống chủ nghĩa tư bản và lựa chọn con
đường xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển của thế giới ngày nay.
2.2. Điểm khác nhau
* Nguồn gốc xuất thân của giai cấp công nhân hiện nay
Giai cấp công nhân thời Mác là giai cấp lao động, làm thuê, bị bóc lột và xuất
thân chủ yếu từ nông dân và nông thôn.
Nhưng từ những năm 60 của thế kỷ XX trở lại đây, nguồn nhân lực cho công
nghiệp hóa có một bộ phận lớn và ngày càng tăng, được tuyển mộ từ nhóm cư dân
đô thị. Cơ cấu xuất thân của công nhân cũng đa dạng hơn: họ xuất thân từ gia đình
công nhân truyền thống, từ gia đình trí thức - công chức, tiểu thương, dịch vụ… Lối
sống đô thị khá gần gũi với tác phong lao động công nghiệp cũng giúp cho người
lao động bớt bỡ ngỡ khi tham gia vào phương thức sản xuất công nghiệp.
Đô thị hóa làm xuất hiện ngày một đông đảo hơn đội ngũ lao động làm thuê,
vốn có mặt từ thời “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, gồm “bác sĩ, luật gia, tu sĩ, thi
sĩ, bác học đều bị giai cấp tư sản biến thành những người làm thuê...”. Song, hiện
nay họ đông đúc hơn, đa dạng hơn với hàng nghìn ngành, nghề khác nhau. Xét về
cơ cấu nghề nghiệp, các nhà nghiên cứu đều thấy sự tăng lên của những nhóm lao 20