Phân tích giá trị văn hóa Hầu Đồng | Bài tiểu luận | Đại học Văn Lang
Phân tích giá trị văn hóa Hầu Đồng | Bài tiểu luận | Đại học Văn Lang giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học
Môn: Cơ sở văn hóa việt nam (hd555)
Trường: Đại học Văn Lang
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG & TRUYỀN THÔNG
MÔN HỌC: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
BÀI THI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
ĐỀ TÀI: Phân tích giá trị văn hóa Hầu Đồng
Nhóm sinh viên thực hiên: Nhóm 1 Võ Anh Anh 2273201080135 Phạm Thế Anh 2273201080103
Nguyễn Bình An 2273201080008
Nguyễn Phan Nguyệt Anh 2273201080074
Nguyễn Đỗ Trâm Anh 2273201080061 Bùi Cẩm Anh 2273201080019
Phan Ngọc Châu Anh 2273201080092
Lớp: 222_71CULT20222_15
Giảng viên hướng dẫn: TS Lê Thị Vân
Thành phố Hồ Chí Minh_05/2023
ĐIỂM VÀ NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 2
DANH SÁCH NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN STT HỌ TÊN MSSV CÔNG VIỆC ĐIỂM (thang KÝ TÊN (GHI RÕ điểm 10) HỌ TÊN) 1 Võ Anh Anh 2273201080135
Trình bày tiểu luận 10 2 Phạm Thế Anh 2273201080103 Nội dung 10 3 Bùi Cẩm Anh 2273201080019 Nôi dung 10 4
Nguyễn Phan Nguyệt Anh 2273201080074 Nội dung 10 5 Nguyễn Bình An 2273201080008 Nội dung 10 6 Phan Ngọc Châu Anh 2273201080092 Nội dung 10 7
Nguyễn Đỗ Trâm Anh 2273201080061 Phân chia công việc 10 Tổng hợp nội dung
Tp. HCM, ngày 8 tháng 5 năm 2023 Trưởng nhóm
Ký và ghi rõ họ tên
Nguyễn Đỗ Trâm Anh LỜI CẢM ƠN 3
Lời đầu tiên chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Đại học Văn Lang đã đem
đến một môi trường học tập tối ưu, hiện đại để chúng em có thể tiếp nhận kiến thức một cách hoàn hảo nhất.
Không thể thiếu, chúng em xin cảm ơn đến cô Lê Thị Vân – giảng viên môn Cơ sở văn hóa
Việt Nam đã giúp chúng em tiếp cận và lĩnh hội kiến thức chuyên môn dễ dàng hơn. Thời gian
của môn học chỉ vỏn vẹn hai tháng, thế nhưng chúng em lại được học và hiểu biết thêm rất
nhiều kiến thức quý báu cần thiết cho ngành học của bản thân, tất cả đều nhờ vào công sức
giảng dạy của cô. Chúng em rất trân trọng và biết ơn vì đã may mắn gặp cô, được cô giảng dạy
môn học quan trọng này, giúp chúng em biết trân trọng giá trị văn hóa của dân tộc. Từ những
kiến thức tuyệt vời đó, mở ra cho chúng em rất nhiều cơ hội phát triển bản thân, được tự hào về
cội nguồn, lịch sử của chúng ta. Chúng em được trình bày những ý tưởng trong suy nghĩ đã ấp
ủ một cách tự do mà không ngần ngại và còn được thế hệ đi trước như cô nhận xét chỉ bảo để
những ý tưởng của chúng em sớm trở thành sự thật.
Tiếp lời, mình là Nguyễn Đỗ Trâm Anh - nhóm trưởng nhóm 1 muốn gửi lời cảm ơn đến tất cả
các bạn thành viên nhóm, vì các bạn đã học tập chăm chỉ, làm việc cố gắng để hoàn thành bài
tiểu luận này một cách trọn vẹn nhất. Dù thời gian gấp rút và gặp những khó khăn phát sinh
nhưng vẫn giữ được tinh thần đoàn kết, gửi một lời khen rất lớn đến tất cả chúng ta.
Bài tiểu luận này là thành quả học tập của chúng em trong việc áp dụng kiến thức vào thực tế.
Tất cả tri thức mà chúng em tiếp thu đều được tâm huyết gửi vào bài tiểu luận này. Đối với
chúng em đây không chỉ là một bài kiểm tra bình thường, mà đây sản phẩm đầu tiên chúng em
cùng nhau tạo ra với thái độ nghiêm túc, bằng tình yêu sự nhiệt huyết dành cho môn học này.
Thế nên chúng em rất mong chờ bài tiểu luận này sẽ nhận được đánh giá tích cực, được lắng
nghe những lời nhận xét của cô cho bài tiểu luận là niềm vinh dự của chúng em.
Cuối lời, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến với cô! Chúc cô thật nhiều niềm vui
và sức khỏe để tiếp tục dẫn dắt, truyền ngọn lửa tri thức của cô cho các thế hệ sau. Và mong
rằng chúng ta sẽ gặp lại nhau vào một ngày gần nhất. MỤC LỤC 4
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT...................................................................................................6
I. Giới thiệu khái quát về Hầu Đồng:.................................................................................7
1. Khái niệm:.................................................................................................................. 7
2. Giới thiệu chung:........................................................................................................8
CHƯƠNG 2 GIÁ TRỊ VĂN HÓA HẦU ĐỒNG..................................................................8
1. Giá trị văn hóa vật chất:.................................................................................................8
2. Giá trị văn hóa tinh thần:.............................................................................................11
CHƯƠNG 3: ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA VĂN HÓA HẦU ĐỒNG.............................12
1. Ưu điểm văn hóa Hầu đồng:........................................................................................12
2. Thế mạnh:.................................................................................................................... 13
3. Nhược điểm của văn hoá hầu đồng:.............................................................................14
4. Hạn chế của văn hoá hầu đồng:...................................................................................14
CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT GIẢ PHÁP TRUYỀN THÔNG...................................................16
1. Nội dung...................................................................................................................... 16
2. Kiểm soát..................................................................................................................... 16
3. Phương tiện................................................................................................................. 17
4. Đối tượng hướng đến...................................................................................................17
5. Hiệu quả đạt được........................................................................................................17
KẾT LUẬN........................................................................................................................ 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................19 MỞ ĐẦU 5
Tín ngưỡng thờ Mẫu (nghi lễ chầu văn, hầu đồng) đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn
hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Được xuất phát từ tín ngưỡng thờ Mẫu, Tam phủ của
người Việt từ xa xưa . Ở Việt Nam, lên đồng là nghi thức không thể thiếu trong các Tín ngưỡng
Tứ Phủ, tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần,... Trong đời sống văn hoá tâm linh của nhân dân có
một loại múa đó là múa tín ngưỡng. Một số nhà nghiên cứu gọi đó là múa tín ngưỡng dân gian.
Loại múa này tương đối phổ biến ở nhiều tộc người. Múa tín ngưỡng thể hiện cho các loại nghi
lễ. Người Việt có múa tín ngưỡng hầu bóng, còn gọi là múa lên đồng. Đây cũng là một hình
thái múa dân gian rất độc đáo. Loại múa này tồn tại, phát triển trong quá trình hình thành tục
thờ Mẫu và đạo Mẫu ở Việt Nam.
Múa hầu đồng là một bộ phận của chương trình lễ hội và nghi lễ đạo Mẫu. Nhìn từ góc độ tín
ngưỡng thì động tác, điệu bộ của người múa thể hiện tếng nói, ý nguyện của thánh thần. Nét
độc đáo của múa hầu bóng đó là phần xác là của con người, còn phần hồn là của thánh thần.
Múa hầu bóng là một bộ phận của chương trình lễ hội và nghi lễ đạo Mẫu. Nhìn từ góc độ tín
ngưỡng thì động tác, điệu bộ của người múa thể hiện tếng nói, ý nguyện của thánh thần. Nét
độc đáo của múa hầu bóng đó là phần xác là của con người, còn phần hồn là của thánh thần.
Những sự thực đó đòi hỏi phải có những nghiên cứu sâu hơn nữa về nghi lễ Hầu đồng nhằm
phân định ở một mức độ có thể đâu là giá trị tích cực cần phát huy, đâu là những hạn chế cần
khắc phục của hiện tượng văn hoá tín ngưỡng khá đặc biệt này, sẽ góp phần không nhỏ vào
công cuộc xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc mà Đảng và
nhân dân ta đang tiến hành.
Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn trên, chúng em đã chọn đề tài “Nghi lễ Hầu đồng của người
Việt ” để nghiên cứu. 6
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HẦU ĐỒNG I.
Giới thiệu khái quát về Hầu Đồng: 1. Khái niệm:
Hầu đồng là một hình thức diễn xướng dân gian dựa trên việc kết hợp hát chầu văn, một loại
hình âm nhạc mang tính tâm linh với lời ca trau chuốt, giai điệu dặt dìu cuốn hút cùng với
những điệu múa uyển chuyển và các nghi lễ trang nghiêm... từ đó đưa con người (thanh đồng) vào trạng thái thăng hoa.
Hầu đồng hay còn gọi là hầu bóng là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gian và
tôn giáo thờ nữ thần mẹ Đạo Mẫu dòng Shaman giáo của nhiều dân tộc, trong đó có tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Khi thần nhập vào thì các ông đồng, bà đồng không còn là mình nữa mà sẽ hóa thân vào thần nhập họ.
Hầu đồng được chủ trì bởi Thanh Đồng, là nam giới thì sẽ gọi là “cậu đồng”, nữ giới gọi là
“cô đồng” hoặc “bà đồng”. 7
2. Giới thiệu chung:
Hầu đồng hay còn có một tên gọi khác là Chầu Văn xuất hiện từ thế kỉ XVI và bắt đầu phát
triển mạnh từ thế kỉ XVII.
Nghi lễ hầu đồng được phát triển mạnh ở thời nhà Nguyễn (giai đoạn cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX).
Ngày 1/12/2016, nghi lễ hầu đồng được gọi là “Tín ngưỡng thờ mẫu ” được UNESCO công
nhận là di sản văn hóa phi vật thể, trở thành di sản thứ 11 của Việt Nam.
Để phục vụ cho nghi lễ hầu đồng, người ta đã sáng tạo ra một hình lễ nhạc gọi là hát Văn (hát
Chầu Văn) để phục cho quá trình làm lễ.
CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI VIỆT TRONG HẦU ĐỒNG. I.
Giá trị văn hóa vật chất:
Lên đồng, hầu đồng là nhu cầu tâm linh, hình thức sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của một bộ
phận người Việt. Nét đẹp văn hoá tâm linh đặc sắc có từ lâu đời này đã trải qua nhiều giai đoạn
biến thiên thăng trầm của lịch sử, ngày nay được nhìn nhận đánh giá lại một cách công tâm.
Tuy nhiên, ngoài những thanh đồng chân chính, đồng văn hoá, đồng có tâm thì trong xã hội
hiện đại xuất hiện nhiều đồng giả, đồng vụ lợi.
1. Địa điểm tổ chức HĐ:
Lễ Hầu đồng được tổ chức ở nhiều nơi trên cả nước vì đây là nghi lễ văn hoá tốt đẹp được
truyền tự từ bao đời. Lễ thường được tổ chức ở các đền, miếu, nơi thờ tự các vị thánh như: 8
Lễ Hầu đồng Đức Thánh ông Trần Triều ở đền Kiếp Bạc, huyền Chí Linh, tỉnh Hải Dương vào ngày 20/8 âm lịch.
Lễ Hầu đồng thờ Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ tại Đền Nguyệt tỉnh Bắc Giang vào ngày 15-16 tháng 2 âm lịch.
Lễ Hầu đồng ở Phủ Dầy, tỉnh Nam Định được tổ chức hàng năm vào ngày 3 tháng 3 âm lịch
2. Những thứ cần để chuẩn bị cho một buổi HĐ:
Ðiện thờ: Là nơi tổ chức lễ hầu đồng, mỗi ngôi đền thường thờ một vị thánh khác nhau.
Chọn ngày lành: Ngày tổ chức lễ hầu đồng phải là ngày lành, thích hợp để lên đồng. Hay
ngày đó thường diễn ra hàng năm vào dịp đó.
Dàn nhạc hầu đồng: Thông thường sẽ có đàn nguyệt, đàn nhị, sáo, cảnh đôi, phách, trống lớn, trống nhỏ.
Người làm lễ: Cậu đồng/Cô đồng/Bà đồng và thêm 2-4 người phụ đồng để giúp đỡ.
Trang phục: Mỗi giá đồng tương ứng cho mỗi vị thánh sẽ có trang phục và trang sức riêng.
Cần chuẩn bị đúng với số giá muốn hầu đồng. Thông thường sẽ có các trang phục như: khăn đỏ
phủ điện, áo dài màu sắc, thắt dai lưng có màu, thẻ ngà, vòng, hoa tai, kiềng bạc, son phấn,…
Lễ vật hầu đồng: Cơ bản có xôi thịt, hoa quả, cau trầu, rượu, thuốc lá, vàng mã,… Ngoài ra
có thể bổ sung thêm nhiều lễ vật khác cho phù hợp như quạt, guốc, mũ hài,…
3. Các trình tự cho buổi lễ Hầu đồng: a) Thay lễ phục:
Khi bắt đầu lễ hầu đồng phải thay trang phục phù hợp với giá mình muốn hầu. Mỗi vị thánh
sẽ có những trang phục với màu sắc khác nhau. 9
b) Dâng hương hành lễ:
Dâng hương là nghi thức bắt buộc cho tất cả các giá. Người hầu đồng tay trái sẽ cầm một
bó nhang đã đốt sẵn, được bọc trong chiếc khăn tẩm hương. Tay phải của họ sẽ rút nén nhang
rồi huơ bên trên bó nhang như hành động phù phép. Người ta thường gọi đó là khai nông với
mục đích xua đuổi tà ma. c) Lễ thánh giáng:
Sau khi khai nông thì thánh thần sẽ nhập vào người hầu đồng, họ sẽ buông nhang hương
đang cầm, nghiêng mình để mọi người biết vị thánh đang nhập là thứ hạng nào. Nếu giáng trùm
khăn thì thường là giá Thánh Mẫu, người chỉ đến để chứng giám sau đó đi ngay. Nếu giáng mở
khăn là những người từ hàng quan triều đình trở xuống.
Ngay lúc này, người hầu đồng đã là thánh thần, được thôi miên để nhảy múa theo điệu nhạc hầu đồng. d) Múa đồng:
Múa đồng được biết đến là việc nhảy múa do thánh thần linh ứng, không phải là chủ đích
của người hầu đồng. Mỗi vị thánh giá sẽ có một điệu múa khác nhau. Nếu là
“Giá” quan sẽ múa cùng cờ, kiếm, long đao, kích,…
“Giá” bà sẽ múa cùng quạt hoặc múa tay không. thường múa cờ, múa kiếm, long đao, kích.
Giá của các chầu bà sẽ múa cùng quạt quạt, mồi hoặc múa tay không.
Giá ông hoàng thường là múa khăn tấu, múa cờ, múa tay không.
Giá của các cô chủ yếu là múa quạt, múa đò, múa khăn lụa,…
Giá các cậu sẽ múa lân, múa hèo… 10
e) Ban lộc và nghe cung văn hầu:
Sau khi múa chỉ điểm mình là thánh nào, các vị hầu đồng do thánh nhập sẽ ngồi nghe các
cung văn hát, cùng mọi người nghe sự tích về vị thánh, lai lịch của họ. Nếu thánh hài lòng sẽ
thưởng tiền cho cung văn và dùng rượu, thuốc lá,… để làm nghi thức tiếp theo là khai cương.
Sau đó nữa là trực tiếp ban lộc thánh cho người đến xin lộc như hoa quả, gương lược, tiền tài, bánh trái, nhang hương,… f) Thánh thăng:
Sau khi ban lộc, thánh sẽ có dấu hiệu thánh thiên, tức là thoát hồn khỏi người hầu đồng.
Người hầu đồng lúc này ngồi yên, hai tay sẽ bắt chéo ở trước trán quạt và che lên đầu, người
rùng mình và được phụ đồng phủ khăn diện lên. Cung văn tiếp tục nổi nhạc, liên tục hát những
điệu thánh xa giá và hồi cung. Đây là kết thúc cho một buổi hầu đồng.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về nghi lễ Hầu Đồng, một nét văn hoá tâm linh vô
cùng đặc sắc của Việt Nam II.
Giá trị văn hóa tinh thần:
1. Giá trị đối với xã hội “Hầu đồng” đã xuất hiện từ lâu ở nước ta, đại diện là việc thờ Mẫu
biểu tượng của mẹ thiên nhiên và theo tập quán “Người” sẽ che chở dân chúng và mang
đến cho người dân những điều tốt lành. Theo các truyền thuyết từ thời xưa lễ “Hầu
đồng” còn có tác dụng thể hiện truyền thống yêu nước của người dân Việt Nam. Trong
buổi lễ khi âm nhạc vang lên mọi người sẽ cảm nhận được không gian tâm linh hiện ra
ngay trước mắt, mọi thứ trở nên uy nghiêm và trang trọng hơn bởi vì thế nó đã trở thành
1 bảo tàn sống thể hiện nền văn hóa tươi đẹp ở nước ta.
2. Giá trị đối với “Thanh đồng” những người này sẽ được khi thực hiện buổi lễ sẽ giúp cho
bản thân họ cân bằng được cuộc sống thường ngày. Đặc biệt là những người kinh doanh
họ tin vào “ Thánh mẫu”, việc “ Hầu thánh” sẽ giúp cho con người giải tỏa muộn phiền 11
tiêu cực trong đời sống và tiến tới những điều tốt đẹp, đem đến một cuộc sống an yên hạnh phúc.
3. Giá trị đối với “ Gia tiên”, không chỉ “Thanh đồng” mới được hưởng những lợi ích mà
những người đến tham dự buổi “ Hầu đồng”, gia tiên của họ cũng sẽ có cơ hội nhận
được tài – lộc – phúc – đức. Chính vì vậy nên khi trong nhà có “ Thanh đồng” nhiều
người tham dự và gia tiên của họ đi theo để hầu hạ ngài. Gia tiên sẽ có trách nhiệm dẫn
dắt con cháu đi đúng hướng và khi đó con cháu biết tu tâm nhớ ơn và quan tâm đến gia tiên nhiều hơn.
4. Giá trị đối với “ Người tham dự”, trong buổi lễ người “ Hầu đồng” sẽ tái hiện lại chân
dung của các vị Thánh có công dựng nước, bảo vệ non sông trong lịch sử. Họ sẽ nhập
hồn vào thể xác của cô đồng để truyền dạy và dẫn dắt chúng sinh đi theo hướng tốt đồng
thời giúp mọi người có thể hiểu và vận dụng vào đời sống. Qua đó con người có thể tu
nhân tích đức thành công và những người có tâm tốt sẽ may mắn được các ngài ban
phước lành, tài lộc giúp cuộc sống ngày càng phát triển hơn.
5. Tóm lại giá trị tinh thần mà “ Hầu đồng” mang lại là rất to lớn, mang một bản sắc của
đất nước ta, ngợi ca những vị đã có công lao lớn trong công cuộc dựng nước và giữ
nước. Giúp cho thế hệ đời sau luôn tưởng nhớ đến gia tiên, những vị có công lao to lớn,
đồng thời cũng là cách để giảm bớt đi những điều tiêu cực trong đời sống hằng ngày của mọi người.
CHƯƠNG 3: ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA VĂN HÓA HẦU ĐỒNG.
1. Ưu điểm văn hóa Hầu đồng:
Năm nào cũng vậy, mỗi độ Tết đến xuân về, lòng mỗi người rộn ràng nghe cung đàn, tiếng
nhạc thoảng trong trẻo, có lúc ngọt ngào trong chùa, trong đình, trong chùa. 12