Phân tích hiện trạng Thị trường chứng khoán Việt Nam - Môn Kinh tế vĩ mô - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng

Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động phiên giao dịch đầu tiên tại TTGDCK TP. HCM vào ngày 28/07/2000. Từ đó đến nay, sau hơn bảy năm hoạt động, thị trường đã trải qua nhiều biến đổi thăng trầm. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:
Thông tin:
6 trang 4 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích hiện trạng Thị trường chứng khoán Việt Nam - Môn Kinh tế vĩ mô - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng

Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động phiên giao dịch đầu tiên tại TTGDCK TP. HCM vào ngày 28/07/2000. Từ đó đến nay, sau hơn bảy năm hoạt động, thị trường đã trải qua nhiều biến đổi thăng trầm. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

114 57 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD|50000674
1. Phân tích hiện trạng Thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động phiên giao dịch đầu tiên
tại TTGDCK TP. HCM vào ngày 28/07/2000. Từ đó đến nay, sau hơn bảy năm hoạt động, thị
trường đã trải qua nhiều biến đổi thăng trầm.Để nhìn nhận hơn sự biến đổi này, ta thể
chia thời gian hoạt động của Thị trường chứng khoán Việt Nam thành năm giai đoạn như sau:
1.1Giai đoạn 1: từ 28/07/2000 đến 25/06/2001
Đây là giai đoạn thị trường mới đi vào hoạt động. Nguồn cung cổ phiếu còn khá hạn
hẹp: chỉ có năm doanh nghiệp niêm yết là REE, SAM, HAP, TMS, LAF, giá trị niêm yết chỉ
đạt 466.9 tỷ đồng. Lượng cổ phiếu được phép giao dịch thấp, chỉ khoảng 30-40% lượng cổ
phiếu phát hành. Trong khi đó, cầu cổ phiếu khá cao (giai đoạn này có khoảng 15.000 tài
khoản được mở tại các công ty chứng khoán ). Điều này tạo nên một áp lực cung cầu rất lớn,
giá cổ phiếu tăng liên tục và tăng kịch trần qua các phiên giao dịch. Chỉ số VN-Index từ 100
điểm trong ngày giao dịch đầu tiên, đến ngày 25/06/2001 đã tăng lên đỉnh điểm 571.04 điểm
với giá trị giao dịch mỗi phiên đạt khoảng 24 tỷ đồng, một con số đáng kể so với thị trường
mới và còn rất khan hiếm hàng hoá. Một điểm đáng nói, giá các cổ phiếu biến động hầu như
cùng chiều nhau và cùng chiều với chỉ số VN-Index.
Đồ thị 1: Chỉ số VN-Index giai đoạn 1
Nguồn: www.vietstock.com.vn
1.2) Giai đoạn 2: từ 25/06/2001 đến 24/10/2003
Giai đoạn này thị trường đã tuột dốc. Giá chứng khoán thường rớt mức sàn, một số phiên
đứng giá khối lượng giao dịch giảm hẳn. Mặc UBCKNN đã tăng biên độ giao dịch lên + -
5% từ đầu tháng 01/2003 ( sau khi hạ thấp biên độ xuống + - 3% từ 09/10/2001) đồng thời áp dụng
các biện pháp kỹ thuật để phát triển thị trường như giảm giao dịch, cho phép nhà đầu nước
ngoài được mở tài khoản giao dịch tại các công ty chứng khoán…nhưng thị trường vẫn không có
dấu hiệu phục hồi. Chỉ số VN-Index giảm liên tục và giảm đến mức “đáy” là 130.9 điểm vào ngày
24/10/2003, giảm hơn 440 so với “đỉnh” của nó ở năm 2001. Ước tính mỗi phiên giao dịch, chỉ số
VN-Index mất khoảng 0.29%. Cũng giống như giai đoạn trước, sự biến động của các cổ phiếu ng
lOMoARcPSD|50000674
không có sự tách biệt. Các cổ phiếu cùng giảm theo chỉ số VN-Index. Nguyên nhân là do “ tâm lý
bầy đàn” của nhà đầu bất chấp những giá trị tính toán thực tế, triển vọng phát triển, tình hình
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Họ thường đưa ra quyết định mua, bán chứng khoán rất
giống nhau. Hậu quả là gây ra những biến động lớn trên thị trường, khi các cổ phiếu cùng nhau
tăng giá, khi thì đồng loạt giảm giá. Thị trường còn biến động như thế là do tính thanh khoản của
các cổ phiếu niêm yết rất thấp. Điều này là số lần khớp lệnh trên thị trường còn rất thấp. Giai
đoạn này thị trường chỉ áp dụng phương thức
khớp lệnh định kỳ. Độ thanh khoản thấp như vậy khiến nhà đầu rất khó bán cổ phiếu khi giá
đang giảm và cũng rất khó mua cổ phiếu khi giá đang tăng.
Đồ thị 2: Chỉ số VN-Index giai đoạn 2
Nguồn: www.vietstock.com.vn
1.3) Giai đoạn 3: từ 24/10/2003 đến 03/08/2006
Giai đoạn này thị trường đã có xu hướng phục hồi. Nhưng lại có dấu
hiệu hoạt động cầm chứng. Chỉ số VN-Index không biến động nhiều.
Ngoài mức cao nhất đạt được 632.69 điểm vào ngày 25/04/2006, nhìn
chung VN-Index dao động quanh mức 200-350 điểm. Giá giao dịch của từng
loại cổ phiếu niêm yết cũng không có sự biến động mạnh. Tuy nhiên, các cổ
phiếu vẫn còn cùng tăng, cùng giảm.
lOMoARcPSD|50000674
Đồ thị 3: Chỉ số VN-Index giai đoạn 3
Nguồn: www.vietstock.com.vn
1.4) Giai đoạn 4: từ 03/08/2006 đến 13/03/2007.
Đây thể xem giai đoạn thị trường chứng khoán hoạt động sôi nổi nhất. Thị
trường mở rộng cả về quy mô, chất lượng hàng hóa lẫn số lượng cổ phiếu. Số cổ phiếu
niêm yết đã tăng hơn 303% so với năm 2005 ; tổng giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán
đạt 16 tỷ USD, chiếm khoảng 22,7% GDP. Bên cạnh đó sự ra đời của các định chế tài
chính: 23 quỹ đầu tư tài chính, hơn 40 công ty chứng khoán, 12 công ty quản lý quỹ, 3 quỹ
đầu tư 6 ngân hàng hoạt động lưu ký chứng khoán. Ngoài ra, số tài khoản của nhà đầu
tư tăng gấp 3 lần năm 2005.
Chỉ số VN-Index tăng rất nhanh, đạt mức klục cao nhất từ trước đến nay là
1170,67 điểm vào ngày 13/3/2007. Nguyên nhân của sự gia tăng mạnh mẽ vẻ bất hợp
này chủ yếu do tính không chuyên nghiệp của các nhà đầu dẫn đến thái độ tin tưởng
một cách thái quá vào các tin đồn. Điển hình là việc tin tưởng vào đánh giá lạc quan về thị
trường chứng khoán Việt Nam của Merrill Lynch, một trong những tổ chức kinh doanh
chứng khoán hàng đầu thế giới. Ngoài ra, việc Việt Nam gia nhập WTO tổ chức thành
công Hội nghị APEC o tháng 11 cộng với dự báo về khả năng một làn sóng đầu tư
mới vào Việt Nam góp phần tạo nên cơn sốt giá vào những ngày cuối năm 2006 đầu 2007.
Đồ thị 4: Chỉ số VN-Index giai đoạn 4
lOMoARcPSD|50000674
Nguồn: www.vietstock.com.vn
1.5) Giai đoạn 5: Từ 13/03/2007 đến nay ( 01/04/2008 )
Tiếp đà phát triển mạnh mẽ của giai đoạn trước, trong 3 quý còn lại của 2007 mặc thị
trường dấu hiệu đi xuống nhưng nhìn chung vẫn tăng trưởng về quy thành phần
tham gia ( đến nay 528 loại chứng khoán được niêm yết trên thị trường với tổng giá trị
niêm yết là 101.345.715,88 triệu đồng )
lOMoARcPSD|50000674
lOMoARcPSD|50000674
Đồ thị 5: Chỉ số VN-Index giai đoạn 5
Nguồn: www.vietstock.com.vn
NHẬN XÉT:
Qua phân tích các giai đoạn trên, có thể thấy TTCK nước ta biến động kphức tạp: giai đoạn 1 thị
trường tăng, giai đoạn 2 thị trường giảm liên tục, giai đoạn 3 thị trường tăng trở lại nhưng tăng không
mạnh mẽ, bước sang giai đoạn 4 thị trường tăng mạnh mẽ và sang giai đoạn năm thị trường giảm đáng
kể. Mặc mỗi giai đoạn đặc trưng riêng nhưng điểm chung những biến động phức tạp đó của
chỉ số VN-Index không bị ảnh hưởng bởi kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết hay
tình hình của nền kinh tế do tâm lý của nhà đầu tư. Chỉ số giá chứng khoán leo thang không biết
dừng khi nền kinh tế đang có biểu hiện của sự trì trệ và ngược lại nó lại suy giảm nghiêm trọng dù các
công ty niêm yết dấu hiệu hoạt động kinh doanh hiệu quả. Đây biểu hiện cho thấy TTCK Việt
Nam còn khá non yếu.
Bên cạnh đó, hơn 90% nhà đầu tư kinh doanh chứng khoán trên thị trường là cá nhân, chiếm hơn 70%
lượng cổ phiếu giao dịch. Trong đó, khá nhiều cá nhân mới tham gia thị trường, kiến thức kinh
nghiệm về đầu chứng khoán còn hạn chế. Họ chịu ảnh hưởng rất nặng tâm đám đông, bầy đàn.
Thêm vào đó, đa số nhà đầu tư không nhằm mục đích đầu tư lâu dài chủ yếu kinh doanh chênh lệch
giá, đầu gây ra hiện tượng tranh mua, tranh bán giữa các nhà đầu làm cho thị trường điều chỉnh
không kịp, lúc thì giá bị đẩy lên rất cao, khi thì tụt xuống cực thấp.
| 1/6

Preview text:

lOMoARcPSD| 50000674
1. Phân tích hiện trạng Thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động phiên giao dịch đầu tiên
tại TTGDCK TP. HCM vào ngày 28/07/2000. Từ đó đến nay, sau hơn bảy năm hoạt động, thị
trường đã trải qua nhiều biến đổi thăng trầm.Để nhìn nhận rõ hơn sự biến đổi này, ta có thể
chia thời gian hoạt động của Thị trường chứng khoán Việt Nam thành năm giai đoạn như sau:
1.1Giai đoạn 1: từ 28/07/2000 đến 25/06/2001
Đây là giai đoạn thị trường mới đi vào hoạt động. Nguồn cung cổ phiếu còn khá hạn
hẹp: chỉ có năm doanh nghiệp niêm yết là REE, SAM, HAP, TMS, LAF, giá trị niêm yết chỉ
đạt 466.9 tỷ đồng. Lượng cổ phiếu được phép giao dịch thấp, chỉ khoảng 30-40% lượng cổ
phiếu phát hành. Trong khi đó, cầu cổ phiếu khá cao (giai đoạn này có khoảng 15.000 tài
khoản được mở tại các công ty chứng khoán ). Điều này tạo nên một áp lực cung cầu rất lớn,
giá cổ phiếu tăng liên tục và tăng kịch trần qua các phiên giao dịch. Chỉ số VN-Index từ 100
điểm trong ngày giao dịch đầu tiên, đến ngày 25/06/2001 đã tăng lên đỉnh điểm 571.04 điểm
với giá trị giao dịch mỗi phiên đạt khoảng 24 tỷ đồng, một con số đáng kể so với thị trường
mới và còn rất khan hiếm hàng hoá. Một điểm đáng nói, giá các cổ phiếu biến động hầu như
cùng chiều nhau và cùng chiều với chỉ số VN-Index.
Đồ thị 1: Chỉ số VN-Index giai đoạn 1
Nguồn: www.vietstock.com.vn 1.2)
Giai đoạn 2: từ 25/06/2001 đến 24/10/2003
Giai đoạn này thị trường đã tuột dốc. Giá chứng khoán thường rớt ở mức sàn, một số phiên
đứng giá và khối lượng giao dịch giảm hẳn. Mặc dù UBCKNN đã tăng biên độ giao dịch lên + -
5% từ đầu tháng 01/2003 ( sau khi hạ thấp biên độ xuống + - 3% từ 09/10/2001) đồng thời áp dụng
các biện pháp kỹ thuật để phát triển thị trường như giảm lô giao dịch, cho phép nhà đầu tư nước
ngoài được mở tài khoản giao dịch tại các công ty chứng khoán…nhưng thị trường vẫn không có
dấu hiệu phục hồi. Chỉ số VN-Index giảm liên tục và giảm đến mức “đáy” là 130.9 điểm vào ngày
24/10/2003, giảm hơn 440 so với “đỉnh” của nó ở năm 2001. Ước tính mỗi phiên giao dịch, chỉ số
VN-Index mất khoảng 0.29%. Cũng giống như giai đoạn trước, sự biến động của các cổ phiếu cũng lOMoARcPSD| 50000674
không có sự tách biệt. Các cổ phiếu cùng giảm theo chỉ số VN-Index. Nguyên nhân là do “ tâm lý
bầy đàn” của nhà đầu tư bất chấp những giá trị tính toán thực tế, triển vọng phát triển, tình hình
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Họ thường đưa ra quyết định mua, bán chứng khoán rất
giống nhau. Hậu quả là gây ra những biến động lớn trên thị trường, khi các cổ phiếu cùng nhau
tăng giá, khi thì đồng loạt giảm giá. Thị trường còn biến động như thế là do tính thanh khoản của
các cổ phiếu niêm yết rất thấp. Điều này là vì số lần khớp lệnh trên thị trường còn rất thấp. Giai
đoạn này thị trường chỉ áp dụng phương thức
khớp lệnh định kỳ. Độ thanh khoản thấp như vậy khiến nhà đầu tư rất khó bán cổ phiếu khi giá
đang giảm và cũng rất khó mua cổ phiếu khi giá đang tăng.
Đồ thị 2: Chỉ số VN-Index giai đoạn 2
Nguồn: www.vietstock.com.vn
1.3) Giai đoạn 3: từ 24/10/2003 đến 03/08/2006
Giai đoạn này thị trường đã có xu hướng phục hồi. Nhưng lại có dấu
hiệu hoạt động cầm chứng. Chỉ số VN-Index không có biến động nhiều.
Ngoài mức cao nhất đạt được là 632.69 điểm vào ngày 25/04/2006, nhìn
chung VN-Index dao động quanh mức 200-350 điểm. Giá giao dịch của từng
loại cổ phiếu niêm yết cũng không có sự biến động mạnh. Tuy nhiên, các cổ
phiếu vẫn còn cùng tăng, cùng giảm. lOMoARcPSD| 50000674
Đồ thị 3: Chỉ số VN-Index giai đoạn 3
Nguồn: www.vietstock.com.vn
1.4) Giai đoạn 4: từ 03/08/2006 đến 13/03/2007.
Đây có thể xem là giai đoạn thị trường chứng khoán hoạt động sôi nổi nhất. Thị
trường mở rộng cả về quy mô, chất lượng hàng hóa lẫn số lượng cổ phiếu. Số cổ phiếu
niêm yết đã tăng hơn 303% so với năm 2005 ; tổng giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán
đạt 16 tỷ USD, chiếm khoảng 22,7% GDP. Bên cạnh đó là sự ra đời của các định chế tài
chính: 23 quỹ đầu tư tài chính, hơn 40 công ty chứng khoán, 12 công ty quản lý quỹ, 3 quỹ
đầu tư và 6 ngân hàng hoạt động lưu ký chứng khoán. Ngoài ra, số tài khoản của nhà đầu
tư tăng gấp 3 lần năm 2005.
Chỉ số VN-Index tăng rất nhanh, đạt mức kỷ lục cao nhất từ trước đến nay là
1170,67 điểm vào ngày 13/3/2007. Nguyên nhân của sự gia tăng mạnh mẽ và có vẻ bất hợp
lý này chủ yếu là do tính không chuyên nghiệp của các nhà đầu tư dẫn đến thái độ tin tưởng
một cách thái quá vào các tin đồn. Điển hình là việc tin tưởng vào đánh giá lạc quan về thị
trường chứng khoán Việt Nam của Merrill Lynch, một trong những tổ chức kinh doanh
chứng khoán hàng đầu thế giới. Ngoài ra, việc Việt Nam gia nhập WTO và tổ chức thành
công Hội nghị APEC vào tháng 11 cộng với dự báo về khả năng có một làn sóng đầu tư
mới vào Việt Nam góp phần tạo nên cơn sốt giá vào những ngày cuối năm 2006 đầu 2007.
Đồ thị 4: Chỉ số VN-Index giai đoạn 4 lOMoARcPSD| 50000674
Nguồn: www.vietstock.com.vn
1.5) Giai đoạn 5: Từ 13/03/2007 đến nay ( 01/04/2008 )
Tiếp đà phát triển mạnh mẽ của giai đoạn trước, trong 3 quý còn lại của 2007 mặc dù thị
trường có dấu hiệu đi xuống nhưng nhìn chung vẫn tăng trưởng về quy mô và thành phần
tham gia ( đến nay có 528 loại chứng khoán được niêm yết trên thị trường với tổng giá trị
niêm yết là 101.345.715,88 triệu đồng ) lOMoARcPSD| 50000674 lOMoARcPSD| 50000674
Đồ thị 5: Chỉ số VN-Index giai đoạn 5
Nguồn: www.vietstock.com.vn NHẬN XÉT:
Qua phân tích các giai đoạn trên, có thể thấy TTCK nước ta biến động khá phức tạp: giai đoạn 1 thị
trường tăng, giai đoạn 2 thị trường giảm liên tục, giai đoạn 3 thị trường tăng trở lại nhưng tăng không
mạnh mẽ, bước sang giai đoạn 4 thị trường tăng mạnh mẽ và sang giai đoạn năm thị trường giảm đáng
kể. Mặc dù mỗi giai đoạn có đặc trưng riêng nhưng điểm chung là những biến động phức tạp đó của
chỉ số VN-Index không bị ảnh hưởng bởi kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết hay
tình hình của nền kinh tế mà do tâm lý của nhà đầu tư. Chỉ số giá chứng khoán leo thang không biết
dừng khi nền kinh tế đang có biểu hiện của sự trì trệ và ngược lại nó lại suy giảm nghiêm trọng dù các
công ty niêm yết có dấu hiệu hoạt động kinh doanh hiệu quả. Đây là biểu hiện cho thấy TTCK Việt Nam còn khá non yếu.
Bên cạnh đó, hơn 90% nhà đầu tư kinh doanh chứng khoán trên thị trường là cá nhân, chiếm hơn 70%
lượng cổ phiếu giao dịch. Trong đó, có khá nhiều cá nhân mới tham gia thị trường, kiến thức và kinh
nghiệm về đầu tư chứng khoán còn hạn chế. Họ chịu ảnh hưởng rất nặng tâm lý đám đông, bầy đàn.
Thêm vào đó, đa số nhà đầu tư không nhằm mục đích đầu tư lâu dài mà chủ yếu kinh doanh chênh lệch
giá, đầu cơ gây ra hiện tượng tranh mua, tranh bán giữa các nhà đầu tư làm cho thị trường điều chỉnh
không kịp, lúc thì giá bị đẩy lên rất cao, khi thì tụt xuống cực thấp.