-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Phân tích liên minh giai cấp và tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Liên hệ thực tiễn Việt Nam | Bài tập lớn môn Chủ nghĩa xã hội Neu
Phân tích liên minh giai cấp và tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Liên hệ thực tiễn Việt Nam | Tiểu luận môn Chủ nghĩa xã hội Neu được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (LLNL1107)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45740413
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -------***-------
BÀI TẬP LỚN MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: Phân tích liên minh giai cấp và tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên
CNXH. Liên hệ thực tiễn Việt Nam . HÀ NỘI, NĂM 2020 - MỤC LỤC Lời nói đầu Chương 1:Lý luận chung
1. Tính tất yếu và cơ sở khách quan của liên minh lOMoAR cPSD| 45740413
1.1. Tính tất yếu của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức
1.1.1. Tất yếu trên lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật
1.1.2. Tất yếu trên lĩnh vực chính trị - xã hội 1.2. Cơ sở khách quan
2. Nội dung của liên minh 2.1. Nội dung kinh tế 2.2. Nội dung chính tr
2.3. Nội dung văn hóa xã hội
3. Nguyên tắc cơ bản của liên minh
Chương 2: Liên hệ thực tiễn Việt Nam
1. Đặc điểm của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức Việt Nam
2. Nội dung cơ bản của liên minh công - nông - trí thức trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam và hướng đi trong tương lai Kết luận Tài liệu tham khảo LỜI NÓI ĐẦU
Sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và công
cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã trải qua muôn vàn khó
khăn, gian khổ nhưng đã đạt được những thành tựu to lớn, rất quan trọng và vẻ vang. Một
trong những nhân tố quyết định thắng lợi của Cách mạng chính là liên minh công – nông
– trí thức. Liên minh này tạo nên sức mạnh vô địch, thể hiện bản lĩnh, trí tuệ và sự dũng
cảm phi thường của con người Việt Nam. Với một quá khứ hào hùng, oanh liệt của liên
minh các tầng lớp giai cấp công - nông - trí, với những con người anh hùng đã góp mình
vào công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, giờ đây những con người thuộc cái tầng
lớp, giai cấp này họ đang phài sống trong thực trạng như thế nào trong xã hội của nước ta
hiện nay? Em xin làm rõ vấn đề này và phương hướng cơ bản để xây dựng một liên minh
công - nông - trí vững mạnh, đủ sức xây dựng, đưa nước ta phát triển thành một nước
công nghiệp hóa - hiện đại hóa trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội. lOMoAR cPSD| 45740413 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG
1. Tính tất yếu và cơ sở khách quan của liên minh
1.1. Tính tất yếu của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức
- Qua thực tiễn cách mạng châu Âu thế kỷ XIX, đặc biệt là cách mạng Pháp, C.Mác rút
ra kết luận, cuộc đấu tranh giành chính quyền của giai cấp công nhân sẽ không giành
được thắng lợi nếu nó không được sự ủng hộ của giai cấp nông dân. Công xã Pari (1871)
là cuộc cách mạng vô sản, thiết lập nên nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên, nhưng
nhà nước đó chỉ tồn tại trong 72 ngày. Khi phân tích nguyên nhân thất bại của công xã,
C. Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ, do giai cấp công nhân không liên minh được với giai
cấp nông dân nên không tạo ra được cơ sở chính trị-xã hội rộng lớn và vững chắc để
bảo vệ chính quyền của giai cấp công nhân. Do đó cuộc đấu tranh chống lại sự áp bức
bóc lột của giai cấp tư sản sẽ không thể dành được thắng lợi nếu giai cấp công nhân
không liên minh được với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác.
- Kế thừa và phát triển những tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen vào việc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước Nga sau cách mạng tháng 10 năm 1917, V.I.Lênin đã khẳng định
sự cần thiết phải thực hiện liên minh giữa các giai cấp và các tầng lớp lao động, nhất là
tầng lớp trí thức.Vận dụng sáng tạo tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, dưới sự lãnh
đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
1.1.1. Tất yếu trên lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật
- Do quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặt ra yêu cầu khách quan phải gắn pháttriển
nông nghiệp với công nghiệp và khoa học - công nghệ để hình thành nền kinh tế thống
nhất, tạo ra cơ sở vật chất - kỹ thuật cần thiết cho chủ nghĩa xã hội. Mặt khác, là một
nước nông nghiệp lạc hậu xây dựng chủ nghĩa xã hội, nên nông dân chiếm số đông
trong dân cư, do đó phải đặc biệt coi trọng phát triển nông nghiệp trong sự gắn bó khăng
khít với công nghiệp và khoa học công nghệ. Khoa học - công nghệ cũng chỉ phát triển
được khi nó hướng tới phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và các lĩnh vực khác
của đời sống xã hội.
- Từ yêu cầu khách quan của sản xuất như vậy nên các chủ thể của ba lĩnh vực này lànông
dân, công nhân, trí thức cũng phải gắn bó, liên minh chặt chẽ với nhau để cùng thực
hiện những nhu cầu và lợi ích chung của mình.
1.1.2. Tất yếu trên lĩnh vực chính trị - xã hội
- Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, cần phải có lực lượng, trong đó, côngnhân,
nông dân, tầng lớp trí thức là ba lực lượng không chỉ chiếm số đông trong dân cư, mà
còn là lực lượng cơ bản để thực hiện xây dựng chủ nghĩa xã hội, do đó phải thực hiện
liên minh công - nông - trí thức để tạo thành cơ sở của nhà nước, của khối đại đoàn kết lOMoAR cPSD| 45740413
toàn dân. Song khối liên minh này phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp
công nhân, điều này là do địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân qui định.
- Liên minh công - nông - trí thức là nhu cầu giữ vững vai trò lãnh đạo của giai cấpcông
nhân, nhu cầu tự giải phóng của nông dân và nhu cầu phát triển của trí thứ 1.2. Cơ sở khách quan
- Liên minh công nông là nhu cầu nội tại của cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo nên động
lực cách mạng, đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân, là điều kiện quyết
định thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành chính quyền và công cuộc cải tạo và xây dựng xã hội mới.
- Liên minh công nông xuất phát từ mối liên hệ tự nhiên gắn bó và sự thống nhất lợi ích
cơ bản của giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. Cả hai giai cấp đều là những người
lao động bị áp bức vì vậy có cùng mục tiêu, nguyện vọng muốn giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất cộng;
- Liên minh công nông là do sự gắn bó thống nhất giữa sản xuất công nghiệp với sản xuất
nông nghiệp- hai ngành sản xuất chính trong xã hội. Nếu không có sự liên minh chặt
chẽ giữa công nhân và nông dân thì hai ngành kinh tế này không thể phát triển được.
2. Nội dung của liên minh
- Từ sự phân tích trên, có thể hiểu: liên minh công - nông - trí thức là sự hợp tác
toàndiện giữa công nhân, nông dân và trí thức trong các mặt khác nhau của đời sống
xã hội nhằm thực hiện những nhu cầu và lợi ích của mỗi lực lượng trong khối liên
minh, cũng như vì lợi ích chung của cả ba lực lượng và vì lợi ích của đất nước, của
dân tộc. - Liên minh công - nông - trí thức bao gồm 3 nội dung cơ bản. 2.1. Nội dung kinh tế
- Là nội dung cơ bản nhất, quyết định nhất, là cơ sở cho liên minh trên các lĩnh vực khác
- Liên minh công nông trên lĩnh vực kinh tế là kết hợp và giải quyết đúng đắn nhu
cầu, lợi ích kinh tế công nhân, nông dân, trí thức và lợi ích của xã hội.
- Liên minh kinh tế thể hiện thông qua sự hợp tác, trao đổi về mặt kinh tế giữa kinh
tế công nghiệp và kinh tế nông nghiệp; qua vai trò của nhà nước với hệ thống chính
sách đối với nông nghiệp, công nghiệp, đối với công nhân, nông dân. 2.2. Nội dung chính trị lOMoAR cPSD| 45740413
- Trong giai đoạn đấu tranh giành chính quyền, liên minh công – nông - trí thức nhằm
lật đổ chính quyền của giai cấp thống trị cũ, giành lấy chính quyền về tay giai cấp
công nhân và nhân dân lao động.
- - Liên minh công - nông - trí thức được xây dựng và củng cố vững chắc nhằm đảm
bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với toàn xã hội, nhằm tạo cơ sở
vững chắc cho khối đại đoàn kết toàn dân để tạo ra sức mạnh vượt qua mọi khó
khăn thử thách, đập tan âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
- Để thực hiện liên minh chính trị cần xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
2.3. Nội dung văn hóa xã hội
- Liên minh công – nông – trí thức nhằm xoá bỏ bất công, bất bình đẳng xã hội, xây
dựng các chuẩn mực xã hội trên lập trường của giai cấp công nhân, tạo môi trường
thuận lợi cho công, nông, trí thưc và các tầng lớp nhân dân lao động hoạt động đạt hiệu quả cao.
- Liên minh công - nông - trí thức nhằm xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đàbản
sắc dân tộc. Trong nội dung này, trí thức giữ vai trò đặc biệt quan trọng.
3. Nguyên tắc cơ bản của liên minh
- Đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân trong khối liên minh. Đây là vấn
đề có tính nguyên tắc để có thể từng bước thực hiện mục tiêu, lợi ích của liên minh
trên lập trường của giai cấp công nhân.
- Đảm bảo nguyên tắc tự nguyện để khối liên minh bền vững, lâu dài.
- Kết hợp và giải quyết đúng đắn lợi ích của các giai cấp và tầng lớp , vì xét cho cùng
quan hệ giữa công - nông – trí thức là quan hệ giữa các chủ thể lợi ích, mà trong đó
hệ thống lợi ích kinh tế là cơ sở quyết định nhất và nhạy cảm nhất. Họ liên kết với
nhau trước hết là nhằm thoả mãn các nhu cầu kinh tế, mưu cầu sự sống, thoát khỏi nghèo nàn.
CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM
1. Đặc điểm của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức Việt Nam
* Đặc điểm của giai cấp công nhân:
- Giai cấp công nhân Việt Nam có những yếu tố của giai cấp công nhân hiện đại, đồng
thời có những đặc điểm riêng: lOMoAR cPSD| 45740413
+ Ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam nên có điều kiện sớm giữ vai trò lãnh đạo xã
hội ngay từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
+ Phần lớn xuất thân từ nông dân nên gắn bó chặt chẽ với nông dân +
Có truyền thống yêu nước và tinh thần dân tộc, gắn bó với dân tộc.
* Đặc điểm của giai cấp nông dân:
- Giai cấp nông dân là giai cấp của những người lao động sản xuất vật chất trongnông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp...
- Phương thức sản xuất nhỏ, phân tán, kỹ thuật lạc hậu, năng suất lao động thấp.
- Nông dân là người lao động - đây là mặt cơ bản nhất và tích cực cần phải đượcphát
huy trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, nông dân là người tư hữu nhỏ
(vì họ có sở hữu tư liệu sản xuất nhỏ như ruộng đất, các tư liệu lao động) - Đây là mặt hạn
chế cần phải khắc phục trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên tư hữu
của người nông dân khác về bản chất so với tư hữu của các giai cấp thống trị bóc lột, vì
nông dân không dựa trên tư hữu này để bóc lột các giai cấp, tầng lớp khác, mà chỉ để phục
vụ cho chính cuộc sống của họ và gia đình họ.
- Giai cấp nông dân không có hệ tư tưởng riêng. Tư tưởng của họ phụ thuộc vào hệtư
tưởng của giai cấp thống trị xã hội.
- Trong một nước nông nghiệp, nông dân chiếm số đông và là lực lượng có khảnăng
cách mạng to lớn nếu giai cấp công nhân khéo tổ chức và khéo lãnh đạo.
* Đặc điểm của tầng lớp trí thức:
- Lao động của trí thức là lao động trí óc phức tạp và sáng tạo. Họ hoạt động chủyếu
trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, giảng dạy, văn học, nghệ thuật, lãnh đạo và quản lý.
Sản phẩm lao động của trí thức có ý nghĩa quyết định đến năng suất, đến sự phát triển xã hội.
- Trí thức không có hệ tư tưởng riêng, nhưng có khả năng giúp giai cấp thống trịkhái
quát lý luận để hình thành hệ tư tưởng của giai cấp thống trị xã hội.
- Họ không có phương thức sản xuất riêng và địa vị kinh tế - xã hội độc lập.
- Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, cùng với giai cấp công nhân, giai cấp nôngdân,
trí thức cũng đóng góp phần to lớn vào sự nghiệp cách mạng. ở nước ta, dưới sự lãnh đạo
của Đảng cộng sản Việt Nam , trí thức đã có những đóng góp to lớn trong cuộc cách mạng
giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Ngày nay, khi khoa học - công nghệ ngày càng phát triển thì trí thức càng có vaitrò quan trọng. lOMoAR cPSD| 45740413
2. Nội dung cơ bản của liên minh công - nông - trí thức trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và hướng đi trong tương lai
· Nội dung chính trị của liên minh:
Thực hiện liên minh công - nông - trí thức là vì nhu cầu và lợi ích chính trị cao nhất
của công nhân, nông dân, của trí thức và của cả dân tộc là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội. Nhưng để đạt được mục tiêu, lợi ích chính trị cơ bản đó khi thực hiện liên minh lại
không thể dung hòa lập trường chính trị của 3 giai tầng mà phải trên lập trường tư tưởng
chính trị của GCCN. Bởi vì, chỉ có phấn đấu thực hiện mục tiêu lý tưởng của GCCN thì
mới thực hiện được đồng thời cả nhu cầu lợi ích chính trị cơ bản của công nhân, nông dân,
trí thức và của dân tộc là lập dân tộc và CNXH.
Trong quá trình thực hiện nội dung chính trị của liên minh, phải đảm bảo giữ vững
lập trường chính trị - tư tưởng của giai cấp công nhân và khối liên minh này, đồng thời phải
đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản của giai cấp công nhân đối với khối liên minh
công - nông - trí thức. Đảng Cộng sản từ trung ương đến cơ sở phải vững mạnh về chính
trị, tư tưởng và tổ chức để lãnh đạo khối liên minh và lãnh đạo xã hội là vấn đề có ý nghĩa
như 1 nguyên tắc về chính trị của liên minh. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, liên minh
công- nông- trí thức ở nước ta còn làm nòng cốt cho liên minh chính trị rộng lớn nhất là
Mặt trận Tổ quốc, là cơ sở để xây dựng nền dân chủ XHCN, đồng thời là nền tảng cho nhà
nước XHCN ngày càng được củng cố lớn mạnh để bảo vệ tổ chức và xây dựng CNXH.
Nội dung chính trị của liên minh không tách rời nội dung, phương thức đổi mới hệ
thống chính trị trên phạm vi cả nước. Dưới góc độ của liên minh, cần cụ thể hóa việc đổi
mới về nội dung tổ chức và phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị trong GCCN,
nông dân và trí thức. Nội dung chính trị cấp thiết nhất hiện nay là triển khai thực hiện “Quy
chế dân chủ ở cơ sở”, nhất là ở nông thôn. Để thực hiện tốt nội dung chính trị của liên
minh, cần phải từng bước xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
· Nội dung kinh tế của liên minh:
Trong số các nội dung của liên minh, đây là nội dung cơ bản và có ý nghĩa quyết định
nhất, là cơ sở vật chất kỹ thuật vững chắc của liên minh trong thời kỳ quá độ. Nội dung
kinh tế của liên minh được biểu hiện ở những điểm cơ bản sau:
- Xác định đúng tiềm lực kinh tế và nhu cầu kinh tế của công nhân, nông dân, tríthức
và toàn xã hội, từ đó mới có hướng đầu tư và tổ chức hoạt động kinh tế đúng, tránh sự đầu
tư không có hiệu quả và lãng phí.
- Xác định đúng cơ cấu kinh tế (của cả nước, của ngành, địa phương, cơ sở sảnxuất
...). Ví dụ Đảng ta xác định cơ cấu kinh tế chung của cả nước hiện nay là: công nông nghiệp lOMoAR cPSD| 45740413
- dịch vụ, đồng thời đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với kinh tế tri thức. Điều
này thể hiện rõ nội dung kinh tế của liên minh công - nông - trí thức, là môi trường và điều
kiện để gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp với nông nghiệp và khoa học công nghệ, từ đó
tăng cường hơn nữa khối liên minh công - nông - trí thức.
- Tổ chức các hình thức giao lưu, hợp tác, liên kết kinh tế giữa công nghiệp - nông
nghiệp - khoa học, công nghệ; giữa các ngành kinh tế; các thành phần kinh tế, các vùng
kinh tế; giữa trong nước và quốc tế để phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống
cho công nhân, nông dân, trí thức và toàn xã hội.
- Đa dạng hoá các hình thức sở hữu trong công nghiệp, nông nghiệp, khoa học vàcông
nghệ. Từng bước hình thành quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, trong đó, thực hiện công
hữu hóa các tư liệu sản xuất chủ yếu và kinh tế Nhà nước phải vươn lên giữ vai trò chủ đạo
và cùng kinh tế tập thể trở thành nền tảng kinh tế của nền kinh tế đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Chú trọng mối quan hệ giữa Nhà nước và nông dân thông qua hệ thống cơ quannhà
nước; hệ thống pháp luật và chính sách khuyến nông; hệ thống kinh tế nhà nước và hệ
thống tổ chức hỗ trợ khuyến nông. Các cơ sở kinh tế Nhà nước, Nhà nước có những chính
sách hợp lý thể hiện quan hệ của mình với nông dân, tạo điều kiện cho liên minh phát triển.
Nông nghiệp và nông thôn không chỉ là một ngành kinh tế, một khu vực kinh tế mà còn là
một lĩnh vực mang ý nghĩa sinh thái xã hội.
- Đối với tri thức, Nhà nước cần phải đổi mới và hoàn chỉnh các luật, chính sách
cóliên quan trực tiếp đến sở hữu trí tuệ như chính sách phát triển khoa học và công nghệ,
giáo dục và đào tạo, về bản quyền tác giả, về báo chí, xuất bản, về văn học nghệ thuật…
Hướng các hoạt động của trí thức vào việc phục vụ công- nông, gắn với cơ sở sản xuất và
đời sống toàn xã hội.
· Nội dung văn hoá, xã hội của liên minh: Nội dung này bao gồm :
- Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huybản
sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Nội dung xã hội mang ý nghĩa kinh tế và chính trị cấp thiết trước mắt của liênminh
là tạo nhiều việc làm có hiệu quả, đồng thời kết hợp các giải pháp cứu trợ, thực hiện xoá
đói giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
- Đổi mới và thực hiện tốt các chính sách xã hội, đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ xã hộitrong
công nhân, nông dân, trí thức cũng là nội dung xã hội cần thiết, đồng thời còn mang ý nghĩa
giáo dục truyền thống, đạo lý, lối sống… cho toàn xã hội và thế hệ mai sau.
- Nâng cao dân trí là nội dung cơ bản, lâu dài tạo điều kiện cho liên minh phát
triểnvững chắc. Trước mắt tập trung vào việc củng cố thành tựu xóa mù chữ, trước hết là lOMoAR cPSD| 45740413
đối với nông dân, nhất là ở miền núi. Nâng cao kiến thức về khoa học công nghệ, về chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Khắc phục các tệ nạn xã hội, các hủ tục lạc hậu, các biểu hiện
tiêu cực như tham nhũng, quan liêu. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Do vậy,
phải phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao kiến thức về khoa học - công nghệ ; chống các
biểu hiện tiêu cực và tệ nạn xã hội.
- Xây dựng qui hoạch tổng thể về phát triển khu công nghiệp, khu đô thị phải gắnvới
đảm bảo phát triển nông thôn và nông nghiệp bền vững với kết cấu hạ tầng ngày càng thuận
lợi và hiện đại. Xây dựng các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, các công trình phúc
lợi công cộng 1 cách tương xứng, hợp lý ở các vùng nông thôn, đặc biệt là vùng núi, vùng
sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Ví dụ : trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, việc
lấy đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, cơ sở hạ tầng là điều tất
yếu, song phải gắn liền với giải quyết việc làm cho người lao động, đảm bảo môi trường
sinh thái và phát triển bền vững. KẾT LUẬN
Vấn đề liên minh giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức là nòng cốt của
khối đại đoàn kết dân tộc, là chỗ dựa chủ yếu của Đảng và nhà nước, sự liên minh này
chính là động lực chủ yếu để phát triển đất nước, thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân
nhằm thực hiện thành công công cuộc xây dựng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đó không phải là ý muốn chủ quan mà là một tất yếu khách quan do điều kiện lịch sử
kinh tế xã hội quy định và cho phép làm điều đó cũng như do yêu cầu cách mạng đòi hỏi lOMoAR cPSD| 45740413
phải làm như vậy. Muốn có khối liên minh đó ngày càng phát huy được tác dụng mạnh
mẽ, thì Đảng và nhà nước phải kịp thời ban hành và thực thi các chính sách nhằm tăng
cường sự thống nhất về lợi ích giữa các giai cấp đồng thời phải coi trọng lãnh đạo, xây
dựng và kiện toàn các tổ chức của nó, làm cho các tổ chức đó thực sự là chỗ dựa tin cậy
của hội viên, đoàn viên, là chỗ dựa vững chắc của Đảng và nhà nước trong nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình chủ nghĩa xã hôi khoa học