-
Thông tin
-
Quiz
Phân tích lợi ích chi phí môn Phân tích đầu tư | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
IRR (Internal Rate of Return) là tỷ suất hoàn vốn nội bộ. Chỉ số nàythể hiện tỷ lệ lợi nhuận hàng năm dự kiến thu được từ một dự án haykhoản đầu tư. Khi tính IRR, các yếu tố tác động bên ngoài sẽ được loại bỏ.Các yếu tố đó có thể là chi phí vốn hay lạm phát. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Phân tích đầu tư (HVNN) 10 tài liệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Phân tích lợi ích chi phí môn Phân tích đầu tư | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
IRR (Internal Rate of Return) là tỷ suất hoàn vốn nội bộ. Chỉ số nàythể hiện tỷ lệ lợi nhuận hàng năm dự kiến thu được từ một dự án haykhoản đầu tư. Khi tính IRR, các yếu tố tác động bên ngoài sẽ được loại bỏ.Các yếu tố đó có thể là chi phí vốn hay lạm phát. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Phân tích đầu tư (HVNN) 10 tài liệu
Trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:



Tài liệu khác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47270246
MÔN: PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ CƠ HỘI
CHỦ ĐỀ: TRÌNH BÀY VỀ CHỈ TIÊU IRR TRONG PHÂN TÍCH LỢI ÍCH VÀ CHI
PHÍ. PHÂN TÍCH ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM KHI SỬ DỤNG CHỈ TIÊU TRÊN KHI
ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN DỰ ÁN? NỘI DUNG
1.1 TRÌNH BÀY VỀ CHỈ TIÊU IRR TRONG PHÂN TÍCH LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ
1.1.1 Khái niệm về IRR
IRR (Internal Rate of Return) là tỷ suất hoàn vốn nội bộ. Chỉ số này thể
hiện tỷ lệ lợi nhuận hàng năm dự kiến thu được từ một dự án hay khoản
đầu tư. Khi tính IRR, các yếu tố tác động bên ngoài sẽ được loại bỏ. Các yếu
tố đó có thể là chi phí vốn hay lạm phát.
1.1.2 Phương thức xác định chỉ số IRR
Chỉ số IRR được xác định dựa trên một chỉ số khác là chỉ số NPV (Net
Present Value – Giá trị hiện tại ròng).
NPV là hiệu số giữa giá trị hiện tại của dòng tiền thu về trong tương
lai và chi phí bỏ ra hiện tại. Nó chính là lợi nhuận của một dự án đầu tư.
Công thức tính chỉ số NPV là: Trong đó: •
C0: chi phí bỏ ra ban đầu của nhà đầu tư (t=0) •
Ct: Giá trị hiện tại của dòng tiền thu về tại thời gian t • r: tỷ lệ chiết khấu •
T: thời gian thực hiện dự án 1.1.3 Cách tính IRR
Nếu tỷ lệ chiết khấu làm cho giá trị NPV = 0 thì nó chính là chỉ số IRR
ước tính.Không có công thức toán học để tính IRR , mà chỉ tiêu này được
xác định một giá trị gần đúng giữa 2 giá trị đã chọn. lOMoAR cPSD| 47270246
Theo phương pháp này xác định một tỉ lệ r1 ,có NPV dương nhưng
gần với 0 và r2 có NPV âm và cũng gần với 0,r1 và r2 sát nhau cách nhau không quá 0,05
1.1.4 Dựa vào IRR để quyết định lựa chọn dự án
IRR có thể được sử dụng để lựa chọn dự án trong trường hợp dự án
không loại trừ nhau và không bị hạn chế về ngân sách. Lưu ý:
1.Nguyên tắc quyết định lựa chọn là chọn các dự án ở đó có tỷ lệ chiết
khấu r của mục tiêu đặt ra nhỏ hơn IRR
2.Tính IRR chỉ phù hợp với dự án có lợi ích ròng thông thường và
truyền thống nếu không nó sẽ cho kết quả sai
3.Đôi khi có nhiều IRR trong một dự án. Trong trường hợp này IRR trở
lên không cần thiết hoặc ko có ý nghĩa trong phân tích
4. Khi dự án là loại trừ nhau, hoặc ngân sách bị hạn chế, thì IRR không
có ý nghĩa trong sắp xếp các dự án.
1.2 PHÂN TÍCH ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM KHI SỬ DỤNG CHỈ TIÊU TRÊN KHI ĐƯA RA
QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN DỰ ÁN 1.2.1 Ưu điểm 1.
Doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp vừa và nhỏ đều có thể sử dụng. 2.
IRR có tính độc lập với số vốn ban đầu, nó được tính theo tỷ lệ
phần trăm. Nhờ vậy, giúp nhà đầu tư so sánh ,đối chiếu các dự án có quy
mô khác nhau trở nên dễ dàng hơn. 3.
IRR được tạo ra với mục đích để xem lãi suất tối đa mà doanh
nghiệp chủ dự án đầu tư có thể chịu được. Từ đó mà có thể đưa ra chiến
lược hiệu quả cho việc định mức lãi suất phù hợp lOMoAR cPSD| 47270246 4.
IRR dễ tính toán nên thuận tiện trong việc so sánh và đánh giá
cơ hôị đầu tư của các dự án ,đánh giá tương đối mức độ rủi ro của từng dự
án khác nhau để đưa ra quyết định thích hợp. 5.
Gợi ý cho việc lựa chọn lãi suất cho dự án, cho biết được tỷ lê
lãị suất cao nhất mà dự án có thể chấp nhận được. 6.
Chỉ ra ngưỡng giới hạn chấp nhận được của chi phí sử dụng
vốn, nếu vượt quá ngưỡng này thì dự án không khả thi, không nên đầu tư. Tóm lại:
IRR là một công cụ hữu ích để đánh giá và so sánh hiệu quả của các dự án đầu tư.
Nó giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt và tối ưu hóa lợi nhuận. 1.2.2 Nhược điểm 1.
Giả định không thực tế: IRR đưa ra giả định rằng dòng tiền thu
được từ dự án sẽ được tái đầu tư với cùng một tỷ suất sinh lợi, điều này
không thường xảy ra trong thực tế. 2.
Khó so sánh: Việc so sánh các dự án khác nhau dựa trên IRR
gặp nhiều khó khăn do sự khác biệt về quy mô, thời gian và các yếu tố khác. 3.
Kết quả không duy nhất: Trong một số trường hợp, IRR có thể
không có giá trị duy nhất hoặc có nhiều giá trị, gây khó khăn cho việc phân tích. 4.
Không phản ánh đầy đủ thông tin: IRR chỉ tập trung vào tỷ suất
sinh lợi trung bình mà không xem xét đến quy mô, thời điểm của dòng tiền,
cũng như rủi ro của dự án. 5.
Phức tạp trong tính toán: Việc tính toán IRR có thể phức tạp và
tốn thời gian, đặc biệt đối với các dự án có dòng tiền phức tạp. 6.
Không phù hợp với mọi trường hợp: IRR có thể không chính
xác hoặc không phù hợp với các dự án nhỏ, các dự án có dòng tiền biến
động hoặc các dự án có thời gian thực hiện khác nhau. Tóm lại:
mặc dù IRR là một công cụ hữu ích để đánh giá khả năng sinh lời của dự án,
nhưng nó có những hạn chế nhất định và không nên được sử dụng một cách
độc lập. Để đưa ra quyết định đầu tư chính xác, cần kết hợp IRR với các chỉ
số khác và phân tích kỹ lưỡng các yếu tố liên quan đến dự án. Hết NGUỒN THAM KHẢO