Vai trò của nguồn vốn đầu tư trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế môn Phân tích đầu tư | Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Tăng trưởng kinh tế thường được quan niệm là sự tăng thêm (hay giatăng) về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Phát triển kinh tế có thể hiều là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tếtrong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lựơng (tăngtrưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội.Tài  liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:
Trường:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu

Thông tin:
3 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Vai trò của nguồn vốn đầu tư trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế môn Phân tích đầu tư | Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Tăng trưởng kinh tế thường được quan niệm là sự tăng thêm (hay giatăng) về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Phát triển kinh tế có thể hiều là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tếtrong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lựơng (tăngtrưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội.Tài  liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

77 39 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD| 47270246
Tăng trưởng kinh tế thường được quan niệm là sự tăng thêm (hay gia tăng) về quy mô sản lượng
của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định
Phát triển kinh tế có thể hiều là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế
trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lựơng (tăng
trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội.
Vai trò của vốn đầu tư tới tăng trưởng và phát triển kinh tế
Vốn điều kiện hàng đầu của tăng trưởng phát triển mọi quốc gia. Riêng đối với các nước
kém phát triển, để đạt được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, cần phải có một khối lượng vốn rất
lớn. Điều y càng được khẳng định chắc chắn khi nghiên cứu vai trò của vốn đầu với tăng
trưởng và phát triển của mọi đất nước.
Vai trò của vốn trong nước
Theo kinh nghiệm phát triển thì đây là nguồn vốn cơ bản, có vai trò quyết định chi phối mọi hoạt
động đầu phát triển trong nước . Trong lịch sử phát triển các nước trênphương diện lý luận
chung, bất kỳ nước nào cũng phải sử dụng lực lượng nội bộ là chính . Sự chi viện bổ sung từ bên
ngoài chỉ tạm thời, chỉ bằng cách sử dụng nguồn vốn đầu tư trong nước hiệu quả mới nâng
cao được vai trò của nó và thực hiện được các mục tiêu quan trọng đề ra của quốc gia.
Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (NSNN)
Đầu tư từ NSNN là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ khối lượng đầu tư
vị trí rất quan trọng trong việc tạo ra môi trường đầu thuận lợi nhằm đẩy mạnh đầu
của mội thành phần kinh tế theo định hướng chung của kế hoạch, chính sách và pháp luật đồng
thời trực tiếp tạo ra năng lực sản xuất của một số lĩnh vực quan trọng nhất của nền kinh tế, đảm
bảo theo đúng định hướng của chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội .
Với vai trò công cụ thúc đẩy tăng trưởng, ổn định điều điều tiết mô, vốn NSNN đã được
nhận thức và vận dụng khác nhau tu thuộc quan niệm của mỗi quốc gia. Trong thực tế điều hành
chính sách tài khoá, Nhà nước có thể quyết định tăng, giảm thuế, quy mô thu chi ngân sách nhắm
tác động vào nền kinh tế. Tất cả những điều đó thể hiện vai trò quan trọng của NSNN với tư cách
là công cụ tài chính vĩ mô sắc bén nhất hữu hiệu nhất, là công cụ bù đắp những khiếm
khuyết của thị trường, đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái …
Vốn đầu tư từ các doanh nghiệp
Đây nguồn vốn sự phát triển đổi thay khá mạnh khi nền kinh tế sự chuyển biến. Các
doanh nghiệp luôn lực lượng đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nêu gương
về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế hội chấp hành pháp luật. Nên nguồn vốn xuất phát
từ vai trò hữu hiệu hỗ trợ cho sự định hướng điều tiết nền kinh tế. Vốn đầu của
nhân dân
Nguồn vốn tiết kiệm của dân phụ thuộc rất lớn vào thu nhập chi tiêu của các hộ gia đình.
Đây là một lượng vốn lớn. Nhờ có lượng vốn này mà đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu vốn
trong các doanh nghiệp, cũng giải quyết được một phần lớn công ăn việc làm cho lao dộng
nhàn rỗi trong khu vực nông thôn từ đó thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống
nhân dân.
Như vậy vốn đầu tư trong nước là nguồn bản đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế một cách liên
tục, đưa đất nước đến sự phồn vinh một cách chắc chắn và lâu bền. Tuy nhiên trong bối cảnh nền
kinh tế còn kém phát triển, khả năng tích luỹ thấp thì việc tăng cường huy động các nguồn vốn
nước ngoài để bổ sung có ý nghĩa rất quan trọng.
Vai trò của vốn nước ngoài
Nếu như vốn trong nước nguồn tính chất quyết định, vai trò chủ yếu thì vốn nước ngoài
là nguồn bổ sung quan trọng trong những bước đi ban đầu tạo ra “cú hích” cho sự phát triển. Điều
này được thể nghiệm trên các vai trò cơ bản sau:
Một là: Bổ sung nguồn vốn cho đàu tư khi mà tích luỹ nội bộ nền kinh tế còn thấp. Đối với các
nước nghèo và kém phát triển, nguồn vốn trong nước huy động được chỉ đáp ứng hơn 50% tổng
số vốn yêu cầu. Vì thế gần 50% số vốn còn lại phải được huy động từ bên ngoài. Đó là lý do
chúng ta phải tích cực thu hút vốn đầu từ nước ngoài ( bao gồm vốn hỗ trợ phát triển chính thức
- ODA, đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI…)
lOMoARcPSD| 47270246
Hai là: Đảm bảo trình độ công nghệ cao phù hợp với xu thế phát triển chung trên toàn thế giới.
Điều này giúp đẩy nhanh sự phát triển của các dịch vụ cung cấp có chất lượng và cho phép sản
xuất các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế - là cơ sở tạo nên sự bứt phá trong khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp trong nước trên thị trương quốc tế.
Ba là: Con đường ngắn nhất đưa nền kinh tế nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu
vực, cũng như bảo đảm các nghĩa vụ vay và trả nợ nhờ vào việc tăng cường được năng lực xuất
khẩu.
Bốn là: Có vai trò tích cực trong việc nâng caô chất lượng nguồn nhân lực và chuyển giao công
nghệ .
Đi sâu tìm hiểu ta có thể nhận rõ vai trò cụ thể của từng loại vốn nước ngoài.
Vốn hỗ trợ phát triển chính thức(ODA)
Đây nguồn vốn đầu tư nước ngoài tuy không quan trọng như nguồn FDI song cũng đã góp phần
giải quyết nhiều vấn đề .Chủ yếu cùng với FDI bổ sung cho vốn đầu phát triển. Ngoài ra
ODA còn vai trò quan trọng trong việc giúp các nước nghèo tiếp thu những thành tựu khoa
học,công nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực.
cuối cùng ODA giúp các nước đang phát triển điều chỉnh cấu kinh tế tạo điều kiện để
mở rộng đầu tư phát triển trong nước ở các nước đang và chậm phát triển.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Đây là nguồn vốn quan trọng nhất trong số các nguồn huy động từ nước ngoài. Không chỉ có vai
trò tích cực trong việc phát triển kinh tế xã hội, mà biểu hiện cụ thể thông qua ba tiêu chí:
Kích thích công ty khác tham gia đầu tư
Góp phần thu hút viện trợ phát triển chính thức
Gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, do đó tăng thêm tỷ lệ huy động vốn trong nước.
Ngoài ra FDI còn góp phần quan trọng vào việc đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong sản
xuất, nâng cao sức cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế.
FDI còn vai trò tích cực trong việc góp phần giải quyết việc làm quan trọng hơn cả đào
tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Số lượng lao động có việc làm và chuyên môn cao
trong nước ngày càng tăng, và điều cơ bản mà FDI đã làm được đó là không chỉ nâng cao tay nghề
mà còn thay đổi duy và phong cách lao động theo kiểu công nghiệp hiện đại, là lực lượng tiếp
thu chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiến bộ .
Từ đó hiệu quả làm việc và năng suất lao động cũng tăng nên thể hiện qua thị trường quốc tế
đẫ chấp nhận sản phẩm của các nước kém phát triển này. Chính vì vậy mà FDI còn có vai trò mở
rộng thị trường trong nước và nước ngoài.
Cuối cùng, vai trò của FDI thể hiện qua việc lành mạnh hoá các thể chế kinh tế - tài chính
chế quản lý kinh tế mô. Để thể thu hút FDI, chúng ta phải đứng trước yêu cầu cấp thiết cải
tạo hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nhằm xây dựng môi trường đầu hấp dẫn.
như thế chúng ta mới lọt vào tầm ngắm của các nhà đầu tư nước ngoài.
Đánh giá vai trò của vốn đầu tư trong tăng trưởng kinh tế TP.HCM
Trước hết, chúng ta có thể thấy, trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, tỷ lệ vốn đầu tư/GDP
của TP.HCM tăng từ 31,02% lên 39,07%, tức vốn đầu đóng góp vào sự tăng trưởng GDP.
Việc tăng tlệ y chứng tỏ TP.HCM đã một chính sách đầu rất tích cực, với mục tiêu sử
dụng vốn đầu tư để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, từ đó đóng góp vào tăng trưởng GDP của
thành phố.
Thứ hai, từ năm 2011 đến năm 2021, GDP của TP.HCM đã có mức tăng trưởng khá. Để giữ được
mức tăng trưởng này vốn đầu đã đóng góp vào tăng trưởng GDP thông qua việc tạo ra các
hội việc làm mới, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh sản xuất, tăng thu nhập cho người dân
đẩy mạnh đầu tư hạ tầng. Vốn đầu tư được sử dụng để mở rộng sản xuất, tăng cường năng lực sản
xuất, mở rộng quy mô các doanh nghiệp. Những hoạt động này tạo ra nhiều việc làm mới, giảm tỷ
lệ thất nghiệp, nâng cao đời sống của người dân và gia tăng thu nhập của các hộ gia đình, tăng thu
nhập thì tiêu dùng sẽ tăng, giúp thúc đẩy GDP.
lOMoARcPSD| 47270246
Thứ ba, khi TP.HCM những dự án đầu lớn, những doanh nghiệp nước ngoài thể quan tâm
đến thị trường này đưa ra quyết định đầu tư. Việc này tăng cường vốn đầu nước ngoài vào
thành phố, đóng góp vào tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, vốn đầu trong năm 2020 bị giảm sút,
nguyên do thể hiểu do bởi tác động của dịch Covid - 19 kéo dài. Thành phố lúc này tập trung
mục tiêu phòng, chống dịch, vì vậy, các nguồn vốn đầu tư cả khu vực công lẫn tư đều bị trì trệ, tắc
nghẽn.
Thứ , TP.HCM có chiến lược phát triển công nghiệp hỗn hợp, kết hợp giữa công nghiệp truyền
thống và công nghiệp hiện đại, tạo ra sự đa dạng trong sản xuất. Lúc y, vốn đầu tư được sử dụng
để xây dựng sở hạ tầng, nâng cao công nghệ, năng lực sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường,
điều này góp phần vào tăng trưởng GDP. Ngoài ra, với định hướng phát triển thành phố trở thành
trung tâm tài chính của khu vực, vốn đầu tư giúp phát triển các ngân hàng, công ty tài chính, cung
cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng hơn.
Vì vậy, tổng kết lại, vốn đầu tư đóng góp rất quan trọng vào tăng trưởng GDP của TP.HCM. Việc
tăng tỷ lệ vốn đầu tư/GDP và sử dụng vốn đầu một cách hiệu quả, đúng mục đích sẽ góp phần
vào tăng trưởng kinh tế của thành phố trong giai đoạn tới.
3 . Một số khuyến nghị giải pháp
Trước những thách thức trong giai đoạn sắp tới, để giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế của các
nước, để TP.HCM có thể gia tăng thu hút được vốn đầu tư trên địa bàn thành phố và thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế thành cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:
Thứ nhất, thành phố cần tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng: Đây là yếu tố quan trọng để thu hút
các nhà đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố. Các nhà đầu tư sẽ có sự tin tưởng
hơn khi các sở hạ tầng như đường giao thông, cầu đường, điện, nước, mạng internet, truyền
thông được nâng cấp và hoàn thiện. Khi nhiều nhà đầu vào thành phố, sẽ thu hút được lượng
vốn từ như nhân đưa vào sản xuất, điều này sẽ kéo theo tăng trưởng kinh tế thành phố cũng được
gia tăng.
Thứ hai, để gia tăng được vốn đầu tư, chính quyền thành phố cần phải thúc đẩy cải cách hành
chính. Việc giảm thiểu thủ tục, tăng tốc xử lý các hồ sơ đầu tư và nâng cao chất lượng dịch vụ sẽ
giúp thu hút các nhà đầu giảm chi phí đầu tư. Ngoài ra, chính quyền thành phố cũng cần tăng
cường quảng hình ảnh thương hiệu của thành phố, thông qua đó hình ảnh thương hiệu
của thành phố sẽ giúp thu hút sự quan tâm và đầu tư của các nhà đầu tư, tạo niềm tin, sự tin tưởng
về tiềm năng phát triển kinh tế của thành phố.
Thứ ba, thành phố cần sử dụng cả nguồn vốn trong khu vực tư công trong việc tập trung phát
triển ngành công nghệ thông tin và đổi mới sáng tạo, trọng yếu là các ngành, lĩnh vực công nghệ
thông tin, trí tuệ nhân tạo, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, tạo nên những sản phẩm, dịch vụ
giá trị cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước quốc tế. Khuyến khích đầu vào các
ngành tiềm năng phát triển như dịch vụ tài chính, du lịch, logistics, y tế, giáo dục - đào tạo...
Nên khuyến khích các nhà đầu đầu vào các ngành y, đồng thời đưa ra các chính sách hỗ
trợ, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành này.
Thứ , đẩy mạnh hợp tác quốc tế thông qua việc tìm kiếm và tăng cường hợp tác với các đối tác
quốc tế, tạo ra mối liên kết hỗ trợ nhau về kinh tế, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo,
văn hóa và du lịch.
Thứ năm, nâng cao năng lực quản điều hành. Việc nâng cao năng lực quản điều hành
của các quan chức năng, các doanh nghiệp, tổ chức tài chính và các nhà đầu tư sẽ giúp cải thiện
chất lượng dịch vụ, tăng cường hiệu quả hoạt động, tạo ra sự tin tưởng với các nhà đầu tư và hiệu
quả của sử dụng vốn đầu tư trên địa bàn thành phố.
| 1/3

Preview text:

lOMoAR cPSD| 47270246 •
Tăng trưởng kinh tế thường được quan niệm là sự tăng thêm (hay gia tăng) về quy mô sản lượng
của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định •
Phát triển kinh tế có thể hiều là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế
trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lựơng (tăng
trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội.
Vai trò của vốn đầu tư tới tăng trưởng và phát triển kinh tế
Vốn là điều kiện hàng đầu của tăng trưởng và phát triển ở mọi quốc gia. Riêng đối với các nước
kém phát triển, để đạt được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, cần phải có một khối lượng vốn rất
lớn. Điều này càng được khẳng định chắc chắn khi nghiên cứu vai trò của vốn đầu tư với tăng
trưởng và phát triển của mọi đất nước.
Vai trò của vốn trong nước
Theo kinh nghiệm phát triển thì đây là nguồn vốn cơ bản, có vai trò quyết định chi phối mọi hoạt
động đầu tư phát triển trong nước . Trong lịch sử phát triển các nước và trênphương diện lý luận
chung, bất kỳ nước nào cũng phải sử dụng lực lượng nội bộ là chính . Sự chi viện bổ sung từ bên
ngoài chỉ là tạm thời, chỉ bằng cách sử dụng nguồn vốn đầu tư trong nước có hiệu quả mới nâng
cao được vai trò của nó và thực hiện được các mục tiêu quan trọng đề ra của quốc gia.
Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (NSNN)
Đầu tư từ NSNN là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ khối lượng đầu tư
Nó có vị trí rất quan trọng trong việc tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi nhằm đẩy mạnh đầu tư
của mội thành phần kinh tế theo định hướng chung của kế hoạch, chính sách và pháp luật đồng
thời trực tiếp tạo ra năng lực sản xuất của một số lĩnh vực quan trọng nhất của nền kinh tế, đảm
bảo theo đúng định hướng của chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội .
Với vai trò là công cụ thúc đẩy tăng trưởng, ổn định điều điều tiết vĩ mô, vốn tư NSNN đã được
nhận thức và vận dụng khác nhau tuỳ thuộc quan niệm của mỗi quốc gia. Trong thực tế điều hành
chính sách tài khoá, Nhà nước có thể quyết định tăng, giảm thuế, quy mô thu chi ngân sách nhắm
tác động vào nền kinh tế. Tất cả những điều đó thể hiện vai trò quan trọng của NSNN với tư cách
là công cụ tài chính vĩ mô sắc bén nhất hữu hiệu nhất, là công cụ bù đắp những khiếm
khuyết của thị trường, đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái …
Vốn đầu tư từ các doanh nghiệp
Đây là nguồn vốn có sự phát triển và đổi thay khá mạnh khi nền kinh tế có sự chuyển biến. Các
doanh nghiệp luôn là lực lượng đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nêu gương
về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế xã hội và chấp hành pháp luật. Nên nguồn vốn xuất phát
từ nó có vai trò hữu hiệu hỗ trợ cho sự định hướng điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Vốn đầu tư của nhân dân
Nguồn vốn tiết kiệm của dân cư phụ thuộc rất lớn vào thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình.
Đây là một lượng vốn lớn. Nhờ có lượng vốn này mà đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu vốn
trong các doanh nghiệp, nó cũng giải quyết được một phần lớn công ăn việc làm cho lao dộng
nhàn rỗi trong khu vực nông thôn từ đó thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.
Như vậy vốn đầu tư trong nước là nguồn cơ bản đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế một cách liên
tục, đưa đất nước đến sự phồn vinh một cách chắc chắn và lâu bền. Tuy nhiên trong bối cảnh nền
kinh tế còn kém phát triển, khả năng tích luỹ thấp thì việc tăng cường huy động các nguồn vốn
nước ngoài để bổ sung có ý nghĩa rất quan trọng.
Vai trò của vốn nước ngoài
Nếu như vốn trong nước là nguồn có tính chất quyết định, có vai trò chủ yếu thì vốn nước ngoài
là nguồn bổ sung quan trọng trong những bước đi ban đầu tạo ra “cú hích” cho sự phát triển. Điều
này được thể nghiệm trên các vai trò cơ bản sau: •
Một là: Bổ sung nguồn vốn cho đàu tư khi mà tích luỹ nội bộ nền kinh tế còn thấp. Đối với các
nước nghèo và kém phát triển, nguồn vốn trong nước huy động được chỉ đáp ứng hơn 50% tổng
số vốn yêu cầu. Vì thế gần 50% số vốn còn lại phải được huy động từ bên ngoài. Đó là lý do
chúng ta phải tích cực thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài ( bao gồm vốn hỗ trợ phát triển chính thức
- ODA, đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI…) lOMoAR cPSD| 47270246 •
Hai là: Đảm bảo trình độ công nghệ cao phù hợp với xu thế phát triển chung trên toàn thế giới.
Điều này giúp đẩy nhanh sự phát triển của các dịch vụ cung cấp có chất lượng và cho phép sản
xuất các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế - là cơ sở tạo nên sự bứt phá trong khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp trong nước trên thị trương quốc tế. •
Ba là: Con đường ngắn nhất đưa nền kinh tế nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu
vực, cũng như bảo đảm các nghĩa vụ vay và trả nợ nhờ vào việc tăng cường được năng lực xuất khẩu. •
Bốn là: Có vai trò tích cực trong việc nâng caô chất lượng nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ .
Đi sâu tìm hiểu ta có thể nhận rõ vai trò cụ thể của từng loại vốn nước ngoài.
Vốn hỗ trợ phát triển chính thức(ODA)
Đây là nguồn vốn đầu tư nước ngoài tuy không quan trọng như nguồn FDI song cũng đã góp phần
giải quyết nhiều vấn đề .Chủ yếu là cùng với FDI bổ sung cho vốn đầu tư phát triển. Ngoài ra
ODA còn có vai trò quan trọng trong việc giúp các nước nghèo tiếp thu những thành tựu khoa
học,công nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực.
Và cuối cùng ODA giúp các nước đang phát triển điều chỉnh cơ cấu kinh tế và tạo điều kiện để
mở rộng đầu tư phát triển trong nước ở các nước đang và chậm phát triển.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Đây là nguồn vốn quan trọng nhất trong số các nguồn huy động từ nước ngoài. Không chỉ có vai
trò tích cực trong việc phát triển kinh tế xã hội, mà biểu hiện cụ thể thông qua ba tiêu chí: •
Kích thích công ty khác tham gia đầu tư •
Góp phần thu hút viện trợ phát triển chính thức •
Gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, do đó tăng thêm tỷ lệ huy động vốn trong nước.
Ngoài ra FDI còn góp phần quan trọng vào việc đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong sản
xuất, nâng cao sức cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế.
FDI còn có vai trò tích cực trong việc góp phần giải quyết việc làm và quan trọng hơn cả là đào
tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Số lượng lao động có việc làm và chuyên môn cao ở
trong nước ngày càng tăng, và điều cơ bản mà FDI đã làm được đó là không chỉ nâng cao tay nghề
mà còn thay đổi tư duy và phong cách lao động theo kiểu công nghiệp hiện đại, là lực lượng tiếp
thu chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiến bộ .
Từ đó mà hiệu quả làm việc và năng suất lao động cũng tăng nên thể hiện qua thị trường quốc tế
đẫ chấp nhận sản phẩm của các nước kém phát triển này. Chính vì vậy mà FDI còn có vai trò mở
rộng thị trường trong nước và nước ngoài.
Cuối cùng, vai trò của FDI thể hiện qua việc lành mạnh hoá các thể chế kinh tế - tài chính và cơ
chế quản lý kinh tế vĩ mô. Để có thể thu hút FDI, chúng ta phải đứng trước yêu cầu cấp thiết cải
tạo và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nhằm xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn. Có
như thế chúng ta mới lọt vào tầm ngắm của các nhà đầu tư nước ngoài.
Đánh giá vai trò của vốn đầu tư trong tăng trưởng kinh tế TP.HCM
Trước hết, chúng ta có thể thấy, trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, tỷ lệ vốn đầu tư/GDP
của TP.HCM tăng từ 31,02% lên 39,07%, tức là vốn đầu tư đóng góp vào sự tăng trưởng GDP.
Việc tăng tỷ lệ này chứng tỏ TP.HCM đã có một chính sách đầu tư rất tích cực, với mục tiêu sử
dụng vốn đầu tư để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, từ đó đóng góp vào tăng trưởng GDP của thành phố.
Thứ hai, từ năm 2011 đến năm 2021, GDP của TP.HCM đã có mức tăng trưởng khá. Để giữ được
mức tăng trưởng này vốn đầu tư đã đóng góp vào tăng trưởng GDP thông qua việc tạo ra các cơ
hội việc làm mới, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và sản xuất, tăng thu nhập cho người dân và
đẩy mạnh đầu tư hạ tầng. Vốn đầu tư được sử dụng để mở rộng sản xuất, tăng cường năng lực sản
xuất, mở rộng quy mô các doanh nghiệp. Những hoạt động này tạo ra nhiều việc làm mới, giảm tỷ
lệ thất nghiệp, nâng cao đời sống của người dân và gia tăng thu nhập của các hộ gia đình, tăng thu
nhập thì tiêu dùng sẽ tăng, giúp thúc đẩy GDP. lOMoAR cPSD| 47270246
Thứ ba, khi TP.HCM có những dự án đầu tư lớn, những doanh nghiệp nước ngoài có thể quan tâm
đến thị trường này và đưa ra quyết định đầu tư. Việc này tăng cường vốn đầu tư nước ngoài vào
thành phố, đóng góp vào tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, vốn đầu tư trong năm 2020 bị giảm sút,
nguyên do có thể hiểu do bởi tác động của dịch Covid - 19 kéo dài. Thành phố lúc này tập trung
mục tiêu phòng, chống dịch, vì vậy, các nguồn vốn đầu tư cả khu vực công lẫn tư đều bị trì trệ, tắc nghẽn.
Thứ tư, TP.HCM có chiến lược phát triển công nghiệp hỗn hợp, kết hợp giữa công nghiệp truyền
thống và công nghiệp hiện đại, tạo ra sự đa dạng trong sản xuất. Lúc này, vốn đầu tư được sử dụng
để xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao công nghệ, năng lực sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường,
điều này góp phần vào tăng trưởng GDP. Ngoài ra, với định hướng phát triển thành phố trở thành
trung tâm tài chính của khu vực, vốn đầu tư giúp phát triển các ngân hàng, công ty tài chính, cung
cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng hơn.
Vì vậy, tổng kết lại, vốn đầu tư đóng góp rất quan trọng vào tăng trưởng GDP của TP.HCM. Việc
tăng tỷ lệ vốn đầu tư/GDP và sử dụng vốn đầu tư một cách hiệu quả, đúng mục đích sẽ góp phần
vào tăng trưởng kinh tế của thành phố trong giai đoạn tới.
3 . Một số khuyến nghị giải pháp
Trước những thách thức trong giai đoạn sắp tới, để giữ vững vai trò là đầu tàu kinh tế của các
nước, để TP.HCM có thể gia tăng thu hút được vốn đầu tư trên địa bàn thành phố và thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế thành cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:
Thứ nhất, thành phố cần tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng: Đây là yếu tố quan trọng để thu hút
các nhà đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố. Các nhà đầu tư sẽ có sự tin tưởng
hơn khi các cơ sở hạ tầng như đường giao thông, cầu đường, điện, nước, mạng internet, truyền
thông được nâng cấp và hoàn thiện. Khi có nhiều nhà đầu tư vào thành phố, sẽ thu hút được lượng
vốn từ như nhân đưa vào sản xuất, điều này sẽ kéo theo tăng trưởng kinh tế thành phố cũng được gia tăng.
Thứ hai, để gia tăng được vốn đầu tư, chính quyền thành phố cần phải thúc đẩy cải cách hành
chính. Việc giảm thiểu thủ tục, tăng tốc xử lý các hồ sơ đầu tư và nâng cao chất lượng dịch vụ sẽ
giúp thu hút các nhà đầu tư và giảm chi phí đầu tư. Ngoài ra, chính quyền thành phố cũng cần tăng
cường quảng bá hình ảnh và thương hiệu của thành phố, thông qua đó hình ảnh và thương hiệu
của thành phố sẽ giúp thu hút sự quan tâm và đầu tư của các nhà đầu tư, tạo niềm tin, sự tin tưởng
về tiềm năng phát triển kinh tế của thành phố.
Thứ ba, thành phố cần sử dụng cả nguồn vốn trong khu vực tư và công trong việc tập trung phát
triển ngành công nghệ thông tin và đổi mới sáng tạo, trọng yếu là các ngành, lĩnh vực công nghệ
thông tin, trí tuệ nhân tạo, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, tạo nên những sản phẩm, dịch vụ có
giá trị cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. Khuyến khích đầu tư vào các
ngành có tiềm năng phát triển như dịch vụ tài chính, du lịch, logistics, y tế, giáo dục - đào tạo...
Nên khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào các ngành này, đồng thời đưa ra các chính sách hỗ
trợ, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành này.
Thứ tư, đẩy mạnh hợp tác quốc tế thông qua việc tìm kiếm và tăng cường hợp tác với các đối tác
quốc tế, tạo ra mối liên kết và hỗ trợ nhau về kinh tế, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, văn hóa và du lịch.
Thứ năm, nâng cao năng lực quản lý và điều hành. Việc nâng cao năng lực quản lý và điều hành
của các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp, tổ chức tài chính và các nhà đầu tư sẽ giúp cải thiện
chất lượng dịch vụ, tăng cường hiệu quả hoạt động, tạo ra sự tin tưởng với các nhà đầu tư và hiệu
quả của sử dụng vốn đầu tư trên địa bàn thành phố.