Phân tích Mô hình kinh doanh DOMINO’S PIZZA - Quản trị kinh doanh| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới

Thông tin:
27 trang 8 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích Mô hình kinh doanh DOMINO’S PIZZA - Quản trị kinh doanh| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới

139 70 lượt tải Tải xuống
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI BÁO CÁO
MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH I
Đề tài: Phân tích Mô hình kinh doanh DOMINO’S PIZZA
NHÓM 2 - Tài chính doanh nghiệp 65C CLC
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Phương Lan
Hà Nội, tháng 12, năm 2023
MỤC LỤC
I. SƠ LƯỢC VỀ DOANH NGHIỆP DOMINO’S PIZZA...................................2
1. Giới thiệu chung............................................................................................2
2.Lịch sử............................................................................................................2
3. Domino’s tại Việt Nam..................................................................................3
4. Sơ lược về sản phẩm......................................................................................3
II. MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.....................................4
A. CƠ SỞ HẠ TẦNG........................................................................................4
A.1. Mạng lưới đối tác....................................................................................4
A.2. Tài nguyên cốt lõi...................................................................................5
B. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH.........................................................................10
C. SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ...........................................................................12
C.1. Sản phẩm..................................................................................................12
C.2. Dịch vụ.....................................................................................................12
D. KHÁCH HÀNG.............................................................................................13
D.1. Phân khúc khách hàng.............................................................................13
D.2. Quan hệ khách hàng.................................................................................14
D.3. Phản hồi của khách hàng.........................................................................14
E. TÀI CHÍNH....................................................................................................17
E.1. Cấu trúc chi phí........................................................................................17
E.2. Doanh thu.................................................................................................17
F. ĐỀ XUẤT GIÁ TRỊ.......................................................................................20
DOMINO’S PIZZA
I. SƠ LƯỢC VỀ DOANH NGHIỆP DOMINO’S PIZZA.
1. Giới thiệu chung.
Domino's Pizza là tên một chuỗi nhà hàng pizza Mỹ và cũng là tên công ty
nhượng quyền kinh doanh quốc tế có trụ sở tại Domino Farms Office Park (hội
sở thuộc sở hữu của nhà đồng sáng lập Domino's Pizza Tom Monaghan) tại xã
Ann Arbor, Quận Washtenaw, Michigan, Hoa Kỳ.
Domino’s Pizza là thương hiệu thức ăn nhanh đã có mặt ở Mỹ từ những năm
1960 và đang hoạt động rất hiệu quả. Mỹ cũng là một trong những thị trường có
doanh thu tốt nhất trong những năm gần đây của Domino’s. Tuy nhiên, không
chỉ ở Mỹ, Domino’s Pizza đang có kết quả kinh doanh khá tốt ở nhiều thị
trường trên thế giới. Domino's là chuỗi nhà hàng pizza lớn thứ hai Hoa Kỳ (sau
Pizza Hut) nhưng lớn nhất thế giới với hơn 10.000 cửa tiệm thành viên và
nhượng quyền tại 70 quốc gia.
Ở châu Á – Thái Bình Dương, một khu vực đang có sự phát triển kinh tế năng
động, hiện nay chuỗi cửa hàng đã có mặt tại 15 quốc gia như Úc, Trung Quốc,
Đảo Guam, New Zealand, Ấn Độ, Sri Lanka, Hàn Quốc, Indonesia, Nhật Bản,
Malaysia, Singapore, Đài Loan, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. (Đây cũng
là khu vực có số lượng cửa hàng lớn nhất của Domino’s, với hơn 2500 cửa
hàng, trong đó Ấn Độ, Nhật Bản và Malaysia là những thị trường có tốc độ phát
triển nhanh nhât – PV).
Nhãn hàng đã áp dụng nhiều công nghệ kỹ thuật để giúp khách hàng có thể đặt
hàng trực tuyến ở bất kỳ đâu, bất kỳ thời gian nào chỉ bằng một chiếc điện thoại
thông minh, máy tính bảng hay máy tính cá nhân. Doanh thu từ đặt hàng trực
tuyến là một trong những nguồn thu lớn nhất của doanh nghiệp.
2. Lịch sử.
Domino’s Pizza được Tom Monaghan sáng lập vào năm 1960 bởi Tom
Monaghan và anh trai James ở Ypsilanti, Michigan với tên gọi ban đầu là
Dominick sau đó chuyển thành Domino’s Pizza. Ông quyết định lấy hình ảnh
domino là biểu tượng cho công ty vì nó hợp với cái tên của công ty mình.
Một trong những yếu tố chính trong nhận dạng thương hiệu của Domino’s là
logo của nó. Biểu tượng domino đỏ và xanh có thể nhận ra ngay lập tức và nó
đã trở thành biểu tượng cho cam kết của thương hiệu về chất lượng và sự tiện
lợi. Trong những năm gần đây, Domino’s đã cập nhật logo của mình để trông
hiện đại và hợp lý hơn, trong khi vẫn giữ hình dạng domino quen thuộc. Logo
của công ty ban đầu đã có ba dấu chấm, đại diện cho ba cửa hàng trong năm
1965. Ông nghĩ rằng nếu có thêm một cửa hàng thì sẽ thêm một chấm tròn nữa
trên logo nhưng chưa từng nghĩ rằng công ty Domino’s pizza của mình lại có
thể trở thành một công ty xuyên quốc gia như bây giờ. Domino’s Pizza đã tạo
nên một cuộc cách mạng mới, một hướng đi mới cho ngành kinh doanh pizza.
Đến năm 1983, Domino's đã có hơn 1.000 cửa hàng trên khắp Hoa Kỳ và tiếp
tục mở rộng ra toàn cầu trong những thập kỷ sau đó.
Bên cạnh tốc độ tăng trưởng, Domino's còn được biết đến với sự đổi mới.
Thương hiệu này là một trong những thương hiệu đầu tiên cung cấp dịch vụ đặt
hàng trực tuyến và đã tiếp tục đầu tư vào công nghệ mới để giúp quá trình đặt
hàng và giao hàng thuận tiện hơn cho khách hàng.
Ngày nay, Domino's là một trong những chuỗi cửa hàng pizza lớn nhất thế giới,
với hơn 17.000 cửa hàng tại hơn 90 quốc gia.
3. Domino’s tại Việt Nam.
Vào ngày 19/11/2010, cửa hàng đầu tiên của Domino’s tại Việt Nam được khai
trương. Sau 5 năm, Domino’s đã khai trương 25 cửa hàng với 21 cửa hàng trong
thành phố Hồ Chí Minh và 4 cửa hàng tại Hà Nội. Đến thời điểm hiện tại,
Domino’s pizza đã có mặt ở 5 thành phố với 50 cửa hàng là Hồ Chí Minh (30
cửa hàng), Hà Nội (13 cửa hàng), Bình Dương (1 cửa hàng), Đồng Nai (1 cửa
hàng) và Hải Phòng (2 cửa hàng), đứng thứ 2 sau Pizza Hut. Trong các năm tiếp
theo, Domino’s Pizza đă t mục tiêu mở 100 cửa hàng tại Hải Phòng, Nha Trang,
Đà Nẵng,…
- Khi gia nhập vào thị trường Việt Nam, Domino’s pizza với vị thế của
người đến sau, và khoảng thời gian năm 2010, thói quen mua sắm tiêu
dùng bằng cách đặt hàng trực tuyến vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ
đối với người tiêu dùng. Bởi vậy mà Domino’s lựa chọn hướng phát triển
tạo nền tảng trong thành phố Hồ Chí Minh trước và sau đó tấn công thị
trường miền Bắc.
4. Sơ lược về sản phẩm.
- Domino’s Pizza gồm 3 dòng bánh chính: Favourite, Premium và
Signature với hơn 18 hương vị khác nhau, được chia ra làm 5 loại chính:
hải sản, bò, gà, heo, và mới đây là pizza chay nhằm mở rộng đối tượng
khách hàng.
- Từng đế bánh của Domino’s Pizza được nhào nặn thủ công bằng bột tươi
thay vì bột đông lạnh, nước sốt cà chua tươi nguyên chất, 100% phô mai
Mozzarella ngoại nhập và các nguyên liệu chất lượng phủ trên mặt bánh
chính là mấu chốt giúp Domino’s giữ chân được khách hàng của mình.
- Ngoài ra, menu của Domino’s Pizza còn mở rộng thêm các món phụ: 5
món gà, 4 hương vị mì ý cùng với xúc xích, bánh mì và khoai tây chiên.
- Để phục vụ nhu cầu của khách hàng, Domino’s thậm chí còn cho ra mắt 6
món tráng miệng đặc sắc và 12 loại thức uống khác nhau.
II. MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.
A. CƠ SỞ HẠ TẦNG.
A.1. Mạng lưới đối tác.
Nhà cung cấp:
- Cung ứng đầu vào:
+ Đối với công ty mẹ có trụ sở chính tại Mỹ: chuỗi cung ứng nội địa
của Domino’s cung cấp cho các bên nhượng quyền tại Mỹ - nơi có
trụ sở chính bao gồm: bột, phô mai, thịt, rau, lò nướng, đồng
phục,... cho phép kiểm soát nghiêm ngặt chất lượng của pizza, độ
ổn định của pizza và giao hàng kịp thời. Chiến lược tích hợp này
cho phép Domino’s cung cấp pizza với giá thấp hơn tại thị trường
công ty mẹ và cho phép người quản lý cửa hàng tập trung vào hoạt
động của cửa hàng thay vì trộn bột tại chỗ, chuẩn bị rau và thương
lượng nguyên liệu với các nhà cung cấp như các công ty cung cấp
đồ ăn nhanh tại Mỹ. Tại Mỹ, Domino’s có 16 trung tâm cung ứng
chuỗi và sản xuất bột nhào trong khu vực và thuê một đội ngũ hơn
400 xe tải để hỗ trợ vận chuyển sản phẩm đến các cửa hàng nội địa
2 tuần một lần.
Tuy nhiên, những người được nhượng quyền của Domino’s không
hề bị ép buộc bởi việc nhất thiết phải mua nguồn cung cấp chính từ
chuỗi cung ứng của công ty mẹ mà thay vào đó có thể lựa chọn
thực phẩm ở các chuỗi cung cấp thực phẩm khác. Nhưng điều thú
vị nhất là 99% nhà nhượng quyền tại Mỹ đều chọn mua tất cả
nguồn cung cấp từ phân khúc cung ứng nội địa của công ty.
Vì thể, để đảm bảo cho bộ phận này vẫn được tồn tại, Domino’s
cung cấp các ưu đãi chia sẻ lợi nhuận cho những người nhượng
quyền mua sản phẩm của Domino’s. Ngoài 16 trung tâm cung ứng
trong nước, Domino’s còn vận hành 6 trung tâm cung ứng bên
ngoài Hoa Kỳ.
+ Đối với các công ty có trụ sở tại Việt Nam: Hầu hết các nguyên
liệu, máy sản xuất đều được nhập khẩu từ công ty mẹ tại trụ sở Mỹ.
Bên cạnh đó, các nguyên vật liệu tươi như rau, củ thì lấy từ Công
ty Cổ phần đầu tư và phát triển Siêu thị Ánh Dương. Đây cũng là
một đối tác cung cấp thực phẩm cho các nhãn hàng đồ ăn nhanh
nổi tiếng như: KFC, Lotteria, Burger King, Popeyes,....
Nhà phân phối:
- Domino’s không sử dụng hay phân phối bất kỳ sản phẩm ăn
liền, đóng gói nào ra thị trường mà chỉ nhượng quyền các
cửa hàng để làm đồ ăn phục vụ tại chỗ hoặc mang đi nên
không có nhà phân phối.
Đối tác quảng cáo:
- Domino’s là một trong các doanh nghiệp tận dụng được triệt
để các nền tảng truyền thông kỹ thuật số mới và tân tiến nhất
để có thể tiếp cận được với khách hàng của mình như:
Youtube, Twitter, Tiktok, các kênh truyền thông đại chúng
tại Mỹ,... và bên cạnh đó cũng kết hợp với việc hợp tác và sử
dụng hình ảnh của những thương hiệu hay người nổi tiếng
tại rất nhiều nơi trên thế giới để tăng thêm sức hút cũng như
độ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp.
- Domino’s còn hợp tác với các công ty công nghệ như:
Starship technologies, Flirety,... để sử dụng công nghệ của
họ là robot giao hàng nhằm rút ngắn thời gian giao hàng,
giúp họ quảng bá thêm mục đích nâng cao chất lượng dịch
vụ trong khâu vận chuyển. Điều này là một trong những
chiến lược táo bạo vào được rất nhiều chuyên gia đánh giá
cao trong việc chọn đối tác quảng cáo của Domino’s.
Đối tác trong các hoạt động cộng đồng:
- Domino’s hợp tác rất nhiều tổ chức y tế, tổ chức giáo dục
cũng như các tổ chức cộng đồng để tạo dựng thêm hình ảnh
đẹp của mình trong công chúng, như năm 2004, doanh
nghiê p bắt đầu hợp tác với St. Jude Children’s Research
Hospital tham gia vào chiến dịch “Thanks and Giving” của
bệnh viện. Đồng thời, huy động được 5.2 triệu USD vào năm
2014.
A.2. Tài nguyên cốt lõi.
A.2.1. Công nghệ.
Cựu CEO Patrick Doyle: "Chúng tôi là một công ty công nghệ đi bán
pizza."
Domino’s là công ty dẫn đầu trong việc áp dụng các công nghệ
mới nhất vào hoạt động kinh doanh của mình.
- Bắt đầu chạy Website của mình vào năm 1996.
- Vào năm 2008, Domino’s ra mắt ứng dụng giúp khách hàng
có thể theo dõi được tiến độ giao bánh pizza của họ (trước cả
Starbucks và Uber) đánh dấu một cuộc cách mạng lớn. Trở
thành một trong những doanh nghiệp F&B đầu tiên đi tiên
phong trong việc xây dựng app. Điều này không chỉ giúp
khách hàng cảm thấy yên tâm hơn về sản phẩm họ đặt, mà
còn giúp Domino’s hoạt động hiệu quả hơn trong khâu
logistics.
- Vào năm 2014, Domino’s cho ra mắt trợ lý ảo AI Dom giúp
khách hàng đặt đơn qua giọng nói. Dựa trên dữ liệu của
khách hàng từ quá khứ, trợ lý Dom còn có thể biết được
khách hàng sẽ đặt gì khi đăng nhập vào ứng dụng, và sau đó
đặt hộ khách hàng. Domino’s cũng đã có một bước tiến tuyệt
vời bằng cách phát hành ứng dụng Pizza Mogul mới. Ứng
dụng cho phép khách hàng thiết kế bánh pizza của riêng họ
với bất kỳ toppings nào họ muốn, đặt tên và chia sẻ nó với
bạn bè trên các mạng truyền thông xã hội
- Trong năm 2019, Domino’s đã kết hợp với hãng Ford để cho
ra mắt xe không người lái giao hàng tự động. Chiếc xe mang
tên Nuro R2 này có thể di chuyển với vận tốc lên đến
40km/h. Ngoài ra, họ kết hợp với công ty Rad Power Bikes
và cho ra mắt xe đạp điện. Đây là chiếc xe có thể giúp người
giao hàng mang 12 bánh pizza cùng một lúc và hỗ trợ tốc độ
lên đến hơn 30km/h.
- Domino’s bao phủ tất cả các kênh và các cách thức mà một
người có thể đặt pizza. Họ gọi nó là AnyWare Ordering.
Khách hàng có thể đặt hàng pizza qua văn bản, tweet,
Samsung Smart TV, hệ thống Ford SYNC AppLink, đồng
hồ thông minh Android wear, Apple watch, Pebble watch.
Công ty đã thêm hỗ trợ cho Amazon Echo và Alexa,
Facebook Messenger và Google Home. Nếu không thích các
cách trên, người mua cũng có thể đặt pizza qua SMS,
Twitter hoặc Messenger mà không cần viết một từ nào. Chỉ
cần gửi biểu tượng cảm xúc lát pizza và đơn hàng của khách
hàng sẽ được chấp nhận. Nếu lười quá, thậm chí còn có một
ứng dụng đặt hàng không cần bất kỳ thao tác nào đặc biệt
dành cho người mua. Điều duy nhất khách hàng phải làm để
đặt hàng là mở ứng dụng và đợi trong 10 giây, sau đó đơn
hàng sẽ được đặt.
A.2.2. Nhân lực.
- Cơ cấu tổ chức gồm:
Domino’s vận hành bởi đội ngũ nhân lực nhiều kinh nghiệm.
+ Store manager: Cửa hàng trưởng, là người quản toàn bộ
cửa hàng chịu trách nhiệm giám sát, thúc đẩy mọi hoạt
động của nhân viên. Có nhiệm vụ phổ biến lại những gì công
ty đặt ra là người chịu trách nhiệm chính trong mọi vấn
đề phát sinh.
+ MIT 4 (Manager Business): Quản cửa hàng, hoạt động
cấp dưới Store Manager nhưng trên MIT2, MIT3 cấp
sở. Nhiệm vụ của MIT 4 đưa ra các quyết định chiến
thuật, thực hiện các kế hoạch chính sách doanh nghiệp,
phối hợp các hoạt động, các công việc để hoàn thành mục
tiêu chung. Luôn lập ra các kế hoạch tăng phát triển sale
cho công ty, các chiến lược dự phòng.
+ MIT 3 (Manager Store): Quản cửa hàng, nhiệm vụ tập
trung nhiều vào việc order, theo dõi hàng hóa mỗi ngày của
cửa hàng, sắp xếp lịch làm cho nhân viên, theo dõi quá trình
làm việc và training nhân viên.
+ MIT 2 (Manager Shift): làm quen với công việc của một
quản của cửa hàng, nhiệm vụ học hỏi, trao đổi kiến
thức, làm quen với việc quản nhân viên trong 1 ca làm
việc.
+ MIT 1: Nhân viên cửa hàng được chia làm 4 quầy.
+ Quầy CSR (Customer Service Representative): Gương mặt
đại diện tiếp xúc đem lại một dịch vụ tốt nhất cho khách
hàng:
Chức năng: bộ mặt chính của cửa hàng, tạo sự thân thiện ấn
tượng với khách hàng, quyết định sự gia tăng lợi thế cạnh tranh,
giúp phát triển thương hiệu gia tăng tình cảm của người tiêu
dùng đối với thương hiệu sản phẩm của công ty.
Nhiệm vụ: chăm sóc khách hàng trước trong khi đặt hàng, học
am hiểu các kiến thức về 1 CSR, hiểu 5 bước bán hàng (trực
tuyến trực tiếp). Luôn mỉm cười, chào khách, nhận đặt hàng
giới thiệu với khách các chương trình khuyến mãi phù hợp.
+ Quầy BA (Black Apron):
Chức năng: chăm sóc khách hàng, lấy ý kiến nhận biết được
thời điểm lấy ý kiến phù hợp.
Nhiệm vụ: mở cửa chào khách hàng, hướng dẫn khách vào quầy
order, sắp xếp chỗ ngồi hợp lý. Luôn luôn tươi cười tạo sự thân
thiện, gần gũi với khách hàng. Giao tiếp, xin lấy ý kiến khách,
am hiểu chỉ số NPS. Ngoài ra nhân viên BA phải chủ động kiểm
tra đơn hàng nếu thấy khách hàng ngồi đợi lâu. Quan tâm, hỏi
khách hàng. Khi nghe Dine In, Carry out complete thì phải chủ
động đến quầy để mang bánh ra phục vụ ngay.
+ Quầy Pizza Maker: Có nhiệm vụ đem lại những sản phẩm có
chất lượng tốt nhất, tạo sự hài lòng nhất với khách hàng.
một trong những quầy quan trọng của cửa hàng. 4 vị trí
quan trọng ở quầy này:
Quầy Dough: vị trí quan trọng quyết định hình dạng bánh, cấu
trúc bánh, mang lại cảm quan tốt cho người tiêu dùng.
Quầy Sauce: Là Leader của quầy Pizza Maker.
Quầy Topping: người làm bánh quyết định 80% sản phẩm theo
nhu cầu của người tiêu dùng.
Quầy Pizza Cutter: Quầy quyết định cuối cùng trước khi sản phẩm
tới tay khách hàng.
+ Quầy Deliver Expert: đại sứ thương hiệu trao tận tay những
sản phẩm chất lượng cùng dịch vụ tuyệt vời đến khách hàng.
A.2.3. Chính sách.
Chính sách vận chuyển, giao hàng, thanh toán:
- Đảm bảo giao hàng trong vòng 30 phút trong khu vực giao
hàng.
- Nhân viên cửa hàng sẽ đến giao hàng và nhận tiền mặt trực
tiếp từ khách hàng, hoặc khách hàng thao tác quét mã
QRCode chuyển khoản thanh toán theo đơn hàng đã đặt trên.
- Khách hàng thao tác thanh toán qua thẻ ATM, thẻ tín
dụng/ghi nợ, ví điện tử.
Chính sách điều chỉnh nội dung đơn hàng:
- Sau khi hoàn tất việc đặt hàng trực tuyến, khách hàng gọi
Hotline trong thời gian sớm nhất có thể để được hỗ trợ kiểm
tra trạng thái đơn hàng và điều chỉnh thông tin nếu đơn hàng
chưa được cửa hàng thực hiện. Khách hàng sẽ không thể
điều chỉnh, thay đổi sản phẩm trong đơn hàng nếu đơn hàng
đã và đang được thực hiện bởi cửa hàng.
Chính sách bảo mật thông tin cá nhân:
- Domino’s công nhận và tôn trọng thông tin bảo mật của các
cá nhân đăng nhập vào Website & Ứng dụng của Domino’s
Pizza. Chính sách này bao gồm những thông tin cá nhân mà
Domino’s và các đơn vị nhượng quyền đang nắm giữ và
trình bày theo cách mà Domino’s và các đơn vị nhượng
quyền muốn sử dụng, quản lý và bảo vệ thông tin cá nhân
của khách hàng khi khách hàng đăng nhập vào Website &
Ứng dụng hoặc đặt hàng tại bất kỳ cửa hàng nào của
Domino’s Pizza.
Chính sách thu thập thông tin khách hàng:
- Domino’s có thể thu thập thông tin cá nhân từ khách hàng
bao gồm họ tên, địa chỉ, số điện thoại bàn và số điện thoại di
động, địa chỉ email, nội dung thẻ tín dụng, và bất kỳ thông
tin nào khác nếu khách hàng đồng ý cung cấp những thông
tin này.
Chính sách sử dụng thông tin:
- Domino’s có thể sử dụng thông tin cá nhân do khách hàng
cung cấp tại cửa hàng và xử lý những thông tin này để cung
cấp hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng. Thông thường,
chúng tôi sẽ sử dụng những thông tin cá nhân này theo cách
mà khách hàng mong muốn, bao gồm nhưng không giới hạn,
cho bất cứ mục đích nào như sau:
+ Cung cấp cho khách hàng bất cứ thông tin gì về công
ty mà khách hàng yêu cầu.
+ Xử lý quá trình đặt hàng qua mạng.
+ Thông báo giải thưởng và việc mua hàng.
+ Trả lời những yêu cầu cụ thể của khách hàng.
+ Quản lý chương trình nghiên cứu tiếp thị.
+ Gửi cho khách hàng những chương trình khuyến mãi
hiện nay và trong tương lai hoặc những thông tin về
sản phẩm và dịch vụ.
Chính sách chia sẻ thông tin:
- Domino’s sẽ không cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân nào
của khách hàng cho bên thứ ba không liên quan để bên thứ
ba có thể sử dụng những thông tin này tiếp thị trực tiếp đến
khách hàng.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH.
- Hoạt động chính của Domino’s Pizza là kinh doanh trong lĩnh vực
cung cấp thực phẩm và dịch vụ giao hàng pizza. Dưới đây là 7 hoạt
động chính chủ yếu của Domino's Pizza:
1. Cung cấp nguyên vật liệu cho các cửa hàng nhượng quyền: Đây là điểm
khác biệt so với các doanh nghiệp khác của Domino’s khi công ty mẹ tự
sản xuất và cung cấp các nguyên vật liệu cho bên nhượng quyền nhưng
không ép buộc họ phải mua sản phẩm từ chuỗi cung ứng này.
2. Sản xuất và bán Pizza: Domino’s Pizza chủ yếu nổi tiếng với việc sản
xuất và bán những chiếc pizza. Họ cung cấp rất đa dạng các loại pizza
khác nhau với nhiều loại nhân cũng như là sốt đặc trưng cho các chiếc
bánh pizza đó. Khách hàng có thể lựa chọn từ menu hoặc tùy chọn cá
nhân hóa chiếc pizza của mình.
3. Giao hàng: Đây là một trong những điểm nổi bật của Domino’s Pizza.
Khách hàng có thể đặt hàng qua điện thoại di động, các trang trực tuyến,
các ứng dụng đặt đồ ăn nhanh hoặc tại cửa hàng và yêu cầu giao hàng tận
nơi.
4. Nhượng quyền: Domino’s Pizza thường xuyên mở rộng thông qua hệ
thống nhượng quyền. Họ cung cấp kinh doanh cho các chủ cửa hàng địa
phương hoặc nhóm đầu tư để quản lý và vận hành các cửa hàng
Domino’s Pizza tại một khu vực cụ thể.
5. Phát triển thương hiệu và quảng cáo: Domino’s thường thực hiện các
chiến lược quảng cáo sáng tạo để tăng cường nhận thức về thương hiệu.
Các chiến dịch quảng cáo này có thể bao gồm quảng cáo truyền hình,
quảng cáo trực tuyến, và các chiến dịch truyền thông xã hội. Dưới đây là
một số các chiến lược mà Domino’s đã sử dựng để đưa thương hiệu của
mình đến gần hơn với công chúng:
+ Chiến dịch “Official Food of Everything”: Chiến dịch marketing
“Official Food of Everything” của Domino’s Pizza tại Anh được
đánh giá cao bởi sự táo bạo. Mô t sản phầm quảng cáo gồm sáu
phần với những khung cảnh hết sức bình thường đã làm nổi bâ t lên
thông điê p mà doanh nghiê p muốn định vị. Đó là “Domino’s
không chỉ là một thương hiệu đồ ăn nhanh, cung cấp đồ ăn ngon
trong thời gian ngắn nhất mà còn là cách để mọi người gắn kết với
nhau, để những kỉ niệm dù là lớn hay nhỏ đều có hình bóng của
Domino’s ở trong đó”.
+ Chiến dịch “Paving for Pizza”: Một chiến dịch marketing khác cực
kỳ nổi tiếng và tạo thiê n cảm lớn với khách hàng chính là “Paving
for Pizza”. Nó được thực hiện tại Hoa Kỳ. Nhâ n thấy rất nhiều
phàn nàn về tình trạng bánh pizza bị lẫn lộn thịt, nấm và phô mai
do đường vâ n chuyển nhiều ổ gà. Để giải quyết vấn đề này và đảm
bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất đến tay người tiêu dùng,
Domino’s đã tung ra chiến dịch “Paving for pizza” nhằm cải thiện
đường xá, sửa chữa ổ gà. Cái hay của chiến dịch được đánh giá cao
ở cách thương hiê u giải quyết triệt để vấn đề rất nhức nhối mà
người dân gặp phải. Kết quả là, trong tuần đầu tiên, chiến dịch
“Paving for pizza” đã thu hút 35,000 lượt tìm kiếm trên mạng xã
hội. Qua đó, nâng cao mức độ nhận diện và gia tăng tình cảm của
khách hàng với thương hiệu. Về phía Domino’s Pizza, sau thành
công ban đầu, Domino’s cũng mở rộng ngân sách chiến dịch để
phù hợp với tất cả 50 tiểu bang tại Mỹ, từ đó gia tăng mức đô hiê u
quả.
+ Bánh cưới từ Domino’s Pizza : Một chiếc bánh cưới có hình
Domino’s Pizza thì thế nào? Đây chính là cách mà Domino’s Pizza
tạo tương tác và hiện tượng trên mạng xã hội. Với hơn nửa doanh
số bán hàng được tạo ra từ các kênh kỹ thuật số, Domino’s có thể
tiếp cận với khách hàng tiềm năng ngay từ những điều nhỏ nhặt
nhất.
+ Domino’s Night in trong Tuần lễ thời trang: Domino’s đã hợp tác
với nhà thiết kế Liam Hodges để thực hiện bộ sưu tập trang phục
ba mảnh của riêng mình cho tuần lễ thời trang ở London. Dựa trên
ý tưởng về JOMO (niềm vui bị bỏ lỡ) với xu hướng ở trong nhà.
Domino’s đã thiết kế một số sản phẩm may mặc giúp mọi người
cảm thấy ấm cúng khi ở trong nhà.
6. Nghiên cứu và phát triển: Domino’s liên tục nghiên cứu và phát triển để
cải thiện sản phẩm và dịch vụ của họ. Điều này có thể bao gồm việc thử
nghiệm các loại pizza mới, cải thiện công nghệ đặt hàng trực tuyến và
đáp ứng các xu hướng ẩm thực mới.
7. Domino’s Pizza chú trọng vào cung cấp dịch vụ khách hàng xuất sắc. Họ
sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội và các kênh khác để tương
tác với khách hàng, giải quyết phản hồi và duy trì mối quan hệ tích cực
với cộng đồng.
- Qua các hoạt động chính trên đã cho thấy Domino’s là một doanh
nghiệp toàn cầu có hệ thống nhượng quyền và chiến lược quảng
cáo mạnh mẽ để giữ vững và tạo dựng lên vị trí “Đơn vị vận
chuyển pizza số 1” như mục tiêu ban đầu của họ.
C. SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ.
C.1. Sản phẩm.
- Thực đơn của Domino’s Pizza chia thành 4 nhóm: Pizza, mì Ý, món phụ
và món tráng miệng. Trong đó với pizza, thương hiệu này có 3 dòng
bánh: premium, favourite, signature. Kích thước từ 7 inch – 12 inch với
các loại đế: dày, vừa, mỏng.
- Phần vỏ bánh được làm từ bột tươi (bô t lúa mì nguyên cám), phô mai
cùng nước sốt đặc trưng. Toàn bộ phần topping bên trong đều là nguyên
liệu từ rau củ, thịt đến các món salad. Có nhiều vị khác nhau như xúc
xích sốt phô mai, trứng cút sốt phô mai, rau củ thập cẩm, gà sốt tương,
dăm bông dứa, phô mai hảo hạng hoặc phô mai thịt heo xông khói,…
Menu của Domino’s Pizza cũng cung cấp các loại sản phẩm cho người ăn
chay và không ăn chay. Ngoài pizza, Domino’s cũng phát triển các món
khác như gà tẩm bột phô mai, cánh gà BBQ kiểu Mỹ, gà không xương,…
- Hãng không ngừng đổi mới thực đơn để đa dạng hóa và phù hợp với xu
hướng khẩu vị của người bản địa.
- Domino’s Pizza không định vị là một thương hiệu xa xỉ, hãng luôn giữ
phong độ bình ổn giá. Giá một chiếc pizza dao động từ 97.500 - 350.000
VNĐ, tùy thuộc vào kích cỡ và topping của chiếc pizza đó. Đa số các
món ăn phụ và tráng miệng đều ở mức giá dưới 100.000. Việc bố trí các
món ăn kèm với mức giá phải chăng này chính là điểm thu hút khách
hàng gọi thêm món nhằm tăng giá trị đơn hàng.
- Đối với các đơn vị nhận nhượng quyền, họ thường cân nhắc đặt các cửa
hàng tại các khu vực trung tâm, đô thị lớn, phát triển để thuận tiện cho
việc đảm bảo giao hàng, đồng thời cũng là cách thức giúp họ quảng bá
hình ảnh đến với đông đảo thực khách hơn nữa. Những địa điểm này tập
trung một lượng lớn các trường đại học, cao đẳng trên cả nước, cũng như
cơ hội việc làm hấp dẫn. Phần lớn các đối tượng này trong độ tuổi 18 –
40, do vậy thói quen ăn uống thiên nhiều về vấn đề thuận tiện. Và dần
dần khi họ trưởng thành, kết hôn lập gia đình, nếp sinh hoạt sử dụng thức
ăn nhanh sẽ đi sâu vào cuộc sống của họ.
C.2. Dịch vụ.
- Domino’s Pizza cung cấp dịch vụ đặt hàng đa nền tảng. Khách hàng có
thể đặt pizza qua văn bản, Samsung Smart TV, hệ thống Ford SYNC
AppLink, đồng hồ thông minh Android Wear, Apple Watch, Pebble
Watch và bằng giọng nói với Dom. Năm 2016, công ty đã thêm hỗ trợ
cho Amazon Echo và Alexa, Messenger, Google Home và Twitter.
- Công ty đã triển khai một trình theo dõi Pizza năm 2008. Nhờ đó, khách
hàng có thể biết được chiếc pizza của họ đang ở đâu và thoải mãi sắp xếp
thời gian nhận hàng. Hơn nữa, công ty đã thêm 150.000 địa điểm vào
dịch vụ giao hàng của mình. Domino’s Pizza đã bắt đầu sử dụng xe giao
hàng điện và tự lái vào năm 2015. Vào năm 2016, công ty đã ra mắt dịch
vụ giao hàng bằng vật thể bay không người lái pizza đầu tiên trên thế
giới.
- Domino’s cam kết cung cấp cho khách hàng dịch vụ giao hàng tốt nhất:
cam kết giao hàng trong vòng 30 phút và nhận được đơn hàng mua mang
về trong vòng 15 phút; nếu chậm hơn, Domino’s sẽ tặng khách hàng
phiếu miễn phí pizza 9 inch cho lần mua kế tiếp.
- Tăng tốc quy trình đặt hàng trực tuyến khi khách hàng có thể làm mọi thứ
trên website của Domino’s từ việc đặt hàng, thanh toán đến theo dõi đơn
hàng pizza đó.
D. KHÁCH HÀNG.
D.1. Phân khúc khách hàng.
- Đối tượng khách hàng của Domino’s Pizza nằm trong độ tuổi từ 10 tới
60.
- Domino’s Pizza đang tập trung vào phân khúc giới trẻ bởi lẽ đây là phân
khúc có nhu cầu về đồ ăn nhanh cao hơn và cũng không quá để ý tới
thành phần chất béo hay nguyên liệu sản xuất như khách hàng trung niên.
- Domino’s cũng chú trọng tới phân khúc khách hàng gia đình khi đây là
lớp khách hàng thường gọi không chỉ pizza mà còn nhiều đồ đi kèm.
- Domino’s hướng đến phục vụ các doanh nghiệp và công ty trong việc đặt
hàng pizza cho các cuộc họp, tiệc sinh nhật, sự kiện trong công ty. Họ
thường đặt số lượng lớn và yêu cầu tận nơi giao hàng. Domino’s thường
có dịch vụ giao hàng nhanh cho khách hàng này.
- Với sự phát triển của công nghệ thông tin và du lịch, khách du lịch cũng
là một phân khúc quan trọng. Domino’s thường tập trung vào các điểm
du lịch, khách sạn, sân bay để phục vụ khách du lịch. Ngoài ra, Domino’s
cũng đưa ra các ưu đãi đặc biệt cho khách du lịch như giao hàng tận nơi,
giảm giá khi đặt hàng từ ứng dụng di động của Domino’s.
- Khách hàng trực tuyến: Với sự phát triển của mạng Internet, khách hàng
trực tuyến ngày càng tăng. Domino’s cung cấp dịch vụ đặt hàng online và
giao hàng tận nơi cho khách hàng trực tuyến. Ngoài ra, Domino’s còn có
các ưu đãi đặc biệt như giảm giá, tặng voucher cho khách hàng trực tuyến
để khuyến khích họ sử dụng dịch vụ của Domino’s qua Internet.
- Tại Việt Nam, Domino’s hướng đến những khách hàng yêu thích pizza,
cơ bản đó là trẻ em, giới trẻ, người có gia đình, học sinh, sinh viên, giới
văn phòng. Nước ta có cơ cấu dân số trẻ: Có đến 50% dân số có độ tuổi
dưới 40 yêu thích pizza.
D.2. Quan hệ khách hàng.
- Sự phục vụ tận tâm: Domino’s Pizza luôn tận tâm phục vụ khách hàng
bằng cách đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Họ cung cấp các
menu đa dạng, thân thiện với đa số khách hàng và có khả năng tùy chỉnh
theo yêu cầu cá nhân.
- Tính tiện lợi: Domino’s Pizza đã xây dựng một mô hình kinh doanh tập
trung vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng về tiện lợi. Khách hàng
có thể đặt hàng bằng nhiều cách khác nhau như qua điện thoại, trực tuyến
hoặc trực tiếp đến cửa hàng.
- Thân thiện với công nghệ: Doanh nghiệp Domino’s Pizza đã đầu tư nhiều
vào công nghệ để tăng cường tương tác với khách hàng. Họ phát triển
ứng dụng di động và trang web để khách hàng có thể đặt hàng, thanh toán
và theo dõi đơn hàng một cách dễ dàng. Domino’s đã cố gắng bao phủ tất
cả các kênh và các cách thức mà một người có thể đặt pizza.
- Chương trình khuyến mãi và ưu đãi: Domino’s Pizza thường xuyên cung
cấp các chương trình khuyến mãi và ưu đãi đặc biệt để thu hút và giữ
chân khách hàng. Những ưu đãi này có thể bao gồm giảm giá, phần quà
hoặc điểm thưởng để áp dụng cho các đơn hàng tiếp theo.
+ Chương trình giảm giá những ngày lễ: Black Friday.
+ Tạo các mã khuyến mãi (e-voucher), phiếu giảm giá.
+ Tại Việt Nam, Domino’s đặc biệt giảm 70% cho các đơn hàng vào
thứ 2.
- Quản lý phản hồi khách hàng: Domino’s Pizza có một hệ thống quản lý
phản hồi khách hàng chặt chẽ. Họ chú trọng lắng nghe ý kiến và phản hồi
từ khách hàng để cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
D.3. Phản hồi của khách hàng.
- Tổng quan về các chuỗi cửa hàng pizza trên mạng xã hội:
Trong các chuỗi cửa hàng pizza, Domino’s Pizza chiếm 6,9% về thị phần thảo
luận trên báo điện tử và mạng xã hội trong 2 quý cuối năm 2016.
Trong các cửa hàng pizza, Pizza Hut là thương hiệu có thị phần thảo luận lớn
nhất và thường xuyên được nhiều người dùng so sánh với Domino’s Pizza khi
lựa chọn điểm đến cho các bữa ăn của mình và bạn bè.
- Phản hồi của khách hàng về thương hiệu:
Trên phương tiện truyền thông đại chúng, Domino’s Pizza được nhìn nhận là
một chuỗi cửa hàng pizza với thức ăn ngon, giá cả hợp lý và các ưu đãi hấp dẫn.
Tuy nhiên, Domino’s Pizza vẫn tồn tại các ý kiến tiêu cực xoay quanh thái độ
phục vụ không tốt, bao gồm cả nhân viên chăm sóc khách hàng và nhân viên
giao hàng; đồng thời, hệ thống đặt hàng còn xảy ra lỗi.
- Thảo luận về thương hiệu Domino’s Pizza trên mạng xã hội:
Chỉ số cảm xúc = (Lượng thảo luận Tích cực – Lượng thảo luận Tiêu cực) /
(Lượng thảo luận Tích cực + Lượng thảo luận Tiêu cực)
Chỉ số cảm xúc có giá trị từ -1 đến 1, giá trị càng cao thể hiện mức độ được yêu
thích càng cao.
Nhìn chung, lượng thảo luận và chỉ số cảm xúc của Domino’s Pizza tăng cao từ
tháng 9 khi các hoạt động quảng bá món mới được nhiều người quan tâm.
Tháng 7 và tháng 8/2016, Domino’s Pizza có chỉ số yêu thích của thương hiệu
âm (thảo luận tiêu cực > thảo luận tích cực) khi có nhiều ý kiến phàn nàn về thái
độ phục vụ không tốt và hệ thống đặt hàng bị lỗi.
E. TÀI CHÍNH.
E.1. Cấu trúc chi phí.
- Chi phí cố định: Chi phí bao gồm chi phí cho các nhà máy, thiết bị, thuế
các loại, bảo hiểm, tiền trả lương cho nhân viên,…
- Chi phí biến đổi: một số ví dụ về chi phí biến đổi mà Domino’s Pizza
phải chịu bao gồm chi phí lao động, nguyên liệu, đóng gói, vận chuyển và
giao hàng.
- Bảng chi phí hoạt động của Domino’s Pizza qua các năm (Đơn vị: triệu
USD)
Năm 2022 2021 2020 2019 2018
Chi phí
hoạt động
3,769.23$ 3,576.97$ 3,391.77$ 2,989.37$ 2,861.18$
E.2. Doanh thu.
- Domino's Pizza tạo ra doanh thu bằng cách làm chủ chuỗi cung ứng của
mình. Domino’s Pizza bán nguyên liệu, nước sốt và bột bánh cho những
cửa hàng nhượng quyền. Thật đáng ngạc nhiên khi biết rằng doanh thu
chính của Domino’s kiếm được thông qua các hoạt động trong chuỗi
cung ứng hơn là doanh thu tới từ phí bán hàng và phí nhượng quyền.
- Domino’s hoạt động thông qua 3 nguồn doanh thu chính:
+ Doanh thu từ các cửa hàng nhượng quyền nội địa: Domino's tính
phí nhượng quyền 5,5% cho những bên được nhượng quyền dựa
trên doanh số bán hàng. Đây là phí mà bên mua đủ điều kiện phải
trả cho bên nhượng quyền trong suốt quá trình diễn ra hợp đồng
nhằm duy trì hoạt động trong hệ thống. Với Domino’s Pizza, công
ty ràng buộc hợp đồng kéo dài 10 năm đối với những người được
nhượng quyền của mình, nên rõ ràng đây là một nguồn doanh thu
sinh lợi. Nếu nhìn sâu hơn, sự phân chia chi phí nhượng quyền này
đóng góp gần 40% tổng doanh thu của Domino’s khi mà doanh
nghiệp thu về 1.3$ từ chuỗi cửa hàng nhượng quyền mỗi năm.
+ Doanh thu từ chuỗi cửa hàng nhượng quyền quốc tế: Chuỗi cửa
hàng nhượng quyền của Domino's cũng gia nhập thị trường quốc
tế. Tính tới hiện tại, công ty này đã sở hữu hơn 10.000 cửa hàng
trải khắp 70 quốc gia. Chỉ riêng Vương quốc Anh đã có hơn 1000
cửa hàng, và Domino’s vẫn tiếp tục mở rộng hơn và tấn công nhiều
thị trường khác như Canada, Hàn, Đức, Nhật Bản, Úc, … Tuy vậy,
doanh thu từ chuỗi cửa hàng nhượng quyền quốc tế chỉ góp một
phần rất nhỏ, khoảng 6% tổng doanh thu của doanh nghiệp.
+ Doanh thu từ chuỗi cung ứng: Phần lớn doanh thu của Domino’s
không tới từ các cửa hàng nhượng quyền hay việc bán pizza trực
tiếp. Khoản thu khổng lồ của Domino’s tới từ chuỗi cung ứng tự
thân của doanh nghiệp này, ước tính lên tới gần 60% tổng doanh
thu thường niên của doanh nghiệp. Domino’s đang vận hành
khoảng 19 nhà máy sản xuất đế bánh pizza trên toàn nước Mỹ và 5
nhà máy ở Canada. Trung tâm phân phối hàng là nơi mua bán, tiếp
nhận, dự trữ và vận chuyển các nguyên liệu và thành phần tới các
cửa hàng nhượng quyền.
- Ông trùm chuỗi cửa hàng pizza Domino's Pizza đã tạo ra doanh thu 4,54
tỷ đô la Mỹ trên toàn thế giới vào năm 2022, tăng 4,13% so với năm
2021. Lợi nhuận gộp đạt 1,65 tỷ USD, giảm 2,34% so với năm 2021.
Trong đó thu nhập trước thuế là 572,8 triệu đô, thu nhập hoạt động 772,2
triệu đô và thu nhập ròng 452,3 triệu đô. Con số này đã tăng đều đặn
trong 15 năm qua.
- Đặc biệt, với sự thay đổi lớn trong mô hình kinh doanh của mình, doanh
thu 1 năm của Domino’s đã tăng gấp 2,5 lần trong 10 năm, từ 1,5 tỷ USD
trong năm 2010 đến 3,76 tỷ USD trong năm 2020. Trong khi đó, giá cổ
phiếu của công ty này từ năm 2010 - 2018 đã tăng phi mã với 3.200%,
tức 32 lần, lớn hơn rất nhiều so với đà tăng của chỉ số S&P Index, với chỉ
164%.
Phụ lục 1_ Bảng thống kê tổng thu nhập của chuỗi cửa hàng trên toàn thế
giới của Domino’s Pizza từ năm 2006 đến năm 2022.
- Có thể thấy, Domino’s có tốc độ tăng trưởng ổn định qua các năm,
Phụ lục 2_ Bảng thống kê so sánh tổng thu nhập từ các nguồn thu chính
của Domino’s Pizza giữa hai năm 2021 và 2022.
Phụ lục 3_ Bảng thống kê so sánh tổng thu nhập của công ty trụ sở chính
tại Mỹ của Domino’s Pizza giữa hai năm 2021 và 2022.
Phụ lục 4_ Bảng thống kê so sánh phân loại doanh thu và tỷ lệ lợi nhuận
gộp của Domino giữa hai năm 2021 và 2022.
Phụ lục 5_ Bảng thống kê so sánh tỷ lệ lợi nhuận gộp của các cửa hàng
thuộc sở hữu Hoa Kỳ giữa hai năm 2021 và 2022.
Phụ lục 6_ Bảng thống kê so sánh tỷ lệ lợi nhuận gộp của chuỗi cung ứng
giữa hai năm 2021 và 2022.
F. ĐỀ XUẤT GIÁ TRỊ.
Domino's là một công ty lấy cảm hứng từ mục đích và định hướng hiệu suất với
những con người đặc biệt, những người cam kết cung cấp sức mạnh có thể, mỗi
lần một chiếc bánh pizza. Trọng tâm thương hiệu của Domino’s là tập hợp các
giá trị xác định niềm tin cốt lõi của Domino’s về cách Domino’s điều hành hoạt
động kinh doanh, đối xử với nhân viên, hỗ trợ các bên nhận quyền và phục vụ
khách hàng.
Mục đích và Giá trị của Domino’s Pizza Enterprises:
1. Do the right thing (Làm điều đúng đắn)
Sứ mệnh hành động một cách liêm chính và đưa ra những quyết định có kỷ luật,
ngay cả khi việc đó khó khăn hoặc không được ưa chuộng. Tiêu chuẩn đạo đức
cao và sự trung thực đặc biệt là trọng tâm trong cách doanh nghiệp làm việc
cùng nhau. Domino’s Pizza cam kết phục vụ khách hàng một cách an toàn và có
trách nhiệm, đồng thời mang lại lợi ích cho cộng đồng.
2. Put people first (Đặt con người lên đầu)
Domino’s Pizza tạo ra một nền văn hóa hòa nhập, hiểu rằng con người là cốt lõi
cho sự thành công của họ. Chúng ta đối xử với nhau một cách đàng hoàng, tôn
trọng và đánh giá cao sự khác biệt. Domino’s Pizza cố gắng trở thành một
doanh nghiệp nơi tất cả cá nhân trong tổ chức có thể cống hiến hết mình để làm
việc và biết rằng họ thuộc về, đóng góp và phát huy hết tiềm năng của mình.
3. Create inspired solutions (Sáng tạo giải pháp truyền cảm hứng)
Domino’s Pizza là một công ty được xây dựng dựa trên tinh thần kinh doanh và
đổi mới, là một tổ chức có thiên hướng hành động – giải quyết nhu cầu của
khách hàng theo những cách mới và phù hợp.
4. Champion our customers (Chiến thắng lòng tin khách hàng)
Domino’s Pizza coi mỗi đơn hàng và tương tác là cơ hội để làm sâu sắc thêm
mối quan hệ bằng cách cung cấp sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm tuyệt vời. Họ
tự chịu trách nhiệm nếu không thực hiện đúng lời hứa.
Đánh giá công việc
STT Họ và tên Mã sinh viên Nhiệm vụ Đánh giá công việc Điểm
1 Nguyễn Hồng
Khánh Linh
( Nhóm
trưởng)
11236525 -Đóng góp ý kiến chỉnh
sửa slide, nội dung phần
việc của các thành viên
- Thuyết trình.
- Nội dung phần tóm tắt sơ
lược doanh nghiệp.
- Thiết kế dàn ý.
- Tổng hợp và bổ sung
thông tin của tiểu luận và
powerpoint.
- Hoàn thành đầy đủ
nội dung, đúng
deadline.
- Đóng góp tích cực,
giúp đỡ sửa bài
thêm nội dung
thông tin các phần
việc của các thành
viên trong nhóm.
- Làm việc có trách
nhiệm, quản lý
nhóm sát sao.
10
2 Đào Lê Quân 11230383 -Chỉnh sửa và bổ sung nội
dung tiểu luận và
powerpoint.
- Nội dung phần việc A và
B của phân tích mô hình
kinh doanh.
- Thiết kế dàn ý.
- Tổng hợp thông tin.
- Hoàn thành nội
dung đầy đủ, đúng
giờ.
- Tích cực đóng góp
ý kiến và sửa chữa
nội dung slide và
bài báo cáo.
-Làm việc có trách
nhiệm
10
3 Nguyễn Thuỳ
Trang
11236779 -Nội dung phần việc C và
D của phân tích mô hình
kinh doanh
- Thuyết trình.
- Tổng hợp và bổ sung
thông tin.
-Hoàn thành đúng
giờ, có trách nhiệm
với công việc chung
- Nhiệt tình đóng
góp ý kiến.
10
4 Lê Hoàng
Mai
11231534 -Thiết kế dàn ý.
- Bổ sung thông tin và
chỉnh sửa tiểu luận.
- Nội dung phần việc A và
B trong phân tích mô hình
kinh doanh.
- Hoàn thành đúng
hạn phần việc
- Đóng góp tích cực
vào công việc
chung
10
5 Nguyễn Minh
Thắng
11234742 -Làm powerpoint
- Chỉnh sửa và bổ sung
thông tin.
- Nội dung phần việc E và
- Hoàn thành đúng
hạn phần việc được
giao.
- Đóng góp tích cực
10
F trong phân tích mô hình
kinh doanh.
và xung phong nhiệt
tình vào các phần
việc.
6 Nguyễn Hà
Linh
11231914 -Nội dung phần việc C và
D trong phân tích mô hình
kinh doanh
-
- Hoàn thành đúng
hạn phần việc được
giao.
9.5
7 Nguyễn Lê
Gia Hân
11231833 -Nội dung phần việc E và
F của mô hình kinh doanh.
- Hoàn thành đúng
hạn phần việc được
giao.
9
8 Hoàng Thu
Minh
11234688 -Nội dung phần việc tóm
tắt sơ lược doanh nghiệp
- Hoàn thành đúng
hạn nội dung phần
việc được giao.
9
| 1/27

Preview text:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÀI BÁO CÁO
MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH I
Đề tài: Phân tích Mô hình kinh doanh DOMINO’S PIZZA
NHÓM 2 - Tài chính doanh nghiệp 65C CLC
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Phương Lan
Hà Nội, tháng 12, năm 2023 MỤC LỤC
I. SƠ LƯỢC VỀ DOANH NGHIỆP DOMINO’S PIZZA...................................2
1. Giới thiệu chung............................................................................................2
2.Lịch sử............................................................................................................2
3. Domino’s tại Việt Nam..................................................................................3
4. Sơ lược về sản phẩm......................................................................................3
II. MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.....................................4
A. CƠ SỞ HẠ TẦNG........................................................................................4
A.1. Mạng lưới đối tác....................................................................................4
A.2. Tài nguyên cốt lõi...................................................................................5
B. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH.........................................................................10
C. SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ...........................................................................12
C.1. Sản phẩm..................................................................................................12
C.2. Dịch vụ.....................................................................................................12
D. KHÁCH HÀNG.............................................................................................13
D.1. Phân khúc khách hàng.............................................................................13
D.2. Quan hệ khách hàng.................................................................................14
D.3. Phản hồi của khách hàng.........................................................................14
E. TÀI CHÍNH....................................................................................................17
E.1. Cấu trúc chi phí........................................................................................17
E.2. Doanh thu.................................................................................................17
F. ĐỀ XUẤT GIÁ TRỊ.......................................................................................20 DOMINO’S PIZZA
I. SƠ LƯỢC VỀ DOANH NGHIỆP DOMINO’S PIZZA.
1. Giới thiệu chung.
Domino's Pizza là tên một chuỗi nhà hàng pizza Mỹ và cũng là tên công ty
nhượng quyền kinh doanh quốc tế có trụ sở tại Domino Farms Office Park (hội
sở thuộc sở hữu của nhà đồng sáng lập Domino's Pizza Tom Monaghan) tại xã
Ann Arbor, Quận Washtenaw, Michigan, Hoa Kỳ.
Domino’s Pizza là thương hiệu thức ăn nhanh đã có mặt ở Mỹ từ những năm
1960 và đang hoạt động rất hiệu quả. Mỹ cũng là một trong những thị trường có
doanh thu tốt nhất trong những năm gần đây của Domino’s. Tuy nhiên, không
chỉ ở Mỹ, Domino’s Pizza đang có kết quả kinh doanh khá tốt ở nhiều thị
trường trên thế giới. Domino's là chuỗi nhà hàng pizza lớn thứ hai Hoa Kỳ (sau
Pizza Hut) nhưng lớn nhất thế giới với hơn 10.000 cửa tiệm thành viên và
nhượng quyền tại 70 quốc gia.
Ở châu Á – Thái Bình Dương, một khu vực đang có sự phát triển kinh tế năng
động, hiện nay chuỗi cửa hàng đã có mặt tại 15 quốc gia như Úc, Trung Quốc,
Đảo Guam, New Zealand, Ấn Độ, Sri Lanka, Hàn Quốc, Indonesia, Nhật Bản,
Malaysia, Singapore, Đài Loan, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. (Đây cũng
là khu vực có số lượng cửa hàng lớn nhất của Domino’s, với hơn 2500 cửa
hàng, trong đó Ấn Độ, Nhật Bản và Malaysia là những thị trường có tốc độ phát triển nhanh nhât – PV).
Nhãn hàng đã áp dụng nhiều công nghệ kỹ thuật để giúp khách hàng có thể đặt
hàng trực tuyến ở bất kỳ đâu, bất kỳ thời gian nào chỉ bằng một chiếc điện thoại
thông minh, máy tính bảng hay máy tính cá nhân. Doanh thu từ đặt hàng trực
tuyến là một trong những nguồn thu lớn nhất của doanh nghiệp. 2. Lịch sử.
Domino’s Pizza được Tom Monaghan sáng lập vào năm 1960 bởi Tom
Monaghan và anh trai James ở Ypsilanti, Michigan với tên gọi ban đầu là
Dominick sau đó chuyển thành Domino’s Pizza. Ông quyết định lấy hình ảnh
domino là biểu tượng cho công ty vì nó hợp với cái tên của công ty mình.
Một trong những yếu tố chính trong nhận dạng thương hiệu của Domino’s là
logo của nó. Biểu tượng domino đỏ và xanh có thể nhận ra ngay lập tức và nó
đã trở thành biểu tượng cho cam kết của thương hiệu về chất lượng và sự tiện
lợi. Trong những năm gần đây, Domino’s đã cập nhật logo của mình để trông
hiện đại và hợp lý hơn, trong khi vẫn giữ hình dạng domino quen thuộc. Logo
của công ty ban đầu đã có ba dấu chấm, đại diện cho ba cửa hàng trong năm
1965. Ông nghĩ rằng nếu có thêm một cửa hàng thì sẽ thêm một chấm tròn nữa
trên logo nhưng chưa từng nghĩ rằng công ty Domino’s pizza của mình lại có
thể trở thành một công ty xuyên quốc gia như bây giờ. Domino’s Pizza đã tạo
nên một cuộc cách mạng mới, một hướng đi mới cho ngành kinh doanh pizza.
Đến năm 1983, Domino's đã có hơn 1.000 cửa hàng trên khắp Hoa Kỳ và tiếp
tục mở rộng ra toàn cầu trong những thập kỷ sau đó.
Bên cạnh tốc độ tăng trưởng, Domino's còn được biết đến với sự đổi mới.
Thương hiệu này là một trong những thương hiệu đầu tiên cung cấp dịch vụ đặt
hàng trực tuyến và đã tiếp tục đầu tư vào công nghệ mới để giúp quá trình đặt
hàng và giao hàng thuận tiện hơn cho khách hàng.
Ngày nay, Domino's là một trong những chuỗi cửa hàng pizza lớn nhất thế giới,
với hơn 17.000 cửa hàng tại hơn 90 quốc gia.
3. Domino’s tại Việt Nam.
Vào ngày 19/11/2010, cửa hàng đầu tiên của Domino’s tại Việt Nam được khai
trương. Sau 5 năm, Domino’s đã khai trương 25 cửa hàng với 21 cửa hàng trong
thành phố Hồ Chí Minh và 4 cửa hàng tại Hà Nội. Đến thời điểm hiện tại,
Domino’s pizza đã có mặt ở 5 thành phố với 50 cửa hàng là Hồ Chí Minh (30
cửa hàng), Hà Nội (13 cửa hàng), Bình Dương (1 cửa hàng), Đồng Nai (1 cửa
hàng) và Hải Phòng (2 cửa hàng), đứng thứ 2 sau Pizza Hut. Trong các năm tiếp
theo, Domino’s Pizza đă –
t mục tiêu mở 100 cửa hàng tại Hải Phòng, Nha Trang, Đà Nẵng,…
- Khi gia nhập vào thị trường Việt Nam, Domino’s pizza với vị thế của
người đến sau, và khoảng thời gian năm 2010, thói quen mua sắm tiêu
dùng bằng cách đặt hàng trực tuyến vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ
đối với người tiêu dùng. Bởi vậy mà Domino’s lựa chọn hướng phát triển
tạo nền tảng trong thành phố Hồ Chí Minh trước và sau đó tấn công thị trường miền Bắc.
4. Sơ lược về sản phẩm.
- Domino’s Pizza gồm 3 dòng bánh chính: Favourite, Premium và
Signature với hơn 18 hương vị khác nhau, được chia ra làm 5 loại chính:
hải sản, bò, gà, heo, và mới đây là pizza chay nhằm mở rộng đối tượng khách hàng.
- Từng đế bánh của Domino’s Pizza được nhào nặn thủ công bằng bột tươi
thay vì bột đông lạnh, nước sốt cà chua tươi nguyên chất, 100% phô mai
Mozzarella ngoại nhập và các nguyên liệu chất lượng phủ trên mặt bánh
chính là mấu chốt giúp Domino’s giữ chân được khách hàng của mình.
- Ngoài ra, menu của Domino’s Pizza còn mở rộng thêm các món phụ: 5
món gà, 4 hương vị mì ý cùng với xúc xích, bánh mì và khoai tây chiên.
- Để phục vụ nhu cầu của khách hàng, Domino’s thậm chí còn cho ra mắt 6
món tráng miệng đặc sắc và 12 loại thức uống khác nhau.
II. MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.
A. CƠ SỞ HẠ TẦNG.
A.1. Mạng lưới đối tác. ● Nhà cung cấp: - Cung ứng đầu vào:
+ Đối với công ty mẹ có trụ sở chính tại Mỹ: chuỗi cung ứng nội địa
của Domino’s cung cấp cho các bên nhượng quyền tại Mỹ - nơi có
trụ sở chính bao gồm: bột, phô mai, thịt, rau, lò nướng, đồng
phục,... cho phép kiểm soát nghiêm ngặt chất lượng của pizza, độ
ổn định của pizza và giao hàng kịp thời. Chiến lược tích hợp này
cho phép Domino’s cung cấp pizza với giá thấp hơn tại thị trường
công ty mẹ và cho phép người quản lý cửa hàng tập trung vào hoạt
động của cửa hàng thay vì trộn bột tại chỗ, chuẩn bị rau và thương
lượng nguyên liệu với các nhà cung cấp như các công ty cung cấp
đồ ăn nhanh tại Mỹ. Tại Mỹ, Domino’s có 16 trung tâm cung ứng
chuỗi và sản xuất bột nhào trong khu vực và thuê một đội ngũ hơn
400 xe tải để hỗ trợ vận chuyển sản phẩm đến các cửa hàng nội địa 2 tuần một lần.
Tuy nhiên, những người được nhượng quyền của Domino’s không
hề bị ép buộc bởi việc nhất thiết phải mua nguồn cung cấp chính từ
chuỗi cung ứng của công ty mẹ mà thay vào đó có thể lựa chọn
thực phẩm ở các chuỗi cung cấp thực phẩm khác. Nhưng điều thú
vị nhất là 99% nhà nhượng quyền tại Mỹ đều chọn mua tất cả
nguồn cung cấp từ phân khúc cung ứng nội địa của công ty.
Vì thể, để đảm bảo cho bộ phận này vẫn được tồn tại, Domino’s
cung cấp các ưu đãi chia sẻ lợi nhuận cho những người nhượng
quyền mua sản phẩm của Domino’s. Ngoài 16 trung tâm cung ứng
trong nước, Domino’s còn vận hành 6 trung tâm cung ứng bên ngoài Hoa Kỳ.
+ Đối với các công ty có trụ sở tại Việt Nam: Hầu hết các nguyên
liệu, máy sản xuất đều được nhập khẩu từ công ty mẹ tại trụ sở Mỹ.
Bên cạnh đó, các nguyên vật liệu tươi như rau, củ thì lấy từ Công
ty Cổ phần đầu tư và phát triển Siêu thị Ánh Dương. Đây cũng là
một đối tác cung cấp thực phẩm cho các nhãn hàng đồ ăn nhanh
nổi tiếng như: KFC, Lotteria, Burger King, Popeyes,.... ● Nhà phân phối:
- Domino’s không sử dụng hay phân phối bất kỳ sản phẩm ăn
liền, đóng gói nào ra thị trường mà chỉ nhượng quyền các
cửa hàng để làm đồ ăn phục vụ tại chỗ hoặc mang đi nên không có nhà phân phối. ● Đối tác quảng cáo:
- Domino’s là một trong các doanh nghiệp tận dụng được triệt
để các nền tảng truyền thông kỹ thuật số mới và tân tiến nhất
để có thể tiếp cận được với khách hàng của mình như:
Youtube, Twitter, Tiktok, các kênh truyền thông đại chúng
tại Mỹ,... và bên cạnh đó cũng kết hợp với việc hợp tác và sử
dụng hình ảnh của những thương hiệu hay người nổi tiếng
tại rất nhiều nơi trên thế giới để tăng thêm sức hút cũng như
độ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp.
- Domino’s còn hợp tác với các công ty công nghệ như:
Starship technologies, Flirety,... để sử dụng công nghệ của
họ là robot giao hàng nhằm rút ngắn thời gian giao hàng,
giúp họ quảng bá thêm mục đích nâng cao chất lượng dịch
vụ trong khâu vận chuyển. Điều này là một trong những
chiến lược táo bạo vào được rất nhiều chuyên gia đánh giá
cao trong việc chọn đối tác quảng cáo của Domino’s.
● Đối tác trong các hoạt động cộng đồng:
- Domino’s hợp tác rất nhiều tổ chức y tế, tổ chức giáo dục
cũng như các tổ chức cộng đồng để tạo dựng thêm hình ảnh
đẹp của mình trong công chúng, như năm 2004, doanh nghiê –
p bắt đầu hợp tác với St. Jude Children’s Research
Hospital tham gia vào chiến dịch “Thanks and Giving” của
bệnh viện. Đồng thời, huy động được 5.2 triệu USD vào năm 2014.
A.2. Tài nguyên cốt lõi. A.2.1. Công nghệ.
Cựu CEO Patrick Doyle: "Chúng tôi là một công ty công nghệ đi bán pizza."
● Domino’s là công ty dẫn đầu trong việc áp dụng các công nghệ
mới nhất vào hoạt động kinh doanh của mình.
- Bắt đầu chạy Website của mình vào năm 1996.
- Vào năm 2008, Domino’s ra mắt ứng dụng giúp khách hàng
có thể theo dõi được tiến độ giao bánh pizza của họ (trước cả
Starbucks và Uber) đánh dấu một cuộc cách mạng lớn. Trở
thành một trong những doanh nghiệp F&B đầu tiên đi tiên
phong trong việc xây dựng app. Điều này không chỉ giúp
khách hàng cảm thấy yên tâm hơn về sản phẩm họ đặt, mà
còn giúp Domino’s hoạt động hiệu quả hơn trong khâu logistics.
- Vào năm 2014, Domino’s cho ra mắt trợ lý ảo AI Dom giúp
khách hàng đặt đơn qua giọng nói. Dựa trên dữ liệu của
khách hàng từ quá khứ, trợ lý Dom còn có thể biết được
khách hàng sẽ đặt gì khi đăng nhập vào ứng dụng, và sau đó
đặt hộ khách hàng. Domino’s cũng đã có một bước tiến tuyệt
vời bằng cách phát hành ứng dụng Pizza Mogul mới. Ứng
dụng cho phép khách hàng thiết kế bánh pizza của riêng họ
với bất kỳ toppings nào họ muốn, đặt tên và chia sẻ nó với
bạn bè trên các mạng truyền thông xã hội
- Trong năm 2019, Domino’s đã kết hợp với hãng Ford để cho
ra mắt xe không người lái giao hàng tự động. Chiếc xe mang
tên Nuro R2 này có thể di chuyển với vận tốc lên đến
40km/h. Ngoài ra, họ kết hợp với công ty Rad Power Bikes
và cho ra mắt xe đạp điện. Đây là chiếc xe có thể giúp người
giao hàng mang 12 bánh pizza cùng một lúc và hỗ trợ tốc độ lên đến hơn 30km/h.
- Domino’s bao phủ tất cả các kênh và các cách thức mà một
người có thể đặt pizza. Họ gọi nó là AnyWare Ordering.
Khách hàng có thể đặt hàng pizza qua văn bản, tweet,
Samsung Smart TV, hệ thống Ford SYNC AppLink, đồng
hồ thông minh Android wear, Apple watch, Pebble watch.
Công ty đã thêm hỗ trợ cho Amazon Echo và Alexa,
Facebook Messenger và Google Home. Nếu không thích các
cách trên, người mua cũng có thể đặt pizza qua SMS,
Twitter hoặc Messenger mà không cần viết một từ nào. Chỉ
cần gửi biểu tượng cảm xúc lát pizza và đơn hàng của khách
hàng sẽ được chấp nhận. Nếu lười quá, thậm chí còn có một
ứng dụng đặt hàng không cần bất kỳ thao tác nào đặc biệt
dành cho người mua. Điều duy nhất khách hàng phải làm để
đặt hàng là mở ứng dụng và đợi trong 10 giây, sau đó đơn hàng sẽ được đặt. A.2.2. Nhân lực. - Cơ cấu tổ chức gồm:
Domino’s vận hành bởi đội ngũ nhân lực nhiều kinh nghiệm.
+ Store manager: Cửa hàng trưởng, là người quản lý toàn bộ
cửa hàng và chịu trách nhiệm giám sát, thúc đẩy mọi hoạt
động của nhân viên. Có nhiệm vụ phổ biến lại những gì công
ty đặt ra và là người chịu trách nhiệm chính trong mọi vấn đề phát sinh.
+ MIT 4 (Manager Business): Quản lý cửa hàng, hoạt động ở
cấp dưới Store Manager nhưng ở trên MIT2, MIT3 cấp cơ
sở. Nhiệm vụ của MIT 4 là đưa ra các quyết định chiến
thuật, thực hiện các kế hoạch và chính sách doanh nghiệp,
phối hợp các hoạt động, các công việc để hoàn thành mục
tiêu chung. Luôn lập ra các kế hoạch tăng và phát triển sale
cho công ty, các chiến lược dự phòng.
+ MIT 3 (Manager Store): Quản lý cửa hàng, có nhiệm vụ tập
trung nhiều vào việc order, theo dõi hàng hóa mỗi ngày của
cửa hàng, sắp xếp lịch làm cho nhân viên, theo dõi quá trình
làm việc và training nhân viên.
+ MIT 2 (Manager Shift): làm quen với công việc của một
quản lý của cửa hàng, có nhiệm vụ học hỏi, trao đổi kiến
thức, làm quen với việc quản lý nhân viên trong 1 ca làm việc.
+ MIT 1: Nhân viên cửa hàng được chia làm 4 quầy.
+ Quầy CSR (Customer Service Representative): Gương mặt
đại diện tiếp xúc và đem lại một dịch vụ tốt nhất cho khách hàng:
❖ Chức năng: là bộ mặt chính của cửa hàng, tạo sự thân thiện và ấn
tượng với khách hàng, quyết định sự gia tăng lợi thế cạnh tranh,
giúp phát triển thương hiệu và gia tăng tình cảm của người tiêu
dùng đối với thương hiệu sản phẩm của công ty.
❖ Nhiệm vụ: chăm sóc khách hàng trước và trong khi đặt hàng, học
và am hiểu các kiến thức về 1 CSR, hiểu rõ 5 bước bán hàng (trực
tuyến và trực tiếp). Luôn mỉm cười, chào khách, nhận đặt hàng và
giới thiệu với khách các chương trình khuyến mãi phù hợp. + Quầy BA (Black Apron):
❖ Chức năng: chăm sóc khách hàng, lấy ý kiến và nhận biết được
thời điểm lấy ý kiến phù hợp.
❖ Nhiệm vụ: mở cửa chào khách hàng, hướng dẫn khách vào quầy
order, sắp xếp chỗ ngồi hợp lý. Luôn luôn tươi cười tạo sự thân
thiện, gần gũi với khách hàng. Giao tiếp, xin và lấy ý kiến khách,
am hiểu chỉ số NPS. Ngoài ra nhân viên BA phải chủ động kiểm
tra đơn hàng nếu thấy khách hàng ngồi đợi lâu. Quan tâm, hỏi
khách hàng. Khi nghe Dine In, Carry out complete thì phải chủ
động đến quầy để mang bánh ra phục vụ ngay.
+ Quầy Pizza Maker: Có nhiệm vụ đem lại những sản phẩm có
chất lượng tốt nhất, tạo sự hài lòng nhất với khách hàng. Là
một trong những quầy quan trọng của cửa hàng. Có 4 vị trí quan trọng ở quầy này:
❖ Quầy Dough: Là vị trí quan trọng quyết định hình dạng bánh, cấu
trúc bánh, mang lại cảm quan tốt cho người tiêu dùng.
❖ Quầy Sauce: Là Leader của quầy Pizza Maker.
❖ Quầy Topping: Là người làm bánh quyết định 80% sản phẩm theo
nhu cầu của người tiêu dùng.
❖ Quầy Pizza Cutter: Quầy quyết định cuối cùng trước khi sản phẩm tới tay khách hàng.
+ Quầy Deliver Expert: đại sứ thương hiệu trao tận tay những
sản phẩm chất lượng cùng dịch vụ tuyệt vời đến khách hàng. A.2.3. Chính sách.
● Chính sách vận chuyển, giao hàng, thanh toán:
- Đảm bảo giao hàng trong vòng 30 phút trong khu vực giao hàng.
- Nhân viên cửa hàng sẽ đến giao hàng và nhận tiền mặt trực
tiếp từ khách hàng, hoặc khách hàng thao tác quét mã
QRCode chuyển khoản thanh toán theo đơn hàng đã đặt trên.
- Khách hàng thao tác thanh toán qua thẻ ATM, thẻ tín
dụng/ghi nợ, ví điện tử.
● Chính sách điều chỉnh nội dung đơn hàng:
- Sau khi hoàn tất việc đặt hàng trực tuyến, khách hàng gọi
Hotline trong thời gian sớm nhất có thể để được hỗ trợ kiểm
tra trạng thái đơn hàng và điều chỉnh thông tin nếu đơn hàng
chưa được cửa hàng thực hiện. Khách hàng sẽ không thể
điều chỉnh, thay đổi sản phẩm trong đơn hàng nếu đơn hàng
đã và đang được thực hiện bởi cửa hàng.
● Chính sách bảo mật thông tin cá nhân:
- Domino’s công nhận và tôn trọng thông tin bảo mật của các
cá nhân đăng nhập vào Website & Ứng dụng của Domino’s
Pizza. Chính sách này bao gồm những thông tin cá nhân mà
Domino’s và các đơn vị nhượng quyền đang nắm giữ và
trình bày theo cách mà Domino’s và các đơn vị nhượng
quyền muốn sử dụng, quản lý và bảo vệ thông tin cá nhân
của khách hàng khi khách hàng đăng nhập vào Website &
Ứng dụng hoặc đặt hàng tại bất kỳ cửa hàng nào của Domino’s Pizza.
● Chính sách thu thập thông tin khách hàng:
- Domino’s có thể thu thập thông tin cá nhân từ khách hàng
bao gồm họ tên, địa chỉ, số điện thoại bàn và số điện thoại di
động, địa chỉ email, nội dung thẻ tín dụng, và bất kỳ thông
tin nào khác nếu khách hàng đồng ý cung cấp những thông tin này.
● Chính sách sử dụng thông tin:
- Domino’s có thể sử dụng thông tin cá nhân do khách hàng
cung cấp tại cửa hàng và xử lý những thông tin này để cung
cấp hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng. Thông thường,
chúng tôi sẽ sử dụng những thông tin cá nhân này theo cách
mà khách hàng mong muốn, bao gồm nhưng không giới hạn,
cho bất cứ mục đích nào như sau:
+ Cung cấp cho khách hàng bất cứ thông tin gì về công
ty mà khách hàng yêu cầu.
+ Xử lý quá trình đặt hàng qua mạng.
+ Thông báo giải thưởng và việc mua hàng.
+ Trả lời những yêu cầu cụ thể của khách hàng.
+ Quản lý chương trình nghiên cứu tiếp thị.
+ Gửi cho khách hàng những chương trình khuyến mãi
hiện nay và trong tương lai hoặc những thông tin về sản phẩm và dịch vụ.
● Chính sách chia sẻ thông tin:
- Domino’s sẽ không cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân nào
của khách hàng cho bên thứ ba không liên quan để bên thứ
ba có thể sử dụng những thông tin này tiếp thị trực tiếp đến khách hàng.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH.
- Hoạt động chính của Domino’s Pizza là kinh doanh trong lĩnh vực
cung cấp thực phẩm và dịch vụ giao hàng pizza. Dưới đây là 7 hoạt
động chính chủ yếu của Domino's Pizza:
1. Cung cấp nguyên vật liệu cho các cửa hàng nhượng quyền: Đây là điểm
khác biệt so với các doanh nghiệp khác của Domino’s khi công ty mẹ tự
sản xuất và cung cấp các nguyên vật liệu cho bên nhượng quyền nhưng
không ép buộc họ phải mua sản phẩm từ chuỗi cung ứng này.
2. Sản xuất và bán Pizza: Domino’s Pizza chủ yếu nổi tiếng với việc sản
xuất và bán những chiếc pizza. Họ cung cấp rất đa dạng các loại pizza
khác nhau với nhiều loại nhân cũng như là sốt đặc trưng cho các chiếc
bánh pizza đó. Khách hàng có thể lựa chọn từ menu hoặc tùy chọn cá
nhân hóa chiếc pizza của mình.
3. Giao hàng: Đây là một trong những điểm nổi bật của Domino’s Pizza.
Khách hàng có thể đặt hàng qua điện thoại di động, các trang trực tuyến,
các ứng dụng đặt đồ ăn nhanh hoặc tại cửa hàng và yêu cầu giao hàng tận nơi.
4. Nhượng quyền: Domino’s Pizza thường xuyên mở rộng thông qua hệ
thống nhượng quyền. Họ cung cấp kinh doanh cho các chủ cửa hàng địa
phương hoặc nhóm đầu tư để quản lý và vận hành các cửa hàng
Domino’s Pizza tại một khu vực cụ thể.
5. Phát triển thương hiệu và quảng cáo: Domino’s thường thực hiện các
chiến lược quảng cáo sáng tạo để tăng cường nhận thức về thương hiệu.
Các chiến dịch quảng cáo này có thể bao gồm quảng cáo truyền hình,
quảng cáo trực tuyến, và các chiến dịch truyền thông xã hội. Dưới đây là
một số các chiến lược mà Domino’s đã sử dựng để đưa thương hiệu của
mình đến gần hơn với công chúng:
+ Chiến dịch “Official Food of Everything”: Chiến dịch marketing
“Official Food of Everything” của Domino’s Pizza tại Anh được
đánh giá cao bởi sự táo bạo. Mô –
t sản phầm quảng cáo gồm sáu
phần với những khung cảnh hết sức bình thường đã làm nổi bâ – t lên thông điê – p mà doanh nghiê –
p muốn định vị. Đó là “Domino’s
không chỉ là một thương hiệu đồ ăn nhanh, cung cấp đồ ăn ngon
trong thời gian ngắn nhất mà còn là cách để mọi người gắn kết với
nhau, để những kỉ niệm dù là lớn hay nhỏ đều có hình bóng của Domino’s ở trong đó”.
+ Chiến dịch “Paving for Pizza”: Một chiến dịch marketing khác cực
kỳ nổi tiếng và tạo thiê –
n cảm lớn với khách hàng chính là “Paving
for Pizza”. Nó được thực hiện tại Hoa Kỳ. Nhâ – n thấy rất nhiều
phàn nàn về tình trạng bánh pizza bị lẫn lộn thịt, nấm và phô mai do đường vâ –
n chuyển nhiều ổ gà. Để giải quyết vấn đề này và đảm
bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất đến tay người tiêu dùng,
Domino’s đã tung ra chiến dịch “Paving for pizza” nhằm cải thiện
đường xá, sửa chữa ổ gà. Cái hay của chiến dịch được đánh giá cao ở cách thương hiê –
u giải quyết triệt để vấn đề rất nhức nhối mà
người dân gặp phải. Kết quả là, trong tuần đầu tiên, chiến dịch
“Paving for pizza” đã thu hút 35,000 lượt tìm kiếm trên mạng xã
hội. Qua đó, nâng cao mức độ nhận diện và gia tăng tình cảm của
khách hàng với thương hiệu. Về phía Domino’s Pizza, sau thành
công ban đầu, Domino’s cũng mở rộng ngân sách chiến dịch để
phù hợp với tất cả 50 tiểu bang tại Mỹ, từ đó gia tăng mức đô – hiê – u quả.
+ Bánh cưới từ Domino’s Pizza : Một chiếc bánh cưới có hình
Domino’s Pizza thì thế nào? Đây chính là cách mà Domino’s Pizza
tạo tương tác và hiện tượng trên mạng xã hội. Với hơn nửa doanh
số bán hàng được tạo ra từ các kênh kỹ thuật số, Domino’s có thể
tiếp cận với khách hàng tiềm năng ngay từ những điều nhỏ nhặt nhất.
+ Domino’s Night in trong Tuần lễ thời trang: Domino’s đã hợp tác
với nhà thiết kế Liam Hodges để thực hiện bộ sưu tập trang phục
ba mảnh của riêng mình cho tuần lễ thời trang ở London. Dựa trên
ý tưởng về JOMO (niềm vui bị bỏ lỡ) với xu hướng ở trong nhà.
Domino’s đã thiết kế một số sản phẩm may mặc giúp mọi người
cảm thấy ấm cúng khi ở trong nhà.
6. Nghiên cứu và phát triển: Domino’s liên tục nghiên cứu và phát triển để
cải thiện sản phẩm và dịch vụ của họ. Điều này có thể bao gồm việc thử
nghiệm các loại pizza mới, cải thiện công nghệ đặt hàng trực tuyến và
đáp ứng các xu hướng ẩm thực mới.
7. Domino’s Pizza chú trọng vào cung cấp dịch vụ khách hàng xuất sắc. Họ
sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội và các kênh khác để tương
tác với khách hàng, giải quyết phản hồi và duy trì mối quan hệ tích cực với cộng đồng.
- Qua các hoạt động chính trên đã cho thấy Domino’s là một doanh
nghiệp toàn cầu có hệ thống nhượng quyền và chiến lược quảng
cáo mạnh mẽ để giữ vững và tạo dựng lên vị trí “Đơn vị vận
chuyển pizza số 1” như mục tiêu ban đầu của họ.
C. SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ. C.1. Sản phẩm.
- Thực đơn của Domino’s Pizza chia thành 4 nhóm: Pizza, mì Ý, món phụ
và món tráng miệng. Trong đó với pizza, thương hiệu này có 3 dòng
bánh: premium, favourite, signature. Kích thước từ 7 inch – 12 inch với
các loại đế: dày, vừa, mỏng.
- Phần vỏ bánh được làm từ bột tươi (bô –
t lúa mì nguyên cám), phô mai
cùng nước sốt đặc trưng. Toàn bộ phần topping bên trong đều là nguyên
liệu từ rau củ, thịt đến các món salad. Có nhiều vị khác nhau như xúc
xích sốt phô mai, trứng cút sốt phô mai, rau củ thập cẩm, gà sốt tương,
dăm bông dứa, phô mai hảo hạng hoặc phô mai thịt heo xông khói,…
Menu của Domino’s Pizza cũng cung cấp các loại sản phẩm cho người ăn
chay và không ăn chay. Ngoài pizza, Domino’s cũng phát triển các món
khác như gà tẩm bột phô mai, cánh gà BBQ kiểu Mỹ, gà không xương,…
- Hãng không ngừng đổi mới thực đơn để đa dạng hóa và phù hợp với xu
hướng khẩu vị của người bản địa.
- Domino’s Pizza không định vị là một thương hiệu xa xỉ, hãng luôn giữ
phong độ bình ổn giá. Giá một chiếc pizza dao động từ 97.500 - 350.000
VNĐ, tùy thuộc vào kích cỡ và topping của chiếc pizza đó. Đa số các
món ăn phụ và tráng miệng đều ở mức giá dưới 100.000. Việc bố trí các
món ăn kèm với mức giá phải chăng này chính là điểm thu hút khách
hàng gọi thêm món nhằm tăng giá trị đơn hàng.
- Đối với các đơn vị nhận nhượng quyền, họ thường cân nhắc đặt các cửa
hàng tại các khu vực trung tâm, đô thị lớn, phát triển để thuận tiện cho
việc đảm bảo giao hàng, đồng thời cũng là cách thức giúp họ quảng bá
hình ảnh đến với đông đảo thực khách hơn nữa. Những địa điểm này tập
trung một lượng lớn các trường đại học, cao đẳng trên cả nước, cũng như
cơ hội việc làm hấp dẫn. Phần lớn các đối tượng này trong độ tuổi 18 –
40, do vậy thói quen ăn uống thiên nhiều về vấn đề thuận tiện. Và dần
dần khi họ trưởng thành, kết hôn lập gia đình, nếp sinh hoạt sử dụng thức
ăn nhanh sẽ đi sâu vào cuộc sống của họ. C.2. Dịch vụ.
- Domino’s Pizza cung cấp dịch vụ đặt hàng đa nền tảng. Khách hàng có
thể đặt pizza qua văn bản, Samsung Smart TV, hệ thống Ford SYNC
AppLink, đồng hồ thông minh Android Wear, Apple Watch, Pebble
Watch và bằng giọng nói với Dom. Năm 2016, công ty đã thêm hỗ trợ
cho Amazon Echo và Alexa, Messenger, Google Home và Twitter.
- Công ty đã triển khai một trình theo dõi Pizza năm 2008. Nhờ đó, khách
hàng có thể biết được chiếc pizza của họ đang ở đâu và thoải mãi sắp xếp
thời gian nhận hàng. Hơn nữa, công ty đã thêm 150.000 địa điểm vào
dịch vụ giao hàng của mình. Domino’s Pizza đã bắt đầu sử dụng xe giao
hàng điện và tự lái vào năm 2015. Vào năm 2016, công ty đã ra mắt dịch
vụ giao hàng bằng vật thể bay không người lái pizza đầu tiên trên thế giới.
- Domino’s cam kết cung cấp cho khách hàng dịch vụ giao hàng tốt nhất:
cam kết giao hàng trong vòng 30 phút và nhận được đơn hàng mua mang
về trong vòng 15 phút; nếu chậm hơn, Domino’s sẽ tặng khách hàng
phiếu miễn phí pizza 9 inch cho lần mua kế tiếp.
- Tăng tốc quy trình đặt hàng trực tuyến khi khách hàng có thể làm mọi thứ
trên website của Domino’s từ việc đặt hàng, thanh toán đến theo dõi đơn hàng pizza đó. D. KHÁCH HÀNG.
D.1. Phân khúc khách hàng.
- Đối tượng khách hàng của Domino’s Pizza nằm trong độ tuổi từ 10 tới 60.
- Domino’s Pizza đang tập trung vào phân khúc giới trẻ bởi lẽ đây là phân
khúc có nhu cầu về đồ ăn nhanh cao hơn và cũng không quá để ý tới
thành phần chất béo hay nguyên liệu sản xuất như khách hàng trung niên.
- Domino’s cũng chú trọng tới phân khúc khách hàng gia đình khi đây là
lớp khách hàng thường gọi không chỉ pizza mà còn nhiều đồ đi kèm.
- Domino’s hướng đến phục vụ các doanh nghiệp và công ty trong việc đặt
hàng pizza cho các cuộc họp, tiệc sinh nhật, sự kiện trong công ty. Họ
thường đặt số lượng lớn và yêu cầu tận nơi giao hàng. Domino’s thường
có dịch vụ giao hàng nhanh cho khách hàng này.
- Với sự phát triển của công nghệ thông tin và du lịch, khách du lịch cũng
là một phân khúc quan trọng. Domino’s thường tập trung vào các điểm
du lịch, khách sạn, sân bay để phục vụ khách du lịch. Ngoài ra, Domino’s
cũng đưa ra các ưu đãi đặc biệt cho khách du lịch như giao hàng tận nơi,
giảm giá khi đặt hàng từ ứng dụng di động của Domino’s.
- Khách hàng trực tuyến: Với sự phát triển của mạng Internet, khách hàng
trực tuyến ngày càng tăng. Domino’s cung cấp dịch vụ đặt hàng online và
giao hàng tận nơi cho khách hàng trực tuyến. Ngoài ra, Domino’s còn có
các ưu đãi đặc biệt như giảm giá, tặng voucher cho khách hàng trực tuyến
để khuyến khích họ sử dụng dịch vụ của Domino’s qua Internet.
- Tại Việt Nam, Domino’s hướng đến những khách hàng yêu thích pizza,
cơ bản đó là trẻ em, giới trẻ, người có gia đình, học sinh, sinh viên, giới
văn phòng. Nước ta có cơ cấu dân số trẻ: Có đến 50% dân số có độ tuổi dưới 40 yêu thích pizza.
D.2. Quan hệ khách hàng.
- Sự phục vụ tận tâm: Domino’s Pizza luôn tận tâm phục vụ khách hàng
bằng cách đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Họ cung cấp các
menu đa dạng, thân thiện với đa số khách hàng và có khả năng tùy chỉnh theo yêu cầu cá nhân.
- Tính tiện lợi: Domino’s Pizza đã xây dựng một mô hình kinh doanh tập
trung vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng về tiện lợi. Khách hàng
có thể đặt hàng bằng nhiều cách khác nhau như qua điện thoại, trực tuyến
hoặc trực tiếp đến cửa hàng.
- Thân thiện với công nghệ: Doanh nghiệp Domino’s Pizza đã đầu tư nhiều
vào công nghệ để tăng cường tương tác với khách hàng. Họ phát triển
ứng dụng di động và trang web để khách hàng có thể đặt hàng, thanh toán
và theo dõi đơn hàng một cách dễ dàng. Domino’s đã cố gắng bao phủ tất
cả các kênh và các cách thức mà một người có thể đặt pizza.
- Chương trình khuyến mãi và ưu đãi: Domino’s Pizza thường xuyên cung
cấp các chương trình khuyến mãi và ưu đãi đặc biệt để thu hút và giữ
chân khách hàng. Những ưu đãi này có thể bao gồm giảm giá, phần quà
hoặc điểm thưởng để áp dụng cho các đơn hàng tiếp theo.
+ Chương trình giảm giá những ngày lễ: Black Friday.
+ Tạo các mã khuyến mãi (e-voucher), phiếu giảm giá.
+ Tại Việt Nam, Domino’s đặc biệt giảm 70% cho các đơn hàng vào thứ 2.
- Quản lý phản hồi khách hàng: Domino’s Pizza có một hệ thống quản lý
phản hồi khách hàng chặt chẽ. Họ chú trọng lắng nghe ý kiến và phản hồi
từ khách hàng để cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
D.3. Phản hồi của khách hàng.
- Tổng quan về các chuỗi cửa hàng pizza trên mạng xã hội:
Trong các chuỗi cửa hàng pizza, Domino’s Pizza chiếm 6,9% về thị phần thảo
luận trên báo điện tử và mạng xã hội trong 2 quý cuối năm 2016.
Trong các cửa hàng pizza, Pizza Hut là thương hiệu có thị phần thảo luận lớn
nhất và thường xuyên được nhiều người dùng so sánh với Domino’s Pizza khi
lựa chọn điểm đến cho các bữa ăn của mình và bạn bè.
- Phản hồi của khách hàng về thương hiệu:
Trên phương tiện truyền thông đại chúng, Domino’s Pizza được nhìn nhận là
một chuỗi cửa hàng pizza với thức ăn ngon, giá cả hợp lý và các ưu đãi hấp dẫn.
Tuy nhiên, Domino’s Pizza vẫn tồn tại các ý kiến tiêu cực xoay quanh thái độ
phục vụ không tốt, bao gồm cả nhân viên chăm sóc khách hàng và nhân viên
giao hàng; đồng thời, hệ thống đặt hàng còn xảy ra lỗi.
- Thảo luận về thương hiệu Domino’s Pizza trên mạng xã hội:
Chỉ số cảm xúc = (Lượng thảo luận Tích cực – Lượng thảo luận Tiêu cực) /
(Lượng thảo luận Tích cực + Lượng thảo luận Tiêu cực)
Chỉ số cảm xúc có giá trị từ -1 đến 1, giá trị càng cao thể hiện mức độ được yêu thích càng cao.
Nhìn chung, lượng thảo luận và chỉ số cảm xúc của Domino’s Pizza tăng cao từ
tháng 9 khi các hoạt động quảng bá món mới được nhiều người quan tâm.
Tháng 7 và tháng 8/2016, Domino’s Pizza có chỉ số yêu thích của thương hiệu
âm (thảo luận tiêu cực > thảo luận tích cực) khi có nhiều ý kiến phàn nàn về thái
độ phục vụ không tốt và hệ thống đặt hàng bị lỗi. E. TÀI CHÍNH.
E.1. Cấu trúc chi phí.
- Chi phí cố định: Chi phí bao gồm chi phí cho các nhà máy, thiết bị, thuế
các loại, bảo hiểm, tiền trả lương cho nhân viên,…
- Chi phí biến đổi: một số ví dụ về chi phí biến đổi mà Domino’s Pizza
phải chịu bao gồm chi phí lao động, nguyên liệu, đóng gói, vận chuyển và giao hàng.
- Bảng chi phí hoạt động của Domino’s Pizza qua các năm (Đơn vị: triệu USD) Năm 2022 2021 2020 2019 2018 Chi phí
3,769.23$ 3,576.97$ 3,391.77$ 2,989.37$ 2,861.18$ hoạt động E.2. Doanh thu.
- Domino's Pizza tạo ra doanh thu bằng cách làm chủ chuỗi cung ứng của
mình. Domino’s Pizza bán nguyên liệu, nước sốt và bột bánh cho những
cửa hàng nhượng quyền. Thật đáng ngạc nhiên khi biết rằng doanh thu
chính của Domino’s kiếm được thông qua các hoạt động trong chuỗi
cung ứng hơn là doanh thu tới từ phí bán hàng và phí nhượng quyền.
- Domino’s hoạt động thông qua 3 nguồn doanh thu chính:
+ Doanh thu từ các cửa hàng nhượng quyền nội địa: Domino's tính
phí nhượng quyền 5,5% cho những bên được nhượng quyền dựa
trên doanh số bán hàng. Đây là phí mà bên mua đủ điều kiện phải
trả cho bên nhượng quyền trong suốt quá trình diễn ra hợp đồng
nhằm duy trì hoạt động trong hệ thống. Với Domino’s Pizza, công
ty ràng buộc hợp đồng kéo dài 10 năm đối với những người được
nhượng quyền của mình, nên rõ ràng đây là một nguồn doanh thu
sinh lợi. Nếu nhìn sâu hơn, sự phân chia chi phí nhượng quyền này
đóng góp gần 40% tổng doanh thu của Domino’s khi mà doanh
nghiệp thu về 1.3$ từ chuỗi cửa hàng nhượng quyền mỗi năm.
+ Doanh thu từ chuỗi cửa hàng nhượng quyền quốc tế: Chuỗi cửa
hàng nhượng quyền của Domino's cũng gia nhập thị trường quốc
tế. Tính tới hiện tại, công ty này đã sở hữu hơn 10.000 cửa hàng
trải khắp 70 quốc gia. Chỉ riêng Vương quốc Anh đã có hơn 1000
cửa hàng, và Domino’s vẫn tiếp tục mở rộng hơn và tấn công nhiều
thị trường khác như Canada, Hàn, Đức, Nhật Bản, Úc, … Tuy vậy,
doanh thu từ chuỗi cửa hàng nhượng quyền quốc tế chỉ góp một
phần rất nhỏ, khoảng 6% tổng doanh thu của doanh nghiệp.
+ Doanh thu từ chuỗi cung ứng: Phần lớn doanh thu của Domino’s
không tới từ các cửa hàng nhượng quyền hay việc bán pizza trực
tiếp. Khoản thu khổng lồ của Domino’s tới từ chuỗi cung ứng tự
thân của doanh nghiệp này, ước tính lên tới gần 60% tổng doanh
thu thường niên của doanh nghiệp. Domino’s đang vận hành
khoảng 19 nhà máy sản xuất đế bánh pizza trên toàn nước Mỹ và 5
nhà máy ở Canada. Trung tâm phân phối hàng là nơi mua bán, tiếp
nhận, dự trữ và vận chuyển các nguyên liệu và thành phần tới các
cửa hàng nhượng quyền.
- Ông trùm chuỗi cửa hàng pizza Domino's Pizza đã tạo ra doanh thu 4,54
tỷ đô la Mỹ trên toàn thế giới vào năm 2022, tăng 4,13% so với năm
2021. Lợi nhuận gộp đạt 1,65 tỷ USD, giảm 2,34% so với năm 2021.
Trong đó thu nhập trước thuế là 572,8 triệu đô, thu nhập hoạt động 772,2
triệu đô và thu nhập ròng 452,3 triệu đô. Con số này đã tăng đều đặn trong 15 năm qua.
- Đặc biệt, với sự thay đổi lớn trong mô hình kinh doanh của mình, doanh
thu 1 năm của Domino’s đã tăng gấp 2,5 lần trong 10 năm, từ 1,5 tỷ USD
trong năm 2010 đến 3,76 tỷ USD trong năm 2020. Trong khi đó, giá cổ
phiếu của công ty này từ năm 2010 - 2018 đã tăng phi mã với 3.200%,
tức 32 lần, lớn hơn rất nhiều so với đà tăng của chỉ số S&P Index, với chỉ 164%.
Phụ lục 1_ Bảng thống kê tổng thu nhập của chuỗi cửa hàng trên toàn thế
giới của Domino’s Pizza từ năm 2006 đến năm 2022.

- Có thể thấy, Domino’s có tốc độ tăng trưởng ổn định qua các năm,
Phụ lục 2_ Bảng thống kê so sánh tổng thu nhập từ các nguồn thu chính
của Domino’s Pizza giữa hai năm 2021 và 2022.

Phụ lục 3_ Bảng thống kê so sánh tổng thu nhập của công ty trụ sở chính
tại Mỹ của Domino’s Pizza giữa hai năm 2021 và 2022.

Phụ lục 4_ Bảng thống kê so sánh phân loại doanh thu và tỷ lệ lợi nhuận
gộp của Domino giữa hai năm 2021 và 2022.

Phụ lục 5_ Bảng thống kê so sánh tỷ lệ lợi nhuận gộp của các cửa hàng
thuộc sở hữu Hoa Kỳ giữa hai năm 2021 và 2022.

Phụ lục 6_ Bảng thống kê so sánh tỷ lệ lợi nhuận gộp của chuỗi cung ứng
giữa hai năm 2021 và 2022.

F. ĐỀ XUẤT GIÁ TRỊ.
Domino's là một công ty lấy cảm hứng từ mục đích và định hướng hiệu suất với
những con người đặc biệt, những người cam kết cung cấp sức mạnh có thể, mỗi
lần một chiếc bánh pizza. Trọng tâm thương hiệu của Domino’s là tập hợp các
giá trị xác định niềm tin cốt lõi của Domino’s về cách Domino’s điều hành hoạt
động kinh doanh, đối xử với nhân viên, hỗ trợ các bên nhận quyền và phục vụ khách hàng.
Mục đích và Giá trị của Domino’s Pizza Enterprises:
1. Do the right thing (Làm điều đúng đắn)
Sứ mệnh hành động một cách liêm chính và đưa ra những quyết định có kỷ luật,
ngay cả khi việc đó khó khăn hoặc không được ưa chuộng. Tiêu chuẩn đạo đức
cao và sự trung thực đặc biệt là trọng tâm trong cách doanh nghiệp làm việc
cùng nhau. Domino’s Pizza cam kết phục vụ khách hàng một cách an toàn và có
trách nhiệm, đồng thời mang lại lợi ích cho cộng đồng.
2. Put people first (Đặt con người lên đầu)
Domino’s Pizza tạo ra một nền văn hóa hòa nhập, hiểu rằng con người là cốt lõi
cho sự thành công của họ. Chúng ta đối xử với nhau một cách đàng hoàng, tôn
trọng và đánh giá cao sự khác biệt. Domino’s Pizza cố gắng trở thành một
doanh nghiệp nơi tất cả cá nhân trong tổ chức có thể cống hiến hết mình để làm
việc và biết rằng họ thuộc về, đóng góp và phát huy hết tiềm năng của mình.
3. Create inspired solutions (Sáng tạo giải pháp truyền cảm hứng)
Domino’s Pizza là một công ty được xây dựng dựa trên tinh thần kinh doanh và
đổi mới, là một tổ chức có thiên hướng hành động – giải quyết nhu cầu của
khách hàng theo những cách mới và phù hợp.
4. Champion our customers (Chiến thắng lòng tin khách hàng)
Domino’s Pizza coi mỗi đơn hàng và tương tác là cơ hội để làm sâu sắc thêm
mối quan hệ bằng cách cung cấp sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm tuyệt vời. Họ
tự chịu trách nhiệm nếu không thực hiện đúng lời hứa.
Đánh giá công việc STT Họ và tên Mã sinh viên Nhiệm vụ Đánh giá công việc Điểm 1 Nguyễn Hồng 11236525
-Đóng góp ý kiến chỉnh - Hoàn thành đầy đủ 10 Khánh Linh
sửa slide, nội dung phần nội dung, đúng ( Nhóm việc của các thành viên deadline. trưởng) - Thuyết trình. - Đóng góp tích cực,
- Nội dung phần tóm tắt sơ giúp đỡ sửa bài lược doanh nghiệp. thêm nội dung - Thiết kế dàn ý. thông tin các phần - Tổng hợp và bổ sung việc của các thành
thông tin của tiểu luận và viên trong nhóm. powerpoint. - Làm việc có trách nhiệm, quản lý nhóm sát sao. 2 Đào Lê Quân 11230383
-Chỉnh sửa và bổ sung nội - Hoàn thành nội 10 dung tiểu luận và dung đầy đủ, đúng powerpoint. giờ.
- Nội dung phần việc A và - Tích cực đóng góp B của phân tích mô hình ý kiến và sửa chữa kinh doanh. nội dung slide và - Thiết kế dàn ý. bài báo cáo. - Tổng hợp thông tin. -Làm việc có trách nhiệm 3 Nguyễn Thuỳ 11236779
-Nội dung phần việc C và -Hoàn thành đúng 10 Trang D của phân tích mô hình giờ, có trách nhiệm kinh doanh với công việc chung - Thuyết trình. - Nhiệt tình đóng - Tổng hợp và bổ sung góp ý kiến. thông tin. 4 Lê Hoàng 11231534 -Thiết kế dàn ý. - Hoàn thành đúng 10 Mai - Bổ sung thông tin và hạn phần việc chỉnh sửa tiểu luận. - Đóng góp tích cực
- Nội dung phần việc A và vào công việc
B trong phân tích mô hình chung kinh doanh. 5 Nguyễn Minh 11234742 -Làm powerpoint - Hoàn thành đúng 10 Thắng - Chỉnh sửa và bổ sung hạn phần việc được thông tin. giao.
- Nội dung phần việc E và - Đóng góp tích cực
F trong phân tích mô hình và xung phong nhiệt kinh doanh. tình vào các phần việc. 6 Nguyễn Hà 11231914
-Nội dung phần việc C và - Hoàn thành đúng 9.5 Linh
D trong phân tích mô hình hạn phần việc được kinh doanh giao. - 7 Nguyễn Lê 11231833
-Nội dung phần việc E và - Hoàn thành đúng 9 Gia Hân
F của mô hình kinh doanh. hạn phần việc được giao. 8 Hoàng Thu 11234688
-Nội dung phần việc tóm - Hoàn thành đúng 9 Minh
tắt sơ lược doanh nghiệp hạn nội dung phần việc được giao.