Phân tích nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư? Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư? Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư là gì? Ý nghĩa thực tiễn?
Phân tích nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư? Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư? Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư là gì? Ý nghĩa thực tiễn?
với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Môn: Kinh tế chính trị Mác - Lênin
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40660676
1. Phân tích nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư? Các phương pháp
sản xuất giá trị thặng dư? Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư là gì? Ý nghĩa thực tiễn?
Nguồn gốc của giá trị thặng dư là do hao phí lao động gây ra. Giá trị thặng
dư là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo
ra, là kết quả của lao động không công của công nhân cho nhà tư bản Bản
chất của giá trị thặng dư: mang bản chất kinh tế - xã hội là quan hệ giai cấp;
trong đó, giai cấp các nhà tư bản làm giàu dựa trên cơ sở thuê mướn lao
động của giai cấp công nhân.
Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư: Hai phương pháp là sản xuất giá
trị thặng dư tương đối và sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối.
Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao
động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá
trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi.
Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được nhờ rút ngắn thời gian
lao động tất yếu; do đó kéo dài thời gian lao động thặng dư trong khi độ dài
ngày lao động không thay đổi hoặc thậm chí rút ngắn.
Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả
biến để sản xuất ra giá trị thặng dư đó. Công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư là: m’ =" m/v*x*100%"
Khối lượng giá trị thặng dư là lượng giá trị thặng dư bằng tiền mà nhà tư bản
thu được. Công thức tính khối lượng giá trị thặng dư là: M = m’. V
Ý nghĩa thực tiễn: Thúc đẩy nền kinh tế phát triển, lực lượng sản xuất phát
triển. Giai cấp tư bản muốn thu nhiều giá trị thặng dư thì phải tiến hành áp
dụng khoa học kỹ thuật, tăng năng suất lao động.
Việc nghiên cứu sản xuất giá trị thặng dư gợi mở cho các nhà hoạch định
chính sách làm tăng trưởng kinh tế. Nước ta cần tận dụng triệt để các nguồn
lực nhất là lao động và sản xuất kinh doanh.
2. Tích lũy tư bản và các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy? Liên hệ và vận dụng? lOMoAR cPSD| 40660676
Bản chất của tích lũy tư bản là quá trình tái sản xuất mở rộng tư bản chủ
nghĩa thông qua việc chuyển hóa giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm để
tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh thông qua mua thêm hàng hóa sức lao
động, mở mang nhà xưởng, mua thêm nguyên - vật liệu, trang bị thêm máy móc, thiết bị...
Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy:
-Trình độ khai thác lao động.
-Năng suất lao động xã hội.
-Sử dụng hiệu quả máy móc. -
Đại lượng tư bản ứng trước.
Từ việc hiểu được các nhân tố tăng quy mô tích lũy, nhà nước, các thương
nghiệp vận dụng vào sản xuất kinh doanh để tăng vốn và sử dụng hiệu quả vốn.
Các doanh nghiệp ngày càng tăng cường áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật,
máy móc vào việc sản xuất.
Nhà máy Vinfast là nhà máy chế tạo ô tô đầu tiên ở Việt Nam hoàn toàn số hóa,
tăng 50% phần trăm tốc độ đưa sản phẩm ra ngoài thị trường. Từ đó, doanh thu
ngày càng được nâng cao.
3. Phân tích các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trong nền kinh tế
thị trường? Ý nghĩa thực tiễn?
Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường: -Lợi nhuận:
Trong thực tế sản xuất kinh doanh, giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất
có một khoản chênh lệch. Do đó sau khi bán hàng hóa (bán ngang giá), nhà
tư bản không những bù đắp đủ số chi phí đã ứng ra mà còn thu được số
chênh lệch bằng giá trị thặng dư. Số chênh lệch này C. Mác gọi là lợi nhuận.
Nhà tư bản cá biệt chỉ cần bán hàng hóa với giá cả cao hơn chi phí sản xuất là đã có lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận và toàn bộ giá trị của tư
bản ứng trước . Tỷ suất lợi nhuận phản ánh mức doanh lợi đầu tư tư bản. Tư
bản muốn trở nên giàu có cần tìm ra cách có tỷ suất lợi nhuận cao nhất.
Cạnh tranh giữa các ngành là cơ chế cho sự hình thành lợi nhuận bình quân.
Lợi nhuận bình quân là số lợi nhuận bằng nhau của những tư bản như nhau
đầu tư vào các ngành khác nhau. lOMoAR cPSD| 40660676
Lợi nhuận thương nghiệp là số chênh lệch giữa giá bán và giá mua hàng hóa.
Nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp chính là một phần của giá trị thặng
dư mà nhà tư bản sản xuất trả cho nhà tư bản thương nghiệp do nhà tư bản
thương nghiệp đã giúp cho việc tiêu thụ hàng hóa. -Lợi tức:
Lợi tức là một phần của lợi nhuận bình quân mà người đi vay (tư bản
đi vay) phải trả cho người cho vay (tư bản cho vay) vì đã sử dụng lượng tiền
nhàn rỗi của người cho vay. Lợi tức có ba đặc điểm:
Thứ nhất, quyền sử dụng tách khỏi quyền sở hữu.
Thứ hai, tư bản cho vay là hàng hóa đặc biệt.
Thứ ba, tư bản cho vay là hình thái tư bản phiến diện nhất, song cũng được sùng bái nhất.
Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu lợi tức và lợi nhuận, các nhà doanh nghiệp có
cơ sở để đưa ra các phương pháp nhằm nâng cao lợi nhuận, đem về doanh thu góp
phần phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, nhà nước sẽ cần có những biện pháp để ngăn cấm những hành vi vì
lợi nhuận mà làm những việc gây tổn hại đến con người, trái pháp luật.