Phân tích nhân vật TC - tấm cấm - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Phân tích nhân vật TC - tấm cấm - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

TM CÁM
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam ta thì truyện cổ tích là một phần không thể thiếu. Các tác phẩm
thuộc thể loại này đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm, với những câu chuyện hay, mang nhiều ý nghĩa giáo dục rất
nhân văn. Ông cha ta từ xa xưa đã dùng chính những câu chuyện cổ tích này để giáo dục cho con cháu những
bài học đạo đức, hướng con người ta đến cái “thiện”, dạy cho ta những đức tính, phẩm chất tốt đẹp ở đời. Và
trong số đó, câu chuyện cổ tích hết sức quen thuộc mà có lẽ ai cũng từng nghe kể một lần trước khi đến với thế
giới văn chương rộng lớn là “Tấm Cám”. Mang đầy đủ các nét đặc trưng của truyện cổ tích thần kì, tác phẩm đã
đem đến cho người đọc những bài học sâu sắc về nhân sinh trong xã hội phụ quyền thời cổ. Một xã hội nữ ti
nam tôn, khi người đàn ông nắm mọi quyền hành trong tay, còn người phụ nữ không có tiếng nói đối với cuộc
đời của chính mình. Đặc biệt gây ấn tượng sâu sắc nhất cho người đọc là…
Truyện cổ tích là tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ đích, kể về số
phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động.
Truyện “Tấm Cám” thuộc truyện cổ tích thần kì. Cổ tích thần kì có nội dung phong phú và chiếm số lượng
nhiều nhất, có sự tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của câu chuyện như tiên, Bụt, sự biến
hóa thần kì, những vật có phép màu,… Truyện cổ tích thần kì thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động
về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người. Truyện chia
làm hai phần: Phần một kể về thân phận của Tấm và mâu thuẫn, xung đột giữa nàng và mẹ con dì ghẻ, hay
chính là mâu thuẫn trong xã hội thời cổ. Phần hai kể về cuộc đấu tranh gian nan, cùng sự trỗi dậy mạnh mẽ,
quyết liệt để giành và giữ hạnh phúc của Tấm. Cả hai phần đều thể hiện mơ ước “ở hiền gặp lành” và triết lý về
hạnh phúc của người lao động.
Trong xã hội phụ quyền, nam giữ vai trò là nhân vật quyền lực trong xã hội, người cha có quyền lực đối với
phụ nữ, trẻ em và tài sản. Từ tiêu đề của tác giả ta thấy Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em
suýt soát tuổi nhau, Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã mất hồi từ tấm còn bé. Sau đó mấy năm thì
cha Tấm cũng chết, Tấm phải ở với dì ghẻ-mẹ của Cám. Dì ghẻ là một người rất cay nghiệp. Tm hằng ngày
phải làm lụng vất vả, trong khi đó thì Cám được mẹ cưng chìu, được ăn trắng mặc trơn, suốt ngày quanh quẩn ở
nhà, không phải làm việc nặng. Lúc này đây đã hé mở mâu thuẫn trong gia đình phụ quyền, sự tranh giành giữa
những người con cùng cha khác mẹ, sự đối xử không công bằng của dì ghẻ giữa con ruột và con chồng. Trong
truyện mâu thuẫn giữa Tấm và Cám là chính, mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ Cám chỉ là phụ, hỗ trợ cho mâu thuẫn
chính.
Mâu thuẫn đầu tiên là trong gia đình. Cảnh đầu tiên xuất hiện là hình ảnh người dì ghẻ đưa cho hai chị em
mỗi người mỗi cái giỏ bảo ra đồng bắt con tôm cái tép với lời hứa: “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho
một cái yếm đỏ”. Tấm đã quen với việc mò cua bắt ốc nên một buổi đã đầy giỏ, còn Cám thì chỉ mãi ham chơi
nên không bắt được gì. Thế là Cám bày mưu lấy hết giỏ tép. Nhưng cuối cùng, Cám lại nhận được phần thưởng
bằng cách lừa Tấm: “Chị Tấm ơi chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về dì mắng”. Cô Tấm hiền lành đã
ngây thơ tin và bị Cám lừa lấy hết giỏ tép vào giỏ mình về nhà trước nhận phần thưởng là chiếc yếm đỏ. Chiếc
yếm đỏ không đơn thuần chỉ là một phần thưởng mà nó còn đánh dấu cho sự trưởng thành của hai chị em Tấm
Cám, một thứ trang sức kín đáo làm tôn thêm vẻ đẹp của người thiếu nữ, là khát khao của cô gái mới lớn. Cái
yếm đỏ về phía mụ dì ghẻ là một cái cớ để bốc lột sức lao động của Tấm, còn Cám thì nham hiểm, lập mưa để
đoạt cái yếm đỏ. Mẹ Cám hoàn toàn biết sự thật nhưng vẫn mặc kệ trao thưởng cho Cám, Tấm bất lực chỉ biết
ngồi khóc. Như vậy, Tấm trước hết bị Cám tranh giành thành quả lao động và tước đoạt quyền lợi về vật chất.
Đứa lười nhác cướp công của đứa chăm làm. Kẻ vất vả chẳng được hưởng gì, kẻ không làm lại được hưởng tất
cả. Số phận người lao động trong xã hội bóc lột thường là như vậy. Giữa tình cảnh ấy, họ luôn ước ao có một
phép màu thần kì giúp đỡ giành lại công lí. Vì thế những tác giả dân gian đã tạo ra lực lượng thần kì để hỗ trợ
cho nhân vật thiện. Thế là Bụt xuất hiện. Bụt bảo Tấm nuôi bống-con cá còn sót lại trong giỏ, để giúp cho cô có
được một người bạn tinh thần, rõ hơn là tình thương, là sự giúp đỡ của Bụt đối với Tấm. Nàng làm theo lời Bụt
nuôi cá bống ở giếng trong vườn nhà, mỗi ngày cho cá bống ăn như lời Bụt dặn. Giờ đây con cá bống là người
bạn tinh thần của Tấm. Nhưng sự việc không qua được cặp mắt soi mói, đầu óc nghi ngờ của mẹ con Cám. Thế
là mẹ con Cám tiếp tục dụ dỗ Tấm đi chăn trâu đồng xa để ở nhà giết cá bống ăn thịt. Khi Tấm về không thấy cá
bống đâu, nàng chỉ biết òa khóc. Đối với mẹ con Cám giết cá bống chỉ do ganh ghét, đố kị mà tước đoạt đi
người bạn tinh thần, niềm vui và sự hạnh phúc nhỏ bé của Tấm. Truyện được kể tiếp về những ngày hội ở kinh
đô. Tấm cũng muốn đi trẩy hội nhưng bị ngăn cản. Lần này, mẹ con Cám đã lộ rõ bản chất ác độc, sự đối địch
với Tấm bằng cả lời nói và hành động. Âm mưu của họ không còn ẩn mình trong những lời nói ngon ngọt mà
bà nguýt dài, lấy một đấu gạo trộn lẫn với một đấu thóc, bắt Tấm nhặt gạo ra gạo thóc ra thóc. Hành động này
đã trực tiếp chiếm đoạt đi quyền lợi của Tấm. Dù tủi thân, Tấm vẫn làm theo lời dì ghẻ, ngồi nhặt thóc. Một lúc
sau, Tấm thấy sốt rột và òa khóc. Tiếng khóc của nàng trong cả ba lần là sự chịu đựng và nhẫn nhục bởi vì nàng
biết Cám và dì là tình thương duy nhất còn lại trong gia đình. Tiếng khóc cũng mang một nỗi buồn của sự cô
đơn cùng sự phản kháng nhưng chưa tích cực của Tấm. Và từ đây, mâu thuẫn ngày càng lộ rõ, gay gắt hơn,
cũng như khởi đầu cho đấu tranh trỗi dậy của nàng. Qua tiếng khóc, Bụt lại hiện lên, giúp Tấm sai chim sẻ nhặt
thóc ra một đằng, gạo ra một nẻo và gợi ý của đào xương cá bống đã chôn. Từ bốn lọ xương ở bốn gốc giường
nàng đào lên nào là bộ áo mớ ba, cái sóng lụa, cái yếm lụa đến cả con ngựa, đôi hài thêu...Tấm vội tắm rửa,
đoạn cưỡi lên ngựa mà đi. Qua chỗ lội, nàng rơi mất chiếc giày. Từ chỗ lội ấy, nhà vua nhặt được, ra lệnh ai đi
vừa chiếc giày sẽ lấy làm vợ. Khắp nơi mọi người đến thử giày, mẹ con Cám cũng vậy, nhưng đều không đi
vừa. Chi tiết đôi hài nhỏ nhắn cũng chính là biểu tượng cho quan niệm về cái đẹp của người xưa về người phụ
nữ-người phụ nữ xinh đẹp thường có bàn chân nhỏ nhắn, vậy nên chỉ có Tấm đi vừa. Khi Tấm trở thành hoàng
hậu, nàng vẫn giữ trọn vẹn đạo hiếu, ngày giỗ cha trở về nhà làm giỗ. Ngay lúc này mẹ con Cám vô cùng ganh
ghét, tức giận đã âm mưa giết chết Tấm, đưa Cám vào thay thế ngôi vị hoàng hậu. Mặc dù trong bụng không
vui, vua vẫn không phản kháng gì cả. Như vậy, ở đây mâu thuẫn chủ yếu xoay quanh việc chiếm đoạt cả vật
chất, tinh thần lẫn quyền lợi. Tấm bị mẹ con Cám cướp đoạt trắng trợn công sức lao động, phần thưởng, niềm
vui tinh thần, quyền lợi, cái ác thắng thế, còn cái thiện thì thiệt thòi. Các yếu tố kì ảo: ông Bụt, cá bống, con gà,
quần áo đẹp,… giúp nhân vật thiện như một phần thưởng cho người hiền lành.
Mâu thuẫn giờ đây không còn ở trong gia đình mà đã ra ngoài xã hội, cụ thể là ở trong hoàng cung. Một lần
nữa yếu tố thần kì xuất hiện: Tấm biến thân vào chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị và làm người
trở về hoàng cung làm hoàng hậu. Từ tước đoạt về các giá trị vật chất, tinh thần chuyển sang gay gắt hơn ở việc
tước đoạt mạng sống con người, một mất một còn, vô cùng khốc liệt. Cái ác càng ngày càng lộng hành, ra tay
độc ác hơn, dữ dội, cướp đi tính mạng con người. Cái thiện thiệt thòi những đã đấu tranh, biến hóa, trỗi dậy
từng bước bảo vệ mạng sống, tình yêu, hạnh phúc của mình. Yếu tố hoang đường kì ảo: tự thân Tấm biến hóa
để duy trì sự sống, đấu tranh đến cùng với cái ác. Qua đó cho ta thấy mâu thuẫn trong xã hội phụ quyền thời cổ
nhưng trước hết là mâu thuẫn giữa thiện và ác trong xã hội. Cuộc đấu tranh từ gia đình ra ngoài xã hội, từ hơn
thua về vật chất bình thường đến sự đố kị về quyền lợi và địa vị. Cuộc đấu tranh ngày càng gay go quyết liệt,
tiêu diệt lẫn nhau, một mất một còn. Cái thiện ban đầu nhường nhịn, chịu thua, cái ác thắng thế bằng sự mưu
mô, xảo quyệt. Nhưng cái thiện sẽ chiến thắng cái ác dù mất nhiều thời gian, công sức đến như thế nào, kể cả
khi mất cả tính mạng. Phù hợp với quan niệm, triết lý và ước mơ của nhân dân “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác
báo”.
Trước sự bất công và độc ác của mẹ con Tấm, đặc biệt là khi nhìn thấy chồng mình, hạnh phúc của mình bị
Cám trắng trợn cướp đoạt, Tấm đã bừng lên ý chí, nghị lực sống mạnh mẽ, nàng không cam lòng biến mất khỏi
thế gian nên đã biến thân thành chim vàng anh, bay một mạch về hoàng cung, đến vườn ngự, nhắc Cám: “Phơi
áo chồng tao, phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao.” Qua lời nói của chim vàng anh thể hiện
được sự vụng về, cẩu thả của Cám khi phơi áo Vua ở bờ rào đồng thời cũng thể hiện Tấm quan tâm đến Vua.
“Chồng tao” trong câu nói đã khẳng định Tấm mới là vợ của vua. Từ ngày có chim vàng anh, ngày đêm vua chỉ
mê mải với chim không tưởng đến Cám. Điều đó khiến Cám vô cùng ghen tức vì nghĩ mình còn chẳng bằng
một con vật, thế nên nghe lời xúi giục của mẹ, Cám đã giết thịt chim và bịa cớ nói dối vua, nhưng vua không
nói gì cả. Cũng như lần trước, linh hồn của Tấm không dễ dàng bị khuất phục như vậy, nàng vẫn quyết quay về
bên vua, hóa thành hình dạng hai cây xoan đào để vua mắc võng nằm ngủ hóng mát. Và lần này, Cám thấy vậy,
lại tiếp tục hại Tấm bằng cách chặt cây lấy gỗ làm khung cửi, hòng diệt trừ mọi thứ khiến ngôi vị của nàng ta
lung lay. Khi khung cửi đóng xong, Cám ngồi vào dệt cũng nghe thấy tiếng khung cửi rủa mình:
“Cót ca cót két,
Lấy tranh chồng chị,
Chị khoét mắt ra.”
Lời tuyên chiến trên đã cho thấy ý chí, sự kiên cường tồn tại của Tấm đang trở nên mạnh mẽ và chính thức
có những động thái quyết liệt đầu tiên thể hiện sự xung đột gay gắt, đối đầu với sự độc ác của Cám. Mâu thuẫn
dần đẩy lên cao nhưng ngôi xưng hô trông có vẻ nhẹ nhàng hơn. Thực chất, từ cách xưng “tao” qua xưng “chị”
đã không dừng lại ở sự tranh giành hạnh phúc, tình yêu giữa hai người con gái mà còn nói lên sự chiếm đoạt,
bất nghĩa của Cám khi tranh giành chồng với chính chị của mình. Đồng thời, nhắc nhở rằng Tấm là chị của
Cám. Với sự độc ác không điểm dừng của mình mẹ con Cám không lấy đó là sợ mà lại tiếp tục dùng mưu kế
hiểm độc, đốt khung cửi rồi đem vứt tro ở một nơi rất xa để đề phòng sự trở lại của Tấm. Có thể nói đây là đỉnh
điểm của sự độc ác, diệt cỏ tận gốc của hai mẹ con nhà này hòng tiêu diệt Tấm để chính thức ngồi vững ngôi
hoàng hậu. Từ những mâu thuẫn tranh đoạt về vật chất và tinh thần trong gia đình, cho đến những mâu thuẫn về
quyền lợi về vật chất và tinh thần trong xã hội, giữa địa vị của hoàng hậu với dân thường. Có thể nói rằng mâu
thuẫn giữa thiện ác tốt xấu, diễn ra rất dai dẳng, bền bỉ và quyết liệt trong xã hội. Từ đó mở ra bước ngoặt cho
câu chuyện là sự trở lại đầy mạnh mẽ và sự trừng trị thích đáng của Tấm dành cho mẹ con Cám.
Một lần nữa, Tấm lại hồi sinh, nàng hóa thành một cây thị cao lớn cành lá sum sê nhưng chỉ đậu được một
quả, mùi thơm ngát tỏa ra khắp nơi, được bà lão hàng nước nâng niu đem về cất trong buồng ngắm nghía và
ngửi mùi thơm. Từ hôm đó, nhà cửa bà lão luôn sạch sẽ, cơm nước tinh tươm. Cô Tấm từ trong quả thị bước ra
vẫn xinh đẹp, đảm đang như ngày nào. Từ đó, Tấm ở với bà hàng nước, hai người yêu thương nhau như hai mẹ
con. Qua những khổ đau, thiếu thốn tình cảm, thì giờ đây, Tấm đã được đền đáp bằng tình yêu thương mới.
Nàng cũng không vì sự tranh đấu với mẹ con Cám mà mất đi bản tính hiền dịu, yêu thương người khác của
mình. Lần hóa thân cuối cùng này cũng là để trở lại làm người. Một hôm, nhà vua đi qua hàng nước, nhìn thấy
miếng trầu têm cánh phượng quen thuộc liền hỏi bà lão. Bà lão kêu Tấm ra, nàng vừa xuất hiện, vua nhận ra
ngay đó là vợ mình, và có phần trẻ đẹp hơn xưa. Có lẽ qua nhiều lần chết đi sống lại, Tấm đã thật sự thay da đổi
thịt và đã trở nên mạnh mẽ hơn. Thế là Tấm và vua được gặp lại trong niềm hạnh phúc vô bờ, nàng được rước
về cung. Tấm trở về cung, được khôi phục ngôi vị. Đến lúc này, nàng mới thực sự có đủ pháp luật và địa vị để
trừng trị mẹ con Cám. Việc trở về của Tấm khiến Cám không khỏi sợ hãi, tuy nhiên nàng vẫn giữ cho mình vẻ
hiền lành, Cám tưởng rằng Tấm vẫn như trước cam chịu, nhẫn nhịn sự chèn ép của mẹ con nàng ta. Một hôm
Cám hỏi Tấm: “Chị Tấm ơi chị Tấm, chị làm thế nào mà đẹp thế!”. Câu nói đã bộc lộ rằng Cám vẫn còn ý nghĩ
ghen tị với Tấm. Vậy nên dù muốn hay không, Tấm vẫn phải diệt trừ Cám. Bởi lẽ, nếu nàng lại chết đi, có thể sẽ
biến mất mãi mãi, không được hồi sinh lần nữa. Cám vì ham muốn trở nên đẹp nên nghe lời Tấm, bị quân hầu
dội nước sôi đến chết. Mụ dì ghẻ thấy con gái chết thì cũng lăn đùng ra chết. Cái chết của mụ vừa nặng vừa nhẹ.
Nặng bởi đã chứng kiến cái chết của người con mà mình hết mực yêu thương. Nhẹ vì bà từng có công ơn nuôi
Tấm nên cái chết của bà diễn ra ngắn ngủi, không đau đớn. Thế là mâu thuẫn đã được giải quyết và cái thiện
chiến thắng cái ác.
Có người cho rằng hành động Tấm ra tay giết Cám như thế làm giảm đi vẻ đẹp của Tấm. Nhưng không, hành
động ấy không hề làm giảm đi vẻ đẹp mà ngược lại thể hiện sự trổi dậy, sức sống mãnh liệt của Tấm. Có người
so sánh hành động của Tấm và Thạch Sanh. Hai người cùng giống nhau về số phận, vừa bị chịu sự ép bức, bốc
lột. Nhưng Thạch Sanh sau khi làm phò mã đã tha cho hai mẹ con Lý Thông và tác giả dân gian đã để cho trời
trừng trị, còn với Tấm sau khi trở về làm hoàng hậu đã trực tiếp ra tay trừng trị mẹ con Cám bởi vì so với Thạch
Sang và các nhân vật trong truyện cổ tích, Tấm đã bị tước đoạt tất cả mọi thứ từ vật chất, tinh thần, quyền lợi
cho đến địa vị, tình yêu, hạnh phúc và cả mạng sống. Hơn thế nữa, dù Tấm đã biến hóa, ẩn thân nhưng vẫn bị
mẹ con Cám giết nhiều lần, truy cùng giết tận.
Bằng sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa thể loại truyện. Qua từng đoạn yếu tố thần kì lại có vai trò khác nhau,
xây dựng những xung đột, mâu thuẫn ngày càng tang. Kết cấu quen thuộc của thể loại truyện cổ tích: những
người nghèo khó, bất hạnh, trải qua nhiều hoạn nạn nhưng rồi cũng được hoàn lương hưởng cuộc sống hạnh
phúc. Xây dựng nhân vật theo hai tuyến đối lập cùng tồn tại song song và phát triển giúp bản chất từng tuyến
nhân vật được nhấn mạnh và tô đậm. Truyện Tấm Cám nói chung và … nói riêng qua đó truyện ngợi ca sức
sống bất diệt, sự trỗi dậy mạnh mẽ của con người và cải thiện trước sự vùi dập của kẻ ác, thể hiện niềm tin vào
công lí và chính nghĩa, phù hợp với quan niệm, triết lý và ước mơ của nhân dân “ở hiền gặp lành”, “ác gải ác
báo”.
| 1/4

Preview text:

TẤM CÁM
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam ta thì truyện cổ tích là một phần không thể thiếu. Các tác phẩm
thuộc thể loại này đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm, với những câu chuyện hay, mang nhiều ý nghĩa giáo dục rất
nhân văn. Ông cha ta từ xa xưa đã dùng chính những câu chuyện cổ tích này để giáo dục cho con cháu những
bài học đạo đức, hướng con người ta đến cái “thiện”, dạy cho ta những đức tính, phẩm chất tốt đẹp ở đời. Và
trong số đó, câu chuyện cổ tích hết sức quen thuộc mà có lẽ ai cũng từng nghe kể một lần trước khi đến với thế
giới văn chương rộng lớn là “Tấm Cám”. Mang đầy đủ các nét đặc trưng của truyện cổ tích thần kì, tác phẩm đã
đem đến cho người đọc những bài học sâu sắc về nhân sinh trong xã hội phụ quyền thời cổ. Một xã hội nữ ti
nam tôn, khi người đàn ông nắm mọi quyền hành trong tay, còn người phụ nữ không có tiếng nói đối với cuộc
đời của chính mình. Đặc biệt gây ấn tượng sâu sắc nhất cho người đọc là…
Truyện cổ tích là tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ đích, kể về số
phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động.
Truyện “Tấm Cám” thuộc truyện cổ tích thần kì. Cổ tích thần kì có nội dung phong phú và chiếm số lượng
nhiều nhất, có sự tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của câu chuyện như tiên, Bụt, sự biến
hóa thần kì, những vật có phép màu,… Truyện cổ tích thần kì thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động
về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người. Truyện chia
làm hai phần: Phần một kể về thân phận của Tấm và mâu thuẫn, xung đột giữa nàng và mẹ con dì ghẻ, hay
chính là mâu thuẫn trong xã hội thời cổ. Phần hai kể về cuộc đấu tranh gian nan, cùng sự trỗi dậy mạnh mẽ,
quyết liệt để giành và giữ hạnh phúc của Tấm. Cả hai phần đều thể hiện mơ ước “ở hiền gặp lành” và triết lý về
hạnh phúc của người lao động.
Trong xã hội phụ quyền, nam giữ vai trò là nhân vật quyền lực trong xã hội, người cha có quyền lực đối với
phụ nữ, trẻ em và tài sản. Từ tiêu đề của tác giả ta thấy Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em
suýt soát tuổi nhau, Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã mất hồi từ tấm còn bé. Sau đó mấy năm thì
cha Tấm cũng chết, Tấm phải ở với dì ghẻ-mẹ của Cám. Dì ghẻ là một người rất cay nghiệp. Tấm hằng ngày
phải làm lụng vất vả, trong khi đó thì Cám được mẹ cưng chìu, được ăn trắng mặc trơn, suốt ngày quanh quẩn ở
nhà, không phải làm việc nặng. Lúc này đây đã hé mở mâu thuẫn trong gia đình phụ quyền, sự tranh giành giữa
những người con cùng cha khác mẹ, sự đối xử không công bằng của dì ghẻ giữa con ruột và con chồng. Trong
truyện mâu thuẫn giữa Tấm và Cám là chính, mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ Cám chỉ là phụ, hỗ trợ cho mâu thuẫn chính.
Mâu thuẫn đầu tiên là trong gia đình. Cảnh đầu tiên xuất hiện là hình ảnh người dì ghẻ đưa cho hai chị em
mỗi người mỗi cái giỏ bảo ra đồng bắt con tôm cái tép với lời hứa: “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho
một cái yếm đỏ”. Tấm đã quen với việc mò cua bắt ốc nên một buổi đã đầy giỏ, còn Cám thì chỉ mãi ham chơi
nên không bắt được gì. Thế là Cám bày mưu lấy hết giỏ tép. Nhưng cuối cùng, Cám lại nhận được phần thưởng
bằng cách lừa Tấm: “Chị Tấm ơi chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về dì mắng”. Cô Tấm hiền lành đã
ngây thơ tin và bị Cám lừa lấy hết giỏ tép vào giỏ mình về nhà trước nhận phần thưởng là chiếc yếm đỏ. Chiếc
yếm đỏ không đơn thuần chỉ là một phần thưởng mà nó còn đánh dấu cho sự trưởng thành của hai chị em Tấm
Cám, một thứ trang sức kín đáo làm tôn thêm vẻ đẹp của người thiếu nữ, là khát khao của cô gái mới lớn. Cái
yếm đỏ về phía mụ dì ghẻ là một cái cớ để bốc lột sức lao động của Tấm, còn Cám thì nham hiểm, lập mưa để
đoạt cái yếm đỏ. Mẹ Cám hoàn toàn biết sự thật nhưng vẫn mặc kệ trao thưởng cho Cám, Tấm bất lực chỉ biết
ngồi khóc. Như vậy, Tấm trước hết bị Cám tranh giành thành quả lao động và tước đoạt quyền lợi về vật chất.
Đứa lười nhác cướp công của đứa chăm làm. Kẻ vất vả chẳng được hưởng gì, kẻ không làm lại được hưởng tất
cả. Số phận người lao động trong xã hội bóc lột thường là như vậy. Giữa tình cảnh ấy, họ luôn ước ao có một
phép màu thần kì giúp đỡ giành lại công lí. Vì thế những tác giả dân gian đã tạo ra lực lượng thần kì để hỗ trợ
cho nhân vật thiện. Thế là Bụt xuất hiện. Bụt bảo Tấm nuôi bống-con cá còn sót lại trong giỏ, để giúp cho cô có
được một người bạn tinh thần, rõ hơn là tình thương, là sự giúp đỡ của Bụt đối với Tấm. Nàng làm theo lời Bụt
nuôi cá bống ở giếng trong vườn nhà, mỗi ngày cho cá bống ăn như lời Bụt dặn. Giờ đây con cá bống là người
bạn tinh thần của Tấm. Nhưng sự việc không qua được cặp mắt soi mói, đầu óc nghi ngờ của mẹ con Cám. Thế
là mẹ con Cám tiếp tục dụ dỗ Tấm đi chăn trâu đồng xa để ở nhà giết cá bống ăn thịt. Khi Tấm về không thấy cá
bống đâu, nàng chỉ biết òa khóc. Đối với mẹ con Cám giết cá bống chỉ do ganh ghét, đố kị mà tước đoạt đi
người bạn tinh thần, niềm vui và sự hạnh phúc nhỏ bé của Tấm. Truyện được kể tiếp về những ngày hội ở kinh
đô. Tấm cũng muốn đi trẩy hội nhưng bị ngăn cản. Lần này, mẹ con Cám đã lộ rõ bản chất ác độc, sự đối địch
với Tấm bằng cả lời nói và hành động. Âm mưu của họ không còn ẩn mình trong những lời nói ngon ngọt mà
bà nguýt dài, lấy một đấu gạo trộn lẫn với một đấu thóc, bắt Tấm nhặt gạo ra gạo thóc ra thóc. Hành động này
đã trực tiếp chiếm đoạt đi quyền lợi của Tấm. Dù tủi thân, Tấm vẫn làm theo lời dì ghẻ, ngồi nhặt thóc. Một lúc
sau, Tấm thấy sốt rột và òa khóc. Tiếng khóc của nàng trong cả ba lần là sự chịu đựng và nhẫn nhục bởi vì nàng
biết Cám và dì là tình thương duy nhất còn lại trong gia đình. Tiếng khóc cũng mang một nỗi buồn của sự cô
đơn cùng sự phản kháng nhưng chưa tích cực của Tấm. Và từ đây, mâu thuẫn ngày càng lộ rõ, gay gắt hơn,
cũng như khởi đầu cho đấu tranh trỗi dậy của nàng. Qua tiếng khóc, Bụt lại hiện lên, giúp Tấm sai chim sẻ nhặt
thóc ra một đằng, gạo ra một nẻo và gợi ý của đào xương cá bống đã chôn. Từ bốn lọ xương ở bốn gốc giường
nàng đào lên nào là bộ áo mớ ba, cái sóng lụa, cái yếm lụa đến cả con ngựa, đôi hài thêu...Tấm vội tắm rửa,
đoạn cưỡi lên ngựa mà đi. Qua chỗ lội, nàng rơi mất chiếc giày. Từ chỗ lội ấy, nhà vua nhặt được, ra lệnh ai đi
vừa chiếc giày sẽ lấy làm vợ. Khắp nơi mọi người đến thử giày, mẹ con Cám cũng vậy, nhưng đều không đi
vừa. Chi tiết đôi hài nhỏ nhắn cũng chính là biểu tượng cho quan niệm về cái đẹp của người xưa về người phụ
nữ-người phụ nữ xinh đẹp thường có bàn chân nhỏ nhắn, vậy nên chỉ có Tấm đi vừa. Khi Tấm trở thành hoàng
hậu, nàng vẫn giữ trọn vẹn đạo hiếu, ngày giỗ cha trở về nhà làm giỗ. Ngay lúc này mẹ con Cám vô cùng ganh
ghét, tức giận đã âm mưa giết chết Tấm, đưa Cám vào thay thế ngôi vị hoàng hậu. Mặc dù trong bụng không
vui, vua vẫn không phản kháng gì cả. Như vậy, ở đây mâu thuẫn chủ yếu xoay quanh việc chiếm đoạt cả vật
chất, tinh thần lẫn quyền lợi. Tấm bị mẹ con Cám cướp đoạt trắng trợn công sức lao động, phần thưởng, niềm
vui tinh thần, quyền lợi, cái ác thắng thế, còn cái thiện thì thiệt thòi. Các yếu tố kì ảo: ông Bụt, cá bống, con gà,
quần áo đẹp,… giúp nhân vật thiện như một phần thưởng cho người hiền lành.
Mâu thuẫn giờ đây không còn ở trong gia đình mà đã ra ngoài xã hội, cụ thể là ở trong hoàng cung. Một lần
nữa yếu tố thần kì xuất hiện: Tấm biến thân vào chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị và làm người
trở về hoàng cung làm hoàng hậu. Từ tước đoạt về các giá trị vật chất, tinh thần chuyển sang gay gắt hơn ở việc
tước đoạt mạng sống con người, một mất một còn, vô cùng khốc liệt. Cái ác càng ngày càng lộng hành, ra tay
độc ác hơn, dữ dội, cướp đi tính mạng con người. Cái thiện thiệt thòi những đã đấu tranh, biến hóa, trỗi dậy
từng bước bảo vệ mạng sống, tình yêu, hạnh phúc của mình. Yếu tố hoang đường kì ảo: tự thân Tấm biến hóa
để duy trì sự sống, đấu tranh đến cùng với cái ác. Qua đó cho ta thấy mâu thuẫn trong xã hội phụ quyền thời cổ
nhưng trước hết là mâu thuẫn giữa thiện và ác trong xã hội. Cuộc đấu tranh từ gia đình ra ngoài xã hội, từ hơn
thua về vật chất bình thường đến sự đố kị về quyền lợi và địa vị. Cuộc đấu tranh ngày càng gay go quyết liệt,
tiêu diệt lẫn nhau, một mất một còn. Cái thiện ban đầu nhường nhịn, chịu thua, cái ác thắng thế bằng sự mưu
mô, xảo quyệt. Nhưng cái thiện sẽ chiến thắng cái ác dù mất nhiều thời gian, công sức đến như thế nào, kể cả
khi mất cả tính mạng. Phù hợp với quan niệm, triết lý và ước mơ của nhân dân “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”.
Trước sự bất công và độc ác của mẹ con Tấm, đặc biệt là khi nhìn thấy chồng mình, hạnh phúc của mình bị
Cám trắng trợn cướp đoạt, Tấm đã bừng lên ý chí, nghị lực sống mạnh mẽ, nàng không cam lòng biến mất khỏi
thế gian nên đã biến thân thành chim vàng anh, bay một mạch về hoàng cung, đến vườn ngự, nhắc Cám: “Phơi
áo chồng tao, phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao.” Qua lời nói của chim vàng anh thể hiện
được sự vụng về, cẩu thả của Cám khi phơi áo Vua ở bờ rào đồng thời cũng thể hiện Tấm quan tâm đến Vua.
“Chồng tao” trong câu nói đã khẳng định Tấm mới là vợ của vua. Từ ngày có chim vàng anh, ngày đêm vua chỉ
mê mải với chim không tưởng đến Cám. Điều đó khiến Cám vô cùng ghen tức vì nghĩ mình còn chẳng bằng
một con vật, thế nên nghe lời xúi giục của mẹ, Cám đã giết thịt chim và bịa cớ nói dối vua, nhưng vua không
nói gì cả. Cũng như lần trước, linh hồn của Tấm không dễ dàng bị khuất phục như vậy, nàng vẫn quyết quay về
bên vua, hóa thành hình dạng hai cây xoan đào để vua mắc võng nằm ngủ hóng mát. Và lần này, Cám thấy vậy,
lại tiếp tục hại Tấm bằng cách chặt cây lấy gỗ làm khung cửi, hòng diệt trừ mọi thứ khiến ngôi vị của nàng ta
lung lay. Khi khung cửi đóng xong, Cám ngồi vào dệt cũng nghe thấy tiếng khung cửi rủa mình: “Cót ca cót két, Lấy tranh chồng chị, Chị khoét mắt ra.”
Lời tuyên chiến trên đã cho thấy ý chí, sự kiên cường tồn tại của Tấm đang trở nên mạnh mẽ và chính thức
có những động thái quyết liệt đầu tiên thể hiện sự xung đột gay gắt, đối đầu với sự độc ác của Cám. Mâu thuẫn
dần đẩy lên cao nhưng ngôi xưng hô trông có vẻ nhẹ nhàng hơn. Thực chất, từ cách xưng “tao” qua xưng “chị”
đã không dừng lại ở sự tranh giành hạnh phúc, tình yêu giữa hai người con gái mà còn nói lên sự chiếm đoạt,
bất nghĩa của Cám khi tranh giành chồng với chính chị của mình. Đồng thời, nhắc nhở rằng Tấm là chị của
Cám. Với sự độc ác không điểm dừng của mình mẹ con Cám không lấy đó là sợ mà lại tiếp tục dùng mưu kế
hiểm độc, đốt khung cửi rồi đem vứt tro ở một nơi rất xa để đề phòng sự trở lại của Tấm. Có thể nói đây là đỉnh
điểm của sự độc ác, diệt cỏ tận gốc của hai mẹ con nhà này hòng tiêu diệt Tấm để chính thức ngồi vững ngôi
hoàng hậu. Từ những mâu thuẫn tranh đoạt về vật chất và tinh thần trong gia đình, cho đến những mâu thuẫn về
quyền lợi về vật chất và tinh thần trong xã hội, giữa địa vị của hoàng hậu với dân thường. Có thể nói rằng mâu
thuẫn giữa thiện ác tốt xấu, diễn ra rất dai dẳng, bền bỉ và quyết liệt trong xã hội. Từ đó mở ra bước ngoặt cho
câu chuyện là sự trở lại đầy mạnh mẽ và sự trừng trị thích đáng của Tấm dành cho mẹ con Cám.
Một lần nữa, Tấm lại hồi sinh, nàng hóa thành một cây thị cao lớn cành lá sum sê nhưng chỉ đậu được một
quả, mùi thơm ngát tỏa ra khắp nơi, được bà lão hàng nước nâng niu đem về cất trong buồng ngắm nghía và
ngửi mùi thơm. Từ hôm đó, nhà cửa bà lão luôn sạch sẽ, cơm nước tinh tươm. Cô Tấm từ trong quả thị bước ra
vẫn xinh đẹp, đảm đang như ngày nào. Từ đó, Tấm ở với bà hàng nước, hai người yêu thương nhau như hai mẹ
con. Qua những khổ đau, thiếu thốn tình cảm, thì giờ đây, Tấm đã được đền đáp bằng tình yêu thương mới.
Nàng cũng không vì sự tranh đấu với mẹ con Cám mà mất đi bản tính hiền dịu, yêu thương người khác của
mình. Lần hóa thân cuối cùng này cũng là để trở lại làm người. Một hôm, nhà vua đi qua hàng nước, nhìn thấy
miếng trầu têm cánh phượng quen thuộc liền hỏi bà lão. Bà lão kêu Tấm ra, nàng vừa xuất hiện, vua nhận ra
ngay đó là vợ mình, và có phần trẻ đẹp hơn xưa. Có lẽ qua nhiều lần chết đi sống lại, Tấm đã thật sự thay da đổi
thịt và đã trở nên mạnh mẽ hơn. Thế là Tấm và vua được gặp lại trong niềm hạnh phúc vô bờ, nàng được rước
về cung. Tấm trở về cung, được khôi phục ngôi vị. Đến lúc này, nàng mới thực sự có đủ pháp luật và địa vị để
trừng trị mẹ con Cám. Việc trở về của Tấm khiến Cám không khỏi sợ hãi, tuy nhiên nàng vẫn giữ cho mình vẻ
hiền lành, Cám tưởng rằng Tấm vẫn như trước cam chịu, nhẫn nhịn sự chèn ép của mẹ con nàng ta. Một hôm
Cám hỏi Tấm: “Chị Tấm ơi chị Tấm, chị làm thế nào mà đẹp thế!”. Câu nói đã bộc lộ rằng Cám vẫn còn ý nghĩ
ghen tị với Tấm. Vậy nên dù muốn hay không, Tấm vẫn phải diệt trừ Cám. Bởi lẽ, nếu nàng lại chết đi, có thể sẽ
biến mất mãi mãi, không được hồi sinh lần nữa. Cám vì ham muốn trở nên đẹp nên nghe lời Tấm, bị quân hầu
dội nước sôi đến chết. Mụ dì ghẻ thấy con gái chết thì cũng lăn đùng ra chết. Cái chết của mụ vừa nặng vừa nhẹ.
Nặng bởi đã chứng kiến cái chết của người con mà mình hết mực yêu thương. Nhẹ vì bà từng có công ơn nuôi
Tấm nên cái chết của bà diễn ra ngắn ngủi, không đau đớn. Thế là mâu thuẫn đã được giải quyết và cái thiện chiến thắng cái ác.
Có người cho rằng hành động Tấm ra tay giết Cám như thế làm giảm đi vẻ đẹp của Tấm. Nhưng không, hành
động ấy không hề làm giảm đi vẻ đẹp mà ngược lại thể hiện sự trổi dậy, sức sống mãnh liệt của Tấm. Có người
so sánh hành động của Tấm và Thạch Sanh. Hai người cùng giống nhau về số phận, vừa bị chịu sự ép bức, bốc
lột. Nhưng Thạch Sanh sau khi làm phò mã đã tha cho hai mẹ con Lý Thông và tác giả dân gian đã để cho trời
trừng trị, còn với Tấm sau khi trở về làm hoàng hậu đã trực tiếp ra tay trừng trị mẹ con Cám bởi vì so với Thạch
Sang và các nhân vật trong truyện cổ tích, Tấm đã bị tước đoạt tất cả mọi thứ từ vật chất, tinh thần, quyền lợi
cho đến địa vị, tình yêu, hạnh phúc và cả mạng sống. Hơn thế nữa, dù Tấm đã biến hóa, ẩn thân nhưng vẫn bị
mẹ con Cám giết nhiều lần, truy cùng giết tận.
Bằng sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa thể loại truyện. Qua từng đoạn yếu tố thần kì lại có vai trò khác nhau,
xây dựng những xung đột, mâu thuẫn ngày càng tang. Kết cấu quen thuộc của thể loại truyện cổ tích: những
người nghèo khó, bất hạnh, trải qua nhiều hoạn nạn nhưng rồi cũng được hoàn lương hưởng cuộc sống hạnh
phúc. Xây dựng nhân vật theo hai tuyến đối lập cùng tồn tại song song và phát triển giúp bản chất từng tuyến
nhân vật được nhấn mạnh và tô đậm. Truyện Tấm Cám nói chung và … nói riêng qua đó truyện ngợi ca sức
sống bất diệt, sự trỗi dậy mạnh mẽ của con người và cải thiện trước sự vùi dập của kẻ ác, thể hiện niềm tin vào
công lí và chính nghĩa, phù hợp với quan niệm, triết lý và ước mơ của nhân dân “ở hiền gặp lành”, “ác gải ác báo”.