Phân tích nhân vật Tràng trong "Vợ nhặt" - Kim Lân | Văn mẫu 11 Kết nối tri thức

Phân tích nhân vật Tràng trong "Vợ nhặt" - Kim Lân  là tài liệu học tập mới nhất được biên soạn chi tiết nhằm giúp các bạn học sinh lớp 11 học tập tốt môn Ngữ văn. Mời các bạn tham khảo! 

Nhận xét về Kim Lân, nhà văn Nguyễn Khải viết: “Đó thần viết, thần
mượn tay người để viết nên những trang sách bất hủ”. Và một trong
những điều làm nên sức hấp dẫn của những trang văn bất hủ ấy chính là
nghệ thuật xây dựng nhân vật của Kim Lân. Điều này được thể hiện rất
rõ qua nhân vật Tràng trong truyện ngắn “Vợ nhặt”.
Tràng là nhân vật trung tâm của tác phẩm. Anh được Kim Lân khắc họa
với đầy đủ khía cạnh từ hoàn cảnh xuất thân, ngoại hình đến lời nói,
hành động, suy nghĩ để thể hiện diễn biến tâm trạng. Về xuất thân, Tràng
là người dân ngụ cư trong một xóm nghèo. Thân phận của những con
người tha hương bao giờ cũng vô cùng đáng thương bởi họ luôn bị khinh
miệt. Tràng sống trong thời kì đau thương của đất nước, nạn đói hoành
hoành khiến làng quê Việt Nam tiêu điều.
Về ngoại hình, Tràng có ngoại hình xấu xí, thô kệch. Anh ta có đôi mắt
nhỏ tí, cái quai hàm bạnh ra, cái đầu cạo trọc nhẵn và tấm lưng to rộng
bè bè như lưng gấu. Kim Lân thường đặt tên nhân vật một cách độc đáo.
Các nhân vật của ông sở hữu những cái tên mộc mạc, gắn liền với đời
sống lao động của người nông dân như Đục, Mủng, Nếnh, Náng. Cái tên
Tràng cũng là một dụng cụ trong nghề mộc. Chi tiết này cho thấy sự am
hiểu của Kim Lân về đời sống nông thôn Bắc Bộ và xuất thân gần gũi,
đơn giản của nhân vật.
Về tính cách, Tràng có tính gàn dở. Anh thường hay nói nhảm một
mình, vừa đi vừa ngửa mặt lên trời cười hềnh hệch. Cách nói chuyện của
Tràng cũng khá vụng về, ví dụ như "Làm đếch vợ".
Có thể thấy, Tràng là nhân vật tiêu biểu cho số phận của người nông dân
Việt Nam vào trước Cách mạng. Bên cạnh cuộc sống nghèo khổ, ngoại
hình xấu xì thì Tràng toát lên vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng.
Giữa tình cảnh khốn cùng, Tràng vẫn giữ cho mình tấm lòng lương
thiện. Tràng sống vui vẻ, lạc quan, thân thiện với làng xóm nên mỗi khi
thấy anh đi từ trên dốc xuống, bọn trẻ con lại ùa ra đón: "Anh Tràng ơi,
bế em mấy". Dù làm công việc nặng nhọc nhưng Tràng không buồn bã.
Tiếng hò của anh là biểu hiện cho tinh thần lạc quan:
"Muốn ăn cơm trắng mấy giò này
Lại đây đẩy xe với anh nì"
Phẩm chất nhân hậu, giàu tình thương của Tràng được thể hiện qua cuộc
gặp gỡ với thị. Khi thấy người đàn bà bị cái đói hành hạ, quần áo rách tả
tơi như tổ đỉa, khuôn mặt hõm lại chỉ còn thấy hai con mắt, Tràng đã
động lòng thương cảm. Tình cảnh của Tràng cũng chẳng giàu có là bao
nhưng anh vẫn mua bánh đúc cho thị ăn. Khát khao hạnh phúc cùng
niềm đồng cảm, thương xót dành cho người đàn bà đã khiến Tràng
nói: “Này đùa chứ về với tớ một nhà cho vui”. Lời nói nửa đùa nửa
thật ấy thế mà lại khiến thị đồng ý. Ban đầu, Tràng khá bất ngờ và chợn
nghĩ rằng "Thóc gạo này đến cái thân mình chả biết nuôi nổi mình
không nói đến chuyện đèo bòng". Nhưng ngay sau đó, anh tặc lưỡi và
mặc kệ, quyết định đưa thị về nhà. Quyết định của Tràng có phần bồng
bột, chóng vánh nhưng xuất phát từ tinh thần “Tương thân tương
ái” nên rất đáng khâm phục.
Diễn biến tâm trạng của anh từ khi đưa người vợ nhặt về nhà, khi giới
thiệu người vợ mới với mẹ cho đến sáng hôm sau đã bộc lộ trọn vẹn
những nét đẹp tiềm ẩn ở người nông dân chất phác này. Vì gia cảnh
nghèo khó, thân phận thấp hèn lại thêm phần tính tình gàn dở nên Tràng
chưa lấy được vợ. Kì thực, Tràng vẫn luôn khao khát một mái ấm gia
đình giản đơn. Trên đường đưa người vợ nhặt về nhà, Tràng vui vẻ vì
niềm hạnh phúc đến bất ngờ. "Mặt hắn phớn phở khác thường. Hắn tủm
tỉm cười nụ một mình, hai mắt thì sáng lên lấp lánh". Trước lời trêu chọc
của bọn trẻ con và lời bàn tán xôn xao của những người hàng xóm,
Tràng tỏ vẻ thích chí, cái mặt cứ vênh lên tự đắc với chính mình. Trên
đường đi, Tràng có vẻ muốn nói một câu gì mà chẳng nói được nên lời,
tay nọ cứ xoa mãi vào vai kia. Đây dường như là tâm trạng ngại ngùng
của khi người ta lần đầu tiếp xúc với tình yêu chăng? Nhận ra sự gượng
gạo của Tràng, người vợ nhặt đã cất tiếng hỏi: "Nhà ai?". Câu trả lời
của Tràng mới ngây ngô làm sao: "Có một mình tôi mấy u". Khoảng
cách giữa hai người dần biến mất. Tràng còn khoe với người vợ mới
chai dầu con con anh mua trên tỉnh. Gia cảnh không giàu sang nhưng
anh vẫn muốn chắt chiu những gì tốt đẹp nhất cho người vợ mới.
Khi đã về đến nhà, Tràng hăm hở bước vào nhà. Những bước đi “xăm
xăm” của anh cho thấy sự vui mừng, phấn khởi. Nhận ra khuôn mặt thị
có chút buồn, Tràng đâm ra lúng túng. Anh hết loanh quanh ra ngõ đứng
ngóng, lại nhìn trộm vào nhà và tự hỏi: "Quái, sao buồn thế nhỉ? Ồ,
sao lại buồn thế nhỉ?”. Những hành động, lời nói này cho thấy rõ sự
ngốc nghếch của Tràng. Anh không suy nghĩ, trăn trở nhiều như người
vợ nhặt mà rất vô tư đón nhận hạnh phúc.
Khi bà cụ Tứ về, Tràng chạy tận ra cổng đón để đón mẹ. Tràng trịnh
trọng giới thiệu người vợ mới với mẹ: "Kìa, nhà tôi chào u. Nhà tôi
mới về làm bạn với tôi đấy u ạ. Chúng tôi phải duyên phải kiếp với
nhau, chẳng qua cũng cái số cả". Lời giới thiệu tuy ngắn gọn
nhưng thể hiện rất rõ tinh thần trách nhiệm, ý thức trở thành trụ cột gia
đình của Tràng cùng sự trân trọng mà anh dành cho người vợ.
Diễn biến tâm trạng Tràng vào sáng hôm sau vô cùng đặc biệt. Sau đêm
tân hôn, Tràng vẫn thấy “trong người êm ái, lửng như vừa trong
giấc đi ra. Việc hắn vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như
không phải". Niềm hạnh phúc khi có gia đình khiến nội tâm Tràng trở
nên xốn xang. Trong mắt anh, quang cảnh ngôi nhà bỗng thay đổi
hẳn. “Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ
gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên
một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô
cong dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung hoành
ngay lối đi đã hót sạch”. Sự xuất hiện của người đàn bà đã đem đến
luồng sinh khí mới cho gia đình Tràng. Tâm hồn Tràng lại phấp phới
niềm hy vọng về ngày mai tươi sáng. Tâm trí Tràng hiện ra viễn cảnh
hạnh phúc sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy.Từ một anh chàng ngây ngô,
Tràng trở thành người đàn ông chững chạc, có bổn phận chăm lo cho gia
đình.
Bữa ăn ngày đói rất thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau
chuối thái rối. và niêu cháo lõng bõng. Mọi người ăn chưa no mà cháo
đã hết. Bà cụ Tứ lễ mễ bưng nồi chè khoán từ trong bếp ra. Đó thực chất
là món cám, vị chát của nó khiến Tràng chau mặt lại. Thế nhưng, ý thức
được tấm lòng chắt chiu mà mẹ dành cho mình cũng như tình cảnh hiện
tại, Tràng vẫn im lặng ăn. Trong bữa ăn, mọi người bỗng nghe thấy tiếng
trống thúc thuế của bọ Pháp, Nhật dội lên dồn dập ở ngoài đình. Thị thấy
vậy thì rất ngạc nhiên vì trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người dân đã
không chịu đóng thuế, họ còn phá kho thóc của Nhật chia cho những
người đói. Câu nói của thị đã tác động mạnh mẽ đến tâm hồn Tràng.
Anh nhớ lại những lần kéo vội xe thóc của Liên đoàn chạy tắt theo lối
khác và nảy sinh tâm trạng ân hận. Hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ
bay phấp phới xuất hiện trong đầu Tràng. Sớm thôi, Tràng sẽ gia nhập
đám người ấy, đi theo tiếng gọi của cách mạng để giải phóng chính
mình, giải phóng dân tộc.
Nhân vật Tràng với nhiều vẻ đẹp tâm hồn cao quý là hình ảnh đại diện
cho những người nông dân Việt nam trước Cách mạng. Qua nhân vật
này, nhà văn đã bày tỏ niềm đồng cảm, xót thương cho cuộc đời đau khổ
của người lao động nghèo. Đồng thời, ông còn ngợi ca những phẩm chất
tốt đẹp của người lao động cùng khổ, đặc biệt là khát vọng hạnh phúc và
niềm tin vào tương lai tươi sáng. Từ đó, Kim Lân tố cáo tội ác của bọn
thực dân, phong kiến đã gây ra nạn đói ám ảnh trong lịch sử nhân loại và
chỉ ra con đường giải phóng con người.
Truyện ngắn “Vợ nhặt” là một trong những tác phẩm xuất sắc của Kim
Lân. Bằng cách viết về những con người thân quen và gắn bó với mình,
Kim Lân đã có cho mình một vị thế trang trọng trong văn học Việt Nam.
-----------------------------------------------------------
| 1/6

Preview text:

Nhận xét về Kim Lân, nhà văn Nguyễn Khải viết: “Đó là thần viết, thần
mượn tay người để viết nên những trang sách bất hủ”. Và một trong
những điều làm nên sức hấp dẫn của những trang văn bất hủ ấy chính là
nghệ thuật xây dựng nhân vật của Kim Lân. Điều này được thể hiện rất
rõ qua nhân vật Tràng trong truyện ngắn “Vợ nhặt”.
Tràng là nhân vật trung tâm của tác phẩm. Anh được Kim Lân khắc họa
với đầy đủ khía cạnh từ hoàn cảnh xuất thân, ngoại hình đến lời nói,
hành động, suy nghĩ để thể hiện diễn biến tâm trạng. Về xuất thân, Tràng
là người dân ngụ cư trong một xóm nghèo. Thân phận của những con
người tha hương bao giờ cũng vô cùng đáng thương bởi họ luôn bị khinh
miệt. Tràng sống trong thời kì đau thương của đất nước, nạn đói hoành
hoành khiến làng quê Việt Nam tiêu điều.
Về ngoại hình, Tràng có ngoại hình xấu xí, thô kệch. Anh ta có đôi mắt
nhỏ tí, cái quai hàm bạnh ra, cái đầu cạo trọc nhẵn và tấm lưng to rộng
bè bè như lưng gấu. Kim Lân thường đặt tên nhân vật một cách độc đáo.
Các nhân vật của ông sở hữu những cái tên mộc mạc, gắn liền với đời
sống lao động của người nông dân như Đục, Mủng, Nếnh, Náng. Cái tên
Tràng cũng là một dụng cụ trong nghề mộc. Chi tiết này cho thấy sự am
hiểu của Kim Lân về đời sống nông thôn Bắc Bộ và xuất thân gần gũi,
đơn giản của nhân vật.
Về tính cách, Tràng có tính gàn dở. Anh thường hay nói nhảm một
mình, vừa đi vừa ngửa mặt lên trời cười hềnh hệch. Cách nói chuyện của
Tràng cũng khá vụng về, ví dụ như "Làm đếch gì có vợ".
Có thể thấy, Tràng là nhân vật tiêu biểu cho số phận của người nông dân
Việt Nam vào trước Cách mạng. Bên cạnh cuộc sống nghèo khổ, ngoại
hình xấu xì thì Tràng toát lên vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng.
Giữa tình cảnh khốn cùng, Tràng vẫn giữ cho mình tấm lòng lương
thiện. Tràng sống vui vẻ, lạc quan, thân thiện với làng xóm nên mỗi khi
thấy anh đi từ trên dốc xuống, bọn trẻ con lại ùa ra đón: "Anh Tràng ơi,
bế em mấy". Dù làm công việc nặng nhọc nhưng Tràng không buồn bã.
Tiếng hò của anh là biểu hiện cho tinh thần lạc quan:
"Muốn ăn cơm trắng mấy giò này
Lại đây mà đẩy xe bò với anh nì"
Phẩm chất nhân hậu, giàu tình thương của Tràng được thể hiện qua cuộc
gặp gỡ với thị. Khi thấy người đàn bà bị cái đói hành hạ, quần áo rách tả
tơi như tổ đỉa, khuôn mặt hõm lại chỉ còn thấy hai con mắt, Tràng đã
động lòng thương cảm. Tình cảnh của Tràng cũng chẳng giàu có là bao
nhưng anh vẫn mua bánh đúc cho thị ăn. Khát khao hạnh phúc cùng
niềm đồng cảm, thương xót dành cho người đàn bà đã khiến Tràng
nói: “Này đùa chứ có về ở với tớ một nhà cho vui”. Lời nói nửa đùa nửa
thật ấy thế mà lại khiến thị đồng ý. Ban đầu, Tràng khá bất ngờ và chợn
nghĩ rằng "Thóc gạo này đến cái thân mình chả biết có nuôi nổi mình
không nói gì đến chuyện đèo bòng". Nhưng ngay sau đó, anh tặc lưỡi và
mặc kệ, quyết định đưa thị về nhà. Quyết định của Tràng có phần bồng
bột, chóng vánh nhưng xuất phát từ tinh thần “Tương thân tương
ái” nên rất đáng khâm phục.
Diễn biến tâm trạng của anh từ khi đưa người vợ nhặt về nhà, khi giới
thiệu người vợ mới với mẹ cho đến sáng hôm sau đã bộc lộ trọn vẹn
những nét đẹp tiềm ẩn ở người nông dân chất phác này. Vì gia cảnh
nghèo khó, thân phận thấp hèn lại thêm phần tính tình gàn dở nên Tràng
chưa lấy được vợ. Kì thực, Tràng vẫn luôn khao khát một mái ấm gia
đình giản đơn. Trên đường đưa người vợ nhặt về nhà, Tràng vui vẻ vì
niềm hạnh phúc đến bất ngờ. "Mặt hắn phớn phở khác thường. Hắn tủm
tỉm cười nụ một mình, hai mắt thì sáng lên lấp lánh". Trước lời trêu chọc
của bọn trẻ con và lời bàn tán xôn xao của những người hàng xóm,
Tràng tỏ vẻ thích chí, cái mặt cứ vênh lên tự đắc với chính mình. Trên
đường đi, Tràng có vẻ muốn nói một câu gì mà chẳng nói được nên lời,
tay nọ cứ xoa mãi vào vai kia. Đây dường như là tâm trạng ngại ngùng
của khi người ta lần đầu tiếp xúc với tình yêu chăng? Nhận ra sự gượng
gạo của Tràng, người vợ nhặt đã cất tiếng hỏi: "Nhà có ai?". Câu trả lời
của Tràng mới ngây ngô làm sao: "Có một mình tôi mấy u". Khoảng
cách giữa hai người dần biến mất. Tràng còn khoe với người vợ mới
chai dầu con con anh mua trên tỉnh. Gia cảnh không giàu sang nhưng
anh vẫn muốn chắt chiu những gì tốt đẹp nhất cho người vợ mới.
Khi đã về đến nhà, Tràng hăm hở bước vào nhà. Những bước đi “xăm
xăm” của anh cho thấy sự vui mừng, phấn khởi. Nhận ra khuôn mặt thị
có chút buồn, Tràng đâm ra lúng túng. Anh hết loanh quanh ra ngõ đứng
ngóng, lại nhìn trộm vào nhà và tự hỏi: "Quái, sao nó buồn thế nhỉ? Ồ,
sao nó lại buồn thế nhỉ?”. Những hành động, lời nói này cho thấy rõ sự
ngốc nghếch của Tràng. Anh không suy nghĩ, trăn trở nhiều như người
vợ nhặt mà rất vô tư đón nhận hạnh phúc.
Khi bà cụ Tứ về, Tràng chạy tận ra cổng đón để đón mẹ. Tràng trịnh
trọng giới thiệu người vợ mới với mẹ: "Kìa, nhà tôi nó chào u. Nhà tôi
nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ. Chúng tôi phải duyên phải kiếp với
nhau, chẳng qua nó cũng là cái số cả". Lời giới thiệu tuy ngắn gọn
nhưng thể hiện rất rõ tinh thần trách nhiệm, ý thức trở thành trụ cột gia
đình của Tràng cùng sự trân trọng mà anh dành cho người vợ.
Diễn biến tâm trạng Tràng vào sáng hôm sau vô cùng đặc biệt. Sau đêm
tân hôn, Tràng vẫn thấy “trong người êm ái, lửng lơ như vừa ở trong
giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như
không phải". Niềm hạnh phúc khi có gia đình khiến nội tâm Tràng trở
nên xốn xang. Trong mắt anh, quang cảnh ngôi nhà bỗng thay đổi
hẳn. “Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ
gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên
ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô
cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung hoành
ngay lối đi đã hót sạch”. Sự xuất hiện của người đàn bà đã đem đến
luồng sinh khí mới cho gia đình Tràng. Tâm hồn Tràng lại phấp phới
niềm hy vọng về ngày mai tươi sáng. Tâm trí Tràng hiện ra viễn cảnh
hạnh phúc sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy.Từ một anh chàng ngây ngô,
Tràng trở thành người đàn ông chững chạc, có bổn phận chăm lo cho gia đình.
Bữa ăn ngày đói rất thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau
chuối thái rối. và niêu cháo lõng bõng. Mọi người ăn chưa no mà cháo
đã hết. Bà cụ Tứ lễ mễ bưng nồi chè khoán từ trong bếp ra. Đó thực chất
là món cám, vị chát của nó khiến Tràng chau mặt lại. Thế nhưng, ý thức
được tấm lòng chắt chiu mà mẹ dành cho mình cũng như tình cảnh hiện
tại, Tràng vẫn im lặng ăn. Trong bữa ăn, mọi người bỗng nghe thấy tiếng
trống thúc thuế của bọ Pháp, Nhật dội lên dồn dập ở ngoài đình. Thị thấy
vậy thì rất ngạc nhiên vì trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người dân đã
không chịu đóng thuế, họ còn phá kho thóc của Nhật chia cho những
người đói. Câu nói của thị đã tác động mạnh mẽ đến tâm hồn Tràng.
Anh nhớ lại những lần kéo vội xe thóc của Liên đoàn chạy tắt theo lối
khác và nảy sinh tâm trạng ân hận. Hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ
bay phấp phới xuất hiện trong đầu Tràng. Sớm thôi, Tràng sẽ gia nhập
đám người ấy, đi theo tiếng gọi của cách mạng để giải phóng chính
mình, giải phóng dân tộc.
Nhân vật Tràng với nhiều vẻ đẹp tâm hồn cao quý là hình ảnh đại diện
cho những người nông dân Việt nam trước Cách mạng. Qua nhân vật
này, nhà văn đã bày tỏ niềm đồng cảm, xót thương cho cuộc đời đau khổ
của người lao động nghèo. Đồng thời, ông còn ngợi ca những phẩm chất
tốt đẹp của người lao động cùng khổ, đặc biệt là khát vọng hạnh phúc và
niềm tin vào tương lai tươi sáng. Từ đó, Kim Lân tố cáo tội ác của bọn
thực dân, phong kiến đã gây ra nạn đói ám ảnh trong lịch sử nhân loại và
chỉ ra con đường giải phóng con người.
Truyện ngắn “Vợ nhặt” là một trong những tác phẩm xuất sắc của Kim
Lân. Bằng cách viết về những con người thân quen và gắn bó với mình,
Kim Lân đã có cho mình một vị thế trang trọng trong văn học Việt Nam.
-----------------------------------------------------------