Phân tích nội dung của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - Môn chủ nghĩa xã hội khoa học| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: Phân tích nội dung của liên minh giai cấp, tầng lớp trong
thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Làm rõ trách
nhiệm của bản thân trong việc góp phần củng cố khối liên minh
giai cấp, tầng lớp và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Họ và tên: Nguyễn Vũ Việt Hoa
Mã sinh viên: 11201538
Lớp học phần: Chủ nghĩa xã hội khoa học (121)_43
Giảng viên: Nguyễn Thị Hào
Hà Nội, tháng 11/năm 2021
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2-1951), lần đầu tiên, Đảng ta xác định
vấn đề liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức
vai trò quan trọng với cách mạng Việt Nam. Tư tưởng này tiếp tục được khẳng định
qua các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng và trở thành vấn đề có tính nguyên
tắc, đồng thời là vấn đề có ý nghĩa chiến lược của cách mạng Việt Nam. Ở Việt Nam
hiện nay, thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một thời kỳ cải biến cách
mạng sâu sắc, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội để tạo ra những
tiền đề vật chất, tinh thần cần thiết cho chủ nghĩa xã hội. Đây là sự nghiệp khó khăn,
lâu dài và phức tạp, đòi hỏi có sự tham gia của tất cả các giai cấp, tầng lớp nhân dân
lao động, mà trước hết là giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Hiện nay các thế lực thù địch đang tìm mọi cách lôi kéo quần chúng nhân dân nhằm
làm rạn nứt khối liên minh và chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc nhằm phá hoại sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và đội ngũ trí thức luôn là lực lượng cơ bản đóng vai trò quan trọng về chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội. Khi sản xuất càng phát triển hiện đại thì giai cấp công nhân,
giai cấp nông dân càng cần gắn bó chặt chẽ với đội ngũ trí thức để tạo thành nền tảng
vững chắc của chế độ bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với toàn xã hội và
khối liên minh. Từ những lí do trên, em lựa chọn chủ đề: “Phân tích nội dung của liên
minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Làm rõ
trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần củng cố khối liên minh giai cấp, tầng
lớp và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.” để hiểu rõ tầm quan trọng của khối
liên minh giai cấp và nhiệm vụ của thanh niên sinh viên trong công cuộc xây dựng
khối đại đoàn kết dân tộc.
I. Nội dung cơ bản của liên minh công - nông - trí thức trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Nguyên tắc cơ bản của liên minh: đó là đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công
nhân; tự nguyện và quan trọng nhất là sự kết hợp đúng đắn các lợi ích về chính trị,
kinh tế, văn hoá, xã hội của các chủ thể trong khối liên minh.
Từ sự phân tích trên, có thể hiểu: liên minh công - nông - trí thức là sự hợp tác
toàn diện giữa công nhân, nông dân và trí thức trong các mặt khác nhau của đời sống
xã hội nhằm thực hiện nhu cầu và lợi ích của mỗi lực lượng trong khối liên minh, cũng
như vì lợi ích chung của cả ba lực lượng và vì lợi ích của đất nước, của dân tộc.
Liên minh công - nông - trí thức bao gồm 3 nội dung cơ bản:
*Nội dung kinh tế của liên minh:
Cách mạng xã hội chủ nghĩa về thực chất có tính chất kinh tế, giành chính quyền
chỉ là bước đầu, mà nhiệm vụ trọng tâm vẫn là phát triển kinh tế. Nội dung kinh tế là
nội dung cơ bản, quyết định nhất, là cơ sở vật chất - kỹ thuật vững chắc của liên minh
trong thời kỳ quá độ. Mục đích của liên minh về kinh tế là nhằm thỏa mãn các nhu
cầu, lợi ích kinh tế thiết thân của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí
thức và các tầng lớp khác trong xã hội, nhằm tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật cần thiết cho
chủ nghĩa xã hội. Nội dung kinh tế liên minh ở nước ta trong thời kì quá độ được cụ
thể hóa ở các điểm sau:
Phải xác định rõ thực trạng, tiềm lực kinh tế của cả nước và sự hợp tác quốc tế, từ
đó xây dựng kế hoạch đầu tư và tổ chức triển khai các hoạt động kinh tế đúng trên tinh
thần đảm bảo lợi ích của các bên và tránh sự đầu tư không hiệu quả, lãng phí. Đảng ta
xác định cơ cấu kinh tế chung của nước ta là: “Công - nông nghiệp - dịch vụ”.. Trên cơ
sở xác định được cơ cấu kinh tế hợp lý gắn liền với nhu cầu kinh tế của công nhân,
nông dân, tri thức và của toàn thể xã hội, các địa phương, cơ sở sẽ vận dụng linh hoạt
và phù hợp vào địa phương mình, ngành mình để xác định cơ cấu kinh tế cho đúng.
Trên cơ sở kinh tế, các nhu cầu kinh tế phát triển dưới nhiều hình thức, được thực
hiện qua nhiều quá trình kinh tế trong hợp tác, liên kết, giao lưu; trong phân phối giữa
công nhân, nông dân, trí thức; giữa các lĩnh vực công nhiệp - nông nghiệp - khoa học
công nghệ và dịch vụ khác; giữa các ngành kinh tế; các thành phần kinh tế, các vùng,
các địa bàn kinh tế; giữa nước ta và nước khác.
Từng bước hình thành quan hệ sản xuất CNXH trong quá trình thực hiện liên
minh. Việc phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phải được thể hiện qua việc
đa dạng và đổi mới các hình thức hợp tác kinh tế, kinh tế hộ gia đình, trang trại, dịch
vụ ở nông thôn. Trong quá trình hình thành quan hệ sản xuất phải trên cơ sở công hữu
hóa các tư liệu sản xuất chủ yếu, kinh tế nhà nước vươn lên giữ vai trò chủ đạo, cùng
kinh tế tập thể làm nền tảng cho nền kinh tế cả nước, theo định hướng XHCN.
Nội dung kinh tế của liên minh ở nước ta còn thể hiện ở vai trò đặc biệt quan trọng
của Nhà nước. Vai trò của Nhà nước đối với nông dân thể hiện qua chính sách khuyến
nông. Các tổ chức khuyến nông, các cơ sở kinh tế nhà nước có những chính sách hợp
lí thể hiện quan hệ của mình đối với nông dân, tạo điều kiện cho liên minh phát triển
nông nghiệp và nông thôn.
Đối với tri thức, Nhà nước cần phải đổi mới và hoàn chỉnh các luật, chính sách có
liên quan trực tiếp đến sở hữu trí tuệ như chính sách về phát triển khoa hoc công nghệ,
giáo dục và đào tạo, bảo vệ quyền tác giả, về báo chí, xuất bản, về văn học nghệ
thuật…hướng các hoạt động của tri thức vào việc phục vụ công-nông, gắn với cơ sở
sản xuất và đời sống toàn xã hội.
*Nội dung chính trị của liên minh:
Khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức
cần thực hiện nhằm tạo cơ sở chính trị - xã hội vững chắc cho khối đại đoàn kết toàn
dân, tạo thành sức mạnh tổng hợp vượt qua mọi khó khăn thử thách và đập tan mội âm
mưu chống phá sự nghiệp xây dựng xã hội, đồng thời bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã
hội chủ nghĩa.
Ở nước ta, nội dung chính trị của liên minh thể hiện ở việc giữ vững lập trường
chính trị - tư tưởng của giai cấp công nhân; đồng thời giữ vững vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam đối với khối liên minh và đối với toàn xã hội để xây dựng và
bảo vệ vững chắc chế độ chính trị, giữ vững độc lập và định hướng đi lên CNXH.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội vẫn còn tồn tại những hệ tư tưởng cũ, những
phong tục tập quán lạc hậu; các thế lực thù địch vẫn tìm mọi cách chống phá chính
quyền cách mạng. Vì vậy trên lập trường tư tưởng - chính trị của giai cấp công nhân,
phải hoàn thiện, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân;
không ngừng củng cố, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tăng
cường sự đồng thuận xã hội.
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân dân, đảm bảo các lợi ích chính trị, các quyền dân chủ, quyền nhân dân,
quyền làm chủ, quyền con người của công nhân, nông dân, trí thức và của nhân dân
lao động, từ đó, thực hiện quyền lực thuộc về nhân dân. Động viên các lực lượng trong
khối liên minh gương mẫu chấp hành đường lối chính trị của Đảng; pháp luật và chính
sách của Nhà nước; sẵn sàng tham gia chiến đấu bảo vệ những thành quả cách mạng,
bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Đồng thời kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện
tiêu cực và âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch và phản động.
*Nội dung văn hoá, xã hội của liên minh:
Mục đích của xây dựng liên minh văn hóa, xã hội là để các các lực lượng dưới sự
lãnh đạo của Đảng cùng nhau xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc, đồng thời tiếp thu những tinh hóa, giá trị văn hóa của nhân loại và thời
đại.
Nội dung thực hiện liên minh trên lĩnh vực văn hóa, xã hội đòi hỏi phải:
Đảm bảo gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển, xây dựng con
người và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.
Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến
chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.
Nội dung xã hội mang ý nghĩa kinh tế và chính trị cấp thiết trước mắt của liên
minh là tạo nhiều việc làm có hiệu quả, đồng thời kết hơp các giải pháp cứu trợ, hỗ trợ
để xóa đói, giảm nghèo cho nông dân, công nhân và tri thức.
Đổi mới và thực hiện tốt các chính sách xã hội, đền ơn đáp nghĩa, thực hiện tốt các
chính sách xã hội đối với công nhân, nông dân, tri thức cũng là nội dung xã hội cần
thiết; chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân; đồng thời
nâng cao dân trí, thực hiện tốt an sinh xã hội.
Đây là nội dung cơ bản, lâu dài tạo điều kiện cho liên minh giai cấp, tầng lớp phát
triển bền vững; đồng thời nội dung này còn mang ý nghĩa giáo dục truyền thống, đạo
lí, lối sống…cho toàn xã hội và thế hệ mai sau.
II. Trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần củng cố khối liên minh giai
cấp, tầng lớp và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Việc không chỉ là trách nhiệm của Đảng và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
nhà nước mà còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân. Từng cá nhân phải cố gắng phấn đấu
từng ngày góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc vững mạnh, củng cố khối liên
minh giai tầng.
Đại đoàn kết là sự nghiệp của cả hệ thống chính trị. Để khối đại đoàn kết dân tộc
được bền chặt, đạt được sự đồng thuận xã hội, đòi hỏi mọi thành viên trong đó phải
tôn trọng và hành động theo những nguyên tắc và ý chí chung và mỗi quyết định được
thông qua phải phản ánh, thể hiện nguyện vọng, lợi ích của toàn xã hội.
Vì thế, để phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân
dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa
bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh”, thanh niên sinh viên cần tập trung thực hiện những trách nhiệm sau
đây:
*Trên lĩnh vực kinh tế:
Tham gia các hoạt động tình nguyện, thiện nguyện giúp đỡ các hoàn cảnh khó
khăn, đặc biệt là ở những vùng sâu vùng xa, khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng
của bão lũ.
Tăng gia sản xuất cùng nhân dân, góp phần phát triển kinh tế, làm giàu đẹp cho
quê hương. Đại dịch Covid đã tác động sâu rộng tới sức khỏe và đời sống của cộng
đồng quốc tế, tới sự phát triển kinh tế - xã hội trên quy mô toàn cầu. Nước ta cũng
không nằm ngoại lệ, dịch bệnh đã làm tê liệt mọi giao thương buôn bán với các nước,
cản trở ngành du lịch, dịch vụ và mọi sinh hoạt, học tập của người dân. Xã hội bị xáo
trộn, kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong hoàn cảnh đó, sinh viên đang chung
tay góp công sức với các tầng lớp giai cấp khác cùng nhau xây dựng khôi phục lại nền
kinh tế Việt Nam; nhiệt tình ủng hộ Quỹ phòng chống Covid; hỗ trợ những người dân
nghèo, những công nhân thất nghiệp do đại dịch kéo dài.
Tích cực tham gia cuộc chiến đấu chống lại đại dịch Covid, đóng góp sức lực
khôi phục nền kinh tế quốc dân đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch. Với tinh
thần “Chống dịch như chống giặc”, tầng lớp trí thức mà điển hình là sinh viên đã cùng
các lực lượng vũ trang, y tế ra quân đồng loạt, bất kể ngày đêm để truy vết, ngăn chặn
sự lây lan; góp sức, góp tiền để tiếp tế nhu yếu phẩm cho đồng bào ở khu vực phong
tỏa, hỗ trợ trang thiết bị bảo vệ sự lây nhiễm cho lực lượng đang túc trực ở tâm dịch;
những bếp lửa ấm tình đồng bào được duy trì để tiếp cơm nước cho chiến sĩ, dân, quân
ở mặt trận phòng, chống dịch; cỗ máy ATM gạo lại khởi động để chia sẻ với những
hoàn cảnh khó khăn.
*Trên lĩnh vực chính trị:
Luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, chống những luận điệu xuyên tạc về Đảng, về
Nhà nước, chống lại các biểu hiện suy thoái về phẩm chất đạo đức. Luôn trung thành
tuyệt đối với Đảng và Nhà nước.
Trong xu thế toàn cầu hiện này, bản thân một sinh viên phải có trách nhiệm sáng
suốt trong việc chọn lọc thông tin. Không để bản thân sa lầy vào những tổ chức phản
động, lôi kéo lối sống thực dụng.
Tự nguyện phục vụ cho xã hội, tự giác trong công việc cá nhân cũng như cộng
đồng.
Đẩy mạnh việc tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ của bản thân nhằm thích
ứng với điều kiện xã hội mới. Mỗi cá nhân cần có ý thức rèn luyện, không ngừng tu
dưỡng phẩm chất đạo đức. Luôn trau dồi, học hỏi, học tập và rèn luyện theo tư tưởng
của Hồ Chí Minh về cách mạng Đảng cũng như về sự nghiệp của thanh niên Việt Nam.
Thẳng thắn, trung thực bảo vệ công lý, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng,
bảo vệ người tốt, chân thành, khiêm tốn, không bao che khuyết điểm,… Luôn giữ
vững lập trường của mình, dám nói lên tiếng nói của mình.
*Trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng:
Tích cực tham gia các tổ chức xã hội, hoạt động nhiệt tình trên mặt trận tuyên
truyền về đường lối chính sách của Đảng đến quần chúng nhân dân, các tầng lớp và
giai cấp xã hội. Tuyên truyền ý thức tự giác, kỷ luật nhằm đẩy mạnh công tác xây
dựng Đảng vững mạnh.
Hướng dẫn người dân tránh nhận thức được các vấn đề về dân tộc, tránh xa
những cám dỗ, bài trừ các tư tưởng chia rẽ, kéo bè cánh, các tư tưởng phản động
chống lại Đảng và Nhà nước.
Bản thân cần tự đặt mình trong tập thể, phải tôn trọng nguyên tắc, pháp luật,
không chia bè kéo cánh để làm rối loạn gây mất đoàn kết nội bộ. Luôn có ý thức giữ
gìn đoàn kết trong tập thể.
Cần có ý thức coi trọng việc tự phê bình và phê bình; động viên người thân trong
gia đình giữ gìn đạo đức lối sống, thực hiện xây dựng gia đình văn hóa.
Tham gia công tác giáo dục phổ cập đến dân trí cho nhân dân tại các vùng có
điều kiện khó khăn, góp phần xóa mù chữ; tuyên truyền nét đẹp văn hóa, nét đẹp lịch
sử, các phong tục, phẩm chất tốt đẹp, những di sản văn hóa của đất nước đến các tầng
lớp và giai cấp; không ngừng phát huy, giữ gìn vẻ đẹp văn hóa, truyền thống giàu đẹp
của cha ông ta.
KẾT LUẬN
Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam hơn 90 năm qua, Đảng ta đã vận
dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng của của Lênin về liên minh giai cấp, tầng lớp. Sức
mạnh khối đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh giữa giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức được phát huy, góp phần làm nên những thắng lợi
vĩ đại. Ngay cả khi đại dịch COVID 19 đang diễn biến phức tạp thì khối đại đoàn kết
dân tộc trên nền tảng liên minh vẫn đồng lòng tạo nên sức mạnh tập thể, cùng nhau
đẩy lùi dịch bệnh.
Đảng ta luôn xác định, liên minh không chỉ là mục tiêu, trách nhiệm của Đảng,
mà còn là nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc. Khối đại đoàn kết toàn dân phải được
xây dựng trên lập trường của giai cấp công nhân, lấy liên minh công - nông - trí làm
nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Hiện nay, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam còn tồn tại các thành phần kinh tế dựa trên các hình thức sở hữu, vận
hành theo cơ chế thị trường. Nếu giai cấp công nhân không khéo tổ chức, không lôi
kéo, lãnh đạo được toàn dân, nhất là giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức tin tưởng,
ủng hộ và tham gia tích cực vào đường lối cách mạng của Đảng thì sẽ không có cơ sở
kinh tế - xã hội vững chắc để tiến hành xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, muốn có đại đoàn kết, cần phải tuyên truyền, giáo
dục, vận động quần chúng một cách khéo léo để mọi người tự giác đoàn kết, từ đó tự
nguyện tham gia. Để làm được điều đó, mỗi thanh niên sinh viên cần ý thức được trách
nhiệm của bản thân, không ngừng rèn luyện và tích cực hưởng ứng công tác và phong
trào mà Nhà nước đề ra nhằm góp phần xây dựng và củng cố khối liên minh vững chắc
toàn dân tộc.
| 1/7

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: Phân tích nội dung của liên minh giai cấp, tầng lớp trong
thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Làm rõ trách
nhiệm của bản thân trong việc góp phần củng cố khối liên minh
giai cấp, tầng lớp và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Họ và tên: Nguyễn Vũ Việt Hoa
Mã sinh viên: 11201538
Lớp học phần: Chủ nghĩa xã hội khoa học (121)_43
Giảng viên: Nguyễn Thị Hào
Hà Nội, tháng 11/năm 2021 ĐẶT VẤN ĐỀ
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2-1951), lần đầu tiên, Đảng ta xác định
vấn đề liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức có
vai trò quan trọng với cách mạng Việt Nam. Tư tưởng này tiếp tục được khẳng định
qua các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng và trở thành vấn đề có tính nguyên
tắc, đồng thời là vấn đề có ý nghĩa chiến lược của cách mạng Việt Nam. Ở Việt Nam
hiện nay, thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một thời kỳ cải biến cách
mạng sâu sắc, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội để tạo ra những
tiền đề vật chất, tinh thần cần thiết cho chủ nghĩa xã hội. Đây là sự nghiệp khó khăn,
lâu dài và phức tạp, đòi hỏi có sự tham gia của tất cả các giai cấp, tầng lớp nhân dân
lao động, mà trước hết là giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Hiện nay các thế lực thù địch đang tìm mọi cách lôi kéo quần chúng nhân dân nhằm
làm rạn nứt khối liên minh và chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc nhằm phá hoại sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và đội ngũ trí thức luôn là lực lượng cơ bản đóng vai trò quan trọng về chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội. Khi sản xuất càng phát triển hiện đại thì giai cấp công nhân,
giai cấp nông dân càng cần gắn bó chặt chẽ với đội ngũ trí thức để tạo thành nền tảng
vững chắc của chế độ bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với toàn xã hội và
khối liên minh. Từ những lí do trên, em lựa chọn chủ đề: “Phân tích nội dung của liên
minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Làm rõ
trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần củng cố khối liên minh giai cấp, tầng
lớp và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.”
để hiểu rõ tầm quan trọng của khối
liên minh giai cấp và nhiệm vụ của thanh niên sinh viên trong công cuộc xây dựng
khối đại đoàn kết dân tộc.
I. Nội dung cơ bản của liên minh công - nông - trí thức trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Nguyên tắc cơ bản của liên minh: đó là đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công
nhân; tự nguyện và quan trọng nhất là sự kết hợp đúng đắn các lợi ích về chính trị,
kinh tế, văn hoá, xã hội của các chủ thể trong khối liên minh.
Từ sự phân tích trên, có thể hiểu: liên minh công - nông - trí thức là sự hợp tác
toàn diện giữa công nhân, nông dân và trí thức trong các mặt khác nhau của đời sống
xã hội nhằm thực hiện nhu cầu và lợi ích của mỗi lực lượng trong khối liên minh, cũng
như vì lợi ích chung của cả ba lực lượng và vì lợi ích của đất nước, của dân tộc.
Liên minh công - nông - trí thức bao gồm 3 nội dung cơ bản:
*Nội dung kinh tế của liên minh:
Cách mạng xã hội chủ nghĩa về thực chất có tính chất kinh tế, giành chính quyền
chỉ là bước đầu, mà nhiệm vụ trọng tâm vẫn là phát triển kinh tế. Nội dung kinh tế là
nội dung cơ bản, quyết định nhất, là cơ sở vật chất - kỹ thuật vững chắc của liên minh
trong thời kỳ quá độ. Mục đích của liên minh về kinh tế là nhằm thỏa mãn các nhu
cầu, lợi ích kinh tế thiết thân của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí
thức và các tầng lớp khác trong xã hội, nhằm tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật cần thiết cho
chủ nghĩa xã hội. Nội dung kinh tế liên minh ở nước ta trong thời kì quá độ được cụ
thể hóa ở các điểm sau:
Phải xác định rõ thực trạng, tiềm lực kinh tế của cả nước và sự hợp tác quốc tế, từ
đó xây dựng kế hoạch đầu tư và tổ chức triển khai các hoạt động kinh tế đúng trên tinh
thần đảm bảo lợi ích của các bên và tránh sự đầu tư không hiệu quả, lãng phí. Đảng ta
xác định cơ cấu kinh tế chung của nước ta là: “Công - nông nghiệp - dịch vụ”.. Trên cơ
sở xác định được cơ cấu kinh tế hợp lý gắn liền với nhu cầu kinh tế của công nhân,
nông dân, tri thức và của toàn thể xã hội, các địa phương, cơ sở sẽ vận dụng linh hoạt
và phù hợp vào địa phương mình, ngành mình để xác định cơ cấu kinh tế cho đúng.
Trên cơ sở kinh tế, các nhu cầu kinh tế phát triển dưới nhiều hình thức, được thực
hiện qua nhiều quá trình kinh tế trong hợp tác, liên kết, giao lưu; trong phân phối giữa
công nhân, nông dân, trí thức; giữa các lĩnh vực công nhiệp - nông nghiệp - khoa học
công nghệ và dịch vụ khác; giữa các ngành kinh tế; các thành phần kinh tế, các vùng,
các địa bàn kinh tế; giữa nước ta và nước khác.
Từng bước hình thành quan hệ sản xuất CNXH trong quá trình thực hiện liên
minh. Việc phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phải được thể hiện qua việc
đa dạng và đổi mới các hình thức hợp tác kinh tế, kinh tế hộ gia đình, trang trại, dịch
vụ ở nông thôn. Trong quá trình hình thành quan hệ sản xuất phải trên cơ sở công hữu
hóa các tư liệu sản xuất chủ yếu, kinh tế nhà nước vươn lên giữ vai trò chủ đạo, cùng
kinh tế tập thể làm nền tảng cho nền kinh tế cả nước, theo định hướng XHCN.
Nội dung kinh tế của liên minh ở nước ta còn thể hiện ở vai trò đặc biệt quan trọng
của Nhà nước. Vai trò của Nhà nước đối với nông dân thể hiện qua chính sách khuyến
nông. Các tổ chức khuyến nông, các cơ sở kinh tế nhà nước có những chính sách hợp
lí thể hiện quan hệ của mình đối với nông dân, tạo điều kiện cho liên minh phát triển
nông nghiệp và nông thôn.
Đối với tri thức, Nhà nước cần phải đổi mới và hoàn chỉnh các luật, chính sách có
liên quan trực tiếp đến sở hữu trí tuệ như chính sách về phát triển khoa hoc công nghệ,
giáo dục và đào tạo, bảo vệ quyền tác giả, về báo chí, xuất bản, về văn học nghệ
thuật…hướng các hoạt động của tri thức vào việc phục vụ công-nông, gắn với cơ sở
sản xuất và đời sống toàn xã hội.
*Nội dung chính trị của liên minh:
Khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức
cần thực hiện nhằm tạo cơ sở chính trị - xã hội vững chắc cho khối đại đoàn kết toàn
dân, tạo thành sức mạnh tổng hợp vượt qua mọi khó khăn thử thách và đập tan mội âm
mưu chống phá sự nghiệp xây dựng xã hội, đồng thời bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Ở nước ta, nội dung chính trị của liên minh thể hiện ở việc giữ vững lập trường
chính trị - tư tưởng của giai cấp công nhân; đồng thời giữ vững vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam đối với khối liên minh và đối với toàn xã hội để xây dựng và
bảo vệ vững chắc chế độ chính trị, giữ vững độc lập và định hướng đi lên CNXH.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội vẫn còn tồn tại những hệ tư tưởng cũ, những
phong tục tập quán lạc hậu; các thế lực thù địch vẫn tìm mọi cách chống phá chính
quyền cách mạng. Vì vậy trên lập trường tư tưởng - chính trị của giai cấp công nhân,
phải hoàn thiện, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân;
không ngừng củng cố, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tăng
cường sự đồng thuận xã hội.
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân dân, đảm bảo các lợi ích chính trị, các quyền dân chủ, quyền nhân dân,
quyền làm chủ, quyền con người của công nhân, nông dân, trí thức và của nhân dân
lao động, từ đó, thực hiện quyền lực thuộc về nhân dân. Động viên các lực lượng trong
khối liên minh gương mẫu chấp hành đường lối chính trị của Đảng; pháp luật và chính
sách của Nhà nước; sẵn sàng tham gia chiến đấu bảo vệ những thành quả cách mạng,
bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Đồng thời kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện
tiêu cực và âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch và phản động.
*Nội dung văn hoá, xã hội của liên minh:
Mục đích của xây dựng liên minh văn hóa, xã hội là để các các lực lượng dưới sự
lãnh đạo của Đảng cùng nhau xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc, đồng thời tiếp thu những tinh hóa, giá trị văn hóa của nhân loại và thời đại.
Nội dung thực hiện liên minh trên lĩnh vực văn hóa, xã hội đòi hỏi phải:
Đảm bảo gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển, xây dựng con
người và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.
Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến
chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.
Nội dung xã hội mang ý nghĩa kinh tế và chính trị cấp thiết trước mắt của liên
minh là tạo nhiều việc làm có hiệu quả, đồng thời kết hơp các giải pháp cứu trợ, hỗ trợ
để xóa đói, giảm nghèo cho nông dân, công nhân và tri thức.
Đổi mới và thực hiện tốt các chính sách xã hội, đền ơn đáp nghĩa, thực hiện tốt các
chính sách xã hội đối với công nhân, nông dân, tri thức cũng là nội dung xã hội cần
thiết; chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân; đồng thời
nâng cao dân trí, thực hiện tốt an sinh xã hội.
Đây là nội dung cơ bản, lâu dài tạo điều kiện cho liên minh giai cấp, tầng lớp phát
triển bền vững; đồng thời nội dung này còn mang ý nghĩa giáo dục truyền thống, đạo
lí, lối sống…cho toàn xã hội và thế hệ mai sau. II.
Trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần củng cố khối liên minh giai
cấp, tầng lớp và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc không chỉ là trách nhiệm của Đảng và
nhà nước mà còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân. Từng cá nhân phải cố gắng phấn đấu
từng ngày góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc vững mạnh, củng cố khối liên minh giai tầng.
Đại đoàn kết là sự nghiệp của cả hệ thống chính trị. Để khối đại đoàn kết dân tộc
được bền chặt, đạt được sự đồng thuận xã hội, đòi hỏi mọi thành viên trong đó phải
tôn trọng và hành động theo những nguyên tắc và ý chí chung và mỗi quyết định được
thông qua phải phản ánh, thể hiện nguyện vọng, lợi ích của toàn xã hội.
Vì thế, để phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân
dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa
bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh”, thanh niên sinh viên cần tập trung thực hiện những trách nhiệm sau đây:
*Trên lĩnh vực kinh tế:
Tham gia các hoạt động tình nguyện, thiện nguyện giúp đỡ các hoàn cảnh khó
khăn, đặc biệt là ở những vùng sâu vùng xa, khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão lũ.
Tăng gia sản xuất cùng nhân dân, góp phần phát triển kinh tế, làm giàu đẹp cho
quê hương. Đại dịch Covid đã tác động sâu rộng tới sức khỏe và đời sống của cộng
đồng quốc tế, tới sự phát triển kinh tế - xã hội trên quy mô toàn cầu. Nước ta cũng
không nằm ngoại lệ, dịch bệnh đã làm tê liệt mọi giao thương buôn bán với các nước,
cản trở ngành du lịch, dịch vụ và mọi sinh hoạt, học tập của người dân. Xã hội bị xáo
trộn, kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong hoàn cảnh đó, sinh viên đang chung
tay góp công sức với các tầng lớp giai cấp khác cùng nhau xây dựng khôi phục lại nền
kinh tế Việt Nam; nhiệt tình ủng hộ Quỹ phòng chống Covid; hỗ trợ những người dân
nghèo, những công nhân thất nghiệp do đại dịch kéo dài.
Tích cực tham gia cuộc chiến đấu chống lại đại dịch Covid, đóng góp sức lực
khôi phục nền kinh tế quốc dân đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch. Với tinh
thần “Chống dịch như chống giặc”, tầng lớp trí thức mà điển hình là sinh viên đã cùng
các lực lượng vũ trang, y tế ra quân đồng loạt, bất kể ngày đêm để truy vết, ngăn chặn
sự lây lan; góp sức, góp tiền để tiếp tế nhu yếu phẩm cho đồng bào ở khu vực phong
tỏa, hỗ trợ trang thiết bị bảo vệ sự lây nhiễm cho lực lượng đang túc trực ở tâm dịch;
những bếp lửa ấm tình đồng bào được duy trì để tiếp cơm nước cho chiến sĩ, dân, quân
ở mặt trận phòng, chống dịch; cỗ máy ATM gạo lại khởi động để chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn.
*Trên lĩnh vực chính trị:
Luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, chống những luận điệu xuyên tạc về Đảng, về
Nhà nước, chống lại các biểu hiện suy thoái về phẩm chất đạo đức. Luôn trung thành
tuyệt đối với Đảng và Nhà nước.
Trong xu thế toàn cầu hiện này, bản thân một sinh viên phải có trách nhiệm sáng
suốt trong việc chọn lọc thông tin. Không để bản thân sa lầy vào những tổ chức phản
động, lôi kéo lối sống thực dụng.
Tự nguyện phục vụ cho xã hội, tự giác trong công việc cá nhân cũng như cộng đồng.
Đẩy mạnh việc tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ của bản thân nhằm thích
ứng với điều kiện xã hội mới. Mỗi cá nhân cần có ý thức rèn luyện, không ngừng tu
dưỡng phẩm chất đạo đức. Luôn trau dồi, học hỏi, học tập và rèn luyện theo tư tưởng
của Hồ Chí Minh về cách mạng Đảng cũng như về sự nghiệp của thanh niên Việt Nam.
Thẳng thắn, trung thực bảo vệ công lý, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng,
bảo vệ người tốt, chân thành, khiêm tốn, không bao che khuyết điểm,… Luôn giữ
vững lập trường của mình, dám nói lên tiếng nói của mình.
*Trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng:
Tích cực tham gia các tổ chức xã hội, hoạt động nhiệt tình trên mặt trận tuyên
truyền về đường lối chính sách của Đảng đến quần chúng nhân dân, các tầng lớp và
giai cấp xã hội. Tuyên truyền ý thức tự giác, kỷ luật nhằm đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng vững mạnh.
Hướng dẫn người dân tránh nhận thức được các vấn đề về dân tộc, tránh xa
những cám dỗ, bài trừ các tư tưởng chia rẽ, kéo bè cánh, các tư tưởng phản động
chống lại Đảng và Nhà nước.
Bản thân cần tự đặt mình trong tập thể, phải tôn trọng nguyên tắc, pháp luật,
không chia bè kéo cánh để làm rối loạn gây mất đoàn kết nội bộ. Luôn có ý thức giữ
gìn đoàn kết trong tập thể.
Cần có ý thức coi trọng việc tự phê bình và phê bình; động viên người thân trong
gia đình giữ gìn đạo đức lối sống, thực hiện xây dựng gia đình văn hóa.
Tham gia công tác giáo dục phổ cập đến dân trí cho nhân dân tại các vùng có
điều kiện khó khăn, góp phần xóa mù chữ; tuyên truyền nét đẹp văn hóa, nét đẹp lịch
sử, các phong tục, phẩm chất tốt đẹp, những di sản văn hóa của đất nước đến các tầng
lớp và giai cấp; không ngừng phát huy, giữ gìn vẻ đẹp văn hóa, truyền thống giàu đẹp của cha ông ta. KẾT LUẬN
Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam hơn 90 năm qua, Đảng ta đã vận
dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng của của Lênin về liên minh giai cấp, tầng lớp. Sức
mạnh khối đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh giữa giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức được phát huy, góp phần làm nên những thắng lợi
vĩ đại. Ngay cả khi đại dịch COVID 19 đang diễn biến phức tạp thì khối đại đoàn kết
dân tộc trên nền tảng liên minh vẫn đồng lòng tạo nên sức mạnh tập thể, cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh.
Đảng ta luôn xác định, liên minh không chỉ là mục tiêu, trách nhiệm của Đảng,
mà còn là nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc. Khối đại đoàn kết toàn dân phải được
xây dựng trên lập trường của giai cấp công nhân, lấy liên minh công - nông - trí làm
nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Hiện nay, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam còn tồn tại các thành phần kinh tế dựa trên các hình thức sở hữu, vận
hành theo cơ chế thị trường. Nếu giai cấp công nhân không khéo tổ chức, không lôi
kéo, lãnh đạo được toàn dân, nhất là giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức tin tưởng,
ủng hộ và tham gia tích cực vào đường lối cách mạng của Đảng thì sẽ không có cơ sở
kinh tế - xã hội vững chắc để tiến hành xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, muốn có đại đoàn kết, cần phải tuyên truyền, giáo
dục, vận động quần chúng một cách khéo léo để mọi người tự giác đoàn kết, từ đó tự
nguyện tham gia. Để làm được điều đó, mỗi thanh niên sinh viên cần ý thức được trách
nhiệm của bản thân, không ngừng rèn luyện và tích cực hưởng ứng công tác và phong
trào mà Nhà nước đề ra nhằm góp phần xây dựng và củng cố khối liên minh vững chắc toàn dân tộc.