Phân tích nội dung quy luật lượng đổi dẫn đến chất đổi
Lượng cũng không ngừng tiến hóa, “số lượng” là đỉnh cao nhất trong sự tiến hóa của lượng. Hêghen cũng xem xét tính độc lập tương đối giữa sự thay đổi về lượng và thay đổi về chất trong một khoảng nhất định, đó là cơ sở để hình thành phạm trù “độ”.
Preview text:
9/11/24, 10:12 AM
Nguyễn Khánh Linh Đại học Ngoại ngữ
Nguyễn Khánh Linh Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ BÀI
TIỂU LUẬN Phân tích nội dung quy luật lượng đổi dẫn đến chất đổi. Ý nghĩa phương pháp
luận của quy luật này trong hoạt động thực tiễn. Đối với nhiều nhà triết học cổ đại Hy Lạp,
vật chất thường được đồng nhất với sự vật, từ đó, họ cố gắng hiểu sự vật và các hình thức
biểu hiện của nó từ phương diện chất của sự vật. Trái lại, những người thuộc trường phái
Pitago lại xem đặc trưng về lượng của thế giới vật chất là cái nền tảng của mọi cái đang tồn
tại. Đối với họ, những phương diện được biểu hiện bằng con số là cơ sở của mọi tồn tại.
Con số được đồng nhất với bản thân sự vật. Về sau, quan niệm này dẫn tới việc tách rời số
lượng ra khỏi các sự vật hiện thực, xuất hiện học thuyết “ niệm mang tính số lượng”. Theo
học thuyết đó, con số là bản chất của mọi sự vật. Lí luận này được phát triển trong Triết
học Platon. Lần đầu tiên trong lịch sử triết học, Arixtot xem chất là tất cả những gì có thể
phân ra thành những bộ phận cấu thành. Ông phân lượng thành hai loại: số lượng (loại
lượng mang tính rời rạc, như: 2 cái bàn, 5 cái giường,…) và đại lượng (loại lượng mang
tính liên tục, như: lít, mét,…). Ông cũng là người đầu tiên nêu quan niệm về tính chất nhiều
chất của sự vật – cái sẽ xuất hiện (hay mất đi) cùng với sự sinh thành (hay mất đi) của bản
thân sự vật. Ông cũng đạt được bước tiến đáng kể trong việc nghiên cứu phạm trù độ, xem
độ là cái thống nhất, cái không thể phân chia giữa chất và lượng. Quan điểm biện chứng về
chất và lượng đạt được bước phát triển mới trong triết học cổ Đức, đặc biệt là trong triết
học Hêghen. Với quan điểm biện chứng, Hêghen cho rằng chất phát triển từ “chất thuần
túy” đến “chất được xác định”, chất phát triển đến tột độ thì ra đời lượng. Lượng cũng
không ngừng tiến hóa, “số lượng” là đỉnh cao nhất trong sự tiến hóa của lượng. Hêghen
cũng xem xét tính độc lập tương đối giữa sự thay đổi về lượng và thay đổi về chất trong
một khoảng nhất định, đó là cơ sở để hình thành phạm trù “độ”. Trong việc xem xét mối
quan hệ giữa thay đổi về lượng và thay đổi về chất, Hêghen đặc biệt chú tới phạm trù bước
nhảy. Dựa trên tư tưởng nàym V.I.Lênin đã rút ra kết luận quan trọng: việc thừa nhận bước
nhảy hay không là tiêu chí cơ bản để xem đó là người theo quan điểm biện chứng hay siêu
hình về sự phát triển. Tuy nhiên, là nhà triết học duy tâm, Hêghen đã xem các phạm trù
chất, lượng, độ chỉ như những nấc thang tự phát triển của tinh thần, của “ý niệm tuyệt đối”.
Sự ra đời của phép biện chứng duy vật đánh dấu một giai đoạn phát triển quan trọng trong
quan niệm về chất, lượng và quy luật về mối quan hệ qua lại giữa sự thay đổi về lượng và
sự thay đổi về chất nói chung.
I – PHẠM TRÙ “CHẤT” VÀ “LƯỢNG”:
1. Khái niệm về “chất”: Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn
có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ
không phải là cái khác. Mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có những chất vốn có,
làm nên chính chúng. Nhờ đó chúng mới khác với các sự vật, hiện tượng khác. Thuộc tính
của sự vật là những tính chất, những trạng thái, những yếu tố cấu thành sự vật,... Đó là
những cái vốn có của sự vật từ khi sự vật được sinh ra hoặc được hình thành trong sự vận
động và phát triển của nó. Tuy nhiên những thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng chỉ
được bộc lộ ra thông qua sự tác động qua lại với các sự vật, hiện tượng khác. Mỗi sự vật
có rất nhiều thuộc tính, mỗi thuộc tính lại biểu hiện một chất của sự vật. Do vậy, mỗi sự vật
có rất nhiều chất. Chất và sự vật có mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời nhau. Trong hiện about:blank 1/4 9/11/24, 10:12 AM
Nguyễn Khánh Linh Đại học Ngoại ngữ
thực khách quan không thể tồn tại sự vật không có chất và không thể có chất nằm ngoài sự
vật. Chất của sự vật được biểu hiện qua những thuộc tính của nó. Nhưng không phải bất
kỳ thuộc tính nào cũng biểu hiện chất của sự vật. Thuộc tính của sự vật có thuộc tính cơ
bản và thuộc tính không cơ bản. Những thuộc tính cơ bản được tổng hợp lại tạo thành chất
của sự vật, quy định sự tồn tại, sự vận động và sự phát triển của sự vật, chỉ khi nào chúng
thay đổi hay mất đi thì sự vật mới thay đổi hay mất đi. Nhưng thuộc tính của sự vật chỉ bộc
lộ qua các mối liên hệ cụ thể với các sự vật khác. Bởi vậy, sự phân chia thuộc tính thành
thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản cũng chỉ mang tính tương đối. Chất của sự
vật không những được quy định bởi chất của những yếu tố tạo thành mà còn bởi phương
thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành, nghĩa là bởi kết cấu của sự vật. Trong hiện thực các
sự vật được tạo thành bởi các yếu tố như nhau, song chất của chúng lại khác nhau. 2. Khái
niệm về “lượng”: Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật
về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các
thuộc tính của sự vật. Lượng của sự vật biểu thị kích thước dài hay ngắn, số lượng nhiều
hay ít, quy mô lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm,... Trong thực
tế lượng của sự vật thường được xác định bởi những đơn vị đo lường cụ thể như vận tốc
của ánh sáng là 300.000 km trong một giây, một phân tử nước bao gồm hai nguyên tử
hyđrô liên kết với một nguyên tử ôxy,... bên cạnh đó có những lượng chỉ có thể biểu thị
dưới dạng trừu tượng và khái quát như trình độ tri thức khoa học của một người, ý thức
trách nhiệm cao hay thấp của một công dân,... trong những trường hợp đó chúng ta chỉ có
thể nhận thức được lượng của sự vật bằng
con đường trừu tượng và khái quát hóa. Có những lượng biểu thị yếu tố quy định kết cấu
bên trong của sự vật (số lượng nguyên tử hợp thành nguyên tố hóa học, số lượng lĩnh vực
cơ bản của đời sống xã hội), có những lượng vạch ra yếu tố quy định bên ngoài của sự vật
(chiều dài, chiều rộng, chiều cao của sự vật). Sự phân biệt chất và lượng của sự vật chỉ
mang tính tương đối. Có những tính quy định trong mối quan hệ này là chất của sự vật,
song trong mối quan hệ khác lại biểu thị lượng của sự vật và ngược lại. Điều này cũng có
nghĩa là dù số lượng cụ thể quy định thuần túy về lượng, song số lượng ấy cũng có tính
quy định về chất của sự vật. II – MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA THAY ĐỔI VỀ
LƯỢNG VÀ THAY ĐỔI VỀ CHẤT Lượng của sự vật có thể thay đổi trong một giới hạn nhất
định mà không làm thay đổi căn bản về chất của sự vật đó. Ở thời điểm này, sự vật vẫn còn
là nó mà chưa thành cái khác. Khuôn khổ mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay
đổi về chất của sự vật, được gọi là độ. Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất
giữa lượng và chất, nó là khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng của sự vật chưa
làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy. Những điểm giới hạn mà khi sự thay đổi về lượng
đạt tới đó sẽ làm thay đổi về chất của sự vật được gọi là điểm nút. Bất cứ độ nào cũng
được giới hạn bởi hai điểm nút. Sự thay đổi về lượng đạt tới điểm nút sẽ dẫn tới sự ra đời
của chất mới. Sự thống nhất giữa lượng và chất mới tạo thành một độ mới với điểm nút
mới. Quá trình đó liên tiếp diễn ra trong sự vật vì thế nên sự vật luôn phát triển chừng nào
nó còn tồn tại. Chất của sự vật thay đổi do lượng của nó thay đổi trước đó gây ra gọi là
bước nhảy. Vậy bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự
vật do sự thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây nên. Bước nhảy là sự chuyển hóa tất
yếu trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng. Sự thay đổi về chất diễn ra với nhiều
hình thức bước nhảy khác nhau, được quyết định bởi mâu thuẫn , tính chất và điều kiện about:blank 2/4 9/11/24, 10:12 AM
Nguyễn Khánh Linh Đại học Ngoại ngữ
của mỗi sự vật. Đó là các bước nhảy: nhanh và chậm, lớn và nhỏ, cục bộ và tòan bộ, tự
phát và tự giác,… Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn phát triển của sự vật và là điểm
khởi đầu của một giai đoạn phát triển mới. Nó là sự gián đoạn trong quá trình vận động và
phát triển liên tục của sự vật. Có thể nói, trong quá trình phát triển của sự vật, sự gián đoạn
là tiền đề cho sự liên tục và sự liên tục là sự kế tiếp của hàng loạt sự gián đoạn. Như vậy,
sự phát triển của bất cứ sự vật nào cũng bắt đầu từ sự tích luỹ về lượng trong độ nhất định
cho tới điểm nút để thực hiện bước nhảy về chất. Song điểm nút của quá trình ấy không cố
định mà có thể có những thay đổi. Sự thay đổi ấy do tác động của những điều kiện khách
quan và chủ quan quy định.
Và, sau khi chất mới ra đời, chất mới sẽ tác động trở lại sự thay đổi của lượng, có thể làm
thay đổi quy mô tồn tại của sự vật, làm thay đổi nhịp điệu của sự vần động và phát triển của
sự vật đó. Mối quan hệ biện chứng qua lại giữa chất là lượng trên thể hiện rất rõ trong sự
chuyển hóa trạng thái của nước. Trong khoảng nhiệt độ dưới 0°C, nước là chất rắn, từ 0°C
đến 100°C nước là chất lỏng. Vậy 0°C là điểm nút dẫn đến sự thay đổi chất mới (từ rắn
sang lỏng) và trong khoảng nhiệt độ này nước vẫn luôn ở trạng thái lỏng, không biến thành
chất mới, đó chính là một “độ”. Từ 100°C trở lên nước hóa hơi, khi đó quá trình chuyển hóa
trạng thái của nước đã đạt được một giới hạn mới làm biến đổi nước thành dạng hơi, sự
thay đổi này là “bước nhảy”. Và, khi nước từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi thì vận tốc
của các phân tử nước cao hơn, thể tích của nước ở trạng thái hơi sẽ lớn hơn thể tích của
nó ở trạng thái lỏng với cùng một khối lượng, tính chất hoà tan một số chất tan của nó cũng
sẽ khác đi, v.v.. Đó là sự tác động trở lại của chất mới đến lượng, làm cho lượng thay đổi.
Tóm lại, Bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa Chất và Lượng. Chất là
mặt tương đối ổn định, Lượng là mặt thường xuyên biến đổi của sự vật. Lượng thay đổi
dần dần, khi vượt quá giới hạn độ sẽ dẫn tới sự thay đổi căn bản về Chất của sự vật thông
qua bước nhảy. Chất mới ra đời cùng với Lượng mới quy định quy mô, tốc độ, nhịp điệu
phát triển của Lượng mới. Quá trình tác động lẫn nhau giữa Chất và Lượng tạo ra con
đường vận động liên tục, lúc biến đổi dần dần, lúc nhảy vọt rồi lại biến đổi dần dần chuẩn bị
cho bước nhảy vọt tiếp theo. III – Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN: 1. Về nhận thức: •
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải chú ý tích lũy dẫn những thay đổi về lượng,
đồng thời phải biết thực hiện kịp thời những bước nhảy khi có điều kiện chín muồi. • Chống
lại quan điểm tả khuynh: chủ quan, nóng vội, duy ý chí, khi lượng chưa biến đổi đến điểm
nút đã thực hiện bước nhảy. • Chống lại quan điểm hữu khuynh: bảo thủ, trì trệ, khi lượng
đã biến đổi đến điểm nút nhưng không thực hiện bước nhảy. • Phải thấy được tính đa dạng
của các bước nhảy, nhận thức được từng hình thức bước nhảy, có thái độ ủng hộ bước
nhảy, tạo mọi điều kiện cho bước nhảy được thực hiện một cách kịp thời. • Phải có thái độ
khách quan và quyết tâm thực hiện bước nhảy khi hội đủ các điều kiện chín muồi
2. Về thực tiễn: Quy luật này có thể vận dụng vào mục tiêu giáo dục tiếng anh ở phổ thông
của nước ta hiện nay đó là: Tất cả các học sinh tốt nghiệp phổ thông phải đạt được một
trình độ Tiếng Anh tối thiểu vào năm 2020. Muốn vậy thì ngay từ giờ phải tích lũy dần về
lượng: Đó là cần phải có một chương trình hiện đại, khoa học, nhất là, cần xây dựng hệ
thống sách tiếng Anh tiểu học theo phương pháp mới, đồng thời đào tạo giáo viên chính
quy, huấn luyện giáo viên hiện đang dạy tiếng Anh trong các trường tiểu học một cách đúng
hướng. Quy trình giáo dục có chất lượng cần có ba yếu tố: giáo viên, tài liệu học tập (sách about:blank 3/4 9/11/24, 10:12 AM
Nguyễn Khánh Linh Đại học Ngoại ngữ
giáo khoa, sách tham khảo...), điều kiện dạy và học. Một bộ sách phục vụ cho công tác
giảng dạy và học tập hiện đại cần xuất phát từ những đặc thù của đối tượng học khác nhau
như: học sinh bậc tiểu học, THCS, THPT..., từ đó những người viết sách đưa ra một cấu
trúc cho toàn cuốn sách trên cơ sở nhất định về ngữ liệu và chủ đề cũng như chức năng
ngôn ngữ. Trong xây dựng hệ thống tài liệu dạy ngoại ngữ hiện nay, một số bộ sách biên
soạn trong nước cũng từng bước chú ý đến tổ chức ngữ liệu và xác định hàm ý giáo học
pháp, sau đó là tổ chức một bài học nhằm xây dựng năng lực giao tiếp cho trẻ thông qua
bốn kỹ năng nghe, nói, đọc và viết. Đó là những tích lũy về lượng vô cùng quan trọng để
thay đổi trình độ ngoại ngữ của học sinh. Tóm lại, để thực hiện tốt dạy và học môn tiếng
Anh, việc sử dụng các bộ sách cần có sự nhìn nhận đúng đắn, tránh tình trạng nặng về lý
thuyết, nhẹ về thực hành, thiếu khuyến khích tính sáng tạo của người học. Tài liệu cho học
tập môn tiếng Anh cần bảo đảm tính chính xác, khoa học, hiện đại, cập nhật và tiếp cận
được trình độ giáo dục ở các nước phát triển trong khu vực, đáp ứng xu thế phát triển của
đất nước thời kỳ hội nhập quốc tế. Cần thực hiện các chương trình đổi mới về dạy học các
môn học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặc biệt là chương trình nâng cao
hiệu quả dạy, học và sử dụng tiếng Anh nhằm bảo đảm học sinh được học liên tục một
ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh từ lớp 3 cho tới giáo dục nghề nghiệp, đại học và đạt chuẩn
năng lực ngoại ngữ quốc tế nhằm xây dựng nền học vấn phổ thông cơ bản, vững chắc và
phát triển năng lực cá nhân của người học, phù hợp với điều kiện học tập của mỗi học
sinh. Chỉ khi tích lũy được đủ lượng bằng cách thực hiện tốt các biện pháp nêu trên thì mới
có thể có được bước nhảy để thay đổi về chất, chất mới đó chính là mục tiêu đào tạo tiếng
anh ở phổ thông hiện nay about:blank 4/4