Phân tích nội dung tư tưởng chính trị Nho giáo ( Trung Quốc cổ đại ), ảnh hưởng của tư tưởng đó đến đời sống chính trị- xã hội Việt Nam.
Nội dung tư tưởng Nho gia. Khổng Tử ( 551-479 TCN ). Mạnh Tử ( 372- 289 TCN). Ảnh hưởng của Nho gia đến đời sống chính trị- xã hội Việt Nam. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Chính Trị Học
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ MÔN CHÍNH TRỊ HỌC HỌ VÀ TÊN : VÕ QUỲNH MAI LỚP
: CTH9- QUẢN LÝ XÃ HỘI K41 MÃ SINH VIÊN : 2155320050
Đề bài: Phân tích nội dung tư tưởng chính trị Nho giáo ( Trung Quốc cổ
đại ), ảnh hưởng của tư tưởng đó đến đời sống chính trị- xã hội Việt Nam. Bài làm
A. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG NHO GIA
Tư tưởng Nho gia chiếm vị trí quan trọng trong lịch sử chính trị Trung Quốc.
Tư tưởng Nho gia ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội Trung Quốc
và các nước láng giềng trong đó có Việt Nam. Hai đại diện tiêu biểu cho phái Nho
gia là Khổng Tử và Mạnh Tử.
I. Khổng Tử ( 551-479 TCN )
- Ông tên là Khâu, tự là Trọng Ni, sinh ra trong một gia
đình quý tộc nhỏ ở nước Lỗ.
- Ông là người sáng lập trưởng phái Nho gia.
- Mục đích tư tưởng chính trị của Khổng Tử là vì sự bình
ổn của xã hội- “một xã hội thái bình thịnh trị”.
- Khổng Tử cho rằng, xã hội loạn lạc là do mỗi người
không ở đúng vị trí của mình, Lễ bị xem nhẹ.
=> Để thực hiện lý tưởng chính trị của mình, ông đề ra
học thuyết “Nhân - Lễ - Chính danh”. Nhân
Nhân là phạm trù trung tâm trong học thuyết chính trị của Khổng Tử. Nhân là
thước đo quyết định thành bại, tốt xấu của chính trị. Nội dung của Nhân bao hàm
các vấn đề đạo đức, luân lí của xã hội. Biểu hiện trong chính trị như sau:
+ Thương yêu con người , (ái nhân) thương yêu người thân của mình và yêu
người nhân đức hơn (thân nhân).
+ Nhân là người, nhấn mạnh phần người, phần xã hội của con người
+ Nhân là để khôi phục lễ. Tu dưỡng bản thân, sửa mình theo lễ là Nhân (khắc kỷ phục lễ vi nhân).
+ Tôn trọng và sử dụng người hiền.
Như vậy, nội dung của Nhân là nhân đạo, thương yêu con người, giúp đỡ lẫn nhau. Lễ
Lễ là qui định, nghi thức trong cúng tế. Khổng Tử lí luận hóa biến Lễ thành
những qui định, trật tự phân chia thứ bậc trong xã hội, thể hiện trong sinh hoạt:
hành vi, ngôn ngữ…. Ai ở địa vị nào thì sử dụng lễ ấy, lễ là bộ phận của Nhân Lễ là ngọn, Nhân là gốc.
Lễ là những nội dung cơ chế, phương thức để điều chỉnh các quan hệ xã hội Quan hệ Vua – Tôi Quan hệ Cha – Con Quan hệ Chồng – Vợ Quan hệ Anh – Em Quan hệ Bạn - Bè Chính danh
- Là xác định danh phận, đẳng cấp và vị trí của các giai cấp, cá nhân và tầng lớp trong xã hội
- Xác định chức trách xã hội của người cai trị và mọi thành viên trong xã hội
- Danh phải phù hợp với thực, nội dung phải phù hợp với hình thức
- Đặt con người vào đúng vị trí và chức năng Phải xác định “danh” (tên gọi)
trước khi có “thực” (thực tài) vì “danh” là điều kiện thi hành “thực”.
+ Muốn “danh” được “chính” thì phải thực hiện Lễ. Chính danh là điều kiện
để thực hiện, trau dồi Lễ
+ “Chính danh” là một biện pháp quy định và giúp mọi người nhận rõ cương
vị, quyền hạn và nghĩa vụ của mình trong quan hệ với chức vụ và đẳng cấp tương ứng.
+ Có xác định được danh phận thì mới điều hòa được các mối quan hệ\
II. Mạnh Tử ( 372- 289 TCN )
- Mạnh Tử đã kế thừa và phát triển những tư tưởng của
Khổng Tử, xây dựng học thuyết “ Nhân chính”. Tư
tưởng chính trị bao gồm những nội dung sau:
- Thuyết tính thiện: theo Mạnh Tử, bản tính tự nhiên
của con người là thiện( nhân chi sơ tính bản thiện). Con
người có lòng trắc ẩn thì tự nhiên có lòng tu ố, từ
nhượng, thị phi. Lòng trắc ẩn là nhân, lòng tu ố là nghĩa,
lòng từ nhượng là lễ, lòng thị phi là trí.
- Quan niệm về vua- tôi- dân: Thiên tử là do trời trao
cho thánh nhân, vận mệnh trời nhất trí với ý dân. Quan hệ vua- tôi là quan hệ 2
chiều. Tiến thêm 1 bước ông cho rằng: nếu vua không ra vua thì phải loại bỏ, vua
tàn ác thì phải gọi là thằng. Mạnh Tử là người đầu tiên đưa ra tư tưởng trọng dân:
dân là quí nhất, quốc gia thứ hai, vua không đáng trọng.
- Quan niệm quân tử- tiểu nhân: Quân tử là người lao tâm, cai trị người và được
cung phụng. Tiểu nhân là người lao lực, bị cai trị và phải cung phụng người. Mạnh
tử đề xuất chủ trương “ thượng hiền” dùng người hiền tài để thực hành nhân chính.
- Chủ trương vương đạo: Mạnh Tử kịch liệt phản đối “bá đạo”, nguồn gốc của
mọi rối ren loạn lạc. Chính trị “vương đạo” là nhân chính lấy dân làm gốc.
B. ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG NHO GIA ĐẾN ĐỜI SỐNG CHÍNH
TRỊ- XÃ HỘI VIỆT NAM
- Việt Nam đã nằm dưới ách 1000 năm Băc thuộc và là nước láng giếng của Trung
Quốc nên chịu ảnh hưởng sâu sắc những tư tưởng chính trị của trường phái Nho
gia. Nho giáo răn dạy con người phải "Trung quân ái quốc", "Quốc gia hưng vong
thất phu hữu trách", nên đã góp phần tạo nên truyền thống bất khuất chống ngoại
xâm. Trong lịch sử Việt Nam, đã có rất nhiều tấm gương nhà Nho yêu nước, hy sinh vì dân tộc.
- Nhờ Đạo Nho, người Việt Nam rất coi trọng sự học hành. Văn
Miếu - Quốc Tử Giám có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở
Việt Nam. Nơi đây còn lưu giữ nhiều tấm bia ghi lại tên tuổi các
Nho sĩ đỗ đạt trong các kỳ thi Khoa bảng Việt Nam cùng nhiều
bài văn bia nêu lên triết lý giáo dục: mở đầu là ca ngợi công đức
của các minh quân, ca ngợi đạo Nho và bậc thánh nhân quân tử;
phần tiếp theo nói về việc mở khoa thi và liệt kê họ tên, quê
quán những người thi đỗ đại khoa; phần cuối là những lời
Văn Miếu - Quốc Tử Giám
nhằm đào tạo Nho sĩ phụng sự
bình về ý nghĩa của việc tuyên dương đạo Nho, trách nhiệm đất nước
và nghĩa vụ của người đỗ đạt trước giang sơn đất nước. -
Nho giáo ảnh hưởng tới nền giáo dục nước ta( tiên học lễ
hậu học văn). Các kiến trúc đát, đền thờ, văn miếu thờ
Khổng Tử cũng đều mang đậm nét tư tưởng của Nho
giáo. Có thể nói Nho giáo ở Việt nam được sử dụng như hệ
tư tưởng chính thống. Nho giáo trở thành tiêu chuẩn đánh giá
phẩm chất đạo đức của con người.
Tượng thờ Khổng Tử ở
Văn Miếu - Quốc Tử Giám
- Truyền thống quan hệ cha con và anh em đến nay trong gia đình Việt Nam vẫn
giữ được tư tưởng của Nho giáo, là nét đẹp trong quan hệ văn hóa xã hội. Nho giáo
đòi hỏi sự gắn bó chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình và dòng họ.
- Những nghi thức hằng ngày, những lời răn dạy của ông cha được lưu truyền cho đến đời con cháu.
- Nho giáo cũng khuyên người ta nên làm giàu, tạo ra của cải vật chất cho xã hội
“dân giàu, nước mạnh”
Tài liệu tham khảo:
Giáo trình Chính trị học đại cương ( 1999 ) - Xuân Ngọc ( chủ biên )
Bài giảng kết hợp power point của giảng viên
Nho giáo – Wikipedia tiếng Việt