Phân tích phẩm chất và vai trò của thủ lĩnh chính trị (liên hệ với thủ lĩnh chính trị ở Việt Nam) ?
Phân tích phẩm chất và vai trò của thủ lĩnh chính trị (liên hệ với thủ lĩnh chính trị ở Việt Nam) ? Tài liệu học tập môn Chính trị học tại trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền giúp bạn học tập, ôn luyện và đạt điểm cao! Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chính Trị Học
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CHÍNH TRỊ HỌC
Câu hỏi : Phân tích phẩm chất và vai trò của thủ lĩnh chính trị (liên hệ với thủ lĩnh
chính trị ở Việt Nam) ? Trả lời: * Phẩm chất:
Các phẩm chất của thủ lĩnh chính trị được chia thành 5 nhóm: -
Về phẩm chất chính trị: là người giác ngộ lợi ích giai cấp, đại diện tiêu biểu
cho lợi ích của giai cấp, trung thành với mục tiêu lí tưởng đã chọn, dũng cảm đấu
tranh bảo vệ lợi ích của giai cấp. có bản lĩnh chính trị vững vàng trước những biến
động phức tạp của lịch sử. -
Về trình độ hiểu biết: phải là người thông minh, hiểu biết sâu rộng các lĩnh
vực, có tư duy khoa học, nắm vững được quy luật phát triển của quá trình chính trị,
có khả năng dự đoán được tình hình, làm chủ được khoa học và công nghệ lãnh đạo, quản lí. -
Về năng lực tổ chức: là người có khả năng về công tác tổ chức, biết đề ra
mụctiêu đúng, phân công nhiệm vụ đúng chức năng cho cấp dưới và cho từng người,
biết tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị, có khả năng động viên, khích lệ mọi người
hoạt động, kiểm tra, giám sát công việc. -
Về đạo đức, tác phong: là người có tính trung thực, công bằng, cởi mở,
cươngquyết. Có lối sống giản dị, có khả năng giao tiếp và mối quan hệ tốt với mọi
người. Có lòng tin vào bản thân, biết lắng nghe ý kiến của người khác. Có lòng say
mê công việc và lòng tin vào cấp dưới. -
Về khả năng làm việc: Có sức khỏe tốt, khả năng làm việc với cường độ cao,
cókhả năng giải quyết mọi vấn đề một cách sáng tạo, đưa ra những quyết sách sáng
suốt, nhạy cảm, năng động. Biết cảm nhận cái mới và đấu tranh vì cái mới.
*Vai trò của thủ lĩnh chính trị:
Do nhận thức đúng yêu cầu phát triển của xã hội và khả năng hiện có, thủ lĩnh chính
trị có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hoàn thiện hệ thống tổ chức quyền lực
mà họ chính là linh hồn của hệ thống đó, hướng hệ thống quyền lực phục vụ nhằm
thỏa mãn nhu cầu của xã hội
Cùng đội tiên phong của giai cấp, thủ lĩnh chính trị thuyết phục, tập hợp quần chúng,
giáo dục và phát huy sức mạnh của quần chúng trong đấu tranh chính trị nhằm giành,
giữ và thực thi quyền lực chính trị phù hợp với nhu cầu xã hội và lợi ích giai cấp.
Thủ lĩnh chính trị của giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích của giai cấp, của dân
tộc, có khả năng nhìn xa trông rộng cho nên không những có khả năng tổ chức, tập
hợp lực lượng, lãnh đạo phong trào mà còn có khả năng đưa phong trào vượt qua
những rào cản của lịch sử, thực hiện thắng lợi mục tiêu chính trị đã đề ra.
Thủ lĩnh có vai trò thúc đẩy nhanh quá trình cách mạng, mang lại hiệu quả cao cho
phong trào cách mạng, cho hoạt động của quần chúng. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ
mà thời đại đặt ra, thủ lĩnh chính trị đi vào lịch sử, sống trong tâm tưởng của thời đại sau.
Liên hệ với các thủ lĩnh chính trị ở Việt Nam: -
Là một thủ lĩnh chính trị ở Việt Nam, mỗi một thủ lĩnh đều phải có cả đức
lẫm tài. Như Bác đã từng nói: “ Có tài mà không có đức thì là một kẻ vô dụng, còn
có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Quả nhiên lời Bác căn dặn năm
xưa vẫn luôn được truyền đạt và lưu giữ, phát huy đến tận đời sau. -
Tài chính là sự am hiểu sâu rộng về chính trị, hiểu được cốt lõi của chính trị,
có tài phán đoán, phản biện, có khả năng lãnh đạo để dẫn dắt nhân dân trong mọi
phong trào, có thái độ tốtm tác phong làm việc chuẩn chỉnh, có đủ sức khỏe để có
thể hoàn thành tốt các công việc được giao, giải quyết các vấn đề theo chiều hướng tích cực, sáng suốt. -
Đức được hiểu là trung với nước, hiếu với dân, trung thành với chính sách
và đường lối của Đảng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, luôn đề cao nhân dân, vì dân mà
phục vụ hết mình. Biết yêu thương, sẻ chia, đùm bọc đồng bào, luôn sống với lý
tưởng cần, kiệm, liêm, chính và sống, học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.