Phân tích phóng sự: Nghề mỏ hàu trên vịnh Hòn La | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Giá trị thông tin. Giá trị nhân văn. Phong cách ngôn ngữ. Phóng sự tái hiện cuộc sống mưu sinh của những người phụ nữ bản địa bên bờ vịnh Hòn La gắn với nghề “mổ” hàu. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Preview text:
PHÂN TÍCH PHÓNG SỰ:
NGHỀ 'MỔ' HÀU TRÊN VỊNH HÒN LA
1. Giá trị thông tin
- Phóng sự tái hiện cuộc sống mưu sinh của những người phụ nữ bản địa
bên bờ vịnh Hòn La gắn với nghề “mổ” hàu.
- Ngay từ phần đầu, thông qua câu chữ những hoạt động “mổ” hàu diễn
ra hàng ngày đã hiện lên, tuy chưa thực sự rõ ràng, nhưng đã giúp người
đọc phần nào hình dung được.
- Những phần tiếp theo thể hiện rõ hơn công việc của những người phụ
nữ nơi đây, cùng với những thách thức, khó khăn mà họ gặp phải
2. Giá trị nhân văn
- Phóng sự giúp người đọc có thể biết được sự khó khăn của những người
làm nghề “mổ” hàu bên vịnh Hòn La. Những đồng tiền được chắt chiu từ
những buổi đi làm không kể ban ngày hay ban đêm của những người phụ
nữ bản địa. Kiếm từng đồng một để trang trải cuộc sống: “Mỗi ngày từ
khi thủy triều rút, đến khi dâng trở lại chừng hơn 10 tiếng đồng hồ, tui
“mổ” được hơn 3 kg nhân hàu. Hiện hàu sữa có giá 150 nghìn đồng/kg,
nên mỗi ngày tui cũng kiếm được gần 400 nghìn đồng, có thêm đồng vô
đồng ra lo cho cuộc sống gia đình” - bà Xuyến chia sẻ.
3. Phong cách ngôn ngữ
“Ngôn ngữ là chất keo dính, là phương tiện biểu đạt và biểu cảm chủ đề
của tác phẩm phóng sự.”
- Sử dụng phong cách ngôn ngữ báo chí kết hợp phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
- Phong cách ngôn ngữ báo chí thể hiện ở chính thể loại. Kết hợp với
phong cách ngôn ngữ sinh hoạt qua lời kể của nhân vật trong phóng sự. -