-
Thông tin
-
Quiz
Phân tích quan điểm của CN Mác lênin về thời kì quá độ lên CNXH | Trường đại học Luật, đại học Huế
Phân tích quan điểm của CN Mác lênin về thời kì quá độ lên CNXH | Trường đại học Luật, đại học Huếđược sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Triết học Mac - Lenin (TH) 20 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Phân tích quan điểm của CN Mác lênin về thời kì quá độ lên CNXH | Trường đại học Luật, đại học Huế
Phân tích quan điểm của CN Mác lênin về thời kì quá độ lên CNXH | Trường đại học Luật, đại học Huếđược sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mac - Lenin (TH) 20 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:





Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Preview text:
Phân tích quan điểm của CN Mác lênin về thời kì quá độ lên CNXH. Liên hệ với
quan điểm quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở việt nam hiện nay. Bài làm:
1.Quan điểm của CN Mác Lênin về thời kì quá độ lên CNXH
Khi phân tích hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa, C. Mác và
Ph.Ăngghen cho rằng, hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa phát triển từ
thấp lên cao qua 2 giai đoạn, giai đoạn thấp và giai đoạn cao; giữa xã hội TBCN và
xã hội CSCN là thời kì quá độ lên chủ nghĩa cộng sản.
Sau này, từ thực tiễn nước Nga, V.I Lênin cho rằng, đối với những nước chưa
có CNTB phát triển cao ‘’ cần phải có 1 thời kỳ quá độ khác lâu dài từ CNTB lên
CNXH ‘’. Về mặt lý luận và thực tiễn, thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa cộng sản được hiểu theo hai nghĩa:
-Thứ nhất, đối với các nước chưa trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển, cần phải có
thời kỳ quá độ khá lâu dài từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội-những cơn đau đẻ kéo dài
-Thứ hai, đối với những nước đã trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển giữa chủ
nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản có một thời kỳ quá độ nhất định, thời kỳ cải
biến cách mạng từ xã hội này sang xã hội kia, thời kì quá độ từ CNTB lên chủ nghĩa cộng sản.
a.K/n thời kì quá độ
Thời kì quá độ lên CNXH là thời kì cải biến cách mạng sâu sắc trên tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bắt đầu từ khi GCCN và nhân dân lđộng
giành được 9 quyền nhà nước. Cho đến khi CNXH tạo ra được cơ sở của
chính mình trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Về xã hội của thời kì quá độ, C.Mác cho rằng đó là xã hội vừa thoát thai từ
xã hội TBCN, xã hội chưa phát triển trên cơ sở của chính nó còn mang nhiều
dấu vết cũ của xã hội cũ để lại.
b.Các hình thức quá độ.
Trực tiếp: từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản đối với những nước đã
trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển. Đây là thời kì quá độ ngắn.
Gián tiếp: từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản đối với những nước
chưa trải qua CNTB phát triển. Đây là thời kì quá độ dài.
c. Tính tất yếu của thời kì quá độ từ CNTB lên CNXH.
Một là, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội khác nhau về bản chất. Chủ
nghĩa tư bản được xây dựng trên cơ sở chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư
liệu sản xuất; dựa trên chế độ áp bức và bóc lột. Chủ nghĩa xã hội được xây
dựng trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, tồn tại dưới hai
hình thức là nhà nước và tập thể; không còn các giai cấp đối kháng, không
còn tình trạng áp bức, bóc lột.
Hai là, chủ nghĩa xã hội phải được xây dựng trên nền sản xuất đại công
nghiệp có trình độ cao. Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đã tạo ra
những tiền đề vật chất- kĩ thuật nhất định cho chủ nghĩa xã hội. Nhưng
muốn tiền đề vật chất-kĩ thuật đó phục vụ cho chủ nghĩa xã hội cần có thời
gian tổ chức, sắp xếp lại.
Ba là, các quan hệ xã hội tốt đẹp không tự phát nảy sinh trong lòng chủ
nghĩa xã hội, chúng là kết qủa của quá trình kế thừa, xây dựng và cải tạo chủ nghĩa xã hội
Bốn là, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là 1 công việc mới mẻ, khó
khăn và phức tạp, phải cần có thời gian để giai cấp công nhân, nhân dân
lđộng làm quen với công việc này.
d. Đặc điểm của thời kì quá độ từ CNTB lên CNXH.
Đặc điểm nổi bật của thời kỳ quá độ là sự đan xen của nhiều tàn dư về mọi
phương diện kinh tế, xã hội, đạo đức, tư tưởng của xã hội cũ và những yếu tố mới
mang tính chất xã hội chủ nghĩa *Trên lĩnh vực kinh tế:
-Tất yếu tồn tại một nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó có các thành phần đối
lập ( vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau)
-Phát triển lực lượng sản xuất, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nhằm xây
dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cao cho chủ nghĩa xã hội
*Trên lĩnh vực chính trị:
-Là sự thống trị về chính trị của giai cấp công nhân thông qua đảng Cộng sản.
+Tổ chức xây dựng và bảo vệ chế độ mới.
+Chuyên chính với những phần từ thù địch chống lại nhân dân
-Đây là thời kỳ tiếp tục đột chính giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản.
+ Dựa giai cấp vô sản đã chiến thắng nhưng chưa hoàn toàn với giai cấp tư sản đã
thất bại nhưng chưa phải thất bại hoàn toàn.
-Trong điều kiện mới, giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính
quyền nhà nước, quản lý mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
-Nội dung mới: Xây dựng toàn diện xã hội mới, trên tất cả các lĩnh vực. Trọng tâm
là xây dựng nhà nước có tính kinh tế, với hình thức mới (cơ bản là hoà bình, tổ chức và xây dựng).
*Trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá:
-Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại nhiều tư tưởng khác nhau.
-Các yếu tố văn hóa cũ mới tồn tại bên cạnh nhau và thường xuyên đấu tranh với nhau.
-Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:
+ Từng bước xây dựng văn hóa vô sản, nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa
+ Tiếp thu giá trị tinh hoa văn hóa nhân loại
+ Đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần ngày càng tăng của nhân dân
->Đảng Cộng sản từng bước xác lập và xây dựng hệ tư tưởng và nền văn hoá XHCN. *Trên lĩnh vực xã hội:
-Tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau: công nhân; nông dân; tri thức; người
sản xuất nhỏ; tư sản -> các giai cấp, tầng lớp này vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau.
-Tồn tại sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị; giữa lao động trí óc và lao động chân tay.
-Trong thời kì quá độ lên CNXH: Tiếp tục đấu tranh chồng áp bức, bất công xóa
bỏ tệ nạn xã hội và những tàn dư của xã hội cũ để lại. Từng bước thiết lập công bằng xã hội.
2.Quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
a. Việt Nam ta lựa chọn hình thức quá độ gián tiếp đi lên CNXH với nguyên nhân sau:
-Việt Nam xuất phát từ 1 xã hội thuộc địa nửa phong kiến, với LLSX thấp kém.
-Trên thế giới, các cuộc cách mạng KH và công nghệ hiện đại diễn ra rất mạnh mẽ
và đã đem lại những thành tựu to lớn cho loài người.
-Tuy nhiên thời đại mà chúng ta đang sống ngày nay, người ta vẫn xác định là thời
đại quá độ từ CNTB đi lên CNXH.
-> Vì vậy mà con đường VN lựa chọn là phát triển nhà nước đi lên con đường XHCN.
- Cương lĩnh năm 1930 của Đảng đã chỉ rõ. Sau khi hoàn thành cách mạng dân
tộc, dân chủ nhân dân sẻ tiến lên CNXH. Đây là sự lựa chọn dứt khoát và đúng đắn của Đảng, vì:
Đáp ứng nguyện vọng thiết tha của dân tộc, nhân dân.
Phản ánh xu thế phát triển của thời đại.
Phù hợp với quan điểm khoa học, cách mạng và sáng tạo của chủ nghĩa Mác lênin
*Thực chất của con đường quá độ lên CNXH ở VN là con đường đi lên CNXH bỏ qua TBCN:
Đây là con đường cách mạng tất yếu khách quan.
-Trong 1 số hoàn cảnh nhất định, có thể bỏ qua 1 or nhiều hình thái kinh tế- xã hội
để có thể tiếng lên xây dựng hình kinh tế- xã hội cao hơn.
-Khi chúng ta bỏ qua TBCN để quá độ lên CNXH thì cta đã có sự lãnh đạo của
Đảng, có Nhà nước pháp quyền, có hệ thống chính trị đủ mạnh để đưa đất nước
phát triển theo đúng định hướng XHCN.
Bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN.
-Về quan hệ SX, cta sẻ bỏ qua sự thống nhất của quan hệ sx trên sự chiếm hữu tư
nhân về TLSX.Tuy nhiên sx TBCN như qhe tổ chức quản lý có bề dày lịch sử, có
nhiều ưu điểm thì cta phải kế thừa và phát triển.
-Về kiến trúc thượng tầng, Nhà nước là quan trọng nhất trong kiến trúc thượng
tầng. Nhà nước này là nhà nước tư sản, nhà nước thiểu số trấn áp đại đa số, thể
hiện ý chí của giai cấp tư sản. Vì vậy cần phải xoá bỏ
Tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt dưới CNTB.
-Cta ko phủ định hết tất cả CNTB mà cta phải kế thừa những thành tựu mà nhân
loại đã đạt được dưới thời kì CNTB. Đặc biệt là LLSX phát triển, nền đại công
nghiệp và thành tựu khoa học đã được áp dụng vào nền sản xuất xã hội.
Sự nghiệp khó khăn, phức tạp, lâu dài bởi nó tạo ra sự biến đổi về chất trên mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội.
-Con đường này ko những khó khăn, phức tạp, lâu dài. Hơn thế nữa, xuất phát
điểm của cta khi quá độ lên CNXH là rất thấp, từ 1 nền kte lạc hậu, trải qua những
cuộc đấu tranh kéo dài, bản thân các thế lực thù địch muốn đưa nước ta trở lại trạng thái cũ.
->Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN là sự lựa chọn duy nhất đúng, khoa học,
phản ánh đúng quy luật phát triển khách quan của cách mạng Việt Nam trong thời đại hiện nay.
c.Những đặc trưng và phương hướng xây dựng CNXH ở VN hiện nay.
* Đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội ở VN.
-Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH(bổ sung, phát triển
năm 2011), đã phát triển mô hình CNXH ở nước ta với 8 đặc trưng cơ bản, trong
đó có đặc trưng về mục tiêu, bản chất, nội dung của xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng, đó là:
Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Do nhân dân làm chủ.
Có nền kte phát triển cao, LLSX hiện đại, quan hệ sx phù hợp với sự phát triển của LLSX.
Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có đièu kiện phát triển toàn diện.
Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và
giúp đỡ nhau cùng phát triển.
Có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân do đảng Cộng sản lãnh đạo.
Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.
*Phương hướng xây dựng CNXH ở VN hiện nay.
- Đại hội XI của Đảng đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nêu lên 8 phương hướng cơ bản của quá trình
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta như sau:
Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển
kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Hai là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ba là, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con
người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa Bình, hữu nghị,
hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
Sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn
dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.
Bảy là, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
3.Vai trò của sinh viên về thời kì này:
-Tích cực học tập, trang bị kiến thức về CNMác, nắm được sự vận động phát triển
của quy luật xã hội, tin tưởng vào con đường mà Đảng và Chủ Tịch Hồ Chí Minh
đã lựa chọn đó là độc lập dân tộc và CNXH.
- Rèn luyện kỹ năng, phẩm chất tốt để đóng góp công sức vào công cuộc xây dựng nước nhà, xây dựng CNXH
-Hiểu được và thực hiện đúng các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và
nhà nước Pháp quyền XHCN, tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể trong nhà
trường, hoạt động tình nguyện,… nâng cao ý thức bảo vệ chế độ XHCN.
-Tham gia tích cực vào xây dựng xã hội lành mạnh cả môi trường thực và môi trường ảo.
-Sinh viên phải hiểu biết và bảo vệ chân lý khoa học của chủ nghĩa Mác Lenin và
chủ tịch HCM;giữ gìn bản sắc văn hóa, truyền thống lịch sử, đấu tranh với các
quan điểm sai trái, phê phán những lệch lạc trong nhận thức.
-Thấy thuận lợi và khó khăn của VN khi bước vào thời kì quá độ lên CNXH. Đặc
biệt là quá độ bỏ qua nên sẻ khó khăn hơn, phức tạp và lâu dài hơn và thông qua đó
chúng ta chia sẻ về những cái khó khăn đó đối với Đảng, đối với Nhà nước, đối với
nhân dân và thông qua đó chúng ta : tích cực học tập, đóng góp công sức, trí tuệ
của mình trong công cuộc đi lên xây dựng CNXH ở Việt Nam.