Phân tích quan điểm của triết học MÁC-LÊNIN về con người - bản chất con người và vai trò của con người trong quá trình phòng chống đại dịch covid 19 | Trường Đại học Y Dược , Đại học Quốc gia Hà Nội
Quan điểm về con người trong Triết học.Vai trò của con người (người làm công tác y tế) trong quá trình phòng chống đại dịch covid hiện nay Danh mục tài liệu tham khảo.Quan điểm về con người trong triết học Phật giáo. Quan điểm về con người trong triết học phương Tây thời cổ đại.Quan điểm về con người trong triết học phương Tây thời Trung cổ. Trong triết học thời Phục Hưng, cận đại và hiện đại. Tài liệu giúp bạn tham khảo,ôn tập và đạt kết quả cao.Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác Lê Nin
Trường: Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lO M oARcPSD| 47669111
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Khoa Điều Dưỡng - Kỹ Thuật Y Học BÀI TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA
TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ
CON NGƯỜI – BẢN CHẤT CON
NGƯỜI VÀ VAI TRÒ CỦA CON
NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH
PHÒNG CHỐNG ĐẠI DỊCH COVID
Môn học: Triết học Mác-Lênin
Giảng viên: Nguyễn Thị Vân
Tổ trưởng: Nguyễn Thanh Tùng Tổ 20 - Lớp GMHS22 Khóa: 2022 – 2026
TPHCM, tháng 11 năm 2022 lO M oARcPSD| 47669111 THÀNH VIÊN
1. Nguyễn Minh Tiến – 611228369 – làm bài tiểu luận
2. Huỳnh Bích Tiền – 611228370 – soạn nội dung
3. Đặng Xuân Toàn – 611228371 – thuyết trình
4. Nguyễn Tăng Ngọc Trâm – 611228372 – thuyết trình
5. Đoàn Thị Mỹ Trân – 611228373 – soạn nội dung, làm Powerpoint
6. Nguyễn Thị Huyền Trân – 611228376 – thuyết trình
7. Nguyễn Huyền Trang – 611228377 – soạn nội dung
8. Hồ Minh Trí – 611228378 – soạn nội dung
9. Lê Thị Huyền Trinh – 611228379 – làm Powerpoint
10. Nguyễn Thanh Tuấn – 611228380 – soạn nội dung
11. Nguyễn Dương Tùng – 611228381 – làm Powerpoint
12. Nguyễn Thanh Tùng – 611228382 – làm Powerpoint, trả lời câu hỏi
13. Huỳnh Ánh Tuyết – 611228383 – làm Powerpoint
14. Chung Mỹ Uyên – 611228384 – làm Powerpoint
15. Nguyễn Thị Thảo Uyên – 611228385 – soạn nội dung
16. Hồ Hoàng Vũ – 611228386 – soạn nội dung
17. Lê Anh Vũ – 611228387 – làm Powerpoint
18. Thái Nguyễn Tuấn Vũ – 611228388 – soạn nội dung
19. Lại Phương Thảo Vy – 611228389 – làm Powerpoint
20. Lê Võ Kim Xuân – 611228390 – soạn nội dung
21. Nguyễn Thị Hải Yến - 611228392 – thuyết trình MỤC LỤC
Lời mở đầu
I. Quan điểm về con người trong Triết học 1. Theo phương đông a)
Quan điểm về con người trong triết học Phật giáo 2 lO M oARcPSD| 47669111 b)
Quan điểm về con người trong triết học Nho gia 2. Theo phương tây a)
Quan điểm về con người trong triết học phương Tây thời cổ đại b)
Quan điểm về con người trong triết học phương Tây thời Trung cổ
3. Trong triết học thời Phục Hưng, cận đại và hiện đại:
II. Con người và bản chất con người 1.
Con người là thực thể sinh học – xã hội 2.
Con người khác biệt với con vật ngay từ khi con người bất đầu sản
xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình 3.
Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người 4.
Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử 5.
Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội
III. Ý nghĩa phương pháp luận
IV. Vai trò của con người (người làm công tác y tế) trong
quá trình phòng chống đại dịch covid hiện nay Danh
mục tài liệu tham khảo………….. Lời mở đầu
Có thể nói vấn đề con người là một trong những vấn đề quan trọng
nhất của thế giới từ trước tới nay. Đó là vấn đề mà luôn được các nhà
khoa học, các nhà nghiên cứu phân tích một cách sâu sắc nhất. Không
những thế trong nhiều đề tài khoa học của xã hội xưa và nay thì đề tài
con người là một trung tâm được các nhà nghiên cứu cổ đại đặc biệt chú ý.
Vấn đề con người luôn là chủ đề trung tâm của lịch sử triết học từ
cổ đại đến hiện đại. Triết học Mác - Lênin nhằm giải quyết những nội
dung liên quan đến con người như bản chất con người là gì? Vị trí, vai trò
của con người đối với thế giới như thế nào? Mối quan hệ giữa cá nhân và
xã hội trong đời sống con người ... Tất cả những vấn đề trên, về thực chất
là học thuyết giải phóng con người, hướng tới mục đích vì con người -
chủ thể của lịch sử, xã hội, thể hiện bản chất cách mạng và khoa học của triết học Mác - Lênin. 3 lO M oARcPSD| 47669111 I.
Quan điểm về con người trong Triết học
1. Theo phương đông
a) Quan điểm về con người trong triết học Phật giáo
Phật giáo phủ nhận vai trò của Đấng sáng tạo, phủ nhận cái Tôi của con người.
Trong quá trình tồn tại, con người có trần tục tính và phật tính. Bản
tính con người vốn tự có cái ác và cái thiện. Cuộc đời con người do chính
con người quyết định qua quá trình tạo nghiệp.
Con đường tu nghiệp để trở thành La Hán, Bồ tát hay Phật được coi là đạo làm người.
b) Quan điểm về con người trong triết học Nho gia
Con người và vạn vật được tạo nên từ sự hỗn hợp giữa Trời với
Đất trong khoảng giữa âm - dương và do bẩm thụ tính Trời nên bản tính con người vốn thiện.
Bản chất con người bị quy định bởi Mệnh Trời “Nhân giã kỹ thiên
địa chi đức, âm dương chi giao, quỷ thần chi hội, ngũ hành chi trí khí giã-
Con người là cái đức của Trời Đất, sự giao hợp của âm dương, sự tụ hội
của quỷ thần, cái khí tinh tú của ngũ hành”. 2. Theo phương tây
a) Quan điểm về con người trong triết học phương Tây thời cổ đại
Quan điểm về con người trong triết học duy vật Hy Lạp cổ đại
(Empêđôclơ, Lơxíp, Đêmôcrít v.v).
Quan điểm về con người trong triết học duy tâm Hy Lạp cổ đại (Xôcrát và Platôn v.v).
Quan điểm về con người trong triết học Arítxtốt. 4 lO M oARcPSD| 47669111
b) Quan điểm về con người trong triết học phương Tây thời Trung cổ
Quan điểm về con người của Cơ đốc giáo.
Quan điểm về con người trong triết học Tômát Đacanh.
3. Trong triết học thời Phục Hưng, cận đại và hiện đại
Triết học phương Tây thời nào cũng có tư tưởng duy vật gắn với
thực tiễn xã hội; tuy nhiên, ở bất kỳ thời nào quan điểm duy tâm về con
người vẫn là tư tưởng thống trị.
Đến khi "Thuyết tiến hoá của các loài" của Đácuyn ra đời, các nhà
triết học duy vật mới có căn cứ khoa học để chỉ ra nguồn gốc phi thần
thánh của con người "Không phải Chúa đã tạo ra con người theo hình ảnh
của Chúa mà chính con người đã tạo ra Chúa theo hình ảnh của con người"(Phoiơbắc)
Còn các nhà duy vật thế kỷ XVII-XVIII (Hốpxơ) coi con người khi
sinh ra đã mang sẵn bản chất tự nhiên (tính đồng loại).
Phái nhân bản học sinh vật (Phoiơbắc, Phờrớt v.v) cho con người
là một thực thể tự nhiên, sinh vật; con người sinh vật thuần tuý; con
người nhân bản, tuyệt đối hoá yếu tố sinh vậtcủa con người, quy bản chất
của con người vào tính tự nhiên của nó. Ở Phoiơbắc, bản chất của con
người nằm ở tính tộc loại được thể hiện ra trong tình cảm, đạo đức, tôn giáo và tình yêu.
Đây là quan điểm triết học đã tuyệt đối hoá mặt tự nhiên của con
người, tách con người ra khỏi các hoạt động (thực tiễn) của họ, làm hoà
tan bản chất con người vào bản chất tôn giáo.
Ở thời hiện đại, quan điểm về con người trong triết học phương
Tây hiện đại thể hiện rõ nét qua các quan điểm của phân tâm học, chủ
nghĩa nhân vị, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa phê phán, chủ nghĩa hiện
sinh, chủ nghĩa cấu trúc v.v, trong đó các quan điểm về con người của
chủ nghĩa hiện sinh giữ vai trò chủ yếu. 5 lO M oARcPSD| 47669111
II. Con người và bản chất con người
1. Con người là thực thể sinh học – xã hội
Theo C.Mác, con người là một sinh vật có tính xã hội ở trình độ
phát triển cao nhất của giới tự nhiên và của lịch sử xã hội, là chủ thể của
lịch sử, sáng tạo nên tất cả các thành tựu của văn minh và văn hóa. Về
phương diện sinh học, con người là một thực thể sinh vật, là sản phẩm
của giới tự nhiên, là một động vật xã hội. Chỉ thông qua việc con người
từ loài vượn cổ tiến hóa mà thành cũng đã khẳng định việc con người
không bao giờ thoát khỏi các đặc tính vốn có của con vật là phải “đấu
tranh sinh tồn “ để có thể tồn tại và phát triển
Ví dụ: Con người vẫn có những đặc tính vốn có của loài vật là do con
người bắt đầu tiền hóa từ họ linh trưởng một là một loài động vật. Do đó
con người vẫn có những đặc tính của động vật như tìm kiếm thức ăn, nước uống, nơi ở…
Nhưng không được tuyệt đối hóa điều đó. Không phải đặc tính
sinh học, bản năng sinh học, sự sinh tồn thể xác là cái duy nhất tạo nên
bản chất của con người, mà con người còn là một thực thể xã hội. Khi
xem xét con người, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, không
thể tách rời hai phương diện sinh học và xã hội của con người thành
những phương diện biệt lập, duy nhất, quyết định phương diện kia.
Mặt khác, là một bộ phận của tự nhiên, con người cũng phải tuân
theo các quy luật của tự nhiên, tuân theo các quá trình tự nhiên như cơ
học, vật lý, hóa học, đặc biệt là các quá trình y học, sinh học, tâm sinh lý
khác nhau. Về phương diện sinh thể hay sinh học, con người là một tiểu
vũ trụ có cấu trúc phức tạp, là một hệ thống mở, biển đổi và phát triển
không ngừng. Con người vừa tiếp nhận, thích nghi, hòa nhịp với giới tự
nhiên, nhưng cũng bằng cách đó cải biến giới tự nhiên để thích ứng và
biến đổi chính mình. Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa con người và
các sinh vật khác. Con người còn có thể biến đổi giới tự nhiên và chính bản thân mình
Ví dụ: Con người đã san lấp đồi núi để làm đường xá, làm hầm chui,…
Đắp cát xây đảo nhân tạo. 6 lO M oARcPSD| 47669111
Con người còn là thực thể có các hoạt động xã hội. Hoạt động
quan trọng nhất của con người là lao động sản xuất, nhờ lao động sản
xuất mà con người mới có cơ sở để hình thanh thực thể xã hội.
Trong hoạt động, con người không chỉ có các quan hệ lẫn nhau
trong sản xuất, mà còn có hàng loạt các quan hệ xã hội khác. Tính chất xã
hội xét cho cùng là sự tác động qua lại lẫn nhau giữa những con người.
Từ lao động và mối quan hệ xã hội đã sinh ra ý thức, tư duy, ngôn ngữ.
Chính vì vậy con người tồn tại và phát triển được trong xã hội loài người.
2. Con người khác biệt với con vật ngay từ khi con
người bất đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình
Con người còn là một thực thể xã hội có các hoạt động xã hội.
Hoạt động xã hội quan trọng nhất của con người là lao động sản xuất.
“Người là giống vật duy nhất có thể bằng lao động mà thoát khỏi trạng
thái thuần túy là loài vật”. Nếu loài vượn may mắn chỉ săn bắt hái lượm
trong khi con người lại lao động sản xuất. Chỉ riêng sự khác biệt duy nhất
nhưng có bản ấy cũng khiến ta không thể chuyển các quy luật của xã hội
loài vật sang loài người. Nhờ có lao động sản xuất mà về mặt sinh học
con người có thể trở thành thực thể xã hội, thành chủ thể của “lịch sử có
tính tự nhiên”, có lý tính, có “bản năng xã hội”. Lao động đã góp phần
cải tạo bản năng sinh học của con người, làm cho con người trở thành
con người đúng nghĩa của nó.
Trong hoạt động, con người không chỉ có các quan hệ trong sản
xuất, mà còn có hàng loạt các quan hệ xã hội khác.Những quan hệ đó
ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, thể hiện những tác động qua lại
giữa họ với nhau. Xã hội, xét đến cùng, là sản phẩm của sự tác động qua
lại lẫn nhau giữa những con người. Tính xã hội của con người chỉ có
trong xã hội loài người, con người không thể tách khỏi xã hội và đó cũng
là điểm cơ bản làm cho con người khác với các động vật khác. Hoạt động
của con người không phải chỉ cho chính bản thân họ mà còn là cho chính
xã hội khác hẳn với động vật chỉ phục vụ cho nhu cầu cá nhân của bản thân nó. 7 lO M oARcPSD| 47669111
Hoạt động và giao tiếp của con người đã sinh ra ý thức người. Tư
duy, ý thức của con người chỉ có thể phát triển trong lao động và giao
tiếp xã hội với nhau và cũng nhờ có lao động và giao tiếp xã hội mà ngôn
ngữ xuất hiện và phát triển. Ngôn ngữ và tư duy của con người thể hiện
tập trung và nổi trội tính xã hội của con người, là một trong những biểu
hiện rõ nhất phương diện con người là một thực thể xã hội. Chính vì vậy,
khác với con vật, con người chỉ có thể tồn tại và phát triển trong xã hội loài người.
Ví dụ: Con người sản xuất ra thiết bị di động thông minh để phục vụ mục
đích giao tiếp xã hội toan cầu đã cho thấy sự khác biệt rất lớn của con
người so với động vật.
3. Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người
Quan niệm của Feuerbach đã xem xét con người tách khỏi điều
kiện lịch sử cụ thể và hoạt động thực tiễn của họ, xem xét con người chỉ
như là đối tượng cảm tính, trừu tượng, không có hoạt động thực tiễn
Feuerbach đã không nhìn thấy những quan hệ hiện thực, sống động giữa
người với người trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong sản xuất. Do vậy,
Feuerbach đã tuyệt đối hóa tình yêu giữa người với người. Hơn nữa, đó
cũng không phải là tình yêu hiện thực mà là tình yêu đã được lý tưởng hóa.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin phê phán quan niệm
của Feuerbach đã xem xét con người tách khỏi điều kiện lịch sử cụ thể và
hoạt động thực tiễn của họ, xem xét con người chỉ như là đối tượng cảm
tính, trừu tượng, không có hoạt động thực tiễn. Feuerbach đã không nhìn
thấy những quan hệ hiện thực, sống động giữa người với người trong đời
sống xã hội, đặc biệt là trong sản xuất. Do vậy, Feuerbach đã tuyệt đối
hóa tình yêu giữa người với người. Hơn nữa, đó cũng không phải là tình
yêu hiện thực mà là tình yêu đã được lý tưởng hóa. Phê phán quan niệm
sai lầm của Feuerbach và của các nhà tư tưởng khác về con người, kế
thừa các quan niệm tiến bộ trong lịch sử tư tưởng nhân loại và dựa vào
những thành tựu của khoa học. 8 lO M oARcPSD| 47669111
C.Mác khẳng định con người vừa là sản phẩm của sự phát triển lâu
dài của giới tự nhiên, vừa là sản phẩm của lịch sử xã hội loài người và
của chính bản thân con người.
Con người là chỉnh thể sinh học hoàn chỉnh sau một quá trình tiến
hóa lâu dài, con người biết sử dụng kinh ngiệm từ những người đi trước
để phát triển bản thân và con người cũng là sản phẩm của chính bản thân
mình đã tạo nên. Con người không bị thụ động bởi lịch sử mà con người
còn là chủ thể của lịch sử.
Ví dụ: Dân tộc Việt Nam đã sử dụng cách thức giống nhau để đánh giặt
nhưng vẫn có nhũng chiến lược khác nhau thông qua trận chiến trên sông Bạch Đằng.
4. Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản
phẩm của lịch sử
Con người là sản phẩm của lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội
nhưng đồng thời lại là chủ thể của lịch sử bởi lao động và sáng tạo là
thuộc tính xã hội tối cao của con người.
Con người có ý thực tạo ra lịch sử của riêng mình khác với động
vật không thể quyết định nên lịch sử của nó mà chỉ thụ động đợi sự biến
đổi từ từ của quá trình chọn lọc tự nhiên.
Ví dụ: Nhà phát minh Thomas Edison đã là người chế tạo ra bóng đèn
điện đầu tiên ông đã mở ra một kỷ nguyên đèn điện, từ đó thế giới đã tạo
nên một trang lịch sử ánh sáng. Khác với động vật không thể tự tạo mà
phải nhờ vào giới tự nhiên thông qua quá trình “ đấu tranh sinh tồn” mới
có thể thay đổi lịch sử của cá nhân nó.
Hoạt động đầu tiên dẫn đến sự khác biệt này là sáng tạo ra công cụ
lao động, lao động sản xuất, nhờ thế con người tách khỏi loài vật, tách
khỏi tự nhiên và trở thành chủ thể của xã hội. Chính ở thời điểm đó con
người đã làm ra lịch sử của chính mình
“Sáng tạo ra lịch sử” là bản chất của con người, nhưng con người
không thể tạo ra lịch sử theo ý muốn của mình mà phải dựa vào những 9 lO M oARcPSD| 47669111
điều kiện do quá khứ, do thế hệ trước để lại, trong hoàn cảnh mới. Con
người, một mặt, phải tiếp tục các hoạt động dựa trên các tiền đề, điều
kiện cũ của thế hệ trước để lại; mặt khác, lại phải tiến hành các hoạt động
mới của mình để cải biến những điều kiện cũ. Lịch sử sản xuất ra con
người như thế nào thì tương ứng, con người cũng sáng tạo ra lịch sử như
thế ấy. Từ khi con người tạo ra lịch sử cho đến nay con người luôn là chủ
thể của lịch sử, nhưng cũng luôn là sản phẩm của lịch sử.
5. Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội
Trong sinh hoạt xã hội, khi hoạt động ở những điều kiện lịch
sử nhất định con người có quan hệ với nhau để tồn tại và phát triển.
Các quan hệ xã hội tạo nên bản chất của con người, nhưng không
phải là sự kết hợp giản đơn hoặc là tổng cộng chúng lại với nhau mà là sự
tổng hòa chúng; mỗi quan hệ xã hội có vị trí, vai trò khác nhau, có tác
động qua lại, không tách rời nhau.
Các quan hệ xã hội có nhiều loại: quan hệ quá khứ, quan hệ hiện
tại, quan hệ vật chất, quan hệ tinh thần, quan hệ trực tiếp, quan hệ gián
tiếp, quan hệ tất nhiên hoặc ngẫu nhiên, quan hệ bản chất hoặc hiện
tượng, quan hệ kinh tế, quan hệ phi kinh tế, v.v..
Ví dụ: Sự hợp tác giữa Việt Nam và Liên Hợp Quốc(LHQ) là một ví dụ
điển hình về hợp tác phát triển giữa các nước thành viên LHQ cũng như
về vai trò của LHQ trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm giải quyết
các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa và nhân đạo. Tuy tổng số tiền viện trợ
của LHQ dành cho Việt Nam trong hơn 30 năm qua chỉ hơn 2 tỉ USD
nhưng đã có ý nghĩa hết sức to lớn vì LHQ tập trung hỗ trợ nhiều lĩnh
vực thiết yếu về phát triển kinh tế, xây dựng thể chế, pháp luật, giải quyết
nhiều vấn đề xã hội cấp bách. LHQ cũng đã hỗ trợ Việt Nam trong những
giai đoạn khó khăn nhất sau chiến tranh trong điều kiện bị bao vây, cấm
vận. Sự hợp tác này đã đạt được những kết quả tốt và có tác dụng tích
cực, đáp ứng được yêu cầu của Việt Nam về phát triển kinh tế-xã hội
trong từng giai đoạn. Những kết quả này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
những nỗ lực chung của Việt Nam và LHQ trong việc khắc phục những
mặt còn tồn tại, mở rộng và nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác hai bên, 10 lO M oARcPSD| 47669111
hỗ trợ tích cực cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việt Nam và
góp phần nâng cao vai trò của LHQ trong thời kỳ mới.
Các quan hệ xã hội thay đổi thì ít hoặc nhiều, sớm hoặc muộn, bản
chất con người cũng sẽ thay đổi theo, điều đó cho thấy con người là một động vật xã hội
Tất cả các quan hệ đó đều góp phần hình thành nên bản chất của
con người. Các quan hệ xã hội thay đổi thì ít hoặc nhiều, sớm hoặc muộn,
bản chất con người cũng sẽ thay đổi theo. Trong các quan hệ xã hội cụ
thể, xác định, con người mới có thể bộc lộ được bản chất thực sự của
mình, và cũng trong những quan hệ xã hội đó thì bản chất người của con
người mới được phát triển. Các quan hệ xã hội khi đã hình thành thì có
vai trò chi phối và quyết định các phương diện khác của đời sống con
người khiến cho con người không còn thuần túy là một động vật mà là
một động vật xã hội. Con người “bẩm sinh đã là sinh vật có tính xã hội”.
Khía cạnh thực thể sinh vật là tiền đề trên đó thực thể xã hội tồn tại, phát triển và chi phối. III.
Ý nghĩa phương pháp luận
Để lý giải một cách khoa học những vấn đề về con người thì không
thể chỉ đơn thuần từ phương diện bản tính tự nhiên của nó mà điều căn
bản hơn, có tính quyết định phải là từ phương diện bản tính xã hội của
nó, từ những quan hệ kinh tế - xã hội của nó.
Động lực cơ bản của sự tiến bộ và phát triển của xã hội chính là
năng lực sáng tạo lịch sử của con người.
→ Vì vậy, phát huy năng lực sáng tạo của mỗi con người, vì con người
chính là phát huy nguồn động lực quan trọng thác đẩy sự tiến bộ và phát triển của xã hội.
Sự nghiệp giải phóng con người, nhằm phát huy khả năng sáng tạo
lịch sử của nó phải là hướng vào sự nghiệp giải phóng những quan hệ kinh tế - xã hội. 11 lO M oARcPSD| 47669111
Trên ý nghĩa phương pháp luận đó có thể thấy một trong những giá
trị căn bản nhất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa chính là ở mục tiêu
xóa bỏ triệt để các quan hệ kinh tế - xã hội áp bức và bóc lột, ràng buộc
khả năng sáng tạo lịch sử của con người. Thông qua cuộc cách mạng đó
nó cũng thực hiện sự nghiệp giải phóng toàn nhân loại bằng phương thức
xây dựng mối quan hệ kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ
nghĩa nhầm xác lập và phát triển một xã hội mà tự do, sáng tạo của người
này trở thành điều kiện cho tự do và sáng tạo của người khác. Đó cũng
chính là thực hiện triết lý đạo đức nhân sinh cao đẹp nhất của chủ nghĩa
cộng sản: “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”. IV.
Vai trò của con người (người làm công tác y
tế) trong quá trình phòng chống đại dịch covid hiện nay
Nguồn gốc xuất hiện: khởi nguồn từ tháng 12 năm 2019, tâm dịch
đầu tiên ở thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc.
Nguồn gốc xuất hiện tại Việt Nam: Ngày 23 tháng 1 năm 2020,
trường hợp đầu tiên mắc COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra được
xác nhận tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Trong năm 2020, Việt Nam đã kiểm soát khá tốt dịch bệnh với
tổng số ca tử vong xác nhận cả năm là 35. Tuy nhiên, sang đến cuối
tháng 7 năm 2021, tình hình dịch bệnh đã trở nên trầm trọng hơn với số
ca mắc COVID-19 cùng với số ca tử vong tăng đột biến. Đại dịch
COVID-19 đã lan ra toàn bộ 63 tỉnh, thành tại Việt Nam.
Tính đến ngày 12 tháng 11 năm 2022, Việt Nam đã có 11.508.839
ca nhiễm và 43.166 ca tử vong được công bố chính thức.
Thời điểm dịch bệnh xuất hiện thì nhân viên y tế có vai trò quan
trọng hàng đầu, là phòng tuyến để đảm bảo sức khỏe tinh mạng của người dân.
Vai trò của người lãnh đạo: phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân,
cùng nhau vượt qua khó khăn chiến thắng đại dịch. Bình tĩnh sáng suốt
đưa ra những quyết định một cách nhanh nhất để kiểm soát dịch bệnh, 12 lO M oARcPSD| 47669111
đồng thời giúp đỡ các nhân viên y tế để ổn định tinh thần thể chất, từ đó
có thể kiểm soát tốt dịch bệnh.
Vai trò của y bác sĩ, điều dưỡng viên: tuyên truyền cho mọi người
về chuyên môn nhằm biết mức độ nguy hiểm của dịch bệnh, cách ly
chăm sóc những người nhiễm bệnh một cách hợp lý, tiêu diệt dịch, dập
dịch một cách nhanh chóng và triệt để nhất có thể, cấp cứu cho người
nhiễm bệnh trong tình trạng nguy kịch.
Vai trò của người làm trong lĩnh vực y tế: tham gia nghiêm cứu
vacxin phòng bệnh, làm công tác tuyên truyền rộng rãi qua các phương
tiện internet, sản xuất nhanh chống các vật dụng y tế cần thiết, quản lý
thiết bị phòng bệnh để phân chia bệnh nhân hợp lý, túc trực tổng đài
đường dây nông để tiếp nhận những ca bệnh nặng kịp thời, tập huấn cho
người lái xe cứu thương để thực hiện công tác cấp cứu cần thiết.
Liên hệ quan điểm của Triết học Mác-Lênin về con người-bản chất con người:
- Con người khác với con vật: con người không ngừng lao động: +
Chế tạo ra được các loại vaccine covid 19 để giúp con người có
được kháng thế chống lại đại dịch covid 19.
+ Tìm những biện pháp, cách chữa trị tốt nhất về dịch bệnh
covid 19 để tránh người bệnh mất mạng.
- Trong xã hội, con người luôn có mối liên hệ với nhau để tồn tại và phát triển:
+ Khi 1 người mắc phải dịch bệnh covid 19 thì người đó sẽ cách
li mình với những người trong gia đình và xã hội để tránh tình trạng lây lang.
+ Con người luôn yêu thương , quan tâm, chăm sóc khi thấy
người thân, hàng xóm mình bị bệnh covid 19: họ gửi đồ ăn, nấu đồ
xong, gửi những lời động viên, an ủi đến người bệnh,… 13 lO M oARcPSD| 47669111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Triết học Mác-Lênin (Dành cho bậc đại học hệ
khôngchuyên lý luận chính trị), Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB
Chính trị quốc gia sự thật (Hà Nội – 2021).
2. (2022, 11 14). Retrieved from CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG: https://haiphong.gov.vn/tin-tuc-
sukien/3-tran-thuy-chien-lam-nen-nhung-trang-su-hao-hung-
trenBach-Dang-Giang-55795.html
3. (2022, 11 14). Retrieved from Wikipedia:
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i_d
%E1%BB%8Bch_COVID-19_t%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB %87t_Nam
4. (2022, 11 14). Retrieved from LUẬT MINH KHUÊ:
https://luatminhkhue.vn/ban-luan-mot-so-quan-diem-triet-hoc- vecon-nguoi.aspx 14 lO M oARcPSD| 47669111 15