-
Thông tin
-
Quiz
Phân tích sự cần thiết khách quan của đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nên kinh tế Việt Nam hiện nay? môn Luật kinh tế 1 | Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đầu tư trựctiếp nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA) trở thành những nguồn lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. FDI không chỉ mang lại nguồn vốn đầu tư lớn, công nghệ tiên tiến, và cơ hội việc làm, mà còn giúp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và đẩy mạnh quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Luật kinh tế 1 51 tài liệu
Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội 1.2 K tài liệu
Phân tích sự cần thiết khách quan của đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nên kinh tế Việt Nam hiện nay? môn Luật kinh tế 1 | Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đầu tư trựctiếp nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA) trở thành những nguồn lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. FDI không chỉ mang lại nguồn vốn đầu tư lớn, công nghệ tiên tiến, và cơ hội việc làm, mà còn giúp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và đẩy mạnh quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Luật kinh tế 1 51 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội 1.2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:







Tài liệu khác của Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47708777 lOMoAR cPSD| Mục lục Mở đầu Nội dung
I. Phân tích sự cần thiết khách quan của đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của
đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nên kinh tế Việt Nam hiện nay?
1. Sự cần thiết khách quan của đầu tư trực tiếp nước ngoài a. Khái niệm
b. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
c. Đặc điểm và vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài
2. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay
a. Những tác động tích cực đối với nền kinh tế
b. Những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế
II. Nêu rõ khái niệm và đặc điểm của viện trợ phát triển chính thức (ODA)? Nêu rõ
vai trò của viện trợ phát triển chính thức ODA đối với nền kinh tế Việt Nam.
1. Khái quát chung về viện trợ phát triển chính thức ODA a. Khái niệm b. Phân loại ODA
c. Vai trò và tác dụng của ODA
2. Vai trò của viện trợ phát triển chính thức ODA đối với nền kinh tế Việt Nam Kết luận Tài liệu tham khảo Mở đầu
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài (
FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA) trở thành những nguồn lực quan trọng thúc đẩy sự
phát triển của nền kinh tế Việt Nam. FDI không chỉ mang lại nguồn vốn đầu tư lớn, công nghệ
tiên tiến, và cơ hội việc làm, mà còn giúp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và đẩy mạnh
quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, ODA với tính chất ưu đãi, hỗ trợ phát
triển cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và cải thiện môi trường kinh doanh đã và đang đóng góp tích
cực vào sự phát triển bền vững của đất nước
Nhằm hiểu rõ hơn về vai trò của FDI và ODA, bài viết này sẽ tập trung phân tích sự cần
thiết khách quan của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay, từ đó
làm rõ những tác động tích cực và tiêu cực của FDI. Đồng thời, bài viết cũng sẽ nêu bật khái lOMoAR cPSD| 47708777
niệm, đặc điểm và vai trò quan trọng của ODA đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam,
nhằm đưa ra cái nhìn toàn diện về các yếu tố đóng vai trò nền tảng trong quá trình tăng trưởng và
hội nhập của Việt Nam. Nội dung
I. Phân tích sự cần thiết khách quan của đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của đầu
tư trực tiếp nước ngoài đối với nên kinh tế Việt Nam hiện nay?
1. Sự cần thiết khách quan của đầu tư trực tiếp nước ngoài a. Khái niệm
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư quốc tế, trong đó nhà đầu
tư sẽ bỏ ra một phần vốn đủ lớn để đầu tư cho một sự án ở nước khác, với mục tiêu tham
gia quản lí hoặc kiểm soát dự án đó. Là một hoạt động mang tính lâu dài để lấy được
những lợi ích kiểm soát lâu dài của nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp mẹ.
b. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài -
Thành lập tổ chức kinh tế với 100% vốn đầu tư nước ngoài: là
hình thức đầu tư truyền thống và phổ biến của FDI. Trong hình thức này,
các nhà đầu tư mới thông qua áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và kinh
nghiệm quản lý để mang đến hiệu quả cao nhất -
Thành lập tổ chức liên doanh nhà đầu tư trong nước và nước
ngoài: hình thức này được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới nói chung và
Việt Nam nối riêng, nhất là giai đoạn đầu để thu hút FDI. Tổ chức liên
doanh được thành lập trên đất sở tại, dựa trên hợp đồng liên doanh ký giữa các bên để đầu tư -
Đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC): là hình thức
đầu tư giữa các nhà đầu tư để hợp tác kinh doanh nhằm chia lợi nhuận, phân
chia sản phẩm dịch vụ nhưng không thành lập pháp nhân -
Đầu tư theo hợp đồng BOT, BTC, BT: BOT là hình thức đầu
tư dựa trên hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thầm quyền với
nhà đầu tư để xây dựng công trình hạ tầng trong thời gian nhất định. Sau khi
kết thúc thời hạn, nhà đầu tư sẽ chuyển giao không bồi hoàn công trình đó
cho nước sở tại. Còn BT và BTC là các hình thức phát sinh của BOT mà
trong đó quy trình khai thác, đầu tư, chuyển giao có sự đảo lộn về trật tự. -
Đầu tư theo hình thức mua cổ phần hoặc sáp nhập mua lại
doanh nghiệp: là kênh đầu tư từ nước ngoài theo hình thức gián tiếp, mà
trong đó các nhà đầu tư được phép mua cổ phần, mua lại các doanh nghiệp
của nước sở tại. Đầu tư theo hình thức này được các nhà đầu tư nước ngoài vô cùng ưa chuộng. c. Đặc điểm, vai trò - Đặc điểm
• Chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. FDI sẽ phải
đóng góp một số vốn tối thiểu lOMoAR cPSD| 47708777
• Chủ đầu tư là người quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và
tự chịu trách nhiệm về lãi, lỗ. Hình thức đầu tư này có hiệu quả kinh tế cao và khá khả thi,
không bị ràng buộc về chính trị. Thu nhập của chủ đầu tư phụ thuộc vào lợi nhuận kinh
doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn. Như vậy, nó mang tính chất thu nhập dựa trên kinh
doanh chứ không phải lợi tức.
• Đầu tư từ nước ngoài thường kèm theo chuyển giao công nghệ kỹ thuật cho
nước sở tại, thông qua việc đưa bằng phát minh, thiết bị, máy móc, bằng sáng chế, bí
quyết kỹ thuật… để thực hiện dự án - Vai trò
• Phát triển nền kinh tế: FDI không chỉ tăng nguồn vốn cải thiện công nghệ
mà còn tạo việc làm và thúc đẩy xuất khẩu. Từ đó, đóng góp vào quá trình phát triển nền
kinh tế của một quốc gia.
• Tạo điều kiện giao lưu: Nhiều lĩnh vực kinh tế hiện nay yêu cầu sự hiện
diện của nhà sản xuất quốc tế để đảm bảo được mục tiêu. Việc xuất hiện các FDI sẽ giải
quyết được vấn đề này.
• Tạo công ăn việc làm: Các doanh nghiệp FDI thường có quy mô lớn và nhu
cầu về nhân lực cao. Từ đó, giải quyết vấn nạn thất nghiệp tại quốc gia nhận đầu tư.
• Tạo nguồn thuế trực tiếp: FDI phải trả thuế cho chính phủ, đây chính là
nguồn thuế trực tiếp của nước sở tại.
• Phát triển nguồn nhân lực: Nước sở tại tiếp nhận công nghệ hiện đại,
phương pháp quản lý tiên tiến từ nhà đầu tư sẽ cải thiện năng lực sản xuất và cạnh tranh
hiệu quả. Ngoài ra còn nâng cao tay nghề và phát triển nguồn nhân lực.
• Chuyển giao tài nguyên: Các doanh nghiệp FDI có thể chuyển giao công
nghệ, kỹ thuật, quy trình sản xuất cho các nước sở tại., từ đó tạo ra năng lực cạnh tranh,
các sản phẩm, dịch vụ có giá trị cao hơn.
• Gia tăng thu nhập của một quốc gia: Cụ thể là các nước thu hút đầu tư,
thông qua việc tăng cơ hội việc làm, tăng mức lương, tăng thu nhập.
d. Sự cần thiết khách quan của đầu tư trực tiếp nước ngoài
• Nguồn vốn và công nghệ: FDI cung cấp một nguồn vốn lớn, giúp tài trợ
cho các dự án đầu tư quy mô lớn, đặc biệt là trong các lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư lớn
như cơ sở hạ tầng, công nghiệp nặng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI thường mang
đến những công nghệ hiện đại, quản lý tiên tiến, góp phần nâng cao năng suất và chất
lượng sản phẩm của nền kinh tế.
• Tạo việc làm: FDI tạo ra nhiều việc làm trực tiếp và gián tiếp, góp phần
giảm tỷ lệ thất nghiệp và nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt là ở các khu vực
nông thôn và thành thị nhỏ.
• Thúc đẩy xuất khẩu: Các doanh nghiệp FDI thường có mạng lưới phân phối
rộng khắp thế giới, giúp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam, tăng kim
ngạch xuất khẩu và đóng góp vào cán cân thương mại. lOMoAR cPSD| 47708777
• Nâng cao năng lực cạnh tranh: FDI giúp các doanh nghiệp trong nước nâng
cao năng lực cạnh tranh thông qua việc hợp tác, chuyển giao công nghệ và quản lý.
• Phát triển hạ tầng: Các dự án FDI thường đi kèm với việc đầu tư vào hạ
tầng như đường xá, cảng biển, sân bay, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh và thu hút thêm đầu tư.
• Tích hợp vào nền kinh tế thế giới: FDI giúp Việt Nam tích hợp sâu sắc hơn
vào nền kinh tế thế giới, tăng cường vị thế trên thị trường quốc tế.
2. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nên kinh tế Việt Nam hiện nay
a. Những tác động tích cực đối với nên kinh tế -
FDI bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, góp
phần làm tăng thu ngân sách quốc gia và tăng nguồn hàng xuất khẩu. Vốn
FDI là dòng vốn đầu tư nước ngoài được đầu tư vào trong nước, bổ sung
thêm vào nguồn vốn đầu tư xã hội. Ở Việt Nam, phần lớn doanh nghiệp FDI
sản xuất và gia công hàng xuất khẩu, chiếm trên 70% sản lượng hàng năm. -
FDI chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nước đầu tư sang
nước tiếp nhận đầu tư, thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa đất nước, tăng năng
suất lao động xã hội. Phần lớn các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam
đều áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại của thế giới. Điều đó tạo
ra cơ hội cho Việt Nam tiếp cận, học tập và tác động lan tỏa công nghệ, góp
phần nâng cao trình độ công nghệ cho các doanh nghiệp trong nước thông
qua chuyển giao công nghệ và chuyển giao kỹ năng quản lý cho người Việt Nam -
FDI là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực ở nước nhận đầu tư. FDI góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế công-nông nghiệp theo hướng hiện đại, đặc biệt
đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, nâng cao giá trị hàng nông sản xuất khẩu. -
FDI giúp nước nhận đầu tư phát triển nguồn nhân lực, tạo
việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Khu vực FDI góp phần không
nhỏ trong việc tạo việc làm cho người lao động. Theo Tổng cục Thống kê
Việt Nam, kết quả Điều tra Lao động – Việc làm quý I/2019, khu vực doanh
nghiệp FDI tạo công ăn việc làm cho 3,8 triệu người lao, chiếm trên 15%
trong tổng lao động làm công ăn lương ở Việt Nam. Bên cạnh tạo việc làm
trực tiếp, khu vực FDI cũng gián tiếp tạo việc làm cho rất nhiều lao động
trong các ngành công nghiệp phụ trợ hay các doanh nghiệp khác nằm trong
chuỗi cung ứng hàng hoá cho các doanh nghiệp FDI.
b. Những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế -
Từ khi tiếp nhận FDI, đất nước phải đối mặt với nhiều phức
tạp trong môi trường mới về chính trị-kinh tế-xã hội, xung đột lợi ích, hay
đơn thuần là những tranh chấp nội bộ, mâu thuẫn về những khác biệt trong
tư duy truyền thống của dân tộc và tư duy mới du nhập từ nước ngoài. lOMoAR cPSD| 47708777 -
Trong quá trình thu hút FDI, các chính sách trong nước có thể
bị thay đổi bởi vì khi đưa ra yêu cầu đầu tư, các nhà đầu tư FDI thường có
các biện pháp vận động Nhà nước theo hướng có lợi cho mình. -
Mục đích của các nhà đầu tư FDI là vì lợi ích trước mắt, ít
chú trọng đến lợi ích lâu dài, vì vậy, nếu không quy hoạch sử dụng tài
nguyên một cách hợp lý thì dễ dẫn đến tình trạng tài nguyên bị khai thác cạn
kiệt, gây ô nhiễm môi trường. Những tác động tiêu cực tiêu biểu bao gồm
suy thoái nguồn nước, suy thoái và xói mòn đất, gia tăng phát thải khí nhà
kính và ô nhiễm không khí, đồng thời gây áp lực lên đa dạng sinh học. -
Mục đích của các nhà đầu tư FDI là tìm kiếm lợi nhuận, càng
cao càng tốt, vì vậy, nếu không quản lý hoạt động FDI một cách chặt chẽ
theo thông lệ quốc tế thì dễ dẫn đến tình trạng FDI thao túng, trốn thuế,
chuyển giá, lũng đoạn thị trường trong nước và gây thất thoát nguồn thu nhập của quốc gia.
II. Nêu rõ khái niệm và đặc điểm của viện trợ phát triển chính thức (ODA)? Nêu rõ vai
trò của viện trợ phát triển chính thức ODA đối với nền kinh tế Việt Nam.
1. Khái quát chung về viện trợ phát triển chính thức (ODA) a. Khái niệm
ODA là một phần của tài chính phát triển chính thức (ODF - Official
Development Finance), trong đó có cho vay ưu đãi cộng với yếu tố viện trợ không hoàn
lại và phải chiếm ít nhất 25% trong tổng viện trợ
Theo OECD thì ODA là nguồn vốn hỗ trợ chính thức từ bên ngoài bao gồm các
khoản viện trợ và cho vay với các điều kiện ưu đãi: ODA được hiểu là nguồn vốn dành
cho các nước đang và kém phát triển, được các cơ quan chính thức của các chính phủ
trung ương và địa phương hoặc các cơ quan thừa hành của chính phủ, các tổ chức liên
chính phủ, các tổ chức phi chính phủ tài trợ. b. Phân loại ODA -
Theo tính chất tài trợ: ODA không hoàn lại, ODA có hoàn lại, ODA hỗn hợp -
Theo điều kiện: ODA không ràng buộc nước nhận, ODA ràng
buộc nước nhận, ODA có ràng buộc một phần -
Theo mục đích: Các loại vốn ODA nêu trên có thể thực hiện
dưới nhiều hình thức dự án hoặc hình thức phi dự án với các mục tiêu khác nhau, trong đó:
• Hỗ trợ dự án là hình thức chủ yếu của ODA để thực hiện các
dự án cụ thể. Nó có thể là hỗ trợ cơ bản hoặc hỗ trợ kĩ thuật, có thể là viện
trợ không hoàn lại hoặc cho vay ưu đãi.
• Hỗ trợ phi dự án có thể là hỗ trợ cán cân thanh toán, hỗ trợ trả nợ hoặc viện trợ chương trình.
• Hỗ trợ cán cân thanh toán thường là hỗ trợ tài chính trực tiếp (chuyển giao lOMoAR cPSD| 47708777
tiền tệ) hoặc hỗ trợ hàng hóa, hỗ trợ qua nhập khẩu (ngoại tệ hoặc hàng hóa được chuyển
qua hình thức này có thể được sử dụng để hỗ trợ ngân sách).
• Hỗ trợ trả nợ: giúp thanh toán các khoản nợ quốc tế đến hạn.
• Viện trợ chương trình: là khoản ODA dành cho mục đích tổng quát với thời
gian nhất định mà không yêu cầu phải xác định ngay một cách cụ thể, chi tiết nó sẽ được sử dụng như thế nào.
c. Vai trò và tác dụng của ODA -
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: ODA cung cấp vốn và công
nghệ để đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng, sản xuất, dịch vụ, góp phần thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế. -
Giảm nghèo đói: ODA hỗ trợ các chương trình giảm nghèo,
cải thiện đời sống của người dân, đặc biệt là ở các vùng nông thôn và vùng sâu, vùng xa. -
Phát triển nguồn nhân lực: ODA tài trợ cho các chương trình
đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ, công nhân viên, góp phần nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực. -
Cải thiện môi trường kinh doanh: ODA
hỗ trợ cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và phát triển doanh nghiệp. -
Xây dựng thể chế: ODA hỗ trợ xây dựng và hoàn thiện thể
chế, nâng cao năng lực quản lý nhà nước.
2. Vai trò của viện trợ chính thức ODA đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay -
Hỗ trợ đầu tư vào cơ sở hạ tầng:
• Xây dựng các công trình lớn: ODA đã tài trợ cho nhiều dự án xây dựng cơ
sở hạ tầng quan trọng như đường giao thông, cầu cảng, sân bay, thủy điện, hệ thống cấp
nước, góp phần cải thiện kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
• Nâng cấp hệ thống giao thông: Các dự án đường cao tốc, đường sắt, cảng
biển được đầu tư bằng vốn ODA đã góp phần kết nối các vùng miền, thúc đẩy giao
thương và phát triển kinh tế. -
Phát triển nguồn nhân lực:
• Đào tạo cán bộ: ODA đã tài trợ cho nhiều chương trình đào tạo, nâng cao
năng lực cho cán bộ, công nhân viên, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
• Chuyển giao công nghệ: Các dự án ODA thường đi kèm với việc chuyển
giao công nghệ hiện đại, giúp nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. -
Hỗ trợ phát triển các ngành kinh tế:
• Nông nghiệp: ODA đã hỗ trợ phát triển nông nghiệp thông qua việc cung
cấp giống mới, máy móc thiết bị, đào tạo kỹ thuật, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.
• Công nghiệp: ODA đã hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp chế biến,
chế tạo, góp phần đa dạng hóa cơ cấu kinh tế. lOMoAR cPSD| 47708777
• Dịch vụ: ODA đã hỗ trợ phát triển các ngành dịch vụ như du lịch, tài chính, ngân hàng. -
Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững:
• Đầu tư vào các dự án năng lượng sạch: ODA đã hỗ trợ phát triển các nguồn
năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, góp phần bảo vệ môi trường và giảm
thiểu biến đổi khí hậu.
• Xử lý ô nhiễm môi trường: ODA đã tài trợ cho các dự án xử lý nước thải,
rác thải, góp phần bảo vệ môi trường. -
Xây dựng thể chế và cải cách hành chính:
• Hỗ trợ xây dựng pháp luật: ODA đã hỗ trợ Việt Nam xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi.
• Cải cách hành chính: ODA đã hỗ trợ cải cách hành chính, nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước. Kết luận
FDI và ODA đã khẳng định vai trò không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của Việt Nam. FDI mang lại nguồn vốn, công nghệ, và kinh nghiệm quản lý tiên tiến từ nước
ngoài, giúp Việt Nam không chỉ phát triển kinh tế mà còn tạo cơ hội việc làm và nâng cao năng
lực cạnh tranh. Tuy nhiên, để phát huy tối đa lợi ích từ FDI, cần có sự quản lý chặt chẽ và chiến
lược lâu dài, tránh các tác động tiêu cực như ô nhiễm môi trường hay lũng đoạn thị trường.
Mặt khác, ODA tiếp tục là nguồn lực quan trọng trong việc xây dựng hạ tầng cơ sở, phát triển
nguồn nhân lực, và cải thiện thể chế quản lý. Các dự án ODA đã và đang hỗ trợ đáng kể cho quá
trình phát triển bền vững của Việt Nam, giúp giảm nghèo và bảo vệ môi trường. Cả FDI và ODA
đều là động lực mạnh mẽ để thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn với kinh tế thế
giới, đồng thời xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài. Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình kinh tế đối ngoại
2. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ 3. Luật Việt Nam