Phân tích sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Ý nghĩa đối với Việt Nam 2 - Môn chủ nghĩa xã hội khoa học| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------***-------
BÀI TẬP LỚN MÔN:
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
Phân tích sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Ý nghĩa đối với Việt Nam.
Họ và tên SV: Phan Quỳnh Anh
Lớp tín chỉ: Marketing CLC 63C_AEP (221)_23
Mã SV: 11219657
GVHD: TS NGUYỄN VĂN HẬU
....................................................................................
HÀ NỘI, NĂM 2022
-
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................2
NỘI DUNG.......................................................................................................4
I. Khái niệm giai cấp công nhân...............................................................4
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin..............................................4
2. Định nghĩa giai cấp công nhân...........................................................6
II. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân............................6
1. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân............................................7
2. Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân...................................................................................................8
3. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay.....9
III. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam.........10
1. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam..........................10
2. Thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam.........................................11
3. Những phương hướng, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt
Nam...........................................................................................................12
KẾT LUẬN.....................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................15
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời đại xã hội nào, những người lao động sản xuất trong các ngành sản
xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp hay nhũng người công nhân đềuvai
trò sáng tạo chân chính ra lịch sử và là những người giữ vai trò quyết định sáng
tạo công cụ sản xuất, giá trị thặng chính trị hội. Chủ nghĩa hội
khoa học là một trong ba bộ phận của chủ nghĩa Mac-Lênin đã nghiên cứu một
cách toàn diện về các quy luật chính trị hội của quá trình phát sinh, hình
thành phát triển của các hình thái kinh tế hội cộng sản chủ nghĩa. Trong
đó, chủ nghĩa hội khoa học tâp trung nghiên cứu những nguyên tắc bản,
những điều kiện, con đường, hình thức, phương pháp đấu tranh của giai cấp
công nhân để chuyển biến từ chủ nghĩa bản sang chủ nghĩa hội. Từ vai
trò to lớn của giai cấp công nhân, việc khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận lẫn thực tiễn.
Trước sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội Liên Đông Âu,
nhiều người đã bộc lộ sự dao động hoài nghi về sứ mệnh lịch sử của giai
câp công nhân. Bọn hội xét lại các thế lực chống cộng sở mới để
phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng sản và chủ nghĩa xã hội.
Trong giai đoạn mới hiện nay, công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang
diễn ra trên toàn thế giới, chủ nghĩa hội đang trong thời kỳ thoái trào, thời
đại ngày nay vẫn đangthời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa
hội trên phạm vi toàn thế giới còn đang có nhiều biến động, tiêu cực thì vấn đề
làm sáng tỏ smệnh lịch sử của giai cấp công nhân được đặt ra trở nên bức
thiết hơn bao giờ hết, trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn.
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân một phạm trù bản nhất của chủ
nghĩa hội khoa học, do đó đã được C. Mác Ph. Ăngghen Lênin
nghiên cứu phát triển hết sức hoàn thiện trong quá trình phát triển của lịch
2
sử thế giới. Đối với nước ta, vấn đề này đươc. Đảng ta rất chú trọng. Vì thế, s
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không chỉ thể hiện trong các văn kiên
đại hội đại biểu toàn quốc, đây còn một trong những đề tài nghiên cứu
khoa học của nhiều nhà luận, nhà nghiên cứu lịch sử, của nhiều thế hệ
công nhân, sinh viên.
Sự tác động của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không chỉ ảnh hưởng
tới sự chuyển biến của lịch sử thế giới làm thay đổi từ hình thái kinh tế hội
này sang hình thái kinh tếhội khác, thay đổi từ chế độ kinh tế này sang chế
độ kinh tế khác …mà còn làm thay đổi tình hình kinh tế chính trị hội trên
toàn thế giới, tác động tới quá trình sản xuất cụ thể, tới bộ mặt phát triển
của thế giới.
3
NỘI DUNG
I. Khái niệm giai cấp công nhân
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin
Để hiểu rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, trước hết cần làm rõ khái
niệm giai cấp công nhân. Chính C. Mác Ph. Ăngghen đã chỉ rõ: “Vấn đề
chỗ giai cấp sản thực ra gì, phù hợp với sự tồn tại ấy của bản
thân nó, giai cấp vô sản buộc phải làm gì về mặt lịch sử”.
Khi sử dụng khái niệm giai cấp công nhân, C. Mác Ph. Ăngghen đã dùng
một số thuật ngữ khác nhau để biểu đạt khái niệm đó, như: giai cấp sản,
giai cấp sản hiện đại, giai cấp công nhân hiện đại, giai cấp công nhân đại
công nghiệp…
Mặc vậy, về cơ bản những thuật ngữ này trước hết đều biểu thị một khái
niệm thống nhất, đó chỉ giai cấp công nhân hiện đại, con đẻ của nền sản
xuất đại công nghiệp bản chủ nghĩa, giai cấp đại biểu cho lực lượng sản
xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất hiện đại.
Trong phạm vi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là
giai cấp có hai đặc trưng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, về phương thức lao động của giai cấp công nhân, giai cấp công
nhân những tập đoàn người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành
những công cụ sản xuất tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại, ngày
càng trình độ hội hóa cao. C. Mác Ph. Ăngghen đã nêu: “Các giai
cấp khác đều suy tàn tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công
nghiệp, còn giai cấp sản lại sản phẩm của bản thân nền đại công
nghiệp”; “Công nhân cũng một phát minh của thời đại mới, giống như
máy móc vậy… Công nhân Anh đứa con đầu lòng của nền công nghiệp
hiện đại”.
Thứ hai, về địa vị của giai cấp công nhân trong hệ thống quan hệ sản xuất
bản chủ nghĩa, trong hệ thống quan hệ sản xuất của xã hội bản chủ nghĩa,
người công nhân không liệu sản xuất, họ buộc phải bán sức lao động
4
cho nhà tư bản để kiếm sống và bị nhà tư bản bóc lột sức lao động. C.Mác và
Ph. Ăngghen đặc biệt chú ý phân tích đặc trưng này, vì chính nó là đặc trưng
khiến cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp vô sản, giai cấp lao động làm
thuê cho giai cấp tư sản và trở thành lực lượng đối kháng với giai cấp tư sản.
Ngày nay, với sự phát triển của chủ nghĩa bản, bộ mặt của giai cấp công
nhân hiện đại nhiều thay đổi khác trước. Cơ cấu ngành nghề của giai cấp
công nhân đã những thay đổi to lớn: bên cạnh công nhân của nền công
nghiệp cơ khí đã xuất hiện công nhân của nền công nghiệp tự động hoá, với
việc áp dụng phổ biến công nghệ thông tin vào sản xuất. Song, cho trình
độ kỹ thuật thay đổi như thế nào đi nữa thì xét theo tiêu chí kinh tế
hội, giai cấp công nhân vẫn tồn tại như là một giai cấp đặc thù.
Căn cứ hai thuộc tính cơ bản của giai cấp công nhân như đã trình bày ở trên,
chúng ta có thể coi những người lao động trong các ngành sản xuất công
nghiệp, dịch vụ công nghiệp công nhân. Còn những người làm công ăn
lương phục vụ trong các ngành khác như y tế, giáo dục, văn hoá, dịch vụ
(không liên quan trực tiếp đến sản xuất công nghiệp) những người lao
động nói chung, đang được thu hút vào tổ chức công đoàn nghề nghiệp,
nhưng không phải là công nhân.
Sau khi cách mạng vô sản thành công, giai cấp công nhân trở thành giai cấp
cầm quyền, không còn địa vị giai cấp bị bóc lột nữa, đã trở thành
giai cấp thống trị, giai cấp lãnh đạo cuộc đấu tranh cải tạo hội cũ, xây
dựng xã hội mới, đại biểu cho toàn thể nhân dân lao động, làm chủ những tư
liệu sản xuất bản đã được công hữu hoá. Trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa hội, giai cấp công nhân đặc trưng chủ yếu nhất bằng thuộc tính
thứ nhất; còn về thuộc tính thứ hai nếu xét toàn bộ giai cấp, thì giai cấp công
nhân đã người làm chủ, nhưng trong điều kiện tồn tại nhiều thành phần
kinh tế, thì còn một bộ phận công nhân làm thuê trong các doanh nghiệp
tư nhân. Những người này về danh nghĩa tham gia làm chủ cùng toàn bộ giai
cấp công nhân nhânn lao động, nhưng xét về mặt nhân, họ vẫn
5
những người làm công, ăn lương với những mức độ nhất định, họ vẫn bị
những chủ sở hữu tư nhân bóc lột về giá trị thặng dư.
2. Định nghĩa giai cấp công nhân
“Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển
cùng với quá trình hình thành và phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với
nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất tính chất hội hoá ngày càng
cao; lực lượng sản xuất bản tiên tiến, trực tiếp tham gia vào quá trình
sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ hội; là lực
lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa
xã hội.”
Tại các nước tư bản, giai cấp công nhân là những người không có hoặc về cơ
bản không liệu sản xuất, làm thuê cho giai cấp sản bị bóc lột giá
trị thặng dư. Còn các nước hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân người
đã cùng nhân dân lao động làm chủ những liệu sản xuất chủ yếu, giai
cấp lãnh đạo xã hội trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa.
II. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
1. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất, giai cấp công nhân – con đẻ của
nền sản xuất công nghiệp hiện đại, đại diện cho phương thức sản xuất tiên
tiến, lợi ích trực tiếp đối kháng với lợi ích của giai cấp sản thống
nhất với lợi ích lâu dài của các tầng lớp nhân dân lao động khác, hệ
tưởng là chủ nghĩa Mác – Lênin, có đảng tiên phong của mình là Đảng Cộng
sản, có tinh thần Cách mạng triệt để, có tính tổ chức kỷ luật cao – điều kiện
sản xuất tập trung và trình độ kỹ thuật ngày càng hiện đại, cơ cấu tổ chức sản
xuất chặt chẽ đã tôi luyện cho giai cấp công nhân hiện đại tính tổ chức và kỷ
luật cao; là giai cấp có bản chất quốc tế.
Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân: Trong sự chuyển biến từ
hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa lên hình thái kinh tế xã hội cộng sản
6
chủ nghĩa, giai cấp công nhân giai cấp trung tâm, nhiệm vụ phải thoả
mãn các điều kiện: giai cấp đại diện cho một phương thức sản xuất tiên
tiến; giai cấp hệ tưởng độc lập; giai cấp này phải tiến hành thuyết
phục tập hợp tổ chức quần chúng làm cách mạng. hai nhiệm vụ quan
trọng nhất đó là: tiến hành xoá bỏ chế độ cũ, xây dựng hình thái kinh tế
hội mới tiến bộ hơn.
Thực chất nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đó là:
Trong lĩnh vực kinh tế: giai cấp công nhân tiến hành xoá bỏ chế độ tư hữu
nhân về liệu sản xuất, xây dưng chế độ công hữu liệu sản xuất, nâng
cao năng xuất lao động thoả mãn từng bước nhu cầu phát triển của nhân dân.
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong lĩnh vực này chỉ mục tiêu
cuối cùng của giai cấp công nhân, thoả mãn nhu cầu ngày càng đầy đủ hơn:
làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu.
Trong lĩnh vực chính trị: giai cấp công nhân phải trở thành giai cấp thống trị
hội. Đó phải đập tan chính quyền sản; xây dựng chính quyền nhà
nước (nền chuyên chính vô sản): thực chất là để đảm bảo quyền lực chính trị
thuộc về nhân dân giữ vai trò quan trọng là công cụ quan trọng xây dựng
hội mới, là kiểu nhà nước: nhà nước nửa nhà nước và nhà nước tự tiêu vong.
Trong lĩnh vực xã hội: đó phải xoá bỏ giai cấp bóc lột; phải tiến hành xoá
bỏ giai cấp nói chung, tạo ra sự bình đẳng trong quan hệ người với người.
đây xoá bỏ giai cấp bóc lột với cách giai cấp chứ không xáo bỏ các
nhân vì họ có thể là những cá nhân có ích cho xã hội mới.
Nói một cách khái quát, nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
xoá bỏ chế độ bản chủ nghĩa, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, giải
phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi mọi
sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng hội cộng sản chủ nghĩa
văn minh.
Ph. Ăngghen viết: “Thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy, đó sứ
mệnh lịch sử của giai cấp sản hiện đại”. V.I. Lênin cũng chỉ rõ: “Điểm
7
chủ yếu trong học thuyết của Mác là chỗ nó làm sáng rõ vai trò lịch sử thế
giới của giai cấp vô sản là người xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa”.
nước ta, giai cấp công nhân trước hết phải làm cuộc cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân. Sứ mệnh lịch scủa giai cấp công nhân phải lãnh đạo
cuộc cách mạng đó thông qua đội tiên phong của mình Đảng Cộng sản
Việt Nam, đấu tranh giành chính quyền, thiết lập nền chuyên chính dân chủ
nhân dân. Trong giai đoạn cách mạng hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân
từng bước lãnh đạo nhân dân lao động xây dựng thành công chủ nghĩa
hội, không người bóc lột người, giải phóng nhân dân lao động khỏi mọi
sự áp bức, bóc lột, bất công.
2. Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân
Luận thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đã được C. Mác
Ph. Ăng ghen trình bày sâu sắc trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Trong
tác phẩm này, các ông đã chỉ rõ điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân.
Do địa vị kinh tế -hội khách quan, giai cấp công nhân giai cấp gắn với
lực lượng sản xuất tiên tiến nhất dưới chế độ chủ nghĩa tư bản. Và, với tính
cách như vậy, nó là lực lượng quyết định phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa. Sau khi giành chính quyền, giai cấp công nhân, đại biểu cho stiến
bộ của lịch sử, là người duy nhất khả năng lãnh đạo hội xây dựng một
phương thức sản xuất mới cao hơn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Giai cấp công nhân, con đẻ của nền sản xuất công nghiệp hiện đại, được rèn
luyện trong nền sản xuất công nghiệp tiến bộ, đoàn kết tổ chức lại thành
một lực lượng hội hùng mạnh. Bị giai cấp sản bóc lột nặng nề, họ
giai cấp trực tiếp đối kháng với giai cấp tư sản, và xét về bản chất họ giai
cấp cách mạng triệt để nhất chống lại chế độ áp bức bản chủ nghĩa. Điều
kiện sinh hoạt khách quan của họ quy định họ chỉ thể tự giải phóng bằng
8
cách giải phóng toàn hội khỏi chế độ bản chủ nghĩa. Trong cuộc cách
mạng ấy, họ không mất gì ngoài xiềng xích và được cả thế giới về mình.
Lịch sử thế giới đã chứng minh những kết luận của C. Mác, Ph, Ăngghen
V.I. Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là đúng đắn. Tuy nhiên,
cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân nhằm hoàn thành sứ mệnh lịch sử của
mình không diễn ra thuận buồm xuôi gió. Phong trào ấy đứng trước những
thử thách hết sức nặng nề, nhưng xem xét toàn cảnh của sự phát triển xã hội,
giai cấp công nhân, lực lượng sản xuất tiến bộ vẫn đang chuẩn bị những tiền
đề khách quan cho thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình. Đúng những
nước bản phát triển, đời sống của một bộ phận không nhỏ trong giai cấp
công nhân đã được cải thiện, có thu nhập cao; một bộ phận công nhân ở các
nước trên đã mức sống “trung lưu hoá”, song điều đó không nghĩa
công nhân các nước ấy không còn bị bóc lột. Thực tế, đã đang tồn tại
sâu sắc ở các nước tư bản phát triển, sự bất công, bất bình đẳng thu nhập
cách xa giữa giai cấp sản giai cấp công nhân, quần chúng lao động.
Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân vẫn diễn ra các nước bản chủ
nghĩa dưới nhiều hình thức phong phú với những nội dung khác nhau.
3. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay
Với địa vị thống trị của mình, giai cấp công nhân giai cấp quyết định xu
hướng phát triển của lịch sử; giai cấp cầm quyền một số quốc gia trên thế
giới. Hơn nữa, giai cấp công nhân động lực lực lượng lãnh đạo cuộc
đấu tranh nhằm thủ tiêu mọi sự áp bức bóc lộtsự tha hoá của con người,
sáng tạo ra hội mới hội chủ nghĩa cộng sản chủ nghĩa trên phạm
vi mỗi dân tộc và trên toàn thế giới, thực hiện sự nghiệp giải phóng giai cấp,
giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và con người.
Ngày nay, trước sự biến đổi không ngừng của thế giới, khi chủ nghĩa
bản đang thắng thế, phong trào cách mạng trên thế giới đang tạm thời thoái
trào và đặc biệt là cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra với một
tốc độ chóng mặt trên tất cả các lĩnh vực của đời sống hội thì bản thân
9
giai cấp công nhân cũng đang có nhiều thay đổi. Trước hết, trình độ tay nghề
chuyên môn của giai cấp công nhân đã được nâng lên rõ rệt. Công nhân ngày
càng được nâng cao trình độ, thêm vào đó xu hướng “tri thức hoá” đang
diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu. Đời sống của công nhân không ngừng được
cải thiện. Bản thân giai cấp công nhân thế giới cũng nhiều chuyển biến
tích cực về giác ngộ cách mạng, tiếp thu chủ nghĩa Mác Lênin. Bên cạnh
đó, giai cấp công nhân hiện nay cũng những thay đổi mạnh mẽ về mặt
lượng. Số lượng công nhân không ngừng tăng lên, trở thành lực lượng lao
động chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong xã hội. Không chỉ vậy, giai cấp
công nhân còn đang biến đổi mạnh mẽ về cấu chủ yếu theo hướng: giảm
số lượng lao động giản đơn, lao động trong những ngành nghề truyền thống
– tăng số lượng lao động phức tạp, trong ngành nghề hiện đại.
III. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam
1. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam
Ra đời sau Cách mạng Tháng Mười Nga, giai cấp công nhân nước tagiai
cấp thuần nhất về tư tưởng, sớm tập trung về lực lượng, giác ngộ cách mạng,
tiếp thu chủ nghĩa Mác Lênin tổ chức được chính Đảng của mình. Hơn
nữa, giai cấp công nhân Việt Nam được kế thừa truyền thống đấu tranh anh
hùng bất khuất của dân tộc, lại phải chịu ba tầng áp bức nặng nề nên họ
tình thần cách mạng cao. Đa số công nhân xuất thân từ nông dân và các tầng
lớp lao động khác nên có mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ với gia cấp nông
dân, tầng lớp tri thức cũng như các giai tầng khác trong xã hội.
Nghị quyết số 20 NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung Ương
Đảng khoá X đã khẳng định: “Giai cấp công nhân nước ta sứ mệnh lịch
sử to lớn: Là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong của mình
là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên
tiến, hiện đại; giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, hội công bằng, dân chủ, văn minh; lực
lượng nòng cốt dưới sự lãnh đạo của Đảng.”
10
2. Thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam
Những năm cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XX khi tầng lớp sản mại bản tiến
vào nước ta thì những nhóm công nhân Việt Nam riêng lẻ cũng bắt đầu xuất
hiện từng bước trưởng thành với cách một giai cấp. Thời Việt Nam
thuộc Pháp, giới chủ nhà máy, nghiệp đã chia công nhân thành hai loại:
“công nhân áo xanh” và “công nhân áo nâu”. Việc Đảng Cộng sản Việt Nam
được thành lập vào đầu năm 1930 đánh dấu sự chuyển biến về chất trong
cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam từ tự phát triển đến tự giác.
Trong lịch sử của mình, giai cấp công nhân Việt Nam cùng với đội tiên
phong của mình Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện thành công cuộc
Cách mạng dân tộc dân chủ, tiến lên Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Từ năm 1955 đến năm 1975, miền Bắc nước ta bước vào công cuộc xây
dựng chủ nghĩa hội với mục tiêu bản khôi phục cải tạo nền kinh
tế. Giai cấp công nhân miền Bắc thời kỳ này sôi nổi thi đua phấn đấu theo
lời kêu gọi của Bác Hồ: “Mội người làm việc bằng hai miền Nam ruột
thịt.”
Sau khi hai miền Nam Bắc thống nhất, đát nước ta bước vào thời kỳ xây
dựng hội chủ nghĩa trên cnước. Giai cấp công nhân khoảng 5 triệu
người, chiếm khoảng 6% dân số. Điểm thuận lợi lớn nhất của giai cấp công
nhân nước ta lúc đó là được sự lãnh đạo của Đảng và tinh thần hăng say lao
động để xây dựng quê hương.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, giai cấp công nhân đang
đóng vai trò ngày một quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ
Tổ quốc. Qua hơn 20 năm đổi mới cùng quá trình công nghiệp hoá hiện đại
hoá đất nước, giai cấp công nhân nước ta đã có những chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, sự phát triển ấy chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, cơ cấu
cũng như trình độ học vấn, chuyên môn, … Đội ngũ công nhân nước ta đang
thiếu nghiêm trọng các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản giỏi, công nhân
lành nghề; tác phong công nghiệp kỷ luật lao động còn nhiều hạn chế.
11
Đời sống vật chất tinht hần của công nhân vẫn còn nhiều khó khăn, đặc
biệt là bộ phân công nhân lao động giản đơn tại các doanh nghiệp nhân
và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
3. Những phương hướng, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt
Nam
Từ những thành tựu và hạn chế của giai cấp công nhân Việt Nam, nhiệm vụ
đặt ra cần tìm được phương hướng để xây dựng giai cấp công nhân nước
ta.
Một là: Cần định hướng lại mục tiêu của giáo dục cho sát với yêu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực
thích ứng với mục tiêu phát triển cụ thể của từng giai đoạn. Thực hiện nhất
quán chủ trương hội hóa giáo dục, trong đó Nhà nước các tổ chức
hội có nhiệm vụ đào tạo cơ bản ban đầu, các doanh nghiệp trực tiếp sử dụng
công nhân phải có trách nhiệm đào tạo nâng cao tay nghề, cập nhật kiến thức
chuyên môn, tiêu chuẩn hóa chức danh nghề nghiệp trong mỗi doanh nghiệp.
Cần xem việc đào tạo nghề nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn một
trong những chỉ tiêu pháp lệnh như mọi chỉ tiêu phát triển kinh tế hội
khác. Một thế hệ công nhân mới giỏi về chuyên môn, vững vàng về ý thức
chính trị, tự họ svươn lên làm chủ đủ sức đối đầu với mọi thách thức.
Nâng tầm trí tuệ, năng lực chuyên môn ý thức chính trị cho đội ngũ giai
cấp công nhân, chính là nhân tố góp phần bảo đảm sự ổn định chính trị, củng
cố vững chắc cơ sở chính trị – xã hội của Đảng trong thời kỳ mới.
Hai là: Phải xem công tác xây dựng Đảng, củng cố các đoàn thể quần chúng
là nhiệm vụ có ý nghĩa sống còn đối với phong trào công nhân hiện nay.
Thực tế cho thấy công tác xây dựng Đảng và tổ chức công đoàn, đoàn thanh
niên chưa theo kịp yêu cầu phát triển của sự nghiệp đổi mới. Một mặt do áp
lực của những điều kiện khách quan, mặt khác bản thân các tổ chức đảng,
công đoàn cũng bộc lộ những bất cập yếu kém, tự thân không theo kịp yêu
cầu của sự phát triển, nhưng không có những chấn chỉnh kịp thời. Đã đến lúc
12
không chỉ dừng lại những chỉ thị nghị quyết nên những văn bản
pháp luật thể chế rõ chỉ thị nghị quyết thành những quy định cụ thể.
Đời sống vật chất, tinh thần và các quyền lợi khác của người công nhân phải
được bảo đảm tốt hơn. Các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước phải được thực thi và chấp hành nghiêm túc.
Ba là: Phải thực sự chăm lo đến đời sống vật chất tinh thần của công nhân.
các hợp đồng lao động với công nhân phải được xem tiêu chuẩn bắt
buộc đối với các chủ doanh nghiệp. Ngoài hợp đồng lao động cần chú trọng
thanh kiểm tra điều kiện làm việc cường độ lao động, không để và không
cho phép chủ lao động ép công nhân làm việc vượt quá mức về cường độ,
thời gian làm việc. Khuyến khích động viên và khen thưởng, cổ vũ mạnh mẽ
các doanh nghiệp làm tốt, phê bình xử thích đáng các đơn vị cố tình
không làm tốt, hoặc làm có tính chất đối phó, chiếu lệ…
13
KẾT LUẬN
Như vậy, từ các phân tích trên về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân cả
về luận lẫn thực tiễn đều cho ta thấy một điều không thể phủ nhân rằng:
Giai cấp công nhân môt giai cấp tiên tiến, vai trò to lớn trong lịch sử
phát triển của thế giới, một lực lượng hội tiên phong trong công cuộc
cải tạo khoa học công nghệ vào sản xuất hội. Hiểu được về giai cấp
công nhân, đặc biệt hiểu được sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
một vấn đề hết sức quan trọng trong nhận thức của mỗi chúng ta, giúp ta
những nhận thức đúng đắn đối với các giai cấp trong hội nói chung
giai cấp công nhân nói riêng. Qua đó, mỗi nhân trong hội cần không
ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm về giai cấp, về nhận thức xã hội để nâng
cao tri thức văn hoá của mình.
Mặt khác, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân một nội dung quan
trọng đối với giai cấp công nhân nên rất cần đượchội và nhất Đảng
cộng sản chú trọng, tạo điều kiện hoàn thành một cách tốt nhất.
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2019). Hà Nội: NXBGiáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
C. Mác và Ph. Ăngghen. (1995). Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Hà Nội: NXB
Chính trị Quốc gia Sự thật.
Hồ Chí Minh. (2003). Hà Nội: "Vì sao công nhân là giai cấp lãnh đạo Cách mạng?".
NXB Chính trị Quốc gia Sự thật.
Ninh, N. A. (2019, 07 05). T p chí C ng s n . Đ c truy l c t T p chí C ng s n: ươ u ư
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/496728/thuc-hien-noi-
dung-su-menh-lich-su-cua-giai-cap-cong-nhan-trong-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu.asp
15
| 1/16

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -------***------- BÀI TẬP LỚN MÔN:
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC ĐỀ TÀI:
Phân tích sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Ý nghĩa đối với Việt Nam.
Họ và tên SV: Phan Quỳnh Anh
Lớp tín chỉ: Marketing CLC 63C_AEP (221)_23 Mã SV: 11219657 GVHD: TS NGUYỄN VĂN HẬU
.................................................................................... HÀ NỘI, NĂM 2022 - MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................2
NỘI DUNG.......................................................................................................4
I. Khái niệm giai cấp công nhân...............................................................4
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin..............................................4
2. Định nghĩa giai cấp công nhân...........................................................6 II.
Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân............................6
1. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân............................................7
2. Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân...................................................................................................8
3. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay.....9 III.
Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam.........10
1. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam..........................10
2. Thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam.........................................11
3. Những phương hướng, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt
Nam...........................................................................................................12
KẾT LUẬN.....................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................15 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời đại xã hội nào, những người lao động sản xuất trong các ngành sản
xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp hay nhũng người công nhân đều có vai
trò sáng tạo chân chính ra lịch sử và là những người giữ vai trò quyết định sáng
tạo công cụ sản xuất, giá trị thặng dư và chính trị xã hội. Chủ nghĩa xã hội
khoa học là một trong ba bộ phận của chủ nghĩa Mac-Lênin đã nghiên cứu một
cách toàn diện về các quy luật chính trị xã hội của quá trình phát sinh, hình
thành và phát triển của các hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa. Trong
đó, chủ nghĩa xã hội khoa học tâp trung nghiên cứu những nguyên tắc cơ bản,
những điều kiện, con đường, hình thức, phương pháp đấu tranh của giai cấp
công nhân để chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội. Từ vai
trò to lớn của giai cấp công nhân, việc khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận lẫn thực tiễn.
Trước sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên xô và Đông Âu,
nhiều người đã bộc lộ sự dao động và hoài nghi về sứ mệnh lịch sử của giai
câp công nhân. Bọn cơ hội xét lại và các thế lực chống cộng có cơ sở mới để
phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng sản và chủ nghĩa xã hội.
Trong giai đoạn mới hiện nay, công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang
diễn ra trên toàn thế giới, chủ nghĩa xã hội đang trong thời kỳ thoái trào, thời
đại ngày nay vẫn đang là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã
hội trên phạm vi toàn thế giới còn đang có nhiều biến động, tiêu cực thì vấn đề
làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân được đặt ra trở nên bức
thiết hơn bao giờ hết, trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn.
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một phạm trù cơ bản nhất của chủ
nghĩa xã hội khoa học, do đó nó đã được C. Mác – Ph. Ăngghen và Lênin
nghiên cứu và phát triển hết sức hoàn thiện trong quá trình phát triển của lịch 2
sử thế giới. Đối với nước ta, vấn đề này đươc. Đảng ta rất chú trọng. Vì thế, sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không chỉ thể hiện rõ trong các văn kiên
đại hội đại biểu toàn quốc, mà đây còn là một trong những đề tài nghiên cứu
khoa học của nhiều nhà lý luận, nhà nghiên cứu lịch sử, và của nhiều thế hệ công nhân, sinh viên.
Sự tác động của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không chỉ ảnh hưởng
tới sự chuyển biến của lịch sử thế giới làm thay đổi từ hình thái kinh tế xã hội
này sang hình thái kinh tế xã hội khác, thay đổi từ chế độ kinh tế này sang chế
độ kinh tế khác …mà còn làm thay đổi tình hình kinh tế chính trị xã hội trên
toàn thế giới, nó tác động tới quá trình sản xuất cụ thể, tới bộ mặt phát triển của thế giới. 3 NỘI DUNG
I. Khái niệm giai cấp công nhân
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin
Để hiểu rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, trước hết cần làm rõ khái
niệm giai cấp công nhân. Chính C. Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ rõ: “Vấn đề
là ở chỗ giai cấp vô sản thực ra là gì, và phù hợp với sự tồn tại ấy của bản
thân nó, giai cấp vô sản buộc phải làm gì về mặt lịch sử”.
Khi sử dụng khái niệm giai cấp công nhân, C. Mác và Ph. Ăngghen đã dùng
một số thuật ngữ khác nhau để biểu đạt khái niệm đó, như: giai cấp vô sản,
giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp công nhân hiện đại, giai cấp công nhân đại công nghiệp…
Mặc dù vậy, về cơ bản những thuật ngữ này trước hết đều biểu thị một khái
niệm thống nhất, đó là chỉ giai cấp công nhân hiện đại, con đẻ của nền sản
xuất đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, giai cấp đại biểu cho lực lượng sản
xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất hiện đại.
Trong phạm vi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là
giai cấp có hai đặc trưng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, về phương thức lao động của giai cấp công nhân, giai cấp công
nhân là những tập đoàn người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành
những công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại, ngày
càng có trình độ xã hội hóa cao. C. Mác và Ph. Ăngghen đã nêu: “Các giai
cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công
nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công
nghiệp”; “Công nhân cũng là một phát minh của thời đại mới, giống như
máy móc vậy… Công nhân Anh là đứa con đầu lòng của nền công nghiệp hiện đại”.
Thứ hai, về địa vị của giai cấp công nhân trong hệ thống quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa, trong hệ thống quan hệ sản xuất của xã hội tư bản chủ nghĩa,
người công nhân không có tư liệu sản xuất, họ buộc phải bán sức lao động 4
cho nhà tư bản để kiếm sống và bị nhà tư bản bóc lột sức lao động. C.Mác và
Ph. Ăngghen đặc biệt chú ý phân tích đặc trưng này, vì chính nó là đặc trưng
khiến cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp vô sản, giai cấp lao động làm
thuê cho giai cấp tư sản và trở thành lực lượng đối kháng với giai cấp tư sản.
Ngày nay, với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, bộ mặt của giai cấp công
nhân hiện đại có nhiều thay đổi khác trước. Cơ cấu ngành nghề của giai cấp
công nhân đã có những thay đổi to lớn: bên cạnh công nhân của nền công
nghiệp cơ khí đã xuất hiện công nhân của nền công nghiệp tự động hoá, với
việc áp dụng phổ biến công nghệ thông tin vào sản xuất. Song, dù cho trình
độ kỹ thuật có thay đổi như thế nào đi nữa thì xét theo tiêu chí kinh tế – xã
hội, giai cấp công nhân vẫn tồn tại như là một giai cấp đặc thù.
Căn cứ hai thuộc tính cơ bản của giai cấp công nhân như đã trình bày ở trên,
chúng ta có thể coi những người lao động trong các ngành sản xuất công
nghiệp, dịch vụ công nghiệp là công nhân. Còn những người làm công ăn
lương phục vụ trong các ngành khác như y tế, giáo dục, văn hoá, dịch vụ
(không liên quan trực tiếp đến sản xuất công nghiệp) … là những người lao
động nói chung, đang được thu hút vào tổ chức công đoàn nghề nghiệp,
nhưng không phải là công nhân.
Sau khi cách mạng vô sản thành công, giai cấp công nhân trở thành giai cấp
cầm quyền, không còn ở địa vị giai cấp bị bóc lột nữa, mà nó đã trở thành
giai cấp thống trị, giai cấp lãnh đạo cuộc đấu tranh cải tạo xã hội cũ, xây
dựng xã hội mới, đại biểu cho toàn thể nhân dân lao động, làm chủ những tư
liệu sản xuất cơ bản đã được công hữu hoá. Trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, giai cấp công nhân có đặc trưng chủ yếu nhất bằng thuộc tính
thứ nhất; còn về thuộc tính thứ hai nếu xét toàn bộ giai cấp, thì giai cấp công
nhân đã là người làm chủ, nhưng trong điều kiện tồn tại nhiều thành phần
kinh tế, thì còn có một bộ phận công nhân làm thuê trong các doanh nghiệp
tư nhân. Những người này về danh nghĩa tham gia làm chủ cùng toàn bộ giai
cấp công nhân và nhân dân lao động, nhưng xét về mặt cá nhân, họ vẫn là 5
những người làm công, ăn lương và với những mức độ nhất định, họ vẫn bị
những chủ sở hữu tư nhân bóc lột về giá trị thặng dư.
2. Định nghĩa giai cấp công nhân
“Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển
cùng với quá trình hình thành và phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với
nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hoá ngày càng
cao; là lực lượng sản xuất cơ bản tiên tiến, trực tiếp tham gia vào quá trình
sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; là lực
lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.”
Tại các nước tư bản, giai cấp công nhân là những người không có hoặc về cơ
bản không có tư liệu sản xuất, làm thuê cho giai cấp tư sản và bị bóc lột giá
trị thặng dư. Còn ở các nước xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân là người
đã cùng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu, là giai
cấp lãnh đạo xã hội trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa.
II. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
1. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất, giai cấp công nhân – con đẻ của
nền sản xuất công nghiệp hiện đại, đại diện cho phương thức sản xuất tiên
tiến, có lợi ích trực tiếp đối kháng với lợi ích của giai cấp tư sản và thống
nhất với lợi ích lâu dài của các tầng lớp nhân dân lao động khác, có hệ tư
tưởng là chủ nghĩa Mác – Lênin, có đảng tiên phong của mình là Đảng Cộng
sản, có tinh thần Cách mạng triệt để, có tính tổ chức kỷ luật cao – điều kiện
sản xuất tập trung và trình độ kỹ thuật ngày càng hiện đại, cơ cấu tổ chức sản
xuất chặt chẽ đã tôi luyện cho giai cấp công nhân hiện đại tính tổ chức và kỷ
luật cao; là giai cấp có bản chất quốc tế.
Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân: Trong sự chuyển biến từ
hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa lên hình thái kinh tế xã hội cộng sản 6
chủ nghĩa, giai cấp công nhân là giai cấp trung tâm, có nhiệm vụ phải thoả
mãn các điều kiện: là giai cấp đại diện cho một phương thức sản xuất tiên
tiến; là giai cấp có hệ tư tưởng độc lập; giai cấp này phải tiến hành thuyết
phục tập hợp và tổ chức quần chúng làm cách mạng. Và hai nhiệm vụ quan
trọng nhất đó là: tiến hành xoá bỏ chế độ cũ, xây dựng hình thái kinh tế xã hội mới tiến bộ hơn.
Thực chất nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đó là:
Trong lĩnh vực kinh tế: giai cấp công nhân tiến hành xoá bỏ chế độ tư hữu tư
nhân về tư liệu sản xuất, xây dưng chế độ công hữu tư liệu sản xuất, nâng
cao năng xuất lao động thoả mãn từng bước nhu cầu phát triển của nhân dân.
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong lĩnh vực này chỉ rõ mục tiêu
cuối cùng của giai cấp công nhân, thoả mãn nhu cầu ngày càng đầy đủ hơn:
làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu.
Trong lĩnh vực chính trị: giai cấp công nhân phải trở thành giai cấp thống trị
xã hội. Đó là phải đập tan chính quyền tư sản; xây dựng chính quyền nhà
nước (nền chuyên chính vô sản): thực chất là để đảm bảo quyền lực chính trị
thuộc về nhân dân giữ vai trò quan trọng là công cụ quan trọng xây dựng xã
hội mới, là kiểu nhà nước: nhà nước nửa nhà nước và nhà nước tự tiêu vong.
Trong lĩnh vực xã hội: đó là phải xoá bỏ giai cấp bóc lột; phải tiến hành xoá
bỏ giai cấp nói chung, tạo ra sự bình đẳng trong quan hệ người với người. Ở
đây xoá bỏ giai cấp bóc lột với tư cách là giai cấp chứ không xáo bỏ các cá
nhân vì họ có thể là những cá nhân có ích cho xã hội mới.
Nói một cách khái quát, nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là
xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, giải
phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi mọi
sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh.
Ph. Ăngghen viết: “Thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy, – đó là sứ
mệnh lịch sử của giai cấp vô sản hiện đại”. V.I. Lênin cũng chỉ rõ: “Điểm 7
chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng rõ vai trò lịch sử thế
giới của giai cấp vô sản là người xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa”.
Ở nước ta, giai cấp công nhân trước hết phải làm cuộc cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là phải lãnh đạo
cuộc cách mạng đó thông qua đội tiên phong của mình là Đảng Cộng sản
Việt Nam, đấu tranh giành chính quyền, thiết lập nền chuyên chính dân chủ
nhân dân. Trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân
từng bước lãnh đạo nhân dân lao động xây dựng thành công chủ nghĩa xã
hội, không có người bóc lột người, giải phóng nhân dân lao động khỏi mọi
sự áp bức, bóc lột, bất công.
2. Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân
Luận thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đã được C. Mác và
Ph. Ăng ghen trình bày sâu sắc trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Trong
tác phẩm này, các ông đã chỉ rõ điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân.
Do địa vị kinh tế - xã hội khách quan, giai cấp công nhân là giai cấp gắn với
lực lượng sản xuất tiên tiến nhất dưới chế độ chủ nghĩa tư bản. Và, với tính
cách như vậy, nó là lực lượng quyết định phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa. Sau khi giành chính quyền, giai cấp công nhân, đại biểu cho sự tiến
bộ của lịch sử, là người duy nhất có khả năng lãnh đạo xã hội xây dựng một
phương thức sản xuất mới cao hơn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Giai cấp công nhân, con đẻ của nền sản xuất công nghiệp hiện đại, được rèn
luyện trong nền sản xuất công nghiệp tiến bộ, đoàn kết và tổ chức lại thành
một lực lượng xã hội hùng mạnh. Bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề, họ là
giai cấp trực tiếp đối kháng với giai cấp tư sản, và xét về bản chất họ là giai
cấp cách mạng triệt để nhất chống lại chế độ áp bức tư bản chủ nghĩa. Điều
kiện sinh hoạt khách quan của họ quy định họ chỉ có thể tự giải phóng bằng 8
cách giải phóng toàn xã hội khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa. Trong cuộc cách
mạng ấy, họ không mất gì ngoài xiềng xích và được cả thế giới về mình.
Lịch sử thế giới đã chứng minh những kết luận của C. Mác, Ph, Ăngghen và
V.I. Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là đúng đắn. Tuy nhiên,
cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân nhằm hoàn thành sứ mệnh lịch sử của
mình không diễn ra thuận buồm xuôi gió. Phong trào ấy đứng trước những
thử thách hết sức nặng nề, nhưng xem xét toàn cảnh của sự phát triển xã hội,
giai cấp công nhân, lực lượng sản xuất tiến bộ vẫn đang chuẩn bị những tiền
đề khách quan cho thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình. Đúng là ở những
nước tư bản phát triển, đời sống của một bộ phận không nhỏ trong giai cấp
công nhân đã được cải thiện, có thu nhập cao; một bộ phận công nhân ở các
nước trên đã có mức sống “trung lưu hoá”, song điều đó không có nghĩa là
công nhân ở các nước ấy không còn bị bóc lột. Thực tế, đã và đang tồn tại
sâu sắc ở các nước tư bản phát triển, sự bất công, bất bình đẳng và thu nhập
cách xa giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân, quần chúng lao động.
Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân vẫn diễn ra ở các nước tư bản chủ
nghĩa dưới nhiều hình thức phong phú với những nội dung khác nhau.
3. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay
Với địa vị thống trị của mình, giai cấp công nhân là giai cấp quyết định xu
hướng phát triển của lịch sử; giai cấp cầm quyền ở một số quốc gia trên thế
giới. Hơn nữa, giai cấp công nhân là động lực và lực lượng lãnh đạo cuộc
đấu tranh nhằm thủ tiêu mọi sự áp bức bóc lột và sự tha hoá của con người,
sáng tạo ra xã hội mới – xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa trên phạm
vi mỗi dân tộc và trên toàn thế giới, thực hiện sự nghiệp giải phóng giai cấp,
giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và con người.
Ngày nay, trước sự biến đổi không ngừng của thế giới, khi mà chủ nghĩa tư
bản đang thắng thế, phong trào cách mạng trên thế giới đang tạm thời thoái
trào và đặc biệt là cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra với một
tốc độ chóng mặt trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội thì bản thân 9
giai cấp công nhân cũng đang có nhiều thay đổi. Trước hết, trình độ tay nghề
chuyên môn của giai cấp công nhân đã được nâng lên rõ rệt. Công nhân ngày
càng được nâng cao trình độ, thêm vào đó là xu hướng “tri thức hoá” đang
diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu. Đời sống của công nhân không ngừng được
cải thiện. Bản thân giai cấp công nhân thế giới cũng có nhiều chuyển biến
tích cực về giác ngộ cách mạng, tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin. Bên cạnh
đó, giai cấp công nhân hiện nay cũng có những thay đổi mạnh mẽ về mặt
lượng. Số lượng công nhân không ngừng tăng lên, trở thành lực lượng lao
động chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong xã hội. Không chỉ vậy, giai cấp
công nhân còn đang biến đổi mạnh mẽ về cơ cấu chủ yếu theo hướng: giảm
số lượng lao động giản đơn, lao động trong những ngành nghề truyền thống
– tăng số lượng lao động phức tạp, trong ngành nghề hiện đại.
III. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam
1. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam
Ra đời sau Cách mạng Tháng Mười Nga, giai cấp công nhân nước ta là giai
cấp thuần nhất về tư tưởng, sớm tập trung về lực lượng, giác ngộ cách mạng,
tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin và tổ chức được chính Đảng của mình. Hơn
nữa, giai cấp công nhân Việt Nam được kế thừa truyền thống đấu tranh anh
hùng bất khuất của dân tộc, lại phải chịu ba tầng áp bức nặng nề nên họ có
tình thần cách mạng cao. Đa số công nhân xuất thân từ nông dân và các tầng
lớp lao động khác nên có mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ với gia cấp nông
dân, tầng lớp tri thức cũng như các giai tầng khác trong xã hội.
Nghị quyết số 20 NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung Ương
Đảng khoá X đã khẳng định: “Giai cấp công nhân nước ta có sứ mệnh lịch
sử to lớn: Là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong của mình
là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên
tiến, hiện đại; giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước
vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; lực
lượng nòng cốt dưới sự lãnh đạo của Đảng.” 10
2. Thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam
Những năm cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XX khi tầng lớp tư sản mại bản tiến
vào nước ta thì những nhóm công nhân Việt Nam riêng lẻ cũng bắt đầu xuất
hiện và từng bước trưởng thành với tư cách là một giai cấp. Thời Việt Nam
thuộc Pháp, giới chủ nhà máy, xí nghiệp đã chia công nhân thành hai loại:
“công nhân áo xanh” và “công nhân áo nâu”. Việc Đảng Cộng sản Việt Nam
được thành lập vào đầu năm 1930 và đánh dấu sự chuyển biến về chất trong
cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam từ tự phát triển đến tự giác.
Trong lịch sử của mình, giai cấp công nhân Việt Nam cùng với đội tiên
phong của mình là Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện thành công cuộc
Cách mạng dân tộc dân chủ, tiến lên Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Từ năm 1955 đến năm 1975, miền Bắc nước ta bước vào công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội với mục tiêu cơ bản là khôi phục và cải tạo nền kinh
tế. Giai cấp công nhân miền Bắc thời kỳ này sôi nổi thi đua phấn đấu theo
lời kêu gọi của Bác Hồ: “Mội người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt.”
Sau khi hai miền Nam Bắc thống nhất, đát nước ta bước vào thời kỳ xây
dựng xã hội chủ nghĩa trên cả nước. Giai cấp công nhân có khoảng 5 triệu
người, chiếm khoảng 6% dân số. Điểm thuận lợi lớn nhất của giai cấp công
nhân nước ta lúc đó là được sự lãnh đạo của Đảng và tinh thần hăng say lao
động để xây dựng quê hương.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, giai cấp công nhân đang
đóng vai trò ngày một quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ
Tổ quốc. Qua hơn 20 năm đổi mới cùng quá trình công nghiệp hoá hiện đại
hoá đất nước, giai cấp công nhân nước ta đã có những chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, sự phát triển ấy chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, cơ cấu
cũng như trình độ học vấn, chuyên môn, … Đội ngũ công nhân nước ta đang
thiếu nghiêm trọng các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân
lành nghề; tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động còn nhiều hạn chế. 11
Đời sống vật chất và tinht hần của công nhân vẫn còn nhiều khó khăn, đặc
biệt là ở bộ phân công nhân lao động giản đơn tại các doanh nghiệp tư nhân
và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
3. Những phương hướng, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam
Từ những thành tựu và hạn chế của giai cấp công nhân Việt Nam, nhiệm vụ
đặt ra là cần tìm được phương hướng để xây dựng giai cấp công nhân nước ta.
Một là: Cần định hướng lại mục tiêu của giáo dục cho sát với yêu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực
thích ứng với mục tiêu phát triển cụ thể của từng giai đoạn. Thực hiện nhất
quán chủ trương xã hội hóa giáo dục, trong đó Nhà nước và các tổ chức xã
hội có nhiệm vụ đào tạo cơ bản ban đầu, các doanh nghiệp trực tiếp sử dụng
công nhân phải có trách nhiệm đào tạo nâng cao tay nghề, cập nhật kiến thức
chuyên môn, tiêu chuẩn hóa chức danh nghề nghiệp trong mỗi doanh nghiệp.
Cần xem việc đào tạo nghề nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn là một
trong những chỉ tiêu pháp lệnh như mọi chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội
khác. Một thế hệ công nhân mới giỏi về chuyên môn, vững vàng về ý thức
chính trị, tự họ sẽ vươn lên làm chủ và đủ sức đối đầu với mọi thách thức.
Nâng tầm trí tuệ, năng lực chuyên môn và ý thức chính trị cho đội ngũ giai
cấp công nhân, chính là nhân tố góp phần bảo đảm sự ổn định chính trị, củng
cố vững chắc cơ sở chính trị – xã hội của Đảng trong thời kỳ mới.
Hai là: Phải xem công tác xây dựng Đảng, củng cố các đoàn thể quần chúng
là nhiệm vụ có ý nghĩa sống còn đối với phong trào công nhân hiện nay.
Thực tế cho thấy công tác xây dựng Đảng và tổ chức công đoàn, đoàn thanh
niên chưa theo kịp yêu cầu phát triển của sự nghiệp đổi mới. Một mặt do áp
lực của những điều kiện khách quan, mặt khác bản thân các tổ chức đảng,
công đoàn cũng bộc lộ những bất cập yếu kém, tự thân không theo kịp yêu
cầu của sự phát triển, nhưng không có những chấn chỉnh kịp thời. Đã đến lúc 12
không chỉ dừng lại ở những chỉ thị nghị quyết mà nên có những văn bản
pháp luật thể chế rõ chỉ thị nghị quyết thành những quy định cụ thể.
Đời sống vật chất, tinh thần và các quyền lợi khác của người công nhân phải
được bảo đảm tốt hơn. Các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước phải được thực thi và chấp hành nghiêm túc.
Ba là: Phải thực sự chăm lo đến đời sống vật chất tinh thần của công nhân.
Ký các hợp đồng lao động với công nhân phải được xem là tiêu chuẩn bắt
buộc đối với các chủ doanh nghiệp. Ngoài hợp đồng lao động cần chú trọng
thanh kiểm tra điều kiện làm việc và cường độ lao động, không để và không
cho phép chủ lao động ép công nhân làm việc vượt quá mức về cường độ,
thời gian làm việc. Khuyến khích động viên và khen thưởng, cổ vũ mạnh mẽ
các doanh nghiệp làm tốt, phê bình và xử lý thích đáng các đơn vị cố tình
không làm tốt, hoặc làm có tính chất đối phó, chiếu lệ… 13 KẾT LUẬN
Như vậy, từ các phân tích trên về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân cả
về lý luận lẫn thực tiễn đều cho ta thấy một điều không thể phủ nhân rằng:
Giai cấp công nhân là môt giai cấp tiên tiến, có vai trò to lớn trong lịch sử
phát triển của thế giới, là một lực lượng xã hội tiên phong trong công cuộc
cải tạo khoa học công nghệ vào sản xuất xã hội. Hiểu được rõ về giai cấp
công nhân, đặc biệt là hiểu được sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là
một vấn đề hết sức quan trọng trong nhận thức của mỗi chúng ta, giúp ta có
những nhận thức đúng đắn đối với các giai cấp trong xã hội nói chung và
giai cấp công nhân nói riêng. Qua đó, mỗi cá nhân trong xã hội cần không
ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm về giai cấp, về nhận thức xã hội để nâng
cao tri thức văn hoá của mình.
Mặt khác, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một nội dung quan
trọng đối với giai cấp công nhân nên nó rất cần được xã hội và nhất là Đảng
cộng sản chú trọng, tạo điều kiện hoàn thành một cách tốt nhất. 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2019). Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học. Hà Nội: NXB
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
C. Mác và Ph. Ăngghen. (1995). Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Hà Nội: NXB
Chính trị Quốc gia Sự thật.
Hồ Chí Minh. (2003). "Vì sao công nhân là giai cấp lãnh đạo Cách mạng?". Hà Nội:
NXB Chính trị Quốc gia Sự thật.
Ninh, N. A. (2019, 07 05). T p chí C ạ
ộng sả n. Đươ c truy lu c tư T ạ p chí C ộ ng s ả n:
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/496728/thuc-hien-noi-
dung-su-menh-lich-su-cua-giai-cap-cong-nhan-trong-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu.asp 15