PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN VỚI SINH VIÊN HIỆN NAY
Như vậy, giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới vừa tồn tại những mối liên hệ đặc thù, vừa tồn tại những mối liên hệ phổ biến ở những phạm vi nhất định. Đồng thời, cũng tồn tại những mối liên hệ phổ biến nhất,
Preview text:
9/10/24, 5:13 PM
Bài tiểu luận triết - thanks
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ --- ---
MÔN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
Ừ NGUYÊN LÍ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN HÃY PHÂN TÍCH TÁC
ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN VỚI SINH VIÊN HIỆN NAY
Sinh viên thực hiện : Đoàn Thị Mẫn Nguyễn Thị Kiều Oanh Võ Thị Kim Trúc Phan Thị Anh Tiệp Nguyễn Thảo Vân anh about:blank 1/7 9/10/24, 5:13 PM
Bài tiểu luận triết - thanks Phụ lục about:blank 2/7 9/10/24, 5:13 PM
Bài tiểu luận triết - thanks
A PHẦN MỞ ĐẦU B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ NGUYÊN LÝ CỦA MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN
1.1 Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến 1.1.1 Khái niệm
+ Mối liên hệ là khái niệm dùng để chỉ sự tác động qua lại, quy định,
chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các
yếu tố, các bộ phận của một sự vật, hiện tượng trong thế giới.
+ Mối liên hệ phổ biến là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối liên
hệ tồn tại ở nhiều sự vật và hiện tượng của thế giới about:blank 3/7 9/10/24, 5:13 PM
Bài tiểu luận triết - thanks
=> Như vậy, giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới vừa tồn tại những mối
=>Như vậy, giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới vừa tồn tại những mối liên hệ
đặc thù, vừa tồn tại những mối liên hệ phổ biến ở những phạm vi nhất
định. Đồng thời, cũng tồn tại những mối liên hệ phổ biến nhất, trong đó những
mối liên hệ đặc thù là sự thể hiện những mối liên hệ phổ biến trong những điều
kiện nhất định. Toàn bộ những mối liên hệ đặc thù và phổ biến đó tạo nên tính
thống nhất trong tính đa dạng và ngược lại, tính đa dạng trong tính thống nhất
của các mối liên hệ trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy. LIÊN HỆ :
-Thực vật và động vật có mối liên hệ với nhau trong quá trình trao đổi chất
-Giữa các mặt trong cùng một sự vật liên hệ nhau.
-Giữa các quá trình phát triển của sự vật cũng liên hệ với nhau.
-Mối liên hệ có tính nhiều bề vô cùng phong phú đa dạng. Cụ thể là liên hệ bên
trong, liên hệ bên ngoài, liên hệ gián tiếp, trực tiếp, liên hệ cơ bản, không cơ
bản, chủ yếu và không chủ yếu.
=>Lưu ý: Riêng trong lĩnh vực xã hội: Có rất nhiều mối liên hệ khác nhau
như: kinh tế , chính trị, xã hội, văn hóa , dân tộc, tôn giáo, huyết thống, làng xã... Quan điểm siêu hình:
Các sự vật hiện tượng tồn tại tách rời cô lập nhau, cái này bên cạnh cái
kia, giữa chúng không có sự phụ thuộc liên hệ lẫn nhau. Nếu có liên hệ
thì chỉ là sự hời hợt bề ngoài.
Quan điểm biện chứng :
Các sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa liên
hệ, qui định và chuyển hóa lẫn nhau.
Ví dụ: Ở đây chúng ta có thể hình dung ra 1 sự vật hiện tượng nào đó ở
bất kỳ vị trí nào đó trên thế giới thông qua mối liên hệ từ nhận thức kinh nghiệm.
*Nguyên lý và mối quan hệ phổ biến: -Nội dung:
Thế giới được tạo thành từ vô số những sự vật, những hiện tượng, những
quá trình khác nhau. Trong lịch sử triết học những người theo quan điểm
siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượng tồn tại cô lập, tách rời nhau. Với
quan điểm siêu hình giữa các sự vật, hiện tượng không có mối liên hệ,
ràng buộc quy định nhau. Khái quát những thành tựu của khoa học tự
nhiên hiện đại, phép biện chứng duy vật thừa nhận mối liên hệ phổ biến
của các sự vật hiện tượng trong thế giới. Theo phép biện chứng duy vật,
nguyên lý mối liên hệ phổ biến là sự khái quát các mối liên hệ, tác động,
ràng buộc, quy định, xâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện
tượng và các quá trình trong thế giới. Theo cách tiếp cận đó, phép biện
chứng duy vật chỉ ra rằng: mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều tồn
tại trong mối liên hệ phổ biến cùng ràng buộc, chi phối lẫn nhau, vận
động và biến đổi không ngừng. Trong thế giới không có sự vật, hiện
tượng tồn tại cô lập, biệt lập nhau. Phép biện chứng duy vật khẳng định cơ sở của
mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng là tính thống nhất vật chất của thế
giới. Các sự vật, hiện tượng trong thế giới dù có đa dạng và rất khác nhau, thì cũng about:blank 4/7 9/10/24, 5:13 PM
Bài tiểu luận triết - thanks
chỉ là những dạng tồn tại cụ thể của một thế giới duy nhất là vật chất. Ý thức của
con người không phải là vật chất nhưng không thể tồn tại biệt lập với vật chất bởi
vì ý thức cũng chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc
người; hơn nữa nội dung của ý thức cũng chỉ là kết quả phản ánh của các quá trình vật chất.
-Tính chất của các mối quan hệ phổ biến:+Tính khách quan: Các mối liên hệ, tác
động, suy cho đến cùng, đều là sự phản ánh mối liên hệ và sự quy định lẫn nhau
giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan. Liên hệ là tất yếu, khách quan,
vốn có của sự vật hiện tượng.
+Tính phổ biến: Mối liên hệ qua lại, quy định, chuyển hoá lẫn nhau không những
diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, trong xã hội, trong tư duy, mà còn
diễn ra đối với các mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật, hiện tượng.
+Tính đa dạng, phong phú: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến khái quát được toàn
cảnh thế giới trong những mối liên hệ chằng chịt giữa các sự vật, hiện tượng của
nó. Tính vô hạn của thế giới khách quan; tính có hạn của sự vật, hiện tượng trong
thế giới đó chỉ có thể giải thích được trong mối liên hệ phổ biến, được quy định
bằng nhiều mối liên hệ có hình thức,vai trò khác nhau.
-Ý nghĩa của phương pháp luận:
+ Nhận thức sự vật trong mối liên hệ giữa các yếu tố, các mặt của chính sự vật và
trong sự tác động giữa sự vật đó với các sự vật khác.
+ Biết phân loại từng mối liên hệ, xem xét có trọng tâm, trọng điểm, làm nổi bật
cái cơ bản nhất của sự vật, hiện tượng.
+ Từ việc rút ra mối liên hệ bản chất của sự vật, ta lại đặt mối liên hệ bản
chất đó trong tổng thể các mối liên hệ của sự vật xem xét cụ thể trong
từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
+ Cần tránh phiến diện siêu hình và chiết trung, ngụy biện. -YN PP Luận:
- Thứ nhất, từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy
vật, ta rút ra được nguyên tắc toàn diện trong hoạt động nhận thức và hoạt động
thực tiễn. Nguyên tắc này yêu cầu xem xét sự vật hiện tượng trong một chỉnh
thể thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính cùng
các mối liên hệ của chúng , nhận thức sự vật trong các mối liên hệ giữa các yếu
tố, các mặt của chính sự vật và trong sự tác động giữa các vật đó với các sự vật khác.
- Thứ hai, phải xem xét sự vật hiện tượng trong mối liên hệ giữa sự vật
hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác và môi trường xung quanh, kể cả
các mặt, các mối liên hệ trung gian, gián tiếp.Nguyên tắc này yêu cầu phải
biết phân loại từng mối liên hệ, xem xét trọng tâm, trọng điểm làm nổi bật
cái quan trong nhất , cơ bản nhất của sự vật hiên tượng.
- Thứ ba: nguyên tắc lịch sử - cụ thể - phải xem xét sự vật hiện
tượng trong không gian, thời gian nhất định, có nghĩa là phải nghiên cứu
quá trình vận động của sự vật hiện tượng trong từng giai đoạn lịch sử cụ
thể , trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
- Thứ tư, nguyên tắc toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, chỉ
thấy mặt này mà không thấy mặt khác hoặc chú ý đến rất nhiều mặt nhưng about:blank 5/7 9/10/24, 5:13 PM
Bài tiểu luận triết - thanks
lại xem xét tràn lan, dàn đều, không thấy bản chất của sự vật hiện tượng, rơi
vào thuật ngụy biện và chủ nghĩa chiết trung. Cần tránh phiến diện siêu hình
và chiết trung ngụy biện.
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài phân tích
1.1.1 Khái niệm “lối sống”, “sinh viên” , “hiện nay”
- Lối sống: là tập hợp các thói quen, thái độ, giá trị và hành động mà một người
hoặc một nhóm người tuân theo trong cuộc sống hàng ngày. Nó bao gồm cách
chúng ta ăn uống, vận động, làm việc, nghỉ ngơi và tương tác với những người
xung quanh. Lối sống của một người phản ánh cách người đó quan tâm và đối xử
với sức khỏe, tình cảm, tài chính, môi trường và cộng đồng.
- Sinh viên: là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Ở đó họ
được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau
này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học.
1.1.2 Khái niệm về “tác động” và “mạng xã hội”
- Tác động: là làm cho một đối tượng nào đó có những biến đổi nhất định. Với ý
nghĩa đó thì bất kể kích thích nào gây ra sự biến đổi (nội dung, tính chất, hình
dạng, kích thước...) của đối tượng đều được coi là tác động.
- Mạng xã hội: là một nền tảng trực tuyến với các mô hình, tính năng, cách sử
dụng khác nhau, giúp mọi người dễ dàng truy cập và kết nối. Đây là nơi mọi người
có thể giao lưu, gặp gỡ, chia sẻ thông tin, hình ảnh, âm thanh hay xây dựng những
mối quan hệ dựa trên điểm chung như sở thích, nghề nghiệp,...
1.1.3 khái niệm về mạng xã hội facebook , tik tok , …….( chọn 2-3 cái để ghi )
Mạng xã hội có thể hiểu là một trang web hay nền tảng trực tuyến với rất nhiều
dạng thức và tính năng khác nhau, giúp mọi người dễ dàng kết nối từ bất cứ đâu.
Mạng xã hội có thể truy cập dễ dàng từ nhiều phương tiện, thiết bị như máy tính, điện thoại,...
Ví dụ một số mạng xã hội đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam:
+ Facebook: Mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay. Người dùng có thể tạo tài khoản
bằng số điện thoại hoặc email.
+ YouTube: Trang mạng xã hội chia sẻ video, người có tài khoản trên YouTube có
thể truy cập bằng điện thoại hoặc máy tính. about:blank 6/7 9/10/24, 5:13 PM
Bài tiểu luận triết - thanks
+ Instagram: Ứng dụng chia sẻ ảnh và video miễn phí trên điện thoại, máy tính.
Bạn có thể đăng tải hình ảnh hoặc video lên Instagram và chia sẻ chúng với nhóm
bạn bè, họ có thể xem, bình luận và thích bài viết của bạn.
CHƯƠNG 3 TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN VỚI LỐI SỐNG SINH VIÊN HIỆN NAY
Giới thiệu thực trạng sử dụng mạng xã hội hiện nay của sinh viên about:blank 7/7