-
Thông tin
-
Quiz
Phân tích thị trường - Môn Thị trường và các định chế tài chính - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Theo phân tích thị trường sản phẩm chăm sóc da Việt Nam, thị trường được phân khúc dựa trên loại sản phẩm, nhân khẩu học, nhóm tuổi và kênh bán hàng. Nhờ ảnh hưởng của nghành công nghệ làm đẹp ở Hàn Quốc và Nhật Bản, phụ nữ Việt Nam ngày càng quan tâm và đầu tư hơn vào mĩ phẩm đặc biệt là các sản phẩm dưỡng da. Một trong những xu hướng được quan tâm nhất là làm trắng da. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Thị trường và các định chế tài chính 206 tài liệu
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1.1 K tài liệu
Phân tích thị trường - Môn Thị trường và các định chế tài chính - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Theo phân tích thị trường sản phẩm chăm sóc da Việt Nam, thị trường được phân khúc dựa trên loại sản phẩm, nhân khẩu học, nhóm tuổi và kênh bán hàng. Nhờ ảnh hưởng của nghành công nghệ làm đẹp ở Hàn Quốc và Nhật Bản, phụ nữ Việt Nam ngày càng quan tâm và đầu tư hơn vào mĩ phẩm đặc biệt là các sản phẩm dưỡng da. Một trong những xu hướng được quan tâm nhất là làm trắng da. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Thị trường và các định chế tài chính 206 tài liệu
Trường: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:





Tài liệu khác của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Preview text:
lOMoARcPSD| 50205883
Thực trạng thị trường mỹ phẩm Việt Nam
Theo phân tích thị trường sản phẩm chăm sóc da Việt Nam, thị trường được phân khúc dựa trên
loại sản phẩm, nhân khẩu học, nhóm tuổi và kênh bán hàng. Nhờ ảnh hưởng của nghành công
nghệ làm đẹp ở Hàn Quốc và Nhật Bản, phụ nữ Việt Nam ngày càng quan tâm và đầu tư hơn vào
mĩ phẩm đặc biệt là các sản phẩm dưỡng da. Một trong những xu hướng được quan tâm nhất là làm trắng da.
1.Phân loại theo sản phẩm:
Đối với nhóm sản phẩm dưỡng da, kem dưỡng (Cream) được coi là một trong những sản phẩm
chăm sóc da phổ biến nhất tại Việt Nam. Việc áp dụng kem chăm sóc da đã tăng lên ở thế hệ Z,
do những lợi ích nó mang lại như giúp cải thiện tone màu và kết cấu da.
Theo báo cáo của Q&Me, nhóm sản phẩm phổ biến nhất trên thị trường mỹ phẩm Việt Nam bao
gồm: son, chỉ kẻ mày, kem che khuyết điểm, kem nền, vascara, phấn má,… Hơn 50% người tiêu
dùng trên 23 tuổi thường xuyên sử dụng mỹ phẩm trang điểm cho văn phòng, trường học hay đi chơi.
2.Phân loại theo độ tuổi: -
Thế hệ Millennials (Gen Y) sẽ đóng góp tỷ trọng lớn nhất (46.17%) trong việc tiêu thụ
sản phẩm dưỡng da. Dự báo đến năm 2027, nhóm tuổi này sẽ tăng mức tiêu thụ và chiếm tỷ
trọng cao hơn nữa trên thị trường. -
Việc chăm sóc da diễn ra chủ yếu ở độ tuổi từ 16 đến 54, ở cả nam và nữ giới. Ở các độ
tuổi và mức sống khác nhau, mức chi tiêu cho việc chăm sóc da của mỗi người cũng khác nhau. lOMoARcPSD| 50205883 -
Độ tuổi từ 24-29 tuổi là độ tuổi sử dụng nhiều mĩ phẩm nhất, chiếm đến 54%. Tiếp đó là
độ tuổi 19-24 chiếm 23%, các bạn trẻ bắt đầu quan tâm chăm sóc da nhiều hơn. Độ tuổi 29-34
chiếm 18%, đây là độ tuổi bắt đầu quan tâm đến chống lão hoá. Họ sử dụng sản phẩm cao cấp
hơn, đơn giản hoá các bước chăm sóc da. Cuối cùng là độ tuổi trên 34 chỉ chiếm 5%.
3. Phân khúc thị trường:
- Theo thống kê chỉ có 7% mĩ phẩm liên quan tới chăm sóc body, 1% liên quan đến da tay. Còn
92% là liên quan tới khuôn mặt, trong đó có một nửa là kem dưỡng.
- Có đến 90% là hàng nhập khẩu, còn 10% là hàng nội địa Việt Nam.
Xu hướng mua sắm mỹ phẩm của người Việt Nam
Theo khảo sát được thực hiện bởi Q&Me, số tiền trung bình mà phụ nữ Việt Nam chi tiêu cho
mỹ phẩm chăm sóc da là 436.000 VNĐ mỗi tháng: •
51% chi 200-300 nghìn đồng mỗi tháng •
8% chi 50 nghìn đồng mỗi tháng •
7% chi nhiều hơn 1 triệu đồng
Khảo sát cũng chỉ ra phụ nữ ở các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội sẵn sàng chi
tiêu nhiều hơn cho mỹ phẩm chăm sóc da và sản phẩm trang điểm. Điều này phụ thuộc nhiều vào
đặc điểm khí hậu từng thành phố, khác biệt độ tuổi và đặc thù công việc.
Sản phẩm chăm sóc da được sử dụng nhiều nhất là sữa rửa mặt (77%), nước tẩy trang (66%),
kem chống nắng (45%), kem dưỡng ẩm (37%), toner (36%), serum (28%). Điều đặc biệt là
những người được khảo sát đưa ra lý do không sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da nhiều nhất là do
không biết chọn lựa loại nào (32%), cao hơn cả lý do quá bận để chăm sóc da. lOMoARcPSD| 50205883
Người tiêu dùng quan tâm trước tiên đến tính an toàn của mỹ phẩm. Điều này có thể giải thích
cho việc các nhãn hàng mỹ phẩm drugstore rất dược ưa chuộng tại Việt Nam. Người Việt dần
nhận thức tốt hơn về các sản phẩm hữu cơ, không có nguồn gốc động vật, làm đẹp an toàn và có lợi cho sức khỏe.
Khái niệm về “làm sạch chuyên sâu” đã không còn mới lạ ở Việt Nam. Trung bình, cứ 4 người
lại có 1 người có chu trình làm đẹp hơn 4 bước, giải quyết các vấn đề chính về chăm sóc da như
mụn, lỗ chân lông to và thâm quầng mắt.
Người tiêu dùng cũng sẵn sàng chi nhiều hơn cho các sản phẩm làm đẹp tác động từ bên ngoài
như các thiết bị chăm sóc da (máy rửa mặt, máy xông hơi, máy massage mặt,…) cho đến các sản
phẩm uống chức năng tác động từ bên trong.
Mỹ phẩm trang điểm cũng là phân khúc đáng chú ý tại thị trường Việt. Son môi, phấn nền,
mascara, che khuyết điểm, phấn mắt có sức tiêu thụ cực khủng trên các trang thương mại điện tử
như Shopee, Lazada, Sendo… đặc biệt trong những chiến dịch khuyến mãi. lOMoARcPSD| 50205883
Mua hàng trực tuyến thay vì ra tận cửa hàng
1.Khách hàng cẩn trọng hơn khi mua:
Vì sự phát triển của internet và mạng xã hội nên người tiêu dùng hiểu biết hơn về các sản phẩm
dưỡng da, vì thế họ trở nên cẩn trọng hơn khi mua. Họ thường sẽ tìm đọc các review về sản
phẩm hoặc hỏi bạn bè, bác sĩ trước khi quyết định mua.
2. Sàn thương mại điện tử:
Với sự phát triển của thương mại điện tử, việc bán hàng trên các kênh mạng xã hội như
Facebook, Instagram, Tiktok và các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,
Sendo… đã không còn mới mẻ tại Việt Nam.
Người bán dễ dàng cung cấp thông tin và định hướng thương hiệu của mình trên Fanpage,
Website hay trên gian hàng TMĐT. Người mua được tăng thêm niềm tin và hiểu biết về thương
hiệu, từ đó đưa ra lựa chọn mua hàng một cách thông minh hơn.
Người tiêu dùng tìm kiếm thông tin về mỹ phẩm tại Việt Nam thông qua các Group review trên
Facebook chiếm (69%), kế tiếp là gợi ý từ bạn bè (48%), sau đó là trên các website như trang
web của các hãng mỹ phẩm hay trên các trang blog dành cho phụ nữ.
Việc mua hàng và thanh toán trực tuyến đem lại những trải nghiệm tuyệt vời, giúp tiết kiệm thời
gian và tiền bạc. Người mua hàng online thông minh sẽ tận dụng những chiến dịch khuyến mãi
để mua sắm tiết kiệm hơn.
Hiện nay, Shopee đã có danh mục Shopee Mall, Lazada có LazMall – nơi các thương hiệu có thể
đăng kí gian hàng chính hãng, giúp người tiêu dùng yên tâm đặt hàng mà không lo hàng giả, hàng kém chất lượng. lOMoARcPSD| 50205883
Sự có mặt từ rất sớm của đông đảo các nhãn hàng mỹ phẩm quốc tế tạo ra nhiều khó khăn trong
việc tìm kiếm chỗ đứng cho thương hiệu Việt. Để được người dùng biết đến và tin dùng, mỹ
phẩm Việt cần cố gắng hơn nữa trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm của mình, thay đổi
hành vi người tiêu dùng và có những chiến dịch tiếp thị mạnh mẽ.
Các yếu tố cạnh tranh -Giá cả -Nguồn gốc xuất xứ
-Thương hiệu nổi tiếng -Hiệu quả nhanh chóng -Cho dùng thử sản phẩm
-Mẫu sản phẩm đa dạng
-Các chương trình khuyến mãi -Nhân viên tư vấn -Bao bì mẫu mã