-
Thông tin
-
Quiz
Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ rừng trồng sản xuất ở Hòa Bình, giai đoạn 2020-2022
Rừng, như một phần quan trọng của hệ sinh thái trái đất, đóng vai trò không thểphủ nhận trong việc duy trì sự cân bằng môi trường và hỗ trợ sự sống của nhiềuloài sinh vật.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Thị trường giá cả ( HVNN) 17 tài liệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ rừng trồng sản xuất ở Hòa Bình, giai đoạn 2020-2022
Rừng, như một phần quan trọng của hệ sinh thái trái đất, đóng vai trò không thểphủ nhận trong việc duy trì sự cân bằng môi trường và hỗ trợ sự sống của nhiềuloài sinh vật.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Môn: Thị trường giá cả ( HVNN) 17 tài liệu
Trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:












Tài liệu khác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45476132
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KẾ TOÁN VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
-------------***-------------
Chủ đề : Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ rừng trồng
sản xuất ở Hòa Bình, giai đoạn 2020-2022
TÊN HỌC PHẦN MÔN HỌC : THỊ TRƯỜNG VÀ GIÁ CẢ NHÓM : 10 LỚP : K67 LOGISE Hà Nội – 2023 THÀNH VIÊN NHÓM Họ và tên Mã sinh Nhiệm vụ Điểm viên Tô Vũ Ngọc Chuân 676319 Thuyết trình 10 Nguyễn Duy Hưng 676466 Tìm nội dung 9
Nguyễn Đình Lượng 676599 Tìm nội dung 0 lOMoAR cPSD| 45476132 Hoàng Thị Hà Mẫn 676616 Tìm nội dung 8 Nguyễn Văn Phúc 676720 Làm ppt 10 Đinh Mai Phương 676725 Tìm nội dung 8 Lại Anh Phương 676730
Tổng hợp nội dung, làm word 10 Phạm Minh Quang 676750 Tìm nội dung 8 Bùi Thu Trang 676862 Thuyết trình 10 MỤC LỤC PHẦN I:MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4 Kết cấu tiểu luận PHẦN II:NỘI DUNG
2.1 Khái quát về rừng trồng sản xuất ở Hoà Bình
2.2 Phân tích sản xuất rừng trồng sản xuất ở Hoà Bình giai đoạn 2020-2022
2.3 Phân tích tiêu thụ rừng trồng sản xuất ở Hoà Bình giai đoạn 20202022
2.4 Tác động kinh tế và môi trường
2.5 Bảng so sánh tình hình sản xuất và tiêu thụ rừng trồng sản xuất
tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2020-2022
2.6 Nguồn tài liệu tham khảo
PHẦN III:KẾT LUẬN lOMoAR cPSD| 45476132 PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng, như một phần quan trọng của hệ sinh thái trái đất, đóng vai trò không thể
phủ nhận trong việc duy trì sự cân bằng môi trường và hỗ trợ sự sống của nhiều
loài sinh vật. Rừng không chỉ cung cấp nguồn gỗ quý giá mà còn giữ nước, giảm
thiểu hiện tượng lũ lụt, và giữ cho đất đai không bị rửa trôi. Đối với rừng trồng sản
xuất, nó không chỉ mở ra khả năng sản xuất lâu dài về gỗ, mà còn có thể tạo ra
nguồn thu nhập ổn định cho cộng đồng nơi đó.
Tính cấp thiết của rừng trồng sản xuất nằm ở khả năng kết hợp giữa việc cung cấp
nguồn lợi sản xuất và việc bảo vệ môi trường. Quản lý thông minh của rừng trồng
có thể đảm bảo sự đa dạng sinh học, kiểm soát chất lượng nước, và duy trì sự ổn
định của hệ sinh thái. Đồng thời, sự phát triển bền vững của rừng trồng cũng giúp
người dân tận dụng tài nguyên một cách có trách nhiệm, không gây ra tác động tiêu
cực lâu dài đến môi trường.
Nhưng để đạt được sự cân bằng giữa sản xuất và bảo vệ môi trường, cần sự quản lý
thông minh, chính sách hỗ trợ, và sự nhận thức của cộng đồng địa phương về giá
trị lâu dài của rừng trồng sản xuất.
Chính vì vậy, Đảng và các cơ quan ban ngành tỉnh Hòa Bình nhận thấy được sự
quan trọng của rừng và những lợi ích mà rừng trồng sản xuất đem lại và đã tiến
hành mở các cuộc họp đưa ra những chính sách thích hợp để phát triển rừng trong
đó có rừng trồng sản xuất. Qua đó, đã làm thay đổi tình hình rừng cũng như rừng
sản xuất tại địa phương.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Nội dung: Tình hình sản xuất và tiêu thụ rừng trồng sản xuất tại Hòa Bình giai đoạn 2020-2022
-Đánh giá các chỉ tiêu
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về tình hình sản xuất và tiêu thụ rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh
Hòa Bình trong những năm 2020,2021,2022.
1.4 Cấu trúc tiểu luận
Gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận lOMoAR cPSD| 45476132 PHẦN II:NỘI DUNG
2.1 Khái quát về rừng trồng sản xuất ở Hoà Bình
Những năm qua công tác phát triển rừng trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều thành
tựu quan trọng,, quan điểm định hướng xã hội hóa nghề rừng được triển khai thực
hiện. Kết quả tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh đạt trên 51%. Kinh tế rừng đóng góp tỷ
trọng tương đối lớn trong kinh tế của tỉnh.
Theo đó, toàn tỉnh có 237.299,32 ha rừng (rừng tự nhiên 141.614,03 ha, rừng trồng
95.685,29 ha); 60.713,68 ha đất mới trồng rừng. Hiện nay, tỷ lệ độ che phủ rừng
đạt 51,69%; trong đó, diện tích có rừng sản xuất 132.817,79 ha (bao gồm
28.256,99 ha rừng tự nhiên; 78.531,69 ha rừng trồng; 26.029,11 ha rừng mới trồng
chưa thành rừng); đất chưa có rừng 16.611,22 ha.
Tính từ năm 2020 đến 2022, toàn tỉnh trồng được trên 14.314 ha rừng, bình quân
mỗi năm trồng gần 7.157 ha, trong đó trên 95% rừng trồng được sử dụng giống
đảm bảo chất lượng, nguồn gốc rõ ràng, được mua hoặc sản xuất từ các nguồn
giống, vật liệu giống được công nhận. Ngoài ra diện tích này có điều kiện quan
trọng để trở thành rừng trồng kinh doanh gỗ lớn, diện tích chuyển hóa từ cây gỗ
nhỏ sang rừng cây gỗ lớn ngày càng tăng.
. Một số huyện, thành phố sử dụng kinh phí địa phương để xây dựng mô hình trồng
rừng gỗ lớn, đã lan tỏa, nhân rộng trong nhân dân như: mô hình trồng cây Tông dù
ở huyện Mai Châu;trồng keo tai tượng Úc ở các huyện Lạc Sơn, Lạc Thủy, Tân
Lạc... Trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều mô hình kinh doanh rừng gỗ lớn chu kỳ
10 - 12 năm, sản lượng đạt 150 -200 m3/ha cho thu nhập 150 - 200 triệu đồng/ha;
lợi nhuận thu về cao hơn nhiều rừng trồng kinh doanh gỗ nhỏ. Năng suất rừng
trồng từ năm 2020 trở về trước bình quân đạt 12m3/ha/năm, đến năm 2022 bình
quân đạt 16m3/ha/năm, tăng 4 m3/ha/năm; sản lượng gỗ bình quân năm 2022 là
80m3/ha/chu kỳ 5 năm; giá trị thu được bình quân trên 1 ha tăng 1,33 lần so với năm 2020.
Ngoài ra cây trồng chủ yếu còn có thêm cây luồng
Hàng năm, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị tăng cường công tác bảo vệ và phát triển
rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. UBND các huyện, thành phố ban hành nhiều
văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa
cháy rừng (PCCCR)... thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát
triển rừng trên địa bàn; chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm
tra phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.
Lực lượng Kiểm lâm cấp huyện đã hướng dẫn các chủ rừng xây dựng, rà soát,
chỉnh sửa, bổ xung 150 phương án phòng cháy, chữa cháy rừng cấp xã, 27 phương lOMoAR cPSD| 45476132
án phòng cháy, chữa cháy rừng của chủ rừng là tổ chức và 12.361 phương án
PCCCR của các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn toàn tỉnh. Xây dựng,
củng cố 1.835 tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng ở các thôn, bản với 11.268 người tham gia.
Kinh phí thực hiện hỗ trợ chính sách trên địa bàn tỉnh chủ yếu do ngân sách trung
ương đảm bảo, phần còn lại do các hộ gia đình, cộng đồng dân cư bỏ kinh phí thực
hiện. Với tổng kinh phí phân bổ cho hỗ trợ khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng,
hỗ trợ cộng đồng thôn bản vùng đệm giai đoạn 2020-2022 là 61.357 triệu đồng,
trong đó năm 2021 là 24,6 tỷ đồng; năm 2022 là 36,7 tỷ đồng. Kinh phí thực hiện
hỗ trợ trồng rừng sản xuất từ nguồn ngân sách trung ương là 17,7 tỷ đồng, trong đó
năm 2020 là 5,7 tỷ đồng; năm 2021 là 12 tỷ đồng.
2.2 Phân tích tình hình sản xuất rừng trồng sản xuất tại Hoà Bình giai đoạn 2020 -2022
a, Tình trạng sản xuất rừng trồng sản xuất giai đoạn 2020-2022 tại Hoà Bình
+ Từ năm 2020 đến nay, toàn tỉnh trồng được trên 21.470 ha rừng, bình quân mỗi
năm trồng gần 7.157 ha, trong đó trên 95% rừng trồng được sử dụng giống đảm
bảo chất lượng, nguồn gốc rõ ràng, được mua hoặc sản xuất từ các nguồn giống,
vật liệu giống được công nhận. Diện tích này có điều kiện quan trọng tiên quyết để
trở thành rừng trồng kinh doanh gỗ lớn. Diện tích chuyển hóa từ cây gỗ nhỏ sang
rừng cây gỗ lớn ngày càng tăng. Theo số liệu công bố hiện trạng rừng năm 2022,
diện tích rừng sản xuất là rừng trồng trên 78.531 ha (không bao gồm diện tích rừng
trồng từ năm 2020 - 2022 do chưa đủ tiêu chí thành rừng), trong đó, rừng trồng đã
chuyển hóa thành rừng gỗ lớn 10.019 ha (diện tích rừng từ 8 năm tuổi trở lên, có
đường kính và chiều dài đảm bảo quy định là gỗ lớn theo tiêu chuẩn Việt Nam).
Mặt khác, có 68.512 ha rừng trồng (từ tuổi 3 - 7), gồm: 54.810 ha (chiếm 80%)
rừng trồng được sử dụng giống đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, được
mua hoặc sản xuất từ các nguồn giống, vật liệu giống được công nhận, đây là diện
tích rừng có tiềm năng để áp dụng kéo dài chu kỳ kinh doanh rừng và các biện
pháp kỹ thuật, thâm canh sẽ trở thành rừng trồng kinh doanh gỗ lớn trong tương
lai; còn lại 13.702 ha (chiếm 20%) rừng trồng do người dân tự sản xuất giống hoặc
mua giống trôi nổi từ các tỉnh, không rõ nguồn gốc, thực hiện biện pháp trồng rừng
kinh doanh gỗ nhỏ. Hiện tượng khai thác rừng non được giảm dần qua các năm.
b, Những thách thức, vấn đề:
Mặc dù đạt được những thành tựu quan trọng, nhưng ngành Lâm nghiệp vẫn còn
phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: lOMoAR cPSD| 45476132
● Đầu tiên phải kể đến vấn đề tư duy, nhận thức về phát triển kinh tế ngành. Trước
đây, chúng ta chưa rõ về con đường phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với quản lý
rừng và cải thiện sinh kế bền vững. Chưa nhận thức rõ sức sống của kinh tế rừng là
chuỗi giá trị vận hành theo cơ chế thị trường. Chưa hình dung rõ nét về mô hình
của ngành kinh tế - kỹ thuật tích hợp đa mục đích, tối ưu hiệu quả và ích lợi. Có thể
nói, đây là thách thức không dễ vượt qua trong quá khứ, là một trong những
nguyên nhân chủ yếu gây ra "độ trễ" của các chính sách trong phát triển kinh tế rừng.
● Tiếp đó là rào cản về kinh tế, xã hội và tự nhiên ở vùng rừng núi. Phát triển kinh tế
rừng thường diễn ra ở nơi chậm phát triển, khó tiếp cận, yếu cả về thế và lực. Từ
vùng núi, trung du, cao nguyên đến vùng ven biển và hải đảo đều chịu nhiều sức ép
nảy sinh trong quá trình phát triển nông thôn và đô thị hóa. Các hiện tượng bất lợi
và dị thường của thiên nhiên cùng với suy thoái tài nguyên, môi trường và biến đổi
khí hậu cũng là thách thức lớn và lâu dài cho phát triển kinh tế rừng.
● Thách thức thứ ba là hiệu quả của phát triển kinh tế rừng chậm được biểu hiện
trong khi tính bền vững thường mong manh và rủi ro khá cao. Năng suất rừng
trồng còn thấp, hiện chỉ đạt bình quân 15-18m3/ha/năm (bằng khoảng 50-60% so
với tiềm năng). Lợi nhuận từ rừng trồng keo, bạch đàn với tuổi khai thác 6-8 năm
chỉ đạt 7-12 triệu đồng/ha/năm, chưa tính đến chi phí có thể gây ra suy thoái đất.
● Nhiều trường hợp giá thành cao hơn giá bán, nên không có lãi. Chuỗi giá trị lâm
sản còn yếu về tiềm lực, thấp về hiệu quả, lỏng về liên kết và mất cân bằng về lợi
ích. Công nghệ chế biến lâm sản còn hạn chế, cơ cấu thị trường lâm sản chưa hợp
lý. Một số loại dịch vụ môi trường rừng chưa được khai thác thành nguồn thu cho
đầu tư phát triển rừng.
c, Giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất rừng trồng:
Để thực hiện hiệu quả trong sản xuất rừng trồng tại tỉnh và các địa phương trong
địa bàn Hòa Bình, cần:
● Đẩy mạnh công tác sẽ đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền các chính sách tạo
chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động trong cán bộ và nhân dân. Tổ chức
bình tuyển cây đầu dòng, hỗ trợ sản xuất cây giống nuôi cấy mô; hỗ trợ giống chất
lượng cao và phân bón. Phát triển bền vững nguồn nguyên liệu. Khuyến khích tiến
trình quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng. Đưa giống tốt vào sản xuất,
thực hiện thâm canh và xác định chu kỳ kinh doanh hợp lý để bảo tồn và bồi bổ
đất. Trồng hỗn giao, đa canh, xen canh để phòng chống dịch bệnh. Hỗ trợ lãi suất
vay vốn ngân hàng để đầu tư thâm canh rừng và kéo dài chu kỳ sản xuất, kinh
doanh rừng gỗ lớn. Chuyển hóa sản xuất, kinh doanh rừng trồng gỗ nhỏ sang sản
xuất, kinh doanh rừng trồng gỗ lớn. Đào tạo, nâng cao năng lực cho người trồng rừng. lOMoAR cPSD| 45476132
● Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào chế biến gỗ rừng trồng; thành lập
các hợp tác xã lâm nghiệp. Khuyến khích liên doanh liên kết, trao đổi, chuyển
nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng rừng, đất rừng nhằm thực hiện dồn điền đổi
thửa, tích tụ đất lâm nghiệp, tạo ra các vùng sản xuất có quy mô lớn. Xây dựng,
ban hành cơ chế chính sách của tỉnh để triển khai thực hiện Đề án.
● Thu hút đầu tư liên kết trồng rừng, khai thác rừng, thu mua nguyên liệu, chế biến
và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp chế
biến với hợp tác xã và chủ rừng; tạo vùng nguyên liệu ổn định gắn với quy hoạch
chế biến gỗ. Thúc đẩy phát triển cơ sở chế biến gỗ ứng dụng công nghệ cao, sản
xuất MDF, HDF, viên nén công nghiệp; sản xuất đồ mộc hướng đến xuất khẩu.
Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại thông qua hoạt động hội chợ triển
lãm; tăng cường cải tiến về kiểu dáng và chất lượng sản phẩm tiêu thụ nội địa để
cạnh tranh mạnh mẽ với hàng nhập khẩu.
● Thực hiện các cam kết, hợp tác quốc tế; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, chế
biến, xuất khẩu lâm sản, quản lý rừng bền vững và chứng chỉ quản lý rừng bền
vững (FSC); tranh thủ các nguồn viện trợ quốc tế. Đẩy mạnh trồng rừng, phát triển
rừng sản xuất gắn với phát triển cây dược liệu dưới tán rừng và các hoạt động du
lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí khai thác du lịch sinh thái theo quy định.
● Phát triển "mô hình sản xuất - tiêu thụ sản phẩm" phù hợp lâu dài với sự đổi thay
của thế giới và với cả bối cảnh rủi ro hay dịch bệnh khó lường
● Hoàn thiện cơ chế, chính sách cho việc mở rộng thực hiện chi trả dịch vụ môi
trường rừng, trong đó có chi trả dịch vụ thương mại carbon rừng, trao đổi, giao
dịch hạn ngạch giảm phát thải.
● Giải pháp về đất đai: Thực hiện việc rà soát, điều chỉnh định kỳ theo phương án
quy hoạch lâm nghiệp của tỉnh. Thường xuyên kiểm tra, rà soát việc sử dụng đất
rừng, đảm bảo sử dụng đất hiệu quả, đúng mục đích và theo quy định của pháp luật.
● Giải pháp về vốn: Cân đối, bố trí vốn kịp thời theo nguồn vốn hỗ trợ của TW, của
tỉnh, từ chương trình mục tiêu Bảo vệ và phát triển rừng và Đề án Hỗ trợ phát triển
bền vững sản xuất tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do
UBND tỉnh ban hành; sử dụng lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực từ các tổ chức,
cá nhân và chủ rừng để thực lOMoAR cPSD| 45476132
2.3 Phân tích tình hình tiêu thụ rừng trồng sản xuất tại Hoà Bình giai
đoạn 2020-2022 a, Đánh giá thị trường tiêu thụ rừng trồng sản xuất giai đoạn 2020-2022
- Hiện nay, nhận thức của chính quyền cơ sở và người dân về phát triển rừng sản
xuất theo hướng thâm canh rừng trồng gỗ lớn có sự chuyển biến tích cực. Một số
huyện, thành phố sử dụng kinh phí địa phương để xây dựng mô hình trồng rừng gỗ
lớn, đã lan tỏa, nhân rộng trong nhân dân như: mô hình trồng cây Tông dù ở huyện
Mai Châu;trồng keo tai tượng Úc ở các huyện Lạc Sơn, Lạc Thủy, Tân Lạc... Trên
địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều mô hình kinh doanh rừng gỗ lớn chu kỳ 10 - 12
năm, sản lượng đạt 150 -200 m3/ha cho thu nhập 150 - 200 triệu đồng/ha; lợi
nhuận thu về cao hơn nhiều rừng trồng kinh doanh gỗ nhỏ. Năng suất rừng trồng từ
năm 2020 trở về trước bình quân đạt 12m3/ha/năm, đến năm 2022 bình quân đạt
16m3/ha/năm, tăng 4 m3/ha/năm; sản lượng gỗ bình quân năm 2022 là
80m3/ha/chu kỳ 5 năm; giá trị thu được bình quân trên 1 ha tăng 1,33 lần so với năm 2020.
-Qua đó, từng bước nâng cao thu nhập, người dân vươn lên làm giàu từ kinh
doanh rừng gỗ lớn, điều này có ý nghĩa quan trọng đối với đồng bào các dân tộc ít
người vùng sâu, vùng xa của tỉnh có đời sống còn nhiều khó khăn. Tỷ trọng đóng
góp của lĩnh vực lâm nghiệp trong ngành NN&PTNT năm 2020 là 9,37% và tăng lên 11,11% năm 2022.
-Hòa Bình có trên 459 nghìn hecta rừng tự nhiên, trong đó, diện tích quy hoạch
cho lâm nghiệp 298 nghìn hecta, chiếm 64,66%. Diện tích quy hoạch rừng sản xuất
trên 149 nghìn hecta, chiếm 51,70% tổng diện tích quy hoạch lâm nghiệp, bao
gồm: rừng tự nhiên hơn 28 nghìn hecta, rừng trồng trên 69 nghìn hecta, đất trống gần 52 nghìn hecta.
-Tuy nhiên, hầu hết diện tích rừng trồng áp dụng phương thức sản xuất kinh
doanh gỗ nhỏ, khai thác rừng non với chu kỳ 5- 6 năm theo hình thức quảng canh;
năng suất, chất lượng rừng còn thấp (khoảng 65m3/ha/chu kỳ); sản phẩm khai thác
chủ yếu làm nguyên liệu giấy và dăm gỗ. Thu nhập cho một chu kỳ sản xuất chỉ đạt
10,4 triệu đồng/ha/năm, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh
b, Xem xét xu hướng tiêu thụ, các sản phẩm chủ yếu, và đánh giá khả năng cung
ứng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ rừng trồng tỉnh Hòa Bình.
-Hoà Bình hiện có 214 cơ sở chế biến lâm sản (52 tổ chức, doanh nghiệp và 162
cá nhân, hộ gia đình), sản phẩm chủ yếu là ván ép, ván bóc, dăm băm và sản xuất,
kinh doanh đồ mộc gia dụng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số liên lOMoAR cPSD| 45476132
kết giữa doanh nghiệp với chủ rừng. Tuy nhiên, chủ yếu vẫn là trồng rừng gỗ nhỏ;
việc liên kết kinh doanh chưa chặt chẽ, chưa có tổ chức trung gian như: HTX tham
gia vào chuỗi liên kết giúp doanh nghiệp tổ chức quản lý phát triển rừng sản xuất;
diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC còn ít so với quy mô phát triển. Năm 2021,
giá trị hàng hóa đạt 1.408 tỷ đồng, trong đó, xuất khẩu 716 tỷ đồng; tiêu thụ nội địa 692 tỷ đồng.
-Cùng với đó, công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ, cung cấp thông tin thị trường
đồ gỗ để nắm bắt nhu cầu và các biến động của thị trường chưa được quan tâm. Cơ
sở chế biến chủ yếu quy mô vừa và nhỏ với công nghệ lạc hậu, thiếu vốn đầu tư,
nguồn nhân lực chất lượng không cao, thiếu thông tin thị trường. Chưa thu hút
được doanh nghiệp chế biến lớn, công nghệ hiện đại vào đầu tư, liên kết tạo vùng
nguyên liệu tập trung; phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng gỗ lớn gắn với quy
hoạch chế biến. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến hoạt động
sản xuất của ngành chế biến, xuất khẩu gỗ. Nhiều nhà máy phải đóng cửa, dừng hoạt động.
-Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Hòa Bình, trong quý I/2022, tỉnh đã khai thác
trên 385 ha rừng trồng tập trung với khối lượng trên 32 nghìn m3 gỗ; khai thác cây
phân tán được 3.578 m3 gỗ, trên 46 nghìn ster củi, hơn 738 nghìn cây tre, bương,
luồng, giang, nứa, hơn 138 tấn dược liệu… Tổng thu nhập từ rừng của các tổ chức,
hộ gia đình trên địa bàn tỉnh ước đạt trên 134 tỷ đồng. Hiện tỉnh có 214 cơ sở chế
biến lâm sản với khối lượng sản xuất trong quý I đạt trên 3.200m3 đồ mộc, trên 36
nghìn tấn dăm băm, hơn 24 nghìn m3 ván ép, trên 1.000 tấn bột giấy…., giá trị
hàng hóa ước đạt hơn 320 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu trên 126 tỷ đồng, tiêu thụ
nội địa gần 195 tỷ đồng.
2.4 Tác động đến kinh tế và môi trường
- Tác động của hoạt động kinh tế đến môi trường có thể rất đa dạng và phức tạp. Có
những cách mà hoạt động kinh tế có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, như
sử dụng quá mức tài nguyên tự nhiên, gây ra ô nhiễm không khí và nước, hoặc thay
đổi đáng kể đới sống của các loài động vật.
- Tuy nhiên, cũng có những cơ hội để kinh tế và môi trường phát triển cùng nhau. Các
hình thức kinh doanh bền vững và các chiến lược tiếp cận tiêu thụ tài nguyên có thể
giúp giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường. Việc đầu tư vào năng lượng tái tạo,
công nghệ xanh, và việc sử dụng tài nguyên một cách thông minh có thể tạo ra cơ hội
kinh doanh mới và đồng thời giảm thiểu tác động xấu đối với môi trường. lOMoAR cPSD| 45476132
Một số ví dụ cụ thể của tác động kinh tế đến môi trường bao gồm:
1. Thay đổi khí hậu: Sử dụng nhiên liệu hóa thạch và khí thải từ các ngành công
nghiệp có thể gây ra biến đổi khí hậu.
2. Mất rừng và suy thoái đất đai: Khai thác gỗ và sử dụng đất đai cho mục đích
công nghiệp có thể dẫn đến mất môi trường sống của các loài sinh vật và làm suy
giảm chất lượng đất đai.
3. Ô nhiễm nước: Các hoạt động công nghiệp và nông nghiệp có thể gây ra ô
nhiễm nước thông qua việc xả thải hoặc sử dụng hóa chất độc hại.
Để giải quyết tình trạng này, các quốc gia và tổ chức đang làm việc để thúc đẩy
phát triển kinh tế bền vững, thông qua các biện pháp như hỗ trợ cho công nghệ tiết
kiệm năng lượng, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển các giải pháp xanh, và thúc
đẩy nhận thức về việc bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế.
2.5 Bảng so sánh tình hình sản xuất và tiêu thụ rừng trồng sản xuất tỉnh Hòa
Bình giai đoạn 2020-2022 Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 2020 2021 2022 2022/202 2021/2020 BQ 1 Diện tích 95.685,29 94.991,17 78.531,69 2,0 2,4 2,2 rừng trồng sản xuất (ha) Sản lượng gỗ 546.024 591.076 657.160 11,2 19,2 24 (m³) Diện tích 2.867 3.474 3.678 6,2 27,6 20,1 rừng trồng gỗ lớn (ha) Năng suất 12 13 16 25 33,3 28,8 rừng trồng (m³/ha/năm) lOMoAR cPSD| 45476132 Giá trị thu 24,2 27,2 29,5 18,2 25 21,6 được/ha (triệu) Tiêu thụ gỗ 263.100 293.000 283.700 -3,2 9,1 2,95 rừng trồng (m³)
2.6 Nguồn tài liệu tham khảo
Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/hoa-binh-phat-trien-ben-vung-tu-rung- san-xuat-
366100.html https://kinhtenongthon.vn/hoa-binh-trien-khai-giai-phap-nang-cao-
gia-tri-kinh-terung-post50242.html https://baotainguyenmoitruong.vn/hoa-binh-
phat-trien-ben-vung-tu-rung-san-xuat- 366100.html
http://thongkehoabinh.gso.gov.vn/ChitietTinhhinhKT-XH.aspx?bantin=4
http://www.baohoabinh.com.vn/12/184068/Phat-trien-ben-vung-rung-san-xuat.htm III. KẾT LUẬN
Sản xuất và tiêu thụ của rừng trồng tại Hoà Bình đóng vai trò quan trọng trong việc
bảo vệ môi trường và cung cấp nguồn thu nhập cho cộng đồng. Việc quản lý thông
minh và bền vững của rừng đảm bảo không chỉ nguồn gỗ mà còn các dịch vụ sinh thái quan trọng.
Rừng trồng tại Hoà Bình không chỉ là nguồn cung cấp gỗ chất lượng cao mà còn
đóng góp vào quá trình giữ carbon, kiểm soát sự gió bão và duy trì đa dạng sinh học. lOMoAR cPSD| 45476132
Các dự án trồng rừng thông minh và bền vững không chỉ tăng cường khả năng tái
tạo tự nhiên mà còn thúc đẩy quy trình phục hồi đất đai.
Người dân địa phương tham gia vào quá trình sản xuất và chăm sóc rừng, từ việc
trồng cây đến bảo vệ và quản lý rừng. Ngoài việc cung cấp nguồn thu nhập ổn định,
hoạt động này còn giúp tăng cường lòng tự trọng và trách nhiệm của cộng đồng đối với môi trường.
Tuy nhiên, để đảm bảo sự bền vững trong sản xuất và tiêu thụ rừng, cần phải thực
hiện một quản lý chặt chẽ, đồng thời đào tạo và tạo ra những chính sách khuyến
khích sáng tạo và bền vững trong quá trình quản lý rừng. Điều này giúp cân bằng
giữa nhu cầu sản xuất và bảo vệ môi trường, góp phần vào sự phát triển toàn diện và
bền vững của khu vực. Cũng như những thách thức quan trọng để bảo vệ và phát
triển nguồn tài nguyên này trong tương lai