Phân tích tư tưởng chính trị: Thủ lĩnh chính trị. | Tiểu luận Chính trị học

Trong xã hội ngày nay, hệ thống tổ chức quyền lực vẫn luôn đóng vai trò then chốt  trong việc thực thi quyền lực chính trị. Và ở đó, người thủ lĩnh chính trị vẫn luôn  chiếm một vị trí vô cùng đặc biệt và quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với việc  quy định tính chất, nội dung, chiều hướng vận động của quyền lực chính trị. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Môn:

Chính Trị Học 135 tài liệu

Thông tin:
34 trang 2 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích tư tưởng chính trị: Thủ lĩnh chính trị. | Tiểu luận Chính trị học

Trong xã hội ngày nay, hệ thống tổ chức quyền lực vẫn luôn đóng vai trò then chốt  trong việc thực thi quyền lực chính trị. Và ở đó, người thủ lĩnh chính trị vẫn luôn  chiếm một vị trí vô cùng đặc biệt và quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với việc  quy định tính chất, nội dung, chiều hướng vận động của quyền lực chính trị. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

11 6 lượt tải Tải xuống
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................1
MỞ ĐẦU...............................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................3
2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................4
4. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................4
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu...............................................4
5.1 Cơ sở lý luận.........................................................................................4
5.2 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................4
6. Kết cấu tiểu luận.........................................................................................4
NỘI DUNG...........................................................................................................5
CHƯƠNG I: CÁC KHÍA CẠNH CHUNG CẦN LÀM RÕ VỀ THỦ LĨNH
CHÍNH TRỊ.......................................................................................................5
1. Khái niệm.................................................................................................5
1.1 Theo chiết tự từ.................................................................................5
1.2 Theo lịch sử........................................................................................6
1.2.1 Phương Đông...............................................................................6
1.2.2 Phương Tây.................................................................................8
1.3 Theo quan niệm chủ nghĩa Mác – Lê nin......................................10
1.4 Kết luận chung.................................................................................11
2. Phẩm chất của thủ lĩnh chính trị..........................................................11
2
3. Vai trò của thủ lĩnh chính trị................................................................15
3.1 Vai trò tích cực của thủ lĩnh chính trị...........................................15
3.2 Vai trò tiêu cực của thũ lĩnh chính trị...........................................19
CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ THỦ LĨNH CHÍNH TRỊ
VÀ LIÊN HỆ VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG, ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN
BỘ HIỆN NAY................................................................................................23
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thủ lĩnh chính trị và sự vận dụng của
Đảng ta..........................................................................................................23
1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất người thủ lĩnh chính trị
của giai cấp công nhân.............................................................................23
1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ của Đảng và việc vận
dụng của Đảng ta......................................................................................24
2. Một số phương pháp, nhiệm vụ trong công tác cải thiện đội ngũ cán
bộ của Nhà nước ta......................................................................................29
KẾT LUẬN.........................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................33
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xã hội ngày nay, hệ thống tổ chức quyền lực vẫn luôn đóng vai trò then
chốt trong việc thực thi quyền lực chính trị. Và ở đó, người thủ lĩnh chính trị vẫn
luôn chiếm một vị trí cùng đặc biệt quan trọng, ý nghĩa quyết định đối
với việc quy định tính chất, nội dung, chiều hướng vận động của quyền lực chính
trị.
Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta vẫn luôn dành một niềm quan tâm
cùng lớn đến việc chọn lọc ra được đội ngũ lãnh đạo đất nước xuất sắc. Người
khẳng định “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc; muôn việc thành công hay thất
bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Chính vậy, để đưa đất nước Việt Nam ngày
càng phát triển, ngày càng mạnh mẽ để sánh vai với các cường quốc năm châu,
tiếp bước cha ông đi trước thì ta cần phải dành nhiều sự quan tâm hơn cho việc
tìm ra được những thế hệ thủ lĩnh chính trị tiếp theo xuất sắc. Mà để tìm ra được
người thủ lĩnh chính trị xuất sắc, việc đầu tiên cần phải làm đó chúng ta cần
phải có những hiểu biết cơ bản về thủ lĩnh chính trị.
Chính những do bản trên, em quyết định chọn đề tài: Phân tích
tưởng chính trị: Thủ lĩnh chính trị. Liên hệ với tưởng Hồ Chí Minh công
tác xây dựng cán bộ hiện nay” làm bài tiểu luận kết thúc học phần môn Chính trị
học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trênsở đi từ những vấn đề chung của thủ lĩnh chính trị (khái niệm, phẩm
chất, vai trò) đến tình hình vận dụng những quan điểm của các bậc nhân thời
đại trước của Đảng ta hiện nay, em mong muốn làm nổi bật vị trí, tầm quan trọng
của thủ lĩnh chính trị đối với sự phát triển của đất nước, hội. Bên cạnh đó,
4
việc đề xuất các phương hướng để góp phần nâng cao chất lượng của đội ngũ
lãnh đạo cũng là một mục tiêu quan trọng của bài tiểu luận này.
3. Đối tượng nghiên cứu
Những khía cạnh chung của thủ lĩnh chính trị (khái niệm, phẩm chất, vai trò),
từ đó đi sâu hơn vào phẩm chất của cán bộ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn không gian: Trên phạm vi cả nước
- Giới hạn thời gian: Tính đến hết ngày 30 tháng 4 năm 2022
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Tiểu luận được thực hiện dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm Đảng Cộng sản Việt Nam.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: bài tiểu luận được thực hiện trênsở phương pháp luận
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Phương pháp nghiên cứu: bài tiểu luận được thực hiện dựa trên phương pháp
thu thập thông tin, phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp lịch sử logic
logic, tổng hợp và phân tích đánh giá
6. Kết cấu tiểu luận
Bài tiểu luận gồm phần mục lục, mở đầu, nội dung, kết luận tài liệu tham
khảo
5
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CÁC KHÍA CẠNH CHUNG CẦN LÀM RÕ VỀ THỦ LĨNH
CHÍNH TRỊ
1. Khái niệm
Thủ lĩnh chính trịmột khái niệm đặc biệt quan trọng trong phạm trù chính
trị. Bằng cách hiểu rõ và sâu khái niệm thủ lĩnh chính trị, ta mới có thể nhận thức
về vai trò cũng như ý nghĩa của họ trong việc định hình hướng phát triển
phát triển hội. Khái niệm này cũng đã được tiếp cận từ rất nhiều khía cạnh
nhằm mục đích đưa ra một kết luận súc tích, đầy đủ và dễ hiểu nhất.
1.1 Theo chiết tự từ
Cách tiếp cận theo chiết tự từ cách phân tách từng chữ ra để làm nghĩa
của mỗi thành phần, sau đó tổng hợp lại để đưa ra ý nghĩa hoàn chỉnh. Ở đây, ta
có thể phân chia khái niệm “thủ lĩnh chính trị” ra làm ba thành phần, đó là: “thủ”
– “lĩnh” – “chính trị”
Đầu tiên về chữ “thủ”. Chữ “thủ” thể được hiểu đầu. Trong một
thể sống, đầu luôn một trong những bộ phận quan trọng nhất, quyết định
trực tiếp đến sự sinh tồn của một thể. Bên cạnh đó, đầu luôn phần bắt đầu
của một thể, phát ra tín hiệu để các bộ phận khác hoạt động theo. Chính
vậy, chữ “thủ” đây đại diện cho sự đứng đầu, sự quan trọng bậc nhất của chủ
thể nghiên cứu.
Tiếp đến chữ “lĩnh”. “Lĩnh” dẫn dắt, định hướng, điều khiển một
điều đó. “Lĩnh” đây cũng thể lĩnh hội, sự tiếp thu kiến thức từ các
nguồn có chọn lọc. Như vậy, chủ thể nghiên cứu cũng mang trong mình ý nghĩa
của từ “lĩnh”, đó là dẫn dắt và lĩnh hội.
6
“Chính trị” hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, cũng như
giữa các dân tộc và các quốc gia với vấn đề giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền
lực nhà nước; sự tham gia của nhân dân vào công việc nhà nướchội; là
hoạt động thực tiễn của các giai cấp, đảng phái chính trị, các nhà nước nhằm tìm
kiếm những khả năng thực hiện đường lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa
mãn lợi ích.
Từ đó, theo cách tiếp cận chiết tự từ, ta thể nhận định “thủ lĩnh chính trị”
người đứng đầu tổ chức, vai trò tiếp thu tri thức để lãnh đạo dẫn dắt mọi
người hoàn thành nhiệm vụ chính trị do lịch sử đề ra.
1.2 Theo lịch sử
Cách tiếp cận khái niệm “thủ lĩnh chính trị” theo dòng chảy lịch sử cũng
một cách rất hay. Từ đó, ta có thể thấy rõ được sự phát triển trong nhận định của
con người qua từng thời kì và khu vực.
1.2.1 Phương Đông
Trong lịch sử cổ đại phương Đông, vua được coi một vị thủ lĩnh chính trị
tối cao, người chịu trách nhiệm toàn bộ với mọi quyết định của đất nước đời
sống nhân dân. Tuy nhiên, đã có hai trường phái khác nhau đưa ra quan niệm về
vua – thủ lĩnh chính trị ở thời cổ đại phương Đông bấy giờ.
Thứ nhất phái Nho gia. tưởng Nho gia chiếm vị trí cùng quan trọng
trong lịch sử chính trị Trung Quốc. Chính vậy, ảnh hưởng của nền tưởng
này đã ảnh hưởng không nhỏ đến Trung Quốc thời cổ đại nói riêng các nước
lân cận nói chung (trong đó cũng có Việt Nam). Trong tư tưởng trường phái Nho
gia, “vua” một người phải đầy đủ ba đức, đó là: nhân, trí, dũng. Chữ
“nhân” ở đây biểu thị cho sự nhân nghĩa, nhân đạo, giàu lòng yêu thương và bao
dung đối với tất cả mọi người. Bên cạnh đó, chữ “trí” chính trí tuệ, biểu
7
hiện cho sự anh minh sáng suốt, tri thức của một vị vua. Cuối cùng, “dũng”
đây là sự uy nghiêm, là lòng dũng cảm mạnh mẽ. Ngoài ra, một vị vua cũng cần
phải học đủ “Lục nghệ”, đó chính là: lễ, nhạc, ngự (cưỡi ngựa), xạ, thư (chữ), số
(toán). Tư tưởng chính trị của phái Nho gia còn phác họa hình tượng ông vua là
“người hiền” như Nghiêu, Thuấn.
Thứ hai trường phái Pháp gia. Hàn Phi Tử, người tổng hợp trường phái
Pháp gia, đã xây dựng nên một ông vua tương đối toàn diện từ phẩm chất, năng
lực, trình độ, cách thức phương pháp hoạt động nhằm mục đích tiêu diệt các
nước chư hầu thống nhất Trung Hoa. Quan niệm của Hàn Phi về vua thì lại
những điểm khác so với các học thuyết về chính trị cùng thời như Nho gia, Đạo
gia Mặc gia. đây, Hàn Phi Tử cho rằng vua chỉ một người “trung bình”
nhưng trong tay “Pháp”, “Thế”, “Thuật”, không cần phải một bậc thánh
nhân, một người kiêm ái vẫn có thể cai trị tốt được đất nước.
- Đối với “Pháp”, Hàn Phi Tử cho rằng “Pháp” một phần cùng quan
trọng của đất nước, pháp luật “là mệnh lệnh ban bố nơi công cộng,
hình phạt chắc chắn với lòng dân, thường cho những kẻ cẩn thận giữ pháp
luật nhưng phạt những kẻ làm trái lệnh. Đó những bầy tôi phải tuân
theo”. Vì vậy, một ông vua cần giữ và xây dựng nên pháp luật sao cho phù
hợp với thực tế hội, ngăn chặn loại bỏ lòng hám lợi quá đáng của
con người, ban hành pháp luật theo những nguyên tắc sau: Vua ban
hành pháp luật phải được viết thành văn được công bố rộng rãi và phải
ràng dễ hiểu; Vua ban hành pháp luật phải hợp thời; Vua ban hành pháp
luật phải thống nhất và ổn định; Vua ban hành pháp luật phải công bằng
- Đối với “Thế”. Theo Hàn Tử, “Thế” chính là biểu hiện của địa vị và quyền
lực, là quyền uy, là cái mà vua dựa vào để cai trị đất nước. Có “Thế” trong
tay thì người dân mới nể, từ đó thì một ông vua “trung bình” cũng thể
8
cai trị đất nước bởi địa vị quyền lực chính cái khiến con người ta
phải phục tùng tuân theo. Mất địa vị quyền uy đồng nghĩa với việc
không được tôn trọng, không sở để bảo đảm pháp luật được thực
hiện và như vậy không thể khiến người dưới phục tùng, không cai trị được
đất nước. Như vậy, trong quan niệm của Hàn Phi vua phảingười có địa
vị và quyền lực và phải giữ thật chắc địa vị, quyền thế không được chia sẻ
cho bất cứ người nào.
- Đối với “Thuật”. Trong quan niệm của Hàn Phi Tử, muốn cai trị thị bên
cạnh "Pháp""Thế" vua còn phải"Thuật". Thuật theo đây nghệ
thuật và thủ thuật trong việc cai trị con người mà cụ thể là cai trị bề tôi để
thông qua bầy tôi cai trị dân chúng, củng cố địa vị, quyền thế của mình.
Thuật dùng người của vua theo Hàn Phi là việc làm sao để bọn bầy tôi khi
thực hiện công việc phải tuân thủ pháp luật, việc công không được
lợi, luôn phải phục tùng nhà vua không được chống lại, lừa dối nhà vua.
1.2.2 Phương Tây
a. Cổ đại phương Tây
thời cổ đại phương Tây, rất nhiều bậc nhân đã đưa ra quan niệm của
mình về thủ lĩnh chính trị. Trong đó, ta phải nhắc đến một số ý kiến tiêu biểu của
Xê-nô-phôn hay Xi-xê-rô.
Đối với Xê-nô-phô, ông cho rằng thủ lĩnh chính trị người cai trị tối cao,
biết chỉ huy, giỏi thuật, thông minh giỏi thuyết phục, biết lợi ích chung
để người đưa hắn lên thấy mình được chăm sóc. Một bậc thủ lĩnh chính trị tuyệt
vời thì không phải tự nhiên, mà phải được tôi luyện bằng sự kiên nhẫn trong thời
gian dài, sự rèn luyện tự vương lên khẳng định mình, người biểu hiện ý chí
của thần linh. Như vậy, thủ lĩnh chính trị trong quan niệm của Xê-nô-phô phải
9
hội tụ đủ các yếu tố như: trí tuệ, biết nắm bắt tâm lý, đặt lợi ích chung lên đầu, kỉ
luật trong việc tự rèn luyện và đại diện cho ý chí của thần linh
Đối với Xi-xê-rô, một người thủ linh chính trị tuyệt vời phải có được s thông
thái, am hiểu nhiều lĩnh vực. Có như vậy thì mới tập hợp được mọi người và cai
trị họ. Hơn thế nữa, sự thông thái cũng sẽ giúp người thủ lĩnh biết nói chuyện với
thần linh và tượng trưng cho ý kiến của họ.
Nhìn chung, hai nhà tư tưởng cổ đại trên đều có một điểm chung, đó là họ cho
rằng thủ lĩnh chính trị phải là người thể hiện được ý chí của thần linh (trong thời
cổ đại, thần linhh luôn đứng về phía người chiến thắng).
b. Trung đại
Saint Augustine of Hippo (354-430) là một linh mục và triết gia của Giáo hội
Công giáo, được gọi là "Bác sĩ của ân sủng". Ông dành cả cuộc đời để suy ngẫm
sâu sắc về thần học và chính trị, nơi đặt nền móng của một phần quan trọng của
triết học thời trung cổ hiện đại. Augustine đã cho rằng: người chỉ huy phải
một người óc quyết đoán tầm nhìn ra trông rộng, phải năng lực chỉ
huy mình trước khi chỉ huy người khác, kiềm chế dục vọng ham muốn
nhân, biết bảo vệ lợi ích của những người dưới quyền nhưng không được vi
phạm đến lợi ích quốc gia. quan niệm của Augustine, thủ lĩnh hay thủ lĩnh
chính trị chính là người đại diện cho Chúa trời.
c. Cận - hiện đại
Đến thời cậnhiện đại, xã hội phát triển hơn, duy của con người cũng
bản vượt bậc hơn so với những thời đại trước. Do đó khó tránh khỏi những khác
biệt trong quan điểm triết học về tác dụng của cá nhân trong lịch sử. Trong đó, có
hai trường phái tư tưởng có quan niệm nổi bật và khác biệt về vĩ nhân – thủ lĩnh,
đó là: trường phái duy tâm và trường phái duy vật biện chứng.
10
- Trường phái duy tâm xu hướng tuyệt đối hóa vai trò của nhân, cho
rằng vĩ nhân người sáng tạo ra lịch sử, người biến đổi lịch sử,vai
trò quyết định đến sự phát triển của lịch sử. Theo họ, các bậc nhân
người mà hiểu được ý trời hay chân vĩnh cửu thì sẽ giúp hội loại bỏ
những “thăng trầm điên đảo”, những cảnh trái ngược bất công, những đau
thương mất mát,… Bên cạnh đó thì cũng quan niệm theo thuyết định
mệnh, phủ nhận hoàn toàn vai trò của cácnhân, những vị thủ lĩnh, lãnh
tụ đối với phong trào.
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng thì cho rằng chính nhân dânngười tạo ra
hội quần chúng chính nhân tố tạo nên lịch sử, còn thủ lĩnh chính
trị chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hội phát triển. Sở
chủ nghĩa duy vật biện chứng có những quan điểm như vậy là vì người thủ
lĩnh mới là người nhận biết được quy luật và tính quy luật vận động khách
quan của hội từ đó thì dân dắt được quần chúng nhân dân đi đúng
hướng để đạt được kết quả tốt đẹp nhất. Bên cạnh đó, để thực sự dẫn dắt
được quần chúng nhân dân thì người thủ lĩnh chính trị cần phải trưởng
thành từ phong trào quần chúng nhân dân, như vậy thì mới hiểu được
lòng dân, hiểu được nhu cầu nguyện vọng của dân, hiểu được năng lực của
dân và hiểu được phẩm chất của quần chúng nhân dân. Lấy ví dụ như Chủ
tịch Hồ Chí Minh, Người đã phải dùng một thời gian nhất định để thể
đi vào cuộc sống thực của nhân dân, hiểu được dân muốn khả năng
của họ rồi từ đó điều chỉnh con đường cứu nước khỏi tay xâm lăng
một cách phù hợp nhất.
1.3 Theo quan niệm chủ nghĩa Mác – Lê nin
Thứ nhất, thủ lĩnh chính tr xuất hiện trong những hoàn cảnh lịch sử nhất
định. Khi lịch sử những biến động, rối ren hội những bước chuyển
sang một chế độ chính trị mới thì việc thủ lĩnh chính trị xuất hiện cùng
11
quan trọng. Người thủ lĩnh, người lãnh tụ sẽ đóng vai trò là người chỉ đường dẫn
lối, khai sáng dẫn dắt quần chúng nhân dân vượt qua khó khăn tìm lại
quyền lợi.
Thứ hai, sự xuất hiện của thủ lĩnh chính trị là tất yếu. Thủ lĩnh chính trị ra đời
do đòi hỏi của lịch sử nhằm đáp ứng cho sự đòi hỏi của quần chúng nhân dân.
Nếu không có Đảng Mác – Lênin và lãnh tụ xuất sắc của Đảng, có kinh nghiệm,
nhìn xa, trông rộng, thì sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng hội, giải
phóng con người không thể thắng lợi được. Nhưng những đặc tính, khả năng,
vai trò của các vị nhân thủ lĩnh trong các thời lịch sử không thể không
khác nhau.
Thứ ba, thủ lĩnh chính trị đóng vai trò quan trọng cho việc thực hiện sứ mệnh
lịch sử. Mỗi thời đại có những lãnh tụ đặc trưng với những đức tính và khả năng
khác nhau để giải quyết những nhiệm vụ lịch sử thời đại đó đề ra. Lênin đã
từng khẳng định: “Trong lịch sử, chưa hề một giai cấp nào giành được quyền
thống trị, nếukhông đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ
chính trị (thủ lĩnh chính trị - TG), những đại biểu tiền phong đủ khả năng tổ
chức và lãnh đạo phong trào.”
1.4 Kết luận chung
Thủ lĩnh chính trị là nhân vật xuất sắc trong lĩnh vực hoạt động chính trị, xuất
hiện trong những điều kiện lịch sử nhất định, có sự giác ngộ lợi ích, mục tiêu, lý
tưởng giai cấp, khả năng nắm bắt vận dụng quy luật khách quan, năng
lực tổ chức và tập hợp quần chúng nhân dân để giải quyết những nhiệm vụ chính
trị do lịch sử đặt ra.
2. Phẩm chất của thủ lĩnh chính trị
12
Trong lĩnh vực hoạt động chính trị, các vị thủ lĩnh, lãnh tụ chính là nhân tố vô
cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến số phận của cả dân tộc, quốc gia.
Chính vậy, chế độ hội nào thời đại nào thì thủ lĩnh chính trị cùng
cần có những phẩm chất nhất định như: trí tuệ, khả năng cai trị, có năng lực đạt
tới mục tiêu chính trị đề ra. Tuy nhiên, phẩm chất của người thủ lĩnh trong mỗi
giai đoạn phát triển của lịch sử cũng khác nhau, dụ như phẩm chất của
người thủ lĩnh trong xã hội chiếm hữu nô lệ khác với thủ lĩnh chính trị trong chế
độ phong kiến cũng không giống với người thủ lĩnh chính trị của giai cấp
sản. lẽ đó, khi xem xét về phẩm chất của thủ lĩnh chính trị cần cái nhìn
khách quan, toàn diện, dựa vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể và đặc biệt phải có quan
điểm giai cấp rõ ràng vì người lãnh tụ, người thủ lĩnh chính trị luôn là người thể
hiện tập trung, tiêu biểu cho lợi ích giai cấp.
Ở các nước xã hội chủ nghĩa, các nhà khoa học cho rằng những nhà lãnh đạo
thì sẽ cần đến những phẩm chất như sau:
- Có khả năng tác động đối với mọi người xung quanh
- Có khả năng hiểu biết mọi người và phản ứng nhanh
- trí tuệ thực tiễn, tìm ra được các phương án bố trí mọi người dưới
quyền
- Có khả năng tự phê bình, biết nhìn thấy khuyết điểm của mình
- Biết cách xây dựng các mối quan hệ với người xung quanh
- Có trình độ tư duy và trí tuệ rộng
- Có tính sáng tạo cao
- Có tính đòi hỏi đối với bản thân và người khác
- Có khả năng tổ chức: biết đề ra mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ cụ thể, biết
tổ chức quá trình thực hiện nhiệm vụ, khả năng cổ mọi người làm
việc, biết đưa công tác kiểm soát vào nề nếp
13
- Biết độc lập đánh giá tình huống và bảo vệ ý kiến của mình
- Có ý chí
- Có khả năng làm việc cao (liên quan đến sức khỏe và hệ thần kinh)
Còn đối với các nhà khoa học phương Tây, họ cho rằng những người thủ lĩnh
tuyệt vời là những người sở hữu những phẩm chất dưới đây:
- Có trình độ hiểu biết và khả năng hiểu biết uyên thâm các lĩnh vực
- trình độ tổ chức: khả năng đề ra mục tiêu cho tập thể, phân công các
chức năng cụ thể cho từng người, biết tổ chức công việc tốt, khả năng
động viên mọi người, khả năng kiểm soát, kiểm tra công việc
- khả năng giao tiếp với mọi người, biết tự nhìn thấy mình biết nhận
xét về người khác
- Có tính trung thực và công bằng
- Có bản lĩnh và quyết đoán, khả năng đặt ra vấn đề, thông qua đó vượt qua
khó khăn, khả năng so sánh với các sự việc xung qquang
- Tính chân thành
- Tính chịu đựng
- Tính có mục tiêu
- Có khả năng đồng cảm
- Phẩm chất về mặt trí tuệ - thể hiện ra khi quyết định
- Nắm được nghệ thuật lãnh đạo
- Có lòng tin vào bản thân
- Có khả năng làm mất đi sự căng thẳng của chính mình và mọi người xung
quanh
- Có khả năng giữ gìn và bảo vệ uy tín của mình
- Có chính kiến riêng và biết bảo vệ chính kiến
- Có sự say mê và lòng tin
14
- Có trình độ về văn hóa, nghệ thuật, xã hội
- Ngoại hình lịch sự, ngăn nắp, gọn gang
- Có lòng tin vào cấp dưới và quần chúng
- Là người tốt trong gia đình
Từ những phẩm chất các nhà khoa học phương Đông phương Tây đặt
ra cho thủ lĩnh chính trị, ta thể thấy họ những quan điểm khá tương đồng
nhau, tuy nhiên vẫn còn nhiều sự khác biệt. Tổng hòa những quan niệm về phẩm
chất mà những người cần thủ lĩnh chính trị cần có của hai khu vực phương Đông
và phương Tây, ta có thể khái quát trên năm khía cạnh như sau:
Thứ nhất, về trình độ hiểu biết. Thủ lĩnh chính trị phải một người thông
minh, trình độ hiểu biết sâu rộng các lĩnh vực; trình độ trí tuệ, duy
khoa học, nắm bắt được những quy luật vận động phát triển của hội;
khả năng dự báo tiên đoán được tình hình; làm chủ được khoa học nghệ
thuật lãnh đạo quản lý.
Thứ hai, về phẩm chất chính trị. Thủ lĩnh chính trị cần phải giác ngộ lợi
ích giai cấp, thể hiện tập trung, tiêu biểu cho lợi ích giai cấp; trung thành với
mục tiêu tưởng đã chọn; dũng cảm đấu tranh bảo vệ lợi ích giai cấp; bản
lĩnh chính trị vững vàng trước những bước phát triển phức tạp, quanh co của lịch
sử.
Thứ ba, về năng lực tổ chức. Thủ lĩnh chính trị người khả năng về
công tác tổ chức; khả năng động viên, cổ vũ, khích lệ mọi người hoạt động
với hết khả năng của họ; có khả năng kiểm soát và kiểm tra công việc.
Thứ tư, về đạo đức tác phong. Thủ lĩnh chính trị phải người trung
thực, công bằng, không tham lam, vụ lợi; phải cởi mở, cương quyết lối
sống giản dị; phải khả năng giao tiếp tạo mối quan hệ tốt với mọi người;
phải biết lắng nghe ý kiến của người khác, lòng tin vào chính bản thân; phải
15
có khả năng tự kiểm tra bản thân và giữ gìn, bảo vệ uy tín của mình; phải có lòng
say mê công việc và lòng tin vào cấp dưới.
Thứ năm, về khả năng làm việc. Thủ lĩnh chính trị cần có sức khỏe tốt, có khả
năng làm việc cao; khả năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo; nhạy cảm
và năng động, biết cảm nhận cái mới và đấu tranh cho cái mới.
3. Vai trò của thủ lĩnh chính trị
Khác với những con người chính trị khác, thủ lĩnh chính trị là nhân vật nổi
bật trong lĩnh vực chính trị đồng thời đóng vai trò to lớn trong quá trình phát
triển của lịch sử, của xã hội loài người. Tuy nhiên, nhà văn Lê Văn Nghĩa đã
từng nói: “Điều gì cũng cần nhìn hai mặt” và thủ lĩnh chính trị cũng không phải
là một ngoại lệ. Muốn xét xem người lãnh tụ, người thủ lĩnh chính trị đem đến
vai trò tích cực hay tiêu cực cho xã hội thì ta cần tổng hợp tất cả những yếu tố
như những điều kiện lịch sử hay vị thế của giai cấp, tầng lớp sản sinh ra họ.
3.1 Vai trò tích cực của thủ lĩnh chính trị
Người thủ lĩnh chính trị đem lại vai trò tích cực chính là người lãnh tụ của
quần chúng nhân dân. Họ được sinh ra từ giai cấp tiến bộ, hoạt động theo quy
luật khách quan và sự phát triển của lịch sử. Những người thủ lĩnh đem lại giá trị
tốt đẹp sẽ luôn đặt nguyện vọng và lợi ích của nhân dân lên hàng đầu. Từ đó, họ
tập hợp, động viên được nhân dân và được quần chúng nhân dân ủng hộ ngược
lại. Chính vì vậy, sức mạnh của họ đến từ sức mạnh của rất nhiều con người
khác, những người đấu tranh cho một thế giới công bằng và tốt đẹp hơn.
Vai trò tích cực của thủ lĩnh chính trị được thể hiện ở những điểm sau đây:
Thủ lĩnh chính trị là nhân tố quyết định, là linh hồn trong việc xây dựng,
hoàn thiện hệ thống tổ chức quyền lực mà trong hệ thống đó, quyền lực
được sử dụng để thỏa mãn nhu cầu của nhân dân. (Do người thủ lĩnh nhận
thức được yêu cầu phát triển của xã hội và khả năng hiện có)
16
Thủ lĩnh chính trị cùng với đội tiên phong của giai cấp đẫ tập hợp, giáo
dục và thuyết phục quần chúng nhân dân, đẩy mạnh sức mạnh của quần
chúng trong đấu tranh chính trị nhằm tạo nên một nền chính trị phù hợp
với trình độ của xã hội và tối ưu hóa lợi ích giai cấp.
Thủ lĩnh chính trị của giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích của giai cấp
và dân tộc do có tầm nhìn sâu rộng. Vì vậy, họ không những sử hữu kĩ
năng tổ chức, thu hút lực lượng, lãnh đạo phong trào mà còn có khả năng
giúp phong trào vượt qua những thách thức, những khúc quanh co của lịch
sử từ đó thực hiện thắng lợi mục tiêu chính trị được đề ra.
Trong bản đồ lịch sử, ta không thể không nhắc đến cuộc Cách mạng Tháng
mười Nga - cuộc cách mạng được coi là mặt trời chói lọi chiếu sáng năm châu
với sự dẫn dắt của Lênin và Đảng Bônsêvích.
Ngày 14/9/1917, Lênin đã viết bài “Một trong những vấn đề căn bản của cách
mạng” đăng trên Báo Con đường công nhân. Trong bài báo này, Lênin đã nhấn
mạnh: “Vấn đề chính quyền nhà nước nhất định vấn đề chủ yếu nhất của mọi
cuộc cách mạng. Giai cấp nào giữ chính quyền? Điều đó quyết định tất cả”. Sau
khi phê phán sự do dự của những người thuộc phái Mensêvích phái của
“những người xã hội chủ nghĩa – cách mạng” đã làm chậm quá trình cách mạng,
Lênin đã dứt khoát khẳng định: “Chỉ một cuộc khởi nghĩa thắng lợi của giai
cấp sản mới thể cứu vãn được cách mạng. Nếu có, thì nên thành lập ngay
một chính quyền vững chắc và kiên quyết. Trong một cuộc cách mạng nhân dân,
nghĩa một cuộc cách mạng đã thức tỉnh quần chúng, thức tỉnh đại bộ phận
công nhânnông dân, thì chỉ có một chính quyền dựa một cách công nhiên
dứt khoát vào đa số nhân dân mới có thể vững chắc được”. Và Lênin đã chỉ đích
danh “chỉ chính quyền Xô-viếtcó thể vững chắcthể công nhiên dựa
vào đa số nhân dân”. Cuối bài viết, Lênin một lần nữa nhấn mạnh và khẳng định:
“Chính quyền về tay các Xô-viết: đó là con đường duy nhất để đảm bảo cho tình
17
hình phát triển một cách tuần tự, hòa bình, yên ổn”. Vậy từ sau bài báo này,
“Chính quyền về tay các Xô-viết” đã trở thành khẩu hiệu tiên quyết, là một trong
những động lực mạnh mẽ dẫn đến chiến thắng của Cách mạng tháng Mười Nga
vĩ đại.
Thực hiện khẩu hiệu đó, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lênin các đồng chí
của Người, đêm ngày 6 rạng sáng ngày 7/11/1917 (tức đêm 24 rạng sáng ngày
25/10/1917 theo lịch cũ, lịch Julius của Nga), toàn thể tầng lớp vô sản bị áp bức,
bóc lột bao gồm công nhân, binh nông dân đã nhất tề vùng đứng lên bao
vây Cung điện Mùa Đông (Xmônưi) thành phố Pêtơrôgrát (là thành trì của
Chính phủ sản lâm thời) bắt đầu cuộc Cách mạng tháng Mười Nga đại,
Đúng 9 giờ 45 phút sáng ngày 7/11/1917, chiến hạm Rạng Đông đã nổ loạt súng
lệnh báo hiệu tấn công. Lực lượng Bạch vệ đang bảo vệ Cung điện Mùa Đông đã
bị rối loạn. Chớp được thời cơ đó lực lượng Hồng vệ binh gồm thủy thủ, chiến
Cận vệ đỏ binh cách mạng đã tràn vào Cung điện. Cuộc chiến đấu diễn ra
quyết liệt, nhưng cuối cùng thì lực lượng cách mạng đã giành được chiến thắng.
Toàn bộ Chính phủ tư sản lâm thời bị bắt.
Đến 10 giờ sáng, ngày 7/11/1917, Ủy ban Quân sự Cách mạng, trực thuộc
Xô-viết đại biểu công nhân binh Pêtơrôgrát đã ra tuyên bố “Gửi các công
dân nước Nga” với nội dung: “Chính phủ lâm thời đã bị lật đổ. Chính quyền nhà
nước đã chuyển qua tay quan của Xô-viết đại biểu công nhân binh
Pêtơrôgrát; cơ quan đó là Ủy ban Quân sự – Cách mạng, đứng đầu là giai cấp vô
sản và đội quân bảo vệ Pêtơrôgrát. Sự nghiệp mà nhân dân đã đấu tranh để thực
hiện: đề nghị ngay tức khắc một hòa ước dân chủ, xóa bỏ quyền sở hữu ruộng
đất của bọn địa chủ, thiết lập chế độ công nhân kiểm soát sản xuất, thành lập
Chính phủ Xô-viết, sự nghiệp đó đã được bảo đảm! Cuộc cách mạng của công
nhân, binh sĩ và nông dân muôn năm!”.
18
Ngay trong đêm 7/11/1917, Đại hội Xô-viết toàn Nga lần thứ hai đã khai mạc
tại chính Cung điện Mùa Đông tuyên bố thành lập Chính quyền Xô-viết với
cơ quan điều hành là Hội đồng Bộ trưởng do Lênin làm Chủ tịch Hội đồng và 12
vị Bộ trưởng khác là các thành viên. Các sắc lệnh đầu tiên của Chính quyền Xô-
viết đã được thông qua Sắc lệnh hòa bình Sắc lệnh ruộng đất. Cũng ngay
trong phiên đại hội này, trong báo cáo về kết quả của cuộc cách mạng do Ủy ban
Quân sự Cách mạng soạn thảo, được chính Lênin trình bày đã khẳng định:
“Cuộc cách mạng công nông những người Bônsêvích không ngừng chứng
minh cần thiết, đã thành công. Cuộc cách mạng công nông đó ý nghĩa gì?
Trước hết, ý nghĩa của cuộc cách mạng đó chỗ chúng ta sẽ một Chính
phủ Xô-viết, quan chính quyền riêng của chúng ta, không hề có một sự tham
gia nào của giai cấp sản. Quần chúng bị áp bức sẽ tự mình đứng ra thành lập
chính quyền. Bộ máy nhà nước cũ sẽ bị phá hủy đến tận gốc và một bộ máy quản
mới sẽ được thành lập dưới hình thức các tổ chức Xô-viết. Từ nay một giai
đoạn mới mở ra trong lịch sử nước Nga, và cuộc cách mạng này, cuộc cách mạng
thứ ba ở nước Nga rốt cuộc phải dẫn đến thắng lợi của chủ nghĩa xã hội”.
Cũng ngay sau khi kết thúc, Đại hội toàn Nga các Xô-viết đại biểu công nhân
và binh sĩ, đại biểu các Xô-viết nông dân đã ra một Thông báo “Gửi công nhân,
binh sĩ nông dân”, trong đó nhấn mạnh đến quyết nghị của Đại hội là: “Toàn
bộ chính quyền các địa phương đều nhất luật chuyển về tay các Xô-viết. Đại
biểu công nhân, binh nông dân trách nhiệm bảo đảm trật tự cách mạng
thật sự”.
Vậy là sau một thời gian ngắn, chỉ chưa đầy hai tháng, từ ngày 14/9/1917, khi
bắt đầu có khẩu hiệu “Chính quyền về tay các Xô-viết” cho đến ngày 7/11/1917,
cuộc Cách mạng tháng Mười Nga đã thành công rực rỡ. Sự thành công của Cách
mạng tháng Mười Nga còn được khẳng định bằng các cuộc đấu tranh trong
những ngày về sau khi nhân dân Nga chống lại các thế lực đế quốc phương Tây
19
lăm le xâm lược hòng đè bẹp Chính quyền còn non trẻ lực lượng cách mạng
Nga. Nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy tài tình của Lênin, của Đảng
Bônsêvích, lực lượng Hồng vệ binh nhân dân Nga đã bảo vệ thành công
những thành quả của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại. Chính quyền Xô-
viết trên khắp nước Nga ngày càng được củng cố. Quần chúng lao động thành
thị nông thôn, trước hết nông dân nghèo đã đoàn kết lại xung quang giai
cấp sản, lực lượng lãnh đạo của cuộc cách mạng. Đứng đầu phong trào nhân
dân hùng mạnh ấy Đảng Bôsêvích, đảng đã trở thành đảng cầm quyền của
Nhà nước XHCN công nông đầu tiên trên thế giới.
Cách mạng tháng Mười Nga đại đã gắn chặt với tên tuổi của V. I. Lênin.
Dưới sự lãnh đạo của Người, Đảng Bônsêvích đã biết hòa cuộc đấu tranh của
giai cấp công nhân chủ nghĩa hội, phong trào toàn dân hòa bình, cuộc
đấu tranh của nông dân ruộng đất, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của
những dân tộc bị áp bức Nga vào cùng một dòng thác cách mạng Đảng
Bônsêvích đã biết hướng toàn bộ những lực lượng ấy vào việc đánh đổ chủ nghĩa
bản. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga một tấm gương sáng ngời
của việc áp dụng trong thực tiễn học thuyết Lênin về cách mạng hội chủ
nghĩa, sự xác nhận tính đúng đắn của kết luận Lênin đã nêu ra cho rằng
chủ nghĩa hội thể thắng lợi trước tiên trong một nước bản chủ nghĩa
riêng biệt.
3.2 Vai trò tiêu cực của thũ lĩnh chính trị
Sự tiêu cực của người thủ lĩnh chính trị có thể đến từ rất nhiều yếu tố, có thể
do vị thế giai cấp của họ: người thủ lĩnh đến từ những giai cấp phản động -
giai cấp đối lập với giai cấp tiến bộ sẽ kìm hãm sự phát triển đi lên của hội.
Bên cạnh đó, cũng có trường hợp người thủ lĩnh chính trị đến từ giai cấp tiến bộ
nhưng thiếu tài, kém đức, hoặc có tài nhưng kém đức, cá nhân chủ nghĩa, chuyên
20
quyền độc đoán nên không có khả năng nhận thức và vận dụng sáng tạo quy luật
khách quan; hoặc nhận thức đúng mà hoạt động trái với quy luật khách quan, với
lợi ích quần chúng, đi ngược lại xu thế của thời đại. Những người thủ lĩnh như
vậy dù đến từ giai cấp tiến bộ nhưng cũng đóng vai trò tiêu cực, cản trở sự phát
triển tiến bộ của xã hội, của lịch sử loài người.
Vai trò tiêu cực của thủ lĩnh chính trị thể hiện ở những điểm sau:
Không khả năng lãnh đạo phong trào, để vụt mất thời tốt để hoàn
thành nhiệm vụ lịch sử. Thêm vào đó, họ thường bối rối, không vững lập
trường thậm chí phản động trước những hoàn cảnh cần sự quyết định
chín chắn của thủ lĩnh và những bước ngoặt lịch sử.
Không xuất phát từ lợi ích chung của nhân dân đặt quyền lợi nhân
lên đầu, động đen tối nên thường gây mất đoàn kết trong hệ thống tổ
chức quyền lực. Từ đó, làm giảm đi hiệu quả của việc giải quyết thực
hiện những nhiệm vụ chính trị đã đề ra.
Không duy trì được nguyên tắc dân chủ, nhân quyền thường hay bị vi
phạm, phong trào cách mạng thiếu động lực để tồn tại phát triển do
phong cách làm việc độc đoán chuyên quyền.
Quyết định thiếu suy nghĩ, thiếu sự tính toán của “những cái đầu nóng” có
thể khiến nhân dân trở thành những người gánh chịu.
Gần 20 năm sau khi Liên Xô sụp đổ đã có nhiều người viết về nguyên nhân vì
sao Liên Xô sụp đổ một cách có hệ thống, nhiều công trình nghiên cứu đã đi đến
kết luận sự sụp đổ của Liên nguyên nhân sâu xa do những sai lầm,
khuyết tật của hình XHCN viết, một chế độ hội đã đạt những thành
tựu vĩ đại, đóng góp to lớn cho sự phát triển của nhân loại, góp phần quyết định
cứu loài người khỏi thảm họa phát - xít, nhưng đã trở nên trì trệ, không đáp ứng
được yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Cuộc cải tổ sai lầm ở Liên Xô do M.
| 1/34

Preview text:

1 MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................1
MỞ ĐẦU...............................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................3
2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................4
4. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................4
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu...............................................4
5.1 Cơ sở lý luận.........................................................................................4
5.2 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................4
6. Kết cấu tiểu luận.........................................................................................4
NỘI DUNG...........................................................................................................5
CHƯƠNG I: CÁC KHÍA CẠNH CHUNG CẦN LÀM RÕ VỀ THỦ LĨNH
CHÍNH TRỊ.......................................................................................................5
1. Khái niệm.................................................................................................5
1.1 Theo chiết tự từ.................................................................................5
1.2 Theo lịch sử........................................................................................6 1.2.1
Phương Đông...............................................................................6 1.2.2
Phương Tây.................................................................................8
1.3 Theo quan niệm chủ nghĩa Mác – Lê nin......................................10
1.4 Kết luận chung.................................................................................11
2. Phẩm chất của thủ lĩnh chính trị..........................................................11 2
3. Vai trò của thủ lĩnh chính trị................................................................15
3.1 Vai trò tích cực của thủ lĩnh chính trị...........................................15
3.2 Vai trò tiêu cực của thũ lĩnh chính trị...........................................19
CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ THỦ LĨNH CHÍNH TRỊ
VÀ LIÊN HỆ VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG, ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN
BỘ HIỆN NAY................................................................................................23
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thủ lĩnh chính trị và sự vận dụng của
Đảng ta..........................................................................................................23
1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất người thủ lĩnh chính trị
của giai cấp công nhân.............................................................................23
1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ của Đảng và việc vận
dụng của Đảng ta......................................................................................24
2. Một số phương pháp, nhiệm vụ trong công tác cải thiện đội ngũ cán
bộ của Nhà nước ta......................................................................................29
KẾT LUẬN.........................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................33 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài
Trong xã hội ngày nay, hệ thống tổ chức quyền lực vẫn luôn đóng vai trò then
chốt trong việc thực thi quyền lực chính trị. Và ở đó, người thủ lĩnh chính trị vẫn
luôn chiếm một vị trí vô cùng đặc biệt và quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối
với việc quy định tính chất, nội dung, chiều hướng vận động của quyền lực chính trị.
Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta vẫn luôn dành một niềm quan tâm vô
cùng lớn đến việc chọn lọc ra được đội ngũ lãnh đạo đất nước xuất sắc. Người
khẳng định “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc; muôn việc thành công hay thất
bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Chính vì vậy, để đưa đất nước Việt Nam ngày
càng phát triển, ngày càng mạnh mẽ để sánh vai với các cường quốc năm châu,
tiếp bước cha ông đi trước thì ta cần phải dành nhiều sự quan tâm hơn cho việc
tìm ra được những thế hệ thủ lĩnh chính trị tiếp theo xuất sắc. Mà để tìm ra được
người thủ lĩnh chính trị xuất sắc, việc đầu tiên cần phải làm đó là chúng ta cần
phải có những hiểu biết cơ bản về thủ lĩnh chính trị.
Chính vì những lý do cơ bản trên, em quyết định chọn đề tài: “ Phân tích tư
tưởng chính trị: Thủ lĩnh chính trị. Liên hệ với tư tưởng Hồ Chí Minh và công
tác xây dựng cán bộ hiện nay” làm bài tiểu luận kết thúc học phần môn Chính trị học của mình. 2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đi từ những vấn đề chung của thủ lĩnh chính trị (khái niệm, phẩm
chất, vai trò) đến tình hình vận dụng những quan điểm của các bậc vĩ nhân thời
đại trước của Đảng ta hiện nay, em mong muốn làm nổi bật vị trí, tầm quan trọng
của thủ lĩnh chính trị đối với sự phát triển của đất nước, xã hội. Bên cạnh đó, 4
việc đề xuất các phương hướng để góp phần nâng cao chất lượng của đội ngũ
lãnh đạo cũng là một mục tiêu quan trọng của bài tiểu luận này. 3. Đối tượng nghiên cứu
Những khía cạnh chung của thủ lĩnh chính trị (khái niệm, phẩm chất, vai trò),
từ đó đi sâu hơn vào phẩm chất của cán bộ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. 4. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn không gian: Trên phạm vi cả nước
- Giới hạn thời gian: Tính đến hết ngày 30 tháng 4 năm 2022 5.
Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận
Tiểu luận được thực hiện dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm Đảng Cộng sản Việt Nam.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: bài tiểu luận được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Phương pháp nghiên cứu: bài tiểu luận được thực hiện dựa trên phương pháp
thu thập thông tin, phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp lịch sử logic và
logic, tổng hợp và phân tích đánh giá 6. Kết cấu tiểu luận
Bài tiểu luận gồm phần mục lục, mở đầu, nội dung, kết luận và tài liệu tham khảo 5 NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CÁC KHÍA CẠNH CHUNG CẦN LÀM RÕ VỀ THỦ LĨNH CHÍNH TRỊ 1. Khái niệm
Thủ lĩnh chính trị là một khái niệm đặc biệt quan trọng trong phạm trù chính
trị. Bằng cách hiểu rõ và sâu khái niệm thủ lĩnh chính trị, ta mới có thể nhận thức
rõ về vai trò cũng như ý nghĩa của họ trong việc định hình hướng phát triển và
phát triển xã hội. Khái niệm này cũng đã được tiếp cận từ rất nhiều khía cạnh
nhằm mục đích đưa ra một kết luận súc tích, đầy đủ và dễ hiểu nhất. 1.1 Theo chiết tự từ
Cách tiếp cận theo chiết tự từ là cách phân tách từng chữ ra để làm rõ nghĩa
của mỗi thành phần, sau đó tổng hợp lại để đưa ra ý nghĩa hoàn chỉnh. Ở đây, ta
có thể phân chia khái niệm “thủ lĩnh chính trị” ra làm ba thành phần, đó là: “thủ”
– “lĩnh” – “chính trị”
Đầu tiên là về chữ “thủ”. Chữ “thủ” có thể được hiểu là đầu. Trong một cơ
thể sống, đầu luôn là một trong những bộ phận quan trọng nhất, nó quyết định
trực tiếp đến sự sinh tồn của một cơ thể. Bên cạnh đó, đầu luôn là phần bắt đầu
của một cơ thể, phát ra tín hiệu để các bộ phận khác hoạt động theo. Chính vì
vậy, chữ “thủ” ở đây đại diện cho sự đứng đầu, sự quan trọng bậc nhất của chủ thể nghiên cứu.
Tiếp đến là chữ “lĩnh”. “Lĩnh” là dẫn dắt, là định hướng, là điều khiển một
điều gì đó. “Lĩnh” ở đây cũng có thể là lĩnh hội, là sự tiếp thu kiến thức từ các
nguồn có chọn lọc. Như vậy, chủ thể nghiên cứu cũng mang trong mình ý nghĩa
của từ “lĩnh”, đó là dẫn dắt và lĩnh hội. 6
“Chính trị” là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, cũng như
giữa các dân tộc và các quốc gia với vấn đề giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền
lực nhà nước; là sự tham gia của nhân dân vào công việc nhà nước và xã hội; là
hoạt động thực tiễn của các giai cấp, đảng phái chính trị, các nhà nước nhằm tìm
kiếm những khả năng thực hiện đường lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích.
Từ đó, theo cách tiếp cận chiết tự từ, ta có thể nhận định “thủ lĩnh chính trị”
là người đứng đầu tổ chức, có vai trò tiếp thu tri thức để lãnh đạo dẫn dắt mọi
người hoàn thành nhiệm vụ chính trị do lịch sử đề ra. 1.2 Theo lịch sử
Cách tiếp cận khái niệm “thủ lĩnh chính trị” theo dòng chảy lịch sử cũng là
một cách rất hay. Từ đó, ta có thể thấy rõ được sự phát triển trong nhận định của
con người qua từng thời kì và khu vực. 1.2.1 Phương Đông
Trong lịch sử cổ đại phương Đông, vua được coi là một vị thủ lĩnh chính trị
tối cao, người chịu trách nhiệm toàn bộ với mọi quyết định của đất nước và đời
sống nhân dân. Tuy nhiên, đã có hai trường phái khác nhau đưa ra quan niệm về
vua – thủ lĩnh chính trị ở thời cổ đại phương Đông bấy giờ.
Thứ nhất là phái Nho gia. Tư tưởng Nho gia chiếm vị trí vô cùng quan trọng
trong lịch sử chính trị Trung Quốc. Chính vì vậy, ảnh hưởng của nền tư tưởng
này đã ảnh hưởng không nhỏ đến Trung Quốc thời cổ đại nói riêng và các nước
lân cận nói chung (trong đó cũng có Việt Nam). Trong tư tưởng trường phái Nho
gia, “vua” là một người phải có đầy đủ ba đức, đó là: nhân, trí, dũng. Chữ
“nhân” ở đây biểu thị cho sự nhân nghĩa, nhân đạo, giàu lòng yêu thương và bao
dung đối với tất cả mọi người. Bên cạnh đó, chữ “trí” chính là trí tuệ, là biểu 7
hiện cho sự anh minh sáng suốt, tri thức của một vị vua. Cuối cùng, “dũng” ở
đây là sự uy nghiêm, là lòng dũng cảm mạnh mẽ. Ngoài ra, một vị vua cũng cần
phải học đủ “Lục nghệ”, đó chính là: lễ, nhạc, ngự (cưỡi ngựa), xạ, thư (chữ), số
(toán). Tư tưởng chính trị của phái Nho gia còn phác họa hình tượng ông vua là
“người hiền” như Nghiêu, Thuấn.
Thứ hai là trường phái Pháp gia. Hàn Phi Tử, người tổng hợp trường phái
Pháp gia, đã xây dựng nên một ông vua tương đối toàn diện từ phẩm chất, năng
lực, trình độ, cách thức và phương pháp hoạt động nhằm mục đích tiêu diệt các
nước chư hầu thống nhất Trung Hoa. Quan niệm của Hàn Phi về vua thì lại có
những điểm khác so với các học thuyết về chính trị cùng thời như Nho gia, Đạo
gia và Mặc gia. Ở đây, Hàn Phi Tử cho rằng vua chỉ là một người “trung bình”
nhưng có trong tay “Pháp”, “Thế”, “Thuật”, không cần phải là một bậc thánh
nhân, một người kiêm ái vẫn có thể cai trị tốt được đất nước.
- Đối với “Pháp”, Hàn Phi Tử cho rằng “Pháp” là một phần vô cùng quan
trọng của đất nước, là pháp luật “là mệnh lệnh ban bố ở nơi công cộng,
hình phạt chắc chắn với lòng dân, thường cho những kẻ cẩn thận giữ pháp
luật nhưng phạt những kẻ làm trái lệnh. Đó là những gì bầy tôi phải tuân
theo”. Vì vậy, một ông vua cần giữ và xây dựng nên pháp luật sao cho phù
hợp với thực tế xã hội, ngăn chặn và loại bỏ lòng hám lợi quá đáng của
con người, và ban hành pháp luật theo những nguyên tắc sau: Vua ban
hành pháp luật phải được viết thành văn được công bố rộng rãi và phải rõ
ràng dễ hiểu; Vua ban hành pháp luật phải hợp thời; Vua ban hành pháp
luật phải thống nhất và ổn định; Vua ban hành pháp luật phải công bằng
- Đối với “Thế”. Theo Hàn Tử, “Thế” chính là biểu hiện của địa vị và quyền
lực, là quyền uy, là cái mà vua dựa vào để cai trị đất nước. Có “Thế” trong
tay thì người dân mới nể, từ đó thì một ông vua “trung bình” cũng có thể 8
cai trị đất nước bởi địa vị và quyền lực chính là cái khiến con người ta
phải phục tùng và tuân theo. Mất địa vị quyền uy đồng nghĩa với việc
không được tôn trọng, không có cơ sở để bảo đảm pháp luật được thực
hiện và như vậy không thể khiến người dưới phục tùng, không cai trị được
đất nước. Như vậy, trong quan niệm của Hàn Phi vua phải là người có địa
vị và quyền lực và phải giữ thật chắc địa vị, quyền thế không được chia sẻ cho bất cứ người nào.
- Đối với “Thuật”. Trong quan niệm của Hàn Phi Tử, muốn cai trị thị bên
cạnh "Pháp" và "Thế" vua còn phải có "Thuật". Thuật theo ở đây là nghệ
thuật và thủ thuật trong việc cai trị con người mà cụ thể là cai trị bề tôi để
thông qua bầy tôi cai trị dân chúng, củng cố địa vị, quyền thế của mình.
Thuật dùng người của vua theo Hàn Phi là việc làm sao để bọn bầy tôi khi
thực hiện công việc phải tuân thủ pháp luật, vì việc công không được tư
lợi, luôn phải phục tùng nhà vua không được chống lại, lừa dối nhà vua. 1.2.2 Phương Tây a. Cổ đại phương Tây
Ở thời cổ đại phương Tây, rất nhiều bậc vĩ nhân đã đưa ra quan niệm của
mình về thủ lĩnh chính trị. Trong đó, ta phải nhắc đến một số ý kiến tiêu biểu của Xê-nô-phôn hay Xi-xê-rô.
Đối với Xê-nô-phô, ông cho rằng thủ lĩnh chính trị là người cai trị tối cao,
biết chỉ huy, giỏi kĩ thuật, thông minh và giỏi thuyết phục, biết vì lợi ích chung
để người đưa hắn lên thấy mình được chăm sóc. Một bậc thủ lĩnh chính trị tuyệt
vời thì không phải tự nhiên, mà phải được tôi luyện bằng sự kiên nhẫn trong thời
gian dài, sự rèn luyện tự vương lên khẳng định mình, là người biểu hiện ý chí
của thần linh. Như vậy, thủ lĩnh chính trị trong quan niệm của Xê-nô-phô phải 9
hội tụ đủ các yếu tố như: trí tuệ, biết nắm bắt tâm lý, đặt lợi ích chung lên đầu, kỉ
luật trong việc tự rèn luyện và đại diện cho ý chí của thần linh
Đối với Xi-xê-rô, một người thủ linh chính trị tuyệt vời phải có được sự thông
thái, am hiểu nhiều lĩnh vực. Có như vậy thì mới tập hợp được mọi người và cai
trị họ. Hơn thế nữa, sự thông thái cũng sẽ giúp người thủ lĩnh biết nói chuyện với
thần linh và tượng trưng cho ý kiến của họ.
Nhìn chung, hai nhà tư tưởng cổ đại trên đều có một điểm chung, đó là họ cho
rằng thủ lĩnh chính trị phải là người thể hiện được ý chí của thần linh (trong thời
cổ đại, thần linhh luôn đứng về phía người chiến thắng). b. Trung đại
Saint Augustine of Hippo (354-430) là một linh mục và triết gia của Giáo hội
Công giáo, được gọi là "Bác sĩ của ân sủng". Ông dành cả cuộc đời để suy ngẫm
sâu sắc về thần học và chính trị, nơi đặt nền móng của một phần quan trọng của
triết học thời trung cổ và hiện đại. Augustine đã cho rằng: người chỉ huy phải là
một người có óc quyết đoán và có tầm nhìn ra trông rộng, phải có năng lực chỉ
huy mình trước khi chỉ huy người khác, kiềm chế dục vọng và ham muốn cá
nhân, biết bảo vệ lợi ích của những người dưới quyền nhưng không được vi
phạm đến lợi ích quốc gia. Ở quan niệm của Augustine, thủ lĩnh hay thủ lĩnh
chính trị chính là người đại diện cho Chúa trời. c. Cận - hiện đại
Đến thời cận – hiện đại, xã hội phát triển hơn, tư duy của con người cũng cơ
bản vượt bậc hơn so với những thời đại trước. Do đó khó tránh khỏi những khác
biệt trong quan điểm triết học về tác dụng của cá nhân trong lịch sử. Trong đó, có
hai trường phái tư tưởng có quan niệm nổi bật và khác biệt về vĩ nhân – thủ lĩnh,
đó là: trường phái duy tâm và trường phái duy vật biện chứng. 10
- Trường phái duy tâm có xu hướng tuyệt đối hóa vai trò của vĩ nhân, cho
rằng vĩ nhân là người sáng tạo ra lịch sử, là người biến đổi lịch sử, có vai
trò quyết định đến sự phát triển của lịch sử. Theo họ, các bậc vĩ nhân
người mà hiểu được ý trời hay chân lý vĩnh cửu thì sẽ giúp xã hội loại bỏ
những “thăng trầm điên đảo”, những cảnh trái ngược bất công, những đau
thương mất mát,… Bên cạnh đó thì cũng có quan niệm theo thuyết định
mệnh, phủ nhận hoàn toàn vai trò của các vĩ nhân, những vị thủ lĩnh, lãnh tụ đối với phong trào.
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng thì cho rằng chính nhân dân là người tạo ra
xã hội và quần chúng chính là nhân tố tạo nên lịch sử, còn thủ lĩnh chính
trị chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xã hội phát triển. Sở dĩ
chủ nghĩa duy vật biện chứng có những quan điểm như vậy là vì người thủ
lĩnh mới là người nhận biết được quy luật và tính quy luật vận động khách
quan của xã hội và từ đó thì dân dắt được quần chúng nhân dân đi đúng
hướng để đạt được kết quả tốt đẹp nhất. Bên cạnh đó, để thực sự dẫn dắt
được quần chúng nhân dân thì người thủ lĩnh chính trị cần phải trưởng
thành từ phong trào quần chúng nhân dân, có như vậy thì mới hiểu được
lòng dân, hiểu được nhu cầu nguyện vọng của dân, hiểu được năng lực của
dân và hiểu được phẩm chất của quần chúng nhân dân. Lấy ví dụ như Chủ
tịch Hồ Chí Minh, Người đã phải dùng một thời gian nhất định để có thể
đi vào cuộc sống thực của nhân dân, hiểu được dân muốn gì và khả năng
của họ rồi từ đó điều chỉnh con đường cứu nước khỏi tay bè lũ xâm lăng một cách phù hợp nhất.
1.3 Theo quan niệm chủ nghĩa Mác – Lê nin
Thứ nhất, thủ lĩnh chính trị xuất hiện trong những hoàn cảnh lịch sử nhất
định. Khi lịch sử có những biến động, rối ren và xã hội có những bước chuyển
sang một chế độ chính trị mới thì việc thủ lĩnh chính trị xuất hiện là vô cùng 11
quan trọng. Người thủ lĩnh, người lãnh tụ sẽ đóng vai trò là người chỉ đường dẫn
lối, khai sáng và dẫn dắt quần chúng nhân dân vượt qua khó khăn và tìm lại quyền lợi.
Thứ hai, sự xuất hiện của thủ lĩnh chính trị là tất yếu. Thủ lĩnh chính trị ra đời
do đòi hỏi của lịch sử nhằm đáp ứng cho sự đòi hỏi của quần chúng nhân dân.
Nếu không có Đảng Mác – Lênin và lãnh tụ xuất sắc của Đảng, có kinh nghiệm,
nhìn xa, trông rộng, thì sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải
phóng con người không thể thắng lợi được. Nhưng những đặc tính, khả năng,
vai trò của các vị vĩ nhân – thủ lĩnh trong các thời kì lịch sử không thể không khác nhau.
Thứ ba, thủ lĩnh chính trị đóng vai trò quan trọng cho việc thực hiện sứ mệnh
lịch sử. Mỗi thời đại có những lãnh tụ đặc trưng với những đức tính và khả năng
khác nhau để giải quyết những nhiệm vụ lịch sử mà thời đại đó đề ra. Lênin đã
từng khẳng định: “Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền
thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ
chính trị (thủ lĩnh chính trị - TG), những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ
chức và lãnh đạo phong trào.” 1.4 Kết luận chung
Thủ lĩnh chính trị là nhân vật xuất sắc trong lĩnh vực hoạt động chính trị, xuất
hiện trong những điều kiện lịch sử nhất định, có sự giác ngộ lợi ích, mục tiêu, lý
tưởng giai cấp, có khả năng nắm bắt và vận dụng quy luật khách quan, có năng
lực tổ chức và tập hợp quần chúng nhân dân để giải quyết những nhiệm vụ chính
trị do lịch sử đặt ra.
2. Phẩm chất của thủ lĩnh chính trị 12
Trong lĩnh vực hoạt động chính trị, các vị thủ lĩnh, lãnh tụ chính là nhân tố vô
cùng quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến số phận của cả dân tộc, quốc gia.
Chính vì vậy, dù ở chế độ xã hội nào và thời đại nào thì thủ lĩnh chính trị cùng
cần có những phẩm chất nhất định như: trí tuệ, khả năng cai trị, có năng lực đạt
tới mục tiêu chính trị đề ra. Tuy nhiên, phẩm chất của người thủ lĩnh trong mỗi
giai đoạn phát triển của lịch sử cũng là khác nhau, ví dụ như phẩm chất của
người thủ lĩnh trong xã hội chiếm hữu nô lệ khác với thủ lĩnh chính trị trong chế
độ phong kiến và cũng không giống với người thủ lĩnh chính trị của giai cấp tư
sản. Vì lẽ đó, khi xem xét về phẩm chất của thủ lĩnh chính trị cần có cái nhìn
khách quan, toàn diện, dựa vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể và đặc biệt phải có quan
điểm giai cấp rõ ràng vì người lãnh tụ, người thủ lĩnh chính trị luôn là người thể
hiện tập trung, tiêu biểu cho lợi ích giai cấp.
Ở các nước xã hội chủ nghĩa, các nhà khoa học cho rằng những nhà lãnh đạo
thì sẽ cần đến những phẩm chất như sau:
- Có khả năng tác động đối với mọi người xung quanh
- Có khả năng hiểu biết mọi người và phản ứng nhanh
- Có trí tuệ thực tiễn, tìm ra được các phương án bố trí mọi người dưới quyền
- Có khả năng tự phê bình, biết nhìn thấy khuyết điểm của mình
- Biết cách xây dựng các mối quan hệ với người xung quanh
- Có trình độ tư duy và trí tuệ rộng - Có tính sáng tạo cao
- Có tính đòi hỏi đối với bản thân và người khác
- Có khả năng tổ chức: biết đề ra mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ cụ thể, biết
tổ chức quá trình thực hiện nhiệm vụ, có khả năng cổ vũ mọi người làm
việc, biết đưa công tác kiểm soát vào nề nếp 13
- Biết độc lập đánh giá tình huống và bảo vệ ý kiến của mình - Có ý chí
- Có khả năng làm việc cao (liên quan đến sức khỏe và hệ thần kinh)
Còn đối với các nhà khoa học phương Tây, họ cho rằng những người thủ lĩnh
tuyệt vời là những người sở hữu những phẩm chất dưới đây:
- Có trình độ hiểu biết và khả năng hiểu biết uyên thâm các lĩnh vực
- Có trình độ tổ chức: khả năng đề ra mục tiêu cho tập thể, phân công các
chức năng cụ thể cho từng người, biết tổ chức công việc tốt, khả năng
động viên mọi người, khả năng kiểm soát, kiểm tra công việc
- Có khả năng giao tiếp với mọi người, biết tự nhìn thấy mình và biết nhận xét về người khác
- Có tính trung thực và công bằng
- Có bản lĩnh và quyết đoán, khả năng đặt ra vấn đề, thông qua đó vượt qua
khó khăn, khả năng so sánh với các sự việc xung qquang - Tính chân thành - Tính chịu đựng - Tính có mục tiêu
- Có khả năng đồng cảm
- Phẩm chất về mặt trí tuệ - thể hiện ra khi quyết định
- Nắm được nghệ thuật lãnh đạo
- Có lòng tin vào bản thân
- Có khả năng làm mất đi sự căng thẳng của chính mình và mọi người xung quanh
- Có khả năng giữ gìn và bảo vệ uy tín của mình
- Có chính kiến riêng và biết bảo vệ chính kiến
- Có sự say mê và lòng tin 14
- Có trình độ về văn hóa, nghệ thuật, xã hội
- Ngoại hình lịch sự, ngăn nắp, gọn gang
- Có lòng tin vào cấp dưới và quần chúng
- Là người tốt trong gia đình
Từ những phẩm chất mà các nhà khoa học phương Đông và phương Tây đặt
ra cho thủ lĩnh chính trị, ta có thể thấy họ có những quan điểm khá tương đồng
nhau, tuy nhiên vẫn còn nhiều sự khác biệt. Tổng hòa những quan niệm về phẩm
chất mà những người cần thủ lĩnh chính trị cần có của hai khu vực phương Đông
và phương Tây, ta có thể khái quát trên năm khía cạnh như sau:
Thứ nhất, về trình độ hiểu biết. Thủ lĩnh chính trị phải là một người thông
minh, có trình độ hiểu biết sâu rộng các lĩnh vực; có trình độ trí tuệ, có tư duy
khoa học, nắm bắt được những quy luật vận động và phát triển của xã hội; có
khả năng dự báo và tiên đoán được tình hình; làm chủ được khoa học và nghệ
thuật lãnh đạo quản lý.
Thứ hai, về phẩm chất chính trị. Thủ lĩnh chính trị cần phải giác ngộ lợi
ích giai cấp, thể hiện tập trung, tiêu biểu cho lợi ích giai cấp; trung thành với
mục tiêu lý tưởng đã chọn; dũng cảm đấu tranh bảo vệ lợi ích giai cấp; có bản
lĩnh chính trị vững vàng trước những bước phát triển phức tạp, quanh co của lịch sử.
Thứ ba, về năng lực tổ chức. Thủ lĩnh chính trị là người có khả năng về
công tác tổ chức; có khả năng động viên, cổ vũ, khích lệ mọi người hoạt động
với hết khả năng của họ; có khả năng kiểm soát và kiểm tra công việc.
Thứ tư, về đạo đức và tác phong. Thủ lĩnh chính trị phải là người trung
thực, công bằng, không tham lam, vụ lợi; phải cởi mở, cương quyết và có lối
sống giản dị; phải có khả năng giao tiếp và tạo mối quan hệ tốt với mọi người;
phải biết lắng nghe ý kiến của người khác, có lòng tin vào chính bản thân; phải 15
có khả năng tự kiểm tra bản thân và giữ gìn, bảo vệ uy tín của mình; phải có lòng
say mê công việc và lòng tin vào cấp dưới.
Thứ năm, về khả năng làm việc. Thủ lĩnh chính trị cần có sức khỏe tốt, có khả
năng làm việc cao; có khả năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo; nhạy cảm
và năng động, biết cảm nhận cái mới và đấu tranh cho cái mới.
3. Vai trò của thủ lĩnh chính trị
Khác với những con người chính trị khác, thủ lĩnh chính trị là nhân vật nổi
bật trong lĩnh vực chính trị đồng thời đóng vai trò to lớn trong quá trình phát
triển của lịch sử, của xã hội loài người. Tuy nhiên, nhà văn Lê Văn Nghĩa đã
từng nói: “Điều gì cũng cần nhìn hai mặt” và thủ lĩnh chính trị cũng không phải
là một ngoại lệ. Muốn xét xem người lãnh tụ, người thủ lĩnh chính trị đem đến
vai trò tích cực hay tiêu cực cho xã hội thì ta cần tổng hợp tất cả những yếu tố
như những điều kiện lịch sử hay vị thế của giai cấp, tầng lớp sản sinh ra họ.
3.1 Vai trò tích cực của thủ lĩnh chính trị
Người thủ lĩnh chính trị đem lại vai trò tích cực chính là người lãnh tụ của
quần chúng nhân dân. Họ được sinh ra từ giai cấp tiến bộ, hoạt động theo quy
luật khách quan và sự phát triển của lịch sử. Những người thủ lĩnh đem lại giá trị
tốt đẹp sẽ luôn đặt nguyện vọng và lợi ích của nhân dân lên hàng đầu. Từ đó, họ
tập hợp, động viên được nhân dân và được quần chúng nhân dân ủng hộ ngược
lại. Chính vì vậy, sức mạnh của họ đến từ sức mạnh của rất nhiều con người
khác, những người đấu tranh cho một thế giới công bằng và tốt đẹp hơn.
Vai trò tích cực của thủ lĩnh chính trị được thể hiện ở những điểm sau đây:
Thủ lĩnh chính trị là nhân tố quyết định, là linh hồn trong việc xây dựng,
hoàn thiện hệ thống tổ chức quyền lực mà trong hệ thống đó, quyền lực
được sử dụng để thỏa mãn nhu cầu của nhân dân. (Do người thủ lĩnh nhận
thức được yêu cầu phát triển của xã hội và khả năng hiện có) 16
Thủ lĩnh chính trị cùng với đội tiên phong của giai cấp đẫ tập hợp, giáo
dục và thuyết phục quần chúng nhân dân, đẩy mạnh sức mạnh của quần
chúng trong đấu tranh chính trị nhằm tạo nên một nền chính trị phù hợp
với trình độ của xã hội và tối ưu hóa lợi ích giai cấp.
Thủ lĩnh chính trị của giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích của giai cấp
và dân tộc do có tầm nhìn sâu rộng. Vì vậy, họ không những sử hữu kĩ
năng tổ chức, thu hút lực lượng, lãnh đạo phong trào mà còn có khả năng
giúp phong trào vượt qua những thách thức, những khúc quanh co của lịch
sử từ đó thực hiện thắng lợi mục tiêu chính trị được đề ra.
Trong bản đồ lịch sử, ta không thể không nhắc đến cuộc Cách mạng Tháng
mười Nga - cuộc cách mạng được coi là mặt trời chói lọi chiếu sáng năm châu
với sự dẫn dắt của Lênin và Đảng Bônsêvích.
Ngày 14/9/1917, Lênin đã viết bài “Một trong những vấn đề căn bản của cách
mạng” đăng trên Báo Con đường công nhân. Trong bài báo này, Lênin đã nhấn
mạnh: “Vấn đề chính quyền nhà nước nhất định là vấn đề chủ yếu nhất của mọi
cuộc cách mạng. Giai cấp nào giữ chính quyền? Điều đó quyết định tất cả”. Sau
khi phê phán sự do dự của những người thuộc phái Mensêvích và phái của
“những người xã hội chủ nghĩa – cách mạng” đã làm chậm quá trình cách mạng,
Lênin đã dứt khoát khẳng định: “Chỉ có một cuộc khởi nghĩa thắng lợi của giai
cấp vô sản mới có thể cứu vãn được cách mạng. Nếu có, thì nên thành lập ngay
một chính quyền vững chắc và kiên quyết. Trong một cuộc cách mạng nhân dân,
nghĩa là một cuộc cách mạng đã thức tỉnh quần chúng, thức tỉnh đại bộ phận
công nhân và nông dân, thì chỉ có một chính quyền dựa một cách công nhiên và
dứt khoát vào đa số nhân dân mới có thể vững chắc được”. Và Lênin đã chỉ đích
danh “chỉ có chính quyền Xô-viết là có thể vững chắc và có thể công nhiên dựa
vào đa số nhân dân”. Cuối bài viết, Lênin một lần nữa nhấn mạnh và khẳng định:
“Chính quyền về tay các Xô-viết: đó là con đường duy nhất để đảm bảo cho tình 17
hình phát triển một cách tuần tự, hòa bình, yên ổn”. Vậy là từ sau bài báo này,
“Chính quyền về tay các Xô-viết” đã trở thành khẩu hiệu tiên quyết, là một trong
những động lực mạnh mẽ dẫn đến chiến thắng của Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại.
Thực hiện khẩu hiệu đó, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lênin và các đồng chí
của Người, đêm ngày 6 rạng sáng ngày 7/11/1917 (tức đêm 24 rạng sáng ngày
25/10/1917 theo lịch cũ, lịch Julius của Nga), toàn thể tầng lớp vô sản bị áp bức,
bóc lột bao gồm công nhân, binh sĩ và nông dân đã nhất tề vùng đứng lên bao
vây Cung điện Mùa Đông (Xmônưi) ở thành phố Pêtơrôgrát (là thành trì của
Chính phủ tư sản lâm thời) bắt đầu cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại,
Đúng 9 giờ 45 phút sáng ngày 7/11/1917, chiến hạm Rạng Đông đã nổ loạt súng
lệnh báo hiệu tấn công. Lực lượng Bạch vệ đang bảo vệ Cung điện Mùa Đông đã
bị rối loạn. Chớp được thời cơ đó lực lượng Hồng vệ binh gồm thủy thủ, chiến sĩ
Cận vệ đỏ và binh sĩ cách mạng đã tràn vào Cung điện. Cuộc chiến đấu diễn ra
quyết liệt, nhưng cuối cùng thì lực lượng cách mạng đã giành được chiến thắng.
Toàn bộ Chính phủ tư sản lâm thời bị bắt.
Đến 10 giờ sáng, ngày 7/11/1917, Ủy ban Quân sự – Cách mạng, trực thuộc
Xô-viết đại biểu công nhân và binh sĩ Pêtơrôgrát đã ra tuyên bố “Gửi các công
dân nước Nga” với nội dung: “Chính phủ lâm thời đã bị lật đổ. Chính quyền nhà
nước đã chuyển qua tay cơ quan của Xô-viết đại biểu công nhân và binh sĩ
Pêtơrôgrát; cơ quan đó là Ủy ban Quân sự – Cách mạng, đứng đầu là giai cấp vô
sản và đội quân bảo vệ Pêtơrôgrát. Sự nghiệp mà nhân dân đã đấu tranh để thực
hiện: đề nghị ngay tức khắc một hòa ước dân chủ, xóa bỏ quyền sở hữu ruộng
đất của bọn địa chủ, thiết lập chế độ công nhân kiểm soát sản xuất, thành lập
Chính phủ Xô-viết, sự nghiệp đó đã được bảo đảm! Cuộc cách mạng của công
nhân, binh sĩ và nông dân muôn năm!”. 18
Ngay trong đêm 7/11/1917, Đại hội Xô-viết toàn Nga lần thứ hai đã khai mạc
tại chính Cung điện Mùa Đông và tuyên bố thành lập Chính quyền Xô-viết với
cơ quan điều hành là Hội đồng Bộ trưởng do Lênin làm Chủ tịch Hội đồng và 12
vị Bộ trưởng khác là các thành viên. Các sắc lệnh đầu tiên của Chính quyền Xô-
viết đã được thông qua là Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất. Cũng ngay
trong phiên đại hội này, trong báo cáo về kết quả của cuộc cách mạng do Ủy ban
Quân sự – Cách mạng soạn thảo, được chính Lênin trình bày đã khẳng định:
“Cuộc cách mạng công nông mà những người Bônsêvích không ngừng chứng
minh là cần thiết, đã thành công. Cuộc cách mạng công nông đó có ý nghĩa gì?
Trước hết, ý nghĩa của cuộc cách mạng đó là ở chỗ chúng ta sẽ có một Chính
phủ Xô-viết, cơ quan chính quyền riêng của chúng ta, không hề có một sự tham
gia nào của giai cấp tư sản. Quần chúng bị áp bức sẽ tự mình đứng ra thành lập
chính quyền. Bộ máy nhà nước cũ sẽ bị phá hủy đến tận gốc và một bộ máy quản
lý mới sẽ được thành lập dưới hình thức các tổ chức Xô-viết. Từ nay một giai
đoạn mới mở ra trong lịch sử nước Nga, và cuộc cách mạng này, cuộc cách mạng
thứ ba ở nước Nga rốt cuộc phải dẫn đến thắng lợi của chủ nghĩa xã hội”.
Cũng ngay sau khi kết thúc, Đại hội toàn Nga các Xô-viết đại biểu công nhân
và binh sĩ, đại biểu các Xô-viết nông dân đã ra một Thông báo “Gửi công nhân,
binh sĩ và nông dân”, trong đó nhấn mạnh đến quyết nghị của Đại hội là: “Toàn
bộ chính quyền ở các địa phương đều nhất luật chuyển về tay các Xô-viết. Đại
biểu công nhân, binh sĩ và nông dân có trách nhiệm bảo đảm trật tự cách mạng thật sự”.
Vậy là sau một thời gian ngắn, chỉ chưa đầy hai tháng, từ ngày 14/9/1917, khi
bắt đầu có khẩu hiệu “Chính quyền về tay các Xô-viết” cho đến ngày 7/11/1917,
cuộc Cách mạng tháng Mười Nga đã thành công rực rỡ. Sự thành công của Cách
mạng tháng Mười Nga còn được khẳng định bằng các cuộc đấu tranh trong
những ngày về sau khi nhân dân Nga chống lại các thế lực đế quốc phương Tây 19
lăm le xâm lược hòng đè bẹp Chính quyền còn non trẻ và lực lượng cách mạng
Nga. Nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy tài tình của Lênin, của Đảng
Bônsêvích, lực lượng Hồng vệ binh và nhân dân Nga đã bảo vệ thành công
những thành quả của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại. Chính quyền Xô-
viết trên khắp nước Nga ngày càng được củng cố. Quần chúng lao động ở thành
thị và nông thôn, trước hết là nông dân nghèo đã đoàn kết lại xung quang giai
cấp vô sản, lực lượng lãnh đạo của cuộc cách mạng. Đứng đầu phong trào nhân
dân hùng mạnh ấy là Đảng Bôsêvích, đảng đã trở thành đảng cầm quyền của
Nhà nước XHCN công nông đầu tiên trên thế giới.
Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại đã gắn chặt với tên tuổi của V. I. Lênin.
Dưới sự lãnh đạo của Người, Đảng Bônsêvích đã biết hòa cuộc đấu tranh của
giai cấp công nhân vì chủ nghĩa xã hội, phong trào toàn dân vì hòa bình, cuộc
đấu tranh của nông dân vì ruộng đất, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của
những dân tộc bị áp bức ở Nga vào cùng một dòng thác cách mạng và Đảng
Bônsêvích đã biết hướng toàn bộ những lực lượng ấy vào việc đánh đổ chủ nghĩa
tư bản. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga là một tấm gương sáng ngời
của việc áp dụng trong thực tiễn học thuyết Lênin về cách mạng xã hội chủ
nghĩa, là sự xác nhận tính đúng đắn của kết luận mà Lênin đã nêu ra cho rằng
chủ nghĩa xã hội có thể thắng lợi trước tiên trong một nước tư bản chủ nghĩa riêng biệt.
3.2 Vai trò tiêu cực của thũ lĩnh chính trị
Sự tiêu cực của người thủ lĩnh chính trị có thể đến từ rất nhiều yếu tố, có thể
là do vị thế giai cấp của họ: người thủ lĩnh đến từ những giai cấp phản động -
giai cấp đối lập với giai cấp tiến bộ sẽ kìm hãm sự phát triển đi lên của xã hội.
Bên cạnh đó, cũng có trường hợp người thủ lĩnh chính trị đến từ giai cấp tiến bộ
nhưng thiếu tài, kém đức, hoặc có tài nhưng kém đức, cá nhân chủ nghĩa, chuyên 20
quyền độc đoán nên không có khả năng nhận thức và vận dụng sáng tạo quy luật
khách quan; hoặc nhận thức đúng mà hoạt động trái với quy luật khách quan, với
lợi ích quần chúng, đi ngược lại xu thế của thời đại. Những người thủ lĩnh như
vậy dù đến từ giai cấp tiến bộ nhưng cũng đóng vai trò tiêu cực, cản trở sự phát
triển tiến bộ của xã hội, của lịch sử loài người.
Vai trò tiêu cực của thủ lĩnh chính trị thể hiện ở những điểm sau:
Không có khả năng lãnh đạo phong trào, để vụt mất thời cơ tốt để hoàn
thành nhiệm vụ lịch sử. Thêm vào đó, họ thường bối rối, không vững lập
trường thậm chí là phản động trước những hoàn cảnh cần sự quyết định
chín chắn của thủ lĩnh và những bước ngoặt lịch sử.
Không xuất phát từ lợi ích chung của nhân dân mà đặt quyền lợi cá nhân
lên đầu, động cơ đen tối nên thường gây mất đoàn kết trong hệ thống tổ
chức quyền lực. Từ đó, làm giảm đi hiệu quả của việc giải quyết và thực
hiện những nhiệm vụ chính trị đã đề ra.
Không duy trì được nguyên tắc dân chủ, nhân quyền thường hay bị vi
phạm, phong trào cách mạng thiếu động lực để tồn tại và phát triển do
phong cách làm việc độc đoán chuyên quyền.
Quyết định thiếu suy nghĩ, thiếu sự tính toán của “những cái đầu nóng” có
thể khiến nhân dân trở thành những người gánh chịu.
Gần 20 năm sau khi Liên Xô sụp đổ đã có nhiều người viết về nguyên nhân vì
sao Liên Xô sụp đổ một cách có hệ thống, nhiều công trình nghiên cứu đã đi đến
kết luận sự sụp đổ của Liên Xô có nguyên nhân sâu xa là do những sai lầm,
khuyết tật của mô hình XHCN Xô viết, một chế độ xã hội đã đạt những thành
tựu vĩ đại, đóng góp to lớn cho sự phát triển của nhân loại, góp phần quyết định
cứu loài người khỏi thảm họa phát - xít, nhưng đã trở nên trì trệ, không đáp ứng
được yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Cuộc cải tổ sai lầm ở Liên Xô do M.