Phân tích ưu thế của văn bản quy phạm pháp luật - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội

Phân tích ưu thế của văn bản quy phạm pháp luật - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu

Thông tin:
12 trang 9 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích ưu thế của văn bản quy phạm pháp luật - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội

Phân tích ưu thế của văn bản quy phạm pháp luật - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

152 76 lượt tải Tải xuống
A. MỞ ĐẦU
Trong đời sống pháp lí, khi thực hiện hành vi như kết hợp đồng, khiếu
nại, tố cáo, giải quyết vụ việc theo thẩm quyền..., các quan nhà nước,
nhà chức trách có thầm quyền cũng như các cá nhân, tổ chức trong xã hội
đều phải dựa trên những căn cứ pháp nhất định. Những yếu tố chứa
đựng hoặc cung cấp các căn cứ pháp cho hoạt động của các chủ thể
được coi nguồn của pháp luật. Ngày nay, các nguồn pháp luật được sử
dụng các quốc gia rất phong phú đa dạng. Ngay trong một nước,
trong các điều kiện hoàn cảnh kinh tế xã hội khác nhau cũng có thể có các
loại nguồn pháp luật khác nhau. Nhìn chung, trên thế giới, nguồn của
pháp luật khá phong phú, bao gồm nhiều loại như văn bản quy phạm pháp
luật; tập quán pháp; tiền lệ pháp; đường lối, chính sách của lực lượng cầm
quyền; các quan điểm, tư tưởng, học thuyết pháp lí; điều ước quốc tế; các
quan niệm, chuẩn mực đạo đức hội; lệ làng, hương ước của các cộng
đồng dân cư; tín điều tôn giáo; các hợp đồng dân sự, thương mại... Trong
đó, văn bản quy phạm pháp luật, tập quán pháp, tiền lệ pháp là những loại
nguồn cơ bản. vậy em chọn đề tài nghiên cứu “Phân tích ưu thế của
văn bản quy phạm pháp luật so với tập quán pháp và tiền lệ pháp. Liên hệ
thực tế ở Việt Nam hiện nay”.
B. NỘI DUNG
I. Khái niệm, đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật, tập quán
pháp, tiền lệ pháp
1. Văn bản quy phạm pháp luật
1.1. Khái niệm
- Văn bản quy phạm pháp luật hình thức pháp luật hình thành bằng việc
nhà nước ban hành văn bản chứa quy phạm pháp luật (quy tắc xử sự
chung). Nói cách khác, văn bản quy phạm pháp luật văn bản do
quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành đảm bảo thực hiện
theo trình tự, thủ tục nhất định, trong đó quy tắc xử sự chung, hình
thức, nội dung phù hợp với thẩm quyền của cơ quan ban hành, được thực
hiện nhiều lần để điều chỉnh các quan hệ xã hội vì lợi ích cộng đồng
1.2. Đặc điểm
Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật do nhà nước (thông qua các
quan thẩm quyền) soạn thảo ban hành. Cũng một số văn bản quy
phạm pháp luật đượcnh thành bằng con đường nhà nước phê chuẩn văn bản
quy phạm của các tổ chức hội khác thành văn bản quy phạm pháp luật. Để
phân biệt hơn giữa văn bản quy phạm pháp luật với các loại văn bản hành
chính khác thì có thể xem xét thông qua các đặc trưng sau:
- Thứ nhất, văn bản quy phạm pháp luật gắn liền với nhà nước, do nhà
nước ban hành và đảm bảo thực hiện. Đây cũng là một trong những thuộc
tính quan trọng của pháp luật nói chung. Pháp luật quy định cho một số cơ
quan, người chức vụ nhà nước được quyền ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật nhất định và những quan, công chức đó cũng chỉ được
ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về những vấn đề phù hợp với
thẩm quyền (chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn) của mình do luật định.
Trong một số trường hợp văn bản quy phạm pháp luật thể được ban
hành có sự phối hợp giữa cơ quan nhà nước với cơ quan của tổ chức chính
trị - hội. Tuy vậy, xét đến cùng thì văn bản quy phạm phạm luật luôn
gắn liền với nhà nước, bởi chỉ riêng cơ quan của tổ chức chính trị - xã hội
thì không được quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản quy
phạm pháp luật được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp
khác nhau, trong đó các biện pháp cưỡng chế nhà nước rất nghiêm khắc.
- chứa quy phạm pháp luật (quy tắc xử sự chung), những quy tắc xử
sự được ban hành không phải do một trường hợp cụ thểđối với những
tổ chức hay nhân cụ thể, cho tất cả trường hợp đối với tất cả
những tổ chức, nhân liên quan bắt buộc phải hoạt động theo quy
định của văn bản quy phạm pháp luật. Cũng vậy, văn bản quy phạm
pháp luật được thực hiện nhiều lần trong đời sống khi xảy ra tình huống
mà pháp luật đã dự liệu.
Đây đặc điểm thể hiện sự khác biệt giữa văn bản quy phạm pháp luật
với các văn bản khác của nhà nước như: văn bản áp dụng pháp luật, văn
bản giao dịch hành chính,... các văn bản không chứa quy phạm pháp
luật nên không phải văn bản quy phạm pháp luật.
- Pháp luật của các nhà nước hiện đại còn quy định cả thẩm quyền, trình tự,
thủ tục, hình thức, nội dung của văn bản quy phạm pháp luật được phép
ban hành cho các quan nhân thẩm quyền ban hành văn bản
quy phạm pháp luật.
Như đã khẳng định, chỉ các nhà nước hiện đại mới quy định cụ thể về
các vấn đề trình tự, thủ tục, hình thức..., do vậy, đây không phải dấu
hiệu quan trọng, dấu hiệu bắt buộc của văn bản quy phạm pháp luật. Tuy
nhiên, quy định về các vấn đề trên sẽ giúp cho việc ban hành văn bản quy
phạm pháp luật trật tự, ổn định. Các quy định của pháp luật về nội
dung và hình thức của văn bản quy phạm pháp luật tạo tiền đề pháp lý cho
việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật chất lượng cao, đảm
bảo tính hợp pháp, hợp lý, tính thống nhất về nội dung cũng như về hình
thức của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật.
2. Tập quán pháp
2.1. Khái niệm
- Tập quán pháp là hình thức pháp luật được hình thành bằng việc nhà nước
thừa nhận tập quán thành pháp luật. Nếu tập quán thông thường chỉ
những quy tắc xử sự được hình thành trong đời sống hội tính chất
lặp đi, lặp lại sau một thời gian dài được bảo đảm thực hiện bằng sức
mạnh của truyền thống hội, thì tập quán pháp những quy tắc xử sự
được nhà nước thừa nhận thành pháp luật, được bảo đảm thực hiện bằng
nhà nước, nói cách khác, các quy tắc xử sự (tập quán) đã được nhà nước
thừa nhận giá trị pháp lý, trơ thành những quy tắc xử sự chung được
nhà nước bảo đảm thực hiện.
2.2. Đặc điểm
- Tập quán pháp thường xuất hiện trong hai trường hợp
Trường hợp thứ nhất, nhà nước (thông qua các quan thẩm quyền)
tuyên bố trước những tập quán cụ thể nào đó được coi là tập quán pháp để
các chủ thể pháp luật khác theo đó mà áp dụng
Trường hợp thứ hai, tập quán pháp chỉ xuất hiện khi các quan tòa án
hay quan quản nhà nước giải quyết một vụ việc cụ thể nào đó
không quy định của pháp luật nên họ đã dựa vào một tập quán nào đó
để giải quyết và khi đó tập quán được lấy làm căn cứ để giải quyết vụ việc
được coi là tập quán pháp.
Chẳng hạn, khoản 2, Điều 5 của Bộ luật Dân sự năm 2015 của Việt Nam
quy định: “Trường hợp các bên không thỏa thuận pháp luật
không quy định thì thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng
không được trái với nguyên tắc bản của phá luật dân sự quy định tại
Điều 3 của Bộ luật này”. Như vậy, tập quán pháp xuất hiện trong trường
hợp này phụ thuộc vào quyết định của quan áp dụng pháp luật
thẩm quyền.
3. Tiền lệ pháp
- Tiền lệ pháp hình thức pháp luật hình thành bằng việc nhà nước thừa
nhận quyết định (cách giải quyết) về vụ việc cụ thể nào đó của các
quan nhà nước thành pháp luật để giải quyết vụ việc tương tự. Tiền lệ
pháp khác với cách giải quyết thông thường của các quan nhà nước
chỗ được coi khuôn mẫu để giải quyết những vụ việc tương tự về
sau.
II. Ưu thế của văn bản quy phạm pháp luật so với tập quán pháp
tiền lệ pháp
1. Ưu, nhược điểm của tập quán pháp, tiền lệ pháp
1.1. Tập quán pháp
Tập quán pháp hình thức pháp luật ra đời sớm nhất, ưu điểm
hình thành trực tiếp từ cuộc sống nên khá gần gũi với các tổ chức
nhân, những thói quen nên được tôn trọng, tự giác thực hiện khá dễ
dàng. Góp phần khắc phục tình trạng thiếu pháp luật, khắc phục các lỗ
hổng của pháp luật thành văn
Tuy nhiên, do phần lớn tập quán pháp được hình thành một cách tự phát
nên thiếu sở khoa học, thường mang tính cục bộ hình thức pháp
luật không thành văn nên việc áp dụng thể gặp khó khăn tính
chính xác không cao, sự nhận thức của mọi người về tập quán pháp nhiều
khi thiếu thống nhất. Tập quán pháp vừa hình thành chậm, vừa có tính bảo
thủ và ít thay đổi nên thường lạc hậu, khả năng đáp ứng linh hoạt các yêu
cầu của cuộc sống hiện đại không cao.
Hiện tại, phạm vi ảnh hưởng của tập quán pháp bị thu hẹp dần.
1.2. Tiền lệ pháp
Tiền lệ pháp có ưu điểm là hình thành nhanh, thủ tục đơn giản, lạitính
xác định cụ thể nên dễ sử dụng, áp dụng. Ở một chừng mực nào đó tiền lệ
pháp hình thành rất đơn giản, tính cảnh báo rất cao, bảo đảm được nguyên
tắc hành vi như nhau thì phải được thưởng, phạt như nhau.
Tuy nhiên tiền lệ pháp do các cơ quan không có chức năng xây dựng pháp
luật tạo ra nên hiệu lực pháp luật của chúng không cao. Mặt khác, tính
khái quát của tiền lệ pháp không cao, sự phụ thuộc vào các chi tiết của vụ
việc trước sẽ làm hạn chế phần nào sự linh hoạt của các chủ thể áp dụng.
Thêm vào đó là chủ thể áp dụng pháp luật cũng chính là chủ thể sáng tạo
pháp luật nên tính chất tùy tiện, chủ quan thường chi phối nhiều hơn. Thủ
tục áp dụng án lệ phức tạp, đòi hỏi người áp dụng phải hiểu biết pháp
luật một cách thực sự sâu rộng.
Án lệhình thức phổ biến của pháp luật phong kiến châu Âu hiện tại
đang còn được sử dụng tương đối rộng rãi các nước thuộc hệ thống
pháp luật Common Law (Anh Mỹ). Việt Nam chính thức thừa nhận án
lệ là nguồn của pháp luật từ năm 2014.
2. Văn bản quy phạm pháp luật
Mỗi nhà nước thường ban hành rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác
nhau, song quan trọng hơn cả các văn bản luật. Loại văn bản này do
quan quyền lực cao nhất của nhà nước ban hành, có hiệu lực pháp cao,
trình tự, thủ tục ban hành, sửa đổi rất chặt chẽ,... các văn bản dưới luật được
ban hành phải phù hợp với các văn bản luật, là sự chi tiết, cụ thể hóa các quy
định của văn bản luật và không được trái với quy định của các văn bản luật.
Văn bản quy phạm pháp luật hình thức pháp luật được các nhà nước hiện
đại sử dụng chủ yếu bởi những ưu thế sau:
- Thứ nhất, văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật thành văn,
do đó, dễ hiểu, dễ sử dụng, áp dụng khá thống nhất trong thực tế đối
với các loại chủ thể khác nhau khả năng đem lại hiệu quả pháp luật
cao. Trái lại, tiền lệ pháp do các quan không chức năng xây dựng
pháp luật tạo ra nên hiệu lực pháp luật của chúng không cao.
- Thứ hai, văn bản quy phạm pháp luật được hình thành trực tiếp từ hoạt
động sáng tạo pháp luật, vậy, khả năng phù hợp với thực tiễn khách
quan, khả năng cụ thể hóa ý chí nhà nước một cách thuận lợi và sát thực.
Trái lại, tập quán pháp phần lớn được hình thành một cách tự phát nên
thiếu sở khoa học, thường mang tính cục bộ hình thức pháp luật
không thành văn nên việc áp dụng thể gặp khó khăn tính chính
xác không cao, sự nhận thức của mọi người về tập quán pháp nhiều khi
thiếu thống nhất.
- Thứ ba, văn bản quy phạm pháp luật có quá trình hình thành, sửa đổi, hủy
bỏ nhanh hơn so với tập quán pháp, từ đó sẽ đáp ứng kịp thời như cầu
điều chỉnh của các quan hệ hội. tập quán pháp, tập quán pháp vừa
hình thành chậm, vừa tính bảo thủ ít thay đổi nên thường lạc hậu,
khả năng đáp ứng linh hoạt các yêu cầu của cuộc sống hiện đại không cao.
tiền lệ pháp do thủ tục áp dụng án lệ phức tạp vậy đòi hỏi người áp
dụng phải có hiểu biết pháp luật một cách thực sự sâu rộng.
Văn bản quy phạm pháp luật vai trò quan trọng tạo ra sở pháp cho
việc tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước, hoạt động của các tổ chức chính
trị - xã hội và của các cá nhân. Tuy vậy, văn bản quy phạm pháp luật cũng có
hạn chế sau:
- Các quy định của văn bản quy phạm pháp luật thường mang tính khái
quát nên khó dự kiến được hết các tình huống, trường hợp xảy ra trong
thực tế, thế thể dẫn đến tình trạng thiếu pháp luật hay tạo ra những
lỗ hổng, những khoảng trống trong pháp luật.
- Những quy định trong văn bản quy phạm pháp luật thường tính ổn
định tương đối cao, chặt chẽ nên đôi khi thể dẫn đến sự cứng nhắc,
thiếu linh hoạt.
- Quy trình xây dựng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thường
lâu dài và tốn kém hơn sự hình thành của tập quán pháp và án lệ.
Hiện nay, văn bản quy phạm pháp luật là loại nguồn cơ bản, chủ yếu và quan
trọng nhất của nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
III. Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam hiện nay
Việt Nam nhà nước hội chủ nghĩa, vậy hình thức nguồn chủ yếu
của pháp luật Việt Nam văn bản quy phạm pháp luật. Các văn bản quy
phạm pháp luật Việt Nam được ban hành khá đa dạng bởi nhiều quan
khác nhau với những tên gọi khác nhau. Ngoài ra, trong pháp luật Việt Nam,
hình thức tập quán pháp vẫn được áp dụng, nhất trong quan hệ dân sự
hôn nhân, gia đình.
Xu thế hội nhập toàn cầu hóa đòi hỏi hệ thống pháp luật phải được hoàn
thiện nhằm kịp thời điều chỉnh, giải quyết tốt hơn các quan hệ xã hội, đặc biệt
các quan hệ mới phát sinh, trong đó vấn đề tạo lập nguồn của pháp luật
vai trò hết sức quan trọng. Hiện nay, nguồn của pháp luật Việt Nam được sử
dụng đa dạng hơn, Nhà nước Việt Nam đã chú ý nhiều hơn tới án lệ các
loại nguồn pháp luật khác, đáp ứng nhu cầu phát triển phức tạp, đa dạng, năng
động của các quan hệ hội hiện nay, nhất là những quan hệ yếu tố nước
ngoài như quan hệ dân sự, lao động, thương mại, hôn nhân và gia đình,...
Hiện nay về sau, nguồn pháp luật chủ đạo của hệ thống pháp luật Việt
Nam vẫn luôn là văn bản quy phạm pháp luật.
- Văn bản quy phạm pháp luật nước ta bao gồm nhiều loại với giá trị
pháp cao, thấp khác nhau. Đứng đầu thang bậc giá trị pháp trong hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật là Hiến pháp, đạo luật gốc, luật cơ bản
của Nhà nước. Tiếp đó các đạo luật các nghị quyết của Quốc hội;
pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội,…
- Văn bản quy phạm pháp luật được hình thành do kết quả của hoạt động
xây dựng pháp luật, thể hiện trí tuệ của tập thể nên tính khoa học tương
đối cao. Các quy định của được trình bày thành văn nên thường
ràng, cụ thể, bảo đảm thể được hiểu được thực hiện thống nhất
phạm vi rộng; nhờ vậy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đáp ứng các
yêu cầu bản của nguyên tắc pháp chế. Hơn nữa, văn bản quy phạm
pháp luật cũng có thể đáp ứng được kịp thời các yêu của cuộc sống nên nó
được coi loại nguồn hình thức bản, chủ yếu quan trọng nhất của
pháp luật nước ta hiện nay. Tuy nhiên, văn bản quy phạm pháp luật không
phải là loại nguồn hình thức duy nhất của pháp luật bởi văn bản quy phạm
pháp luật vẫn những điểm hạn chế nhất định cần được khắc phục như:
các quy định của nó thường mang tính khái quát cao nên nhiều khi không
dự kiến được hết các tình huống, điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong
cuộc sống để điều chỉnh, thế thể dẫn đến tình trạng thiếu pháp luật
hoặc tạo ra những lỗ hổng, khoảng trống trong pháp luật. văn bản quy
phạm pháp luật có tính ổn định tương đối cao nên nhiều khi kém linh hoạt
hơn các nguồn khác. Quy trình xây dựng ban hành văn bản quy phạm
pháp luật cũng lâu dài và tốn kém hơn một số nguồn khác.
- Văn bản quy phạm pháp luật không chỉ là nguồn hình thức mà còn thể
là nguồn nội dung của pháp luật, bởi, nếu xét về nội dung thì các quy định
trong các văn bản có giá trị pháp lý cao hơn lại có thể trở thành nguồn nội
dung cho các văn bản giá trị pháp lý thấp hơn. Chẳng hạn, các quy
định của Hiến pháp nguồn nội dung của tất cả các văn bản quy phạm
pháp luật khác các quy định trong các văn bản ấy được xây dựng, ban
hành dựa trên sở các quy định của Hiến pháp, trong nhiều trường hợp
sự cụ thể hoá, chi tiết hoá nhằm thực hiện Hiến pháp trong thực tế…
Hoặc một đạo luật nào đó thể trở thành nguồn nội dung cho các nghị
định hướng dẫn thi hành nó.
Tập quán phápnước ta đã, đangsẽ còn tiếp tục thể hiện vai trò tích cực
những giá trị hội của mình trong nhiều lĩnh vực, nhất các vùng
đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, khi pháp luật thành văn
chưa phát huy được đầy đủ vai trò, tác dụng của mình thì nhiều quan hệ
hội chủ yếu vẫn được điều chỉnh bởi tập quán pháp
- Phong tục tập quán vừa thể nguồn nội dung, vừa thể nguồn
hình thức của pháp luật. Những phong tục tập quán tiến bộ, tốt đẹp, phù
hợp với ý chí của Nhà nước, được Nhà nước thừa nhận sẽ trở thành nguồn
nội dung của pháp luật. Ví dụ, việc Nhà nước thừa nhận phong tục ăn Tết
Nguyên đán, phong tục Giỗ tổ Hùng Vương ngày 10 tháng 3 âm lịch đã
dẫn đến quy định cho phép người lao động, cán bộ, công chức, học sinh,
sinh viên… được nghỉ làm việc, học tập trong những ngày này.
- Ngoài ra, trong một số lĩnh vực, các quy tắc quan niệm đạo đức chính
thống, các truyền thống tốt đẹp của dân tộc cũng thể trở thành nguồn
nội dung của pháp luật. Các quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ
con cái, của ông bà và các cháu, của vợ và chồng, của các thành viên khác
trong gia đình với nhau trong pháp luật hôn nhân và gia đình là sự thể chế
hóa các quan niệm đạo đức truyền thống, sự thừa nhận các quy tắc đạo
đức thịnh hành trong xã hội,…
- Ngược lại, những phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu, phản tiến bộ
khiến Nhà nước ban hành VBQPPL nhằm xóa bỏ, loại trừ dần chúng khỏi
đời sống xã hội. Ví dụ, sự tồn tại của phong tục đốt pháo gây lãng phí tiền
bạc, tai nạn thương tâm dẫn đến việc Nhà nước ban hành quy định cấm
sản xuất và đốt pháo để loại trừ phong tục này.
- Phong tục tập quán nguồn hình thức của pháp luật trong những trường
hợp nó được áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc xảy ra trong thực tế.
Việc thừa nhận phong tục tập quán nguồn hình thức của pháp luật đã
được thể hiện cụ thể trong một số đạo luật của nước ta. dụ, Điều 3 Bộ
luật Dân sự năm 2005 quy định: “Trong trường hợp pháp luật không quy
định các bên không thoả thuận thì thể áp dụng tập quán;… Tập
quán… không được trái với những nguyên tắc quy định trong Bộ luật
này”; hoặc theo Điều 6 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 thì, “Trong
quan hệ hôn nhân và gia đình, những phong tục, tập quán thể hiện bản sắc
của mỗi dân tộc không trái với những nguyên tắc quy định tại Luật
này thì được tôn trọng và phát huy”.
- Trong loại nguồn này còn bao gồm cả các tập quán quốc tế đã được thừa
nhận và áp dụng tại Việt Nam như các tập quán thương mại quốc tế.
Nói chung, phong tục tập quán chỉ được coi nguồn thứ yếu của pháp luật
Việt Nam bởi các quy định của chủ yếu tồn tại dưới dạng bất thành văn
nên thường chỉ được hiểu một cách ước lệ, thiếu rõ ràng, cụ thể, khó bảo đảm
cho việc hiểu áp dụng thống nhất trong phạm vi rộng. Song, ưu điểm của
phong tục tập quán hình thành từ thực tiễn cuộc sống, từ những thói quen
ứng xử hàng ngày nên rất gần gũi với nhân dân thường được nhân dân tự
giác thực hiện. vậy, phong tục tập quán thể góp phần bổ sung cho chỗ
thiếu của pháp luật, khắc phục những lỗ hổng của pháp luật nên cần được
tiếp tục sử dụng cùng với các văn bản quy phạm pháp luật. Điều cần thiết
hiện nay là phải có hình thức xác định cụ thể những tập quán được Nhà nước
thừa nhận để bảo đảm cho việc áp dụng pháp luật được thống nhất bảo
đảm công bằng xã hội.
Trên đây các loại nguồn đã được chính thức thừa nhận trong pháp luật
trong thực tế nước ta. Ngoài ra, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005
của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật
Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 còn nêu “nghiên cứu về
khả năng khai thác, sử dụng án lệ,… quy tắc của các hiệp hội nghề
nghiệp, góp phần bổ sung và hoàn thiện pháp luật”.
Ở Việt Nam, tiền lệ pháp đứng sau văn bản quy phạm pháp luật và không thể
thay thế văn bản quy phạm pháp luật. Điều này có nghĩa là cơ sở để giải quyết
vụ việc vẫn các văn bản quy phạm pháp luật chứ không phải tiền lệ pháp.
Tiền lệ pháp không đứng độc lập bắt buộc phải được dẫn giải từ các quy
định pháp luật thành văn. Điều này sẽ không làm thay đổi cấu trúc của hệ
thống pháp luật nước ta. Việc tòa án tham khảo các án lệ sẽ làm tăng tính
thuyết phục của bản án, làm tăng sự thống nhất trong khâu áp dụng pháp
luật. Từ đó, nâng cao chất lượng vàthể làm giảm thời gian xét xử của Tòa
án. Hiện nay, số lượng án lệ được công bố và áp dụng ở Việt Nam ngày càng
nhiều hơn.
C. KẾT LUẬN
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TS. Nguyễn Xuân Hưởng (Chủ biên), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước
và pháp luật, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội.
[2] Trần Thanh Vân, chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật,
Văn bản quy phạm pháp luật – những vấn đề lý luận và thực tiễn.
[3] Th.s Phan Nhật Thanh, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Khái niệm và những
nguyên tắc của tiền lệ pháp hình thức pháp luật đặc thù trong hệ thống pháp
luật anh mỹ.
[4] Th.S Nguyễn Nam Phương, Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ, Các
nguồn luật cơ bản ở Việt Nam.
[4] Theo thukyphaply.com, Ưu điểm và hạn chế của tập quán pháp, tiền lệ pháp
và văn bản quy phạm pháp luật
[5] Theo thukyphaply.com, So sánh Tập quán pháp, Tiền lệ pháp và Văn bản
quy phạm pháp luật.
[6] Theo luatminhkhue.vn, Bàn luận về khái niệm văn bản quy phạm pháp luật.
| 1/12

Preview text:

A. MỞ ĐẦU
Trong đời sống pháp lí, khi thực hiện hành vi như kí kết hợp đồng, khiếu
nại, tố cáo, giải quyết vụ việc theo thẩm quyền..., các cơ quan nhà nước,
nhà chức trách có thầm quyền cũng như các cá nhân, tổ chức trong xã hội
đều phải dựa trên những căn cứ pháp lí nhất định. Những yếu tố chứa
đựng hoặc cung cấp các căn cứ pháp lí cho hoạt động của các chủ thể
được coi là nguồn của pháp luật. Ngày nay, các nguồn pháp luật được sử
dụng ở các quốc gia rất phong phú và đa dạng. Ngay trong một nước,
trong các điều kiện hoàn cảnh kinh tế xã hội khác nhau cũng có thể có các
loại nguồn pháp luật khác nhau. Nhìn chung, trên thế giới, nguồn của
pháp luật khá phong phú, bao gồm nhiều loại như văn bản quy phạm pháp
luật; tập quán pháp; tiền lệ pháp; đường lối, chính sách của lực lượng cầm
quyền; các quan điểm, tư tưởng, học thuyết pháp lí; điều ước quốc tế; các
quan niệm, chuẩn mực đạo đức xã hội; lệ làng, hương ước của các cộng
đồng dân cư; tín điều tôn giáo; các hợp đồng dân sự, thương mại... Trong
đó, văn bản quy phạm pháp luật, tập quán pháp, tiền lệ pháp là những loại
nguồn cơ bản. Vì vậy em chọn đề tài nghiên cứu là “Phân tích ưu thế của
văn bản quy phạm pháp luật so với tập quán pháp và tiền lệ pháp. Liên hệ
thực tế ở Việt Nam hiện nay”. B. NỘI DUNG I.
Khái niệm, đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật, tập quán
pháp, tiền lệ pháp
1. Văn bản quy phạm pháp luật
1.1. Khái niệm
- Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật hình thành bằng việc
nhà nước ban hành văn bản có chứa quy phạm pháp luật (quy tắc xử sự
chung). Nói cách khác, văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ
quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành và đảm bảo thực hiện
theo trình tự, thủ tục nhất định, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hình
thức, nội dung phù hợp với thẩm quyền của cơ quan ban hành, được thực
hiện nhiều lần để điều chỉnh các quan hệ xã hội vì lợi ích cộng đồng
1.2. Đặc điểm
Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật do nhà nước (thông qua các
cơ quan có thẩm quyền) soạn thảo và ban hành. Cũng có một số văn bản quy
phạm pháp luật được hình thành bằng con đường nhà nước phê chuẩn văn bản
quy phạm của các tổ chức xã hội khác thành văn bản quy phạm pháp luật. Để
phân biệt rõ hơn giữa văn bản quy phạm pháp luật với các loại văn bản hành
chính khác thì có thể xem xét thông qua các đặc trưng sau:
- Thứ nhất, văn bản quy phạm pháp luật gắn liền với nhà nước, do nhà
nước ban hành và đảm bảo thực hiện. Đây cũng là một trong những thuộc
tính quan trọng của pháp luật nói chung. Pháp luật quy định cho một số cơ
quan, người có chức vụ nhà nước được quyền ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật nhất định và những cơ quan, công chức đó cũng chỉ được
ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về những vấn đề phù hợp với
thẩm quyền (chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn) của mình do luật định.
Trong một số trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có thể được ban
hành có sự phối hợp giữa cơ quan nhà nước với cơ quan của tổ chức chính
trị - xã hội. Tuy vậy, xét đến cùng thì văn bản quy phạm phạm luật luôn
gắn liền với nhà nước, bởi chỉ riêng cơ quan của tổ chức chính trị - xã hội
thì không được quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản quy
phạm pháp luật được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp
khác nhau, trong đó các biện pháp cưỡng chế nhà nước rất nghiêm khắc.
- Có chứa quy phạm pháp luật (quy tắc xử sự chung), là những quy tắc xử
sự được ban hành không phải do một trường hợp cụ thể và đối với những
tổ chức hay cá nhân cụ thể, mà cho tất cả trường hợp và đối với tất cả
những tổ chức, cá nhân có liên quan bắt buộc phải hoạt động theo quy
định của văn bản quy phạm pháp luật. Cũng vì vậy, văn bản quy phạm
pháp luật được thực hiện nhiều lần trong đời sống khi xảy ra tình huống
mà pháp luật đã dự liệu.
Đây là đặc điểm thể hiện sự khác biệt giữa văn bản quy phạm pháp luật
với các văn bản khác của nhà nước như: văn bản áp dụng pháp luật, văn
bản giao dịch hành chính,... là các văn bản không chứa quy phạm pháp
luật nên không phải văn bản quy phạm pháp luật.
- Pháp luật của các nhà nước hiện đại còn quy định cả thẩm quyền, trình tự,
thủ tục, hình thức, nội dung của văn bản quy phạm pháp luật được phép
ban hành cho các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Như đã khẳng định, chỉ có các nhà nước hiện đại mới quy định cụ thể về
các vấn đề trình tự, thủ tục, hình thức..., do vậy, đây không phải là dấu
hiệu quan trọng, dấu hiệu bắt buộc của văn bản quy phạm pháp luật. Tuy
nhiên, quy định về các vấn đề trên sẽ giúp cho việc ban hành văn bản quy
phạm pháp luật có trật tự, ổn định. Các quy định của pháp luật về nội
dung và hình thức của văn bản quy phạm pháp luật tạo tiền đề pháp lý cho
việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có chất lượng cao, đảm
bảo tính hợp pháp, hợp lý, tính thống nhất về nội dung cũng như về hình
thức của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. 2. Tập quán pháp
2.1. Khái niệm
- Tập quán pháp là hình thức pháp luật được hình thành bằng việc nhà nước
thừa nhận tập quán thành pháp luật. Nếu tập quán thông thường chỉ là
những quy tắc xử sự được hình thành trong đời sống xã hội có tính chất
lặp đi, lặp lại sau một thời gian dài và được bảo đảm thực hiện bằng sức
mạnh của truyền thống xã hội, thì tập quán pháp là những quy tắc xử sự
được nhà nước thừa nhận thành pháp luật, được bảo đảm thực hiện bằng
nhà nước, nói cách khác, các quy tắc xử sự (tập quán) đã được nhà nước
thừa nhận có giá trị pháp lý, trơ thành những quy tắc xử sự chung được
nhà nước bảo đảm thực hiện.
2.2. Đặc điểm
- Tập quán pháp thường xuất hiện trong hai trường hợp
Trường hợp thứ nhất, nhà nước (thông qua các cơ quan có thẩm quyền)
tuyên bố trước những tập quán cụ thể nào đó được coi là tập quán pháp để
các chủ thể pháp luật khác theo đó mà áp dụng
Trường hợp thứ hai, tập quán pháp chỉ xuất hiện khi các cơ quan tòa án
hay cơ quan quản lý nhà nước giải quyết một vụ việc cụ thể nào đó mà
không có quy định của pháp luật nên họ đã dựa vào một tập quán nào đó
để giải quyết và khi đó tập quán được lấy làm căn cứ để giải quyết vụ việc
được coi là tập quán pháp.
Chẳng hạn, khoản 2, Điều 5 của Bộ luật Dân sự năm 2015 của Việt Nam
có quy định: “Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật
không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng
không được trái với nguyên tắc cơ bản của phá luật dân sự quy định tại
Điều 3 của Bộ luật này”. Như vậy, tập quán pháp xuất hiện trong trường
hợp này là phụ thuộc vào quyết định của cơ quan áp dụng pháp luật có thẩm quyền. 3. Tiền lệ pháp
- Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật hình thành bằng việc nhà nước thừa
nhận quyết định (cách giải quyết) về vụ việc cụ thể nào đó của các cơ
quan nhà nước thành pháp luật để giải quyết vụ việc tương tự. Tiền lệ
pháp khác với cách giải quyết thông thường của các cơ quan nhà nước ở
chỗ nó được coi là khuôn mẫu để giải quyết những vụ việc tương tự về sau. II.
Ưu thế của văn bản quy phạm pháp luật so với tập quán pháp và tiền lệ pháp
1. Ưu, nhược điểm của tập quán pháp, tiền lệ pháp
1.1. Tập quán pháp
Tập quán pháp là hình thức pháp luật ra đời sớm nhất, nó có ưu điểm là
hình thành trực tiếp từ cuộc sống nên khá gần gũi với các tổ chức và cá
nhân, là những thói quen nên được tôn trọng, tự giác thực hiện khá dễ
dàng. Góp phần khắc phục tình trạng thiếu pháp luật, khắc phục các lỗ
hổng của pháp luật thành văn
Tuy nhiên, do phần lớn tập quán pháp được hình thành một cách tự phát
nên thiếu cơ sở khoa học, thường mang tính cục bộ và là hình thức pháp
luật không thành văn nên việc áp dụng nó có thể gặp khó khăn vì tính
chính xác không cao, sự nhận thức của mọi người về tập quán pháp nhiều
khi thiếu thống nhất. Tập quán pháp vừa hình thành chậm, vừa có tính bảo
thủ và ít thay đổi nên thường lạc hậu, khả năng đáp ứng linh hoạt các yêu
cầu của cuộc sống hiện đại không cao.
Hiện tại, phạm vi ảnh hưởng của tập quán pháp bị thu hẹp dần.
1.2. Tiền lệ pháp
Tiền lệ pháp có ưu điểm là hình thành nhanh, thủ tục đơn giản, lại có tính
xác định cụ thể nên dễ sử dụng, áp dụng. Ở một chừng mực nào đó tiền lệ
pháp hình thành rất đơn giản, tính cảnh báo rất cao, bảo đảm được nguyên
tắc hành vi như nhau thì phải được thưởng, phạt như nhau.
Tuy nhiên tiền lệ pháp do các cơ quan không có chức năng xây dựng pháp
luật tạo ra nên hiệu lực pháp luật của chúng không cao. Mặt khác, tính
khái quát của tiền lệ pháp không cao, sự phụ thuộc vào các chi tiết của vụ
việc trước sẽ làm hạn chế phần nào sự linh hoạt của các chủ thể áp dụng.
Thêm vào đó là chủ thể áp dụng pháp luật cũng chính là chủ thể sáng tạo
pháp luật nên tính chất tùy tiện, chủ quan thường chi phối nhiều hơn. Thủ
tục áp dụng án lệ phức tạp, đòi hỏi người áp dụng phải có hiểu biết pháp
luật một cách thực sự sâu rộng.
Án lệ là hình thức phổ biến của pháp luật phong kiến châu Âu và hiện tại
đang còn được sử dụng tương đối rộng rãi ở các nước thuộc hệ thống
pháp luật Common Law (Anh – Mỹ). Việt Nam chính thức thừa nhận án
lệ là nguồn của pháp luật từ năm 2014.
2. Văn bản quy phạm pháp luật
Mỗi nhà nước thường ban hành rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác
nhau, song quan trọng hơn cả là các văn bản luật. Loại văn bản này do cơ
quan quyền lực cao nhất của nhà nước ban hành, có hiệu lực pháp lý cao, có
trình tự, thủ tục ban hành, sửa đổi rất chặt chẽ,... các văn bản dưới luật được
ban hành phải phù hợp với các văn bản luật, là sự chi tiết, cụ thể hóa các quy
định của văn bản luật và không được trái với quy định của các văn bản luật.
Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật được các nhà nước hiện
đại sử dụng chủ yếu bởi những ưu thế sau:
- Thứ nhất, văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật thành văn,
do đó, nó dễ hiểu, dễ sử dụng, áp dụng khá thống nhất trong thực tế đối
với các loại chủ thể khác nhau và khả năng đem lại hiệu quả pháp luật
cao. Trái lại, tiền lệ pháp do các cơ quan không có chức năng xây dựng
pháp luật tạo ra nên hiệu lực pháp luật của chúng không cao.
- Thứ hai, văn bản quy phạm pháp luật được hình thành trực tiếp từ hoạt
động sáng tạo pháp luật, vì vậy, khả năng phù hợp với thực tiễn khách
quan, khả năng cụ thể hóa ý chí nhà nước một cách thuận lợi và sát thực.
Trái lại, tập quán pháp phần lớn được hình thành một cách tự phát nên
thiếu cơ sở khoa học, thường mang tính cục bộ và là hình thức pháp luật
không thành văn nên việc áp dụng nó có thể gặp khó khăn vì tính chính
xác không cao, sự nhận thức của mọi người về tập quán pháp nhiều khi thiếu thống nhất.
- Thứ ba, văn bản quy phạm pháp luật có quá trình hình thành, sửa đổi, hủy
bỏ nhanh hơn so với tập quán pháp, từ đó sẽ đáp ứng kịp thời như cầu
điều chỉnh của các quan hệ xã hội. Ở tập quán pháp, tập quán pháp vừa
hình thành chậm, vừa có tính bảo thủ và ít thay đổi nên thường lạc hậu,
khả năng đáp ứng linh hoạt các yêu cầu của cuộc sống hiện đại không cao.
Ở tiền lệ pháp do thủ tục áp dụng án lệ phức tạp vì vậy đòi hỏi người áp
dụng phải có hiểu biết pháp luật một cách thực sự sâu rộng.
Văn bản quy phạm pháp luật có vai trò quan trọng tạo ra cơ sở pháp lý cho
việc tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước, hoạt động của các tổ chức chính
trị - xã hội và của các cá nhân. Tuy vậy, văn bản quy phạm pháp luật cũng có hạn chế sau:
- Các quy định của văn bản quy phạm pháp luật thường mang tính khái
quát nên khó dự kiến được hết các tình huống, trường hợp xảy ra trong
thực tế, vì thế có thể dẫn đến tình trạng thiếu pháp luật hay tạo ra những
lỗ hổng, những khoảng trống trong pháp luật.
- Những quy định trong văn bản quy phạm pháp luật thường có tính ổn
định tương đối cao, chặt chẽ nên đôi khi có thể dẫn đến sự cứng nhắc, thiếu linh hoạt.
- Quy trình xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thường
lâu dài và tốn kém hơn sự hình thành của tập quán pháp và án lệ.
Hiện nay, văn bản quy phạm pháp luật là loại nguồn cơ bản, chủ yếu và quan
trọng nhất của nhiều nước, trong đó có Việt Nam. III.
Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam hiện nay
Việt Nam là nhà nước xã hội chủ nghĩa, vì vậy hình thức và nguồn chủ yếu
của pháp luật Việt Nam là văn bản quy phạm pháp luật. Các văn bản quy
phạm pháp luật ở Việt Nam được ban hành khá đa dạng bởi nhiều cơ quan
khác nhau với những tên gọi khác nhau. Ngoài ra, trong pháp luật Việt Nam,
hình thức tập quán pháp vẫn được áp dụng, nhất là trong quan hệ dân sự và hôn nhân, gia đình.
Xu thế hội nhập và toàn cầu hóa đòi hỏi hệ thống pháp luật phải được hoàn
thiện nhằm kịp thời điều chỉnh, giải quyết tốt hơn các quan hệ xã hội, đặc biệt
là các quan hệ mới phát sinh, trong đó vấn đề tạo lập nguồn của pháp luật có
vai trò hết sức quan trọng. Hiện nay, nguồn của pháp luật Việt Nam được sử
dụng đa dạng hơn, Nhà nước Việt Nam đã chú ý nhiều hơn tới án lệ và các
loại nguồn pháp luật khác, đáp ứng nhu cầu phát triển phức tạp, đa dạng, năng
động của các quan hệ xã hội hiện nay, nhất là những quan hệ có yếu tố nước
ngoài như quan hệ dân sự, lao động, thương mại, hôn nhân và gia đình,...
Hiện nay và về sau, nguồn pháp luật chủ đạo của hệ thống pháp luật Việt
Nam vẫn luôn là văn bản quy phạm pháp luật.
- Văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta bao gồm nhiều loại với giá trị
pháp lý cao, thấp khác nhau. Đứng đầu thang bậc giá trị pháp lý trong hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật là Hiến pháp, đạo luật gốc, luật cơ bản
của Nhà nước. Tiếp đó là các đạo luật và các nghị quyết của Quốc hội;
pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội,…
- Văn bản quy phạm pháp luật được hình thành do kết quả của hoạt động
xây dựng pháp luật, thể hiện trí tuệ của tập thể nên tính khoa học tương
đối cao. Các quy định của nó được trình bày thành văn nên thường rõ
ràng, cụ thể, bảo đảm có thể được hiểu và được thực hiện thống nhất ở
phạm vi rộng; nhờ vậy, nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc đáp ứng các
yêu cầu cơ bản của nguyên tắc pháp chế. Hơn nữa, văn bản quy phạm
pháp luật cũng có thể đáp ứng được kịp thời các yêu của cuộc sống nên nó
được coi là loại nguồn hình thức cơ bản, chủ yếu và quan trọng nhất của
pháp luật nước ta hiện nay. Tuy nhiên, văn bản quy phạm pháp luật không
phải là loại nguồn hình thức duy nhất của pháp luật bởi văn bản quy phạm
pháp luật vẫn có những điểm hạn chế nhất định cần được khắc phục như:
các quy định của nó thường mang tính khái quát cao nên nhiều khi không
dự kiến được hết các tình huống, điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong
cuộc sống để điều chỉnh, vì thế có thể dẫn đến tình trạng thiếu pháp luật
hoặc tạo ra những lỗ hổng, khoảng trống trong pháp luật. văn bản quy
phạm pháp luật có tính ổn định tương đối cao nên nhiều khi kém linh hoạt
hơn các nguồn khác. Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm
pháp luật cũng lâu dài và tốn kém hơn một số nguồn khác.
- Văn bản quy phạm pháp luật không chỉ là nguồn hình thức mà còn có thể
là nguồn nội dung của pháp luật, bởi, nếu xét về nội dung thì các quy định
trong các văn bản có giá trị pháp lý cao hơn lại có thể trở thành nguồn nội
dung cho các văn bản có giá trị pháp lý thấp hơn. Chẳng hạn, các quy
định của Hiến pháp là nguồn nội dung của tất cả các văn bản quy phạm
pháp luật khác vì các quy định trong các văn bản ấy được xây dựng, ban
hành dựa trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, trong nhiều trường hợp
là sự cụ thể hoá, chi tiết hoá nhằm thực hiện Hiến pháp trong thực tế…
Hoặc một đạo luật nào đó có thể trở thành nguồn nội dung cho các nghị
định hướng dẫn thi hành nó.
Tập quán pháp ở nước ta đã, đang và sẽ còn tiếp tục thể hiện vai trò tích cực
và những giá trị xã hội của mình trong nhiều lĩnh vực, nhất là ở các vùng
đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, khi mà pháp luật thành văn
chưa phát huy được đầy đủ vai trò, tác dụng của mình thì nhiều quan hệ xã
hội chủ yếu vẫn được điều chỉnh bởi tập quán pháp
- Phong tục tập quán vừa có thể là nguồn nội dung, vừa có thể là nguồn
hình thức của pháp luật. Những phong tục tập quán tiến bộ, tốt đẹp, phù
hợp với ý chí của Nhà nước, được Nhà nước thừa nhận sẽ trở thành nguồn
nội dung của pháp luật. Ví dụ, việc Nhà nước thừa nhận phong tục ăn Tết
Nguyên đán, phong tục Giỗ tổ Hùng Vương ngày 10 tháng 3 âm lịch đã
dẫn đến quy định cho phép người lao động, cán bộ, công chức, học sinh,
sinh viên… được nghỉ làm việc, học tập trong những ngày này.
- Ngoài ra, trong một số lĩnh vực, các quy tắc và quan niệm đạo đức chính
thống, các truyền thống tốt đẹp của dân tộc cũng có thể trở thành nguồn
nội dung của pháp luật. Các quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và
con cái, của ông bà và các cháu, của vợ và chồng, của các thành viên khác
trong gia đình với nhau trong pháp luật hôn nhân và gia đình là sự thể chế
hóa các quan niệm đạo đức truyền thống, là sự thừa nhận các quy tắc đạo
đức thịnh hành trong xã hội,…
- Ngược lại, có những phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu, phản tiến bộ
khiến Nhà nước ban hành VBQPPL nhằm xóa bỏ, loại trừ dần chúng khỏi
đời sống xã hội. Ví dụ, sự tồn tại của phong tục đốt pháo gây lãng phí tiền
bạc, tai nạn thương tâm dẫn đến việc Nhà nước ban hành quy định cấm
sản xuất và đốt pháo để loại trừ phong tục này.
- Phong tục tập quán là nguồn hình thức của pháp luật trong những trường
hợp nó được áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc xảy ra trong thực tế.
Việc thừa nhận phong tục tập quán là nguồn hình thức của pháp luật đã
được thể hiện cụ thể trong một số đạo luật của nước ta. Ví dụ, Điều 3 Bộ
luật Dân sự năm 2005 quy định: “Trong trường hợp pháp luật không quy
định và các bên không có thoả thuận thì có thể áp dụng tập quán;… Tập
quán… không được trái với những nguyên tắc quy định trong Bộ luật
này”; hoặc theo Điều 6 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì, “Trong
quan hệ hôn nhân và gia đình, những phong tục, tập quán thể hiện bản sắc
của mỗi dân tộc mà không trái với những nguyên tắc quy định tại Luật
này thì được tôn trọng và phát huy”.
- Trong loại nguồn này còn bao gồm cả các tập quán quốc tế đã được thừa
nhận và áp dụng tại Việt Nam như các tập quán thương mại quốc tế.
Nói chung, phong tục tập quán chỉ được coi là nguồn thứ yếu của pháp luật
Việt Nam bởi các quy định của nó chủ yếu tồn tại dưới dạng bất thành văn
nên thường chỉ được hiểu một cách ước lệ, thiếu rõ ràng, cụ thể, khó bảo đảm
cho việc hiểu và áp dụng thống nhất trong phạm vi rộng. Song, ưu điểm của
phong tục tập quán là hình thành từ thực tiễn cuộc sống, từ những thói quen
ứng xử hàng ngày nên rất gần gũi với nhân dân và thường được nhân dân tự
giác thực hiện. Vì vậy, phong tục tập quán có thể góp phần bổ sung cho chỗ
thiếu của pháp luật, khắc phục những lỗ hổng của pháp luật nên cần được
tiếp tục sử dụng cùng với các văn bản quy phạm pháp luật. Điều cần thiết
hiện nay là phải có hình thức xác định cụ thể những tập quán được Nhà nước
thừa nhận để bảo đảm cho việc áp dụng pháp luật được thống nhất và bảo
đảm công bằng xã hội.
Trên đây là các loại nguồn đã được chính thức thừa nhận trong pháp luật và
trong thực tế ở nước ta. Ngoài ra, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005
của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 còn nêu “nghiên cứu về
khả năng khai thác, sử dụng án lệ,… và quy tắc của các hiệp hội nghề
nghiệp, góp phần bổ sung và hoàn thiện pháp luật”.
Ở Việt Nam, tiền lệ pháp đứng sau văn bản quy phạm pháp luật và không thể
thay thế văn bản quy phạm pháp luật. Điều này có nghĩa là cơ sở để giải quyết
vụ việc vẫn là các văn bản quy phạm pháp luật chứ không phải tiền lệ pháp.
Tiền lệ pháp không đứng độc lập mà bắt buộc phải được dẫn giải từ các quy
định pháp luật thành văn. Điều này sẽ không làm thay đổi cấu trúc của hệ
thống pháp luật nước ta. Việc tòa án tham khảo các án lệ sẽ làm tăng tính
thuyết phục của bản án, và làm tăng sự thống nhất trong khâu áp dụng pháp
luật. Từ đó, nâng cao chất lượng và có thể làm giảm thời gian xét xử của Tòa
án. Hiện nay, số lượng án lệ được công bố và áp dụng ở Việt Nam ngày càng nhiều hơn. C. KẾT LUẬN
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TS. Nguyễn Xuân Hưởng (Chủ biên), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước
và pháp luật, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội.
[2] Trần Thanh Vân, chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật,
Văn bản quy phạm pháp luật – những vấn đề lý luận và thực tiễn.
[3] Th.s Phan Nhật Thanh, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Khái niệm và những
nguyên tắc của tiền lệ pháp hình thức pháp luật đặc thù trong hệ thống pháp luật anh mỹ.
[4] Th.S Nguyễn Nam Phương, Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ, Các
nguồn luật cơ bản ở Việt Nam.
[4] Theo thukyphaply.com, Ưu điểm và hạn chế của tập quán pháp, tiền lệ pháp
và văn bản quy phạm pháp luật
[5] Theo thukyphaply.com, So sánh Tập quán pháp, Tiền lệ pháp và Văn bản quy phạm pháp luật.
[6] Theo luatminhkhue.vn, Bàn luận về khái niệm văn bản quy phạm pháp luật.