-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Phân tích và áp dụng thực tiễn - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Phân tích và áp dụng thực tiễn - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Lý luận chung về nhà nước và pháp luật 40 tài liệu
Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Phân tích và áp dụng thực tiễn - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Phân tích và áp dụng thực tiễn - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật 40 tài liệu
Trường: Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
LÝ LUẬN VỀ TIỀN LỆ PHÁP VÀ ÁP DỤNG THỰC TIỄN
QUA MỘT SỐ ÁN LỆ Ở VIỆT NAM Khoá: 11 Lớp: K11D
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Hà
Nguyễn Thị Mai Trường Lê Lương Minh Vũ Chính Nguyên Lò Đức Anh Hoàng Mạnh Khôi Nguyễn Hữu Mạnh Phan Biên Cương Từ Quang Huy LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Lý luận chung về nhà nước và pháp luật là môn học quan trọng trong hệ thống
khoa học pháp lý. Dựa trên cơ sở học thuyết Marx - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan
điểm của Đảng và nhà nước ta cũng như tri thức chung của nhân loại về nhà nước và
pháp luật, trình bày trúng giải một cách khoa học các vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp
luật. Tiền lệ pháp là một hình thức của pháp luật, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống
pháp luật của quốc gia, “mang đậm hơi thở cuộc sống” chứ không chủ quan, áp đặt một
cách độc đoán, bất chấp những đặc điẻm của xã hội và truyền thống, phong tục, tập quán
của cộng đồng dân cư. Qua đó, nó đã điều chỉnh cả những vấn đề cụ thể lẫn khái quát qua
đó khắc phục được các “lỗ hổng pháp lý” của hệ thống pháp luật. Đồng thời tiền lệ pháp
cũng được áp dụng rất thuận tiện và có hiệu quả khi thực hiện.
Việc áp dụng án lệ đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho hệ thống pháp luật ở
Việt Nam đảm bảo tuân thủ, quản lý hiệu quả, điểu tiết các mối quan hệ xã hội và giữ gìn
an ninh trật tự. Để làm rõ điều này, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã quyết định lựa chọn
chủ đề “Lý luận về tiền lệ pháp và áp dụng thực tiễn qua một số án lệ ở Việt Nam ” để
phân tích và áp dụng vào thực tiễn qua các vụ án ở Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Thứ nhất là: Hiểu rõ lý thuyết lý luận chung về nhà nước và pháp luật và tiền lệ
pháp, biết cách ứng dụng nó vào thực tiễn xã hội.
Thứ hai là: Trên cơ sở phân tích sâu tiền lệ pháp để vận dụng vào phân tích một số vụ án ở Việt Nam. 1. Định nghĩa:
Tiền lệ pháp hay phép
xét xử theo tiền lệ là một hình thức của pháp luật, theo đó
Nhà nước thừa nhận những bản án, quyết định giải quyết vụ việc của tòa án (trong các tập
san án lệ) làm khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc hoặc trường
hợp có tình tiết hay vấn đề tương tự sau đó. Tiền lệ pháp còn là quá trình làm luật của tòa
án trong việc công nhận và áp dụng các nguyên tắc mới trong quá trình xét xử.
Tiền lệ pháp hình thành không phải do hoạt động của cơ quan lập pháp mà xuất hiện
từ hoạt động của cơ quan hành pháp và tư pháp. Vì vậy, hình thức này dễ tạo ra sự tùy
tiện, không phù hợp với nguyên tắc pháp chế đòi hỏi phải tôn trọng nguyên tắc tối cao
của luật và phải phân định rõ chức năng, quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà
nước trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật.
Tuy nhiên, trên thực tế, bởi xuất phát điểm của tiền lệ pháp là hình thành từ con
đường thông qua quá trình xét xử; phù hợp với chức năng của cơ quan tư pháp và nếu
như các cơ quan hành chính cũng ban hành tiền lệ thì không phù hợp với thẩm quyền và
chức năng là cơ quan quản lý – không phải là cơ quan xét xử, tạo nên một sự chồng chéo
trong việc hình thành và áp dụng tiền lệ giữa hai cơ quan hành pháp và tư pháp. Cho nên,
tiền lệ pháp chỉ có thể được hình thành từ hoạt động xét xử của cơ quan tư pháp, hình
thành từ cơ quan tư pháp chứ không phải từ cơ quan lập pháp hay hành pháp. Tiền lệ
pháp hình thành từ các cơ quan tư pháp được gọi là án lệ.
Đây là một hình thức pháp luật chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật
Anh - Mỹ. Hình thức này được sử dụng rộng rãi trên thế giới, là nguồn chủ yếu và quan
trọng trong hệ thống pháp luật của các quốc gia trong Khối Thịnh vượng chung Anh, bao
gồm Anh, hầu hết các tiểu bang của Hoa Kỳ (ngoại trừ tiểu bang Louisiana), Canada
(ngoại trừ tỉnh bang Québec) và các thuộc địa trước kia của Anh cũng như các lãnh thổ
được ủy trị của Hoa Kỳ.
Ở nước ta, tiền lệ pháp đã và đang tồn tại dưới các hình thức như các nghị quyết
hướng dẫn xét xử, trao đổi nghiệp vụ tại các buổi tổng kết ngành và dễ thấy nhất là thông
qua các quyết định giám đốc thẩm được tập hợp và phát hành. Qua đây, nhiều vướng mắc
đã được Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao gỡ vướng và định hướng cho các tòa cấp dưới làm theo. 2. Nguồn gốc:
Án lệ xuất hiện khá sớm trong lịch sử phát triển loài người vào khoảng thế kỷ III
TCN (tức thời La mã cổ đại) và tồn tại dưới hình thức các sắc dụ, phán quyết, nhằm điều
chỉnh các mối quan hệ phù hợp với sự phát triển của xã hội La Mã lúc bấy giờ.
Trải qua nhiều nét thăng trầm của lịch sử phát triển loài người án lệ được duy trì và
phát triển trong hệ thống pháp luật các nước trên thế giới với một cách chính thức hoặc
không chính thức tồn tại đan xen.
2.1. Lịch sử án lệ tại Anh:
- Có thể nói rằng án lệ có nguồn gốc từ nước Anh, án lệ xuất hiện từ thế kỷ XI
(1066) ở Anh sau cuộc chinh phục của người Norman và là hệ quả của quá trình xây
dựng chế độ phong kiến tập trung của Hoàng gia Anh.
- Vào thế kỷ XII nước Anh thành lập hệ thống Tòa án Hoàng gia, dần dần thay thế
các tòa truyền thống và nhanh chóng được các bên ưa chuộng. Thẩm phán Hoàng gia
Anh trở thành thẩm phán “lưu động” đi xét xử khắp đất nước.
- Hàng năm các thẩm phán này tập trung về London để trao đổi kinh nghiệm xét xử
thảo luận với nhau, so sánh điểm mạnh yếu của chúng, từ đó thống nhất nguyên tắc xét
xử. Kết quả là các thẩm phán Hoàng gia ngày càng áp dụng thường xuyên hơn các quy
định pháp luật giống nhau trên khắp đất nước, từ đó mà tiền lệ pháp ra đời.
- Trong một thời gian dài, hệ thống pháp luật Anh - Mỹ đã giữ vị trí độc tôn trong
hệ thống pháp luật Anh. Đến thế kỷ XVII, hệ thống pháp luật Anh - Mỹ gặp khó khăn do
trào lưu luật La Mã xâm nhập vào châu Âu. Hai bên đấu tranh với nhau và kết quả luật
Anh - Mỹ đã giữ được vị thế của mình và tiếp tục được sử dụng trong hoạt động xét xử.
2.2. Lịch sử án lệ tại Mỹ:
- Trong một thời gian dài Anh đô hộ Mỹ, Anh đã dùng pháp luật của mình để gây
ảnh hưởng tới các hoạt động hành pháp, lập pháp và tư pháp vì vậy pháp luật Mỹ cũng
chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật của Anh.
- Khi cách mạng tư sản Mỹ nổ ra (1779), sự thống trị của Anh bị lật đổ và mọi việc
bắt đầu thay đổi. Mỹ thoát khỏi ràng buộc của Anh nhưng Mỹ vẫn tiếp thu pháp luật của
Anh một cách có chọn lọc. Án lệ trong hệ thống pháp luật của Mỹ mang đậm dấu ấn của
pháp luật Anh nhưng được sử dụng một cách mềm dẻo và linh hoạt hơn vì thẩm phán Mỹ
rất linh hoạt trong xét xử và họ có thực quyền trong tay cao hơn so với thẩm phán Anh.
- Mỹ là quốc gia được hợp bởi 50 bang, mỗi bang lại có pháp luật riêng của mình,
trong đó bang này không bị ràng buộc bởi bang kia nên việc sử dụng án lệ trong hoạt
động xét xử là rất quan trọng, giúp cho các thẩm phán giải quyết các vụ việc một cách nhanh chóng hơn. 3. Đặc điểm:
- Tiền lệ pháp là bản án, quyết định của Tòa án, tuy nhiên tiền lệ pháp không phải là
mọi bản án, quyết định của tòa án mà là những bản án, quyết định có chứa đựng trong đó
các nguyên tắc, lập luận, phán quyết được Tòa án áp dụng trong việc giải quyết các vấn
đề pháp luật. Những lập luận đó phải là lập luận để giải thích cho những vấn đề pháp luật
còn nhiều cách hiểu khác nhau, có nhiều cách giải quyết, áp dụng khác nhau hoặc thậm
chí là những lập luận để giải quyết một vấn đề hoàn toàn mới mà chưa có quy định nào
của pháp luật điều chỉnh.
- Bản thân tiền lệ pháp được hình thành thông qua hoạt động xét xử của tòa án. (Tòa
án có thẩm quyền bởi không phải Tòa án nào cũng có đủ điều kiện và khả năng để tạo ra
tiền lệ pháp; án lệ được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn, quyết
định áp dụng và được công bố bởi Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao). Chỉ khi Tòa án
xét xử, giải quyết một vụ việc cụ thể, trả lời câu hỏi pháp luật cụ thể, gắn liền với vụ việc
thực tiễn thì mới có thể tạo ra quyết định, bản án có thể trở thành tiền lệ pháp.
- Tiền lệ pháp là cơ sở để cho các Tòa án cấp dưới có thể căn cứ vào đó, vận dụng
để đưa ra các quyết định của mình trong khi xét xử một vụ việc tương tự, tức là có sự lặp
đi lặp lại giải pháp của Tòa án khi xét xử các vụ việc có tình tiết tương tự như nhau. Cơ
sở này có thể mang tính chất bắt buộc phải tuân theo hoặc chỉ mang tính chất tham khảo.
Tính tương tự ở đây được hiểu là tương tự nhau về tình tiết, sự kiện cơ bản và tương tự về vấn đề pháp lý.
- Phạm vi áp dụng của tiền lệ pháp: Áp dụng trong quá trình xét xử tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
- Tiền lệ pháp phải được công bố và hệ thống hóa.
4. Tiêu chí để lựa chọn án lệ
Không phải mọi bản án/quyết định của Tòa án nhân dân đều có thể trở thành án lệ,
chỉ những bản án/quyết định có hiệu lực của Tòa án đáp ứng được các điều kiện quy định
tại Điều 2 Nghị quyết 04/2019/NQ - HĐTP mới có thể được lựa chọn trở thành án lệ. Cụ
thể, để trở thành án lệ thì bản án/quyết định của Tòa án phải đáp ứng đồng thời 3 tiêu chí sau đây:
- Một là, có giá trị làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau, phân
tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy
phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể hoặc thể hiện lẽ công bằng đối với
những vấn đề chưa có điều luật quy định cụ thể.
- Hai là, có tính chuẩn mực.
- Ba là, có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
5. Ưu điểm và nhược điểm của tiền lệ pháp 5.1. Ưu điểm:
- Quyết định chính xác: Tiền
lệ pháp giúp tạo ra quyết định chính xác và rõ ràng
trên cơ sở các vụ án trước đó. Điều này giúp giảm bất đồng quan điểm và tăng tính nhất
quán trong hệ thống pháp luật.
- Linh hoạt: Có thể điều chỉnh và phát triển theo thời gian và điều kiện mới, giúp hệ
thống pháp luật trở nên linh hoạt hơn để đối mặt với các thách thức và biến đổi xã hội.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí: Tránh việc phải tạo ra luật mới cho mỗi vấn đề
mới xuất hiện, tiền lệ pháp giúp tiết kiệm thời gian và chi phí so với việc lập ra luật mới cho mỗi trường hợp.
- Tăng tính thuyết phục: Tiền lệ pháp có thể tăng tính thuyết phục của quyết định,
vì nó dựa trên những quyết định đã được kiểm chứng từ trước đó. 5.2. Nhược điểm:
- Giới hạn tính sáng tạo và phát triển: Có thể ngăn chặn tính sáng tạo và phát triển
mới trong lĩnh vực pháp luật, đặc biệt là khi mặc định rằng quy định của quá khứ là duy
nhất và không thể thay đổi.
- Rủi ro thiên vị: Có khả năng tạo ra sự thiên vị và không công bằng, đặc biệt là
trong trường hợp nếu tiền lệ pháp không được cập nhật để phản ánh giá trị và quan điểm mới của xã hội.
- Phức tạp và khó hiểu: Tiền lệ pháp có thể tạo ra sự mơ hồ trong hệ thống pháp
luật, khiến cho quy định trở nên khó áp dụng.
- Nguy cơ giữ lại quy định lạc hậu: Có thể dẫn đến việc giữ lại những quy định
pháp lý lỗi thời, lạc hậu, không còn phản ánh đúng nhu cầu và giá trị của xã hội hiện đại.
- Khả năng mắc kẹt trong quyền lực: Có thể dẫn đến việc một số quyền lực quá
mạnh mẽ và ổn định, do không có sự thay đổi lớn trong tiền lệ pháp.
6. Thực tiễn trình bày hiểu biết về án lệ ở Việt Nam qua án lệ 28/2019/AL và án lệ 66/2023/AL 6.1. Án lệ 28/2019/AL
6.1.1. Khái quát nội dung của án lệ 28/2019/AL về tội "Giết người trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh": - Tình huống án lệ:
Bị hại đã thực hiện một chuỗi hành vi trái pháp luật tấn công bị cáo liên tục, kéo dài
làm cho bị cáo bị ức chế tâm lý, kích động về tinh thần. Trong trạng thái bị mất khả năng
tự chủ, bị cáo dùng dao đâm bị hại nhằm thoát khỏi sự tấn công. Bị cáo không nhận thức
hết được tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà mình đã thực hiện. Hậu quả dẫn đến bị hại chết. - Giải pháp pháp lý:
Trường hợp này, bị cáo phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”.
- Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:
Khoản 1 Điều 95 Bộ luật Hình sự năm 1999 (tương ứng với khoản 1 Điều 125 Bộ luật Hình sự năm 2015).
- Từ khóa của án lệ: “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”;
“Bị kích động mạnh về tinh thần”; “Mất khả năng tự chủ”. 6.1.2. Nội dung vụ án
Khoảng 23 giờ 30 phút ngày 03/11/2016, Trần Văn C đang chơi game ở quán
Internet “Su Su” thuộc thôn 1A, xã N, huyện K, tỉnh Đắk Lắk thì bạn là anh Nguyễn
Hồng Q gọi điện thoại hỏi C đang ở đâu. Khi biết C đang chơi game ở quán Internet, anh
Q cũng đến và vào chơi ở máy số 6. Trong lúc chơi game, anh Q nhiều lần đến chỗ C
ngồi hỏi mượn tiền, nhưng C nói không có tiền. Một lúc sau, anh Q đến chỗ C đưa 02
chiếc điện thoại di động của mình nói C cầm cố để mượn tiền, C vẫn không đồng ý nên
anh Q bỏ về chỗ của mình tiếp tục ngồi chơi game. Khoảng 15 phút sau, anh Q đi đến
chỗ C nói “Anh không tin em sao, giúp em đi”. C trả lời “Anh không có tiền thật mà, mày
làm ơn đi chỗ khác để anh chơi”. Anh Q chửi “Đ.M mày, nhớ mặt tao”. C nghe vậy
không nói gì, anh Q bỏ về chỗ máy của mình. Ít phút sau, anh Q đi đến chỗ C đang chơi
game, tay phải đấm mạnh 01 cái vào má trái của C làm chảy máu. Bị đánh, C tức giận lấy
dao Thái Lan có sẵn trên bàn giữa 02 máy vi tính, rồi cầm dao bằng tay phải đứng lên ghế
mình ngồi. Thấy vậy, anh Q lao đến, C dùng dao quơ ngang qua lại trúng vào mặt anh Q
làm chảy máu. Anh Q xông đến dùng hai tay kéo C xuống ghế, sau đó anh Q dùng hai tay
kẹp cổ C theo tư thế phần đầu của C ở phía sau lưng anh Q, còn phần hai tay, thân người
và hai chân của C ở phía trước người anh Q. Bị anh Q kẹp cổ, C dùng tay trái nắm vào
phần hông bên phải anh Q, còn tay phải C cầm dao Thái Lan đâm 01 nhát trúng ngực anh
Q. Anh Nguyễn Hải Q1 đang chơi game thấy vậy chạy đến giật con dao trên tay C vút
vào góc quán. Lúc này anh Q bị ngã xuống nền nhà, sau đó C và một số người có mặt
trong quán đưa anh Q đến bệnh viện cấp cứu. Đến ngày 04/11/2016, anh Q tử vong.
Ngay sau đó, C đến Công an huyện K đầu thú.
Kết quả khám nghiệm tử thi anh Nguyễn Hồng Q ghi nhận: Vùng trán trái phía trên
lông mày có vết rách da hình khe, dài 0,7cm. Đỉnh mũi có vết rách da hình khe dài
0,2cm, sâu 0,4cm; cách vết này 03cm tại môi trên có vết rách da hình khe dài 0,2cm. Mép
phải có vết rách da hình khe dài 0,3cm, sâu 0,8cm. Ba vết rách da tạo đường thẳng không
liên tục hướng từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Ngực phải cách núm vú phải 3,5cm
về phía dưới, cách đường giữa 0,9cm có vết xây xát da nằm ngang hình khe dài 1,3cm.
Ngực trái cách gót chân trái 120cm, cách đường giữa 0,5cm có vết rách da dài 2,5cm, hở
rộng 0,1cm, nằm ngang hướng từ trái sang phải, từ trước ra sau, từ ngoài vào trong.
Tại Bản kết luận giám định pháp y tử thi số 714/QĐPY ngày 24/11/2016 của Phòng
kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Đắk Lắk, kết luận: Nguyên nhân tử vong của anh Nguyễn
Hồng Q là vết thương thấu ngực trái gây nên thương tổn xuyên tim dẫn đến tim ngừng
đập và mất máu suy tuần hoàn cấp không hồi phục.
Tại Bản kết luận pháp y thương tích số 113/PY-TgT ngày 04/01/2017 của Trung
tâm pháp y tỉnh Đắk Lắk kết luận: Trần Văn C bị chấn thương vùng má trái với thương tích 02%.
Trước khi xét xử sơ thẩm, gia đình Trần Văn C đã bồi thường cho gia đình người bị hại 95.000.000 đồng.
Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 14/2017/HSST ngày 09/05/2017, Tòa án nhân dân
tỉnh Đắk Lắk áp dụng khoản 1 Điều 95; các điểm b, h, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ
luật Hình sự, xử phạt Trần Văn C 02 (hai) năm 06 (sáu) tháng tù về tội “Giết người trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”; căn cứ Điều 42 Bộ luật Hình sự, các điều 606,
610 Bộ luật Dân sự buộc bị cáo C phải bồi thường cho gia đình người bị hại số tiền
122.600.000 đồng, đã bồi thường 95.000.000 đồng, còn lại phải bồi thường 27.600.000
đồng; buộc cấp dưỡng cho cháu Nguyễn Hồng M 600.000 đồng/tháng; đối với con mới
sinh của anh Nguyễn Hồng Q, chị Lại Thị Minh T có quyền khởi kiện về yêu cầu cấp
dưỡng bằng một vụ án dân sự khác khi có yêu cầu.
Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về xử lý vật chứng, án phí và tuyên
quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.
Ngày 22/05/2017, người đại diện hợp pháp của người bị hại chị Lại Thị Minh T
kháng cáo đề nghị áp dụng khoản 2 Điều 93 Bộ luật Hình sự đối với Trần Văn C và tăng
hình phạt; đồng thời, đề nghị tăng mức cấp dưỡng đối với cháu Hồng M và yêu cầu xác
định trách nhiệm cấp dưỡng cho con mới sinh của anh Q là cháu Hải Đ (sinh ngày 29/04/2017).
Ngày 24/05/2017, Trần Văn C kháng cáo xin giảm hình phạt. Tại Bản án hình sự
phúc thẩm số 200/2017/HSPT ngày 10/08/2017, Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng
căn cứ điểm a, b, C khoản 2 Điều 248; khoản 3 Điều 249 Bộ luật Tố tụng hình sự:
- Không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Trần Văn C.
- Chấp nhận kháng cáo của người đại diện hợp pháp của người bị hại:
+ Sửa bản án sơ thẩm về trách nhiệm hình sự: Áp dụng khoản 2 Điều 93; các điểm
b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật Hình sự, xử phạt Trần Văn C 07 (bảy) năm tù về tội “Giết người”.
+ Hủy một phần bản án hình sự sơ thẩm liên quan đến trách nhiệm cấp dưỡng nuôi
con của người bị hại; giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk giải quyết lại theo
quy định của pháp luật.
Tại Bản án số 47/2017/HSST ngày 14/09/2017, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk
quyết định buộc Trần Văn C có nghĩa vụ cấp dưỡng cho 02 cháu Nguyễn Hồng M và
Nguyễn Hải Đ, mỗi cháu 650.000 đồng/tháng. Tại Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm
số 15/2018/KN-HS ngày 22/05/2018, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định
kháng nghị Bản án hình sự phúc thẩm số 200/2017/HSPT ngày 10/08/2017 của Tòa án
nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng và đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
xét xử giám đốc thấm hủy bản án hình sự phúc thẩm nêu trên về phần trách nhiệm hình
sự đối với Trần Văn C và giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đê
xét xử phúc thẩm lại. Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối
cao nhất trí với quyết định kháng nghị giám đốc thẩm của Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao và đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quyết định hủy bản án phúc
thẩm, giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm về phần tội danh và hình phạt đối với Trần Văn C. - Tình huống án lệ
Bị hại là người gây sự, tấn công bị cáo trước. Hành vi tấn công của bị hại diễn ra
liên tục với mức độ tăng dần. Hành vi của bị hại là trái pháp luật, xâm phạm sự an toàn
về thân thế của bị cáo. Trong trạng thái bị kích động dẫn đến mất khả năng tự chủ, không
nhận thức hết được tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi của mình, bị cáo dùng
dao đâm vào ngực bị hại là nhằm thoát khỏi sự tấn công. Do đó, có đủ cơ sở xác định
Trần Văn C đã bị lách động mạnh về tinh thần. Tòa án cấp sơ thẩm kết án Trần Văn C về
tội “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” là có căn cứ.
6.2. Án lệ số 66/2023/AL về tội “Mua bán người”
6.2.1. Khái quát nội dung của án lệ 66/2023/AL về tội "Mua bán người"
- Tình huống án lệ:
Bị cáo có hành vi lừa gạt, hứa hẹn về lợi ích với bị hại làm cho bị hại tin tưởng và
tự nguyện theo bị cáo ra nước ngoài, sau đó bị cáo giao bị hại cho người khác để nhận tiền. - Giải pháp pháp lý:
Trường hợp này, Tòa án phải xác định tội danh của bị cáo là tội “Mua bán người”
mà không phải tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép”.
- Quy định của pháp luật có liên quan:
- Điều 150 và Điều 349 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
- Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về
tội mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật hình sự.
- Từ khoá của án lệ:
“Tội mua bán người”; “Lừa gạt”; “Lấy chồng nước ngoài”. 6.2.2. Nội dung vụ án
Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
Khoảng tháng 08/2019, qua mạng xã hội Facebook, Trịnh Thị H quen người phụ nữ
tên T (khoảng 30 tuổi) người ở tỉnh Bạc Liêu, hiện đang sinh sống ở Trung Quốc. T cho
H biết ở tỉnh Hà Nam - Trung Quốc có nhiều người đàn ông Trung Quốc muốn lấy vợ
Việt Nam, nếu ai có nhu cầu lấy chồng Trung Quốc thì giới thiệu, mỗi trường hợp đưa
được người sang Trung Quốc, T sẽ trả cho H 04 vạn nhân dân tệ (khoảng 120.000.000đ).
Sau khi biết được thông tin, H đăng bài vào hội nhóm “Môi giới kết hôn Trung -
Hàn - Việt” trên mạng xã hội Facebook với nội dung “Hiện có rể người Trung Quốc
muốn lấy vợ Việt Nam có cô dâu nào thật lòng muốn lấy chồng, tìm kiếm hạnh phúc thì
liên hệ” thì H được chị Bùi Thị N sinh năm 1991, trú tại xã Y, huyện G, tỉnh Hải Dương
cũng là một trong những thành viên trong hội nhóm nhắn tin với nội dung “N có đứa em
muốn lấy chồng Trung Quốc thì giúp đỡ”, đồng thời cho số điện thoại của chị N1 để trực
tiếp liên lạc, hướng dẫn N1 kết hôn với người Trung Quốc.
Ngày 03/01/2020, H cùng Đặng Thị C (là mẹ nuôi H) đến nhà chị Nguyễn Thị N1,
sinh năm 1991, ở xã T, huyện K, tỉnh Hải Dương trao đổi thông tin về việc kết hôn với
người Trung Quốc, hướng dẫn N1 chuẩn bị các giấy tờ như: Hộ chiếu, sổ hộ khẩu, chứng
minh nhân dân, giấy xác nhận tình trạng độc thân để làm thủ tục cấp visa nhập cảnh vào
Trung Quốc. Nếu chị N1 và gia đình đồng ý sẽ nhận được tiền sính lễ 60.000.000 đồng từ
nhà rể bên Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn T1 (bố đẻ chị N1) không đồng ý
nên giữ lại các giấy tờ của chị N1. Chị N1 vì vẫn muốn sang Trung Quốc kết hôn nên liên
lạc với H và được H hướng dẫn đến nhà Đặng Thị C để nói chuyện trực tiếp. Chiều ngày
03/01/2020, khi chị N1 đến nhà C, chị N1 gặp H và C, nhờ H tìm cách cho chị N1 đi sang
Trung Quốc. H đã hướng dẫn chị N1 chuẩn bị căn cước công dân để H làm hộ chiếu cho
N1 đi “chui” sang Trung Quốc, chị N1 đồng ý.
Ngày 06/01/2020, Trịnh Thị H nhờ anh Trần Văn H1 (chồng H) đón chị N1 ở khu
vực cầu vượt 789, địa phận phường A, thành phố H, tỉnh Hải Dương lên thành phố Hà
Nội làm hộ chiếu cho chị N1. Sáng ngày 07/01/2020, H tiếp tục nhờ anh H1 thuê xe taxi
đưa chị N1 lên nhà nghỉ Y ở thành phố L, tỉnh Lạng Sơn. H không nói cho H1 biết mục
đích việc làm hộ chiếu, thuê xe cho chị N1 đi Lạng Sơn.
Ngày 07/01/2020, H đưa cho C 4.500.000đ qua lái xe taxi (không nhớ tên, địa chỉ)
để thanh toán tiền xe từ Hải Dương lên Lạng Sơn và thanh toán tiền nhà nghỉ, ăn uống
của C và N1 ở nhà nghỉ Y, số tiền còn thừa C đổi được 300 nhân dân tệ để sử dụng chi
phí trên đường đi đến tỉnh Hà Nam - Trung Quốc. Đồng thời, H cũng liên lạc với anh Vi
Văn N2 là chủ nhà nghỉ Y nhờ xếp phòng nghỉ, thuê xe chở C, N1 đi đến tỉnh Hà Nam - Trung Quốc.
Ngày 08/01/2020, Trịnh Thị H đã đưa chị Nguyễn Thị N1 trốn sang Trung Quốc
qua đường mòn biên giới thuộc huyện L1, tỉnh Lạng Sơn, còn C nhập cảnh vào Trung
Quốc bằng hộ chiếu qua cửa khẩu Chi Ma, tỉnh Lạng Sơn. Đến điểm hẹn ở Trung Quốc,
C và N1 tiếp tục đi xe ô tô đến tỉnh Hà Nam - Trung Quốc gặp mặt 01 người đàn ông
Trung Quốc (không rõ tên) dự kiến cho chị N1 lấy làm chồng. Tuy nhiên, khi gặp mặt thì
chị N1 không đồng ý, H bảo N1 ở lại nhà người đàn ông này chờ xem mặt rể khác, nếu
không đồng ý N1 phải trả toàn bộ chi phí H đã bỏ ra để đưa N1 đi Trung Quốc. N1 đồng
ý ở lại, nhưng do chờ lâu không xem mặt được người khác nên N1 đã đến nhà người
quen ở tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc rồi trình báo Công an Trung Quốc để được về Việt
Nam. Ngày 26/03/2020, Trạm Kiểm tra biên phòng xuất nhập cảnh Đông Hưng - Quảng
Tây - Trung Quốc bàn giao chị Nguyễn Thị N1 cho Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế
Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
* Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 18/2021/HS-ST ngày 05 tháng 4 năm 2021,
Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương quyết định:
1. Tuyên bố các bị cáo Trịnh Thị H và Đặng Thị C phạm tội “Mua bán người”.
- Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 150, điểm s khoản 1 Điều 51, Điều 17, Điều 58, Điều
38 Bộ luật hình sự đối với bị cáo Trịnh Thị H. Xử phạt bị cáo Trịnh Thị H 09 (chín) năm
tù, thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày tạm giữ 16/10/2020.
- Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 150, điểm s khoản 1 và khoản 2 Điều 51, Điều 17,
Điều 58, Điều 38 Bộ luật hình sự đối với bị cáo Đặng Thị C. Xử phạt Đặng Thị C 07
(bảy) năm tù, thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày tạm giam 30/09/2020.
2 Về trách nhiệm dân sự: Buộc bị cáo Trịnh Thị H, bị cáo Đặng Thị C phải liên đới
bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm và tổn thất tinh thần cho chị Nguyễn Thị N1
số tiền 30.000.000đ (ba mươi triệu đồng); trách nhiệm cụ thể bị cáo Đặng Thị C phải bồi
thường 10.000.000đ (mười triệu đồng), bị cáo Trịnh Thị H phải bồi thường 20.000.000đ (hai mươi triệu đồng).
Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn tuyên về xử lý vật chứng, án phí và quyền kháng cáo theo quy định pháp luật.
- Ngày 16/04/2021, bị cáo Đặng Thị C có đơn kháng cáo với nội dung xin giảm nhẹ hình phạt.
- Ngày 16/04/2021, bị cáo Trịnh Thị H có đơn kháng cáo với nội dung xin giảm nhẹ hình phạt.
- Ngày 21/04/2021, bị hại là chị Nguyễn Thị N1 có đơn kháng cáo quá hạn với nội
dung yêu cầu tăng mức bồi thường danh dự nhân phẩm, tổn thất tinh thần lên mức
80.000.000 đồng và yêu cầu bồi thường các khoản tổn thất khác là 100.000.000 đồng.
Tại Quyết định giải quyết kháng cáo quá hạn số 36/2021/HSPT-QĐ ngày
17/07/2021, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã chấp nhận đơn kháng cáo của chị Nguyễn Thị N1.
Tại phiên tòa phúc thẩm:
Các bị cáo và bị hại là chị Nguyễn Thị N1 do ông Nguyễn Văn T1 đại diện trình bày như sau:
- Các bị cáo C, H cùng trình bày nội dung như sau:
Các bị cáo thiếu hiểu biết pháp luật nên vô tình đã phạm tội, bản thân các bị cáo chỉ
mong muốn giúp cho chị N1 lấy được chồng và chính chị N1 cũng mong muốn bị cáo
giúp việc đó. Sau khi phạm tội, các bị cáo luôn thành khẩn khai báo, thái độ ăn năn hối
cải, các bị cáo đều có nhân thân tốt, từ trước đến nay chưa từng vi phạm pháp luật; gia
đình các bị cáo khó khăn, bản thân các bị cáo đều là lao động chính trong gia đình đang
nuôi con nhỏ. Bị cáo C có bố mẹ đẻ được tặng thưởng Huân, Huy chương, Bằng khen.
Các bị cáo đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm hình phạt cho các bị cáo. - Bị hại trình bày:
Xác nhận tại phiên tòa hôm nay, các bị cáo đã bồi thường cho bị hại toàn bộ số tiền
30 triệu đồng như bản án hình sự sơ thẩm đã tuyên và bị hại tự nguyện xin rút toàn bộ nội
dung kháng cáo; đồng thời, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm hình phạt cho các bị cáo.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội sau khi phân tích nội dung vụ
án, đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội do bị cáo gây ra, đánh giá
các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng đối với bị cáo thấy
Tòa án cấp sơ thẩm đã xử đúng người, đúng tội, mức án áp dụng đối với bị cáo là phù
hợp. Tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo đã bồi thường cho bị hại toàn bộ số tiền 30 triệu
đồng như bản án hình sự sơ thẩm đã tuyên và bị hại tự nguyện xin rút toàn bộ nội dung
kháng cáo, do có tình tiết mới nên đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng tình tiết giảm nhẹ
quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự cho các bị cáo và áp dụng Điều 348,
Điều 355, Điều 357 Bộ luật tố tụng hình sự , đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với kháng cáo
của bị hại; chấp nhận kháng cáo của các bị cáo; sửa bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án
nhân dân tỉnh Hải Dương theo hướng giảm một phần hình phạt cho các bị cáo (giảm cho
các bị cáo từ 6 tháng đến 01 năm tù).
Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ được thẩm tra công khai tại phiên tòa phúc thẩm;
căn cứ kết quả tranh luận tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ, ý
kiến của Kiểm sát viên, của bị hại và các bị cáo.
6.2.3. Nhận định của toà án
[1] Hành vi, quyết định tố tụng của các cơ quan điều tra, truy tố, Điều tra viên,
Kiểm sát viên và người tiến hành tố tụng khác trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử tại
cấp sơ thẩm đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật Tố
tụng hình sự. Quá trình điều tra, truy tố và tại phiên tòa, bị cáo, người bị hại không có ý
kiến hoặc khiếu nại về hành vi, quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành
tố tụng. Do đó, các hành vi, quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố
tụng đã thực hiện là hợp pháp.
[2] Về tội danh: Căn cứ vào lời khai của các bị cáo, của chị N1, người làm chứng,
Biên bản giao nhận người giữa Công an Móng Cái với tổ chức R, Giấy chứng nhận về
nước của Trạm quản lý xuất nhập cảnh Móng Cái và các tài liệu chứng cứ khác có trong
hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại phiên tòa, có căn cứ xác định bị cáo H và C đã thực hiện
hành vi phạm tội như sau:
[3] H biết đàn ông Trung Quốc có nhu cầu lấy phụ nữ Việt Nam làm vợ thông qua
người tên là T, quê ở tỉnh Bạc Liêu lấy chồng người Trung Quốc. T nói với H môi trường
hợp đưa được người sang Trung Quốc, T trả cho H 04 vạn nhân dân tệ (tương đương với
120.000.000đ tiền Việt Nam). H bàn và thống nhất với C: H có trách nhiệm tìm người,
sắp xếp đi lại, ăn nghỉ, liên hệ người nhận bên Trung Quốc và giá cả, còn C phụ trách
phiên dịch, đưa người sang Trung Quốc, giao người và nhận tiền về đưa cho H, tiền trả
cho C sẽ thống nhất sau. Nội dung này tại phiên tòa cơ bản bị cáo H, C thừa nhận, chỉ
khác so với giai đoạn điều tra là: Bị cáo H khai sau khi bố chị N1 không đồng ý cho N1
lấy chồng Trung Quốc thì H và C mới phân công nhau, C thì cho rằng do H nhờ C đưa
chị N1 sang Trung Quốc chứ không bàn bạc gì. Như vậy H và C có động cơ, mục đích là
đưa phụ nữ Việt Nam sang Trung Quốc giao cho T để T gả bán cho đàn ông Trung Quốc
lấy làm vợ và được nhận tiền; H và C không có chức năng môi giới trong việc lấy vợ
hoặc lấy chồng người nước ngoài, H và C không có ý thức đưa người khác trốn đi nước
ngoài và trong vụ án này thì bị hại là chị N1 được các bị cáo C, H coi như một vật trao đổi để lấy tiền.
[4] Để thực hiện mục đích trên, ngày 03/01/2020, H và C đến nhà chị N1 hỏi
nguyện vọng và thuyết phục chị N1 sang Trung Quốc lấy chồng, bằng thủ đoạn: Nói với
chị N1 việc đàn ông Trung Quốc rất chiều vợ, cuộc sống bên đó rất sung sướng. Nếu chị
N1 nhất trí lấy chồng Trung Quốc thì sẽ cho chị N1 xem mặt chú rể và làm thủ tục kết
hôn tại Việt Nam, chị N1 sẽ được số tiền sính lễ 60.000.000đ và còn được tiền gửi về cho
gia đình. Nội dung này bị cáo H đều thừa nhận, còn bị cáo C tại phiên tòa công nhận là có
nói đàn ông Trung Quốc chiều chuộng, cuộc sống sung sướng, các nội dung khác đều
không biết. Chị N1 nghe H và C nói vậy nên mới đồng ý mặc dù bố mẹ chị N1 không
nhất trí cho chị N1 lấy chồng Trung Quốc. Ngày 06/01/2020, H cho người đến đón chị
N1 đi Hà Nội làm hộ chiếu. Ngày 07/01/2020, H bố trí đưa chị N1 lên Lạng Sơn, đồng
thời làm visa, đưa tiền cho C, bắt xe cho C lên Lạng Sơn gặp chị N1 ở nhà nghỉ Y. Ngày
08/01/2020, H và C đưa chị N1 đi đến tỉnh Hà Nam - Trung Quốc giao chị N1 cho T2 (là
người của T) và C nhận 1.000 nhân dân tệ (theo chị N1 cung cấp), số tiền còn lại chuyển
H sau. Chị N1 bị người của T đưa đi gặp 01 người đàn ông dự kiến lấy làm chồng nhưng
chị N1 không nhất trí vì không phải người mà H và C giới thiệu trong ảnh khi ở Việt
Nam. Chị N1 biết là mình bị lừa nên liên hệ với gia đình và người quen ở Trung Quốc để
làm thủ tục trình báo với cơ quan chức năng Trung Quốc. Ngày 26/03/2020, chị N1 được
bàn giao cho lực lượng Biên phòng Việt Nam tại cửa khẩu Móng Cái - Quảng Ninh,
trong văn bản có ghi bàn giao người bị bán sang Trung Quốc.
[5] Như vậy, bị cáo H và C bằng thủ đoạn lừa nói với chị N1 rằng kết hôn với đàn
ông Trung Quốc được gặp mặt chú rể, làm thủ tục kết hôn tại Việt Nam, được tiền sính
lễ, cuộc sống sung sướng, được tiền gửi về gia đình... Chị N1 tưởng là thật nên đã đi theo
C sang Trung Quốc và bị H, C bán lấy tiền. Bị cáo C trình bày bị cáo không được H cho
biết nội dung cụ thể của việc đưa chị N1 sang Trung Quốc làm gì mà chỉ giúp H đi phiên
dịch và cầm tiền về. Tuy nhiên tại các biên bản lấy lời khai, bản tự khai trong giai đoạn
điều tra, C thừa nhận C và H bàn nhau đưa phụ nữ sang Trung Quốc lấy chồng để kiếm
tiền và có sự phân công nhiệm vụ của từng người, việc đưa người sang Trung Quốc được
04 vạn nhân dân tệ, C và H không nói cho N1 biết; ngày 03/01/2020 ở nhà C, chị N1 bảo
bố chị N1 không đồng ý nên không có đủ giấy tờ để lấy chồng Trung Quốc, H bảo chị N1
nếu không có giấy tờ thì dẫn chị N1 “đi chui” và bảo C đưa chị N1 đi thì C đồng ý, C bảo
chị N1 nếu có giấy tờ sang đó sẽ tốt hơn; H2 ở Lạng Sơn là người chở chị N đi đường
khác sang Trung Quốc. Tại phiên tòa, bị cáo C thừa nhận trong giai đoạn điều tra không
bị ép cung, mớm cung, dùng nhục hình, khai báo tự nguyện, đúng sự thật. Do đó, cơ cơ
sở xác định giữa H và C có sự bàn bạc về việc đưa phụ nữ sang Trung Quốc bán kiếm lời,
C biết chị N1 không có đủ giấy tờ hợp pháp nhưng vẫn đưa chị N1 sang Trung Quốc,
giao cho người khác để nhận tiền, C trình bày trước đây làm giúp việc ở Macau nhưng
chỉ ở trong nhà, không biết đường đi lối lại ở Trung Quốc nhưng vẫn nói với chị N1 rằng
lấy chồng Trung Quốc sung sướng để dụ dỗ, lừa chị N1 đồng ý cho C và H đưa chị N1 đi.
[6] Căn cứ vào hành vi các bị cáo đã thực hiện được mô tả như nêu trên, căn cứ vào
hậu quả là chị N1 bị các bị cáo Trịnh Thị H và Đặng Thị C đưa sang Trung Quốc giao
cho người đàn ông Trung Quốc để được nhận lợi ích vật chất là tiền. Tòa án cấp sơ thẩm
xét xử các bị cáo về tội “Mua bán người” theo điểm d khoản 2 Điều 150 Bộ luật Hình sự
và áp dụng mức hình phạt đối với các bị cáo theo khung hình phạt là phù hợp.
[7] Xét kháng cáo của các bị cáo.
[8] Tòa án cấp sơ thẩm trong quá trình xét xử đánh giá vụ án đồng phạm giản đơn,
trong đó xác định bị cáo Trịnh Thị H có vai trò cao hơn bị cáo Đặng Thị C. Đồng thời,
trên cơ sở đánh giá các bị cáo không phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự,
các bị cáo được áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như: Thành khẩn khai
báo, thái độ ăn năn hối cải, hai bị cáo đều có nhân thân tốt, từ trước đến nay chưa từng vi
phạm pháp luật, bị cáo C có bố mẹ đẻ được tặng thưởng Huân, Huy chương, Bằng khen;
từ đó, áp dụng mức hình phạt đối với bị cáo H cao hơn mức hình phạt áp dụng đối với bị cáo C là đúng.
[9] Tại phiên tòa hôm nay, các bị cáo đã tác động gia đình bồi thường cho người bị
hại toàn bộ số tiền 30 triệu đồng như bản án sơ thẩm đã tuyên, bị hại trực tiếp nhận tại
phiên tòa xác nhận là đúng và tự nguyện rút toàn bộ nội dung kháng cáo; đồng thời, đề
nghị Hội đồng xét xử giảm hình phạt cho các bị cáo. Do tại phiên tòa có tình tiết giảm
nhẹ mới áp dụng cho các bị cáo được quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ
luật Hình sự và đánh giá trong vụ án này thấy phía bị hại cũng có một phần lỗi khi tự
nguyện để H và C đưa sang Trung Quốc nhằm mục đích kết hôn với đàn ông nước sở tại,
hy vọng được đổi đời, có cuộc sống sung túc hơn. Hội đồng xét xử thấy có căn cứ áp
dụng Điều 54 Bộ luật Hình sự, giảm cho các bị cáo một phần hình phạt là đúng pháp luật.
[10] Xét kháng cáo của bị hại.
[11] Tại phiên tòa hôm nay, bị hại, đại diện theo ủy quyền của bị hại thừa nhận đã
nhận đủ số tiền 30 triệu đồng do các bị cáo bồi thường và tự nguyện xin rút toàn bộ nội
dung kháng cáo. Thấy đây là ý chí tự nguyện của phía bị hại nên Hội đồng xét xử trên cơ
sở đề nghị của đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội, căn cứ Điều 348 Bộ
luật Tố tụng hình sự quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với kháng cáo của bị hại.
[12] Tổng hợp những phân tích nêu trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy có căn cứ
chấp nhận kháng cáo của các bị cáo. Quan điểm của đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp
cao tại phiên tòa là có căn cứ, được chấp nhận.
[13] Các phần quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị
có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Các bị cáo, bị hại
không phải chịu án phí phúc thẩm.
[14] Vì các lẽ trên, căn cứ Điều 348, Điều 355, Điều 357 Bộ luật Tố tụng hình sự,
Luật Phí và lệ phí; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án. 6.2.4. Quyết định:
- Đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với kháng cáo của chị Nguyễn Thị N1.
- Chấp nhận kháng cáo xin giảm hình phạt của các bị cáo Trịnh Thị H và Đặng Thị C.
1. Tuyên bố các bị cáo Trịnh Thị H và Đặng Thị C phạm tội “Mua bán người”.
- Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 150, các điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51, Điều
17, Điều 58, Điều 38 Bộ luật Hình sự. Xử
phạt bị cáo Trịnh Thị H 08 (tám) năm tù, thời
hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày tạm giữ, tạm giam 16/10/2020.
- Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 150, các điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51, Điều
17, Điều 54, Điều 58 Bộ luật Hình sự. Xử
phạt Đặng Thị C 06 (sáu) năm tù, thời hạn
chấp hành hình phạt tù tính từ ngày tạm giữ, tạm giam 30/9/2020.
2. Về trách nhiệm dân sự:
Xác nhận các bị cáo đã thực hiện xong việc bồi thường trách nhiệm dân sự cho bị
hại số tiền 30 triệu đồng theo quyết định của bản án hình sự sơ thẩm đã tuyên.
3. Các bị cáo, bị hại không phải nộp án phí hình sự phúc thẩm.
4. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu
lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án. 6.2.4. Nội dung án lệ:
- H và C có động cơ, mục đích là đưa phụ nữ Việt Nam sang Trung Quốc giao cho
T để T gả bán cho đàn ông Trung Quốc làm vợ và được nhận tiền; H và C không có chức
năng môi giới trong việc lấy chồng người nước ngoài, H và C không có ý thức đưa người
trốn đi nước ngoài và trong vụ án này thì bị hại là chị N1 được các bị cáo C, H coi như
một vật trao đổi để lấy tiền.
- Giữa H và C có sự bàn bạc về việc đưa phụ nữ sang Trung Quốc bán kiếm lời, C
biết chị N1 không có đủ giấy tờ hợp pháp nhưng vẫn đưa chị N1 sang Trung Quốc, giao
cho người khác để nhận tiền, C trình bày trước đây làm giúp việc ở Macau nhưng chỉ ở
trong nhà, không biết đường đi lối lại ở Trung Quốc nhưng vẫn nói với chị N1 rằng lấy
chồng Trung Quốc sung sướng để dụ dỗ, lừa chị N1 đồng ý cho C và H đưa chị N1 đi.
- Căn cứ vào hành vi các bị cáo đã thực hiện được mô tả như nêu trên, căn cứ vào
hậu quả là chị N1 bị các bị cáo Trịnh Thị H và Đặng Thị C đưa sang Trung Quốc giao
cho người đàn ông Trung Quốc để được nhận lợi ích vật chất là tiền. Tòa án cấp sơ thẩm
xét xử các bị cáo về tội “Mua bán người ” theo điểm d khoản 2 Điều 150 Bộ luật Hình sự
và áp dụng mức hình phạt đối với các bị cáo theo khung hình phạt là phù hợp.”
7. Áp dụng án lệ vào việc xét xử ở Việt Nam
7.1. Áp dụng án lệ 28/2019/AL về tội "Giết người trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh"
- Tình huống án lệ:
Bị hại đã thực hiện một chuỗi hành vi trái pháp luật tấn công bị cáo liên tục, kéo dài
làm cho bị cáo bị ức chế tâm lý, kích động về tinh thần. Trong trạng thái bị mất khả năng
tự chủ, bị cáo dùng dao đâm bị hại nhằm thoát khỏi sự tấn công. Bị cáo không nhận thức
hết được tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà mình đã thực hiện. Hậu quả dẫn đến bị hại chết.
- Giải pháp pháp lý:
Trường hợp này, bị cáo phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”.
- Áp dụng cho vụ án tương tự: Bản án hình sự sơ thẩm số 05/2023/HS-ST ngày 12
tháng 01 năm 2023 của Tòa án nhân dân Tỉnh Bình Dương.
- Tóm tắt nội dung vụ án:
Khoảng 20 giờ 30 phút ngày 23/04/2022, ông Phan Văn T1 sinh năm 1996 đi nhậu
về và tiếp tục lấy ly và rượu ra uống. Do có mâu thuẫn với vợ là Bà Nguyễn Thị Kim C
về việc làm ăn thua lỗ phải chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ trước nên ông T1 đã có
hành vi chửi mắng, cầm ca nhựa đựng rượu hất vào mặt của C, dùng 02 tay bóp cổ đè C
ghì xuống mặt bàn Inox. Lúc này C ngạt thở rồi vùng vẫy, đồng thời quơ tay phải trúng
và lấy được một 01 cây kéo dài 21,3 cm (có cán bằng nhựa, lưỡi bằng kim loại, sắc,
nhọn) thường treo ở chân bàn (dùng để cắt chỉ bao gạo) rồi vùng người đứng dậy quay
sang bên trái dùng tay phải cầm kéo đâm liên tiếp hai cái vào vùng ngực trái của ông T1.
Sau đó, ông T1 được đưa đi Bệnh viện để cấp cứu nhưng đã bị tử vong. Kết luận pháp y
xác định nguyên nhân chết: Do tác động của vật sắc nhọn vào vùng ngực gây thủng tim,
chảy mất máu, không hồi phục. - Phân tích:
C bị ông T1 đã có hành vi chửi mắng, cầm ca nhựa đựng rượu hất vào mặt, dùng 02
tay bóp cổ đè C ghì xuống mặt bàn Inox. Lúc này, C đã rơi vào trạng thái tinh thần kích
động mạnh do việc làm của ông T1 có thể đe dọa đến sức khỏe và thậm chí là tính mạng
của C. Trong lúc chống cự, C đã lấy được cây kéo và đâm 2 nhát vào ngực trái của ông
T1 khiến ông T1 tử vong. Hành vi của C đã cấu thành tội “Giết người trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh” quy định tại khoản 1 Điều 125 Bộ luật Hình sự.
- Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm quyết định:
1. Về tội danh: Tuyên bố bị cáo Nguyễn Thị Kim C phạm tội “Giết người trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”.
2. Về hình phạt: Xử phạt bị cáo Nguyễn Thị Kim C 01 (một) năm 06 (sáu) tháng tù
nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 03 (ba) năm, tính từ ngày tuyên án.
7.2. Áp dụng án lệ số 66/2023/AL về việc xác định tội danh “Mua bán người”
- Tình huống án lệ:
Bị cáo có hành vi lừa gạt, hứa hẹn về lợi ích với bị hại làm cho bị hại tin tưởng và
tự nguyện theo bị cáo ra nước ngoài, sau đó bị cáo giao bị hại cho người khác để nhận tiền.
- Giải pháp pháp lý:
Trường hợp này, Tòa án phải xác định tội danh của bị cáo là tội “Mua bán người”
mà không phải tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép”.
- Áp dụng cho vụ án tương tự: Bản án 13/2022/HS-ST ngày 20/01/2022 về tội mua
bán người của TAND tỉnh Bắc Ninh
- Tóm tắt nội dung vụ án:
Cao Thị Minh H (sinh năm 1971) và Đoàn Văn H1 (sinh năm 1966) đã thỏa thuận
với nhau H1 sẽ tìm kiếm các cô gái trẻ ở quê và H sẽ bán những cô gái trên qua Trung
Quốc làm gái bán dâm để nhận được tiền. Cuối năm 2011, H1 về quê và quen chị
Nguyễn Thị N (sinh năm 1989), đến khoảng giữa tháng 6 năm 2012, H1 đã lừa chị N
xuống Quảng Ninh chơi và chở chị đến nhà trọ của H. Sau đó, H1 đòi hoa hồng
30.000.000 đồng bán chị N nhưng H không đồng ý và hứa sẽ chia cho H1 một nửa tiền
bán chị N. Sau khi đưa chị N vượt biên, H đã đưa chị N đến quán mát xa và ép chị N thực
hiện hành vi bán dâm nhưng bất thành. Một tháng sau, H đã bán chị N cho một người đàn
ông Trung Quốc với giá 6000NDT (khoảng 20.000.000 đồng) và đem về chia cho H1
một nửa. Đến khoảng tháng 7/2013, Chị N đã trở về được Việt Nam và H bị cơ quan
Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Ninh khởi tố, truy nã về tội “Mua bán người”. Sau
một thời gian bỏ trốn, ngày 21/8/2012, H bị Cơ quan Công an tỉnh Bắc Ninh bắt và bàn
giao cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Ninh để điều tra. - Phân tích vụ án:
Cao Thị Minh H (chủ mưu) cùng với đồng phạm là Đoàn Văn H1 đã dụ dỗ, bắt ép
và bán chị N cho người Trung Quốc nhằm chuộc lợi cá nhân. Cả hai bị cáo H và H1 đều
phạm vào tội “Mua bán người” theo khoản d của điều 150 Bộ luật hình sự. Riêng bị cáo
H còn có tình tiết tăng nặng “Mua bán phụ nữ vì mục đích mại dâm” theo điểm a khoản 2
điều 119 BLHS năm 1999 nhưng đến BLHS năm 2005 đã bỏ tình tiết trên và bị cáo cần
được xét xử dựa trên BLHS năm 2005 vì áp dụng nguyên tắc có lợi cho bị cáo.
- Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh quyết định:
+ Đối với hành vi phạm tội của Đoàn Văn H1 cùng Cao Thị Minh Hoà, tại Bản án
số 63/2013/HSST ngày 16/12/2013 của Tòa án nhân dân tỉnh BN, áp dụng điểm a, điểm đ
khoản 2, Điều 119 Bộ luật Hình sự năm 1999 xử phạt H1 08 năm tù về tội “Mua bán
người”. Về trách nhiệm dân sự, buộc H1 phải bồi thường cho Chị Nguyễn Thị N 70.500.000 đồng.
+ Áp dụng điểm d khoản 2, khoản 4 Điều 150; điểm b, s khoản 1 khoản 2 Điều 51;
Điều 38 Bộ luật hình sự năm 2015: Xử phạt bị cáo Cao Thị Minh H 8 (tám) năm tù, thời
hạn tù tính từ ngày bắt tạm giữ, tạm giam 21/8/2021. Phạt bổ sung bị cáo Hoà 20 triệu
đồng để sung ngân sách nhà nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trường Đại học Luật Hà Nội (2016). Án lệ ở Việt Nam hiện nay - Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ luật học, Trần Thị Quyên, TS. Nguyễn Văn Năm hướng dẫn. Tr 16, 17, 18.
[2]. Báo công ty luật TNHH LHLEGAL, Luật sư cùng cộng sự - Án lệ là gì? Những
điều cần biết về án lệ.
[3]. Trường đại học Ngoại thương (2022). Tiểu luận Pháp luật đại cương: Án lệ và
việc áp dụng án lệ tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới, Lương Ngọc Thanh
Thắm, Ths Nguyễn Thị Lan hướng dẫn. Tr 5, 6.
[4]. 28/2019/AL - Trang thông tin điện tử về án lệ - Tòa án nhân dân tối cao.
[5]. Bản án về tội mua bán người số 13/2022/HS-ST – Trang thông tin tổng hợp về
bản án, án lệ - Thư viện bản án.
[6]. Tổng hợp 20 bản án về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh – FDVN Law Firm – Trang 33.
[7]. Án lệ số 28/2019/AL về tội “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh” – Chính sách pháp luật mới – Thư viện pháp luật.
[8]. Án lệ số 66/2023/AL về tội “Mua bán người” – Chính sách pháp luật mới – Thư viện pháp luật.