-
Thông tin
-
Quiz
Phân tích và so sánh về tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế. giới thiệu vàphân tích các yếu tố: những hạn chế và mặt tích cực của một số mô hình tăng trưởng kinh tế? | Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
Khái niệm: là sự gia tăng về mặt hàng hóa, dịch vụ, sản lượng củanền
kinh tế trong một thời kỳ nhất định so với thời kỳ trước Bản chất: là sự gia tăng về mặt hàng hóa, dịch vụ, sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định so với thời kỳ trước. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Luật kinh tế 1 51 tài liệu
Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội 1.2 K tài liệu
Phân tích và so sánh về tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế. giới thiệu vàphân tích các yếu tố: những hạn chế và mặt tích cực của một số mô hình tăng trưởng kinh tế? | Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
Khái niệm: là sự gia tăng về mặt hàng hóa, dịch vụ, sản lượng củanền
kinh tế trong một thời kỳ nhất định so với thời kỳ trước Bản chất: là sự gia tăng về mặt hàng hóa, dịch vụ, sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định so với thời kỳ trước. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Luật kinh tế 1 51 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội 1.2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:














Tài liệu khác của Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47708777
SMN lần 1: phân tích và so sánh về tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế. giới thiệu
và phân tích các yếu tố: những hạn chế và mặt tích cực của một số mô hình tăng trưởng kinh
tế? phân tích đánh giá mô hình tăng trưởng kinh tế của việt nam trong thời gian qua (giai đoạn 2011 – 2020) I.
Phân tích và so sánh về tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế: 4 slide 1. Tăng trưởng kinh tế 1.1. Khái quát chung -
Khái niệm: là sự gia tăng về mặt hàng hóa, dịch vụ, sản lượng
của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định so với thời kỳ trước -
Bản chất: là sự gia tăng về mặt hàng hóa, dịch vụ, sản lượng của
nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định so với thời kỳ trước -
Vai trò: giúp gia tăng các sản phẩm, sản lượng của một quốc
gia. Từ đó, nó đóng vai trò chủ lực của nền kinh tế giúp các quốc gia tiếp cận
đến các công trình, nghiên cứu vĩ đại, tạo ra các dịch vụ, hàng hóa chất lượng
đến người tiêu dùng. Nâng cao năng suất và mở ra nhiều cơ hội hợp tác với
các quốc gia khác trên thế giới -
Mục tiêu: Tăng quy mô nền kinh tế, tăng GDP, tăng thu nhập bình quân đầu người -
Thời gian: Ngắn hạn và trung hạn.
1.2. Các thước đo tăng trưởng kinh tế
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
• GDP danh nghĩa: Đo lường tổng giá trị sản xuất hàng hóa và dịch vụ của
một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định, tính theo giá hiện tại của thị trường.
• GDP thực: Điều chỉnh GDP danh nghĩa để loại trừ ảnh hưởng của lạm
phát, cho phép so sánh sức mua thực tế qua các năm.
• Tỷ lệ tăng trưởng GDP: Tỷ lệ phần trăm tăng trưởng của GDP từ năm này
sang năm khác, là thước đo trực tiếp nhất của tăng trưởng kinh tế.
• GDP bình quân đầu người: Tính bằng cách chia GDP của một quốc gia
cho tổng dân số của nó. Đây là thước đo phổ biến để so sánh mức sống giữa các quốc gia
và đánh giá tăng trưởng kinh tế trên cơ sở bình quân đầu người.
- Chỉ số Sản xuất Công nghiệp: Đo lường sự thay đổi trong sản xuất của
các ngành công nghiệp như sản xuất, khai thác mỏ, và tiện ích (điện, nước). Sự gia
tăng của chỉ số này thường phản ánh sự tăng trưởng trong nền kinh tế công nghiệp.
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và lạm phát:
• Chỉ số giá tiêu dùng: Đo lường mức thay đổi giá cả trung bình của một rổ
hàng hóa và dịch vụ mà một hộ gia đình điển hình mua.
• Lạm phát: Tỷ lệ lạm phát có thể ảnh hưởng đến cách đánh giá tăng trưởng
kinh tế, đặc biệt khi so sánh GDP danh nghĩa với GDP thực.
- Tổng đầu tư quốc nội: Đo lường tổng giá trị đầu tư vào các tài sản cố
định (như nhà máy, máy móc, cơ sở hạ tầng) và hàng tồn kho. Đầu tư tăng
thường dẫn đến tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
- Chỉ số sản lượng lao động: Tính bằng GDP chia cho tổng số giờ làm
việc của lực lượng lao động. Sự gia tăng năng suất lao động thường dẫn đến tăng trưởng kinh tế cao hơn.
- Xuất khẩu ròng: Đo lường giá trị xuất khẩu trừ giá trị nhập khẩu của
một quốc gia. Xuất khẩu ròng dương (thặng dư thương mại) thường góp phần
vào tăng trưởng kinh tế. lOMoAR cPSD| 47708777
- Tỷ lệ thất nghiệp: Mặc dù không phải là thước đo trực tiếp của tăng
trưởng kinh tế, nhưng tỷ lệ thất nghiệp thấp thường đồng hành với tăng trưởng
kinh tế cao, vì nó phản ánh sự gia tăng việc làm và sản xuất.
- Tổng thu nhập quốc dân (GNI): Tổng thu nhập mà người dân của một
quốc gia kiếm được, bao gồm cả thu nhập từ nước ngoài. GNI có thể khác với
GDP nếu một quốc gia có thu nhập lớn từ nước ngoài hoặc chi trả nhiều lợi
nhuận cho nhà đầu tư nước ngoài.
- Chỉ số Sản xuất và Thương mại Quốc tế: Bao gồm chỉ số sản xuất công
nghiệp, sản lượng nông nghiệp, và thương mại quốc tế, các chỉ số này cùng góp
phần đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế của một quốc gia trong ngắn hạn và
dài hạn. 1.3. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế - Vốn:
• Đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghệ: Đầu tư vào hạ tầng (đường xá,
cầu cống, điện nước) và công nghệ hiện đại có thể làm tăng năng suất lao động và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
• Tích lũy vốn: Việc tích lũy và sử dụng vốn một cách hiệu quả, thông qua
đầu tư vào các dự án kinh doanh và phát triển công nghiệp, cũng góp phần quan trọng vào tăng trưởng. - Lao động: •
Chất lượng lao động: Trình độ học vấn, kỹ năng và năng suất của lực
lượng lao động ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản xuất và tạo ra giá trị của một quốc gia. •
Quy mô lực lượng lao động: Sự gia tăng dân số hoặc tỷ lệ tham gia lao
động cao hơn có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế do tăng khả năng sản xuất. - Tài nguyên thiên nhiên:
• Khai thác tài nguyên thiên nhiên: Các quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên
như dầu mỏ, khoáng sản, hoặc đất đai màu mỡ có thể tận dụng những tài nguyên này để
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
• Quản lý bền vững: Quản lý tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững là
quan trọng để đảm bảo tăng trưởng dài hạn.
- Công nghệ và đổi mới:
• Công nghệ tiên tiến: Sự phát triển và áp dụng công nghệ mới có thể cải
thiện năng suất và hiệu quả, dẫn đến tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn.
• Nghiên cứu và phát triển: Đầu tư vào R&D thúc đẩy sáng tạo và đổi mới,
dẫn đến các sản phẩm và dịch vụ mới, mở rộng thị trường và tạo ra các ngành công nghiệp mới. - Chính sách kinh tế: •
Chính sách tài chính: Chính sách thuế, chi tiêu công, và nợ công của
chính phủ ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Chính sách khuyến khích đầu tư và
chi tiêu tiêu dùng thường hỗ trợ tăng trưởng •
Chính sách tiền tệ: Lãi suất, cung tiền, và kiểm soát lạm phát cũng là các
yếu tố quan trọng. Lãi suất thấp có thể kích thích đầu tư và tiêu dùng, trong khi lãi suất cao
có thể kiềm chế lạm phát.
- Môi trường kinh doanh: Quy định và luật pháp:Môi trường kinh doanh
thuận lợi với ít rào cản, hệ thống pháp lý minh bạch, và bảo vệ quyền sở hữu trí
tuệ sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, từ đó góp phần vào tăng trưởng kinh tế.
- Tình hình chính trị và xã hội:
• Ổn định chính trị: Một quốc gia có tình hình chính trị ổn định thường thu lOMoAR cPSD| 47708777
hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy môi trường kinh doanh tích cực, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
• Các yếu tố xã hội: Yếu tố như bình đẳng giới, bình đẳng xã hội, và mức độ
giáo dục đều có ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế. Môi trường xã hội tích cực giúp
nâng cao chất lượng lao động và giảm bất bình đẳng kinh tế. - Môi trường quốc tế:
• Tình hình kinh tế toàn cầu: Kinh tế toàn cầu tăng trưởng mạnh mẽ sẽ thúc
đẩy nhu cầu xuất khẩu và đầu tư vào các nước đang phát triển, từ đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
• Cạnh tranh quốc tế: Cạnh tranh trên thị trường quốc tế cũng thúc đẩy các
quốc gia phải cải thiện hiệu quả sản xuất và đổi mới công nghệ để duy trì vị thế kinh tế của mình. 2. Phát triển kinh tế 2.1. Khái quát chung -
Khái niệm: là quá trình tăng trưởng và cải thiện mức độ phát
triển của nền kinh tế tại một quốc gia hoặc khu vực -
Bản chất: là quá trình tăng trưởng về mặt sản xuất hàng hóa và
dịch vụ, tăng cường hiệu quả sử dụng các nguồn lực có sẵn, nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân, và tạo ra cơ hội việc làm và phát triển cho xã hội. -
Vai trò: phát triển kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc
nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tạo ra cơ hội việc làm, gia tăng
thu nhập và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế -
Mục tiêu: Nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm nghèo đói, bảo
vệ môi trường, phát triển bền vững -
Chỉ tiêu đánh giá: Chỉ số phát triển con người (HDI), tuổi thọ,
tỷ lệ biết chữ, thu nhập bình quân, hệ số Gini, chỉ số hạnh phúc - Thời gian: Dài hạn và bền vững.
2.2. Các bộ phận cấu thành phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình phát triển cả 2 lĩnh vực
của nền kinh tế là lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực xã hội - Lĩnh vực kinh tế:
• Tăng trưởng kinh tế: được hiểu là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế, xét
trong một khoảng thời gian nhất định. Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy
mô tăng trưởng phán ánh sự gia tăng nhiều hay ít, tốc độ tăng trưởng được sử dụng để so
sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ.
• Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: được thể hiện ở sự thay đổi về quy mô, tỷ
trọng các bộ phận cấu thành nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế được xem dưới nhiều góc độ khác
nhau: dưới góc độ phân công lao động xã hội và sự phát triển của lực lượng sản xuất chúng
ta có cơ cấu của nền kinh tế; dưới góc độ không gian có thể chia nền kinh tế thành khu vực
thành thị và khu vực nông thôn, vùng động lực và vùng không động lực, các vùng kinh tế
theo tính chất gần giống nhau. - Lĩnh vực xã hội:
• Nâng cao trình độ phát triển con người: bao gồm cả việc hình thành và
nâng cao năng lực phát triển toàn diện cho con người, trong đó nhấn mạnh đến những năng
lực về tài chính, trí lực, thể lực và cách thức con người sử dụng các năng lực đó để khai
thác các cơ hội của cuộc sống như nghỉ ngơi, làm việc, tham gia các hoạt động văn hóa.
• Đảm bảo tiến bộ xã hội cho con người: việc đảm bảo tiến bộ xã hội cho lOMoAR cPSD| 47708777
con người ở các nước đang phát triển gắn chặt với quá trình xóa đói giảm nghèo, nâng cao
mức sống quảng đại dân cư và quá trình thực hiện bình đẳng xã hộibao gồm cả về kinh tế,
giới, vị trí tiếng nói của người dân.
2.3. Các giai đoạn phát triển -
Xã hội truyền thống: Giai đoạn này được xem là giai đoạn dựa
trên khoa học và công nghệ tiền Newton.Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này
là:nền kinh tế thông trị bởi sản xuất nông nghiệp, năng suất lao động thấp do
sản xuất chủ yếu bằng thủ công,tích lũy gần như là con số 0. Hoạt động chung
của xã hội kém linh hoạt, sản xuất nông nghiệp còn mang nặng tính tự cung tự
cấp.Tuy vậy xã hội truyền thông không hoàn toàn tĩnh tạ, mức sống có thể vẫn
tang do diện tích canh tác mở rộng , áp dụng những cải tiến trong sản xuất như
xây dựng hệ thống thủy lợi hay áp dụng cây trông mới.Cơ cấu ngành kinh tế
trong thời kỳ này là cơ cấu nông nghiệp thuần túy -
Giai đoạn chuẩn bị cất cánh: Đây được coi là thời kì quá độ
giữa xã hội truyền thống và sự cất cánh với nội dung cơ bản là chuẩn bị những
điều kiện tiên quyết để cất cánh:những hiểu biết về khoa học- kỹ thuạt đã bắt
đầu được áp dụng và sản xuất kể cả trong nông nghiệp và công nghiệp ; giáo
dục được mở rộng và có nhưng cải tiến phù hợp với những yêu cầu mới của sự
phát triển; Nhu cầu đầu tư tăng lên đã thúc đẩy sự hoạt động của ngân hàng và
sự ra đời của tổ chức huy động vốn. Tiếp theo giao lưu hàng hóa trong và
ngoài nước phát triển đã thúc đẩy sự hoạt động trong nghành giao thông vận
tải, thông tin liên lạc. Tuy vậy, tất cả các hoạt động này chưa vượt qua được
phạm vi giới hạn của một nền kinh tế với những đặc trưng truyền thống ,năng
suất thấp. Cơ cấu nghành kinh tế trong giai đoạn này là cơ cấu nông- công nghiệp -
Giai đoạn cất cánh: Đây là giai đoạn trung tâm của sự phân tích
các giai đoạn của Rostow.Cất cánh là giai đoạn mà lực cản của xã hội truyền
thống và các thế lực chống đối sự phát triển bị đẩy lùi, các lực lượng tạo ra sự
tiến bộ về kinh tế đang lớn mạnh và trở thành lực lượng htoong trị xã
hội.Những yếu tố cở bản đảm bảo cho sự cất cánh là:huy động được nguồn vốn
đầu tư cần thiết, tỷ lệ tiết kiệm tăng lên ít nhất chiếm 10% trong thu nhập quốc
dân thuần túy.Ngoài vốn đầu tư trong nước nguồn vốn đầu tư nước ngoài đóng
vai rò quan trọng, khoa học, kỹ thuật tác động mạnh và nông nghiệp và công
nghiệp giữ vai trò đầu tầu, có tốc đọ tăng trưởng nhanh, đem lại lợi nhuận lớn,
lợi nhuận lại được tái đầu tư phát triển sản xuất, thông qua nhu cầu thu hút
công nhân, kích thích phát triển khu vực đô thị và dich vụ. Cơ cấu nghành kinh
tế của giai đoạn này là công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ .Theo Rostow giai
đoạn này kéo dài khoảng 20-30 năm. -
Giai đoạn trưởng thành: Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là
tỷ lệ đầu tư liên tục tăng, cao tới 20% thu nhập quốc dân thuần túy, khoa học –
kỹ thuật mới ứng dụng trên toàn bộ các mặt kinh tế; nhiều nghành công nghiệp
mới hiện đại phát triển; nông nghiệp được cơ giới hóa; đạt được năng suất lao
động cao; nhu cầu xuất nhập khẩu tăng mạnh; sự phát triển kinh tế trong nước
hòa đồng vào thị trường quốc tế. Theo Rostow, giai đoạn này dài nới 60 năm.
Cơ cấu ngành kinh tế trong giai đoạn này là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. -
Giai đoạn tiêu dùng cao: Trong giai đoạn này có 2 xu hướng cơ
bản về kinh tế: Thứ nhất, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, dân cư
giàu có dẫn đến gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dich vụ tinh vi,cao cấp;
Thứ hai, cơ cấu lao động thay đổi theo xu hướng tăng tỷ lệ dân cư đô thị và lao lOMoAR cPSD| 47708777
động có tay nghề, có trình độ chuyên môn cao. Về mặt xã hội,các chính sách
kinh tế hướng vào phúc lợi xã hội nhằm tạo ra nhu cầu cao về hàng tiêu dung
lâu bền và các dịch vụ xã hội của nhóm dân cư. Theo Rostow đây là giai đoạn
dài nhất và ông cho rằng người Mỹ cần khoảng 100 năm để chuyển từ giai
đoạn trưởng thành đến mức cuối cùng này và cơ cấu nghành kinh tế trong giai
đoạn này có dạng dịch vụ - công nghiệp.
II. Giới thiệu và phân tích các yếu tố: những hạn chế và mặt tích cực của một số mô hình
tăng trưởng kinh tế: 5 slide
1. Mô hình tăng trưởng kinh tế Adamsmith
Adam Smith là một nhà kinh tế học người Scotland, được coi là cha đẻ của kinh tế
học hiện đại. Mô hình tăng trưởng kinh tế của ông tập trung vào thị trường tự do, trong đó
bàn tay vô hình dẫn dắt các cá nhân theo đuổi lợi ích riêng và vô tình mang lại lợi ích cho xã hội. - Yếu tố chính:
• Thị trường tự do: Smith nhấn mạnh vào vai trò của thị trường tự do, trong
đó giá cả và cung cầu được điều chỉnh bởi "bàn tay vô hình" mà không cần sự can thiệp
của chính phủ. Các cá nhân và doanh nghiệp có thể tự do tham gia vào nền kinh tế để tìm
kiếm lợi ích riêng, và thông qua quá trình cạnh tranh, nền kinh tế sẽ tự điều chỉnh và đạt hiệu quả tối ưu.
• Phân công lao động: Adam Smith cho rằng phân công lao động là yếu tố
quan trọng để tăng năng suất và hiệu quả sản xuất. Ông cho rằng khi công việc được chia
nhỏ, mỗi công nhân sẽ trở nên lành nghề hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, từ
đó nâng cao năng suất tổng thể.
• Tích lũy vốn: Tích lũy tư bản thông qua việc đầu tư và tiết kiệm là một
trong những yếu tố quyết định sự tăng trưởng. Khi vốn tích lũy được đầu tư hiệu quả vào
các dự án sản xuất, nền kinh tế sẽ phát triển mạnh mẽ.
• Chuyên môn hóa và lợi thế so sánh: Smith cũng ủng hộ việc chuyên
môn hóa sản xuất và trao đổi giữa các quốc gia dựa trên lợi thế so sánh, qua đó thúc đẩy
thương mại quốc tế và tăng hiệu quả kinh tế toàn cầu. - Mặt tích cực:
• Tự do kinh doanh và sáng tạo: Mô hình này tạo ra môi trường thuận lợi
cho các cá nhân và doanh nghiệp tự do phát triển ý tưởng, sáng tạo và cạnh tranh để tối đa
hóa lợi nhuận. Điều này kích thích tăng trưởng kinh tế, cải thiện hiệu quả sản xuất và thúc
đẩy đổi mới công nghệ.
• Tăng năng suất: Phân công lao động và chuyên môn hóa theo mô hình
của Smith giúp tăng năng suất lao động và tối ưu hóa nguồn lực. Mỗi người tập trung vào
lĩnh vực mà họ có kỹ năng cao nhất, từ đó tạo ra sản phẩm với chất lượng và hiệu quả tốt hơn.
• Thúc đẩy thương mại quốc tế: Smith là người đầu tiên nhận thấy lợi ích
từ thương mại quốc tế, đặc biệt khi các quốc gia sản xuất theo lợi thế so sánh. Điều này
không chỉ giúp tăng cường xuất khẩu mà còn tạo điều kiện cho các nước nhập khẩu sản
phẩm với giá thành rẻ hơn, qua đó nâng cao phúc lợi xã hội.
• Hiệu quả tối ưu thông qua cạnh tranh: Cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp trong thị trường tự do giúp phân bổ tài nguyên hiệu quả, đồng thời tạo ra sản phẩm
tốt hơn và giá cả phải chăng hơn cho người tiêu dùng. - Hạn chế:
• Bất bình đẳng xã hội: Mặc dù thị trường tự do có thể tạo ra sự giàu có,
nhưng nó cũng có thể dẫn đến sự bất bình đẳng lớn giữa các tầng lớp xã hội. Người giàu có
thể trở nên giàu hơn, trong khi người nghèo không có đủ điều kiện để cải thiện cuộc sống.
Điều này dẫn đến chênh lệch về thu nhập và cơ hội.
• Thiếu sự can thiệp của chính phủ: Smith tin rằng thị trường sẽ tự điều lOMoAR cPSD| 47708777
chỉnh, nhưng trong thực tế, thị trường có thể không hoàn hảo và không phải lúc nào cũng
dẫn đến phân phối công bằng hoặc bảo vệ quyền lợi của mọi người. Mô hình của ông
không giải quyết được các vấn đề về thất nghiệp, khủng hoảng kinh tế, hoặc các thị trường không hiệu quả.
• Môi trường và tài nguyên thiên nhiên: Mô hình của Smith tập trung vào
tăng trưởng và tối đa hóa lợi nhuận mà ít đề cập đến việc bảo vệ môi trường hay sử dụng
bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Việc thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ có thể dẫn
đến sự khai thác quá mức tài nguyên và gây hại cho môi trường. lOMoAR cPSD| 47708777
Thất bại thị trường: Trong thực tế, thị trường có thể không hoạt động
hoàn hảo như lý thuyết của Smith. Các hiện tượng như độc quyền, thông tin bất cân xứng,
và ngoại tác tiêu cực (như ô nhiễm) là những ví dụ về thất bại thị trường mà mô hình của
Smith chưa lường trước.
2. Mô hình tăng trưởng kinh tế David Ricardo
David Ricardo là một nhà kinh tế học người Anh, nổi tiếng với lý thuyết về lợi thế
so sánh trong thương mại quốc tế. Ông cũng phát triển lý thuyết về phân phối lợi nhuận trong nền kinh tế. - Yếu tố chính:
• Lợi thế so sánh: Ricardo nổi tiếng với lý thuyết lợi thế so sánh, cho rằng
các quốc gia nên tập trung sản xuất những mặt hàng mà họ có thể làm tốt nhất (dù có thể
không phải là tốt nhất so với các quốc gia khác), và sau đó trao đổi với các quốc gia khác.
Điều này giúp tăng năng suất và lợi ích tổng thể từ thương mại.
• Lý thuyết địa tô: Ricardo phát triển lý thuyết về địa tô, giải thích rằng lợi
nhuận từ đất đai phụ thuộc vào năng suất và mức độ khan hiếm của tài nguyên. Địa tô càng
cao khi đất có năng suất cao hơn, điều này dẫn đến chênh lệch trong phân phối thu nhập
giữa các chủ sở hữu tài sản.
• Tiền lương và lợi nhuận: Ricardo cho rằng tiền lương và lợi nhuận có
mối quan hệ ngược chiều nhau. Khi tiền lương tăng lên, lợi nhuận giảm xuống và ngược
lại, do chi phí lao động ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của các doanh nghiệp. Sự cạnh
tranh giữa các nhà tư bản dẫn đến việc điều chỉnh tiền lương đến mức "tối thiểu tự nhiên,"
tương đương với mức sống cơ bản.
• Quy luật tỷ suất lợi nhuận giảm dần: Ricardo cho rằng trong quá trình
phát triển kinh tế, việc tăng cường đầu tư vào đất đai và tài nguyên sẽ đối diện với quy luật
tỷ suất lợi nhuận giảm dần. Điều này có nghĩa là khi tài nguyên khan hiếm hơn, năng suất
từ các nguồn lực mới sẽ giảm, và chi phí sản xuất tăng lên. - Mặt tích cực:
• Thương mại quốc tế và lợi ích chung: Lý thuyết lợi thế so
sánh của Ricardo đã giải thích tại sao các quốc gia có thể hưởng lợi từ thương
mại quốc tế ngay cả khi một quốc gia có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất tất cả
các hàng hóa. Điều này giúp tối ưu hóa nguồn lực toàn cầu và thúc đẩy sự
phát triển kinh tế chung.
• Tăng hiệu quả phân bổ nguồn lực: Việc phân bổ nguồn lực dựa trên lợi
thế so sánh giúp tối đa hóa năng suất và tăng cường hiệu quả kinh tế. Các quốc gia sẽ sản
xuất những hàng hóa mà họ có thể sản xuất với chi phí thấp nhất, từ đó tăng trưởng kinh tế
được đẩy mạnh thông qua trao đổi hàng hóa.
• Cải thiện thương mại tự do: Lý thuyết của Ricardo ủng hộ thương mại
tự do, làm tăng mức độ cạnh tranh quốc tế và khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới. Điều này
không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật.
• Phân tích rõ ràng về địa tô và phân phối thu nhập: Lý
thuyết địa tô của Ricardo cung cấp một cách nhìn mới về cách phân phối thu
nhập giữa các yếu tố sản xuất (đất đai, lao động, tư bản), giúp các nhà kinh tế
hiểu rõ hơn về sự bất bình đẳng trong thu nhập và tài sản. - Hạn chế:
• Không xét đến thay đổi công nghệ: Ricardo cho rằng các yếu tố sản xuất
Downloaded by Anh Tr?n (trananh1307@gmail.com) lOMoAR cPSD| 47708777
là cố định và không thay đổi, đặc biệt là trong lý thuyết địa tô và tỷ suất lợi nhuận giảm
dần. Tuy nhiên, thực tế công nghệ liên tục phát triển và cải thiện năng suất, điều mà lý
thuyết của Ricardo chưa đề cập rõ ràng.
• Giả định về mô hình thương mại: Mô hình lợi thế so sánh của Ricardo
dựa trên giả định rằng các quốc gia có thể dễ dàng chuyển đổi nguồn lực giữa các ngành
sản xuất khác nhau. Tuy nhiên, trong thực tế, các nguồn lực như lao động và tư bản không
phải lúc nào cũng dễ dàng di chuyển giữa các ngành công nghiệp.
Không xét đến yếu tố chính trị và quyền lực kinh tế: Ricardo tập trung
vào yếu tố kinh tế kỹ thuật mà bỏ qua các yếu tố chính trị và quyền lực kinh tế, vốn có thể
ảnh hưởng lớn đến thương mại quốc tế. Quyền lực đàm phán giữa các quốc gia không phải
lúc nào cũng cân bằng, dẫn đến các bất công trong hệ thống thương mại toàn cầu.
• Tác động đến các ngành công nghiệp yếu kém: Lý thuyết thương mại tự
do có thể gây thiệt hại cho các ngành công nghiệp non trẻ hoặc yếu kém của các quốc gia,
khiến họ không đủ khả năng cạnh tranh với các quốc gia phát triển hơn. Điều này có thể
gây ra tình trạng phụ thuộc và mất kiểm soát kinh tế.
3. Mô hình tăng trưởng kinh tế Keynes
John Maynard Keynes là nhà kinh tế học người Anh, người đã phát triển lý thuyết
về can thiệp của chính phủ để điều chỉnh chu kỳ kinh tế. Mô hình của Keynes tập trung
vào vai trò của nhu cầu tổng cầu trong nền kinh tế. - Yếu tố chính:
• Cầu tổng hợp: Theo Keynes, mức sản lượng và việc làm trong nền kinh
tế được quyết định chủ yếu bởi cầu tổng hợp, tức là tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ trong
nền kinh tế. Khi cầu giảm, sản xuất và việc làm giảm, gây ra tình trạng thất nghiệp.
• Vai trò của chính phủ: Keynes cho rằng thị trường không tự động điều
chỉnh về trạng thái cân bằng toàn dụng lao động. Do đó, chính phủ cần can thiệp để thúc
đẩy cầu tổng hợp thông qua các biện pháp như tăng chi tiêu công và giảm thuế.
• Chính sách tài khóa: Keynes nhấn mạnh sự quan trọng của chính sách tài
khóa trong việc duy trì mức cầu tổng hợp cao. Khi kinh tế suy thoái, chính phủ cần tăng
chi tiêu công để bù đắp cho sự sụt giảm trong tiêu dùng và đầu tư tư nhân, từ đó kích thích
sản xuất và tạo việc làm.
• Chính sách tiền tệ: Bên cạnh chính sách tài khóa, Keynes cũng ủng hộ
việc điều chỉnh chính sách tiền tệ, như giảm lãi suất để khuyến khích đầu tư và tiêu dùng.
Tuy nhiên, trong các giai đoạn suy thoái nghiêm trọng, lãi suất thấp không đủ để kích thích
kinh tế, và chính sách tài khóa sẽ đóng vai trò quan trọng hơn.
• "Bẫy thanh khoản": Keynes cho rằng khi lãi suất đã quá thấp, việc tiếp
tục giảm lãi suất sẽ không còn hiệu quả vì người dân có xu hướng tích trữ tiền mặt thay vì
đầu tư hoặc chi tiêu. Trong trường hợp này, chính sách tài khóa là cách duy nhất để kích thích nền kinh tế. - Mặt tích cực
• Giảm thất nghiệp: Một trong những đóng góp quan trọng của Keynes là
việc đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề thất nghiệp. Việc tăng chi tiêu công trong
các giai đoạn suy thoái giúp tạo ra nhiều việc làm, từ đó giảm tỷ lệ thất nghiệp và cải thiện
đời sống của người lao động.
• Ổn định nền kinh tế: Mô hình Keynes giúp duy trì sự ổn định kinh tế
bằng cách ngăn chặn các chu kỳ kinh tế thăng trầm quá lớn. Chính phủ có thể sử dụng
chính sách tài khóa để điều tiết nền kinh tế, tránh các cuộc khủng hoảng sâu sắc.
• Vai trò tích cực của chính phủ: Trái ngược với quan điểm của kinh tế Downloaded by Anh Tr?n (trananh1307@gmail.com) lOMoAR cPSD| 47708777
học cổ điển cho rằng thị trường sẽ tự điều chỉnh, Keynes nhấn mạnh vai trò quan trọng của
chính phủ trong việc can thiệp khi thị trường thất bại. Điều này mang lại sự linh hoạt hơn
trong việc đối phó với các cuộc khủng hoảng kinh tế.
• Thúc đẩy chi tiêu và tiêu dùng: Lý thuyết của Keynes khuyến khích tiêu
dùng và đầu tư, từ đó tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế. Việc thúc đẩy chi tiêu trong
các giai đoạn suy thoái giúp ngăn chặn nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ kéo dài. - Hạn chế
• Nợ công tăng cao: Một trong những chỉ trích lớn nhất đối
với mô hình Keynes là việc tăng chi tiêu công trong thời kỳ suy thoái có thể
dẫn đến nợ công gia tăng. Khi chính phủ liên tục chi tiêu để kích thích kinh tế
mà không kiểm soát được nợ, điều này có thể gây ra những vấn đề tài khóa
nghiêm trọng trong tương lai.
Nguy cơ lạm phát: Chính sách tài khóa mở rộng (như tăng chi tiêu công
hoặc giảm thuế) có thể dẫn đến nguy cơ lạm phát nếu không được quản lý cẩn thận. Khi
nền kinh tế phục hồi, cầu tăng quá mức có thể đẩy giá cả lên cao và làm mất ổn định giá trị tiền tệ.
• Sự phụ thuộc vào chính phủ: Mô hình Keynes tập trung quá nhiều vào
vai trò của chính phủ, điều này có thể làm giảm động lực cho khu vực tư nhân. Khi doanh
nghiệp và cá nhân phụ thuộc quá nhiều vào sự can thiệp của chính phủ, sự sáng tạo và hiệu
quả kinh tế có thể bị giảm sút.
• Hiệu ứng "chi tiêu không hiệu quả": Chính sách tài khóa mở rộng có
thể dẫn đến việc chi tiêu công không hiệu quả, khi chính phủ đẩy mạnh đầu tư vào các dự
án không mang lại giá trị kinh tế cao. Điều này có thể lãng phí nguồn lực quốc gia và
không giúp nền kinh tế phục hồi như mong muốn.
• Thiếu chú trọng đến dài hạn: Trong khi Keynes tập trung vào giải quyết
các vấn đề kinh tế ngắn hạn, lý thuyết của ông không đề cập nhiều đến các yếu tố dài hạn
như phát triển công nghệ và năng suất lao động. Việc chỉ tập trung vào kích cầu ngắn hạn
có thể gây ra những vấn đề lớn trong tương lai nếu không có chính sách phát triển bền vững.
4. Mô hình tăng trưởng kinh tế K.Marx
Karl Marx là một nhà triết học, kinh tế học, sử học, lý luận chính trị, nhà báo và
nhà cách mạng người Đức. Theo Karl Marx, các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế là
đất đai, lao động, vốn, tiến bộ kĩ thuật. Marx đặc biệt quan tâm đến vai trò của lao động
trong quá trình tạo ra giá trị thặng dư. - Yếu tố chính
• Lý thuyết giá trị thặng dư: Đây là yếu tố cốt lõi trong lý thuyết kinh tế
của Marx. Marx cho rằng giá trị thặng dư là phần giá trị mà công nhân tạo ra vượt quá mức
lương mà họ nhận được. Giá trị này bị chủ tư bản chiếm đoạt, là nguồn gốc của lợi nhuận trong hệ thống tư bản.
• Mâu thuẫn giai cấp: Theo Marx, xã hội tư bản chủ nghĩa tồn tại mâu
thuẫn cơ bản giữa giai cấp tư sản (chủ sở hữu tư liệu sản xuất) và giai cấp vô sản (lao
động). Chủ tư bản tìm cách tối đa hóa giá trị thặng dư bằng cách khai thác công nhân, dẫn
đến xung đột xã hội và cuối cùng là cách mạng.
• Tích lũy tư bản: Marx cho rằng trong hệ thống tư bản, chủ tư bản liên tục
Downloaded by Anh Tr?n (trananh1307@gmail.com) lOMoAR cPSD| 47708777
tái đầu tư lợi nhuận vào sản xuất để tích lũy thêm tư bản. Quá trình này dẫn đến tăng
trưởng kinh tế, nhưng đồng thời cũng gây ra tình trạng mất cân đối và khủng hoảng định kỳ.
• Tập trung và tập quyền tư bản: Quá trình cạnh tranh trong nền kinh tế
tư bản sẽ dẫn đến sự tập trung của tư bản trong tay một số ít người. Các doanh nghiệp nhỏ
bị loại khỏi cuộc chơi, dẫn đến sự hình thành của các tập đoàn lớn và sự tập trung quyền lực kinh tế.
• Khủng hoảng tư bản chủ nghĩa: Marx dự đoán rằng nền kinh tế tư bản
sẽ phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng định kỳ do mâu thuẫn nội tại, như tình trạng
thừa sản xuất, thất nghiệp và bất bình đẳng. - Mặt tích cực
• Phân tích sâu về bất bình đẳng kinh tế: Marx đã đặt nền móng cho các
phân tích về bất bình đẳng trong xã hội tư bản. Ông là một trong những người đầu tiên
nhận ra cách thức mà quyền lực kinh tế tập trung dẫn đến sự phân hóa giai cấp, trong đó
một số ít người sở hữu tư liệu sản xuất, còn phần lớn lao động bị khai thác.
• Khám phá về mâu thuẫn trong hệ thống tư bản: Lý thuyết của Marx
giúp giải thích những mâu thuẫn nội tại trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, bao gồm các vấn
đề như tình trạng thất nghiệp, khủng hoảng kinh tế và thừa sản xuất. Điều này giúp hiểu
sâu hơn về tính không ổn định của nền kinh tế thị trường. Downloaded by Anh Tr?n (trananh1307@gmail.com) lOMoAR cPSD| 47708777
Đóng góp vào phong trào lao động: Lý thuyết của Marx đã tạo động lực
cho phong trào lao động và các cuộc đấu tranh đòi quyền lợi của công nhân, giúp nâng cao
nhận thức về quyền lao động và thúc đẩy sự cải thiện điều kiện làm việc trong các giai
đoạn phát triển công nghiệp.
• Phát triển tư duy về kinh tế chính trị: Marx không chỉ phân tích kinh tế
từ góc độ thị trường mà còn liên hệ với chính trị và xã hội. Ông nhấn mạnh rằng phát triển
kinh tế không thể tách rời các yếu tố chính trị, xã hội và văn hóa - Hạn chế
• Dự báo về cách mạng vô sản chưa xảy ra: Marx dự đoán rằng sự mâu
thuẫn giai cấp sẽ dẫn đến cuộc cách mạng vô sản và sự sụp đổ của hệ thống tư bản chủ
nghĩa. Tuy nhiên, trong thực tế, các cuộc cách mạng như vậy chưa xảy ra ở các nước công
nghiệp phát triển, mà thay vào đó là những cải cách xã hội và kinh tế.
• Không chú trọng đến sự linh hoạt của tư bản: Marx đánh giá thấp khả
năng tự điều chỉnh của hệ thống tư bản. Thực tế cho thấy các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
đã phát triển và thích nghi thông qua cải cách kinh tế và xã hội, như chính sách phúc lợi,
bảo vệ quyền lao động và chính sách thuế tiến bộ, để giảm bớt các mâu thuẫn giai cấp.
• Thiếu chú ý đến đổi mới và sáng tạo: Mô hình của Marx không nhấn
mạnh đến vai trò của sáng tạo và đổi mới trong quá trình phát triển kinh tế. Trong khi đó,
sự đổi mới công nghệ đã giúp tăng năng suất lao động và làm giảm một số mâu thuẫn trong hệ thống tư bản.
• Tập trung quá nhiều vào xung đột giai cấp: Marx phân tích quá tập
trung vào xung đột giữa các giai cấp, mà ít chú ý đến các yếu tố hợp tác giữa các nhóm xã
hội và sự phức tạp của các mối quan hệ kinh tế. Điều này làm giảm khả năng hiểu đầy đủ
về các yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế trong thời đại hiện đại.
• Thiếu sự định hướng về kinh tế thị trường: Mô hình của Marx ít chú ý
đến các cơ chế của thị trường tự do và vai trò của thị trường trong việc phân bổ nguồn lực
hiệu quả. Điều này làm cho lý thuyết của ông trở nên khó áp dụng trong các nền kinh tế thị
trường hiện đại, nơi mà cung cầu và giá cả đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng
sản xuất và phân phối hàng hóa.
III. Phân tích đánh giá mô hình tăng trưởng kinh tế của VN trong giai đoạn 2011-2020
1. VN đã áp dụng mô hình kinh tế j? phân tích mô hình kinh tế đó.: 4 slide
Giai đoạn 2011-2020 đánh dấu những bước chuyển mình quan trọng trong nền
kinh tế Việt Nam. Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009, Việt Nam phải đối
mặt với những thách thức về ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. -
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Giai đoạn này chứng kiến sự chuyển dịch mạnh
mẽ trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, trong
đó dịch vụ đóng góp lớn hơn vào tăng trưởng kinh tế.
• Nông nghiệp: Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm từ 18.9% năm 2011
xuống còn khoảng 14% vào năm 2020. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò
quan trọng trong xuất khẩu, đặc biệt là các sản phẩm như gạo, cà phê, và hải sản.
• Công nghiệp và xây dựng: Ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp
chế biến chế tạo, tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, góp phần lớn vào sự tăng trưởng GDP của
cả nước. Công nghiệp chế tạo, chế biến chiếm tỷ trọng ngày càng cao, đặc biệt khi Việt
Nam trở thành trung tâm sản xuất cho các tập đoàn toàn cầu như Samsung, LG, và Intel.
• Dịch vụ: Ngành dịch vụ phát triển nhanh, với sự gia tăng trong các lĩnh
vực bán lẻ, du lịch, tài chính và viễn thông. Dịch vụ chiếm khoảng 40% GDP vào năm
2020, nhờ vào sự tăng trưởng của các doanh nghiệp trong nước và sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài.
Downloaded by Anh Tr?n (trananh1307@gmail.com) lOMoAR cPSD| 47708777
- Đổi mới mô hình tăng trưởng: Trong giai đoạn 2011-2020, Việt Nam đã tích cực
chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu. Mô hình tăng trưởng cũ
chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, lao động giá rẻ, và đầu tư công đã được thay thế dần
bởi các yếu tố đổi mới sáng tạo và nâng cao năng suất lao động.
• Năng suất lao động: Chính phủ Việt Nam đã đề ra mục tiêu tăng năng
suất lao động và hiệu quả kinh tế, thông qua việc cải thiện môi trường kinh doanh, thúc
đẩy công nghệ và nâng cao trình độ lao động. Năng suất lao động của Việt Nam đã tăng
trung bình khoảng 4.88% mỗi năm trong giai đoạn này.
• Đầu tư vào hạ tầng và công nghệ: Việt Nam đã tăng cường đầu tư vào
cơ sở hạ tầng, bao gồm giao thông, viễn thông và năng lượng, cùng với việc ứng dụng các
công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), và công nghệ sinh học.
Việc áp dụng các công nghệ mới đã giúp tăng năng suất trong nhiều lĩnh vực, từ nông
nghiệp đến sản xuất và dịch vụ.
• Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo: Giai đoạn này cũng chứng kiến sự
bùng nổ của phong trào khởi nghiệp, với sự hỗ trợ từ các chương trình quốc gia, sự đầu tư
từ khu vực tư nhân và quốc tế. Việt Nam đã trở thành một trong những trung tâm khởi
nghiệp hấp dẫn ở Đông Nam Á.
• Cải cách thể chế kinh tế: Chính phủ cũng thực hiện nhiều cải cách thể
chế quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả của quản lý kinh tế, từ đó giảm thiểu tình trạng
đầu tư dàn trải và tập trung hơn vào các dự án mang lại hiệu quả cao. Cải cách hệ thống tài
chính và ngân hàng cũng góp phần giảm rủi ro và nâng cao hiệu quả đầu tư. -
Mở rộng hội nhập quốc tế: Việt Nam tiếp tục thúc đẩy quá trình mở rộng hội
nhập quốc tế thông qua việc ký kết và thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) và
tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế quan trọng.
• Tham gia các hiệp định thương mại: Trong giai đoạn này, Việt Nam đã
ký kết nhiều hiệp định thương mại quan trọng như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ
xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU
(EVFTA). Các hiệp định này mở ra những cơ hội lớn cho xuất khẩu, thu hút đầu tư nước
ngoài và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
• Hội nhập kinh tế toàn cầu: Hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu là một
trong những yếu tố then chốt giúp Việt Nam thu hút được nhiều đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI). Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu,
đặc biệt trong các ngành như điện tử, dệt may, và da giày.
• Tăng trưởng xuất khẩu: Xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục duy trì mức
tăng trưởng cao, với kim ngạch xuất khẩu đạt mức 281 tỷ USD vào năm 2020, tăng từ 96.9
tỷ USD năm 2011. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực bao gồm điện tử, dệt may, và nông sản.
• Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI): Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp
dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài nhờ môi trường chính trị ổn định, chi phí lao động cạnh
tranh và các chính sách ưu đãi. FDI đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, đặc
biệt là trong các lĩnh vực sản xuất và công nghệ cao. Tính đến cuối năm 2020, tổng vốn
FDI đăng ký vào Việt Nam đạt khoảng 28.5 tỷ USD.
2. Mô hình kinh tế này đã đem lại những lợi ích, tác hại j đối với VN trong 10 năm từ 2011 đến 2020? - Lợi ích
• Tăng trưởng kinh tế ổn định: Việt Nam đã duy trì được tốc độ tăng trưởng
kinh tế khá ấn tượng, trung bình từ 6-7%/năm. Đặc biệt năm 2018, tăng trưởng GDP đạt
mức 7,08%. Tốc độ này giúp Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh ở châu Á.
• Thu hút đầu tư nước ngoài: Mô hình này đã giúp Việt Nam thu hút lượng
Downloaded by Anh Tr?n (trananh1307@gmail.com) lOMoAR cPSD| 47708777
lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đóng góp đáng kể vào tăng trưởng GDP và sự
phát triển của các khu công nghiệp. Các công ty nước ngoài như Samsung, LG, và Intel đã
đầu tư mạnh vào Việt Nam, giúp thúc đẩy xuất khẩu.
• Phát triển xuất khẩu: Xuất khẩu đã trở thành động lực chính của tăng
trưởng. Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu hàng đầu về điện tử, dệt may, nông
sản và sản phẩm gỗ. Điều này đã giúp Việt Nam giảm dần thâm hụt thương mại và tăng
cường dự trữ ngoại tệ.
• Cải thiện thu nhập và giảm nghèo: Mô hình kinh tế này đã góp phần cải
thiện đời sống người dân, tăng thu nhập bình quân đầu người, và giảm tỷ lệ nghèo từ
20.7% (năm 2010) xuống còn 5.8% vào năm 2020. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ
khoảng 1.300 USD (2011) lên hơn 2.700 USD vào năm 2020.
• Tạo việc làm: Các khu công nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực chế biến,
chế tạo và lắp ráp, đã tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động, giúp giảm tỷ lệ thất
nghiệp. Điều này đặc biệt quan trọng trong quá trình đô thị hóa và dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị.
• Hội nhập quốc tế: Việt Nam đã ký kết và tham gia nhiều hiệp định thương
mại tự do (FTA), tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương quốc tế và giúp thúc đẩy sự phát
triển của nhiều ngành công nghiệp xuất khẩu. Điều này cũng giúp Việt Nam nâng cao vị thế quốc tế. - Tác hại
• Phụ thuộc vào FDI và khu vực xuất khẩu: Một trong những điểm yếu của
mô hình này là Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào các doanh nghiệp FDI. Phần lớn tăng
trưởng đến từ các doanh nghiệp nước ngoài, trong khi khu vực doanh nghiệp trong nước
phát triển chưa mạnh và thiếu tính cạnh tranh. Điều này làm giảm khả năng tự chủ của nền
kinh tế và dễ bị ảnh hưởng khi dòng vốn FDI suy giảm.
• Chất lượng tăng trưởng thấp: Mặc dù tăng trưởng nhanh nhưng mô hình
này chưa chú trọng đến chất lượng. Năng suất lao động vẫn còn thấp so với các nước trong
khu vực, và Việt Nam chưa tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho các sản phẩm xuất khẩu, chủ
yếu là gia công, lắp ráp.
• Ô nhiễm môi trường: Quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng, đặc biệt là
trong lĩnh vực công nghiệp chế biến và sản xuất, đã dẫn đến nhiều vấn đề về môi trường
như ô nhiễm không khí, nước và đất. Các khu công nghiệp lớn thường không tuân thủ
nghiêm ngặt các quy định về bảo vệ môi trường, dẫn đến nhiều hệ lụy đối với sức khỏe
cộng đồng và chất lượng cuộc sống.
• Phân hóa giàu nghèo: Mặc dù giảm tỷ lệ nghèo, nhưng chênh lệch thu
nhập giữa các khu vực đô thị và nông thôn, giữa các tầng lớp lao động đã gia tăng. Những
khu vực phát triển mạnh về công nghiệp và dịch vụ, như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, có
mức sống cao hơn nhiều so với các khu vực miền núi và nông thôn.
• Thiếu đầu tư vào R&D và giáo dục: Việt Nam vẫn chưa đầu tư đủ vào
nghiên cứu và phát triển (R&D) cũng như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Sự phụ
thuộc vào công nghệ nhập khẩu và sự thiếu vắng của các ngành công nghiệp sáng tạo làm
cho Việt Nam chưa thể bắt kịp với các nước phát triển trong khu vực.
• Sự phụ thuộc vào các ngành công nghiệp thâm dụng lao động: Mô hình
kinh tế của Việt Nam dựa chủ yếu vào các ngành công nghiệp thâm dụng lao động (như
dệt may, giày dép) với giá trị gia tăng thấp, khiến cho năng suất lao động không được cải thiện
nhiều, đồng thời thu nhập của lao động trong các ngành này cũng không cao IV. Kết luận: 1 slide
Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế là hai khái niệm có mối quan hệ chặt chẽ
nhưng không hoàn toàn đồng nhất. Trong khi tăng trưởng kinh tế tập trung vào việc gia
tăng sản lượng và thu nhập trong ngắn hạn, phát triển kinh tế mang tính dài hạn, nhấn
Downloaded by Anh Tr?n (trananh1307@gmail.com) lOMoAR cPSD| 47708777
mạnh sự bền vững, bao gồm cả tăng trưởng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Tăng trưởng
là điều kiện cần, nhưng để đạt được phát triển bền vững, cần có sự cân bằng giữa các yếu
tố kinh tế, xã hội và môi trường. Kết hợp cả hai yếu tố này sẽ giúp quốc gia đạt được sự
thịnh vượng toàn diện và lâu dài.
Về các mô hình tăng trưởng kinh tế, từ Adam Smith đến K.Marx, mỗi lý thuyết
đều mang đến những góc nhìn riêng về động lực và cơ chế thúc đẩy tăng trưởng. Mặc dù
mỗi mô hình đều có những ưu nhược điểm khác nhau, chúng đã tạo nền tảng lý thuyết
quan trọng cho kinh tế học hiện đại, hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách xây dựng các
chiến lược phát triển kinh tế.
Đối với Việt Nam, giai đoạn 2011-2020 đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi
nhận về tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là trong thu hút FDI, xuất khẩu và cải thiện mức sống
của người dân. Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng này vẫn bộc lộ một số hạn chế, bao gồm
phụ thuộc vào FDI, chất lượng tăng trưởng thấp và những vấn đề về môi trường, phân hóa
giàu nghèo. Để phát triển bền vững, Việt Nam cần chuyển dịch sang mô hình tăng trưởng
chú trọng vào chất lượng, đổi mới sáng tạo và đầu tư vào nguồn nhân lực và công nghệ cao.
Downloaded by Anh Tr?n (trananh1307@gmail.com)