Phân tích về hoạt động Marketing mix của công ty Vinamilk | Bài tập lớn môn Marketing căn bản

Phân tích về hoạt động Marketing mix của công ty Vinamilk | Bài tập lớn môn Marketing căn bản với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:
Trường:

Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu

Thông tin:
18 trang 8 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích về hoạt động Marketing mix của công ty Vinamilk | Bài tập lớn môn Marketing căn bản

Phân tích về hoạt động Marketing mix của công ty Vinamilk | Bài tập lớn môn Marketing căn bản với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!

63 32 lượt tải Tải xuống
NGÂN HNG NH NƯC VIÊT NAM
HC VIÊN NGÂN HNG
BI TẬP LN
MARKETING CĂN BN
Đ TI: Phân tích về hoạt động Marketing mix về công ty
Vinamilk.
NH3M MÔN HC: 12
GVHD: TH.S TRỊNH PHƯƠNG LY
Hà Nội, ngày 24/03/2022
Danh sách thành viên nhóm
“Cùng với nhau, chúng tôi thay đổi thế giới”
06. Võ Thị Phương Chi ( Nhóm trưởng) - 23A4030056
62. Nguyễn Thị Thúy - 22A4040145
38. Phạm Thị Mai Anh - 23A4070019
22. Nguyễn Thị Thanh Phương - 23A4020309
13. Nguyễn Thị Hài - 23A4010197
04. Lê Thị Hải Bằng - 23A4010089
14. Phạm Quang Hiếu - 23A4010244
02. Trịnh Thị Vân Anh - 23A4050052
MỤC LỤC
Lời mở đầu
A. Cơ sở lí luận về Marketing
I. Khái niệm, vai trò, chức năng của Marketing
1. Khái niệm về Marketing
2. Vai trò của Makerting
3. Chức năng của Makerting
II. Marketing mix ( Marketing hỗn hợp)
1. Marketing hỗn hợp ( sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến)
1.1. Khái niệm Marketing mix
1.2. Vai trò của Marketing mix
1.3. Mô hình 4P của Marketing mix
2. Mối quan hệ và sự phối hợp chính sách Marketing mix của doang nghiệp.
B. Hoạt động Marketing mix của Vinamilk
I.Giới thiệu về công ty Vinamilk
1.Lịch sử hình thành phát triển
2.Cơ cấu sản xuất
3. Thành tựu đạt được của Vinamilk
II. Hoạt động Marketing mix của Vinamilk
1. Chiến lược Marketing của Vinamilk
1.1. Phân đoạn
1.2. Nhắm mục tiêu
1.3. Định vị
2. Chiến lược Marketing mix của Vinamilk
2.1. Sản phẩm
2.2. Giá
2.3. Phân phối
2.4. Xúc tiến
3. Chiến lược của Marketing mix đến Vinamilk
Kết luận
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay sự thay đổi diễn ra với tốc độ nhanh chóng trên toàn cầu. Hôm nay không
giống như ngày hôm qua và ngày mai sẽ khác biệt so với hôm nay và tương lai sẽ có
nhiều biến động không ngừng trên nhiều lĩnh vực của toàn thế giới. Trong môi trường
phát triển tiên tiến về kinh tế và công nghệ đòi hỏi tất cả chúng ta đều phải am hiểu
marketing. Khi bán một chiếc máy tính, tìm kiếm việc làm, quyên góp tiền cho mục đích
từ thiện hay truyền bà một ý tưởng sản phẩm nào đó, chúng ta đã đang làm marketing. Ta
cần phải am hiểu thị trường là gì?, những ai đang hoạt động trên thị trường? và hoạt
động như thế nào?, yêu cầu của họ ra sao? Kiến thức về marketing giúp chúng ta xử lí
khéo léo hơn ở cương vị người tiêu dùng, dù là mua một đôi giày, một chiếc tủ lạnh hay
một chiếc ô tô. Marketing là một môn học cơ bản đối với bất kì nhà tiếp thị nào, như
nhân viên bán hàng, người bản lẻ, người quảng cáo, người nghiên cứu marketing,... Họ
cần phải biết mô tả thị trưởng, phân chia nó thành những phân khúc khác nhau, đánh giá
nhu cầu, yêu cầu và sự ưa thích của người tiêu dùng trong khuôn khổ thị trường mục tiêu.
Thiết kế, thử nghiệm những hàng hóa có những tính chất mà thị trưởng mục tiêu cần,
thông qua giá cả truyền đạt cho người tiêu dùng ý tưởng về giá trị của hàng hóa, lựa chọn
người trung gian để đảm bảo hàng hóa được phân phối rộng rãi, thuận tiện và thoải mái,
quảng cáo và giới thiệu hàng hóa để người tiêu dùng biết vì muốn mua nó. Nhà tiếp thị
phải nắm được rất nhiều kỹ năng và kiến thức, trong đó nội dung cơ bản nhất của
Marketing chính là Marketing mix đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay. Với
tính quan trọng đó, nhóm chúng em xin chọn đề tài “ Phân tích chiến lược Marketing mix
đối với công ty Vinamilk” làm đề bài tập lớn của nhóm.
A. Cơ sở lí luận về Marketing
I. Khái niệm, vai trò, chức năng của Marketing
1. Khái niệm về Marketing
Marketing hay còn gọi là tiếp thị là toàn bộ quá trình thu hút khách hàng quan tâm tới
sản phẩm và dịch vụ của bạn. Marketing liên quan đến việc nghiên cứu, quảng bá, bán và
phân phối các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Các hoạt động của Marketing bao gồm:
nghiên cứu, tiếp thị, bán và phân phối sản phẩm/dịch vụ.
2. Vai trò của Marketing
Thời đại công nghệ phát triển không ngừng hiện nay, nếu doanh nghiệp bạn không áp
dụng marketing online vào thì không thể nào cạnh tranh được với đối thủ. Vì thế,
marketing ngày càng đóng vai trò quan trọng hiện nay. Một số vai trò cụ thể:
Tăng độ nhận diện thương hiệu
Marketing giúp doanh nghiệp trả lời cho câu hỏi: “Bạn là ai? Bạn mang đến lợi ích gì?”.
Các hoạt động tiếp thị cho phép doanh nghiệp tự giới thiệu về bản thân theo qua nhiều
cách thức. Bạn giới thiệu càng chi tiết, càng thu hút, khách hàng càng ấn tượng sâu sắc
hơn với bạn
Cung cấp thông tin
Marketing là phương tiện hữu ích giúp doanh nghiệp giáo dục khách hàng. Khách hàng
mua sản phẩm của bạn, họ cần biết sản phẩm của bạn có nguồn gốc, xuất xứ từ đâu và có
những tính năng công dụng nổi trội nào.
Cân bằng cơ hội các doanh nghiệp
Marketing tạo ra thị trường cạnh tranh cân bằng cơ hội các doanh nghiệp SMB nhỏ (SMB
= Social media business). Mkt hiện đại tiết kiệm chi phí mang lại hiệu quả cao khi bạn
lựa chọn được chiến lược marketing đúng đắn.
Các nền tảng mạng xã hội và các chiến dịch email giúp doanh nghiệp tăng khả năng tiếp
cận đến khách hàng. Marketing được xem như vũ khí sắc bén giúp cho các doanh nghiệp
nhỏ SMB có thể cân bằng cuộc chơi với những cái tên lớn khác trong ngành.
Giữ tần suất hiện diện của doanh nghiệp
Marketing giúp bạn xây dựng thương hiệu in sâu trong tâm trí khách hàng một cách
nhanh chóng. Marketing được xem là công cụ mà doanh nghiệp phải xây dựng và quản lý
mỗi ngày để giữ mối quan hệ tốt với khách hàng của mình Marketing online được xem
như một chiến lược dài hạn giúp doanh nghiệp phát triển vững mạnh hơn.
Xây dựng kết nối với khách hàng
Kết nối khách hàng chính là chiếc chìa khóa thành công của bất cứ doanh nghiệp nào,
đặc biệt là các SMB. Nhờ có các kênh marketing online mà doanh nghiệp tương tác chăm
sóc và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng dễ dàng hơn. Phản hồi nhanh chóng, mang
lại trải nghiệm tốt nhất cho người tiêu dùng.
Tăng doanh số
Marketing sẽ giúp bạn bán được nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn, giúp gia tăng doanh số và
lợi nhuận giúp doanh nghiệp bạn có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
3. Chức năng của Marketing
a) Bán hàng
Thực chất, bán sản phẩm cho khách hàng cũng nằm trong danh sách công việc của
Marketers. Tuy nhiên, công việc này được thực hiện trên nhiều phương diện so với bán
hàng truyền thống. Bạn sẽ bán hàng gián tiếp thông qua các hoạt động Marketing. Mục
tiêu cuối cùng của Marketing vẫn là tăng doanh số bán hàng.
Bên cạnh đó, Marketers cần nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng. Sau đó định hướng qua
các kênh bán hàng. Nhờ đó, khả năng mua hàng của người dùng được thúc đẩy.
b) Quản lý sản phẩm
Các Marketer đảm nhiệm vai trò khảo sát nhu cầu, mong muốn của thị trường và thiết
kế sản phẩm/dịch vụ dựa trên các khảo sát đó. Nhờ vậy, họ sẽ tạo ra những sản
phẩm/dịch vụ mang giá trị riêng và phù hợp với thị trường. Bên cạnh đó, nhờ những đánh
giá kết quả kinh doanh, các sản phẩm/dịch vụ được quản lý hiệu quả hơn.
c) Khuyến mại
Chức năng này có nhiệm vụ thông báo về chương trình giảm giá của doanh nghiệp. Từ
đó, khuyến khích họ mua sản phẩm trong một thời gian ngắn. Chức năng này góp phần
giúp doanh nghiệp cải thiện doanh số. Tuy nhiên, khuyến mãi còn phụ thuộc vào ngân
sách hiện tại của công ty.
d) Kiểm soát thông tin tiếp thị
Marketing có khả năng thu thập dữ liệu có giá trị. Sau đó, Marketing sẽ chuyển các dữ
liệu ấy cho những bộ phận khác. Chẳng hạn như bộ phận bán hàng của doanh nghiệp,
giúp họ:
- Nắm bắt được các xu hướng mới nhất của ngành
- Phản hồi lại tin nhắn của khách hàng và đối thủ cạnh tranh
- Giúp khách hàng giải quyết những mối lo cấp bách
- Định giá sản phẩm
Tiếp thị giúp mang lại những thông tin thiết yếu cho việc định giá sản phẩm. Nhờ đó,
doanh nghiệp biết được khách hàng đã đánh giá như thế nào về sản phẩm của mình.
Bên cạnh đó, chức năng này còn cho phép doanh nghiệp nghiên cứu và phân tích rõ đối
thủ cạnh tranh. Tạo tiền đề cho việc định giá sản phẩm hợp lý hơn.
e) Quản lý tài chính
Nhiều người cho rằng Marketing không tác động đến ngân sách chung của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, chức năng quản lý tài chính của của tiếp thị cũng rất quan trọng. Các
hoạt động Marketing giúp doanh nghiệp đảm bảo nguồn vốn từ bên thứ 3. Đây có thể là
việc doanh nghiệp nhận một khoản vay từ ngân hàng hoặc một công ty đầu tư mạo hiểm.
f) Phân phối
Đây là chức năng quan trọng đối với hoạt động Marketing. Phân phối có vai trò tối ưu
hóa quy trình vận chuyển sản phẩm từ lúc sản xuất đến khi được giao cho các cửa hàng
bán lẻ hoặc người dùng.
Trước khi chọn nơi phân phối, bạn cần đặt ra 3 câu hỏi:
- Khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp là ai?
- Khách hàng mong muốn điều gì ở doanh nghiệp?
- Khách hàng có thể mua sản phẩm/dịch vụ của bạn ở đâu?
Với 3 câu hỏi này, Marketers có thể định hướng được nơi phân phối sản phẩm tốt nhất.
Tạo hiệu quả cao trong quá trình cung ứng sản phẩm ra thị trường.
II. Marketing mix ( Marketing hỗn hợp)
1, MKT hỗn hợp ( sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến)
1.1. Khái niệm về Marketing mĩx
Marketing mix hay còn gọi là Marketing hỗn hợp chỉ tập hợp các công cụ tiếp thị
được doanh nghiệp sử dụng để đạt được mục tiêu tiếp thị trên thị trường.
Marketing mix vốn được phân loại theo mô hình 4P gồm có:
- Product (sản phẩm)
- Price (giá cả)
- Place (phân phối)
- Promotion (xúc tiến)
+ (4P là chiến lược Marketing Mix truyền thống. Mô hình này được xây dựng từ những
năm 1960, bởi nhà kinh tế học E. Jerome McCarthy.
+ Từ thời điểm đó, mô hình Marketing 4P trở nên nổi tiếng và được sử dụng, cũng như
được giảng dạy trong các doanh nghiệp, trường đại học cao đẳng trên khắp thế giới.
+ Mô hình Marketing mix 4P cũng chính là nền móng cho khái niệm Marketing Mix nói
chung).
1.2. Vai trò của Marketing Mix
Marketing Mix thực sự đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mô hình kinh doanh của
doanh nghiệp. Đây là cầu nối giữa người mua và người bán. GGiúp cho người bán hiểu
được những nhu cầu đích thực của người mua nhằm thỏa mãn một cách tối ưu nhất. Dựa
vào đó để hoạch định các chương trình tiếp thị phù hợp.
- Cung cấp các dữ liệu giá trị để phân bố tài nguyên.
Mọi sự thành công của marketing đều phải được đảm bảo bởi sự phân bổ nguồn lực gồm
con người và tài chính. Nguồn lực này phụ thuộc vào mô hình tiếp thị hỗn hợp. Giúp đối
đa hoá lợi nhuận. Và tối ưu hài lòng của khách hàng.
- Phân bố trách nhiệm
Marketing mix đem lại sự chuyên môn hoá. Do đó giúp phân bố trách nhiệm đến từng
thành viên. Từ có công việc được chia nhỏ đảm bảo tính S.M.A.R.T.
- Phân tích cơ cấu lợi nhuận – chi phí
- Tạo cơ hội xúc tiến thương mại
Xúc tiến thương mại không phải chỉ là những chính sách biện pháp hỗ trợ cho các chính
sách sản phẩm, giá và phân phối. Mà còn làm tăng cường kết quả thực hiện các chính
sách đó. Điều đó có nghĩa là xúc tiến thương mại còn tạo ra ưu thế và sự khách biệt trong
cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.3. Mô hình 4P của Marketing mix
a) Product (sản phẩm)
- Là một thành tố rất quan trọng trong mô hình 4Ps. Sản phẩm được tạo ra để
làm hài lòng nhu cầu của một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể. Sản phẩm có thể
hữu hình, hoặc vô hình (thể hiện dưới dạng một dịch vụ).
- Vòng đời của một sản phẩm (product life – cycle) thì bao gồm giai đoạn:
+ Hình thành (introduction)
+ Phát triển (growth)
+ Trưởng thành (maturity)
+ Thoái trào (decline) (chèn mô hình vào)
Việc xác định nhu cầu của khách hàng là cực kỳ quan trọng, nó giúp bạn cân đối
nguồn cung của sản phẩm ra thị trường, và có những điều chỉnh thích hợp với thị
hiếu của khách hàng.
b) Giá cả (Price)
- Chính là khía cạnh vô cùng quan trọng trong Marketing Mix. Ở đây, bạn cần phải xác
định một mức giá mà khách hàng nào (trong tệp khách hàng bạn đã lựa chọn) cũng sẽ
cảm thấy hài lòng khi họ mở hầu bao trả tiền.
- Đây rõ ràng là một chiến lược vô cùng nhạy cảm. Giả sử doanh nghiệp bạn
muốn cung cấp một sản phẩm hoàn toàn mới. Nhưng liệu có nên không khi bạn đặt một
mức giá vô cùng cao cho một sản phẩm. Mà doanh nghiệp cung cấp sản phẩm ấy chưa
gây dựng được nhiều tiếng tăm trên thị trường.
- Khi xác định giá bán, marketer nên cân nhắc giá trị khách hàng nhận được của một sản
phẩm. Có ba chiến lược định giá chính, bao gồm:
+ Market penetration pricing (định giá thâm nhập).
+ Market skimming pricing (định giá hớt váng).
+ Neutral pricing (định giá trung lập).
c) Hệ thống phân phối (Place)
- Là một khía cạnh quan trọng khác của Marketing Mix. Điều bạn cần cân
nhắc ở đây là xây dựng một hệ thống cung cấp sản phẩm/dịch vụ hợp lý. Có thể giúp
khách hàng thuận tiện trong việc tiêu thụ và sử dụng.
- Bạn cần có một tầm hiểu biết sâu rộng về thị trường mà doanh nghiệp bạn
đang cung ứng sản phẩm. Điều này sẽ giúp bạn khám phá những đặc tính cần thiết. Để
làm hài lòng những khách hàng trong thị trường đó.
- Có nhiều những chiến lược phân phối khác nhau, bao gồm:
+ Chiến lược phân phối rộng khắp (intensive).
+ Chiến lược phân phối rộng khắp (intensive).
+ Chiến lược phân phối chọn lọc (selective).
+ Nhượng quyền (franchising).
d) Promotion (tạm dịch là quảng bá – truyền thông)
- Là một yếu tố có thể giúp doanh nghiệp bạn thúc đẩy hoạt động brand
positioning và sales.
- Promotion bao gồm những thành tố nhỏ cấu thành như:
+ Tổ chức bán hàng (sales organization).
+ Quan hệ công chúng (public relation).
+ Quảng cáo (advertising).
+ Tiếp thị (sales promotion).
- Quảng cáo thường bao phủ các khía cạnh truyền thông yêu cầu doanh
nghiệp phải trả phí như quảng cáo trên truyền hình, radio, báo in và trên Internet. Ngày
nay, quảng cáo đang dịch chuyển từ môi trường offline sang online (digital marketing).
- Quan hệ công chúng (hay còn gọi là PR) là phương thức truyền thông không
trả phí. Bao gồm các hoạt động như họp báo, triển lãm, tổ chức sự kiện,…
- Truyền thông lan tỏa / truyền miệng (word of mouth) là một dạng truyền
thông tiếp thị mới. Đây là phương thức truyền thông phi truyền thống. Tận dụng sự lan
tỏa từ những đánh giá tích cực của khách hàng. Tận dụng sự truyền miệng của các cá
nhân để thúc đẩy hoạt động bán hàng cho sản phẩm.
2. MQH và sự phối hợp chính sách MKT Mix của DN
Các chính sách trong marketing –mix luôn có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Người
ta không thể tách rời chính sách sản phẩm với chính sách giá vì người tiêu dùng rất nhạy
cảm về giá, với những sản phẩm cùng loại, cùng mẫu mã, chất lượng cũng tương đương
thì người tiêu dùng sẽ lựa chọn những sản phẩm có mức giá thấp hơn.
Do đó, nếu chỉ chú ý đến sản phẩm mà không để ý đến chi phí cho mỗi sản
phẩm đó làm cho giá thành cao hơn so với sản phẩm cùng loại thì chính sách marketing
–mix đó là không có hiệu quả.
Cũng nhờ vậy, đối với các chính sách khác nếu không có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau để tạo ra một chính sách marketing –mix hiệu quả thì cho dù doanh nghiệp
có các chiến lược hay đến mấy cũng sẽ thất bại trên thương trường.
- Không chỉ của mối quan hệ chặt chẽ các chính sách này còn phải có sự phối
hợp với nhau để thực hiện 1 mục tiêu ngắn hạn nào đó của doanh nghiệp. Giả Sử Doanh
nghiệp mới thành lập và mục tiêu là có được thị phần vững chắc trên thị trường.
- Đó là mục tiêu lâu dài còn trước mắt thì sản phẩm của doanh nghiệp cần
phải được thị trường chấp nhận đã, do đó, trong chính sách marketing –mix của doanh
nghiệp lúc này cần phải điều chỉnh giá ở mức chỉ cần bù đắp được chi phí, sản phẩm phải
hoàn toàn đảm bảo chất lượng tốt, mẫu mã phù hợp... để tạo được uy tín trên thị trường.
Xây dựng kênh phân phối rộng khắp mang tính đại trà có chọn lọc.
- Tăng cường quảng cáo trên các phương tiện có hiệu quả và phải phù hợp
với sản phẩm.v.v... Nhờ vậy, các chính sách marketing –mix không những có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau mà còn phải có sự phối hợp nhất định để đạt được mục tiêu của
doanh nghiệp.
B. Hoạt động Marketing mix của Vinamilk
I. Giới thiệu về công ty Vinamilk
1.Lịch sử hình thành phát triển
- Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy Products
Joint Stock Company).
- Được hình thành từ năm 1976, đã lớn mạnh và trở thành doanh nghiệp hàng đầu của
ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh 35% thị phần sữa tại Việt Nam.
- Với ngành nghề hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sữa nước, sữa bột, sản
phẩm có giá trị cộng thêm như sữa bột, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem và phomat cũng
như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam.
- Vinamilk rất chú trọng vào việc đầu tư các thiết bị công nghệ. Tất cả hệ thống chuồng
trại chăn nuôi, đều được công ty xây dựng theo tiêu chuẩn hiện đại nhất của thế giới.
- Để đảm bảo việc làm chủ được các thiết bị hiện đại, công ty còn thường xuyên đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực. Các Giám đốc và Trưởng bộ phận đều được công ty cử đi
học tập kinh nghiệm thực tế, của các trang trại chăn nuôi bò sữa ở Mỹ, Úc...
- Nắm bắt được thị trường với những sản phẩm đảm bảo chất lượng, giá cả cạnh tranh,
chắc chắn rằng, Vinamilk sẽ còn tiếp xa hơn trong tương lai.
- Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới 244 nhà phân phối và gần
140.000 điểm bán hàng phủ đều 64/64 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất
khẩu sang nhiều nước Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam
Á…
2.Cơ cấu sản xuất
Danh mục sản phẩm
Công ty Sữa Vinamilk đã cung cấp hơn 250 loại sản phẩm khác nhau, với các ngành
hàng chính cụ thể như sau:
- Sữa tươi với các nhãn hiệu: ADM GOLD, Flex, Super SuSu.
- Sữa chua với các nhãn hiệu: SuSu, Probi. ProBeauty
- Sữa bột trẻ em và người lớn: Dielac, Alpha, Pedia. Grow Plus, Optimum Gold, bột
dinh dưỡng Dielac, Diecerna đặc trị tiểu đường, SurePrevent, CanxiPro, Mama
Gold.
- Sữa đặc: Ngôi sao Phương Nam, Ông Thọ.
- Kem và phô mai: Kem sữa chua Subo, kem Delight, Twin Cows, Nhóc kem, Nhóc
Kem Oze, phô mai Bò Đeo Nơ.
- Sữa đậu nành – nước giải khát: nước trái cây Vfresh, nước đóng chai Icy, sữa đậu
nành GoldSoy.
Triết lí kinh doanh
Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích ở mọi khu vực, lãnh thổ. Vì thế
chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng hành của Vinamilk.
Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Chính sách chất lượng
Luôn thỏa mãn và có trách nhiệm với khách hàng bằng cách không ngừng cải tiến, đa
dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả
cạnh tranh, tôn trọng đạo đức kinh doanh và tuân theo luật định.
3. Thành tựu đạt được của Vinamilk
- Đây là doang nghiệp đầu tiên và duy nhất một công ty Việt Nam được tạp chí
chuyên xếp hạng Forbes Asia ghi nhận và bình chọn.
- Ngoài ra, Vinamilk còn là thương hiệu tiên phong mở lối cho thị trường thực phẩm
Organic cao cấp tại Việt Nam, với các sản phẩm từ sữa tươi chuẩn USDA Hoa Kỳ.
-Từ khi thành lập đến nay, Vinamilk được nhà nước phong tặng các Huân chương Lao
Động, Danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới... Vinamilk đã cho xây dựng
các trang trại bò sữa ở khắp mọi miền đất nước.
II. Hoạt động Marketing mix của Vinamilk
1. Chiến lược Marketing của Vinamilk
Marketing Vinamilk theo SPT
1.1. Phân đoạn
Phân
khúc
Nhân khẩu
học
Tâm lý Hành vi Địa lý
Trẻ em Độ tuổi: 5-14
Tất cả giới
tính
- Phong cách:
Thích ngoài trời,
thích đi chơi với
bạn bè
- Cá tính: Năng
động, ham học hỏi,
sáng tạo
- Sử dụng hàng
ngày
- Tình trạng người
dùng: người dùng
tiềm năng / hàng
ngày
- Tỷ lệ sử dụng:
hàng ngày
Việt Nam
Thanh
niên
- Độ tuổi: 15-
25
- Tất cả giới
tính
- Thu nhập:
- Bận rộn
- Tính cách: năng
nổ, nhiệt tình,
quan tâm đến sự
mới lạ
- Sử dụng hàng
ngày
- Tình trạng người
dùng: người dùng
mới / tiềm năng/
Việt Nam
không có thu
nhập hoặc thu
nhập thấp
- Học vấn:
sinh viên đại
học / cao
đẳng
hàng ngày
- Tỷ lệ sử dụng:
hàng ngày
- Tốt cho sự phát
triển của cơ thể, nạp
lại năng lượng
Người
lớn
- Độ tuổi: 26-
44 - Tất cả
giới tính
- Tình trạng
hôn nhân: Đã
kết hôn, chưa
kết hôn
Quy mô gia
đình: độc
thân hoặc 3-4
người.
- Tầng lớp xã hội:
trung lưu và
thượng lưu. -
Phong cách sống:
Bận rộn, sáng tạo,
linh hoạt
- Sử dụng hàng
ngày
- Tình trạng người
dùng: thường
xuyên
- Lợi ích cần tìm:
Tốt cho sức khỏe,
hương vị thơm
ngon, tiện lợi.
Việt Nam
Phụ nữ
tuổi
trung
niên
- Tuổi: 40-60
- Tình trạng
hôn nhân: Đã
lập gia đình.
- Công việc:
Đi làm hoặc
nghỉ hưu.
- Thành nhập:
Trung bình
đến cao
- Tầng lớp xã hội:
trung lưu, thượng
lưu.
- Đặc điểm tính
cách: Điềm đạm,
quan tâm, yêu đời,
vui vẻ.
- Phong cách sống:
bận rộn hoặc
không rảnh rỗi,
quan tâm đến sức
khỏe
- Trạng thái người
dùng: Người dùng
lần đầu / lâu năm
- Lợi ích tìm kiếm:
Canxi trong sữa
giúp duy trì xương
hoặc cấu trúc xương
cứng cáp
Việt Nam
Người
già
- Tuổi: 65-70
- Thu nhập:
lương hưu,
hầu hết sống
- Lối sống: có tổ
chức, có ý thức về
sức khỏe, chú
trọng nâng cao thể
- Lợi ích cần tìm:
giá cả phải chăng,
dễ mua, chống
loãng xương, giữ
Việt Nam
nhờ con cái.
- Giới tính:
chủ yếu là nữ
- Gia đình:
độc thân, có
con, lập gia
đình chưa có
con.
- Các tầng
lớp xã hội:
trung lưu,
thượng lưu
- Nghề
nghiệp: hầu
hết đã nghỉ
hưu
chất và tinh thần,
tìm kiếm sự bình
yên.
- Tính cách: hướng
về gia đình.
nước cho cơ thể,
tăng sức đề kháng,
giảm mệt mỏi
- Tỷ lệ sử dụng:
người dùng trung
bình-cao
- Tình hình sử
dụng: Lúc rảnh rỗi,
trong sự kiện tụ tập
- Trạng thái của
người mua: người
dùng tiềm năng
1.2. Nhắm mục tiêu
Vinamilk 100% organic đã áp dụng thành công chiến lược marketing tập trung để chiếm
lĩnh phân khúc người thu nhập cao một cách hiệu quả. Phân khúc chính Vinamilk
nhắm đến là trẻ em từ 5 đến 14 tuổi (Vinamilk 2014), Vinamilk mong muốn nâng cao thể
chất cho trẻ hướng tới ươm mầm tài năng trẻ như những mầm non được coi là trụ cột
của ngày mai quốc gia (Vinamilk 2016). do đầu tiên khiến Vinamilk 100% organic
chọn phân khúc này trẻ em chiếm khoảng 23,2% dân số (Statistic 2020). Thứ hai,
lượng dân cư trung lưu ngày càng tăng họ bắt đầu tập trung nhiều hơn vào giá trị của
sản phẩm hơn là giá cả. Điều này sẽ dẫn đến kết quả là Vinamilk 100% hữuthể có
nhiều khách hàng hơn. (Euromonitor 2020).
1.3. Định vị
1.3.1. Bản đồ định vị 1: Giá và Miligam canxi trong sữa tươi
Về giá cả, Meadow Fresh cả mức giá cao nhất (43,5 đồng / 4 hộp) mức canxi cao
nhất (125 mg) trong khi Lan mức giá thấp nhất (29,5đ / 4 hộp) so với các nhãn
hiệu sữa khác.
Mặt khác, Vinamilk mức giá khá hợp (31,5 đồng / 4 hộp) phù hợp với túi tiền của
đa số người tiêu dùng Việt Nam hiện nay. Vinamilk thương hiệu sữa phổ biến
hàng đầu tại Việt Nam nên người tiêu dùng thể dễ dàng tìm thấy sữa này các siêu
thị, chợ, cửa hàng tạp hóa hay bất kỳ cửa hàng bán lẻ nào khác. Ngược lại, Meadow
Fresh đứng đầu cả hai thuộc tính, nhưng được coi sữa cao cấp nên sản phẩm
trưng bày vẫn ở tần suất trung bình so với các sản phẩm khác.
1.3.2. Bản đồ định vị 2: Nhận thức về thương hiệu và thị phần
Nhìn chung, Vinamilk dẫn đầu về cả hai yếu tố bao gồm cổ phiếu công ty cao nhận
diện thương hiệu với 40% (Euromonitor, 2020)
Nói đến Meadow Fresh Love In Farm, họ được coi những thương hiệu mới thâm
nhập vào thị trường Việt Nam. Đối với TH True Milk, mặc gia nhập ngành sữa khá
muộn vào năm 2010, TH True Milk đã cố gắng bắt kịp tốc độ phát triển nhanh với tốc độ
tăng trưởng bền vững.
1.3.3. Đề xuất giá trị
Theo hai bản đồ định vị, đề xuất giá trị của Vinamilk trong ngành sữa là “ Cùng chất
lượng, giá thành ít hơn”. Mặc dù Vinamilk có hàm lượng canxi trong sữa tươi thấp nhưng
giá cả phải chăng là yếu tố vượt trội so với các thương hiệu khác. Trên hết, Vinamilk đã
tự xác định mình là công ty lớn nhất trong ngành sữa thị trường Việt Nam.
| 1/18

Preview text:

NGÂN HNG NH NƯC VIÊT NAM
HC VIÊN NGÂN HNG BI TẬP LN MARKETING CĂN BN
Đ TI: Phân tích về hoạt động Marketing mix về công ty Vinamilk. NH3M MÔN HC: 12
GVHD: TH.S TRỊNH PHƯƠNG LY
Hà Nội, ngày 24/03/2022
Danh sách thành viên nhóm
“Cùng với nhau, chúng tôi thay đổi thế giới”
06. Võ Thị Phương Chi ( Nhóm trưởng) - 23A4030056
62. Nguyễn Thị Thúy - 22A4040145
38. Phạm Thị Mai Anh - 23A4070019
22. Nguyễn Thị Thanh Phương - 23A4020309
13. Nguyễn Thị Hài - 23A4010197
04. Lê Thị Hải Bằng - 23A4010089
14. Phạm Quang Hiếu - 23A4010244
02. Trịnh Thị Vân Anh - 23A4050052 MỤC LỤC Lời mở đầu
A. Cơ sở lí luận về Marketing
I. Khái niệm, vai trò, chức năng của Marketing
1. Khái niệm về Marketing 2. Vai trò của Makerting
3. Chức năng của Makerting
II. Marketing mix ( Marketing hỗn hợp)
1. Marketing hỗn hợp ( sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến) 1.1. Khái niệm Marketing mix 1.2. Vai trò của Marketing mix 1.3.
Mô hình 4P của Marketing mix
2. Mối quan hệ và sự phối hợp chính sách Marketing mix của doang nghiệp.
B. Hoạt động Marketing mix của Vinamilk
I.Giới thiệu về công ty Vinamilk
1.Lịch sử hình thành phát triển 2.Cơ cấu sản xuất
3. Thành tựu đạt được của Vinamilk
II. Hoạt động Marketing mix của Vinamilk
1. Chiến lược Marketing của Vinamilk 1.1. Phân đoạn 1.2. Nhắm mục tiêu 1.3. Định vị
2. Chiến lược Marketing mix của Vinamilk 2.1. Sản phẩm 2.2. Giá 2.3. Phân phối 2.4. Xúc tiến
3. Chiến lược của Marketing mix đến Vinamilk Kết luận LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay sự thay đổi diễn ra với tốc độ nhanh chóng trên toàn cầu. Hôm nay không
giống như ngày hôm qua và ngày mai sẽ khác biệt so với hôm nay và tương lai sẽ có
nhiều biến động không ngừng trên nhiều lĩnh vực của toàn thế giới. Trong môi trường
phát triển tiên tiến về kinh tế và công nghệ đòi hỏi tất cả chúng ta đều phải am hiểu
marketing. Khi bán một chiếc máy tính, tìm kiếm việc làm, quyên góp tiền cho mục đích
từ thiện hay truyền bà một ý tưởng sản phẩm nào đó, chúng ta đã đang làm marketing. Ta
cần phải am hiểu thị trường là gì?, những ai đang hoạt động trên thị trường? và hoạt
động như thế nào?, yêu cầu của họ ra sao? Kiến thức về marketing giúp chúng ta xử lí
khéo léo hơn ở cương vị người tiêu dùng, dù là mua một đôi giày, một chiếc tủ lạnh hay
một chiếc ô tô. Marketing là một môn học cơ bản đối với bất kì nhà tiếp thị nào, như
nhân viên bán hàng, người bản lẻ, người quảng cáo, người nghiên cứu marketing,... Họ
cần phải biết mô tả thị trưởng, phân chia nó thành những phân khúc khác nhau, đánh giá
nhu cầu, yêu cầu và sự ưa thích của người tiêu dùng trong khuôn khổ thị trường mục tiêu.
Thiết kế, thử nghiệm những hàng hóa có những tính chất mà thị trưởng mục tiêu cần,
thông qua giá cả truyền đạt cho người tiêu dùng ý tưởng về giá trị của hàng hóa, lựa chọn
người trung gian để đảm bảo hàng hóa được phân phối rộng rãi, thuận tiện và thoải mái,
quảng cáo và giới thiệu hàng hóa để người tiêu dùng biết vì muốn mua nó. Nhà tiếp thị
phải nắm được rất nhiều kỹ năng và kiến thức, trong đó nội dung cơ bản nhất của
Marketing chính là Marketing mix đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay. Với
tính quan trọng đó, nhóm chúng em xin chọn đề tài “ Phân tích chiến lược Marketing mix
đối với công ty Vinamilk” làm đề bài tập lớn của nhóm.
A. Cơ sở lí luận về Marketing
I. Khái niệm, vai trò, chức năng của Marketing
1. Khái niệm về Marketing
Marketing hay còn gọi là tiếp thị là toàn bộ quá trình thu hút khách hàng quan tâm tới
sản phẩm và dịch vụ của bạn. Marketing liên quan đến việc nghiên cứu, quảng bá, bán và
phân phối các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Các hoạt động của Marketing bao gồm:
nghiên cứu, tiếp thị, bán và phân phối sản phẩm/dịch vụ.
2. Vai trò của Marketing
Thời đại công nghệ phát triển không ngừng hiện nay, nếu doanh nghiệp bạn không áp
dụng marketing online vào thì không thể nào cạnh tranh được với đối thủ. Vì thế,
marketing ngày càng đóng vai trò quan trọng hiện nay. Một số vai trò cụ thể:
Tăng độ nhận diện thương hiệu
Marketing giúp doanh nghiệp trả lời cho câu hỏi: “Bạn là ai? Bạn mang đến lợi ích gì?”.
Các hoạt động tiếp thị cho phép doanh nghiệp tự giới thiệu về bản thân theo qua nhiều
cách thức. Bạn giới thiệu càng chi tiết, càng thu hút, khách hàng càng ấn tượng sâu sắc hơn với bạn
Cung cấp thông tin
Marketing là phương tiện hữu ích giúp doanh nghiệp giáo dục khách hàng. Khách hàng
mua sản phẩm của bạn, họ cần biết sản phẩm của bạn có nguồn gốc, xuất xứ từ đâu và có
những tính năng công dụng nổi trội nào.
Cân bằng cơ hội các doanh nghiệp
Marketing tạo ra thị trường cạnh tranh cân bằng cơ hội các doanh nghiệp SMB nhỏ (SMB
= Social media business). Mkt hiện đại tiết kiệm chi phí mang lại hiệu quả cao khi bạn
lựa chọn được chiến lược marketing đúng đắn.
Các nền tảng mạng xã hội và các chiến dịch email giúp doanh nghiệp tăng khả năng tiếp
cận đến khách hàng. Marketing được xem như vũ khí sắc bén giúp cho các doanh nghiệp
nhỏ SMB có thể cân bằng cuộc chơi với những cái tên lớn khác trong ngành.
Giữ tần suất hiện diện của doanh nghiệp
Marketing giúp bạn xây dựng thương hiệu in sâu trong tâm trí khách hàng một cách
nhanh chóng. Marketing được xem là công cụ mà doanh nghiệp phải xây dựng và quản lý
mỗi ngày để giữ mối quan hệ tốt với khách hàng của mình Marketing online được xem
như một chiến lược dài hạn giúp doanh nghiệp phát triển vững mạnh hơn.
Xây dựng kết nối với khách hàng
Kết nối khách hàng chính là chiếc chìa khóa thành công của bất cứ doanh nghiệp nào,
đặc biệt là các SMB. Nhờ có các kênh marketing online mà doanh nghiệp tương tác chăm
sóc và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng dễ dàng hơn. Phản hồi nhanh chóng, mang
lại trải nghiệm tốt nhất cho người tiêu dùng.
Tăng doanh số
Marketing sẽ giúp bạn bán được nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn, giúp gia tăng doanh số và
lợi nhuận giúp doanh nghiệp bạn có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
3. Chức năng của Marketing a) Bán hàng
Thực chất, bán sản phẩm cho khách hàng cũng nằm trong danh sách công việc của
Marketers. Tuy nhiên, công việc này được thực hiện trên nhiều phương diện so với bán
hàng truyền thống. Bạn sẽ bán hàng gián tiếp thông qua các hoạt động Marketing. Mục
tiêu cuối cùng của Marketing vẫn là tăng doanh số bán hàng.
Bên cạnh đó, Marketers cần nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng. Sau đó định hướng qua
các kênh bán hàng. Nhờ đó, khả năng mua hàng của người dùng được thúc đẩy.
b) Quản lý sản phẩm
Các Marketer đảm nhiệm vai trò khảo sát nhu cầu, mong muốn của thị trường và thiết
kế sản phẩm/dịch vụ dựa trên các khảo sát đó. Nhờ vậy, họ sẽ tạo ra những sản
phẩm/dịch vụ mang giá trị riêng và phù hợp với thị trường. Bên cạnh đó, nhờ những đánh
giá kết quả kinh doanh, các sản phẩm/dịch vụ được quản lý hiệu quả hơn. c) Khuyến mại
Chức năng này có nhiệm vụ thông báo về chương trình giảm giá của doanh nghiệp. Từ
đó, khuyến khích họ mua sản phẩm trong một thời gian ngắn. Chức năng này góp phần
giúp doanh nghiệp cải thiện doanh số. Tuy nhiên, khuyến mãi còn phụ thuộc vào ngân
sách hiện tại của công ty.
d) Kiểm soát thông tin tiếp thị
Marketing có khả năng thu thập dữ liệu có giá trị. Sau đó, Marketing sẽ chuyển các dữ
liệu ấy cho những bộ phận khác. Chẳng hạn như bộ phận bán hàng của doanh nghiệp, giúp họ:
- Nắm bắt được các xu hướng mới nhất của ngành
- Phản hồi lại tin nhắn của khách hàng và đối thủ cạnh tranh
- Giúp khách hàng giải quyết những mối lo cấp bách - Định giá sản phẩm
Tiếp thị giúp mang lại những thông tin thiết yếu cho việc định giá sản phẩm. Nhờ đó,
doanh nghiệp biết được khách hàng đã đánh giá như thế nào về sản phẩm của mình.
Bên cạnh đó, chức năng này còn cho phép doanh nghiệp nghiên cứu và phân tích rõ đối
thủ cạnh tranh. Tạo tiền đề cho việc định giá sản phẩm hợp lý hơn.
e) Quản lý tài chính
Nhiều người cho rằng Marketing không tác động đến ngân sách chung của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, chức năng quản lý tài chính của của tiếp thị cũng rất quan trọng. Các
hoạt động Marketing giúp doanh nghiệp đảm bảo nguồn vốn từ bên thứ 3. Đây có thể là
việc doanh nghiệp nhận một khoản vay từ ngân hàng hoặc một công ty đầu tư mạo hiểm. f) Phân phối
Đây là chức năng quan trọng đối với hoạt động Marketing. Phân phối có vai trò tối ưu
hóa quy trình vận chuyển sản phẩm từ lúc sản xuất đến khi được giao cho các cửa hàng
bán lẻ hoặc người dùng.
Trước khi chọn nơi phân phối, bạn cần đặt ra 3 câu hỏi:
- Khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp là ai?
- Khách hàng mong muốn điều gì ở doanh nghiệp?
- Khách hàng có thể mua sản phẩm/dịch vụ của bạn ở đâu?
Với 3 câu hỏi này, Marketers có thể định hướng được nơi phân phối sản phẩm tốt nhất.
Tạo hiệu quả cao trong quá trình cung ứng sản phẩm ra thị trường.
II. Marketing mix ( Marketing hỗn hợp)
1, MKT hỗn hợp ( sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến) 1.1.
Khái niệm về Marketing mĩx
Marketing mix hay còn gọi là Marketing hỗn hợp chỉ tập hợp các công cụ tiếp thị
được doanh nghiệp sử dụng để đạt được mục tiêu tiếp thị trên thị trường.
Marketing mix vốn được phân loại theo mô hình 4P gồm có: - Product (sản phẩm) - Price (giá cả) - Place (phân phối) - Promotion (xúc tiến)
+ (4P là chiến lược Marketing Mix truyền thống. Mô hình này được xây dựng từ những
năm 1960, bởi nhà kinh tế học E. Jerome McCarthy.
+ Từ thời điểm đó, mô hình Marketing 4P trở nên nổi tiếng và được sử dụng, cũng như
được giảng dạy trong các doanh nghiệp, trường đại học cao đẳng trên khắp thế giới.
+ Mô hình Marketing mix 4P cũng chính là nền móng cho khái niệm Marketing Mix nói chung). 1.2.
Vai trò của Marketing Mix
Marketing Mix thực sự đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mô hình kinh doanh của
doanh nghiệp. Đây là cầu nối giữa người mua và người bán. GGiúp cho người bán hiểu
được những nhu cầu đích thực của người mua nhằm thỏa mãn một cách tối ưu nhất. Dựa
vào đó để hoạch định các chương trình tiếp thị phù hợp.
- Cung cấp các dữ liệu giá trị để phân bố tài nguyên.
Mọi sự thành công của marketing đều phải được đảm bảo bởi sự phân bổ nguồn lực gồm
con người và tài chính. Nguồn lực này phụ thuộc vào mô hình tiếp thị hỗn hợp. Giúp đối
đa hoá lợi nhuận. Và tối ưu hài lòng của khách hàng.
- Phân bố trách nhiệm
Marketing mix đem lại sự chuyên môn hoá. Do đó giúp phân bố trách nhiệm đến từng
thành viên. Từ có công việc được chia nhỏ đảm bảo tính S.M.A.R.T.
- Phân tích cơ cấu lợi nhuận – chi phí
- Tạo cơ hội xúc tiến thương mại

Xúc tiến thương mại không phải chỉ là những chính sách biện pháp hỗ trợ cho các chính
sách sản phẩm, giá và phân phối. Mà còn làm tăng cường kết quả thực hiện các chính
sách đó. Điều đó có nghĩa là xúc tiến thương mại còn tạo ra ưu thế và sự khách biệt trong
cạnh tranh của doanh nghiệp. 1.3.
Mô hình 4P của Marketing mix
a) Product (sản phẩm)
- Là một thành tố rất quan trọng trong mô hình 4Ps. Sản phẩm được tạo ra để
làm hài lòng nhu cầu của một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể. Sản phẩm có thể
hữu hình, hoặc vô hình (thể hiện dưới dạng một dịch vụ).
- Vòng đời của một sản phẩm (product life – cycle) thì bao gồm giai đoạn: + Hình thành (introduction) + Phát triển (growth) + Trưởng thành (maturity)
+ Thoái trào (decline) (chèn mô hình vào)
Việc xác định nhu cầu của khách hàng là cực kỳ quan trọng, nó giúp bạn cân đối
nguồn cung của sản phẩm ra thị trường, và có những điều chỉnh thích hợp với thị hiếu của khách hàng. b) Giá cả (Price)
- Chính là khía cạnh vô cùng quan trọng trong Marketing Mix. Ở đây, bạn cần phải xác
định một mức giá mà khách hàng nào (trong tệp khách hàng bạn đã lựa chọn) cũng sẽ
cảm thấy hài lòng khi họ mở hầu bao trả tiền.
- Đây rõ ràng là một chiến lược vô cùng nhạy cảm. Giả sử doanh nghiệp bạn
muốn cung cấp một sản phẩm hoàn toàn mới. Nhưng liệu có nên không khi bạn đặt một
mức giá vô cùng cao cho một sản phẩm. Mà doanh nghiệp cung cấp sản phẩm ấy chưa
gây dựng được nhiều tiếng tăm trên thị trường.
- Khi xác định giá bán, marketer nên cân nhắc giá trị khách hàng nhận được của một sản
phẩm. Có ba chiến lược định giá chính, bao gồm:
+ Market penetration pricing (định giá thâm nhập).
+ Market skimming pricing (định giá hớt váng).
+ Neutral pricing (định giá trung lập).
c) Hệ thống phân phối (Place)
- Là một khía cạnh quan trọng khác của Marketing Mix. Điều bạn cần cân
nhắc ở đây là xây dựng một hệ thống cung cấp sản phẩm/dịch vụ hợp lý. Có thể giúp
khách hàng thuận tiện trong việc tiêu thụ và sử dụng.
- Bạn cần có một tầm hiểu biết sâu rộng về thị trường mà doanh nghiệp bạn
đang cung ứng sản phẩm. Điều này sẽ giúp bạn khám phá những đặc tính cần thiết. Để
làm hài lòng những khách hàng trong thị trường đó.
- Có nhiều những chiến lược phân phối khác nhau, bao gồm:
+ Chiến lược phân phối rộng khắp (intensive).
+ Chiến lược phân phối rộng khắp (intensive).
+ Chiến lược phân phối chọn lọc (selective).
+ Nhượng quyền (franchising).
d) Promotion (tạm dịch là quảng bá – truyền thông)
- Là một yếu tố có thể giúp doanh nghiệp bạn thúc đẩy hoạt động brand positioning và sales.
- Promotion bao gồm những thành tố nhỏ cấu thành như:
+ Tổ chức bán hàng (sales organization).
+ Quan hệ công chúng (public relation). + Quảng cáo (advertising).
+ Tiếp thị (sales promotion).
- Quảng cáo thường bao phủ các khía cạnh truyền thông yêu cầu doanh
nghiệp phải trả phí như quảng cáo trên truyền hình, radio, báo in và trên Internet. Ngày
nay, quảng cáo đang dịch chuyển từ môi trường offline sang online (digital marketing).
- Quan hệ công chúng (hay còn gọi là PR) là phương thức truyền thông không
trả phí. Bao gồm các hoạt động như họp báo, triển lãm, tổ chức sự kiện,…
- Truyền thông lan tỏa / truyền miệng (word of mouth) là một dạng truyền
thông tiếp thị mới. Đây là phương thức truyền thông phi truyền thống. Tận dụng sự lan
tỏa từ những đánh giá tích cực của khách hàng. Tận dụng sự truyền miệng của các cá
nhân để thúc đẩy hoạt động bán hàng cho sản phẩm.
2. MQH và sự phối hợp chính sách MKT Mix của DN
Các chính sách trong marketing –mix luôn có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Người
ta không thể tách rời chính sách sản phẩm với chính sách giá vì người tiêu dùng rất nhạy
cảm về giá, với những sản phẩm cùng loại, cùng mẫu mã, chất lượng cũng tương đương
thì người tiêu dùng sẽ lựa chọn những sản phẩm có mức giá thấp hơn.
 Do đó, nếu chỉ chú ý đến sản phẩm mà không để ý đến chi phí cho mỗi sản
phẩm đó làm cho giá thành cao hơn so với sản phẩm cùng loại thì chính sách marketing
–mix đó là không có hiệu quả.
 Cũng nhờ vậy, đối với các chính sách khác nếu không có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau để tạo ra một chính sách marketing –mix hiệu quả thì cho dù doanh nghiệp
có các chiến lược hay đến mấy cũng sẽ thất bại trên thương trường.
- Không chỉ của mối quan hệ chặt chẽ các chính sách này còn phải có sự phối
hợp với nhau để thực hiện 1 mục tiêu ngắn hạn nào đó của doanh nghiệp. Giả Sử Doanh
nghiệp mới thành lập và mục tiêu là có được thị phần vững chắc trên thị trường.
- Đó là mục tiêu lâu dài còn trước mắt thì sản phẩm của doanh nghiệp cần
phải được thị trường chấp nhận đã, do đó, trong chính sách marketing –mix của doanh
nghiệp lúc này cần phải điều chỉnh giá ở mức chỉ cần bù đắp được chi phí, sản phẩm phải
hoàn toàn đảm bảo chất lượng tốt, mẫu mã phù hợp... để tạo được uy tín trên thị trường.
Xây dựng kênh phân phối rộng khắp mang tính đại trà có chọn lọc.
- Tăng cường quảng cáo trên các phương tiện có hiệu quả và phải phù hợp
với sản phẩm.v.v... Nhờ vậy, các chính sách marketing –mix không những có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau mà còn phải có sự phối hợp nhất định để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
B. Hoạt động Marketing mix của Vinamilk
I. Giới thiệu về công ty Vinamilk
1.Lịch sử hình thành phát triển
- Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy Products Joint Stock Company).
- Được hình thành từ năm 1976, đã lớn mạnh và trở thành doanh nghiệp hàng đầu của
ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh 35% thị phần sữa tại Việt Nam.
- Với ngành nghề hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sữa nước, sữa bột, sản
phẩm có giá trị cộng thêm như sữa bột, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem và phomat cũng
như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam.
- Vinamilk rất chú trọng vào việc đầu tư các thiết bị công nghệ. Tất cả hệ thống chuồng
trại chăn nuôi, đều được công ty xây dựng theo tiêu chuẩn hiện đại nhất của thế giới.
- Để đảm bảo việc làm chủ được các thiết bị hiện đại, công ty còn thường xuyên đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực. Các Giám đốc và Trưởng bộ phận đều được công ty cử đi
học tập kinh nghiệm thực tế, của các trang trại chăn nuôi bò sữa ở Mỹ, Úc...
- Nắm bắt được thị trường với những sản phẩm đảm bảo chất lượng, giá cả cạnh tranh,
chắc chắn rằng, Vinamilk sẽ còn tiếp xa hơn trong tương lai.
- Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới 244 nhà phân phối và gần
140.000 điểm bán hàng phủ đều 64/64 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất
khẩu sang nhiều nước Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á…
2.Cơ cấu sản xuất
Danh mục sản phẩm
Công ty Sữa Vinamilk đã cung cấp hơn 250 loại sản phẩm khác nhau, với các ngành
hàng chính cụ thể như sau:
- Sữa tươi với các nhãn hiệu: ADM GOLD, Flex, Super SuSu.
- Sữa chua với các nhãn hiệu: SuSu, Probi. ProBeauty
- Sữa bột trẻ em và người lớn: Dielac, Alpha, Pedia. Grow Plus, Optimum Gold, bột
dinh dưỡng Dielac, Diecerna đặc trị tiểu đường, SurePrevent, CanxiPro, Mama Gold.
- Sữa đặc: Ngôi sao Phương Nam, Ông Thọ.
- Kem và phô mai: Kem sữa chua Subo, kem Delight, Twin Cows, Nhóc kem, Nhóc
Kem Oze, phô mai Bò Đeo Nơ.
- Sữa đậu nành – nước giải khát: nước trái cây Vfresh, nước đóng chai Icy, sữa đậu nành GoldSoy.
Triết lí kinh doanh
Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích ở mọi khu vực, lãnh thổ. Vì thế
chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng hành của Vinamilk.
Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Chính sách chất lượng
Luôn thỏa mãn và có trách nhiệm với khách hàng bằng cách không ngừng cải tiến, đa
dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả
cạnh tranh, tôn trọng đạo đức kinh doanh và tuân theo luật định.
3. Thành tựu đạt được của Vinamilk
- Đây là doang nghiệp đầu tiên và duy nhất một công ty Việt Nam được tạp chí
chuyên xếp hạng Forbes Asia ghi nhận và bình chọn.
- Ngoài ra, Vinamilk còn là thương hiệu tiên phong mở lối cho thị trường thực phẩm
Organic cao cấp tại Việt Nam, với các sản phẩm từ sữa tươi chuẩn USDA Hoa Kỳ.
-Từ khi thành lập đến nay, Vinamilk được nhà nước phong tặng các Huân chương Lao
Động, Danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới... Vinamilk đã cho xây dựng
các trang trại bò sữa ở khắp mọi miền đất nước.
II. Hoạt động Marketing mix của Vinamilk
1. Chiến lược Marketing của Vinamilk
Marketing Vinamilk theo SPT 1.1. Phân đoạn Phân Nhân khẩu Tâm lý Hành vi Địa lý khúc học
Trẻ em Độ tuổi: 5-14 - Phong cách: - Sử dụng hàng Việt Nam Tất cả giới Thích ngoài trời, ngày tính thích đi chơi với - Tình trạng người bạn bè dùng: người dùng - Cá tính: Năng tiềm năng / hàng
động, ham học hỏi, ngày sáng tạo - Tỷ lệ sử dụng: hàng ngày
Thanh - Độ tuổi: 15- - Bận rộn - Sử dụng hàng Việt Nam niên 25 - Tính cách: năng ngày - Tất cả giới nổ, nhiệt tình, - Tình trạng người tính quan tâm đến sự dùng: người dùng - Thu nhập: mới lạ mới / tiềm năng/ không có thu hàng ngày nhập hoặc thu - Tỷ lệ sử dụng: nhập thấp hàng ngày - Học vấn: - Tốt cho sự phát sinh viên đại triển của cơ thể, nạp học / cao lại năng lượng đẳng
Người - Độ tuổi: 26- - Tầng lớp xã hội: - Sử dụng hàng Việt Nam lớn 44 - Tất cả trung lưu và ngày giới tính thượng lưu. - - Tình trạng người - Tình trạng Phong cách sống: dùng: thường
hôn nhân: Đã Bận rộn, sáng tạo, xuyên kết hôn, chưa linh hoạt - Lợi ích cần tìm: kết hôn Tốt cho sức khỏe, Quy mô gia hương vị thơm đình: độc ngon, tiện lợi. thân hoặc 3-4 người.
Phụ nữ - Tuổi: 40-60 - Tầng lớp xã hội: - Trạng thái người Việt Nam tuổi - Tình trạng trung lưu, thượng dùng: Người dùng trung hôn nhân: Đã lưu. lần đầu / lâu năm niên lập gia đình. - Đặc điểm tính - Lợi ích tìm kiếm: - Công việc: cách: Điềm đạm, Canxi trong sữa Đi làm hoặc
quan tâm, yêu đời, giúp duy trì xương nghỉ hưu. vui vẻ. hoặc cấu trúc xương
- Thành nhập: - Phong cách sống: cứng cáp Trung bình bận rộn hoặc đến cao không rảnh rỗi, quan tâm đến sức khỏe
Người - Tuổi: 65-70 - Lối sống: có tổ - Lợi ích cần tìm: Việt Nam già - Thu nhập:
chức, có ý thức về giá cả phải chăng, lương hưu, sức khỏe, chú dễ mua, chống
hầu hết sống trọng nâng cao thể loãng xương, giữ nhờ con cái. chất và tinh thần, nước cho cơ thể, - Giới tính: tìm kiếm sự bình tăng sức đề kháng, chủ yếu là nữ yên. giảm mệt mỏi - Gia đình:
- Tính cách: hướng - Tỷ lệ sử dụng: độc thân, có về gia đình. người dùng trung con, lập gia bình-cao đình chưa có - Tình hình sử con. dụng: Lúc rảnh rỗi, - Các tầng trong sự kiện tụ tập lớp xã hội: - Trạng thái của trung lưu, người mua: người thượng lưu dùng tiềm năng - Nghề nghiệp: hầu hết đã nghỉ hưu 1.2. Nhắm mục tiêu
Vinamilk 100% organic đã áp dụng thành công chiến lược marketing tập trung để chiếm
lĩnh phân khúc người thu nhập cao một cách hiệu quả. Phân khúc chính mà Vinamilk
nhắm đến là trẻ em từ 5 đến 14 tuổi (Vinamilk 2014), Vinamilk mong muốn nâng cao thể
chất cho trẻ và hướng tới ươm mầm tài năng trẻ như những mầm non được coi là trụ cột
của ngày mai quốc gia (Vinamilk 2016). Lý do đầu tiên khiến Vinamilk 100% organic
chọn phân khúc này là vì trẻ em chiếm khoảng 23,2% dân số (Statistic 2020). Thứ hai,
lượng dân cư trung lưu ngày càng tăng và họ bắt đầu tập trung nhiều hơn vào giá trị của
sản phẩm hơn là giá cả. Điều này sẽ dẫn đến kết quả là Vinamilk 100% hữu cơ có thể có
nhiều khách hàng hơn. (Euromonitor 2020). 1.3. Định vị
1.3.1. Bản đồ định vị 1: Giá và Miligam canxi trong sữa tươi

Về giá cả, Meadow Fresh có cả mức giá cao nhất (43,5 đồng / 4 hộp) và mức canxi cao
nhất (125 mg) trong khi Hà Lan có mức giá thấp nhất (29,5đ / 4 hộp) so với các nhãn hiệu sữa khác.
Mặt khác, Vinamilk có mức giá khá hợp lý (31,5 đồng / 4 hộp) phù hợp với túi tiền của
đa số người tiêu dùng Việt Nam hiện nay. Vì Vinamilk là thương hiệu sữa phổ biến và
hàng đầu tại Việt Nam nên người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm thấy sữa này ở các siêu
thị, chợ, cửa hàng tạp hóa hay bất kỳ cửa hàng bán lẻ nào khác. Ngược lại, Meadow
Fresh đứng đầu cả hai thuộc tính, nhưng vì nó được coi là sữa cao cấp nên sản phẩm
trưng bày vẫn ở tần suất trung bình so với các sản phẩm khác.
1.3.2. Bản đồ định vị 2: Nhận thức về thương hiệu và thị phần
Nhìn chung, Vinamilk dẫn đầu về cả hai yếu tố bao gồm cổ phiếu công ty cao và nhận
diện thương hiệu với 40% (Euromonitor, 2020)
Nói đến Meadow Fresh và Love In Farm, họ được coi là những thương hiệu mới thâm
nhập vào thị trường Việt Nam. Đối với TH True Milk, mặc dù gia nhập ngành sữa khá
muộn vào năm 2010, TH True Milk đã cố gắng bắt kịp tốc độ phát triển nhanh với tốc độ tăng trưởng bền vững.
1.3.3. Đề xuất giá trị
Theo hai bản đồ định vị, đề xuất giá trị của Vinamilk trong ngành sữa là “ Cùng chất
lượng, giá thành ít hơn”. Mặc dù Vinamilk có hàm lượng canxi trong sữa tươi thấp nhưng
giá cả phải chăng là yếu tố vượt trội so với các thương hiệu khác. Trên hết, Vinamilk đã
tự xác định mình là công ty lớn nhất trong ngành sữa thị trường Việt Nam.