Phân tích xung đột Mỹ - Iraq năm 2003 | Tiểu luận Quan hệ quốc tế đại cương

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ quốc tế diễn ra khá phức tạp, quan hệ  giữa các nước trên trường quốc tế đã có những thay đổi rõ ràng: từ xu thế hai cực  sang xu thế đa cực, hình thành nên một “trật tự thế giới mới”. Tuy nhiên, các quốc  gia luôn không ngừng tăm tia vào vị trí bá chủ thế giới. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Môn:
Thông tin:
23 trang 2 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích xung đột Mỹ - Iraq năm 2003 | Tiểu luận Quan hệ quốc tế đại cương

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ quốc tế diễn ra khá phức tạp, quan hệ  giữa các nước trên trường quốc tế đã có những thay đổi rõ ràng: từ xu thế hai cực  sang xu thế đa cực, hình thành nên một “trật tự thế giới mới”. Tuy nhiên, các quốc  gia luôn không ngừng tăm tia vào vị trí bá chủ thế giới. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

7 4 lượt tải Tải xuống
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
-------------------------
TIỂU LUẬN
QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH XUNG ĐỘT MỸ IRAQ NĂM 2003-
Sinh viên: NGUYỄN KHÁNH LINH
Mã số sinh viên: 2156160069
Lớp: TRUYỀN THÔNG MARKETING A2 K41
Giảng viên hướng dẫn: Lưu Thúy HồngTS.
Hà N ội, tháng 1 năm 2022
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 1
3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 2
4. Kết cấu tiểu luận ........................................................................................... 2
NỘI DUNG ............................................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ XUNG ĐỘT TRONG QUAN HỆ
QUỐC TẾ .............................................................................................................. 3
1.1. Khái niệm xung đột quốc tế ...................................................................... 3
1.2. Phân loại xung đột quốc tế ........................................................................ 4
1.3. Nguyên nhân xung đột quốc tế ................................................................ 5
1.3.1. Nguyên nhân bên ngoài ...................................................................... 5
1.3.2. Nguyên nhân bên trong ...................................................................... 5
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH XUNG ĐỘT MỸ IRAQ NĂM 2003 - .................. 8
2.1. Bối cảnh lịch sử........................................................................................... 8
2.2. Thành phần tham gia xung đột ................................................................ 8
2.3. Cơ cấu xung đột ....................................................................................... 10
2.3.1. Nguyên nhân, đặc điểm và quy mô của cuộc xung đột ................ 10
2.3.2. Phương tiện và phương pháp sử dụng ........................................... 12
2.4. Quá trình diễn biến xung đột ................................................................. 13
2.5. Chiến lược các bên xung đột .................................................................. 15
2.6. Kết quả xung đột ..................................................................................... 16
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 20
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ quốc tế diễn ra khá phức tạp, quan
hệ giữa các nước trên trường quốc tế đã có những thay đổi rõ ràng: từ xu thế hai
cực sang xu thế đa cực, hình thành nên một “trật tự thế giới mới”. Tuy nhiên, các
quốc gia luôn không ngừng tăm tia vào vị trí bá chủ thế giới. Chính vì vậy, họ
gia tăng sức mạnh của quốc gia, củng cố vị thế trong quan hệ quốc tế và tìm mọi
cách để chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu. Một trong những cách thức được sử dụng
chính là tạo xung đột quốc tế. Bên cạnh những nỗ lực duy trì hòa bình, mở rộng
hợp tác để phát triển, nhân loại vẫn đang phải chứng kiến nhiều cuộc xung đột
quốc tế lớn, nhỏ trong khu vực và trên thế giới. Hiểu rõ về xung đột quốc tế cho
phép chúng ta nhận thức đúng đắn hơn quan hệ quốc tế để có thể ngăn chặn và
giải quyết kịp thời các tình huống, các nguy cơ xung đột và chủ động, tích cực
đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Nhằm nâng cao nhận thức về xung đột trong quan hệ
quốc tế để từ tìm ra các phương pháp giải quyết xung đột quốc tế, ổn định tình
hình quốc gia và khu vực, em xin được chọn đề tài “Phân tích xung đột Mỹ -
Iraq năm 2003” cho bài tiểu luận của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
Thông qua những hiểu biết về xung đột trong quan hệ quốc tế và việc phân tích
cuộc xung đột giữa Mỹ Iraq năm 2003, làm tầm ảnh hưởng nghiêm trọng
của xung đột quốc tế, từ đó khẳng định tính thiết yếu của việc tăng cường sự đoàn
kết, hợp tác phát triển giữa các quốc gia và duy trì nền hòa bình của nhân loại.
Nhiệm vụ:
Trình bày những khái niệm, nguyên nhân cơ bản của xung đột quốc tế và phân
tích cuộc xung đột lịch scủa Mỹ Iraq năm 2003, làm mối quan hệ, mục
đích bên trong của cuộc xung đột thực chất chỉ là một cuộc chiến vì dầu mỏ.
2
3. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận của em sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương
pháp lý luận, logic trong việc phân tích nguyên nhân, nội tình của cuộc xung đột;
phương pháp thu thập, phân tích tài liệu và giáo trình; phương pháp tổng hợp
thông tin; thống kê số liệu nghiên cứu,…
4. Kết cấu tiểu luận
Tiểu luận gồm 3 phần: Mở đầu, Nội dung và Kết luận. Phần mở đầu sẽ nêu rõ
lý do lựa chọn đề tài, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
và kết cấu của tiểu luận. Phần nội dung gồm 2 chương: Chương 1 tập trung làm
một số khái niệm, phân loại và các nguyên nhân cơ bản của xung đột quốc tế,
Chương 2 phân tích rõ bối cảnh lịch sử, thành phần, cơ cấu, quá trình diễn biến,
chiến lược và kết quả của cuộc xung đột Phần kết luận tổng kết khái quát lại . ,
toàn bộ đề tài và cuối cùng là danh mục các nguồn tài liệu tham khảo.
3
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
NHẬN THỨC CHUNG VỀ XUNG ĐỘT TRONG QUAN HỆ
QUỐC TẾ
1.1. Khái niệm xung đột quốc tế
Xung đột quốc tế là xung đột giữa các chủ thể trong quan hệ quốc tế, là sự va
chạm, hoặc sự khác biệt, mâu thuẫn về tư duy (nhận thức), quan điểm, giá trị,
vai trò, quyền lực, lợi ích nguồn nhân lực, trong đó các bên liên quan đều cố
gắng làm trung hòa, suy yếu và triệt tiêu đối thủ của mình.
Xung đột quốc tế là một trong những tính chất quan trọng của quan hệ quốc tế.
Đó là một trong hai quá trình bản của quan hệ quốc tế xung đột hợp tác. -
Xung đột và hợp tác có mối quan hệ biện chứng và tương hỗ lẫn nhau. Trong quá
trình hợp tác quốc tế có thể nảy sinh xung đột, và ngay trong khi xung đột vẫn có
thể có sự hợp tác nhất định. Nhà nghiên cứu Ted Robert Gurr cũng có quan điểm
rằng: “Xung đột quốc tế là sự tương tác có tính cưỡng bức, được thể hiện rõ giữa
các cộng đồng đối kháng với nhau”. Ông đồng thời đã chỉ ra 4 đặc trưng cơ bản
của xung đột quốc tế:
Thứ nhất, có hai hoặc nhiều bên tham gia.
Thứ hai, họ bị lôi cuốn vào các hoạt động đối kháng.
Thứ ba, họ có những hành động cưỡng bức nhằm làm tổn hại, gián đoạn, tiêu
diệt hoặc điều khiển theo cách khác đối thủ.
Thứ , sự tương tác (hay mối quan hệ đó) của họ được biểu lộ tương đối
ràng, do vậy những người ngoài dễ dàng nhận thấy sự xuất hiện của nó.
Nhìn nhận dưới góc độ này, xung đột quốc tế có biểu hiện rất đa dạng, như
bạo động chính trị, khởi nghĩa, cách mạng và chiến tranh giữa các dân tộc, hay
4
các hình thức như đe dọa, cấm vận và các hình thức đối đầu khác có thể dẫn đến
cuộc chiến tranh trực tiếp.
1.2. Phân loại xung đột quốc tế
Phân loại xung đột quốc tế là việc làm vô cùng cần thiết, giúp chúng ta hiểu
đúng đắn hơn và cho phép tìm ra các phương pháp giải quyết cho mỗi cuộc xung
đột cụ thể. Dựa trên các cách tiếp cận và tiêu chí khác nhau, có nhiều cách phân
loại xung đột quốc tế.
Trong giai đoạn nhân loại đang đứng giữa hai cuộc chiến tranh thế giới và
trong giai đoạn chiến tranh lạnh, khi sự đối đầu giữa hai cường quốc, hai hệ
thống thế giới đang là tiêu điểm trong quan hệ quốc tế, nhà nghiên cứu Daniel
S.Papp đã phân chia xung đột quốc tế thành hai nhóm dựa trên hai các tiếp cận:
Theo cách tiếp cận truyền thống, xung đột quốc tế được chia thành: khủng
hoảng quốc tế; xung đột cường độ thấp; khủng bố; nội chiến và cách
mạng; chiến tranh thế giới. Có thể hiểu rằng với cách tiếp cận phổ biến
theo nghĩa hẹp này, xung đột quốc tế luôn tồn tại ở phương thức vũ lực.
Theo cách tiếp cận Marxist, xung đột quốc tế được chia thành: chiến tranh
thế giới giữa các hệ thống xã hội (Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa tư bản);
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; nội chiến; chiến tranh giải
phóng dân tộc; chiến tranh giữa các nhà nước tư bản. Khi tiếp cận theo
nghĩa rộng như cách tiếp cận Marxist, xung đột quốc tế không chỉ diễn ra
dưới phương thức vũ lực mà còn có thể được thực hiện bằng nhiều
phương thức khác bao gồm quân sự, kinh tế, ngoại giao, văn hóa, truyền
thông.
Tuy nhiên, cách nhìn nhận trên của Daniel S.Papp không còn phù hợp với
thực tiễn do chiến tranh lạnh đã kết thúc và hệ thống thế giới ngày nay đã có sự
thay đổi. Và dựa vào những đặc điểm của tình hình thế giới hiện tại, Donald
M.Snow đã đưa ra cách phân loại phù hợp hơn cho xung đột quốc tế. Khi đó,
5
xung đột quốc tế được chia thành: nội chiến (bao gồm cả đảo chính, xung đột
mức đột hấp và nội chiến theo kiểu mới); xung đột khu vực; và khủng bố.
1.3. Nguyên nhân diễn ra xung đột quốc tế
1.3.1. Nguyên nhân bên ngoài
Xung đột quốc tế nổ ra do các nguyên nhân bên ngoài liên quan đến cấu trúc h
thống chính trị thế giới, bối cảnh quốc tế và khu vực cũng như những vấn đề nảy
sinh trong quá trình quan hệ giữa các quốc gia, các chủ thể quan hệ quốc tế.
Trước hết, nguyên nhân bên ngoài dẫn đến xung đột quốc tế xuất phát từ đặc
điểm cấu trúc hệ thống chính trị thế giới, bối cảnh quốc tế khu vực hiện nay.
Đa số các cuộc xung đột quốc tế đều liên quan tới sự thay đổi trật tự thế giới, sự
phân bố lực lượng và các trung tâm quyền lực trên thế giới. Năm 1991, sự tan rã
của Liên đã chấm dứt trật tthế giới hai cực nhân loại đã bước vào giai
đoạn hình thành trật tự thế giới mới. Khi Mỹ tham vọng muốn một mình chi phối
cả thế giới và hướng đến thiết lập trật tự thế giới một cực thì lại vấp phải sự phản
đối quyết liệt của các nước. Quá trình hình thành trật tự thế giới mới luôn đi kèm
với quá trình chia tách và tập hợp lực lượng. Tuy nhiên, quá trình này cũng luôn
đi kèm với những bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên và nhiều trường hợp kết thúc
bằng các cuộc xung đột trên thế giới.
Nguyên nhân của xung đột quốc tế cũng xuất phát từ sự mất cân bằng cấu trúc
trong hệ thống thế giới, do sự xuất hiện của các “quốc gia muốn thay đổi”. Ngi
ra, đối với các quốc gia vừa và nhỏ, sự biến đổi lớn trong tương quan lực lượng
quốc tế làm các quốc gia này mất đi vị thế của mình trong cấu trúc quan hệ quốc
tế cũng là ngòi nổ cho các cuộc xung đột quốc tế.
1.3.2. Nguyên nhân bên trong
Xung đột quốc tế còn do các nguyên nhân bên trong – những nguyên nhân xuất
hiện trong đời sống chính trị mỗi quốc gia, được nảy sinh trong quá trình hoạt
động giữa các quốc gia trong quan hệ quốc tế.
6
Nguyên nhân lãnh thổ được biểu hiện qua các tranh cãi về biên giới, lãnh thổ;
các cuộc xâm chiếm lãnh thổ. Là nguyên nhân phổ biến và khó giải quyết nhất bởi
lãnh thổ là yếu tố quan trọng nhất đối với mọi quốc gia, đó cũng là vấn đề thường
gắn liền với quá trình lịch sử lâu dài, phức tạp trong quan hệ giữa các nước, các
cộng đồng dân tộc.
Nguyên nhân chính trị biểu hiện qua các cuộc xung đột liên quan đến ở sự khác
biệt về hệ tư tưởng; qua sự hỗ trợ, can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào công việc
nội bộ của nước khác; phá hoại, xuyên tạc tình hình của các nước khác; ủng hộ,
giúp đỡ các nhóm đối lập; lật đổ chính quyn; xây dựng chính phủ bù nhìn…
Nguyên nhân tôn giáo thể hiện qua sự xung đột giữa các cộng đồng tôn giáo; sự
va chạm giữa các giá trị tôn giáo; theo dõi vì tín ngưỡng; phân biệt, ngược đãi tín
ngưỡng. Các cuộc xung đột tôn giáo cũng cực kỳ phức tạp và khó giả quyết do
liên quan đến các chuẩn mực giá trị, đạo đức của các cộng đồng dân tộc, có lịch
sử lâu dài thường liên quan đến nhiều quốc gia, nhiều khu vực khác nhau trên
thế giới.
Nguyên nhân kinh tế biểu hiện qua sự bao vây, cấm vận thương mại; phong tỏa
hàng hóa; thiết lập hàng rào thuế quan, bảo hộ hàng hóa; độc quyền sản xuất,
phương pháp bán hàng… Điển hình là sbao vây, cấm vấn của Mỹ đối với Cu Ba
và Bắc Triều Tiên.
Nguyên nhân tài nguyên và môi trường biểu hiện qua việc tranh chấp nguồn tài
nguyên thiên nhiên, nguồn lợi hải sản, khai thác dầu khí; gây ô nhiễm nguồn nước,
xây dựng cầu cống, đập thủy lợi, thủy điện; gây ô nhiễm không khí; áp dụng các
tiêu chuẩn môi trường khắt khe nhằm vào các hàng hóa nhập khẩu…
Bên cạnh đó, xung đột quốc tế còn xảy ra do có các điều kiện phát triển từ trong
lòng mỗi quốc gia. Nổi bật đó stồn tại những nhóm dân tộc, tôn giáo hoặc
ngôn ngữ có sự phân chia ranh giới hành chính rõ ràng trong lòng mỗi quốc gia;
sự chênh lệch phát triển giữa các địa phương kết hợp với sự tập trung cao độ
7
trung ương; sự thay đổi về chính trị, kinh tế lớn tại mỗi quốc gia dẫn đến sự ra đời
của các thế lực chính trị, kinh tế mới; sự yếu kém của bộ máy chính quyền, sự kém
phát triển của văn hóa hòa giải trong hội, của cấu dân chủ vai trò đảm
bảo sđiều phối và giải quyết các tình huống mâu thuẫn, xung đột. Các cuộc xung
đột này có nguyên nhân bên trong nhưng sớm hay muộn đều bị quốc tế hóa với sự
tham gia, can thiệp trực tiếp hay gián tiếp của các nhân tố quốc tế. Mỗi cuộc xung
đột quốc tế đều những nguyên nhân của mình. Khi càng nhiều nguyên nhân
xuất hiện cùng lúc thì tính chất phức tạp của xung đột càng tăng lên và việc giải
quyết xung đột cũng càng trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, việc chỉ ra những nguyên
nhân xung đột là điều kiện đầu tiên để đưa ra các giải pháp phù hợp đi tới giải
quyết các cuộc xung đột.
8
CHƯƠNG 2
- PHÂN TÍCH XUNG ĐỘT MỸ IRAQ NĂM 2003
2.1. Bối cnh lịch sử
Chế độ độc tài của Tổng thống Iraq Saddam Hussein lúc bấy giờ đã làm thiệt
mạng hàng trăm ngàn dân tại Iraq. Kể tkhi Iraq đem quân xâm chiếm Kuwait
năm 1990, chế độ độc tài của Saddam Hussein lại càng nhận được sự phản đối
mạnh mẽ của thế giới. Năm 1991, Chiến tranh vùng Vịnh cuộc xung đột giữa
Iraq liên minh 0 của hơn 3 quốc gia do Hoa Kỳ lãnh đạo đã được Liên Hợp
Quốc phê chuẩn, nổ ra và đã thành công trong việc đuổi quân đội Iraq ra khỏi lãnh
thổ Kuwait. Sau chiến tranh vùng Vịnh, Liên Hợp Quốc, Mỹ các nước đồng
minh đã thực hiện nhiều biện pháp làm suy yếu nền kinh tế Iraq với mục đích lật
đổ chế độ Hussein.
Ngày 5/2/2003, trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Ngoại trưởng Hoa Kỳ
Colin Powell cáo buộc chính quyền Iraq tàng trữ vũ khí hủy diệt hàng loạt, đồng
thời cho rằng Tổng thống Saddam đang chứa chấp và hỗ trợ nhóm khủng bố Al-
Quaeda. Ngày 17/3/2003, Tổng thống Mỹ George W.Bush đã phát biểu trên toàn
quốc yêu cầu Saddam và hai con trai của ông ta là Uday và Qusay hãy đầu hàng
rời khỏi Iraq trong vòng 48 giờ. 90 phút sau hạn chót của Mỹ đặt ra cho Saddam
Hussein, tức ngày 20/3/2003, cuộc xung đột nổ ra, mở đầu cho cuộc Chiến tranh
Iraq (Chiến dịch Đất nước Iraq Tự do) kéo dài năm. 9
2.2. Thành phần tham gia xung đt
Cuộc chiến sự được phát động và lãnh đạo bởi Tổng thống Mỹ George W.Bush
mặc dù không nhận được nghị quyết phê chuẩn của Liên Hợp Quốc vì thiếu chứng
cứ cáo buộc và bị thế giới phản đối, với sự tham gia của 98% quân lực là quân đội
Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Ngoài ra, lực lượng dự phòng tham gia còn có quân
đội của một số nước đồng minh là Ba Lan, Úc, Tây Ban Nha, Đan Mạch Ý .
9
Iraq là một trong những quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh nhất vùng Vịnh sẽ
phải đối mặt với Mỹ, quốc gia có nền quân sự hiện đại nhất thế giới. Tuy nhiên,
sức mạnh quân sự của Iraq đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau hơn 10 năm bị
cấm vận, kể từ Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Theo một nghiên cứu của
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) năm 2002: “Iraq không có
khả năng hiện đại hóa quân sự nên các lực lượng vũ trang ca họ đã bị lạc hậu.
Nhiều đơn vị không thể sẵn sàng chiến đấu và sẽ khó đứng vững trên chiến
trường khi phải đối mặt với Mỹ”. Lực lượng vũ trang của Iraq được chia thành
hai nhóm: quân đội chính quy và lực lượng Vệ binh Cộng hoà. Baghdad có
khoảng 375.000 binh sĩ chính quy, phần lớn được trang bị yếu kém. Thực trạng
của lực lượng không quân Iraq cũng không khá hơn khi các phi công được huấn
luyện sơ sài. Lực lượng chỉ có xấp xỉ 17.000 binh sĩ. Nhiều không quân Iraq
chuyên gia quân sự phương Tây tin rằng, tinh thần chiến đấu của lực lượng Iraq
rất thấp.
Trong khi đó, Mỹ đối thủ chính của Iraq trên chiến trường, lại là quốc gia có -
lực lượng quân sự tối tân nhất thế giới. Tổng thống George W. Bush vào tháng
10/2002 ký khoản chi 355 tỷ USD cho quốc phòng và Lầu Năm Góc (Trụ sở Bộ
Quốc phòng Hoa Kỳ) được nhận 40 tỷ USD trong số này trong giai đoạn chuẩn bị
cho cuộc chiến với Iraq. khoảng 100.000 quân lính Hải quân Mỹ, Thủy quân
lục chiến Mỹ, 26.000 quân lính và Không quân, Hải quân Anh, nhiều binh lính và
quân lực nhỏ hơn của các quốc gia khác, được gọi chung "Liên minh Quyết
tâm". Nếu tính cả nhân viên hải quân, hậu cần, tình báo và không quân, tổng số
tới 214.000 lính Mỹ, 45.000 lính Anh, 2.000 lính Úc và 2.400 Ba Lan.
Với bản chất chính trị cường quyền lúc bấy giờ của mình và tham vọng hướng
tới xây dựng hệ thống trật tthế giới đơn cực chỉ có bản thân mình thống trị, Hoa
Kỳ không chấp nhận một quốc gia, tổ chức hay một thế lực nào chống lại họ.
Nhưng lúc đương nhiệm Tổng thống Saddam Hussein lại không phụ thuộc và núp
10
bóng sau lưng Mỹ, không bị chi phối bởi đường lối ngoại giao “ép buộc” của Mỹ
dám chống lại Mỹ. Sau sự kiện khủng bố nước Mỹ sự tham gia của nhóm
Hồi giáo Al Quaeda vào ngày 11/9/2001, bản thân Saddam Hussein cũng đã từng -
bày tỏ sự hả hê trên báo chí khi chứng kiến nước Mỹ bị tàn phá. Bởi vậy, cái gọi
là “Hussein” đã làm cho chính quyền Mỹ nhức mắt, đau đầu và lên kế hoạch tiêu
diệt Saddam Hussein, Iraq dần lọt vào tầm ngắm của Mtrong giấc tham vọng
bá chủ thế giới. Dù vấp phải sự phản đối kịch liệt ca Liên Hợp Quốc và thế giới,
nhưng với tiềm lực mạnh mẽ lúc bấy giờ và lôi kéo được cả những con cờ” của
mình các quốc gia đồng minh, Mỹ vẫn bất chấp nổ súng cho cuộc xung đột.
Những cuộc đảo chính loại trừ ảnh hưởng của Anh tại Iraq những năm 1936
đến 1941 cũng để lại một “mối thù” của Anh với Iraq, hơn nữa với vai trò là phe
đồng minh với Mỹ, Anh lại càng có thêm điều kiện để cùng Mỹ châm ngòi nổ cho
cuộc xung đột.
2.3. Cơ cấu xung đột
2.3.1. Nguyên nhân, đặc điểm của cuộc xung độtvà quy mô
a) Nguyên nhân bên ngoài
Trên thực tế, Hoa Kỳ đã từng những xung đột mâu thuẫn với Iraq bởi
những hành động dưới chế độ cai trị của Tổng thống Saddam Hussein và “không
vừa mắt” với thái độ không phục tùng và có phần chống lại mình của Iraq. Một ví
dụ điển hình nhất cho mối quan hệ gay gắt giữa hai quốc gia này sự việc chính là
Tổng thống Mỹ 34 nước đồng minh đã tiến hành George W.Bush (Bush cha)
cuộc Chiến tranh vùng Vịnh lần 1 vào năm 1991 đánh Iraq tơi tả khiến tình
hình của Iraq rơi vào kiệt quệ sau khi Iraq xâm lược Kuwait vào năm 1990, chế
độ Hussein bị suy yếu. Hoa Kỳ Vương quốc Anh cũng đã từng phát động một
chiến dịch ném bom lãnh thổ Iraq có tên "Chiến dịch Cáo sa mạc" nằm trong
Đạo luật Giải phóng Iraq của Hoa Kỳ, với mục tiêu là cản trở khả năng sản xuất
11
khí hóa học, khí sinh học khí hạt nhân của chính phủ Saddam
Hussein.
Sau khi George W.Bush (Bush con) giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng
thống năm 2000, chính phủ Mỹ đã quyết tâm thực hiện một chính sách cứng rắn
hơn đối với Iraq. Theo thông tin từ Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) của Hoa
Kỳ báo với tổng thống Mỹ, chính quyền Saddam Hussein sở hữu khí giết người
hàng loạt (gồm vũ khí hạt nhân, hóa học và sinh học). Ngày 5/2/2003 tại cuộc họp
của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Ngoại tởng Mỹ Colin Powell cũng đã bất ngờ
giơ lên một chiếc lọ nhỏ tý bằng thủy tinh chứa một ít bột màu trắng và cho đây
là một chất gây ra bệnh than được tìm thấy tại Iraq và là bằng chứng Iraq tàng trữ
vũ khí hủy diệt. Thêm vào đó, chính quyền Washington cũng lên tiếng cho rằng
chính quyền Saddam Hussein có liên quan mật thiết và đang bao che cho tổ chức
khủng bố Hồi giáo Al-Quaeda do Osama bin Laden cầm đầu tchức là thủ phạm
của cuộc tấn công kinh hoàng khủng bố nước Mỹ ngày 11/9/2001. Tuy nhiên, thực
chất những nguyên nhân trên hoàn toàn là sự ba đặt của CIA và Mỹ. Tất cả chỉ là
“cái cớ” do Mỹ tạo nên để gây chiến vì thực tế Mỹ và cả Liên Hợp Quốc đã không
thể tìm thấy bằng chứng về việc Iraq chế tạo và chứa vũ khí hủy diệt lúc bấy giờ,
Ủy ban thanh sát vũ khí của Liên hợp quốc hợp tác với chính phủ Iraq đã tiến hành
thanh sát tất cả các địa điểm trong lãnh thổ Iraq hơn 10 năm. Chính phủ Iraq cũng
tuyên bố khẳng định hoàn toàn không có vũ khí hủy diệt, sẵn sàng chấp nhận tất
cả các điều kiện của Mỹ. Mặc vậy, Mỹ vẫn không “đoái hoài” một mực
khẳng định với những cáo buộc của mình, cuối cùng thì xung đột cũng xảy ra.
b) Nguyên nhân bên trong
Những nguyên nhân bịa đặt sai sự thật Mỹ đưa ra tất cả chỉ là bên trên
để tạo một cái cớ xâm lược Iraq và thực hiện tham vọng khai thác nguồn dầu mỏ
từ quốc gia này. Iraq là một quốc gia thuộc khu vực Trung Đông với trữ lượng dầu
mỏ khoảng 112 tỷ thùng, đứng thứ 2 thế giới vào những năm 2000, sau Ả Rập Xê
12
Út (theo Cơ quan Thông tin năng lượng Hoa Kỳ). Hơn nữa có đến 90% diện tích
trên lãnh thổ Iraq vẫn chưa được thăm dò. Điều đó đã biến Iraq trở thành quốc gia
tiềm năng dầu mỏ lớn nhất thế giới. “Núi vàng khổng lồ” này của Iraq đã nhanh
chóng đến tai của ông lớn George W.Bush. Lúc ấy, Bush hiểu rõ giá trị to lớn của
dầu mỏ, không chỉ tiền, dầu mỏ còn một phần của chiến lược chung nhằm
duy trì và thực hiện quyền lực bá chủ toàn cầu của Mỹ. Mỹ tham vọng vị trí “đại
ca” thế giới, nắm toàn quyền chi phối kinh tế chính trị đối với đồng minh
các quốc gia khác. Và tham vọng này không thể thực hiện bằng biện pháp vũ lực,
mà thay vào đó là phải chiếm giữ một thứ quan trọng mà các quốc gia khác khao
khát, chính là dầu mỏ. Chính vì vậy, Mỹ đã hướng tới vùng Trung Đông nơi cư
trú của những quốc gia có nhiều dầu mỏ nhất thế giới, và Iraq trở thành mục tiêu
hàng đầu của Mỹ với mục đích chiếm được quyền khai thác dầu mỏ. Đó cũng
chính là nguyên nhân sâu xa của cuộc xung đột.
Chiến tranh Iraq 2003 thực chất là một cuộc chiến vì dầu mỏ, trong đó Mỹ
cả Anh muốn dựng lên một chính phủ thân họ và sẵn sàng cho các công ty Mỹ và
Anh vào khai thác nguồn tài nguyên dầu khí phong phú của quốc gia Trung Đông
này. Cuộc xung đột diễn ra tại trên khắp Iraq, mở đầu là cuộc công kícho Dinh
Tổng thống tại thủ đô Baghdad, tiếp đó là các cơ sở chính phủ, quân đội, các thành
phố lớn cả miền Bắc, Trung, Namba của Iraq đều trở thành khu vực chiếm
đóng quân sự của Mỹ và Anh.
2.3.2. Phương tiện và phương pháp sử dụng
Mỹ và Anh đã sử dụng những vũ khí hiện đại, kế hoạch tác chiến chuẩn bị kỹ
càng và tập hợp tất cả các lực lượng quân sự đa quốc gia trên toàn b các trận đa.
Liên quân có hiệu suất chiến đấu cao tỷ lệ thương vong thấp. Hơn 40 tên lửa
hành trình Tomahawk được tàu chiến Mỹ tại Biển Đỏ Vịnh Ba phóng đi.
Các chiến đấu cơ tàng hình F117, mỗi chiếc mang theo 2 quả bom, mỗi quả nặng
900kg, đã tham gia cuộc không kích. Trên 300 ngàn quân, hàng trăm xe tăng
13
máy bay được đưa đến Kuwait ở biên giới phía Nam và Thổ Nhĩ Kỳ ở miền Bắc
Iraq. Nhiều tàu chiến, tàu sân bay được triển khai tại Ấn Độ Dương và Địa Trung
Hải cùng hàng loạt súng, đạn dược, tên lửa, pháo, bom,… Tất cả những thiết bị và
vũ khí quân sự tối tân nhất lúc bấy giờ đều được sử dụng khiến không khí chiến
tranh sôi sục.
Ngược lại, các phương tiện và vũ khí của quân đội Iraq lại cực kỳ thiếu thốn và
lạc hậu. Quân đội chính quy Iraq có khoảng 2.600 xe tăng đều thuộc thế hệ T-55,
T-59 T-69 cổ lỗ của Liên Xô. Nhiều chiếc đã không thể di chuyển được đành
phải trưng dụng làm các khẩu pháo. Các xe bọc thép dùng để chở quân của Iraq
cũng trong tình trạng tương tự, nhiều chiếc đã không còn khả năng di chuyển. Con
số máy bay khả năng chiến đấu của Baghdad chỉ khoảng 100 300 chiếc các -
loại. Phương tiện phòng không chỉ có 850 bệ phóng tên lửa đất đối không 3.000
ụ súng chống máy bay.
2.4. Quá trình diễn biến xung đột
Chiến dịch chống Iraq bắt đầu vào bình minh ngày 20/3/2003, khoảng 90 phút
sau khi thời hạn chót mà Washington đặt ra với Saddam Hussein phải rời Iraq
hoặc đối mặt với chiến tranh. Cuộc chiến mở màn với những tiếng nổ đầu tiên
xuất hiện làm rung chuyển thủ đô Baghdad của Iraq. Khói bụi bao phủ các tòa
nhà chính phủ Iraq. 40 tên lửa hành trình Tomahawk và bom laser dẫn hướng
được bắn đi từ Hồng Hải và vịnh Ba Tư. 45 phút sau, Tổng thống Mỹ George W.
Bush đã có bài phát biểu truyền hình trực tiếp từ Nhà Trắng tuyên bố giai đoạn
đầu của chiến dịch giải giáp Iraq bắt đầu: "Vào đúng lúc này, binh sĩ Mỹ và liên
quân đang trong giai đoạn đầu chiến dịch quân sự giải giáp Iraq, giải phóng
người dân nước này cũng như bảo vệ thế giới khỏi mối đe dọa vô cùng nguy
hiểm".
Đáp trả các cuộc tấn công, đài phát thanh Cộng hòa Iraq tại Baghdad tuyên bố:
"Những con quỷ, kẻ thù của Chúa trời, đã phạm tội ác ngu ngốc là tấn công
14
chống đất nước và nhân dân Iraq". 12 giờ 30 phút cùng ngày, Tổng thống
Saddam Hussein phát biểu trên truyền hình. Ông lên án hành động của Mỹ là tội
ác đáng hổ thẹn, đồng thời kêu gọi người dân Iraq không run sợ và cầm vũ khí
chống kẻ thù.
Ngày hôm sau, các lực lượng liên minh đã tiến hành một cuộc tấn công vào
tỉnh Basra từ điểm tập trung của họ gần biên giới Iraq Trong khi các lực -Kuwait.
lượng đặc biệt tiến hành một cuộc tấn công đổ bộ từ Vịnh Ba Tư để bảo đảm
Basra và các mỏ dầu xung quanh, quân đội xâm lược chính đã di chuyển vào
miền Nam Iraq, chiếm đóng khu vực và tham gia trận Nasiriyah vào ngày
23/ 3. Các cuộc không kích lớn trên khắp đất nước và chống lại chỉ huy và kiểm
soát của Iraq đã ném quân phòng thủ vào tình trạng hỗn loạn và ngăn chặn một
cuộc kháng chiến hiệu quả.
Ngày 26/3, Lữ đoàn Dù trên không 173 đã được đưa đến gần thành phố
Kirkuk, nơi họ hợp lực với phiến quân người Kurd và chiến đấu chống lại quân
đội Iraq để bảo vệ phần phía bắc của đất nước.
Cơ quan chính của các lực lượng liên minh tiếp tục tiến vào trung tâm của Iraq
và gặp rất ít kháng cự. Hầu hết quân đội Iraq đã nhanh chóng bị đánh bại và liên
minh đã kiểm soát thành phố Baghdad vào ngày 9/4. Bức tượng của Tổng thống
Saddam Hussein ở thủ đô Baghdad bị giật đổ.
Ngày 10/4, thành phố Kirkuk bị bắt giữ và chiếm đóng.
Tikrit quê hương của Saddam, thành trì lớn cuối cùng của chế độ cũng bị tấn
công và thất thủ vào ngày 15/4.
Chỉ trong vòng 20 ngày, liên quân đã lật đổ chính quyền Saddam Hussein và
kiểm soát các thành phố lớn của Iraq mà không thiệt hại nhiều về người. Vào
ngày 1/5/2003, Tổng thống George W. Bush tuyên bố chấm dứt các hoạt động
chiến đấu lớn. Cuộc xung đột kết thúc, chấm dứt thời kỳ xâm lược và bắt đầu
thời kỳ chiếm đóng quân sự.
15
2.5. Chiến lược các bên xung đột
Chiến lược của Mỹ
Trước cuộc chiến, Mỹ đã mở một chiến dịch tuyên truyền rầm rộ ở trong và cả
ngoài nước về “sự cần thiết phải lật đổ Saddam Hussein” như là “mối đe doạ hàng
đầu” đối với lợi ích an ninh nước Mỹ, do Iraq chế tạo, tàng trữ khí giết người
hàng loạt, tiếp tay, huấn luyện cung cấp đất thánh cho tổ chức khủng bố Al-
Qaeda... Qua đó, nhằm tạo dựng sự đồng thuận trong công chúng Mỹvận động
quốc tế ủng hộ Mỹ.
Quân đội Mỹ thuê nhiều tàu vận tải loại lớn để chuyên chở binh lực được nhanh
và nhiều. Đặc biệt, để chuẩn bị tiến công Iraq, lần đầu tiên Mỹ triển khai máy bay
tàng hình B-2 ngoà - Garcia. i lãnh thổ nước Mỹ đến căn cứ trên đảo Diego Mỹ
cũng tập trung nuôi dưỡng khai thác các tổ chức chống lại chính quyền
Baghdad, trong đó nổi lên là tổ chức vũ trang người Kurd li khai. Điều này đã tạo
những lợi thế nhất định cho Mỹ khi Iraq bị hở sườn ở phía Bắc.
Mở đầu cuộc chiến, Mỹ sử dụng đòn tiến công đường không. Đây đòn tiến
công chính xác, mang tính “giải phẫu” để thực hiện chiến thuật “tìm diệt lãnh đạo”.
Đòn không kích mở màn này được tiếnnh sớm hơn dự kiến do nhờ tin tình báo
Mỹ biết chính xác nơi ông Saddam Hussein và 14 nhà lãnh đạo khác đang trú
ẩn. Mỹ đã tung lực lượng bộ binh vào tham chiến ngay sau ngày không kích đầu
tiên để buộc Iraq bộc lộ lực lượng, rồi dùng các đòn tiến công đường không để
tiêu diệt nhằm giảm mối đe doạ của Iraq đối với lực lượng mặt đất.
Để đối phó với lối đánh du kích và hạn chế tác chiến đô thị, quân Mỹ áp dụng
chiến thuật bao vây, chia cắt các thành phố, không cố đánh chiếm ngay các khu
vực lớn mà chỉ sử dụng các trục đường chính, thực hiện đánh lướt các vùng phụ
cận để tiến công thẳng vào trung tâm. Ngay từ trước khi gây chiến, Mỹ đã liên tục
huy động các phương tiện tiến hành chiến tranh tâm trên mọi lĩnh vực. Đặc biệt,
rải gần 44 triệu tờ truyền đơn nội dung tuyên truyền, kích động, đe doạ, bôi nhọ
16
chế độ Hussein, kêu gọi người dân nổi dậy chống chế độ. Hoạt động tuyên truyền,
đưa tin cũng được Mỹ hết sức chú trọng trong quá trình thực hành tác chiến. Với
sự chuẩn bị kĩ càng, sự tham gia của hàng trăm nghìn quân và với các loại vũ khí
hiện đại, quân Mỹ nhanh chóng làm chủ chiến trường.
Chiến lược của Iraq
Iraq một nước nhỏ đã bị kiệt quệ về mọi mặt do thất bại trong chiến tranh
năm 1991 hơn 10 năm cấm vận. Tuy khoảng 424.000 quân thường trực,
600.000 quân dự bị động viên, nhưng các lực lượng Iraq hầu hết không được trang
bị và huấn luyện chu đáo.
Lực lượng nòng cốt là Vệ binh cộng hoà được trang bị tương đối đầy đủ, nhưng
lại được huấn luyện để thanh sát nội bộ bảo vệ Hussein là chính chkhông phải
để chiến đấu bảo vTổ quốc. Chưa kể, tới 50% số quân của Iraq người Shiite
- Iraq bộ tộc không mấy trung thành với Baghdad. rất lơ và dường như không
công tác chuẩn bị cho chiến tranh. Các công trình phòng ngự được xây dựng
hết sức sơ sài. Quân đội Iraq thiếu tính chủ động chiến lược, luôn bị động để cho
đối phương tiến công. Các hệ thống cầu cống, đường giao thông... không hề bị phá
huỷ để ngăn chặn bước tiến công của đối phương. Mặc dù đã trang bị vũ khí cho
7 triệu người nhưng Iraq không tổ chức được chiến tranh nhân n, chưa hình
thành được cục diện cả nước đánh địch.
2.6. Kết quả xung đột
Cuộc xung đột kết thúc với chiến thắng hoàn toàn thuộc về liên quân Mỹ - Anh.
Iraq thất bại, chế độ Saddam Hussein bị lật đổ. Sau cuộc truy tìm gắt gao, ngày
13/12/2003, lính Mỹ tìm thấy Saddam Hussein trốn trong một chiếc hố nhỏ,
ngoại ô thành phố quê hương Tikrit. Khi bị bắt, Saddam Hussein không kháng cự.
Tháng 10/2005, Saddam Hussein bắt đầu bị xét xử với các cáo buộc chống lại
người dân. Và ngày 30/12/2006, ông bị chính quyền mới của Iraq hành quyết bằng
cách treo cổ.
17
Cuộc xung đột đã đlại những hậu quả hết sức nặng nề không chỉ cho Iraq, cho
khu vực Trung Đông mà còn cho chính nước Mỹ và cả thế giới.
Tổn thất của Iraq
Tính đến ngày 16-6-2004, khoảng 11.317 công dân Iraq bị thiệt mạng, khoảng
40.000 người Iraq bị thương do hậu quả của cuộc chiến tranh và chiếm đóng của
Mỹ. Dù thất bại nhưng sự sụp đổ của chính quyền Saddam Hussein đã kéo theo
tình trạng bất ổn kéo dài ở Iraq khi các cuộc bạo loạn liên tục diễn ra. Các nhóm
từng bị chính quyền Saddam trấn áp nay trỗi dậy, lực lượng của chế độ cũ phản
công lại, xung đột giáo phái và sắc tộc gia tăng. Các chiến binh chiến đấu quyết
liệt chống lại lực lượng chiếm đóng, và các tổ chức khủng bố nhanh chóng nhập
cuộc, biến Iraq thành một “thiên đường” khủng bố làm hàng triệu người bị chết.
Chính vì vậy, an ninh của đất nước này cũng bị ảnh hưởng khi tình trạng tội phạm,
giết người, hãm hiếp và bắt cóc tăng mạnh.
Tỷ lthất nghiệp tại Iraq tăng gấp hai lần, tình trạng bạo lực chiếm đóng khiến
Iraq gặp khó khăn trong việc tận dụng các tài sản dầu mỏ. Cho đến nay, bọn khủng
bố đã tiến hành khoảng 130 vụ tiến công vào các cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Iraq,
sản xuất dầu mỏ do đó cũng giảm mạnh.
Tổn thất của Mỹ
836 binh Mỹ bị giết tngày 19/3/2003 đến ngày 16/6/2004, hơn 5.134
lính Mỹ bị thương tổn thất khoảng 151,1 tỷ USD cho chiến tranh. Hơn nữa,
khoảng 30 nhân viên truyền thông, 21 nhà báo nhiều phóng viên quốc tế đã chết
ở Iraq. Cuộc chiến tại Iraq cũng đã để lại nhiều ảnh hưởng tới tình hình an ninh,
kinh tế và xã hội của quốc gia này.
Tổn thất của thế giới
Quyết định đơn phương tiến hành cuộc chiến tranh Iraq của Mỹ đã vi phạm
Hiến chương Liên Hợp Quốc, tạo tiền lệ nguy hiểm cho nhiều nước khác có thể
nhân hội này phản ứng quân sự trước các mối đe dọa, trong tương lai thể
18
nhiều nước khác cũng phớt lờ luật pháp quốc tế để đối xử tàn bạo với dân chúng
tù nhân, đồng thời kích động các tổ chức khủng bố, đặt nhân dân Iraq cũng như
thế giới trước nguy cơ của các cuộc tiến công. Trước sự phản đối trong Hội đồng
Bảo an, chính quyền Mỹ âm mưu xây dựng một lực lượng đa quốc gia để tiến hành
chiến tranh bằng cách thúc ép chính phủ các nước khác tham gia cái gọi "liên
minh tự nguyện". Hành động này không chỉ đánh lừa Liên Hợp Quốc mà còn phá
hoại nền dân chủ ở nhiều nước liên minh.
Hơn nữa, các loại vũ khí chứa uranium làm tan máu mà quân đội Mỹ sử dụng
trong cuộc xung đột đã làm ô nhiễm nguồn nước và đất đai của Iraq và ảnh hưởng
đến nhiều nước khác.
Nét nổi bật của cuộc xung đột Mỹ - Iraq năm 2003 việc Mỹ đã rất thành công
trong việc tạo cớ đưa quân vào Iraq. Tuy vậy, xét về mục đích ban đầu của cuộc
xung đột, Mỹ đã hoàn toàn thất bại không thể tìm thấy khí hủy diệt hàng
loạt. Đến năm 2008, khi sắp sửa kết thúc nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông Bush
đã thú nhận trên kênh truyền hình ABC rằng quyết định tiến hành chiến tranh
chống lại Saddam Hussein đã dựa trên tin tức tình báo sai và đây là điều hối tiếc
lớn nhất trong đời làm tổng thống ca ông. Dẫu vậy, nhưng ông vẫn cho rằng việc
lật đổ Saddam là cần thiết bởi Saddam một nhà độc tài tàn bạo, kẻ đã gây nên
cái chết của hàng trăm ngàn người vô tội. Chính vậy, Bush vẫn kiên quyết để
quân Mỹ ở lại Iraq cho tới tận năm 2011 mới rút hết quân khỏi quốc gia này.
Để đánh Iraq, Mỹ lấy cớ vũ khí hủy diệt hàng loạt. Khi đánh xong rồi và không
tìm thấy vũ khí hủy diệt hàng loạt, cũng không có ai phải chịu trách nhiệm hay bị
“xử lý” những thông tin sai và những hành động võ đoán cả. Chỉ có một thực
tế: Chủ quyền một quốc gia bị xâm phạm một cách dễ dàng, Tổng thng nước này
bị lật đổ xử tử, còn người dân Iraq tphải hứng chịu bao khổ đau do chiến
tranh gây ra.
| 1/23

Preview text:


HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ ------------------------- TIỂU LUẬN
QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH XUNG ĐỘT MỸ - IRAQ NĂM 2003
Sinh viên: NGUYỄN KHÁNH LINH
Mã số sinh viên: 2156160069
Lớp: TRUYỀN THÔNG MARKETING A2 K41
Giảng viên hướng dẫn: TS. Lưu Thúy Hồng
Hà Nội, tháng 1 năm 2022 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 1
3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 2
4. Kết cấu tiểu luận ........................................................................................... 2
NỘI DUNG ............................................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ XUNG ĐỘT TRONG QUAN HỆ
QUỐC TẾ .............................................................................................................. 3
1.1. Khái niệm xung đột quốc tế ...................................................................... 3
1.2. Phân loại xung đột quốc tế ........................................................................ 4
1.3. Nguyên nhân xung đột quốc tế ................................................................ 5
1.3.1. Nguyên nhân bên ngoài ...................................................................... 5
1.3.2. Nguyên nhân bên trong ...................................................................... 5
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH XUNG ĐỘT MỸ - IRAQ NĂM 2003 .................. 8
2.1. Bối cảnh lịch sử........................................................................................... 8
2.2. Thành phần tham gia xung đột ................................................................ 8
2.3. Cơ cấu xung đột ....................................................................................... 10
2.3.1. Nguyên nhân, đặc điểm và quy mô của cuộc xung đột ............... . 10
2.3.2. Phương tiện và phương pháp sử dụng ........................................... 12
2.4. Quá trình diễn biến xung đột ................................................................. 13
2.5. Chiến lược các bên xung đột .................................................................. 15
2.6. Kết quả xung đột ..................................................................................... 16
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 20 1 MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ quốc tế diễn ra khá phức tạp, quan
hệ giữa các nước trên trường quốc tế đã có những thay đổi rõ ràng: từ xu thế hai
cực sang xu thế đa cực, hình thành nên một “trật tự thế giới mới”. Tuy nhiên, các
quốc gia luôn không ngừng tăm tia vào vị trí bá chủ thế giới. Chính vì vậy, họ
gia tăng sức mạnh của quốc gia, củng cố vị thế trong quan hệ quốc tế và tìm mọi
cách để chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu. Một trong những cách thức được sử dụng
chính là tạo xung đột quốc tế. Bên cạnh những nỗ lực duy trì hòa bình, mở rộng
hợp tác để phát triển, nhân loại vẫn đang phải chứng kiến nhiều cuộc xung đột
quốc tế lớn, nhỏ trong khu vực và trên thế giới. Hiểu rõ về xung đột quốc tế cho
phép chúng ta nhận thức đúng đắn hơn quan hệ quốc tế để có thể ngăn chặn và
giải quyết kịp thời các tình huống, các nguy cơ xung đột và chủ động, tích cực
đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Nhằm nâng cao nhận thức về xung đột trong quan hệ
quốc tế để từ tìm ra các phương pháp giải quyết xung đột quốc tế, ổn định tình
hình quốc gia và khu vực, em xin được chọn đề tài “Phân tích xung đột Mỹ -
Iraq năm 2003” cho bài tiểu luận của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứuMục đích:
Thông qua những hiểu biết về xung đột trong quan hệ quốc tế và việc phân tích
cuộc xung đột giữa Mỹ và Iraq năm 2003, làm rõ tầm ảnh hưởng nghiêm trọng
của xung đột quốc tế, từ đó khẳng định tính thiết yếu của việc tăng cường sự đoàn
kết, hợp tác phát triển giữa các quốc gia và duy trì nền hòa bình của nhân loại.  Nhiệm vụ:
Trình bày những khái niệm, nguyên nhân cơ bản của xung đột quốc tế và phân
tích cuộc xung đột lịch sử của Mỹ và Iraq năm 2003, làm rõ mối quan hệ, mục
đích bên trong của cuộc xung đột thực chất chỉ là một cuộc chiến vì dầu mỏ. 2
3. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận của em sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương
pháp lý luận, logic trong việc phân tích nguyên nhân, nội tình của cuộc xung đột;
phương pháp thu thập, phân tích tài liệu và giáo trình; phương pháp tổng hợp
thông tin; thống kê số liệu nghiên cứu,…
4. Kết cấu tiểu luận
Tiểu luận gồm 3 phần: Mở đầu, Nội dung và Kết luận. Phần mở đầu sẽ nêu rõ
lý do lựa chọn đề tài, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
và kết cấu của tiểu luận. Phần nội dung gồm 2 chương: Chương 1 tập trung làm
rõ một số khái niệm, phân loại và các nguyên nhân cơ bản của xung đột quốc tế,
Chương 2 phân tích rõ bối cảnh lịch sử, thành phần, cơ cấu, quá trình diễn biến,
chiến lược và kết quả của cuộc xung đột. P
hần kết luận tổng kết, khái quát lại
toàn bộ đề tài và cuối cùng là danh mục các nguồn tài liệu tham khảo. 3 NỘI DUNG CHƯƠNG 1
NHẬN THỨC CHUNG VỀ XUNG ĐỘT TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ
1.1. Khái niệm xung đột quốc tế
Xung đột quốc tế là xung đột giữa các chủ thể trong quan hệ quốc tế, là sự va
chạm, hoặc là sự khác biệt, mâu thuẫn về tư duy (nhận thức), quan điểm, giá trị,
vai trò, quyền lực, lợi ích và nguồn nhân lực, trong đó các bên liên quan đều cố
gắng làm trung hòa, suy yếu và triệt tiêu đối thủ của mình.
Xung đột quốc tế là một trong những tính chất quan trọng của quan hệ quốc tế.
Đó là một trong hai quá trình cơ bản của quan hệ quốc tế - xung đột và hợp tác.
Xung đột và hợp tác có mối quan hệ biện chứng và tương hỗ lẫn nhau. Trong quá
trình hợp tác quốc tế có thể nảy sinh xung đột, và ngay trong khi xung đột vẫn có
thể có sự hợp tác nhất định. Nhà nghiên cứu Ted Robert Gurr cũng có quan điểm
rằng: “Xung đột quốc tế là sự tương tác có tính cưỡng bức, được thể hiện rõ giữa
các cộng đồng đối kháng với nhau”. Ông đồng thời đã chỉ ra 4 đặc trưng cơ bản
của xung đột quốc tế:
Thứ nhất, có hai hoặc nhiều bên tham gia.
Thứ hai, họ bị lôi cuốn vào các hoạt động đối kháng.
Thứ ba, họ có những hành động cưỡng bức nhằm làm tổn hại, gián đoạn, tiêu
diệt hoặc điều khiển theo cách khác đối thủ.
Thứ tư, sự tương tác (hay mối quan hệ đó) của họ được biểu lộ tương đối rõ
ràng, do vậy những người ngoài dễ dàng nhận thấy sự xuất hiện của nó.
Nhìn nhận dưới góc độ này, xung đột quốc tế có biểu hiện rất đa dạng, như
bạo động chính trị, khởi nghĩa, cách mạng và chiến tranh giữa các dân tộc, hay 4
các hình thức như đe dọa, cấm vận và các hình thức đối đầu khác có thể dẫn đến
cuộc chiến tranh trực tiếp.
1.2. Phân loại xung đột quốc tế
Phân loại xung đột quốc tế là việc làm vô cùng cần thiết, giúp chúng ta hiểu
đúng đắn hơn và cho phép tìm ra các phương pháp giải quyết cho mỗi cuộc xung
đột cụ thể. Dựa trên các cách tiếp cận và tiêu chí khác nhau, có nhiều cách phân
loại xung đột quốc tế.
Trong giai đoạn nhân loại đang đứng giữa hai cuộc chiến tranh thế giới và
trong giai đoạn chiến tranh lạnh, khi sự đối đầu giữa hai cường quốc, hai hệ
thống thế giới đang là tiêu điểm trong quan hệ quốc tế, nhà nghiên cứu Daniel
S.Papp đã phân chia xung đột quốc tế thành hai nhóm dựa trên hai các tiếp cận:
Theo cách tiếp cận truyền thống, xung đột quốc tế được chia thành: khủng
hoảng quốc tế; xung đột cường độ thấp; khủng bố; nội chiến và cách
mạng; chiến tranh thế giới. Có thể hiểu rằng với cách tiếp cận phổ biến
theo nghĩa hẹp này, xung đột quốc tế luôn tồn tại ở phương thức vũ lực.
Theo cách tiếp cận Marxist, xung đột quốc tế được chia thành: chiến tranh
thế giới giữa các hệ thống xã hội (Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa tư bản);
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; nội chiến; chiến tranh giải
phóng dân tộc; chiến tranh giữa các nhà nước tư bản. Khi tiếp cận theo
nghĩa rộng như cách tiếp cận Marxist, xung đột quốc tế không chỉ diễn ra
dưới phương thức vũ lực mà còn có thể được thực hiện bằng nhiều
phương thức khác bao gồm quân sự, kinh tế, ngoại giao, văn hóa, truyền thông.
Tuy nhiên, cách nhìn nhận trên của Daniel S.Papp không còn phù hợp với
thực tiễn do chiến tranh lạnh đã kết thúc và hệ thống thế giới ngày nay đã có sự
thay đổi. Và dựa vào những đặc điểm của tình hình thế giới hiện tại, Donald
M.Snow đã đưa ra cách phân loại phù hợp hơn cho xung đột quốc tế. Khi đó, 5
xung đột quốc tế được chia thành: nội chiến (bao gồm cả đảo chính, xung đột
mức đột hấp và nội chiến theo kiểu mới); xung đột khu vực; và khủng bố.
1.3. Nguyên nhân diễn ra xung đột quốc tế
1.3.1. Nguyên nhân bên ngoài
Xung đột quốc tế nổ ra do các nguyên nhân bên ngoài liên quan đến cấu trúc hệ
thống chính trị thế giới, bối cảnh quốc tế và khu vực cũng như những vấn đề nảy
sinh trong quá trình quan hệ giữa các quốc gia, các chủ thể quan hệ quốc tế.
Trước hết, nguyên nhân bên ngoài dẫn đến xung đột quốc tế xuất phát từ đặc
điểm cấu trúc hệ thống chính trị thế giới, bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay.
Đa số các cuộc xung đột quốc tế đều liên quan tới sự thay đổi trật tự thế giới, sự
phân bố lực lượng và các trung tâm quyền lực trên thế giới. Năm 1991, sự tan rã
của Liên Xô đã chấm dứt trật tự thế giới hai cực và nhân loại đã bước vào giai
đoạn hình thành trật tự thế giới mới. Khi Mỹ tham vọng muốn một mình chi phối
cả thế giới và hướng đến thiết lập trật tự thế giới một cực thì lại vấp phải sự phản
đối quyết liệt của các nước. Quá trình hình thành trật tự thế giới mới luôn đi kèm
với quá trình chia tách và tập hợp lực lượng. Tuy nhiên, quá trình này cũng luôn
đi kèm với những bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên và nhiều trường hợp kết thúc
bằng các cuộc xung đột trên thế giới.
Nguyên nhân của xung đột quốc tế cũng xuất phát từ sự mất cân bằng cấu trúc
trong hệ thống thế giới, do sự xuất hiện của các “quốc gia muốn thay đổi”. Ngoài
ra, đối với các quốc gia vừa và nhỏ, sự biến đổi lớn trong tương quan lực lượng
quốc tế làm các quốc gia này mất đi vị thế của mình trong cấu trúc quan hệ quốc
tế cũng là ngòi nổ cho các cuộc xung đột quốc tế.
1.3.2. Nguyên nhân bên trong
Xung đột quốc tế còn do các nguyên nhân bên trong – những nguyên nhân xuất
hiện trong đời sống chính trị mỗi quốc gia, được nảy sinh trong quá trình hoạt
động giữa các quốc gia trong quan hệ quốc tế. 6
Nguyên nhân lãnh thổ được biểu hiện qua các tranh cãi về biên giới, lãnh thổ;
các cuộc xâm chiếm lãnh thổ. Là nguyên nhân phổ biến và khó giải quyết nhất bởi
lãnh thổ là yếu tố quan trọng nhất đối với mọi quốc gia, đó cũng là vấn đề thường
gắn liền với quá trình lịch sử lâu dài, phức tạp trong quan hệ giữa các nước, các cộng đồng dân tộc.
Nguyên nhân chính trị biểu hiện qua các cuộc xung đột liên quan đến ở sự khác
biệt về hệ tư tưởng; qua sự hỗ trợ, can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào công việc
nội bộ của nước khác; phá hoại, xuyên tạc tình hình của các nước khác; ủng hộ,
giúp đỡ các nhóm đối lập; lật đổ chính quyền; xây dựng chính phủ bù nhìn…
Nguyên nhân tôn giáo thể hiện qua sự xung đột giữa các cộng đồng tôn giáo; sự
va chạm giữa các giá trị tôn giáo; theo dõi vì tín ngưỡng; phân biệt, ngược đãi tín
ngưỡng. Các cuộc xung đột tôn giáo cũng cực kỳ phức tạp và khó giả quyết do
liên quan đến các chuẩn mực giá trị, đạo đức của các cộng đồng dân tộc, có lịch
sử lâu dài và thường liên quan đến nhiều quốc gia, ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.
Nguyên nhân kinh tế biểu hiện qua sự bao vây, cấm vận thương mại; phong tỏa
hàng hóa; thiết lập hàng rào thuế quan, bảo hộ hàng hóa; độc quyền sản xuất,
phương pháp bán hàng… Điển hình là sự bao vây, cấm vấn của Mỹ đối với Cu Ba và Bắc Triều Tiên.
Nguyên nhân tài nguyên và môi trường biểu hiện qua việc tranh chấp nguồn tài
nguyên thiên nhiên, nguồn lợi hải sản, khai thác dầu khí; gây ô nhiễm nguồn nước,
xây dựng cầu cống, đập thủy lợi, thủy điện; gây ô nhiễm không khí; áp dụng các
tiêu chuẩn môi trường khắt khe nhằm vào các hàng hóa nhập khẩu…
Bên cạnh đó, xung đột quốc tế còn xảy ra do có các điều kiện phát triển từ trong
lòng mỗi quốc gia. Nổi bật đó là sự tồn tại những nhóm dân tộc, tôn giáo hoặc
ngôn ngữ có sự phân chia ranh giới hành chính rõ ràng trong lòng mỗi quốc gia;
sự chênh lệch phát triển giữa các địa phương kết hợp với sự tập trung cao độ ở 7
trung ương; sự thay đổi về chính trị, kinh tế lớn tại mỗi quốc gia dẫn đến sự ra đời
của các thế lực chính trị, kinh tế mới; sự yếu kém của bộ máy chính quyền, sự kém
phát triển của văn hóa hòa giải trong xã hội, của cơ cấu dân chủ có vai trò đảm
bảo sự điều phối và giải quyết các tình huống mâu thuẫn, xung đột. Các cuộc xung
đột này có nguyên nhân bên trong nhưng sớm hay muộn đều bị quốc tế hóa với sự
tham gia, can thiệp trực tiếp hay gián tiếp của các nhân tố quốc tế. Mỗi cuộc xung
đột quốc tế đều có những nguyên nhân của mình. Khi càng nhiều nguyên nhân
xuất hiện cùng lúc thì tính chất phức tạp của xung đột càng tăng lên và việc giải
quyết xung đột cũng càng trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, việc chỉ ra những nguyên
nhân xung đột là điều kiện đầu tiên để đưa ra các giải pháp phù hợp đi tới giải
quyết các cuộc xung đột. 8 CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH XUNG ĐỘT MỸ - IRAQ NĂM 2003
2.1. Bối cảnh lịch sử
Chế độ độc tài của Tổng thống Iraq Saddam Hussein lúc bấy giờ đã làm thiệt
mạng hàng trăm ngàn dân tại Iraq. Kể từ khi Iraq đem quân xâm chiếm Kuwait
năm 1990, chế độ độc tài của Saddam Hussein lại càng nhận được sự phản đối
mạnh mẽ của thế giới. Năm 1991, Chiến tranh vùng Vịnh – cuộc xung đột giữa
Iraq và liên minh của hơn 30 quốc gia do Hoa Kỳ lãnh đạo đã được Liên Hợp
Quốc phê chuẩn, nổ ra và đã thành công trong việc đuổi quân đội Iraq ra khỏi lãnh
thổ Kuwait. Sau chiến tranh vùng Vịnh, Liên Hợp Quốc, Mỹ và các nước đồng
minh đã thực hiện nhiều biện pháp làm suy yếu nền kinh tế Iraq với mục đích lật đổ chế độ Hussein.
Ngày 5/2/2003, trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Ngoại trưởng Hoa Kỳ
Colin Powell cáo buộc chính quyền Iraq tàng trữ vũ khí hủy diệt hàng loạt, đồng
thời cho rằng Tổng thống Saddam đang chứa chấp và hỗ trợ nhóm khủng bố Al-
Quaeda. Ngày 17/3/2003, Tổng thống Mỹ George W.Bush đã phát biểu trên toàn
quốc yêu cầu Saddam và hai con trai của ông ta là Uday và Qusay hãy đầu hàng
và rời khỏi Iraq trong vòng 48 giờ. 90 phút sau hạn chót của Mỹ đặt ra cho Saddam
Hussein, tức ngày 20/3/2003, cuộc xung đột nổ ra, mở đầu cho cuộc Chiến tranh
Iraq (Chiến dịch Đất nước Iraq Tự do) kéo dài 9 năm.
2.2. Thành phần tham gia xung đột
Cuộc chiến sự được phát động và lãnh đạo bởi Tổng thống Mỹ George W.Bush
mặc dù không nhận được nghị quyết phê chuẩn của Liên Hợp Quốc vì thiếu chứng
cứ cáo buộc và bị thế giới phản đối, với sự tham gia của 98% quân lực là quân đội
Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Ngoài ra, lực lượng dự phòng tham gia còn có quân
đội của một số nước đồng minh là Ba Lan, Úc, Tây Ban Nha, Đan Mạch và Ý. 9
Iraq là một trong những quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh nhất vùng Vịnh sẽ
phải đối mặt với Mỹ, quốc gia có nền quân sự hiện đại nhất thế giới. Tuy nhiên,
sức mạnh quân sự của Iraq đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau hơn 10 năm bị
cấm vận, kể từ Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Theo một nghiên cứu của
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) năm 2002: “Iraq không có
khả năng hiện đại hóa quân sự nên các lực lượng vũ trang của họ đã bị lạc hậu.
Nhiều đơn vị không thể sẵn sàng chiến đấu và sẽ khó đứng vững trên chiến
trường khi phải đối mặt với Mỹ”. Lực lượng vũ trang của Iraq được chia thành
hai nhóm: quân đội chính quy và lực lượng Vệ binh Cộng hoà. Baghdad có
khoảng 375.000 binh sĩ chính quy, phần lớn được trang bị yếu kém. Thực trạng
của lực lượng không quân Iraq cũng không khá hơn khi các phi công được huấn
luyện sơ sài. Lực lượng không quân Iraq chỉ có xấp xỉ 17.000 binh sĩ. Nhiều
chuyên gia quân sự phương Tây tin rằng, tinh thần chiến đấu của lực lượng Iraq rất thấp.
Trong khi đó, Mỹ - đối thủ chính của Iraq trên chiến trường, lại là quốc gia có
lực lượng quân sự tối tân nhất thế giới. Tổng thống George W.Bush vào tháng
10/2002 ký khoản chi 355 tỷ USD cho quốc phòng và Lầu Năm Góc (Trụ sở Bộ
Quốc phòng Hoa Kỳ) được nhận 40 tỷ USD trong số này trong giai đoạn chuẩn bị
cho cuộc chiến với Iraq. Có khoảng 100.000 quân lính và Hải quân Mỹ, Thủy quân
lục chiến Mỹ, 26.000 quân lính và Không quân, Hải quân Anh, nhiều binh lính và
quân lực nhỏ hơn của các quốc gia khác, được gọi chung là "Liên minh Quyết
tâm". Nếu tính cả nhân viên hải quân, hậu cần, tình báo và không quân, tổng số có
tới 214.000 lính Mỹ, 45.000 lính Anh, 2.000 lính Úc và 2.400 Ba Lan.
Với bản chất chính trị cường quyền lúc bấy giờ của mình và tham vọng hướng
tới xây dựng hệ thống trật tự thế giới đơn cực chỉ có bản thân mình thống trị, Hoa
Kỳ không chấp nhận một quốc gia, tổ chức hay một thế lực nào chống lại họ.
Nhưng lúc đương nhiệm Tổng thống Saddam Hussein lại không phụ thuộc và núp 10
bóng sau lưng Mỹ, không bị chi phối bởi đường lối ngoại giao “ép buộc” của Mỹ
và dám chống lại Mỹ. Sau sự kiện khủng bố nước Mỹ có sự tham gia của nhóm
Hồi giáo Al-Quaeda vào ngày 11/9/2001, bản thân Saddam Hussein cũng đã từng
bày tỏ sự hả hê trên báo chí khi chứng kiến nước Mỹ bị tàn phá. Bởi vậy, cái gọi
là “Hussein” đã làm cho chính quyền Mỹ nhức mắt, đau đầu và lên kế hoạch tiêu
diệt Saddam Hussein, Iraq dần lọt vào tầm ngắm của Mỹ trong giấc mơ tham vọng
bá chủ thế giới. Dù vấp phải sự phản đối kịch liệt của Liên Hợp Quốc và thế giới,
nhưng với tiềm lực mạnh mẽ lúc bấy giờ và lôi kéo được cả những “con cờ” của
mình là các quốc gia đồng minh, Mỹ vẫn bất chấp nổ súng cho cuộc xung đột.
Những cuộc đảo chính và loại trừ ảnh hưởng của Anh tại Iraq những năm 1936
đến 1941 cũng để lại một “mối thù” của Anh với Iraq, hơn nữa với vai trò là phe
đồng minh với Mỹ, Anh lại càng có thêm điều kiện để cùng Mỹ châm ngòi nổ cho cuộc xung đột.
2.3. Cơ cấu xung đột
2.3.1. Nguyên nhân, đặc điểm và quy mô của cuộc xung đột a) Nguyên nhân bên ngoài
Trên thực tế, Hoa Kỳ đã từng có những xung đột và mâu thuẫn với Iraq bởi
những hành động dưới chế độ cai trị của Tổng thống Saddam Hussein và “không
vừa mắt” với thái độ không phục tùng và có phần chống lại mình của Iraq. Một ví
dụ điển hình nhất cho mối quan hệ gay gắt giữa hai quốc gia này chính là sự việc
Tổng thống Mỹ George W.Bush (Bush cha) và 34 nước đồng minh đã tiến hành
cuộc Chiến tranh vùng Vịnh lần 1 vào năm 1991 đánh Iraq tơi tả và khiến tình
hình của Iraq rơi vào kiệt quệ sau khi Iraq xâm lược Kuwait vào năm 1990, chế
độ Hussein bị suy yếu. Hoa Kỳ và Vương quốc Anh cũng đã từng phát động một
chiến dịch ném bom lãnh thổ Iraq có tên là "Chiến dịch Cáo sa mạc" nằm trong
Đạo luật Giải phóng Iraq của Hoa Kỳ, với mục tiêu là cản trở khả năng sản xuất 11
vũ khí hóa học, vũ khí sinh học và vũ khí và hạt nhân của chính phủ Saddam Hussein.
Sau khi George W.Bush (Bush con) giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng
thống năm 2000, chính phủ Mỹ đã quyết tâm thực hiện một chính sách cứng rắn
hơn đối với Iraq. Theo thông tin từ Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) của Hoa
Kỳ báo với tổng thống Mỹ, chính quyền Saddam Hussein sở hữu vũ khí giết người
hàng loạt (gồm vũ khí hạt nhân, hóa học và sinh học). Ngày 5/2/2003 tại cuộc họp
của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell cũng đã bất ngờ
giơ lên một chiếc lọ nhỏ tý bằng thủy tinh chứa một ít bột màu trắng và cho đây
là một chất gây ra bệnh than được tìm thấy tại Iraq và là bằng chứng Iraq tàng trữ
vũ khí hủy diệt. Thêm vào đó, chính quyền Washington cũng lên tiếng cho rằng
chính quyền Saddam Hussein có liên quan mật thiết và đang bao che cho tổ chức
khủng bố Hồi giáo Al-Quaeda do Osama bin Laden cầm đầu – tổ chức là thủ phạm
của cuộc tấn công kinh hoàng khủng bố nước Mỹ ngày 11/9/2001. Tuy nhiên, thực
chất những nguyên nhân trên hoàn toàn là sự bịa đặt của CIA và Mỹ. Tất cả chỉ là
“cái cớ” do Mỹ tạo nên để gây chiến vì thực tế Mỹ và cả Liên Hợp Quốc đã không
thể tìm thấy bằng chứng về việc Iraq chế tạo và chứa vũ khí hủy diệt lúc bấy giờ,
Ủy ban thanh sát vũ khí của Liên hợp quốc hợp tác với chính phủ Iraq đã tiến hành
thanh sát tất cả các địa điểm trong lãnh thổ Iraq hơn 10 năm. Chính phủ Iraq cũng
tuyên bố khẳng định hoàn toàn không có vũ khí hủy diệt, sẵn sàng chấp nhận tất
cả các điều kiện của Mỹ. Mặc dù vậy, Mỹ vẫn không “đoái hoài” mà một mực
khẳng định với những cáo buộc của mình, cuối cùng thì xung đột cũng xảy ra. b) Nguyên nhân bên trong
Những nguyên nhân bịa đặt và sai sự thật mà Mỹ đưa ra bên trên tất cả chỉ là
để tạo một cái cớ xâm lược Iraq và thực hiện tham vọng khai thác nguồn dầu mỏ
từ quốc gia này. Iraq là một quốc gia thuộc khu vực Trung Đông với trữ lượng dầu
mỏ khoảng 112 tỷ thùng, đứng thứ 2 thế giới vào những năm 2000, sau Ả Rập Xê 12
Út (theo Cơ quan Thông tin năng lượng Hoa Kỳ). Hơn nữa có đến 90% diện tích
trên lãnh thổ Iraq vẫn chưa được thăm dò. Điều đó đã biến Iraq trở thành quốc gia
có tiềm năng dầu mỏ lớn nhất thế giới. “Núi vàng khổng lồ” này của Iraq đã nhanh
chóng đến tai của ông lớn George W.Bush. Lúc ấy, Bush hiểu rõ giá trị to lớn của
dầu mỏ, không chỉ vì tiền, dầu mỏ còn là một phần của chiến lược chung nhằm
duy trì và thực hiện quyền lực bá chủ toàn cầu của Mỹ. Mỹ tham vọng vị trí “đại
ca” thế giới, nắm toàn quyền chi phối kinh tế và chính trị đối với đồng minh và
các quốc gia khác. Và tham vọng này không thể thực hiện bằng biện pháp vũ lực,
mà thay vào đó là phải chiếm giữ một thứ quan trọng mà các quốc gia khác khao
khát, chính là dầu mỏ. Chính vì vậy, Mỹ đã hướng tới vùng Trung Đông – nơi cư
trú của những quốc gia có nhiều dầu mỏ nhất thế giới, và Iraq trở thành mục tiêu
hàng đầu của Mỹ với mục đích chiếm được quyền khai thác dầu mỏ. Đó cũng
chính là nguyên nhân sâu xa của cuộc xung đột.
Chiến tranh Iraq 2003 thực chất là một cuộc chiến vì dầu mỏ, trong đó Mỹ và
cả Anh muốn dựng lên một chính phủ thân họ và sẵn sàng cho các công ty Mỹ và
Anh vào khai thác nguồn tài nguyên dầu khí phong phú của quốc gia Trung Đông
này. Cuộc xung đột diễn ra tại trên khắp Iraq, mở đầu là cuộc công kích vào Dinh
Tổng thống tại thủ đô Baghdad, tiếp đó là các cơ sở chính phủ, quân đội, các thành
phố lớn và cả ba miền Bắc, Trung, Nam của Iraq đều trở thành khu vực chiếm
đóng quân sự của Mỹ và Anh.
2.3.2. Phương tiện và phương pháp sử dụng
Mỹ và Anh đã sử dụng những vũ khí hiện đại, kế hoạch tác chiến chuẩn bị kỹ
càng và tập hợp tất cả các lực lượng quân sự đa quốc gia trên toàn bộ các trận địa.
Liên quân có hiệu suất chiến đấu cao và tỷ lệ thương vong thấp. Hơn 40 tên lửa
hành trình Tomahawk được tàu chiến Mỹ tại Biển Đỏ và Vịnh Ba Tư phóng đi.
Các chiến đấu cơ tàng hình F117, mỗi chiếc mang theo 2 quả bom, mỗi quả nặng
900kg, đã tham gia cuộc không kích. Trên 300 ngàn quân, hàng trăm xe tăng và 13
máy bay được đưa đến Kuwait ở biên giới phía Nam và Thổ Nhĩ Kỳ ở miền Bắc
Iraq. Nhiều tàu chiến, tàu sân bay được triển khai tại Ấn Độ Dương và Địa Trung
Hải cùng hàng loạt súng, đạn dược, tên lửa, pháo, bom,… Tất cả những thiết bị và
vũ khí quân sự tối tân nhất lúc bấy giờ đều được sử dụng khiến không khí chiến tranh sôi sục.
Ngược lại, các phương tiện và vũ khí của quân đội Iraq lại cực kỳ thiếu thốn và
lạc hậu. Quân đội chính quy Iraq có khoảng 2.600 xe tăng đều thuộc thế hệ T-55,
T-59 và T-69 cổ lỗ của Liên Xô. Nhiều chiếc đã không thể di chuyển được và đành
phải trưng dụng làm các khẩu pháo. Các xe bọc thép dùng để chở quân của Iraq
cũng trong tình trạng tương tự, nhiều chiếc đã không còn khả năng di chuyển. Con
số máy bay có khả năng chiến đấu của Baghdad chỉ khoảng 100-300 chiếc các
loại. Phương tiện phòng không chỉ có 850 bệ phóng tên lửa đất đối không và 3.000 ụ súng chống máy bay.
2.4. Quá trình diễn biến xung đột
Chiến dịch chống Iraq bắt đầu vào bình minh ngày 20/3/2003, khoảng 90 phút
sau khi thời hạn chót mà Washington đặt ra với Saddam Hussein phải rời Iraq
hoặc đối mặt với chiến tranh. Cuộc chiến mở màn với những tiếng nổ đầu tiên
xuất hiện làm rung chuyển thủ đô Baghdad của Iraq. Khói bụi bao phủ các tòa
nhà chính phủ Iraq. 40 tên lửa hành trình Tomahawk và bom laser dẫn hướng
được bắn đi từ Hồng Hải và vịnh Ba Tư. 45 phút sau, Tổng thống Mỹ George W.
Bush đã có bài phát biểu truyền hình trực tiếp từ Nhà Trắng tuyên bố giai đoạn
đầu của chiến dịch giải giáp Iraq bắt đầu: "Vào đúng lúc này, binh sĩ Mỹ và liên
quân đang trong giai đoạn đầu chiến dịch quân sự giải giáp Iraq, giải phóng
người dân nước này cũng như bảo vệ thế giới khỏi mối đe dọa vô cùng nguy hiểm".
Đáp trả các cuộc tấn công, đài phát thanh Cộng hòa Iraq tại Baghdad tuyên bố:
"Những con quỷ, kẻ thù của Chúa trời, đã phạm tội ác ngu ngốc là tấn công 14
chống đất nước và nhân dân Iraq". 12 giờ 30 phút cùng ngày, Tổng thống
Saddam Hussein phát biểu trên truyền hình. Ông lên án hành động của Mỹ là tội
ác đáng hổ thẹn, đồng thời kêu gọi người dân Iraq không run sợ và cầm vũ khí chống kẻ thù.
Ngày hôm sau, các lực lượng liên minh đã tiến hành một cuộc tấn công vào
tỉnh Basra từ điểm tập trung của họ gần biên giới Iraq-Kuwait. Trong khi các lực
lượng đặc biệt tiến hành một cuộc tấn công đổ bộ từ Vịnh Ba Tư để bảo đảm
Basra và các mỏ dầu xung quanh, quân đội xâm lược chính đã di chuyển vào
miền Nam Iraq, chiếm đóng khu vực và tham gia trận Nasiriyah vào ngày
23/3. Các cuộc không kích lớn trên khắp đất nước và chống lại chỉ huy và kiểm
soát của Iraq đã ném quân phòng thủ vào tình trạng hỗn loạn và ngăn chặn một
cuộc kháng chiến hiệu quả.
Ngày 26/3, Lữ đoàn Dù trên không 173 đã được đưa đến gần thành phố
Kirkuk, nơi họ hợp lực với phiến quân người Kurd và chiến đấu chống lại quân
đội Iraq để bảo vệ phần phía bắc của đất nước.
Cơ quan chính của các lực lượng liên minh tiếp tục tiến vào trung tâm của Iraq
và gặp rất ít kháng cự. Hầu hết quân đội Iraq đã nhanh chóng bị đánh bại và liên
minh đã kiểm soát thành phố Baghdad vào ngày 9/4. Bức tượng của Tổng thống
Saddam Hussein ở thủ đô Baghdad bị giật đổ.
Ngày 10/4, thành phố Kirkuk bị bắt giữ và chiếm đóng.
Tikrit – quê hương của Saddam, thành trì lớn cuối cùng của chế độ cũng bị tấn
công và thất thủ vào ngày 15/4.
Chỉ trong vòng 20 ngày, liên quân đã lật đổ chính quyền Saddam Hussein và
kiểm soát các thành phố lớn của Iraq mà không thiệt hại nhiều về người. Vào
ngày 1/5/2003, Tổng thống George W. Bush tuyên bố chấm dứt các hoạt động
chiến đấu lớn. Cuộc xung đột kết thúc, chấm dứt thời kỳ xâm lược và bắt đầu
thời kỳ chiếm đóng quân sự. 15
2.5. Chiến lược các bên xung đột
Chiến lược của Mỹ
Trước cuộc chiến, Mỹ đã mở một chiến dịch tuyên truyền rầm rộ ở trong và cả
ngoài nước về “sự cần thiết phải lật đổ Saddam Hussein” như là “mối đe doạ hàng
đầu” đối với lợi ích và an ninh nước Mỹ, do Iraq chế tạo, tàng trữ vũ khí giết người
hàng loạt, tiếp tay, huấn luyện và cung cấp đất thánh cho tổ chức khủng bố Al-
Qaeda... Qua đó, nhằm tạo dựng sự đồng thuận trong công chúng Mỹ và vận động quốc tế ủng hộ Mỹ.
Quân đội Mỹ thuê nhiều tàu vận tải loại lớn để chuyên chở binh lực được nhanh
và nhiều. Đặc biệt, để chuẩn bị tiến công Iraq, lần đầu tiên Mỹ triển khai máy bay
tàng hình B-2 ngoài lãnh thổ nước Mỹ - đến căn cứ trên đảo Diego Garcia. Mỹ
cũng tập trung nuôi dưỡng và khai thác các tổ chức chống lại chính quyền
Baghdad, trong đó nổi lên là tổ chức vũ trang người Kurd li khai. Điều này đã tạo
những lợi thế nhất định cho Mỹ khi Iraq bị hở sườn ở phía Bắc.
Mở đầu cuộc chiến, Mỹ sử dụng đòn tiến công đường không. Đây là đòn tiến
công chính xác, mang tính “giải phẫu” để thực hiện chiến thuật “tìm diệt lãnh đạo”.
Đòn không kích mở màn này được tiến hành sớm hơn dự kiến do nhờ tin tình báo
mà Mỹ biết chính xác nơi ông Saddam Hussein và 14 nhà lãnh đạo khác đang trú
ẩn. Mỹ đã tung lực lượng bộ binh vào tham chiến ngay sau ngày không kích đầu
tiên để buộc Iraq bộc lộ lực lượng, rồi dùng các đòn tiến công đường không để
tiêu diệt nhằm giảm mối đe doạ của Iraq đối với lực lượng mặt đất.
Để đối phó với lối đánh du kích và hạn chế tác chiến đô thị, quân Mỹ áp dụng
chiến thuật bao vây, chia cắt các thành phố, không cố đánh chiếm ngay các khu
vực lớn mà chỉ sử dụng các trục đường chính, thực hiện đánh lướt các vùng phụ
cận để tiến công thẳng vào trung tâm. Ngay từ trước khi gây chiến, Mỹ đã liên tục
huy động các phương tiện tiến hành chiến tranh tâm lý trên mọi lĩnh vực. Đặc biệt,
rải gần 44 triệu tờ truyền đơn có nội dung tuyên truyền, kích động, đe doạ, bôi nhọ 16
chế độ Hussein, kêu gọi người dân nổi dậy chống chế độ. Hoạt động tuyên truyền,
đưa tin cũng được Mỹ hết sức chú trọng trong quá trình thực hành tác chiến. Với
sự chuẩn bị kĩ càng, sự tham gia của hàng trăm nghìn quân và với các loại vũ khí
hiện đại, quân Mỹ nhanh chóng làm chủ chiến trường.
Chiến lược của Iraq
Iraq là một nước nhỏ đã bị kiệt quệ về mọi mặt do thất bại trong chiến tranh
năm 1991 và hơn 10 năm cấm vận. Tuy có khoảng 424.000 quân thường trực,
600.000 quân dự bị động viên, nhưng các lực lượng Iraq hầu hết không được trang
bị và huấn luyện chu đáo.
Lực lượng nòng cốt là Vệ binh cộng hoà được trang bị tương đối đầy đủ, nhưng
lại được huấn luyện để thanh sát nội bộ và bảo vệ Hussein là chính chứ không phải
để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Chưa kể, có tới 50% số quân của Iraq là người Shiite
- bộ tộc không mấy trung thành với Baghdad. Iraq rất lơ là và dường như không
có công tác chuẩn bị cho chiến tranh. Các công trình phòng ngự được xây dựng
hết sức sơ sài. Quân đội Iraq thiếu tính chủ động chiến lược, luôn bị động để cho
đối phương tiến công. Các hệ thống cầu cống, đường giao thông... không hề bị phá
huỷ để ngăn chặn bước tiến công của đối phương. Mặc dù đã trang bị vũ khí cho
7 triệu người nhưng Iraq không tổ chức được chiến tranh nhân dân, chưa hình
thành được cục diện cả nước đánh địch.
2.6. Kết quả xung đột
Cuộc xung đột kết thúc với chiến thắng hoàn toàn thuộc về liên quân Mỹ - Anh.
Iraq thất bại, chế độ Saddam Hussein bị lật đổ. Sau cuộc truy tìm gắt gao, ngày
13/12/2003, lính Mỹ tìm thấy Saddam Hussein trốn trong một chiếc hố nhỏ, ở
ngoại ô thành phố quê hương Tikrit. Khi bị bắt, Saddam Hussein không kháng cự.
Tháng 10/2005, Saddam Hussein bắt đầu bị xét xử với các cáo buộc chống lại
người dân. Và ngày 30/12/2006, ông bị chính quyền mới của Iraq hành quyết bằng cách treo cổ. 17
Cuộc xung đột đã để lại những hậu quả hết sức nặng nề không chỉ cho Iraq, cho
khu vực Trung Đông mà còn cho chính nước Mỹ và cả thế giới.
Tổn thất của Iraq
Tính đến ngày 16-6-2004, khoảng 11.317 công dân Iraq bị thiệt mạng, khoảng
40.000 người Iraq bị thương do hậu quả của cuộc chiến tranh và chiếm đóng của
Mỹ. Dù thất bại nhưng sự sụp đổ của chính quyền Saddam Hussein đã kéo theo
tình trạng bất ổn kéo dài ở Iraq khi các cuộc bạo loạn liên tục diễn ra. Các nhóm
từng bị chính quyền Saddam trấn áp nay trỗi dậy, lực lượng của chế độ cũ phản
công lại, xung đột giáo phái và sắc tộc gia tăng. Các chiến binh chiến đấu quyết
liệt chống lại lực lượng chiếm đóng, và các tổ chức khủng bố nhanh chóng nhập
cuộc, biến Iraq thành một “thiên đường” khủng bố và làm hàng triệu người bị chết.
Chính vì vậy, an ninh của đất nước này cũng bị ảnh hưởng khi tình trạng tội phạm,
giết người, hãm hiếp và bắt cóc tăng mạnh.
Tỷ lệ thất nghiệp tại Iraq tăng gấp hai lần, tình trạng bạo lực chiếm đóng khiến
Iraq gặp khó khăn trong việc tận dụng các tài sản dầu mỏ. Cho đến nay, bọn khủng
bố đã tiến hành khoảng 130 vụ tiến công vào các cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Iraq,
sản xuất dầu mỏ do đó cũng giảm mạnh.
Tổn thất của Mỹ
Có 836 binh sĩ Mỹ bị giết từ ngày 19/3/2003 đến ngày 16/6/2004, hơn 5.134
lính Mỹ bị thương và tổn thất khoảng 151,1 tỷ USD cho chiến tranh. Hơn nữa,
khoảng 30 nhân viên truyền thông, 21 nhà báo và nhiều phóng viên quốc tế đã chết
ở Iraq. Cuộc chiến tại Iraq cũng đã để lại nhiều ảnh hưởng tới tình hình an ninh,
kinh tế và xã hội của quốc gia này.
Tổn thất của thế giới
Quyết định đơn phương tiến hành cuộc chiến tranh Iraq của Mỹ đã vi phạm
Hiến chương Liên Hợp Quốc, tạo tiền lệ nguy hiểm cho nhiều nước khác có thể
nhân cơ hội này phản ứng quân sự trước các mối đe dọa, trong tương lai có thể 18
nhiều nước khác cũng phớt lờ luật pháp quốc tế để đối xử tàn bạo với dân chúng
và tù nhân, đồng thời kích động các tổ chức khủng bố, đặt nhân dân Iraq cũng như
thế giới trước nguy cơ của các cuộc tiến công. Trước sự phản đối trong Hội đồng
Bảo an, chính quyền Mỹ âm mưu xây dựng một lực lượng đa quốc gia để tiến hành
chiến tranh bằng cách thúc ép chính phủ các nước khác tham gia cái gọi là "liên
minh tự nguyện". Hành động này không chỉ đánh lừa Liên Hợp Quốc mà còn phá
hoại nền dân chủ ở nhiều nước liên minh.
Hơn nữa, các loại vũ khí chứa uranium làm tan máu mà quân đội Mỹ sử dụng
trong cuộc xung đột đã làm ô nhiễm nguồn nước và đất đai của Iraq và ảnh hưởng đến nhiều nước khác.
Nét nổi bật của cuộc xung đột Mỹ - Iraq năm 2003 là việc Mỹ đã rất thành công
trong việc tạo cớ đưa quân vào Iraq. Tuy vậy, xét về mục đích ban đầu của cuộc
xung đột, Mỹ đã hoàn toàn thất bại vì không thể tìm thấy vũ khí hủy diệt hàng
loạt. Đến năm 2008, khi sắp sửa kết thúc nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông Bush
đã thú nhận trên kênh truyền hình ABC rằng quyết định tiến hành chiến tranh
chống lại Saddam Hussein đã dựa trên tin tức tình báo sai và đây là điều hối tiếc
lớn nhất trong đời làm tổng thống của ông. Dẫu vậy, nhưng ông vẫn cho rằng việc
lật đổ Saddam là cần thiết bởi Saddam là một nhà độc tài tàn bạo, kẻ đã gây nên
cái chết của hàng trăm ngàn người vô tội. Chính vì vậy, Bush vẫn kiên quyết để
quân Mỹ ở lại Iraq cho tới tận năm 2011 mới rút hết quân khỏi quốc gia này.
Để đánh Iraq, Mỹ lấy cớ vũ khí hủy diệt hàng loạt. Khi đánh xong rồi và không
tìm thấy vũ khí hủy diệt hàng loạt, cũng không có ai phải chịu trách nhiệm hay bị
“xử lý” vì những thông tin sai và những hành động võ đoán cả. Chỉ có một thực
tế: Chủ quyền một quốc gia bị xâm phạm một cách dễ dàng, Tổng thống nước này
bị lật đổ và xử tử, còn người dân Iraq thì phải hứng chịu bao khổ đau do chiến tranh gây ra.