-
Thông tin
-
Quiz
Phân tích ý nghĩa học tập - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Tôn Đức Thắng
Phải xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Giải quyết đói nghèo, thu hẹp khoảng cách,ranh giới nông thôn và thành thị, cũng cố khối đại đoàn kết 54 dân tộc anh em, chăm lo đời sống đồngbào dân tộc ít người, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, tôn trọng tín ngưỡng tôn giáo, các tập quán tốt đẹpcủa dân tộc, Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Tư tưởng Hồ Chí Minh (306106) 250 tài liệu
Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Phân tích ý nghĩa học tập - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Tôn Đức Thắng
Phải xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Giải quyết đói nghèo, thu hẹp khoảng cách,ranh giới nông thôn và thành thị, cũng cố khối đại đoàn kết 54 dân tộc anh em, chăm lo đời sống đồngbào dân tộc ít người, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, tôn trọng tín ngưỡng tôn giáo, các tập quán tốt đẹpcủa dân tộc, Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (306106) 250 tài liệu
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Tôn Đức Thắng
Preview text:
1/
Ý NGHĨA CỦA VIỆC HỌC TẬP TƯ T NG H ƯỞ Ồ CHÍ MINH
A/ Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh giúp mỗi người nâng cao năng lực tư duy lý luận và phương pháp công tác
Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh giúp mỗi người nâng cao năng lực tư duy lý luận và phương pháp công
tác trong thời đại ngày nay. Những tư tưởng của Hồ Chí Minh mặc dù có tính khái quát cao nhưng lại có
tính thực tiễn và áp dụng rất cao, có thể được vận dụng hiệu quả trong từng công việc của mỗi người
dân. Thấm nhuần được các tư tưởng chủ đạo, ta sẽ có nền tảng vững chắc về mục đích, mục tiêu
đúng đắn để phát triển đấ ướ t n
c đi lên xã hội chủ nghĩa và có bản sắc riêng. Từ đó ta sẽ tìm ra đường
hướng cụ thể để phát triển năng lực của bản thân, xây dựng đất nước. Trên nền tảng kiên định lập
trường, vững vàng quan điểm ấy, việc nắm rõ được bản chất của các tư tưởng Hồ Chí Minh giúp cho
mỗi người nâng cao được khả năng tư duy lý luận sắc bén và cải tiến phương pháp lao động hiệu quả và khoa học hơn.
B/ Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nêu một tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng để
toàn Đảng, toàn dân noi theo. Việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần tạo sự chuyển biến mạnh
mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã
hội, đặc biệt trong đoàn viên, thanh niên. Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh giúp nâng cao lòng tư hào dân
tộc, sống hợp đạo lý, yêu cái tốt cái thiện, ghét cái ác cái xấu. 2/ TƯ T NG H ƯỞ
Ồ CHÍ MINH LÀ TÀI SẢN TINH THẦN VÔ GIÁ CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM -
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của thời đại, nó trường tồn, bất diệt và đã trở thành một
bộ phận của văn hoá dân tộc, có sức hấp dẫn, lâu bền và phổ biến là tài sản vô giá của dân tộc ta. Bởi
vì tư tưởng của Người không chỉ tiếp thu, kế thừa những giá trị, tinh hoa văn hoá, tư tưởng “vĩnh
cữu” của loài người, trong đó chủ yếu là chủ nghĩa Mác-Lênin, mà còn đáp ứng nhiều vấn đề của thời
đại, của sự nghiệp cách mạng Việt Nam và thế giới. -
Tính sáng tạo của Hồ Chí Minh thể hiện ở chỗ: vừa trung thành với những nguyên lý phổ biến
của chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng thời khi nghiên cứu, vận dụng
những nguyên lý đó, Người đã mạnh dạn loại bỏ những gì không thích hợp với điều kiện cụ thể của
nước ta, dám đề xuất những vấn đề mới do thực tiễn đặt ra và giải quyết một cách linh hoạt, khoa
học, hiệu quả. Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh ta có thể thấy rõ sự tiếp thu, kế thừa tinh hoa
văn hóa nhân loại và chủ nghĩa Mác – Lênin để vận dụng sáng tạo, phù hợp vào hoàn cảnh thực tế Việt
Nam. Người đã căn dặn: “Lý luận không phải là một cái gì cứng nhắc, nó đầy tính sáng tạo, lý luận luôn
cần được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tế sinh động”. -
Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được kiểm nghiệm trong quá khứ. Ngày nay, tư tưởng đó đang soi
sáng con đường cách mạng Việt Nam. Trong suốt chặng đường hơn một nửa thế k , t ỷ ư tưởng Hồ Chí
Minh đã trở thành ngọn cờ dẫn dắt cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tư
tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng vững chắc để Đảng ta vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn, là sợi
chỉ đỏ dẫn đường cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đi tới thắng lợi.
Câu 3 và 4 (hướng dẫn vận dụng tại lớp) 5/ VẬN DỤNG TƯ T NG H ƯỞ
Ồ CHÍ MINH ĐỂ PHÁT HUY CÁC NG L ĐỘ ỰC CỦA CNXH -
Trong hệ thống động lực của CNXH, HCM khẳng định động lực quan trọng và quyết định nhất là
con người. Xem con người là động lực quan trọng nhất. Trong tiến trình hội nhập theo xu thế phát
triển chung toàn cầu, công cuộc đổi mới gắn liền với đường lối đẩy mạnh nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đấ ướ t n
c Việt Nam muốn phát triển nhanh, mạnh và bền vững thì đòi hỏi nguồn lực con
người phải bảo đảm được cả yêu cầu về chất lượng cũng như ố
s lượng. Chúng ta phải luôn luôn xây
đắp khối đoàn kết dân tộc và chú ý đoàn kết, đại đoàn kết toàn dân là nguồn sức mạnh vô địch. -
Muốn phát huy sức mạnh đại đoàn kết, phải tìm ra các biện pháp khơi dậy, phát huy động lực
của mỗi cá nhân. thúc đẩy hoạt động của con người cho CNXH như: tác động vào nhu cầu và lợi ích của
con người, quan tâm đến đời sống vật chất
của nhânn dân. Phải coi trọng động lực kinh tế, phát triển kinh tế, làm cho mọi người, mọi nhà trở nên giàu có. -
Động lực bên ngoài: Kết hợp được với sức mạnh thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế, chủ
nghĩa yêu nước phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế, phải sử dụng tốt những thành quả khoa học – kỹ
thuật thế giới, mở rộng hội nhập quốc tế, nâng vị thế Việt Nam trên trường thế giới. . -
Ngăn cản trở lực: Phải kiên quyết đấu tranh chống chú nghĩa cá nhân, căn bệnh mẹ đẻ ra trăm
thứ bệnh nguy hiểm. Đây là vấn đề nhức nhối hiện nay. Phải đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan
liêu, Phải chống chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết, vô k lu
ỷ ật. Phải chống chủ quan, bảo thủ, giáo điều,
lười biếng, không chịu học tập cái mới…đó cũng là những trở lực đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. 6/ VẬN DỤNG TƯ T NG ƯỞ
ĐẠI ĐOÀN KẾT CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. A/
Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc : Để ự
th c hiện thắng lợi sự nghiệp đổ ớ
i m i, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng, Nhà nước
phải xây dựng và phát huy cao độ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, phát triển thì trình độ dân chủ
trong xã hội. Dân phải được tôn trọng, phải phát huy được tính tích cực của mình trong các lĩnh vực
của đời sống xã hội. Hơn bao giờ hết cần phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Nâng cao nhận
thức, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong bối
cảnh mới. Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ,
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng đề cao tinh thần dân tộc,
truyền thống nhân nghĩa, khoan dung... để tập hợp, đoàn kết mọi người vào mặt trận chung, tăng
cường đồng thuận xã hội.
B/ Dựa vào sức mạnh của toàn dân, lấy dân làm gốc
Sự nghiệp đổi mới là sự nghiệp của dân, do dân, vì dân, cho nên mọi chủ trương chính sách của Đảng
ta đều xuất phát từ dân, dựa vào dân mà thực hiện. Do đó, cần
phải phát triển nguồn nhân lực con người, đào tạo đội ngũ cán bộ tốt, đủ năng lực, phẩm chất đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khơi dậy, phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc,
Trong thế giới ngày nay, nguồn lực hàng đầu là trí thức, một điều kiện không thể thiếu cho sự phát
triển: trong cuộc đua tranh để phát triển, không thể chỉ dựa vào nhiệt tình và ý chí, mà phải dựa vào
kiến thức, học vấn, sự nhận thức các quy luật của thiên nhiên và của xã hội. nâng cao ý chí tự cường
dân tộc, trong chính sách đại đoàn kết, phải chú ý phát huy tính năng động của mỗi người.
C/ Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh
Phải xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Giải quyết đói nghèo, thu hẹp khoảng cách,
ranh giới nông thôn và thành thị, cũng cố khối đại đoàn kết 54 dân tộc anh em, chăm lo đời sống đồng
bào dân tộc ít người, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, tôn trọng tín ngưỡng tôn giáo, các tập quán tốt đẹp
của dân tộc,. Phải chống các tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn tham nhũng, quan liêu, vi phạm quyền làm
chủ của nhân dân, phải biết lắng nghe những ý nguyện chính đáng của nhân dân, phải kịp thời giải
quyết những bức xúc của nhân dân, làm cho lòng dân được yên. Hoàn thiện chính sách dân tộc, chính
sách tôn giáo, chính sách đối với công nhân, với nông dân, với trí thức, chính sách đối với cộng đồng
người việt nam ở nước ngoài, chính sách đối với các thành phần kinh tế, tập hợp đến mức rộng rãi
nhất mọi nhân tài, vật lực vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. 7/ VẬN DỤNG TƯ T NG K ƯỞ
ẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI CỦA HỒ CHÍ
MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. -
Trong tình hình thế giới hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải có những chủ trương đúng đắn, sáng
tạo trong việc nắm bắt cơ hội, vượt qua thử thách, đẩy lùi nguy cơ, để vừa nâng cao hiệu quả hợp tác
quốc tế, vừa giữ vững bản sắc dân tộc, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát huy bài học kết
hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế, lợi ích dân tộc và nghĩa vụ
quốc tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh, phải nhất quán coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận không thể
tách rời của cách mạng thế giới, tiếp tục đoàn kết, ủng hộ các phong trào cách mạng, các xu hướng và
trào lưu tiến bộ của thời đại vì các mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. -
Trong điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa
quan hệ đối ngoại trong xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa kinh tế ngày càng phát triển, đại đoàn kết
dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phát huy tối đa nội lực dân tộc còn đòi hỏi
phải củng cố sự đoàn kết với phong trào cách mạng các nước, đồng thời phải nắm vững phương châm
ngoại giao mềm dẻo, có nguyên tắc nhằm thực hiện thắng lợi chính sách đối ngoại hiện nay của Đảng
và Nhà nước ta là: Việt Nam muốn là bạn và đối tác tin cậy với tất cả các nước trong cộng đồng quốc
tế, vì hòa bình, hợp tác và phát triển. -
Để nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới,
Đảng, Nhà nước ta chủ trương nêu cao nguyên tắc độc lập tự chủ, tự lực tự cường, chủ trương phát
huy mạnh mẽ sức mạnh dân tộc- sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, sức mạnh của người làm chủ,
sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, trên cơ sở sức mạnh bên trong mà tranh thủ và tận dụng sự đồng
tình, ủng hộ rộng rãi của lực lượng bên ngoài. Đáp ứng được nhu cầu này là chúng ta sẽ có điều kiện
kết hợp nội lực với nguồn lực bên ngoài tạo thành sức mạnh tổng hợp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 8/
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA PHÁT ĐỘ Ọ NG PHONG TRÀO “ H Ậ C T P VÀ LÀM THEO TẤM G NG ƯƠ ĐẠO
ĐỨC HỒ CHÍ MINH”? (sinh viên tự vận dụng vào bản thân) -
Tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và
tinh hoa văn hoá của nhân loại, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân ta; là tấm gương sáng
để mọi người Việt Nam học tập và noi theo. Phẩm chất đạo đức trong con người của Bác là phẩm
hạnh, tác phong, quy phạm cao đẹp, là phương hướng, phương thức đúng đắn nhất để Người thực
hiện tư tưởng vì dân, vì
nước, vì hạnh phúc của con người. Đạo đức của Bác là sự kết tụ, tỏa sáng cao nhất, tinh túy nhất tư
tưởng của Bác. Có thể nói, đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh
trong sự nghiệp cách mạng. -
Đối với Việt Nam, từ khi chúng ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, bên cạnh rất nhiều cái được, đã xuất hiệ ữ
n nh ng cách sống và lối sống xa lạ, trái với các chuẩn mực của xã hội, bất chấp
những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Một bộ phận trong lớp trẻ hiện nay có tâm lý sống
thực dụng, buông thả, sùng bái đồng tiền, quay lưng lại với văn hóa, đạo đức truyền thống… Trong bối
cảnh đó, cần phải nhìn nhận nghiêm túc và có sự quan tâm đặc biệt cùng với quá trình xây dựng và
phát triển kinh tế thị trường ở nước. -
Trước yêu cầu tăng cường công tác tư tưởng trong tình hình mới, Bộ Chính trị quyết định tổ
chức cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" . Cuộc vận động này
nhằm mục đích làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to
lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý
thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc
biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, học sinh... nâng cao đạo đức
cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.