Phân tích yếu tố văn hóa, lối sống tác động đến hoạtđộng thực hiện pháp luật. Cho ví dụ cụ thể - Luật Kinh Tế | Trường Đại học Mở Hà Nội

Phân tích yếu tố văn hóa, lối sống tác động đến hoạtđộng thực hiện pháp luật. Cho ví dụ cụ thể - Luật Kinh Tế | Trường Đại học Mở Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD|45315597
lOMoARcPSD|45315597
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ
------- --------
BÀI TẬPTHẢO LUẬN
MÔN: XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
Đề tài: Phân tích yếu tố văn hóa, lối sống tác động đến hoạt
động thực hiện pháp luật. Cho ví dụ cụ thể
Lớp: Luật K22
Nhóm: 03
lOMoARcPSD|45315597
LỜI MỞ ĐẦU
Trong đời sống hội, pháp luật một vai trò, vị trí cùng quan trọng mang ý
nghĩa rất to lớn. Pháp luật một trong những phương tiện có hiệu quả nhất để Nhà nước
quản hội. Tuy nhiên, pháp luật chỉ thực sự phát huy vai trò to lớn của khi
được hiện thực hóa vào đời sống, được cụ thể hóa bằng những hành động của con người,
đó chính là thực hiện pháp luật. Vấn đề đặt ra với Nhà nước không phải là ban hành nhiều
văn bản luật điều quan trọng hơn phải thực hiện pháp luật. Thực hiện pháp luật
một quá trình hoạt độngmục đích làm cho các quy định của pháp luật đi vào thực tiễn
cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật. Cũng
chính bởi lẽ đó nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thực hiện pháp luật. Chính
từ những vấn đề này nên nhóm 3 xin chọn đề tài: “Phân tích các yếu tố văn hóa, lối
sống tác động đến hoạt động thực hiên pháp luật? Cho ví dụ cụ thể”.
lOMoARcPSD|45315597
1. Khái niệm yếu tố văn hóa, lối sống
Văn hóa bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, như vậy, văn hóa bao
gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và
các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v... Cả hai khía cạnh cần
thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa.
nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn
nhận và đánh giá khác nhau.
Theo GS Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa một hệ thống hữu các giá trị vật chất
tinh thần do con người sáng tạo tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự
tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên môi trường hội”. Khái niệm này
đã nêu ra được bốn đặc trưng cơ bản của văn hóa là tính hệ thống, tính giá trị, tính lịch sử
và tính nhân sinh.
một góc độ khác, người ta xem văn hóa như là một hệ thống các giá trị vật chất
tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy trong hoạt động thực tiễn qua quá trình tương
tác giữa con người với tự nhiên, hội bản thân. Văn hóa của con người, do con
người sáng tạo lợi ích của con người. Văn hóa được con người giữ gìn, sử dụng để
phục vụ đời sống con người và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Lối sống một phạm trù hội, khái quát toàn bộ hoạt động của các dân tộc, các
giai cấp, các nhóm hội, các nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế
hội nhất định, biểu hiện trên các mặt của đời sống: trong lao động hưởng thụ,
trong quan hệ giữa người với người, trong sinh hoạt tinh thần và văn hóa.
2. Phân tích yếu tố văn hóa, lối sống tác động đến hoạt động thực hiện pháp luật
Yếu tố văn hóa, lối sống bao giờ cũng thuộc về một môi trường văn hóa hội nhất
định gắn liền với một phạm vi không gian hội nhất định, nơi các nhân cộng
đồng người tổ chức các hoạt động sống, lao động, sinh hoạt, cùng nhau tạo dựng, thừa
nhận chia sẻ các giá trị văn hóa, lối sống, phong tục, tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng…
Với những mặt khác, những khía cạnh của mình, các yếu tố văn hóa ảnh hưởng mạnh
mẽ đến hoạt động thực hiện pháp luật, thể hiện ở những đặc điểm sau:
Một là, các phong tục tập quán trong cộng đồng xã hội ảnh hưởng đến hoạt
động thực hiện pháp luật.
lOMoARcPSD|45315597
Các phong tục tập quán trong cộng đồng xã hội có ảnh hưởng nhất định tới hoạt động
thực hiện pháp luật của các tầng lớp nhân dân, thể hiện đặc biệt nét khu vực nông
thôn. Bên cạnh những ưu điểm rất căn bản, các phong tục, tập quán nông thôn cũng
đang bộc lộ những nhược điểm nhất định như việc tổ chức hội hè, đình đám, ma chay, giỗ
chạp nhiều lúc nhiều nơi còn cồng kềnh, tốn kém lãng phí, những hủ tục lạc hậy, lỗi
thời còn tồn tại; trình độ dân trí còn thấp; thói tật xấu tệ nạn hội phát sinh tính
tích cực chính trị - hội của mỗi người dân còn hạn chế… Tại một số làng xã, chính
quyền và người dân đứng ra tổ chức lễ hội ồn ào, kéo dài, ảnh hưởng đến sản xuất và sinh
hoạt, bán thu phí sai nguyên tắc tài chính, sự chỉ đạo thiếu sâu sát, để cho một số
người lợi dụng lễ hội để hành nghề mê tín dị đoan. Trong khi một số thói hư, tật xấu và tệ
nạn hội như nạn cờ bạc, số đề, tín bị đoan, mại dâm… đang xâm nhập vào nông
thôn, thì những người, thay tích cực đấu tranh ngăn chặn, phòng ngừa, lại tiếp tay
hoặc trực tiếp tham gia vào những thói xấu đó. Những hiện tượng trên đây gây khó khăn
cho việc thực hiện đúng đắn pháp luật, đồng thời là những hành vi vi phạm pháp luật, coi
thường kỷ cương, phép nước, cần phải có biện pháp xử lý nghiêm minh, thích đáng.
Hai là, lối sống đô thị và lối sống nông thôn ảnh hưởng tới hoạt động thực hiện
pháp luật.
Lối sống đô thị lối sống nông thôn ảnh hưởng khác nhau tới hoạt động thực
hiện pháp luật. Đặc trưng nổi bật của lối sống đô thị tính tích cực chính trị hội đô
thị tương đối cao. Cư dân đô thị có nhiều điều kiện tiếp xúc với các thông tin chính trị
hội và tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội lớn mà phần nhiều được tổ chức tại các
đô thị. Các phong trào sức huy động quần chúng các đô thị thường diễn ra nhanh
hơn so với vùng nông thôn. Đây điều kiện thuận lợi cho sự hình thành phát triển ý
thức pháp luật và các hình thức thực hiện pháp luật.
Tuy nhiên, về phương diện hội, đô thị nơi tập trung các phần tử xấu trong
hội nhiều nhất tại các vùng, đó những người lang thang, kẻ bụi đời, thậm chí những
người đang phạm tội trốn tránh pháp luật; chính thế, đây cũng môi trường phát sinh
nhiều loại tệ nạn xã hội và tệ nạn nhiều khi ở mức báo động, gây khó khăn trong công tác
quản lý xã hội và hoạt động thực thi, bảo vệ pháp luật.
4
lOMoARcPSD|45315597
Lối sống nông thôn lối sống mang tính cộng đồng rất cao rất chặt chẽ, liên kết
các thành viên trong làng lại với nhau, mỗi người đều hướng tới những người khác.
Tính cộng đồng, trước hết, được coi điều kiện thuận lợi đối với hoạt động thực hiện
pháp luật. Bằng ý thức cộng đồng, giúp cho các cán bộ pháp luật dễ dàng hơn trong
việc phổ biến, tuyên truyền và thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước đến đông đảo người dân nông thôn.
Bên cạnh đó, sức mạnh của tinh thần đoàn kết giúp cho các quan hành chính,
pháp hoàn thành tốt các nhiệm vụ thực thi bảo vệ pháp luật. khi truyền thống dân chủ
làng được phát huy, người dân cởi mở, thẳng thắn tham gia ý kiến về những cái được
và cái chưa được trong hoạt động thực hiện pháp luật.
Tuy nhiên, sự đề cao tính cộng đồng và chủ nghĩa tập thể dễ dẫn cán bộ làm công tác
thực thi bảo vệ pháp luật đến việc đánh mất ý thức về con người nhân. Chính điều
này làm hạn chế năng lực sáng tạo sự chủ động quyết đoán của họ trong điều hành,
giải quyết các công việc chung; từ đó, ảnh hưởng đến hoạt động thực hiện pháp luật.
Quan hệ dòng họ, thân tộc trong điều kiện hội hiện nay nhất nông thôn cũng
đang bộc lộ những tác động tiêu cực tích cực của đối với công tác thực hiện pháp
luật. Các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên đăng tải các thông tin về các sự
kiện hiện tượng pháp luật xảy ra tronghội, hoạt động thực hiện pháp luật của các tầng
lớp hội của các quan chức năng, nêu lên những tấm gương điển hình người tốt
việc tốt trong việc thực hiện pháp luật… những thông tin đó chừng mực khác nhau tác
động đến suy nghĩ nhận thức và hành vi của mỗi con người, khiến cho họ thực hiện pháp
luật tốt hơn.
luận hội tác động mạnh mẽ tới hoạt động thực hiện pháp luật. luận
hội gắn liền với ý chí của cộng đồng của nhóm hội nên tác động mạnh mẽ đến
suy nghĩa và hành động của các cá nhân. Trong một chừng mực nhất định người ta có thể
không sợ sự trừng phạt của pháp luật khi thực hiện những hành vi sai trái, phạm pháp
nhưng lại sợ sự phê phán lên án của luận hội - một thứ bất thành văn. Trong điều
kiện hội nền dân chủ rộng rãi, luận hội được coi phương tiện kiểm tra
hội đối với ý thức pháp luật và hành vi pháp luật của mỗi người. Dưới áp lực của dư luận
xã hội, mỗi người luôn phải xem xét, suy nghĩ, kiểm định trước khi thực hiện một hành vi
pháp luật nào đó. Những câu hỏi luôn phải được mỗi người đặt ra về cái đúng sai, nên
5
lOMoARcPSD|45315597
hay không nên… Nhờ đó, ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật trong mỗi chủ thể cũng
được nâng lên một bước…
Ba là, lối sống và nếp sống hình thành từ phong tục tập quán đời thường.
Liên quan nằm trong cấu trúc của khái niệm lối sống khái niệm nếp sống lẽ
sống. So với lối sống, khái niệm nếp sống hẹp hơn nhưng tính ổn định cao hơn. Nếp sống
những hành vi được lặp đi lặp lại nhiều lần, trở thành nếp, thành thói quen trong
một xã hội nó có thể trở thành phong tục tập quán nếu được mọi người chấp nhận và tuân
thủ như một giá trị. Trong khi đó khái niệm lẽ sống nói đến ý thức, tưởng của con
người khi lựa chọn một cách sống nào đó.
Lối sống có thể là cơ sở đầu tiên để hình thành lẽ sống nhưng đến lượt nó, lẽ sống lại
dẫn dắt lối sống bằng ánh sáng trí tuệ của nó. Lẽ sống trả lời câu hỏi: sống để làm gì?
sống cái gì? Tức biểu đạt một quan niệm sống, một tưởng sống, một thái độ
lựa chọn định hướng giá trị cuộc sống của bản thân. Nó chứa đựng trong đó cả mục đích,
động cơ, nhu cầu và lý tưởng sống của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc trong một giai đoạn phát
triển nhất định của lịch sử. Trong đời sống hằng ngày, lối sống biểu hiện diện mạo của
một con người hoặc một nhóm người. mang những yếu tố đặc trưng cho một kiểu
sống nào đó, chính vậy người ta thường dùng hai khái niệm văn hóa lối sống đi
liền nhau, có thể là văn hóa lối sống hoặc lối sống văn hóa.
Chẳng hạn, lối sống nông thôn không giống đô thị; lối sống dân tộc thiểu số không
giống người Kinh; lối sống người nông dân không giống người công nhân, không giống
giới trí thức… Tuy nhiên, không nên đồng nghĩa lối sống nào cũng đều lối sống văn
hóa, nếu như những biểu hiện trong hành vi không mang những phẩm chất tốt đẹp. Với
bản chất như vậy, lối sống tác động nhất định vào các hoạt động hội cả 2 chiều
hướng tích cực và tiêu cực, trong đó có luật pháp với tư cách là những chế định bắt buộc.
Suy cho cùng, sự tác động này nói đến mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa pháp
luật.
Từ khi hội loài người hình thành, để quản hội thì phải những quy định,
chế ước, khế ước hội. Những định chế này, ban đầu thể tồn tại trong dân gian,
truyền miệng (bất thành văn), nhưng sau này đã được văn bản hóa (thành văn) nhiều
hình thức, trong đó hình thức chặt chẽ nhất là pháp luật.
6
lOMoARcPSD|45315597
3. Một ví dụ cụ thể về việc yếu tố văn hóa, đời sống tác động đến hoạt động thực hiện pháp luật
Hiện nay tại Việt Nam, ở một số địa phương đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số vẫn còn xuất hiện nhiều các phong tục tập quán,
những mê tín dị đoan và một trong số đó là phong tục tảo hôn.
Theo điểm a, khoản 1, điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì “Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả
2 bên chưa đủ tuổi kết hôn, cụ thể là nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên”.
Tảo hôn không chỉ vi phạm pháp luật còn gây ra hậu quả rất lớn đối với nhân, gia đình hội. đã bị pháp luật
nghiêm cấm nhưng một số dân tộc thiểu số nước ta vẫn lén lút cho con em lấy vợ, lấy chồng trong độ tuổi nhà nước chưa quy
định. Tảo hôn sẽ làm chất lượng dân số suy giảm, suy thoái nòi giống, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực một trong
những lực cản đối với sự phát triển kinh tế - hội, tiến bộ hội sự phát triển bền vững của nước ta, đặc biệt hơn nữa tác
động mạnh mẽ đến việc thực hiện pháp luật của các vùng khác.
lOMoARcPSD|45315597
KẾT LUẬN
Việc ban hành nhiều đạo luật rất quan trọng nhưng quan trọng n phải làm cho pháp luật phát huy c dụng tích cực
trong cuộc sống. Thực hiện pháp luật là khâu quan trọng để các đạo luật, các văn bản quy phạm pháp luật đi vào thực tế cuộc sống.
Nó phải được thển hiện dưới các hình thức thông qua các quy định chặt chẽ của pháp luật. Thực hiện pháp luật đạt hiệu quả là góp
phần thúc đẩy hội phát triển, ổn định tình hình chính trị của đất nước trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Thực hiện pháp luật quá trình phức tạp, phải được nhạn thức đúng, tiến hành đồng bộ một trong những vấn đề cấp thiết hiện
nay.
9
| 1/9

Preview text:

lOMoARcPSD|45315597 lOMoARcPSD|45315597
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ ------- -------- BÀI TẬPTHẢO LUẬN
MÔN: XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
Đề tài: Phân tích yếu tố văn hóa, lối sống tác động đến hoạt
động thực hiện pháp luật. Cho ví dụ cụ thể Lớp: Luật K22 Nhóm: 03 lOMoARcPSD|45315597 LỜI MỞ ĐẦU
Trong đời sống xã hội, pháp luật có một vai trò, vị trí vô cùng quan trọng và mang ý
nghĩa rất to lớn. Pháp luật là một trong những phương tiện có hiệu quả nhất để Nhà nước
quản lý xã hội. Tuy nhiên, pháp luật chỉ thực sự phát huy vai trò to lớn của nó khi nó
được hiện thực hóa vào đời sống, được cụ thể hóa bằng những hành động của con người,
đó chính là thực hiện pháp luật. Vấn đề đặt ra với Nhà nước không phải là ban hành nhiều
văn bản luật mà điều quan trọng hơn là phải thực hiện pháp luật. Thực hiện pháp luật là
một quá trình hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật đi vào thực tiễn
cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật. Cũng
chính bởi lẽ đó mà có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thực hiện pháp luật. Chính
từ những vấn đề này nên nhóm 3 xin chọn đề tài: “Phân tích các yếu tố văn hóa, lối
sống tác động đến hoạt động thực hiên pháp luật? Cho ví dụ cụ thể”. lOMoARcPSD|45315597
1. Khái niệm yếu tố văn hóa, lối sống
Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao
gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và
các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v... Cả hai khía cạnh cần
thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn
nhận và đánh giá khác nhau.
Theo GS Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự
tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội”. Khái niệm này
đã nêu ra được bốn đặc trưng cơ bản của văn hóa là tính hệ thống, tính giá trị, tính lịch sử và tính nhân sinh.
Ở một góc độ khác, người ta xem văn hóa như là một hệ thống các giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy trong hoạt động thực tiễn qua quá trình tương
tác giữa con người với tự nhiên, xã hội và bản thân. Văn hóa là của con người, do con
người sáng tạo và vì lợi ích của con người. Văn hóa được con người giữ gìn, sử dụng để
phục vụ đời sống con người và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Lối sống là một phạm trù xã hội, khái quát toàn bộ hoạt động của các dân tộc, các
giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế –
xã hội nhất định, và biểu hiện trên các mặt của đời sống: trong lao động và hưởng thụ,
trong quan hệ giữa người với người, trong sinh hoạt tinh thần và văn hóa.
2. Phân tích yếu tố văn hóa, lối sống tác động đến hoạt động thực hiện pháp luật
Yếu tố văn hóa, lối sống bao giờ cũng thuộc về một môi trường văn hóa xã hội nhất
định và gắn liền với một phạm vi không gian xã hội nhất định, nơi các cá nhân và cộng
đồng người tổ chức các hoạt động sống, lao động, sinh hoạt, cùng nhau tạo dựng, thừa
nhận và chia sẻ các giá trị văn hóa, lối sống, phong tục, tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng…
Với những mặt khác, những khía cạnh của mình, các yếu tố văn hóa có ảnh hưởng mạnh
mẽ đến hoạt động thực hiện pháp luật, thể hiện ở những đặc điểm sau:
Một là, các phong tục tập quán trong cộng đồng xã hội ảnh hưởng đến hoạt
động thực hiện pháp luật. lOMoARcPSD|45315597
Các phong tục tập quán trong cộng đồng xã hội có ảnh hưởng nhất định tới hoạt động
thực hiện pháp luật của các tầng lớp nhân dân, thể hiện đặc biệt rõ nét ở khu vực nông
thôn. Bên cạnh những ưu điểm rất căn bản, các phong tục, tập quán ở nông thôn cũng
đang bộc lộ những nhược điểm nhất định như việc tổ chức hội hè, đình đám, ma chay, giỗ
chạp nhiều lúc nhiều nơi còn cồng kềnh, tốn kém và lãng phí, những hủ tục lạc hậy, lỗi
thời còn tồn tại; trình độ dân trí còn thấp; thói hư tật xấu và tệ nạn xã hội phát sinh tính
tích cực chính trị - xã hội của mỗi người dân còn hạn chế… Tại một số làng xã, chính
quyền và người dân đứng ra tổ chức lễ hội ồn ào, kéo dài, ảnh hưởng đến sản xuất và sinh
hoạt, bán vé và thu phí sai nguyên tắc tài chính, sự chỉ đạo thiếu sâu sát, để cho một số
người lợi dụng lễ hội để hành nghề mê tín dị đoan. Trong khi một số thói hư, tật xấu và tệ
nạn xã hội như nạn cờ bạc, số đề, mê tín bị đoan, mại dâm… đang xâm nhập vào nông
thôn, thì có những người, thay vì tích cực đấu tranh ngăn chặn, phòng ngừa, lại tiếp tay
hoặc trực tiếp tham gia vào những thói xấu đó. Những hiện tượng trên đây gây khó khăn
cho việc thực hiện đúng đắn pháp luật, đồng thời là những hành vi vi phạm pháp luật, coi
thường kỷ cương, phép nước, cần phải có biện pháp xử lý nghiêm minh, thích đáng.
Hai là, lối sống đô thị và lối sống nông thôn ảnh hưởng tới hoạt động thực hiện pháp luật.
Lối sống đô thị và lối sống nông thôn có ảnh hưởng khác nhau tới hoạt động thực
hiện pháp luật. Đặc trưng nổi bật của lối sống đô thị là tính tích cực chính trị xã hội ở đô
thị tương đối cao. Cư dân đô thị có nhiều điều kiện tiếp xúc với các thông tin chính trị xã
hội và tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội lớn mà phần nhiều được tổ chức tại các
đô thị. Các phong trào có sức huy động quần chúng ở các đô thị thường diễn ra nhanh
hơn so với vùng nông thôn. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển ý
thức pháp luật và các hình thức thực hiện pháp luật.
Tuy nhiên, về phương diện xã hội, đô thị là nơi tập trung các phần tử xấu trong xã
hội nhiều nhất tại các vùng, đó là những người lang thang, kẻ bụi đời, thậm chí là những
người đang phạm tội trốn tránh pháp luật; chính vì thế, đây cũng là môi trường phát sinh
nhiều loại tệ nạn xã hội và tệ nạn nhiều khi ở mức báo động, gây khó khăn trong công tác
quản lý xã hội và hoạt động thực thi, bảo vệ pháp luật. 4 lOMoARcPSD|45315597
Lối sống nông thôn là lối sống mang tính cộng đồng rất cao và rất chặt chẽ, liên kết
các thành viên trong làng xã lại với nhau, mỗi người đều hướng tới những người khác.
Tính cộng đồng, trước hết, được coi là điều kiện thuận lợi đối với hoạt động thực hiện
pháp luật. Bằng ý thức cộng đồng, nó giúp cho các cán bộ pháp luật dễ dàng hơn trong
việc phổ biến, tuyên truyền và thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước đến đông đảo người dân nông thôn.
Bên cạnh đó, sức mạnh của tinh thần đoàn kết giúp cho các cơ quan hành chính, tư
pháp hoàn thành tốt các nhiệm vụ thực thi và bảo vệ pháp luật. khi truyền thống dân chủ
làng xã được phát huy, người dân cởi mở, thẳng thắn tham gia ý kiến về những cái được
và cái chưa được trong hoạt động thực hiện pháp luật.
Tuy nhiên, sự đề cao tính cộng đồng và chủ nghĩa tập thể dễ dẫn cán bộ làm công tác
thực thi và bảo vệ pháp luật đến việc đánh mất ý thức về con người cá nhân. Chính điều
này làm hạn chế năng lực sáng tạo sự chủ động và quyết đoán của họ trong điều hành,
giải quyết các công việc chung; từ đó, ảnh hưởng đến hoạt động thực hiện pháp luật.
Quan hệ dòng họ, thân tộc trong điều kiện xã hội hiện nay nhất là nông thôn cũng
đang bộc lộ những tác động tiêu cực và tích cực của nó đối với công tác thực hiện pháp
luật. Các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên đăng tải các thông tin về các sự
kiện hiện tượng pháp luật xảy ra trong xã hội, hoạt động thực hiện pháp luật của các tầng
lớp xã hội và của các cơ quan chức năng, nêu lên những tấm gương điển hình người tốt
việc tốt trong việc thực hiện pháp luật… những thông tin đó ở chừng mực khác nhau tác
động đến suy nghĩ nhận thức và hành vi của mỗi con người, khiến cho họ thực hiện pháp luật tốt hơn.
Dư luận xã hội có tác động mạnh mẽ tới hoạt động thực hiện pháp luật. Dư luận xã
hội gắn liền với ý chí của cộng đồng của nhóm xã hội nên nó có tác động mạnh mẽ đến
suy nghĩa và hành động của các cá nhân. Trong một chừng mực nhất định người ta có thể
không sợ sự trừng phạt của pháp luật khi thực hiện những hành vi sai trái, phạm pháp
nhưng lại sợ sự phê phán lên án của dư luận xã hội - một thứ bất thành văn. Trong điều
kiện xã hội có nền dân chủ rộng rãi, dư luận xã hội được coi là phương tiện kiểm tra xã
hội đối với ý thức pháp luật và hành vi pháp luật của mỗi người. Dưới áp lực của dư luận
xã hội, mỗi người luôn phải xem xét, suy nghĩ, kiểm định trước khi thực hiện một hành vi
pháp luật nào đó. Những câu hỏi luôn phải được mỗi người đặt ra về cái đúng sai, nên 5 lOMoARcPSD|45315597
hay không nên… Nhờ đó, ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật trong mỗi chủ thể cũng
được nâng lên một bước…
Ba là, lối sống và nếp sống hình thành từ phong tục tập quán đời thường.
Liên quan và nằm trong cấu trúc của khái niệm lối sống có khái niệm nếp sống và lẽ
sống. So với lối sống, khái niệm nếp sống hẹp hơn nhưng tính ổn định cao hơn. Nếp sống
là những hành vi được lặp đi lặp lại nhiều lần, trở thành nếp, thành thói quen và trong
một xã hội nó có thể trở thành phong tục tập quán nếu được mọi người chấp nhận và tuân
thủ như một giá trị. Trong khi đó khái niệm lẽ sống nói đến ý thức, lý tưởng của con
người khi lựa chọn một cách sống nào đó.
Lối sống có thể là cơ sở đầu tiên để hình thành lẽ sống nhưng đến lượt nó, lẽ sống lại
dẫn dắt lối sống bằng ánh sáng trí tuệ của nó. Lẽ sống trả lời câu hỏi: sống để làm gì?
sống vì cái gì? Tức là nó biểu đạt một quan niệm sống, một lý tưởng sống, một thái độ
lựa chọn định hướng giá trị cuộc sống của bản thân. Nó chứa đựng trong đó cả mục đích,
động cơ, nhu cầu và lý tưởng sống của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc trong một giai đoạn phát
triển nhất định của lịch sử. Trong đời sống hằng ngày, lối sống biểu hiện diện mạo của
một con người hoặc một nhóm người. Nó mang những yếu tố đặc trưng cho một kiểu
sống nào đó, chính vì vậy mà người ta thường dùng hai khái niệm văn hóa và lối sống đi
liền nhau, có thể là văn hóa lối sống hoặc lối sống văn hóa.
Chẳng hạn, lối sống nông thôn không giống đô thị; lối sống dân tộc thiểu số không
giống người Kinh; lối sống người nông dân không giống người công nhân, không giống
giới trí thức… Tuy nhiên, không nên đồng nghĩa lối sống nào cũng đều là lối sống văn
hóa, nếu như những biểu hiện trong hành vi không mang những phẩm chất tốt đẹp. Với
bản chất như vậy, lối sống có tác động nhất định vào các hoạt động xã hội ở cả 2 chiều
hướng tích cực và tiêu cực, trong đó có luật pháp với tư cách là những chế định bắt buộc.
Suy cho cùng, sự tác động này nói đến mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa và pháp luật.
Từ khi xã hội loài người hình thành, để quản lý xã hội thì phải có những quy định,
chế ước, khế ước xã hội. Những định chế này, ban đầu có thể tồn tại trong dân gian,
truyền miệng (bất thành văn), nhưng sau này đã được văn bản hóa (thành văn) ở nhiều
hình thức, trong đó hình thức chặt chẽ nhất là pháp luật. 6 lOMoARcPSD|45315597
3. Một ví dụ cụ thể về việc yếu tố văn hóa, đời sống tác động đến hoạt động thực hiện pháp luật
Hiện nay tại Việt Nam, ở một số địa phương đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số vẫn còn xuất hiện nhiều các phong tục tập quán,
những mê tín dị đoan và một trong số đó là phong tục tảo hôn.
Theo điểm a, khoản 1, điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì “Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả
2 bên chưa đủ tuổi kết hôn, cụ thể là nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên”.
Tảo hôn không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây ra hậu quả rất lớn đối với cá nhân, gia đình và xã hội. Dù đã bị pháp luật
nghiêm cấm nhưng ở một số dân tộc thiểu số ở nước ta vẫn lén lút cho con em lấy vợ, lấy chồng trong độ tuổi nhà nước chưa quy
định. Tảo hôn sẽ làm chất lượng dân số suy giảm, suy thoái nòi giống, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực và là một trong
những lực cản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ xã hội và sự phát triển bền vững của nước ta, đặc biệt hơn nữa nó tác
động mạnh mẽ đến việc thực hiện pháp luật của các vùng khác. lOMoARcPSD|45315597 KẾT LUẬN
Việc ban hành nhiều đạo luật là rất quan trọng nhưng quan trọng hơn là phải làm cho pháp luật phát huy tác dụng tích cực
trong cuộc sống. Thực hiện pháp luật là khâu quan trọng để các đạo luật, các văn bản quy phạm pháp luật đi vào thực tế cuộc sống.
Nó phải được thển hiện dưới các hình thức thông qua các quy định chặt chẽ của pháp luật. Thực hiện pháp luật đạt hiệu quả là góp
phần thúc đẩy xã hội phát triển, ổn định tình hình chính trị của đất nước trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Thực hiện pháp luật là quá trình phức tạp, phải được nhạn thức đúng, tiến hành đồng bộ là một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay. 9