Pháp luật đại cương - Bài 1: Những vấn đề cơ bản về nhà nước | Học viện phụ nữ Việt Nam
Pháp luật đại cương - Bài 1: Những vấn đề cơ bản về nhà nước | Học viện phụ nữ Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (DC03)
Trường: Học viện Phụ nữ Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
BÀI I: Những vấn đề cơ bản về nhà nước
I. Nguồn gốc của nhà nước: 1. Nguồn gốc nhà nước
* Học thuyết phi Mác xít:
- Thuyết thần quyền - Nhà nước do thần linh, do thượng đế tạo ra.
- Thuyết khế ước xã hội.
* Học thuyết của chủ nghĩa Mác Lê-nin:
- Tiền đề về kinh tế: Có tư hữu về tư liệu sản xuất.
- Tiền đề về xã hội: Có sự phân chia giai cấp, mâu thuẫn giai cấp sâu sắc.
+ Khi có công hữu về tư liệu sản xuất sẽ không có mâu
thuẫn sâu sắc vì con người cùng
làm chung và cùng hưởng chung.
+ Khi của cải dư thừa dẫn đến mâu thuẫn trong lợi ích
thì sẽ có sự phân chia giai cấp.
+ Mâu thuẫn giai cấp không điều hòa được sẽ có đấu tranh.
+ Giai cấp thắng lợi sẽ lập ra bộ máy để trấn áp giai
cấp bị trị để bảo vệ quyền lợi của mình . => Nhà nước
2. Đặc điểm của nhà nước:
- Nhà nuớc ra đời mang tính khách quan.
- Nhà nước luôn vận động thay đổi và có thể tiêu
vong khi các điều kiện cho sự tồn
tại của nhà nước không còn.
3. Bản chất của nhà nước: 3.1: Tính giai cấp:
- Nhà nước chỉ ra đời khi có sự xuất hiện mâu
thuẫn giai cấp và mâu thuẫn đó không điều hòa được.
- Nhà nước do giai cấp thống trị tổ chức ra, nhà
nước lập ra một bộ máy để bảo vệ
quyền và lợi ích của giai cấp thống trị.
- Giai cấp thống trị thực hiện sự thống trị của
mình qua 3 loại quyền lực: Kinh tế, chính trị, tư tưởng.
VD: Trong xã hội chủ nô. 3.2. Tính xã hội:
- Bảo vệ lợi ích của các tầng lớp khác trong xã hội.
- Thực hiện chức năng quản lý nhằm duy trì trật tự
xã hội và đảm bảo lợi ích chung.
- Nhà nước là chủ thể chủ yếu quản lý các mặt của
đời sống xã hội về kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội,,, đảm bảo xã hội ổn định và phát triển.
4. Các đặc trưng cơ bản của nhà nước:
4.1. Thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt:
- Nhà nước lập ra một bộ máy, một hệ thống
mang tính chất đặc trưng, hình
thành lớp người tách biệt khỏi xã hội, thể hiện ở chỗ
họ không trực tiếp tạo ra của cải, vật chất,,,
4.2. Phân chia và quản lý dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ:
- Nhà nước phân chia dân cư và quản lý dân cư
theo đơn vị hành chính lãnh thổ nhất định.
VD: Thời công xã nguyên thủy dân cư hình thành
bộ lạc, thị tộc dựa trên cơ sở huyết thống.
- Ngày nay 1 số nước phân chia thành các bang,
tiểu bang; 1 số nước phân chia
dân cư thành các tỉnh, thành phố, huyện, xã,,,
4.3. Nhà nước có chủ quyền quốc gia:
- Nhà nước có quyền làm chủ các chính sách đối
nội, đối ngoại của quốc gia mình
mà không quốc gia nào khác có quyền can thiệp tới.
VD: Đất nước ra trước năm 1945, thời Pháp thuộc,,,
4.4. Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật:
- Pháp luật là công cụ quản lý chủ yếu nhất của mỗi nhà nước.
- Bằng pháp luật thì nhà nước sẽ tạo ra một trật tự chung trong xã hội.
- Tùy vào điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội khác
nhau thì pháp luật của mỗi quốc gia khác nhau.
VD: Trong lĩnh vực giao thông ở Việt Nam và Anh.
Lĩnh vực hôn nhân gia đình ở Việt Nam và
các nước theo đạo Hồi.
4.5. Nhà nước ban hành và tổ chức thu thuế bắt buộc:
- Thuế là nguồn thu chủ yếu để nộp vào ngân sách nhà nước.
- Thuế dùng để chi trả cho các hoạt động chung trong xã hội.
VD: Xây dựng trường lớp, cầu cống, đường sá, chi
trả cho an sinh xã hội.