Pháp luật về các loại hình thương nhân và phá sản - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế
Pháp luật về các loại hình thương nhân và phá sản - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật kinh tế(HDLH)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
PHÁP LUẬT VỀ
CÁC LOẠI HÌNH THƯƠNG NHÂN VÀ PHÁ SẢN
Anh/ chị hãy vận dụng các quy định pháp luật Việt Nam
hiện hành để giải quyết các câu hỏi sau:
1. Phần NHẬN ĐỊNH Đúng/Sai và Giải Thích(3 điểm):
1. Mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết có giá trị như nhau. => Nhận định: Sai
=> Giải thích: Căn cứ theo Điểm a Khoản 1 Điều 181 Luật
Doanh Nghiệp thì các thành viên hợp danh thì phiếu biểu quyết
của các thành viên hợp danh có giá trị bằng nhau hay không
còn phụ thuộc vào quy định tại Quy định & Điều lệ của công ty.
=> Cơ Sở Pháp Lý: Điểm a Khoản 1 Điều 181 Luật Doanh Nghiệp 2020
2. Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Toà
án chỉ có thể xem xét quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản. =>
3. Giám đốc hợp tác xã phải là thành viên hợp tác xã. => Nhận định: Sai
=> Giải thích: Căn cứ theo Khoản 3 Điều 38 Luật Hợp tác xã
2012 thì Giám đốc của hợp tác xã không nhất thiết phải là
thành viên của Hợp tác xã mà có thể người ở ngoài Hợp tác xã
được Hợp tác xã thuê. Như vậy nhận định trên là sai vì không
chỉ thành vên của hợp tác xã mới có thể trở thành Giám đốc.
=> Cơ Sở Pháp Lý: Khoản 3 Điều 38 Luật Hợp Tác Xã 2012
4. Doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều con dấu tuỳ
theo quyết định của doanh nghiệp đó. => Nhận định: Đúng
=>Giải thích: Căn cứ theo Điều 43 Luật Doanh Nghiệp 2020
thì Doanh Nghiệp có thể tự quyết định hình thức con dấu, nội
dung con dấu, số lượng con dấu của Doanh Nghiệp. Do vậy,
Doanh Nghệp có thể làm nhều hơn 1 con dấu.
=>Cơ Sở Pháp Lý: Điều 43 Luật Doanh Nghiệp 2020
5. Cá nhân chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài
chính của công ty trong phạm vi tài sản của mình. Nhận định Đúng.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020, thì chủ
sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chịu
trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công
ty trong phạm vy vốn góp của mình.
6. Thành viên hợp danh đương nhiên có quyền tham gia
quản lý, điều hành công ty hợp danh. Nhận định đúng.
Căn cứ theo Điều 181 Luật doanh nghiệp 2020 thì thành viên
hợp danh đương nhiên có quyền tham gia vào việc quản lý
cũng như là việc điều hành công ty hợp danh.
Câu 2. Phần LÝ THUYẾT & LÝ LUẬN(4 điểm)
1. Có ý kiến cho rằng “Nếu được so sánh với pháp luật công
ty các nước, quy định về quyền yêu cầu mua lại phần vốn
góp/ cổ phần của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn/
cổ đông trong công ty cổ phần theo pháp luật doanh
nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự thấu đáo và hoàn
chỉnh.” Anh/ chị hãy xác định, phân tích những khía cạnh
pháp lý chưa hoàn thiện này và đưa ra các kiến nghị cụ
thể để bổ khuyết. (2 điểm). Cơ sở pháp lý:
Điều 51 Luật Doanh nghiệp 2020
Việc quy định công ty tnhh 2 thành viên trở lên có nghĩa vụ
mua lại phần vốn góp của thành vien là khi thỏa mãn được
các điều kiện thanh toán. Tuy nhiên, Tuy nhiên, việc không
thỏa mãn điều kiện “nếu ngay sau khi thanh toán hết phần
vốn góp được mua lại, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ
các khoản nợ” không nên là yếu tố xóa bỏ nghĩa vụ mua lại
của công ty mà chỉ nên là yếu tố để công ty không tiến hành
thanh toán phần góp vốn ngay sau khi có quyết định mua lại.
Không ràng buộc trách nhiệm của công ty chứng minh,
giải trình cho thành viên có yêu cầu mua lại về việc thanh
toán phần vốn góp sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng thanh
toán nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty (mặc dù có
khả năng nhưng không muốn mua lại) có thể “né” nghĩa vụ
mua lại với lý do đơn thuần là không đảm bảo được việc
thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ khác. Và ở Điều 49
Luật Doanh nghiệp 2020, thì chỉ có thành viên và nhóm
thành viên sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên mới được quyền
kiểm tra, xem xét, tra cứu sổ ghi chép và theo dõi các giao
dịch, sổ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm của công ty.
Như vậy, những thành viên sở hữu tỷ lệ thấp hơn 10% vốn
điều lệ sẽ rất khó đánh giá được khả năng thanh toán của
công ty khi công ty không thực hiện việc mua lại phần vốn góp khi họ có yêu cầu. Kiến nghị:
Cần bảo đảm được ý nghĩa cốt lõi của quyền yêu cầu công
yêu mùa lại phần góp vốn đối với lợi ích của thành viên: khi
thành viên đã rơi vào các trường hợp phát sinh quyền yêu
cầu công ty mua lại phần vốn góp, đã tuân thủ đúng hình
thức, quy trình và thời hạn thực hiện yêu cầu theo Luật định
thì công ty phải có nghĩa vụ mua lại. Một bên có quyền thì
đối ứng với bên kia là nghĩa vụ, việc công ty không mua lại
đồng phần vốn góp đồng nghĩa với việc chối bỏ quyền của
thành viên. Nếu việc thanh toán phần vốn góp được mua lại
ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các khoản nợ và nghĩa
vụ khác của công ty thì công ty có thể không thực hiện việc
thanh toán ngay thời điểm đó mà có thể thực hiện khi nào
tình hình tài chính của công ty cho phép. Nghĩa vụ mua lại
của công ty không nên được bãi bỏ khi công ty nhất thời
chưa đảm bảo được khả năng thanh toán, chỉ khi nào công ty
bị mất khả năng thanh toán (theo quy định của Luật Phá sản)
hoặc thành viên chủ động từ bỏ yêu cầu mua lại thì khi có
công ty mới không còn nghĩa vụ này.
Cần sửa đổi Điều 51 Luật Doanh nghiệp 2020 hoặc ban hành
văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp năm 2020
nhằm bổ sung trách nhiệm của công ty chứng minh, giải
trình về việc không đáp ứng được điều kiện thanh toán phần
vốn góp được yêu cầu mua lại. Điều này sẽ giúp cho thành
viên vừa hiểu được tình hình của công ty vừa chủ động đưa
ra các quyết định hoặc tiến hành các cách thức khác để bảo
vệ quyền lợi của chính mình.
Điều 132 Luật Doanh nghiệp 2020
Thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cổ đông
về việc mua lại số cổ phần là quá dài để giải quyết việc mua
lại cổ phần, bởi lẽ việc cổ đông yêu cầu công ty mua lại cổ
phần là khi cổ đông đó không muốn gắn bó tiếp tục với công ty nữa.
Nếu hai bên không thỏa thuận được về giá cả, và Điều luật
không đề cập đến việc đối tượng nào sẽ thanh toán cho các
tổ chứ hay công ty thẩm định về giá sẽ dẫn đến việc tranh chấp giữa hai bên. Kiến nghị:
Xây dưng rõ cơ chế đàm phán, quy định rõ về đối tượng sẽ
thanh toán công ty, tổ chức thẩm định giá và rút ngắn thời
gian yêu cầu mua lại cổ phần.
Cung cấp rõ hướng dẫn về quy trình mua lại cổ phần.
2. Anh/ chị hãy phân tích hậu quả pháp lý về tài sản của nhà
đầu tư cổ phiếu và trái phiếu trong trường hợp công ty cổ
phần bị Toà án ra quyết định tuyên bố phá sản. (1 điểm).
Hậu quả pháp lý tài sản của nhà đầu tư cổ phiếu:
Thứ nhất, khi mua cổ phiếu nhà đầu tư sẽ trở thành thành viên
của công ty dẫn đến việc chịu nhiều rủi ro hơn so với nhà đầu tư mua trái phiếu.
Thứ hai, lợi nhuận từ cổ phần dễ mất đi vì nó phụ thuộc vào giá
trị lợi nhuận của kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Hậu phả pháp lý tài sản của nhà đầu tư trái phiếu:
Khi mua trái phiếu nhà đầu tư sẽ trở thành chủ nợ không
đảm bảo của doanh nghiệp mà căn cứ theo điểm d Khoản 1
Điều 54 Luật phá sản 2014 thì chủ nợ không đảm bảo có thứ
tự đứng cuối gây bất lợi về nhiều mặt. Nhà đầu từ chỉ có thể
hoàn một phần hoặc một toàn bộ số vốn đã đầu tư.
3. Vì sao cá nhân không là đối tượng áp dụng của pháp luật
phá sản Việt Nam? (1 điểm)
Căn cứ theo Khoản 2 và Khoản 3 Luật Phá sản 2014, thì Luật
Phá sản chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã,
các tổ chức tín dụng và luật phá sản được thiết kế để giải
quyết các tình trạng nợ của các doanh nghiệp là tổ chức,
không phải để xử lý nợ cho cá nhân. Và hơn hết, các nghĩa vụ
hay cách để giải quyết nợ của cá nhân được quy định trong
các văn bản pháp luật khác. Ví dụ, Luật Dân sự 2015.
Câu 3. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG (3 điểm)
1. Bà H muốn thành lập một doanh nghiệp kinh doanh ngành
may. Nguyện vọng của H như sau:
+ Doanh nghiệp được thành lập không cần đầu tư nhiều vốn, về
sau được linh hoạt trong việc tăng, giảm vốn, sử dụng vốn và
lợi nhuận của doanh nghiệp.
+ Thủ tục thành lập đơn giản, nhất là thủ tục liên quan đến tài sản.
Được tự chủ trong quản lý và điều hành doanh nghiệp.
Không bị chia sẻ quyền lực và lợi nhuận
Căn cứ vào các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, anh/chị
hãy tư vấn cho bà H lựa chọn loại hình doanh nghiệp thích hợp nhất. (1 điểm).
=> Căn cứ vào các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành và
các nguyện vọng của bà H thì loại hình doanh nghiệp phù hợp
với bà là Doanh nghiệp tư nhân.
2. Công ty X được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
ngày 02/02/2016. Năm 2018, Công ty X vay của ngân hàng
thương mại cổ phần Y (TMCP Y) 500 triệu (khoản vay này được
bảo đảm toàn bộ bằng một bất động sản trị giá 2 tỷ) với thời
hạn vay là 1 năm. Đến 02/02/2022, do công ty X chỉ mới trả
được 100 triệu nên ngân hàng TMCP Y đã nộp đơn yêu cầu mở
thủ tục phá sản đến Toà án có thẩm quyền.(2 điểm)
a. Toà án sẽ giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản của ngân hàng Ý như thế nào?
=> Căn cứ theo điểm a Khoản 1 Điều 35 Luật Phá sản 2014 thì
Toàn án sẽ trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Vì ngân
hàng thương mại cổ phần Y là chủ nợ có đảm bảo nên không
thể nộp đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản.
b. Ngay sau khi ngân hàng TMCP Y nộp đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản, Công ty X đã thanh toán khoản nợ 500 triệu cho ngân
hàng và ngân hàng Y đã rút đơn. Tuy nhiên, đến tháng 05/2022,
do tình hình công ty quá khó khăn, dân đến tình trạng mất khả
năng thanh toán nên người đại diện theo pháp luật của công ty
X đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đến Toà án có thẩm
quyền. Toà án đã yêu cầu nộp lệ phí phá sản, i sản, tạm ứng chỉ
khí phá sản nhưng công ty X đã không nộp lệ 1/2 phí phá sản,
tạm ứng chi phí phá sản theo yêu cầu của Toà án.
Toà án sẽ giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản của người đại
diện theo pháp luật của công ty X như thế nào?
=>Tòa án tuy bố phá sản trong trường hợp công ty X không
còn tài sản trong trường hợp đặt biệt.