Phát kiến của Vasco de Gama - Lịch sử văn minh thế giới | Đại Học Hà Nội
Phát kiến của Vasco de Gama - Lịch sử văn minh thế giới | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử văn minh thế giới (lsvmtg)
Trường: Đại học Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Phát kiến của Vasco de Gama (1498)
Vào ngày 20/05/1498, nhà thám hiểm Bồ Đào Nha Vasco de Gama đã trở thành người
châu âu đầu tiên đến Ấn Độ qua Đại Tây Dương,khi ông đến Calicut trên bờ biển Malabar.
Tháng 07/1497 Da Gama khởi hành từ Lisbon,Bồ Đào Nha rồi đi quanh Mũi Hảo Vọng,
và đậu tại Malindi trên bờ biển phía đông châu Phi.
Với sự trợ giúp của một thương gia người Ấn mà ông gặp ở đó ,Da Gama đã vượt qua Ấn
Độ Dương.Nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha đã không được chào đón nồng nhiệt bởi
các thương gia người Hồi Giáo ở thành Calicut,năm 1499,ông đã phải chiến đấu tìm
đường ra khỏi cảng để trở về nhà.
Năm 1502, ông chỉ huy một hạm đội tàu đến Calicut để trả thù cuộc tàn sát các nhà thám
hiểm người Bồ Đào Nha và đã chiến thắng cư dân bản địa .Năm 1542,ông được chuyển
làm tổng trấn ở Ấn Độ,nhưng ông đã bị ốm và qua đời ở Cochin.
Phát kiến của Christophe Colomb (1492):
Columbus rời khỏi cảng Palos ở Tây Ban Nha vào chiều ngày 3/8/1492 với 3 chiếc tàu có
tên là Nina, Pinta và Santa Maria. Ông dừng lại ở đảo Canary để lấy đồ tiếp tế và sửa
chữa tàu rồi vào ngày 6/9, nhổ neo tiếp tục cuộc hành trình đã trở thành một trong những
chuyến đi đậm chất sử thi nhất trong lịch sử.
Tương truyền rằng, thời gian cuối trong chuyến đi kéo dài 5 tuần này, đội ngũ thủy thủ
của ông trở nên sợ hãi đến nỗi họ đe dọa nổi dậy chống đối ông. Nhưng theo Ruggero,
Columbus chắc chắn việc mình làm đến mức ông nói với các thủy thủ rằng, họ có thể
tống khứ ông “theo bất cứ cách nào mà họ cảm thấy hài lòng”, nếu như họ không tới
được điểm đến trong vòng 3 ngày.
Cuối cùng vào 2 giờ sáng ngày 12/10, một thủy thủ trên con tàu Pinta đã nhìn thấy đất
liền mà đó là Bahamas hiện nay, nhưng Columbus đặt tên là San Salvador.
Ba tháng sau, Christopher Columbus và đoàn tàu của ông đã đi vòng vo qua các vùng
biển đảo xa lạ thuộc Bahamas, Cuba và Hispaniola, một Tân thế giới rộng lớn đã hé lộ.
Ngày 16/1/1493, ông quyết định cho đoàn tàu trở về mang theo nhiều sản vật thu thâ ip
được từ các vùng đất đã đi qua. Về Tây Ban Nha, ông được nhà vua đón tiếp long trọng
và ban tước hiệu "Don Cristobal Colon".
Lòng đam mê thám hiểm và cả vinh quang, tiền bạc từ chuyến đi đầu tiên đã thôi thúc
ông tiếp tục lên đường. Tháng 9/1493, Colombo ra đi lần thứ hai và sau 21 ngày thuận
gió, ông đến được phía Bắc của quần đảo Windward ngày nay, ông đặt tên quần đảo là
Dominica, theo tiếng Ý là ngày Chủ Nhật - ngày nhìn thấy đảo. Sau đó Colombo đến
Puerto Rico, Jamaica và khám phá ra hàng loạt đảo mới: Santa Maria de Guadalupe,
Santa Maria de Monserrate (Montserrat), Santa Cruz (nay là đảo St. Croix),
Tháng 5 năm 1498, ông lại rời Tây Ban Nha, ra đi lần thứ ba, lần này hướng về phía Nam
nhiều hơn. Trong kỳ thám hiểm này, nhà hàng hải đã tới đảo Trinidad, đặt chân lên đồng
bằng Orinoco, khảo sát vịnh Paria và nhận ra rằng đây phải là một lục địa rất lớn.
Trong chuyến đi lần thứ tư vào mùa hè năm 1502, Christopher Columbus đã tới
Honduras mà ông tưởng lầm là bán đảo Mã Lai, khám phá ra Nicaragua và Costa Rica.
Dù không phải là người châu Âu đầu tiên đặt chân đến châu Mỹ, nhưng bằng 4 chuyến
thám hiểm của mình, Colombo đã đem một châu lục mới đặt vào trang sử của lịch sử nhân loại.
Cuộc hành trình vòng quanh thế giới của Magellan ( 1519 – 1522)
-Cuộc thám hiểm của Magellan chẳng những đến Châu Mỹ mà đi qua Thái Bình Dương
đê tới quần đảo vùng Đông Nam Á là Philippines. Tháng 4/1521, Magellan chết trong 1
cuộc đụng độ với các bộ lạc bản xứ tại Philippines, Bác bốt được cử làm chỉ huy đoàn
tiếp tục hành trình vào Đông Nam Á vượt Ấn Độ Dương vòng lại Châu Phi vào lại Đại
Tây Dương về Thái Bình Dương vào tháng 9/1522.
- Với cuộc hành trình này người ta có thể chứng minh 1 cách không chối cãi được rằng
đây là 1 quả cầu mà con người có thể đi vòng quanh được.
- Đánh giá công lao của Magellan: đã hoàn thành 1 cách triệt để những thành tựu của các
nhà hàng hải Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha trong hành trình tìm ra những con đường biển đi
sang Phương Đông. Đây là chuyến đi của ông ở 1 mức độ nhất định đã tổng kết những
phát hiện có tính chất cục bộ của các nhà thám hiểm trước đó.