Phiếu bài tập học phần - Kinh tế chính trị Mác Lênin | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế cónhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữvai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu

Thông tin:
4 trang 2 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phiếu bài tập học phần - Kinh tế chính trị Mác Lênin | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế cónhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữvai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

56 28 lượt tải Tải xuống
PHIẾU BÀI TẬP HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN
(Buổi 7)
Cho biết nhận định sau đây là đúng hay sai và giải thích.
1. Kinh tế thị trường định hướng hội chủ nghĩa Việt Nam vừa mang
tính phổ biến, vừa mang tính đặc thù.
Đúng
Giải thích:
Tính phổ biến:
Kinh tế thị trường định hướng hội chủ nghĩa Việt Nam nền kinh tế
nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ
vai trò chủ đạo, kinh tế nhân một trong những động lực quan trọng. Các
chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng hợp tác cạnh tranh cùng nhau
phát triển theo pháp luật. Mỗi thành phần kinh tế đều là một bộ phận cấu thành
của nền kinh tế quốc dân. Chỉ như vậy mới thể khai thác hiệu quả nguồn
lực kinh tế phát huy được tiềm năng to lớn của các thành phần kinh tế vào sự
phát triển chung của đất nước nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần ngày
càng tăng của tầng lớp nhân dân.
Tính đặc thù:
Thứ nhất, đó là mô hình kinh tế thị trường hỗn hợp, vừa vận hành theo cơ
chế thị trường, vừa có sự điều tiết của nhà nước.
Thứ hai, hình kinh tế thị trường với đa dạng các hình thức sở hữu
và đa dạng các thành phần kinh tế; đất đai thuộc sở hữu toàn dân.
Thứ ba, việc phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở
Việt Nam được thực hiện trên nguyên tắc “chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu
quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân
phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội”.
Thứ tư, nền kinh tế thị trường do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo,
nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam quản lý, điều tiết vì mục tiêu “dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
2. Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam có nhiều thành phần kinh tế, trong đó
thành phần kinh tế tư nhân giữ vai trò chủ đạo.
Sai
Giải thích: Nền kinh tế thị trường Việt Nam nhiều thành phần kinh tế,
trong đó thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, thành phần kinh tế
nhân giữ vai trò động lực.
3. Các quan hệ lợi ích kinh tế trong nền kinh tế thị trường vừa thống nhất,
vừa mâu thuẫn với nhau.
Đúng
Giải thích:
Sự thống nhất trong các quan hệ lợi ích kinh tế trong nền kinh tế thị
trường: Khi các chủ thể kinh tế hành động vì mục tiêu chung hoặc các mục tiêu
thống nhất với nhau thì các lợi ích kinh tế của các chủ thể đó thống nhất với
nhau.
Sự mâu thuẫn trong các quan hệ lợi ích kinh tế trong nền kinh tế thị
trường: Các chủ thể kinh tế thể hành động theo những phương thức khác
nhau để thực hiện các lợi ích của mình. Khi có mâu thuẫn thì lợi ích này thể
sẽ ngăn cản, thậm chí làm tổn hại đến các lợi ích khác.
4. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng nội dung chủ yếu của hình
Công nghiệp hóa của Nhật Bản và các nước công nghệ mới NICs.
Sai
Giải thích: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng là nội dung của mô hình CNH
kiểu Liên Xô. Chiến lược CNH của Nhật và các nước NICS công nghiệp hoá
gắn với hiện đại hoá, kết công nghiệp hóa rút ngắn, đẩy mạnh xuất khẩu, phát
triển sản xuất trong nước và tận dụng lợi thế khoa học của các nước đi trước.
5. Cách mạng công nghiệp góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất hội
phát triển.
Đúng
Giải thích:
Lực lượng dản xuất bao gồm tư liệu sản xuất và nhân lực
Về liệu sản xuất, máy móc ra đời thay cho lao động thủ công cho đến
sự ra đời của máy tính điện tử, chuyển nền sản xuất sang tự động hoá, tài sản cố
định thường xuyên đổi mới, quá trình tập trung hóa sản xuất được đẩy nhanh.
Về nhân lực, đặt ra đòi hỏi chất lượng ngày càng cao mặt khác tạo
điều kiện cho phát triển nguồn nhân lực: điều kiện giao lưu với thế giới
thông qua việc trao đổi chuyên gia, hợp tác khoa học chuyển giao công
nghệ,...
6. CNH, HĐH Việt Nam quá trình chuyển đổi các hoạt động sản xuất
từ sử dụng sức lao động thủ côngchính sang sử dụng một cách phổ biến
lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại.
Đúng
Giải thích: CNH, HĐH quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt
động sản xuất kinh doanh, dịch vụ quản kinh tế - hội, từ sử dụng sức
lao động thủ công chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với
công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển
của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao động
xã hội cao.
7. Vốn tài nguyên thiên nhiênnguồn lực hàng đầu thúc đẩy quá trình
công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam.
Đúng
Giải thích:
Vốn có vai trò rất quan trọng, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng
CNH - HĐH; góp phần làm tăng doanh số xuất nhập khẩu mở rộng quan hệ
kinh tế quốc tế; tạo điều kiện áp dụng khoa học - kỹ thuật - công nghệ mới, góp
phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên là một trong những nhân tố sản xuất cổ điển,
những nguồn tài nguyên quan trọng nhất đất đai, khoáng sản đặc biệt dầu
mỏ, rừng nguồn nước. Biển Việt Nam đa dạng các chủng loài chất lượng
cao, thêm vào đó trữ lượngrất lớn. Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi với hệ
thống sông ngòi chằng chịt, nguồn nước ngọt của Việt Nam chiếm 2% tổng
lượng dòng chảy của các sông trên thế giới. Ngoài ra, Việt Nam còn các mỏ
khoáng sản có giá trị trải dài từ Bắc đến Nam, với nguồn dầu hỏa và khí đốt dồi
dào, nguồn tài nguyên du lịch rất phong phú đa dạng thu hút đông đảo du khách.
8. Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế trở thành
xu thế tất yếu khách quan đối với các quốc gia trên thế giới.
Đúng
Giải thích: Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế trở
thành xu thế tất yếu khách quan đối với các quốc gia trên thế giới là bởi:
Thứ nhất, do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế.
Toàn cầu hóa quá trình tạo ra liên kết sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng
tăng giữa các quốc gia trên quy toàn cầu. Toàn cầu hóa kinh tế đã lôi cuốn
tất cả các nước vào hệ thống phân công lao động quốc tế, các mối liên hệ quốc
tế của sản xuất trao đổi ngày càng gia tăng, khiến cho nền kinh tế của các
nước trở thành một bộ phận hữukhông thể tách rời nền kinh tế toàn cầu.
Trong toàn cầu hóa kinh tế, các yếu tố sản xuất được lưu thông trên phạm vi
toàn cầu. Do đó, nếu không hội nhập kinh tế quốc tế, các nước không thể tự
đảm bảo được các điều kiện cần thiết cho sản xuất trong nước. Hội nhập kinh tế
quốc tế tạo ra hội để các quốc gia quyết những vấn đề toàn cầu đã đang
xuất hiện ngày càng nhiều, tận dụng được các thành tựu của cách mạng Công
nghiệp, biến nó thành động lực cho sự phát triển.
Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế phương thức phát triển phổ biến của
các nước, nhất là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay.
| 1/4

Preview text:

PHIẾU BÀI TẬP HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN (Buổi 7)
Cho biết nhận định sau đây là đúng hay sai và giải thích.
1. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam vừa mang
tính phổ biến, vừa mang tính đặc thù.
Đúng Giải thích:
Tính phổ biến:
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế có
nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ
vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng. Các
chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng hợp tác cạnh tranh cùng nhau
phát triển theo pháp luật. Mỗi thành phần kinh tế đều là một bộ phận cấu thành
của nền kinh tế quốc dân. Chỉ có như vậy mới có thể khai thác hiệu quả nguồn
lực kinh tế phát huy được tiềm năng to lớn của các thành phần kinh tế vào sự
phát triển chung của đất nước nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần ngày
càng tăng của tầng lớp nhân dân.
Tính đặc thù:
Thứ nhất, đó là mô hình kinh tế thị trường hỗn hợp, vừa vận hành theo cơ
chế thị trường, vừa có sự điều tiết của nhà nước.
Thứ hai, là mô hình kinh tế thị trường với đa dạng các hình thức sở hữu
và đa dạng các thành phần kinh tế; đất đai thuộc sở hữu toàn dân.
Thứ ba, việc phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở
Việt Nam được thực hiện trên nguyên tắc “chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu
quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân
phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội”.
Thứ tư, là nền kinh tế thị trường do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo,
nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam quản lý, điều tiết vì mục tiêu “dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
2. Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam có nhiều thành phần kinh tế, trong đó
thành phần kinh tế tư nhân giữ vai trò chủ đạo.
Sai
Giải thích: Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam có nhiều thành phần kinh tế,
trong đó thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, thành phần kinh tế tư
nhân giữ vai trò động lực.
3. Các quan hệ lợi ích kinh tế trong nền kinh tế thị trường vừa thống nhất,
vừa mâu thuẫn với nhau.
Đúng Giải thích:
Sự thống nhất trong các quan hệ lợi ích kinh tế trong nền kinh tế thị
trường: Khi các chủ thể kinh tế hành động vì mục tiêu chung hoặc các mục tiêu
thống nhất với nhau thì các lợi ích kinh tế của các chủ thể đó thống nhất với nhau.
Sự mâu thuẫn trong các quan hệ lợi ích kinh tế trong nền kinh tế thị
trường: Các chủ thể kinh tế có thể hành động theo những phương thức khác
nhau để thực hiện các lợi ích của mình. Khi có mâu thuẫn thì lợi ích này có thể
sẽ ngăn cản, thậm chí làm tổn hại đến các lợi ích khác.
4. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng là nội dung chủ yếu của mô hình
Công nghiệp hóa của Nhật Bản và các nước công nghệ mới NICs.
Sai
Giải thích: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng là nội dung của mô hình CNH
kiểu Liên Xô. Chiến lược CNH của Nhật và các nước NICS là công nghiệp hoá
gắn với hiện đại hoá, kết công nghiệp hóa rút ngắn, đẩy mạnh xuất khẩu, phát
triển sản xuất trong nước và tận dụng lợi thế khoa học của các nước đi trước.
5. Cách mạng công nghiệp góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển. Đúng Giải thích:
Lực lượng dản xuất bao gồm tư liệu sản xuất và nhân lực
Về tư liệu sản xuất, máy móc ra đời thay cho lao động thủ công cho đến
sự ra đời của máy tính điện tử, chuyển nền sản xuất sang tự động hoá, tài sản cố
định thường xuyên đổi mới, quá trình tập trung hóa sản xuất được đẩy nhanh.
Về nhân lực, đặt ra đòi hỏi chất lượng ngày càng cao và mặt khác tạo
điều kiện cho phát triển nguồn nhân lực: có điều kiện giao lưu với thế giới
thông qua việc trao đổi chuyên gia, hợp tác khoa học và chuyển giao công nghệ,...
6. CNH, HĐH ở Việt Nam là quá trình chuyển đổi các hoạt động sản xuất
từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến
lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại.
Đúng
Giải thích: CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt
động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức
lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với
công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển
của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
7. Vốn và tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực hàng đầu thúc đẩy quá trình
công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam.
Đúng Giải thích:
Vốn có vai trò rất quan trọng, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng
CNH - HĐH; góp phần làm tăng doanh số xuất nhập khẩu và mở rộng quan hệ
kinh tế quốc tế; tạo điều kiện áp dụng khoa học - kỹ thuật - công nghệ mới, góp
phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên là một trong những nhân tố sản xuất cổ điển,
những nguồn tài nguyên quan trọng nhất là đất đai, khoáng sản đặc biệt là dầu
mỏ, rừng và nguồn nước. Biển Việt Nam đa dạng các chủng loài có chất lượng
cao, thêm vào đó trữ lượng cá rất lớn. Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi với hệ
thống sông ngòi chằng chịt, nguồn nước ngọt của Việt Nam chiếm 2% tổng
lượng dòng chảy của các sông trên thế giới. Ngoài ra, Việt Nam còn có các mỏ
khoáng sản có giá trị trải dài từ Bắc đến Nam, với nguồn dầu hỏa và khí đốt dồi
dào, nguồn tài nguyên du lịch rất phong phú đa dạng thu hút đông đảo du khách.
8. Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế trở thành
xu thế tất yếu khách quan đối với các quốc gia trên thế giới.
Đúng
Giải thích: Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế trở
thành xu thế tất yếu khách quan đối với các quốc gia trên thế giới là bởi:
Thứ nhất, do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế.
Toàn cầu hóa là quá trình tạo ra liên kết và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng
tăng giữa các quốc gia trên quy mô toàn cầu. Toàn cầu hóa kinh tế đã lôi cuốn
tất cả các nước vào hệ thống phân công lao động quốc tế, các mối liên hệ quốc
tế của sản xuất và trao đổi ngày càng gia tăng, khiến cho nền kinh tế của các
nước trở thành một bộ phận hữu cơ và không thể tách rời nền kinh tế toàn cầu.
Trong toàn cầu hóa kinh tế, các yếu tố sản xuất được lưu thông trên phạm vi
toàn cầu. Do đó, nếu không hội nhập kinh tế quốc tế, các nước không thể tự
đảm bảo được các điều kiện cần thiết cho sản xuất trong nước. Hội nhập kinh tế
quốc tế tạo ra cơ hội để các quốc gia quyết những vấn đề toàn cầu đã và đang
xuất hiện ngày càng nhiều, tận dụng được các thành tựu của cách mạng Công
nghiệp, biến nó thành động lực cho sự phát triển.
Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của
các nước, nhất là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay.