Phiếu bài tập ôn hè lớp 5 lên lớp 6 năm 2024 môn Tiếng Việt - Đề 5
Phiếu bài tập ôn hè lớp 5 lên lớp 6 năm 2024 môn Tiếng Việt - Đề 5. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Preview text:
Phiếu bài tập ôn hè lớp 5 lên lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 5
Phần 1: Đọc hiểu
Nằm ở phía tây bắc của Tổ quốc, Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai,
một vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc
thiên nhiên. Phong cảnh thiên nhiên của Sa Pa là sự kết hợp giữa sức sáng tạo của con
người cùng với địa hình tự của núi đồi, màu xanh của rừng. Tạo nên bức tranh có sự
sắp xếp theo một bố cục hài hoà về một vùng đất có nhiều cảnh sắc thơ mộng hấp
dẫn. Chìm trong làn mây bồng bềnh, thị trấn Sa Pa như một thành phố trong sương
huyền ảo, vẽ lên một bức tranh sơn thủy hữu tình. Nơi đây, có thứ tài nguyên vô giá
đó là khí hậu trong lành mát mẻ, mang nhiều sắc thái đa dạng. Nằm ở độ cao trung
bình 1500m – 1800m, nên khí hậu Sa Pa ít nhiều lại mang sắc thái của xứ ôn đới, với
nhiệt độ trung bình 15-18°C. Riêng từ tháng 5 đến tháng 8 có mưa nhiều.
Tên gọi Sa Pa này bắt nguồn từ tiếng quan thoại. Tiếng quan thoại gọi Sa - Pả,
“Sa” là cát, “Pả” là bãi. Địa danh của “bãi cát” này ở bên phải cầu 32km từ Lào Cai
vào Sa Pa. Ngày xưa chưa có thị trấn Sa Pa, cư dân ở vùng đất này đều họp chợ ở “bãi
cát” đó. Do vậy, dân địa phương ai cũng nói là “đi chợ Sa Pả”. Từ hai chữ “Sa Pả”,
người Phương Tây phát âm không có dấu, nên thành Sa Pa và họ đã viết bằng chữ
Pháp hai chữ đó là “Cha Pa” và một thời gian rất lâu người ta đều gọi “Cha Pa” theo
nghĩa của từ tiếng Việt. Còn thị trấn Sa Pa ngày nay, trước có một mạch nước đùn lên
đục đỏ, nên dân địa phương gọi là “Hùng Hồ”, “Hùng” là đỏ, “Hồ” là hà, là suối, suối đỏ.
Sa Pa có đỉnh Phan Si Păng cao 3.143m trên dãy Hoàng Liên Sơn. Gọi là Hoàng
Liên Sơn, bởi duy nhất trên dãy núi này mới có cây Hoàng Liên, một loại dược liệu
quý, hiếm. Ngoài ra dãy Hoàng Liên còn là “mỏ” của loài gỗ quý như thông dầu, của
bao chim thú, như gà gô, gấu, khỉ, sơn dương và của hàng ngàn loại thuốc. Khu rừng
quốc gia Hoàng Liên Sơn có 136 loài chim, có 56 loài thú, 553 loài côn trùng, 864
loài thực vật, trong đó có 173 loài cây thuốc. Trong đó có 37 loài thú được ghi trong “sách đỏ Việt Nam.
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
1. Phong cảnh thiên nhiên Sa Pa có gì đặc biệt? (0,5 điểm)
A. Đều là những khung cảnh hùng vĩ của mẹ thiên nhiên ban tặng.
B. Đều là những khung cảnh ấn tượng do con người tạo dựng, sắp xếp.
C. Kết hợp giữa sức sáng tạo của con người cùng với địa hình tự của núi đồi, màu xanh của rừng.
D. Kết hợp giữa sức sáng tạo của con người và các bãi cát, cồn cát lớn.
2. Loại tài nguyên được xem là vô giá ở Sa Pa là gì? (0,5 điểm) A. Dầu mỏ, dầu khí
B. Các loại dược liệu quý hiếm
C. Khí hậu trong lành mát mẻ, mang nhiều sắc thái đa dạng
D. Mạch nước ngầm trong lành, dồi dào
3. Thông tin nào sau đây chưa đúng khi nói về Sa Pa? (0,5 điểm)
A. Nằm ở độ cao trung bình 1500m – 1800m
B. Khí hậu ít nhiều mang sắc thái của xứ ôn đới
C. Nhiệt độ trung bình 18-25°C
D. Từ tháng 5 đến tháng 8 có mưa nhiều
4. Tên gọi nào chưa từng được sử dụng để gọi tên vùng đất Sa Pa? A. Sa Pả B. Cha Pa C. Sa Pà D. Sa Pa
5. Vì sao dãy núi ở Sa Pa được đặt tên là Hoàng Liên? (0,5 điểm)
A. Vì người đầu tiên tìm ra dãy núi này tên là Hoàng Liên.
B. Vì chính quyền sau khi họp đã chọn ra tên Hoàng Liên để đặt cho dãy núi này.
C. Vì đây là dãy núi duy nhất có cây Hoàng Liên - một loại được liệu quý.
D. Vì sách cổ có ghi lại tên dãy núi này là Hoàng Liên.
6. Đâu không phải là đặc điểm về sinh vật cảnh của vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn? (0,5 điểm)
A. 136 loài chim, 56 loài thú, 553 loài côn trùng
B. 864 loài thực vật, trong đó có 173 loài cây thuốc
C. 37 loài thú được ghi trong “sách đỏ Việt Nam
D. 65 loại khoáng sản trong lòng đất
Phần 2: Luyện từ và câu
Câu 1: Đọc đoạn trích dưới đây:
Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại. Tôi vui vẻ bảo:
- Thế là được, chứ gì? Vậy cụ ngồi xuống đây, tôi đi luộc khoai, nấu nước.
- Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác?
- Việc gì còn phải chờ khi khác?... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại. Cụ
cứ ngồi xuống đây! Tôi làm nhanh lắm...
- Đã biết, nhưng tôi còn muốn nhờ ông một việc...
Mặt lão nghiêm trang lại... - Việc gì thế, cụ?
- Ông giáo để tôi nói... Nó hơi dài dòng một tí. - Vâng, cụ nói.
- Nó thế này, ông giáo ạ! (Lão Hạc - Nam Cao)
a. Em hãy gạch chân dưới các đại từ xưng hô có trong đoạn trích trên (0,5 điểm)
b. Em hãy liệt kê các từ ghép có trong đoạn trích trên (0,5 điểm)
Câu 2: Em hãy giải nghĩa các từ “đông” có trong đoạn văn dưới đây (1 điểm):
Sang tháng 11, mùa đông thực sự đã về đến Hà Nội. Đất trời trở nên khô hanh,
lạnh lẽo. Các cửa hàng bán đồ giữ ấm trở nên đông đúc, nhộn nhịp hẳn. Những giọt
sương đọng trên lá cây buổi sớm mai trông như bị đông cứng lại bởi giá buốt.
Câu 3: Em hãy viết 1 đoạn văn từ 5 đến 7 câu miêu tả một chú chó. Trong đó có sử
dụng ít nhất 1 cặp từ trái nghĩa (1 điểm).
Phần 3: Tập làm văn (4 điểm)
Em hãy tả về người bạn thân nhất của mình.
Đáp án phiếu bài tập ôn hè lớp 5 lên lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 5
Phần 1: Đọc hiểu 1. C 2. C 3. C 4. C 5. C 6. D
Phần 2: Luyện từ và câu Câu 1:
a. Gạch chân dưới các đại từ xưng hô:
Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại. Tôi vui vẻ bảo:
- Thế là được, chứ gì? Vậy cụ ngồi xuống đây, tôi đi luộc khoai, nấu nước.
- Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác?
- Việc gì còn phải chờ khi khác?... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại. Cụ
cứ ngồi xuống đây! Tôi làm nhanh lắm...
- Đã biết, nhưng tôi còn muốn nhờ ông một việc...
Mặt lão nghiêm trang lại... - Việc gì thế, cụ?
- Ông giáo để tôi nói... Nó hơi dài dòng một tí. - Vâng, cụ nói.
- Nó thế này, ông giáo ạ!
b. Các từ ghép có trong đoạn trích:ông giáo, nghiêm trang, dài dòng. Câu 2:
- Từ đông thứ nhất: là danh từ chỉ mùa đông - một mùa trong năm bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 12.
- Từ đông thứ 2: là tính từ chỉ một trạng thái tụ tập rất nhiều người/sự vật với mật độ ca, dày.
- Từ đông thú 3: là tính từ chỉ một trạng thái của sự vật khi ở trong môi trường rất
lạnh với thời gian dài, làm chuyển biến từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn. Câu 3:
Đoạn văn mẫu:
Milu là một chú cún con rất thông minh. Khi ở nhà một mình chú rất ngoan
ngoãn nằm ngủ trong chiếc chăn của mình. Nhưng khi bé Bi đến chơi với chú thì
Milu trở nên nghịch ngợm ngay. Chú chạy nhảy, lăn lóc đuổi theo quả cầu lông trông
khoái chí lắm. Lúc thì chú nằm im quan sát, lúc thì chú bật chạy đuổi theo. Cứ thế,
đến khi kết thúc trò chơi thì bộ lông sạch sẽ lúc đầu của chú cũng lem luốc đi nhiều.
Lúc ấy, em thường lấy khăn lau sạch cho chú.
→ Cặp từ trái nghĩa: ngoan ngoãn - nghịch ngợm, nằm im - bật chạy, sạch sẽ - lem luốc.
Phần 3: Tập làm văn
Dàn bài gợi ý: 1. Mở bài
- Giới thiệu về người bạn thân mà em định tả
(Ví dụ: Em có rất nhiều người bạn cả ở lớp và ở nhà. Nhưng mà người bạn chơi thân
nhất và lâu nhất với em chính là bạn Tâm). 2. Thân bài - Tả khái quát:
+ Bạn ấy có tên/ biệt danh là gì? Năm nay bao nhiêu tuổi? Đang học ở đâu?
+ Bạn ấy cao, nặng khoảng bao nhiêu?
+ Vóc người như thế nào (cao ráo/ gầy/ đầy đặn/ mạnh khỏe…) - Tả chi tiết:
+ Miêu tả các bộ phận em thấy ấn tượng ở bạn ấy (mái tóc, khuôn mặt, đôi mắt, bàn tay, cái mũi…)
+ Miêu tả các sở thích, thói quen, mơ ước của bạn ấy trong học tập và cuộc sống.
+ Miêu tả tính cách, thái độ của bạn ấy với mọi người.
-Kể về một kỉ niệm làm em nhớ mãi giữa em và bạn ấy. 3. Kết bài
- Tình cảm của em dành cho bạn ấy.
- Những mong muốn của em về tình bạn của 2 người.