Phở bò cay Vifon vào thị trường Hàn Quốc - Marketing | Học viện Chính sách và Phát triển
Phở bò cay Vifon vào thị trường Hàn Quốc - Marketing | Học viện Chính sách và Phát triển được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Marketing (1234)
Trường: Học viện Chính sách và Phát triển
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ ---------- TIỂU LUẬN MARKETING QUỐC TẾ
KẾ HOẠCH MARKETING SẢN PHẨM PHỞ BÒ CAY CỦA CÔNG TY VIFON
VÀO THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC Giảng viên phụ trách : TS. Phan Thị Thanh Huyền Sinh viên thực hiện : Nhóm 4 – QTMA10A Ngô Vũ Hải Yến – 7103401249 Nguyễn Thị Thanh Hoài – 7103106022 Lê Thị Thu Huệ – 7103106023 Lê Thu Hoài – 7103401211 Trần Thị Huyền – 7103401213 Nguyễn Thị Thu Hồng – 7103106616 Hà Nội – 2022 MỤC LỤC
BẢN TÓM TẮT Ý TƯỞNG.......................................................................................................3
1. GIỚI THIỆU CÔNG TY......................................................................................................3
2. TÌNH HÌNH MARKETING HIỆN TẠI...............................................................................3
2.1. Tình hình bên ngoài – các yếu tố vĩ mô..........................................................................3
2.2. Tình hình thị trường.......................................................................................................5
2.3. Tình hình cạnh tranh......................................................................................................9
2.4. Tình hình phân phối.....................................................................................................11
2.5. Tình hình công ty.........................................................................................................12
3. PHÂN TÍCH SWOT...........................................................................................................13
4. KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU, ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM.......................................................14
4.1. Khách hàng mục tiêu....................................................................................................14
4.2. Định vị sản phẩm.........................................................................................................14
4.3. Tuyên ngôn định vị.......................................................................................................15
5. CÁC MỤC TIÊU................................................................................................................15
5.1. Mục tiêu tài chính........................................................................................................15
5.2. Mục tiêu marketing......................................................................................................15
5.3. Mục tiêu xã hội.............................................................................................................16
6. CHIẾN LƯỢC MARKETING...........................................................................................16
6.1. Chiến lược sản phẩm...................................................................................................16
6.2. Chiến lược giá sản phẩm.............................................................................................18
6.3. Chiến lược phân phối...................................................................................................19
6.4. Chiến lược xúc tiến......................................................................................................19
7. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG.....................................................................................21
8. DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TÀI CHÍNH.............................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................25
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BẢNG BIỂU
Hình 2.1. Biểu thuế suất cho sản phẩm mì, bún làm từ gạo vào thị trường Hàn Quốc
Hình 2.2. Thành phần hộ gia đình Hàn Quốc năm 2020
Hình 2.3. Top 15 nhu cầu sử dụng mỳ ăn liền toàn cầu 2020 (Đơn vị: Triệu phần ăn)
Hình 2.4. Tổng lượng cầu về mì ăn liền ở Hàn Quốc (đơn vị: triệu phần ăn)
Hình 2.5. Thị phần ramen tại thị trường Hàn Quốc năm 2022
Hình 2.6 Tỷ trọng doanh số bán lẻ mì ăn liền theo kênh phân phối tại Hàn Quốc
Hình 2.7. Danh mục sản phẩm phở bò Vifon đang có tại thị trường Hàn Quốc
Hình 2.8. Mô tả sản phẩm phở bò cay Vifon tại thị trường Hàn Quốc
Bảng 2.1. Top 10 sản phẩm mỳ ăn liền được bán chạy nhất tại Hàn Quốc năm 2020
BẢN TÓM TẮT Ý TƯỞNG
Dòng sản phẩm dự kiến: Sản phẩm phở bò cay VIFON có nguồn gốc từ gạo.
Thị trường dự kiến: Hàn Quốc – Do đây là thị trường lớn với mức tiêu thụ mỳ ăn
liền bình quân đầu người lớn nhất trên thế giới.
Ý tưởng: Phát triển dòng sản phẩm phở có nguồn gốc từ gạo mang hương vị truyền
thống của Việt Nam biến tấu để hợp khẩu vị của người dân Hàn Quốc. Từ đó phát triển
thương hiệu mở rộng thị phần trên thị trường Hàn Quốc.
1. GIỚI THIỆU CÔNG TY
Công ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Thực Phẩm Việt Nam (Vietnam Food Industries Joint
Stock Company – VIFON) là Công Ty Cổ Phần có 100% vốn sở hữu tư nhân được thành
lập vào năm 1963, là một trong những đơn vị đặt nền móng xây dựng nên ngành thực
phẩm ăn liền Việt Nam. VIFON đã trở thành thương hiệu quen thuộc và gắn bó với
người tiêu dùng thông qua nhiều sản phẩm sợi ăn liền và gia vị. VIFON được chứng
nhận là "Top 10 sản phẩm công nghiệp hóa món ăn truyền thống" và được người tiêu
dùng bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao”.
Ngành nghề kinh doanh: VIFON sản xuất các sản phẩm Mỳ Ăn Liền, Sản Phẩm
Ăn Liền Chế Biến Từ Gạo (Phở, Hủ Tiếu, Bún, Cháo), Sản phẩm Túi Thịt Hầm và các loại gia vị
Tầm nhìn: “Vị ngon đậm đà – vươn xa thế giới” Sứ mệnh:
- Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm góp phần thỏa mãn tốt nhất
nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Việt Nam và quốc tế trong lĩnh vực chế biến thực phẩm ăn liền.
- Sản phẩm cam kết không sử dụng phẩm màu tổng hợp.
- Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, chính sách an sinh xã hội cho cán bộ và công
nhân viên, chính sách cộng đồng.1
2. TÌNH HÌNH MARKETING HIỆN TẠI
2.1. Tình hình bên ngoài – các yếu tố vĩ mô
Hiệp định VKFTA được ký kết đã giảm thuế cho sản phẩm mì về 0% vào năm 2018
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) được ký kết giữa 2
nước và có hiệu lực chính thức từ ngày 20/12/2015, với những ưu đãi trong lĩnh vực
thương mại, doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển sản
phẩm sang thị trường Hàn Quốc.
1 https://vifon.com.vn/vn/gioi-thieu-ve-vifon.html
Hình 2.1. Biểu thuế suất cho sản phẩm mì, bún làm từ gạo vào thị trường Hàn Quốc2
Do chính sách của chính phủ Hàn Quốc tạo thói quen sử dụng các món mì.
Sau chiến tranh thế giới, chính sách độc tài của tổng thống Park Chung Hee là thực
hiện chính sách toàn quốc thắt lưng buộc bụng, từ chính quyền đến dân chúng. Ông yêu
cầu mỗi người làm việc nhiều, nhưng sống giản dị, hàng tuần phải nhịn ăn một bữa,
không hút thuốc ngoại quốc, không uống cà phê3. Áp lực thời gian lên người dân, toàn
xã hội. Cùng với văn hóa “ppali ppali”4 đã hình thành cho người Hàn thói quen làm mọi
việc nhanh chóng. Từ những ảnh hưởng do chính sách của chính phủ và văn hóa đã tạo
thói quen sử dụng mì ăn liền của người Hàn.
Mì ăn liền đi sâu vào tiềm thức và cuộc sống của người Hàn Quốc
Vào thời điểm mới phát hành, mì ăn liền có một mức giá rất rẻ tuy nhiên không thu
hút được sự chú ý của người tiêu dùng. Du nhập vào Hàn Quốc từ năm 1960 – thời kỳ
nước dần phục hồi sau chiến tranh Triều Tiên – chính sách khuyến khích người dân ăn
uống của chính phủ, bắt đầu giải quyết vấn đề thiếu gạo, đã tác động lớn đến doanh số
bán ramen. Chính phủ đã thiết lập một chiến dịch bảo quản lương thực và một kế hoạch
dự án cải thiện chế độ ăn uống nhằm tăng cường phong trào kiểm soát gạo và các bữa ăn
hỗn hợp, đã truyền bá chính sách tiêu thụ bột mì nên ăn nhiều ngũ cốc và bột mì, những
thứ bổ dưỡng hơn gạo, thông qua các chiến dịch quy mô lớn5. Mì ăn liền là món ăn dành
cho người nghèo ngày xưa, tài phiệt không bao giờ ăn mì, sau này mì trở thành món
chính do tuyên truyền của chính phủ và các chương trình quảng cáo tiếp thị của doanh
nghiệp đã thay đổi nhận thức của người tiêu dùng.
Dân số Hàn Quốc tỷ lệ hộ độc thân tăng – xu hướng ăn một mình
Hàn Quốc nằm trong nhóm G20, tỷ lệ gia tăng dân số thấp6. Tuy nhiên, xét về số
lượng thành viên hộ gia đình, nhiều nhất là hộ độc thân (31,7%). Tiếp theo là các hộ có
2 người (28,0%), 3 người (20,1%), 4 người (15,6%) và 5 người trở lên (4,5%). Tỷ lệ hộ
độc thân và hai người là gần 60%7. Cấu trúc dân số Hàn Quốc tỷ lệ hộ độc thân tăng dẫn
đến xu hướng ăn một mình (nhu cầu với thực phẩm chế biến sẵn tăng). Hộ độc thân dưới
2 Tổng cục Hải quan (customs.gov.vn)
3 https://ajc.hcma.vn/daotao/Pages/khoa-quan-he-quoc-te.aspx?CateID=849&ItemID=10559
4 https://overseas.mofa.go.kr/no-en/brd/m_21237/view.do?seq=103
5 https://theme.archives.go.kr/next/koreaOfRecord/noodle.do
6 https://www.index.go.kr/unify/idx-info.do?idxCd=4227 7 https://bitly.com.vn/bqbwdj
40 tuổi chủ yếu sống ở khu vực thành thị, lối sống nhanh và bận rộn thúc đẩy nhu cầu sử
dụng thực phẩm chế biến sẵn và tiện lợi. 15.62% 4.50% 31.73% 20.12% 28.03% Hộ độc thân 2 người 3 người 4 người 5 người trở lên
Hình 2.2. Thành phần hộ gia đình Hàn Quốc năm 2020
Nguồn: Nhóm tổng hợp
2.2. Tình hình thị trường
Quy mô thị trường và đặc điểm khách hàng
Người Hàn Quốc sử dụng mì ăn liền quanh năm và có mức tiêu thụ mì ăn liền
bình quân theo đầu người đứng số 1 thế giới
Người Hàn Quốc sử dụng mì ăn liền quanh năm và có mức tiêu thụ mỳ ăn liền bình
quân theo đầu người đứng số 1 thế giới. Người Hàn có thể ăn mỳ ăn liền suốt năm, kể cả ngày lễ Tết.
Hình 2.3. Top 15 nhu cầu sử dụng mỳ ăn liền toàn cầu 2020 (Đơn vị: Triệu phần ăn)
Nguồn: Hiệp hội mì ăn liền thế giới (WINA)8
8 https://afamily.vn/nguoi-viet-an-7-ty-goi-mi-tom-trong-nam-covid-2020-tang-truong-30-cao-nhat-the-gioi-mang-ve-ty-do-
cho-cac-dai-gia-masan-acecook-vifon-2021073008253866.chn
Theo Hiệp hội mì ăn liền thế giới (WINA) về số lượng mì ăn liền tiêu thụ tính trên
đầu người của một số quốc gia năm 2020 cho thấy lượng tiêu thụ mì ăn liền của Hàn
Quốc đứng đầu thế giới với mức tiêu thụ bình quân đầu người là 80 khẩu
phần/người/năm cao hơn nhiều so với nước xếp thứ hai là Việt Nam với 72 khẩu phần/người/năm9.
Hơn nữa, tổng lượng cầu về mì ăn liền vẫn tiếp tục tăng qua các năm từ năm 2016
– 2020 (có thể nhận thấy năm 2020 tăng 5,9% so với năm 2019): 4130 3900 3830 3820 3740 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Hình 2.4. Tổng lượng cầu về mì ăn liền ở Hàn Quốc (đơn vị: triệu phần ăn)
Nguồn: Hiệp hội mì ăn liền thế giới (WINA)10
Như vậy, có thể thấy ngành công nghiệp mì ăn liền Hàn Quốc vẫn luôn là ngành tạo
ra lợi nhuận khổng lồ cho các doanh nghiệp.
Mì ăn liền trên thị trường Hàn Quốc đa dạng hương vị và chủng loại
Thị trường Hàn Quốc sở hữu với nhiều thương hiệu mì ăn liền nổi tiếng như:
Nongshim, Ottogi, Paldo, Samyang Foods. Loại mỳ “Ramen” do Hàn Quốc tự sản xuất
chiếm 94,3% chủ yếu từ các thương hiệu trong nước. Mì ăn liền ở Hàn Quốc đã được
biến tấu, phối hợp nhiều hương vị khác nhau đáp ứng được sự đa dạng về nhu cầu của người tiêu dùng.
Bảng 2.1. Top 10 sản phẩm mỳ ăn liền được bán chạy nhất tại Hàn Quốc năm 2020 Rank Product Manufacturer 1 Shin Ramyun Nongshim 2 Chapagetti Nongshim 3 Anseongtangmyeon Nongshim
9 https://kenh14.vn/nhung-quoc-gia-tieu-thu-mi-an-lien-nhieu-nhat-the-gioi-vi-tri-cua-viet-nam-cung-vo-cung-an-tuong- 20210730140516322.chn
10 https://instantnoodles.org/en/noodles/demand/table/ 4 Jin Ramen (Spicy) Ottogi 5 bibim-myeon Paldo 6 Yukgaejang Bowl Noodles Nongshim 7 Spicy Raccoon Nongshim 8 Samyang Ramen Samyang Foods 9 Jin Ramen Ottogi 10 Shin Ramyun Cup Nongshim Nguồn: Naver 11
Người tiêu dùng Hàn Quốc quan tâm nhiều về vấn đề uy tín thương hiệu, chất
lượng sản phẩm, quảng cáo và tính tiện lợi hay giá thành khi mua sản phẩm. Khách hàng
thường ưa thích sự tiện lợi, những giá trị mang lại như sức khỏe, hạnh phúc và thân
thiện với môi trường đã trở thành xu hướng tiêu dùng tại Hàn Quốc.
Ramen thường được bán và được ưa thích tại thị trường Hàn Quốc chủ yếu là dạng
súp. Mì dạng súp là sản phẩm phổ biến hơn tại Hàn và trở thành yếu tố chính trong bữa
ăn của người Hàn Quốc.
Các món ăn của Hàn Quốc có vị cay nóng, đậm đà và hình thức bắt mắt
Người Hàn Quốc ăn bằng mắt, nên trong các bữa ăn mâm cơm của người Hàn
Quốc thường nhiều món với hình thức hấp dẫn và nhiều màu sắc. Hầu hết các món ăn
Hàn Quốc đều sử dụng gia vị như: hành, tỏi, bột tiêu, tương ớt, ớt khô12…Bên cạnh đó,
Hàn Quốc rất lạnh, nhất là vào mùa đông, nên các món ăn thường có vị cay mạnh, nóng hổi và đậm đà.
Hàn Quốc ưa chuộng các sản phẩm thân thiện môi trường
Trong số các loại cửa hàng, các đại siêu thị là nơi người tiêu dùng Hàn Quốc
thường xuyên tìm đến để mua thực phẩm thân thiện với môi trường. Nhiều nhà sản xuất
thực phẩm Hàn Quốc đã tung ra các sản phẩm có bao bì thân thiện với môi trường và
các hộp đựng có thể tái chế giúp đáp ứng nhu cầu của người dân Hàn Quốc. Theo một
cuộc khảo sát do cơ quan môi trường Hàn Quốc thực hiện vào năm 2020 khoảng 60% số
người được hỏi cho biết đã sử dụng các sản phẩm có chứng nhận môi trường13.
Dựa trên “Báo cáo Xu hướng KB - ESG và hành vi tiêu dùng thân thiện với môi
trường14” được Viện Nghiên cứu Quản lý của Tập đoàn Tài chính KB phát hành. Báo
cáo cho thấy rằng: các sản phẩm thân thiện với môi trường được người tiêu dùng mua
nhiều nhất là “các sản phẩm có thể sử dụng bán lâu dài” (69,3%), chẳng hạn như ống hút
và ống hút bằng thép không gỉ. Tất cả các nhóm tuổi đều ghi nhận tỷ lệ phản hồi cao,
trong đó Thế hệ Z (79,1%) và Millennials (77,5%) có trải nghiệm mua hàng nhiều nhất.
11 https://post.naver.com/viewer/postView.nhn?volumeNo=30421253&memberNo=468825
12 https://www.abay.vn/tin-tuc/phong-cach-am-thuc-han-quoc.aspx
13 https://truyenhinhdulich.vn/video/han-quoc-thuc-day-tieu-dung-cac-san-pham-than-thien-moi-truong-14949.html
14 https://www.mk.co.kr/news/economy/view/2021/09/855956/
Ngoài ra, 9 trong số 10 người tiêu dùng cho biết họ sẵn sàng mua các sản phẩm thân
thiện với môi trường trong tương lai. Các sản phẩm thân thiện với môi trường (52%) có
ý định mua cao nhất là các sản phẩm phân hủy tự nhiên chất thải như bao bì giấy hoặc
nhựa vinyl có thể phân hủy sinh học.
Người Hàn Quốc quan tâm đến hàm lượng dinh dưỡng trong các món ăn.
Mì ăn liền được sử dụng tại Hàn Quốc là loại mì có kết cấu sợi dày và không chiên
qua dầu thông qua hệ thống sấy Z-CVD giúp duy trì hương vị của các thành phần tự
nhiên và chất dinh dưỡng trong sản phẩm15. Ramen được coi là một loại lương thực
chính trong bữa trưa hoặc bữa tối, chính vì vậy mì phải có hàm lượng dinh dưỡng đảm
bảo cho sức khỏe. Các sản phẩm mì ngày nay có nhiều vấn đề không phù hợp với sức
khỏe như có nhiều natri là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh béo phì. Quan
điểm của người Hàn Quốc về cái đẹp là phải gầy. Ngày nay có sự thay đổi nhận thức về
cái đẹp và quan niệm, kiến thức về thực phẩm ảnh hưởng nhiều đến việc lựa chọn mì.
Người Hàn Quốc thích các sản phẩm có gam màu sặc sỡ, rực rỡ hay được sử
dụng trong bao bì Hàn Quốc
Người Hàn thích hình thức đẹp, thuận tiện tinh tế và sắc sảo; những sản phẩm được
đóng gói cẩn thận, dễ dàng sử dụng, nhanh chóng, gọn lẹ rất được người Hàn Quốc ưa
chuộng. Bao bì màu đỏ và vàng sẽ gây sự chú ý hơn đối với khách hàng Hàn Quốc và
được sử dụng khá phổ biến ở Hàn Quốc. Năm màu sắc chủ đạo trong các món ăn Hàn
Quốc là đen, đỏ, xanh, trắng, vàng. Và theo quan niệm người Hàn thì 5 màu này tượng
trưng cho ngũ hành, mỗi màu sắc đều mang một ý nghĩa tượng trưng khác nhau. Sự kết
hợp đầy đủ các màu sắc này trong ẩm thực không chỉ giúp âm dương hài hòa mà còn
giúp cân bằng vạn vật16.
Phân khúc thị trường: Theo kênh phân phối:
- TV Homeshopping: Kênh phân phối dành cho những bà nội trợ; hình thức mua
trực tuyến qua ti vi với chi phí duy trì thấp hơn so với cửa hàng tiện lợi, giúp cho những
bà nội trợ tiết kiệm thời gian đi lại, nhanh chóng và tiện lợi. Qua hình thức này, sản
phẩm mì có thể đa dạng mẫu mã và chủng loại. Những người nội trợ có nhiều sự lựa
chọn cho gia đình và chiến lược quảng bá của các công ty sản xuất mì có thể đến gần
hơn với người tiêu dùng.
- Cửa hàng tiện lợi: Kênh phân phối dành cho học sinh, sinh viên và người đi làm.
Cửa hàng tiện lợi được xây dựng khắp nơi trên đường phố, tiện cho người đi làm, học
sinh, sinh viên tranh thủ ghé mua sản phẩm. Mì được phân phối tại các cửa hàng tiện lợi
cũng đa dạng mẫu mã, chủng loại nhưng hạn chế về số lượng. Tại các cửa hàng tiện lợi
của Hàn Quốc có dịch vụ tự nấu mì và ăn tại cửa hàng giúp việc ăn uống tiện lợi, nhanh
chóng hơn cho nhân viên đi làm.
Sự khác biệt về hành vi tiêu dùng ở 2 nhóm này: 15 GLOBAL NONGSHIM
16 https://www.gastrotourseoul.com/
- Khách hàng sử dụng kênh phân phối Homeshopping là hình thức mua sắm tại
nhà, muốn tiết kiệm thời gian mua sắm và đi lại nhưng vẫn có được sản phẩm theo nhu cầu.
- Khách hàng dành nhiều thời gian cho việc học tập và đi làm có nhu cầu ăn tại cửa
hàng tiện lợi để nhanh chóng và tiện cho công việc, học tập khi ra ngoài mà không phải
về nhà để có một bữa ăn.
2.3. Tình hình cạnh tranh
Hiện nay ở thị trường mì ăn liền Hàn Quốc, đối thủ cạnh tranh trên thị trường của
Vifon chiếm thị phần lớn và lâu đời như: Nongshim, Ottogi, Samyang và Paldo đã thành
thương hiệu và thói quen tiêu dùng của người Hàn.
Nhìn vào biểu đồ, ta có thể thấy Nongshim đang chiếm thị phần cao nhất (49,5%),
tiếp sau đó là Ottogi (26,4%), Samyang Foods (10,2%) và Paldo (8,2%). Phần còn lại
(5,7%) của thị trường được chia cho các thương hiệu khác. Đây là bài toán khó của
Vifon, đòi hỏi phải cải tiến sản phẩm để không bị lỗi thời và cạnh tranh với các hãng nội
địa cũng như với các hãng từ Trung Quốc và Thái Lan, hai quốc gia đã nhập khẩu vào
Hàn Quốc một thời gian lâu hơn và có nhiều kinh nghiệm hơn. Ngoài những hương vị
truyền thống Hàn Quốc nội địa sản xuất sản phẩm có khẩu vị theo các thức truyền thống
thì những sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh nước ngoài như Trung Quốc thường cay
hơn Hàn Quốc rất nhiều, mì của Thái Lan thiên về chua cay,... 5.70% 8.20% 10.20% Nongshim Ottogi 49.50% Samyang Foods Paldo Khác 26.40%
Hình 2.5. Thị phần ramen tại thị trường Hàn Quốc năm 2022
Nguồn: Korea JoongAng Daily17
So sánh một số đối thủ cạnh tranh với Vifon tại thị trường Hàn Quốc: Đối thủ Sản phẩm Giá Điểm mạnh Điểm yếu cạnh tranh
17 https://koreajoongangdaily.joins.com/2020/08/20/business/industry/instant-noodlesNongshim
%20Chapagurri/20200820162100350.html Nongshim Shin 600-1.500
- Người Hàn Quốc thích Công ty từng có Co.Ltd Ramyun, won/gói
những sản phẩm nội địa, thông tin mì Neoguri,
1.000-2.000 vì sản phẩm nội địa phù Nongshim có vài sản Chapaghetti, won/cốc
hợp với khẩu vị ăn của phẩm có sử dụng Sin Ramyun người Hàn nguyên liệu chứa đen, Amyang
- Nắm bắt rõ được nhu chất benzopyrene Ramyun cầu và thị hiếu của gây ung thư. Tỉ lệ khách hàng chất này có trong - Là công ty hàng đầu một số sản phẩm của chiếm 49,5% thị phần hãng Nongshim là mì ăn liền Hàn Quốc. 4,7 ppb (phần tỉ) - Bao bì mẫu mã sản
phẩm đẹp, bắt mắt, sản
phẩm đa dạng nhiều kích
cỡ, phù hợp cho từng đối tượng, từng hoàn cảnh
của người tiêu dùng (sản
phẩm ít chất béo, mì ăn liền giàu canxi…) -Doanh số bán hàng trong nước cũng tăng vọt trong thời kỳ Covid- 19 do nhu cầu lựa chọn bữa ăn đơn giản. Ottogi Jin Ramen, 500-900 - Ottogi đang tích cực - Ottogi từng vướng Jin won/ gói mở rộng kinh doanh ra phải scandal về tham Ijambbong, 1.000won/c
thị trường nước ngoài và ô, tham nhũng của Japchae ốc
đã nắm bắt được khẩu vị một số quan chức tiêu dùng của người gây ảnh hưởng lớn nước ngoài. đến hình ảnh của sản - Doanh thu mì ăn liền phẩm
và các sản phẩm mì khác -Môi trường kinh
của Ottogi đã tăng 8,4% doanh suy giảm,
so với năm trước đó lên tăng trưởng thấp 700 tỷ won. - Ottogi là một trong những công ty thực phẩm lớn nhất ở Hàn
Quốc với 26,3% thị phần - Sản phẩm đa dạng về chủng loại, hương vị
như vị cà ri, vị lẩu thái chua cay... Samyang Samyang 1025-1400 - Mạng lưới rộng khắp - Chính sách chăm Foods Sutah, won/gói - Giá thành phù hợp sóc khách hàng còn Samyang sốt 3000
- Thương hiệu nổi tiếng chưa toàn diện kem won/cốc
và uy tín, cùng với công - Chưa có đột phá về Carbonara
nghệ và dây chuyền sản khẩu vị xuất hiện đại
- Đáp ứng được nhu cầu
của mọi người đặc biệt là giới trẻ ưa thích những trào lưu - Sản phẩm đa dang,
mẫu mã bắt mắt với hình ảnh đại diện mì dễ thương Paldo Wang Lid, 700-1500 - Là thương hiệu lương - Phụ thuộc nhiều Mì trộn tương won/gói
thực hàng đầu của Hàn vào tiếp thị đen Paldo 1000-2000 Quốc và có đẳng cấp - Sản xuất không đủ, jjajangmen, won/cốc
Quốc tế, hướng tới sức nguồn cung cấp thấp Mì hải sản khỏe của người tiêu - Các nhà cung cấp Paldo, Mì dùng với quy trình sản có giới hạn Paldo Bul xuất nghiêm ngặt và an Nak, bibim- toàn cho sức khỏe myeon - Các sản phẩm của mì Paldo được ưa chuộng tại Hàn Quốc và các nước Châu Á
- Đã duy trì được nguồn thu nhập ổn định - Mức độ truyền thông
phổ biến, tiếp thị nhiều
- Màu sắc mì độc đáo, nước dùng đậm đà
2.4. Tình hình phân phối
Người dân Hàn Quốc chủ yếu mua mì ăn liền tại các cửa hàng tiện lợi
Cơ cấu hệ thống phân phối tiêu thụ mì ăn liền tại thị trường Hàn Quốc bao gồm:
cửa hàng thực phẩm tổng hợp, chuỗi các siêu thị, các cửa hàng hạ giá, cửa hàng bách
hóa và các cửa hàng tiện lợi. Trong đó các cửa hàng tiện lợi chiếm 28,3% doanh số bán
lẻ mì ăn liền ở Hàn Quốc (cao nhất trong số các kênh phân phối khác nhau), tiếp đến là
cửa hàng hạ giá (23,5%), các siêu thị và cửa hàng thực phẩm tổng hợp và kênh phân
phối chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là các cửa hàng bách hóa (chỉ chiếm 0,3%). Cửa hàng bách hóa 0.30%
Cửa hàng thực phẩm tông hợp 11.60% Siêu thị công ty 17.80% Siêu thị độc lập 1.50% Cửa hàng hạ giá 23.50% Cửa hàng tiện lợi 28.30%
Hình 2.6 Tỷ trọng doanh số bán lẻ mì ăn liền theo kênh phân phối tại Hàn Quốc Nguồn: Statista18
Hàn Quốc sở hữu nhiều kênh phân phối
Hiện nay mì ăn liền được bán rộng rãi qua các kênh phân phối tại Hàn Quốc như
các cửa hàng tiện lợi (CU, GS25 và 7 – Eleven, E-mart24, Ministop,..), các cửa hàng hạ
giá và các siêu thị (Emart, Lotte Mart, Homeplus Mart,…).
Mô hình kênh phân phối tại Hàn Quốc:
Hệ thống các kênh phân phối sản phẩm thực phẩm trên thị trường Hàn Quốc rất
phức tạp với nhiều khâu trung gian Nhà sản xuất Nhà bán buôn Nhà bán lẻ Người tiêu dùng
2.5. Tình hình công ty
Vifon sở hữu quy mô công ty lớn, năng lực sản xuất cao, công nghệ hiện đại và
xuất khẩu các nước trên thế giới
Với diện tích 67.000 m2 (trong đó: 4.000 m2 diện tích văn phòng làm việc, 38.000
m2 diện tích nhà xưởng sản xuất, còn lại là kho bãi) cùng 4 dây chuyền mỳ và 10 dây
chuyền gạo – với công nghệ hiện đại của Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc. Vifon đã tung ra thị
trường nhiều sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao như Phở Vifon, Mỳ Hoàng
Gia, Phở Hoàng Gia, Bánh Đa Cua...
Vifon có lợi thế về nguồn hàng xuất khẩu sẵn có khi liên tục đáp ứng nhu cầu
khách hàng tới hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới; không chỉ đáp ứng đầy đủ các quy
định về chất lượng thực phẩm trong nước mà còn nhận được sự chấp thuận từ nhiều
18 https://www.statista.com/statistics/1257853/south-korea-retail-sales-share-ramyeon-by-distribution-channel/
quốc gia có tiêu chuẩn quản lý chất lượng khắt khe như: Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Châu Âu.
Người Hàn Quốc yêu thích món phở truyền thống của Việt Nam và Vifon mang
trọn hương vị của phở Việt
Hiện nay sản phẩm của Vifon trên thị trường Hàn Quốc chủ yếu phục vụ cho khách
hàng Hàn Quốc và người Việt Nam sinh sống tại Hàn Quốc. Phở Vifon của Việt Nam
được đón nhận tại Hàn Quốc có chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đặc
biệt đáp ứng được khẩu vị của người Hàn Quốc. Vifon chú trọng vào đầu tư, cải tiến sản
phẩm để phù hợp với xu hướng thị trường Hàn Quốc.
Sản phẩm Vifon với hương vị sự thanh đạm, tiện lợi, nhanh chóng và tốt cho sức
khỏe phù hợp với ẩm thực Hàn Quốc. Để nhanh chóng thay vì ăn mì gói nhiều dầu mỡ,
chiên nhiều lần, tăng nguy cơ bị béo phì thì phở là sự lựa chọn phù hợp hơn vì nó có
nhiều chất dinh dưỡng và đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng hơn. 3. PHÂN TÍCH SWOT
Strengths (Điểm mạnh)
Weakness (Điểm yếu)
- Thương hiệu VIFON từ lâu đời
- Sản phẩm đang trong giai đoạn bão
- Có kinh nghiệm lâu đời trong việc chế hòa, chưa có mẫu mã, bao bì bắt mắt,
biến mì ăn liền, đặc biệt là phở ăn liền
phù hợp với thẩm mỹ của người Hàn
- Nguồn cung nguyên liệu rất lớn, chủ yếu Quốc
là gạo (Việt Nam là 1 trong những nước dẫn - Khối lượng của sản phẩm Vifon ít hơn
đầu về sản xuất lúa gạo)
đa số khối lượng của sản phẩm mì Hàn
- Nhà máy sản xuất đạt chuẩn quốc tế, vệ Quốc
sinh thực phẩm nguồn nguyên liệu sạch. Sử - Khả năng tài chính còn thấp chưa đủ
dụng công nghệ hiện đại và hoạt động để cạnh tranh với các thương hiệu lớn thường xuyên của nước ngoài - Giá thành hợp lý
- Các chiến dịch Marketing và các hoạt
- Hương vị phù hợp, cải tiến sản phẩm, xuất động xã hội chưa gây ảnh hưởng đến
khẩu đa dạng ra thị trường người tiêu dùng
Opportunities (Cơ hội) Threats (Thách thức)
- Hiệp định thương mại tự do Việt - Hàn, - Người Hàn tin dùng và có thói quen
giúp Việt Nam có nhiều ưu đãi và cắt tiêu dùng sản phẩm nội địa, sử dụng mỳ
giảm thuế quan, bớt một số rào cản mở quanh năm
ra cơ hội ngày càng lớn để thúc đẩy sự - Phải đối mặt với những đối thủ cạnh
phát triển của kinh tế hai nước
tranh lớn và lâu đời, có thị phần cao tại
- Người Hàn rất thích phở Việt Nam, đặc Hàn Quốc
biệt là sự tiện lợi của phở gói, nhận thấy - Thói quen ăn mỳ “nấu kỹ” đi kèm là
được tiềm năng mà cơ hội đem lại, các loại rau, củ muối,…Sản phẩm Vifon
VIFON mở rộng thị trường tiêu thụ sang với sợi phở mỏng, mềm dễ khiến bị nát Hàn Quốc sợi phở.
- Văn hóa, ẩm thực, thị hiếu, thẩm mỹ - Thị hiếu thay đổi nhanh chóng, các đối
của Hàn Quốc có nét tương đồng và ảnh thủ cạnh tranh quốc tế lớn mạnh đa hưởng chút ít dạng, nhiều lựa chọn.
- Nhu cầu tiêu thụ mỳ ăn liền của Hàn Quốc lớn
4. KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU, ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM
4.1. Khách hàng mục tiêu
Vifon hướng đến thị trường mục tiêu là khách hàng trẻ (18-40 tuổi). Phần lớn
khách hàng tập trung tại các thành phố vừa và lớn, nơi mà cuộc sống bận rộn hơn và giờ
làm việc, học tập kéo dài hơn.
Phân tích khách hàng mục tiêu
Đối tượng có xu hướng đơn giản hóa các bữa ăn hàng ngày bằng các sản phẩm
ăn liền tiện lợi
Nghề nghiệp thường là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, người đi làm bận
rộn hơn và giờ làm việc, học tập kéo dài hơn, không có đủ thời gian để chuẩn bị các bữa
ăn hàng ngày, thói quen ăn uống rất thoải mái nên xu hướng tìm đến các sản phẩm đơn
giản hóa, không cầu kỳ, tiết kiệm thời gian.
Quy mô nhóm khách hàng lớn
Theo thông tin từ Hiệp hội Mì ăn liền thế giới (WINA) năm 2020 số lượng tiêu thụ
mì ăn liền của người Hàn Quốc tính trên đầu người lớn nhất thế giới (80 khẩu phần/người/1 năm)
Chịu ảnh hưởng nhiều từ việc bắt kịp xu hướng thời đại trên mạng xã hội.
Sự linh động trong khẩu vị, thích sự tiện lợi, năng động.
Nhu cầu bữa ăn tiện lợi, dễ dàng hơn, gia vị phong phú, không cần quá cầu kỳ, đạt
chuẩn chất lượng, thích sự tiện lợi, năng động.
Thích khám phá, thưởng thức với những món ăn mới những nền văn hóa mới.
Thường mua sắm ở cửa hàng tiện lợi, siêu thị và cửa hàng hạ giá. 4.2. Định vị sản phẩm
Điểm khác biệt của phở bò Vifon so với các thương hiệu khác
- Vifon có lợi thế về các sản phẩm có nguồn gốc từ gạo
Vifon có các sản phẩm ăn liền có nguồn gốc từ gạo (như: phở, bún, miến, hủ tiếu,
cháo, bánh đa) thương hiệu tập trung vào nguyên liệu truyền thống là gạo chiếm đến
70% trong phở bò Vifon. Khác biệt so với các thương hiệu trên thị trường Hàn Quốc sử
dụng nguyên liệu chủ yếu từ bột mỳ, bột sắn, khoai tây,…
Làm từ các nguyên liệu chọn lọc theo quy trình hiện đại và kiểm tra chất lượng sản
phẩm nghiêm ngặt. Đặc biệt không phẩm màu tổng hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
- Vifon giữ được hương vị truyền thống của Việt Nam
Bao gồm các gia vị truyền thống Việt Nam trong sản phẩm phở của Vifon như: lá
hành, quế, đinh hương, hồi, gừng, tỏi; đặc biệt là không quá cay, mặn phù hợp với mọi
thị trường trong và ngoài nước, khác với Hàn Quốc gia vị thường cay và thường không
phù hợp với nhiều nhóm người tiêu dùng.
4.3. Tuyên ngôn định vị
“Hướng đến khách hàng trẻ chủ yếu là trong độ tuổi từ 18-40 năng động, có ít thời
gian để chăm sóc bản thân, Phở bò cay Vifon là sản phẩm mì ăn liền cung cấp bữa ăn
tiện lợi với sự cải tiến hương vị độc đáo” 5. CÁC MỤC TIÊU
5.1. Mục tiêu tài chính
- Hoàn 100% vốn đầu tư và bắt đầu có lãi sau 6 tháng
- Mục tiêu chiếm 0,5% thị trường vào năm 2023
Thị trường mỳ ramen tại Hàn Quốc với thị phần do Hàn Quốc tự sản xuất chiếm
94,3% Còn 5,7% thị trường cho các hãng mỳ ngoại nhập
Mục tiêu chiếm lĩnh 0,5% thị trường vào năm 2023.
- Đạt doanh thu hơn 23,1 tỷ won vào năm 2023
Tổng cầu thị trường mì năm 2020 là 4.130.000.000 phần ăn. Tốc độ tăng trưởng
của thị trường mì ăn liền là 5,9%. Vậy Quy mô thị trường mì ăn liền tại Hàn Quốc năm
2022 ước tính đạt 4.631.716.530 (phần ăn)
Vifon chiếm lĩnh 0,5% thị trường = 4.631.716.530 x 0,5% = 23.158.583 phần ăn
Giá bán dự kiến 1.000 won/gói (120g)
Doanh thu = 23.158.583 x 1.000 = 23.158.583.000 (won) (19 triệu USD)
5.2. Mục tiêu marketing
- Mở rộng thị phần của VIFON trên thị trường Hàn Quốc.
- Tăng độ nhận diện của phở bò Vifon với thị trường Hàn Quốc - vị phở bò cay với
tập khách hàng mục tiêu, đặc biệt là người bản địa Hàn Quốc và các quốc tịch khác đang
sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc.
- Mở các quầy giới thiệu sản phẩm tại các cửa hàng tiện lợi và các siêu thị.
- Xây dựng các chương trình quảng bá giới thiệu thương hiệu, giới thiệu sản phẩm
mới, đánh bật chất lượng của sản phẩm, phát triển và duy trì hình ảnh tốt đẹp của thương
hiệu nhằm đạt các mục tiêu định lượng sau:
Mức độ nhận biết sản phẩm mới: 50% tập khách hàng mục tiêu
Mức độ ủng hộ sản phẩm mới: 45% tập khách hàng mục tiêu
Tỷ lệ sử dụng sản phẩm mới : 35% tập khách hàng mục tiêu
Độ bao phủ trên các kênh có sẵn: 60 – 65%
- Xây dựng thương hiệu từ bao bì, chất lượng và hương vị để tạo ấn tượng và tin
cậy; tạo nên sự khác biệt với các sản phẩm mì ăn liền của Hàn Quốc.
5.3. Mục tiêu xã hội
- Tham gia các hoạt động hỗ trợ kinh phí cho các quỹ từ thiện tại Hàn Quốc
- Ủng hộ phở cho các vùng khó khăn, thiên tai xảy ra và kiều bào Việt Nam tại Hàn Quốc gặp khó khăn.
6. CHIẾN LƯỢC MARKETING
6.1. Chiến lược sản phẩm
Phát triển sản phẩm có nguồn gốc từ gạo và thay đổi sản phẩm cho phù hợp với thị
trường Hàn Quốc đưa ra đời một dòng sản phẩm phở ăn liền cải tiến, phù hợp hơn với
khẩu vị người tiêu dùng xứ Kim Chi.
Đa dạng danh mục sản phẩm phát triển đủ 3 dòng sản phẩm: phở bát 70g,120g
và phở gói 120g, 60g
Khi thâm nhập vào thị trường Hàn Quốc, dựa trên tâm lý và lối sống ưa sự tiện lợi,
Vifon xuất khẩu dòng sản phẩm phở ở 2 dạng bao bì là dạng bát có thể trực tiếp dùng
luôn và dạng gói truyền thống. Ngoài ra công ty sẽ đa dạng khối lượng của sản phẩm để
giúp cho người tiêu dùng có sự lựa chọn đa dạng hơn.
Phở ăn liền tiện lợi (dạng bát) Phở bò bát 120g Phở bò bát 70g Phở ăn liền dạng gói Phở bò gói 60g
Hình 2.7. Danh mục sản phẩm phở bò Vifon đang có tại thị trường Hàn Quốc
● Ở dạng bát, sản phẩm sẽ phù hợp với những người trẻ hay phải di chuyển và ăn ở bên ngoài
● Ở dạng gói truyền thống có sự đa dạng về khối lượng sản phẩm để giúp cho
người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn
Đa dạng thêm “Gói phở bò 120g” trên thị trường Hàn Quốc. Đa dạng hình
thức đóng gói theo đủ các kích cỡ cho 2 dạng bao bì là: 60g, 120g đối với dòng sản
phẩm phở gói và 70g, 120g với dòng sản phẩm phở bát.
Đóng gói trọng lượng 120g, người Hàn Quốc coi mì là bữa ăn chính (bữa trưa và
bữa tối) của họ, đóng gói có trọng lượng 120g phù hợp với nhu cầu của người dùng mì
làm bữa chính. Khẩu phần ăn cho những người cần đáp ứng đủ năng lượng trong hoạt động và làm việc.
Đóng gói trọng lượng 60g và 70g: phù hợp với tần suất sử dụng mì ít và lượng sử
dụng vừa phải. Thường thì theo giới tính, phụ nữ Hàn Quốc quan tâm nhất đến ngoại
hình và nhan sắc vì vậy họ sử dụng lượng mì ít hơn nam giới để đảm bảo lượng kalo nạp
cho cơ thể vừa đủ, tránh tình trạng dư thừa kalo và dẫn đến béo phì, cao huyết áp và tăng
chelesterol gây lão hoá nhanh. Vì vậy, trọng lượng 60g và 70g phù hợp với tần suất sử
dụng mì ít và lượng sử dụng vừa phải.
Thêm gói gia vị trong mỗi sản phẩm phù hợp với người Hàn Quốc
Cải tiến về hương vị phù hợp hơn với người Hàn Quốc như thêm những gia vị mà
người tiêu dùng thích như: gói xốt ớt cay của Hàn, gói kim chi ăn kèm và gói gia vị nhiều hành.
Người sử dụng có thể tự điều chỉnh sáng tạo ra hương vị riêng trong từng sản
phẩm của Vifon. Tuy có sự thay đổi trong những gia vị ăn kèm những sản phẩm phở bò
Vifon sẽ luôn theo hướng là giữ nguyên hương vị, gần nhất với món phở bò của Việt Nam.
Bổ sung túi thịt bò thật trong từng sản phẩm
Đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho một bữa ăn nhanh tiện dụng
Bao bì thân thiện với môi trường
Sử dụng bao bì giấy, bát giấy thân thiện với môi trường để đựng sản phẩm, dễ dàng
phân hủy và an toàn hơn cho sức khỏe.
Bổ sung ngôn ngữ tiếng Hàn trên bao bì của sản phẩm
Tên của sản phẩm là: “매운 쇠고기 국수 ” 수프 (Phở bò cay)
Sử dụng màu sắc vàng và đỏ trên bao bì sản phẩm để tạo sự bắt mắt và gây chú
ý của Người Hản Quốc cải tiến bao bì phù hợp với tập khách hàng
Dựa trên thị trường mục tiêu hướng tới tập khách hàng là học sinh, sinh viên,
những người trẻ và người đi làm (độ tuổi 18-40) nên việc sử dụng bao bì cũ màu tím sẽ
có thể gây ảnh hưởng đến việc thu hút khách hàng, đặc biệt người Hàn Quốc là những
người rất thích cái đẹp.
Thay đổi bao bì phù hợp hơn với thị hiếu người tiêu dùng. Để phù hợp hơn với
khách hàng mục tiêu, gam màu sử dụng cho bao bì mới sẽ là những gam màu sáng như:
đỏ, vàng (vì gam màu sặc sỡ và rực rỡ hay được sử dụng trong bao bì Hàn Quốc). Đặc
biệt, dựa vào đặc điểm của người Hàn là bao bì sẽ được trang trí theo phong cách tươi
sáng, bắt mắt để thu hút và mang lại thiện cảm của người tiêu dùng.
Hình 2.8. Mô tả sản phẩm phở bò cay Vifon tại thị trường Hàn Quốc
6.2. Chiến lược giá sản phẩm
Định giá:
Sản phẩm: Phở bò cay Vifon
Bí quyết đặt giá: niêm yết giá chẵn (vì mục đích nhanh chóng và tiện lợi khi sử
dụng và thanh toán sản phẩm)
Phương pháp định giá: căn cứ vào chi phí sản xuất và giá của đối thủ cạnh tranh
trong nước được cộng thêm vào giá bán sản phẩm phở bò sang Hàn Quốc.
- Lượng chi phí cộng thêm vào giá bán sản phẩm tại Hàn Quốc Chi phí
% Tổng giá bán hàng hóa Chi phí sản xuất 25%
Thuế nhập khẩu (thuế NK ưu đãi đặc biệt VKFTA) 0%
Thuế Giá trị gia tăng (VAT) 5%
Chi phí phân phối sản phẩm 15% Logistic 7%
Chi phí xúc tiến bán hàng 10%
Chi phí hành chính và ảnh hưởng của tỷ giá 3% Tổng 65% Đặt giá Sản phẩm Khối lượng Giá bán lẻ
Giá bán theo thùng/ lốc 120g 1.000 won/gói 28.000 won/30 gói Phở gói 60 g 600 won/ gói 15.000 won/30 gói 120g 2.000 won/bát 22.000 won/12 bát Phở bát 70g 1.500 won/bát 16.000 won/12 bát
Chiến lược điều chỉnh giá Chiết khấu:
- Đối với các đại siêu thị: Số lượng Mức chiết khấu Dưới 50.000 thùng 20% (5%) 50.000 – 100.000 thùng 25%(5%) Trên 100.000 thùng 30%(5%)
- Đối với chuỗi cửa hàng tiện lợi, siêu thị vừa và nhỏ, cửa hàng hạ giá: Số lượng Mức chiết khấu Dưới 10.000 thùng 18% (3%) 10.000 – 50.000 thùng 22% (3%) Trên 50.000 thùng 25% (3%)
- Đối với các chợ truyền thống và các cửa hàng bách hóa sẽ áp dụng mức chiết khấu 15% (2%)
6.3. Chiến lược phân phối
Tập trung phát triển phân phối diện rộng phủ sóng tại các cửa hàng tiện lợi:
phân phối tại các cửa hàng tiện lợi Hàn Quốc vào 2 hệ thống là CU, GS25. Đây là 2 hệ
thống cửa hàng tiện lợi chiếm thị phần lớn nhất tại Hàn Quốc với số lượng cửa hàng bao
phủ hầu như khắp Hàn Quốc và dễ dàng tiếp cận được khách hàng mục tiêu đáp ứng nhu
cầu về sự nhanh chóng, tiện lợi.
Mở rộng kênh phân phối gián tiếp bằng cách hợp tác và cung cấp sản phẩm tại
các chuỗi siêu thị, đại siêu thị và cửa hàng hạ giá lớn ở Hàn Quốc (E-mart, Lotte Mart,
Homeplus). Việc cung cấp sản phẩm qua các chuỗi siêu thị, đại siêu thị và cửa hàng hạ
giá sẽ tiếp cận được đến một lượng lớn khách hàng nội địa vì kênh phân phối này có cơ
sở khách hàng rất lớn. Tuy nhiên để sản phẩm nổi bật cần kết hợp với phương án xúc
tiến thích hợp để tăng cường hình ảnh sản phẩm trong mắt người tiêu dùng như: kết hợp
với KOLs, các chương trình giảm giá và dùng thử sản phẩm.
6.4. Chiến lược xúc tiến
Xúc tiến bán hàng:
- Xây dựng các quầy hàng giới thiệu sản phẩm và chương trình dùng thử tại các
đại siêu thị, chuỗi siêu thị (Lotte Mart, Homeplus, Emart) của Hàn Quốc để tiếp thị sản
phẩm đến đông đảo người tiêu dùng tiềm năng.
- Mở gian hàng ẩm thực nhằm giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng Hàn Quốc
trong Triển lãm Thực phẩm Quốc tế Seoul Food do Cơ quan Xúc tiến Thương mại và
Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) chủ trì được tổ chức hàng năm tại Trung tâm Triển lãm
Quốc tế Hàn Quốc. Đây là một trong những Triển lãm chuyên ngành thực phẩm nổi
tiếng hàng đầu của Châu Á và là cơ hội giúp quảng bá rộng rãi hơn về sản phẩm.
- Mô hình xe bán phở lưu động triển khai ở các khu vực xung quanh trường học
và các khu văn phòng tập trung tập khách hàng mục tiêu
Nhằm mục đích quảng cáo hương vị phở bò cay Vifon. Khách hàng sẽ được dùng
thử ngay tại xe và nếu nhu cầu mua sẽ được tặng thêm 1 bát hoặc cốc. - Khuyến mãi:
Khi mua từ 1 thùng trở lên sẽ có khuyến mãi tặng kèm (tặng kèm 2 gói - gấp
đôi theo số lượng mua thêm; tặng kèm bát, đĩa, cốc và tương ớt)
Đưa ra chương trình “Thẻ cào trúng thưởng” trong mỗi sản phẩm sẽ có một
thẻ quà trúng thưởng với những phần quà hấp dẫn giúp thu hút khách hàng:
1 Giải đặc biệt: 1 chuyến du lịch Phú Quốc - Việt Nam (3 ngày 2 đêm)
5 Giải nhất: 1 chiếc smartphone Samsung Galaxy S22 Ultra
10 Giải nhì: Miễn phí sử dụng sản phẩm Phở bò cay Vifon trong vòng 1 năm.
5.000 giải khuyến khích: 1 gói phở bò cay Vifon (120g) Quảng cáo
- Quảng bá sản phẩm thông qua các video Mukbang trên mạng xã hội Youtube
Mukbang đang khá phát triển và tạo nên xu hướng ăn uống tại Hàn Quốc. Vifon sẽ
tài trợ sản phẩm cho: Hamzy (người có ảnh hưởng trào lưu Mukbang - Sở hữu 4,06
triệu subs, lượng xem toàn kênh lên đến hơn 1 tỷ views) phát sóng quá trình chuẩn bị và
ăn uống trên Youtube nhằm làm kích thích vào tâm lý mua hàng của người tiêu dùng.
Giúp tăng mức độ nhận diện thương hiệu và nhận diện sản phẩm đến khách hàng.
- Quay TVC quảng cáo phát tại nơi tập trung đông người (siêu thị và thang máy
của khu vực văn phòng)
Hợp tác diễn viên Kim Min Kyu và Seol In Ah (Trong phim Hẹn hò chốn công sở)
với thông điệp hướng tới “Phở bò cay Vifon - Bữa ăn tiện lợi”. Quay TVC quảng cáo
phát ở các thang máy của khu vực văn phòng và siêu thị gây sự chú ý đến sản phẩm.
Nội dung TVC: hai diễn viên là một cặp vợ chồng, cả hai đều là nhân viên công sở
cùng công ty do tần suất công việc nhiều nên thường không có nhiều thời gian ăn trưa.
Giờ nghỉ trưa ngắn, họ cùng nhau đến cửa hàng tiện lợi để tiết kiệm thời gian. Chọn phở
bò cay Vifon chỉ với 5 phút có ngay bát phở thơm ngon với hương vị đậm đà. Ăn xong
hai người vẫn còn thời gian nghỉ ngơi mà vẫn có được bữa ăn dinh dưỡng, nhanh chóng
và tiện lợi. Gửi gắm thông điệp ở cuối TVC “Phở bò cay Vifon - Bữa ăn tiện lợi”.
- Quảng cáo trên xe buýt bằng poster tại những tuyến xe buýt đi qua trường học
lớn và khu vực văn phòng
Xe buýt là phương tiện phục vụ đông đảo người dân tại các đô thị lớn của Hàn
Quốc. Quảng cáo tấm poster trên xe buýt di chuyển khắp đường phố, hình ảnh quảng
cáo dễ dàng lọt vào mắt của người đi đường và tác động trực diện tới họ nhất là có thể
tiếp cận khách hàng mục tiêu là học sinh, sinh viên, người đi làm.
- Quảng cáo trên màn hình về hình ảnh và TVC của phở bò cay tại các siêu thị
Lotte Mart, Homeplus và Emart
Triển khai rộng rãi nhằm tiếp cận với một lượng lớn khách hàng tiềm năng đến siêu
thị mỗi ngày. Hình ảnh quảng cáo và TVC sẽ được phát trên màn hình phù hợp với tầm
mắt của khách hàng. Các màn hình được treo ở những vị trí: khu vực thanh toán và khu
vực lối đi giữa các gian hàng để ai đi qua cũng có thể quan sát được.
Quan hệ công chúng – PR:
Tích cực tổ chức các sự kiện, hoạt động xã hội, nhằm PR cho thương hiệu giúp
thương hiệu gần gũi hơn với người tiêu dùng:
- Kêu gọi hỗ trợ cho quỹ từ thiện tại Hàn Quốc.
- Ủng hộ 20.000 thùng phở cho các vùng khó khăn, thiên tai xảy ra và các kiều bào
Việt Nam có hoàn cảnh khó khăn ở Hàn Quốc.
7. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG ST Thời Hạng mục Công việc Phụ trách T gian
- Nghiên cứu tình hình thị trường Hàn Quốc
- Tìm hiểu nhu cầu, sở thích, thói
quen sử dụng mỳ ăn liền của người 1/2022 Phòng Nghiên cứu Hàn 1 – nghiên cứu thị trường
- Tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh 2/2022 thị trường
- Tìm hiểu các kênh phân phối bán buôn, bán lẻ
- Lựa chọn thị trường mục tiêu, nhóm khách hàng mục tiêu Hợp tác với 2/2022
Tìm kiếm và kí kết hợp tác với các Phòng kinh 2 các kênh -
kênh phân phối bán buôn bán lẻ. doanh phân phối 3/2022
Sản xuất sản phẩm theo hợp đồng và 4/2022 Phòng phụ Thực hiện 3
sản lượng hàng để phân phối đưa ra - trách sản sản xuất thị trường. 6/2022 xuất 6/2022 Đơn vị vận 4 Vận chuyển
Vận chuyển hàng sang Hàn Quốc - chuyển 7/2022
Lên kế hoạch, thực hiện kế hoạch 8/2022 Marketing 5
Marketing cho sản phẩm tại Hàn - sản phẩm Quốc 9/2022 Phòng
Thực hiện kế hoạch tiết lộ thông tin 10/2022 Marketing Quảng cáo 6 trên Internet 11/2022
Quảng cáo trên các kênh mạng xã hội, -
website, công cụ tìm kiếm 5/2023
- Liên hệ đơn vị tổ chức sự kiện. Tổ chức sự 11/2022
- Liên hệ với các đơn vị báo chí Đơn vị tổ 7 kiện quảng -
truyền thông về thời gian địa điểm chức sự kiện bá sản phẩm 1/2023 triển khai sự kiện. Phòng kinh Chiến lược 8 Các sản phẩm tặng kèm sản phẩm doanh, bán hàng 9/2022
- Sử dụng chiến lược định giá sản - Chiến lược phẩm (gói sản phẩm) 10/2022 Bộ phận bán 9 giá hàng - Duy trì giá
- Đào tạo chuyên môn, kĩ năng cho Chiến lược
nhân viên các đơn vị phân phối 10/2022 Phòng kinh 10 phân phối
- Có hệ thống quản lí đào tạo cập nhật - doanh sản phẩm
thường xuyên cho những vị trí ở cấp 12/2022 quản lý.
8. DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TÀI CHÍNH
Bản kế hoạch tài chính công ty trong năm 2023 tại thị trường Hàn Quốc 3 tháng đầu 6 tháng tiếp 3 tháng cuối 10 triệu USD bao gồm: 1 triệu USD bao
- Vốn cố định: 4 triệu 3 triệu USD bao gồm: gồm: USD
- Đầu tư nguyên liệu - Đầu tư nguyên liệu
Ngân sách - Đầu tư nguyên vật đầu vào và vận tải: 1,2 đầu vào và vận tải: đầu tư
liệu đầu vào và vận tải: triệu USD 0,4 triệu USD 2 triệu USD
- Chi phí khác: 1,8 triệu - Chi phí khác: 0,6
- Chi phí khác: 4 triệu USD triệu USD USD Doanh thu 4,2 triệu USD 8,5 triệu USD 6,3 triệu USD kì vọng Lợi nhuận 0 4,6 triệu USD 5,1 triệu USD kì vọng
Dự tính ngân sách tài chính cho sản phẩm phở bò cay Vifon trong năm 2023 - Dự tính giai đoạn 1
Do mới ra mắt tại thị trường Hàn Quốc nên sản phẩm Phở bò cay Vifon chưa được
biết đến rộng rãi nên công ty cần tập trung vào quảng cáo, PR, xúc tiến bán hàng để
khách hàng biết đến sản phẩm mới. Chính vì vậy nên trong giai đoạn này cần nguồn vốn
lớn. Bên cạnh đó, sản phẩm mới nên lượng bán ra sẽ ít hơn so với các giai đoạn sau.
Có doanh thu nhưng chưa cao, hoàn vốn, chấp nhận chưa có lãi.
Chi phí Marketing: Chiếm khoảng 40% vốn đầu tư cho sản phẩm. Vậy chi phí cho
Marketing trong giai đoạn sản phẩm = Vốn đầu tư * 0,4 = 10 * 0,4 = 4 triệu USD Phương tiện triển Số tiền chi Hình thức
Kế hoạch thực hiện khai (USD) Internet Facebook
Đăng bài giới thiệu trên trang (Digital Marketing) 700.000 Youtube Video, TVC, quảng cáo Naver Viết bài SEO KOL
Thuê những người nổi tiếng có (Digital Youtube 1.000.000 tầm ảnh hưởng Marketing) Quan hệ Tổ chức event giới
Giới thiệu sản phẩm mới tung ra công chúng 800.000 thiệu sản phẩm thị trường (PR) Khuyến mại, chiết Xúc tiến bán khấu, giảm giá,
Các chương trình đặc biệt, các 1.500.000 hàng
chương trình “Thẻ dịp lễ
cào trúng thưởng” Tổng cộng 4.000.000
Chi phí nguyên liệu: Chiếm khoảng 20% vốn đầu tư = 10 * 0,2 = 2 triệu USD Đơn giá Tổng chi phí Loại chi phí Số lượng (USD/gói) (USD) Nguyên vật liệu 0.55 2.500.000 1.375.000 Vận tải 0.25 2.500.000 625.000 Tổng cộng 2.000.000
Ngoài ra còn các chi phí khác đối với sản phẩm Phở bò cay Vifon
- Dự tính giai đoạn 2
Các chương trình khuyến mại, chiết khấu, giảm giá hạn chế dần nên vốn đầu tư cho
sản phẩm này giảm đi, cùng với đó là lượng khách hàng ngày càng tăng lên do khách
hàng đã biết đến sản phẩm của công ty nên doanh số và lợi nhuận sẽ tăng cao hơn so với
giai đoạn đầu của sản phẩm.
- Dự tính giai đoạn 3
Tiếp tục tối đa hóa mức doanh số và lợi nhuận, đồng thời tối thiểu hóa chi phí cho
sản phẩm thông qua các chiến lược Marketing. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1.
Ths. Phan Thanh Huyền (2020), “Bài giảng Marketing quốc tế”, Học viện
Chính sách và Phát triển. Website: 1.
Vifon: https://vifon.com.vn/vn/trang-chu.html 2.
Tổng cục Hải Quan Việt Nam: https://tongcuc.customs.gov.vn/ 3.
Dân số Hàn Quốc: https://danso.org/han-quoc/