-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Phong tục hôn nhân của người Việt Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội
Phong tục hôn nhân của người Việt Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
PHONG TỤC HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI VIỆT I.KHÁI NIỆM
- Phong tục : là toàn bộ những hoạt động sống của con người được
hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được
cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Phong tục hôn nhân là những phong tục trong cưới hỏi, kết hôn
được hình thành từ lâu đời, được mọi người thừa nhận, làm theo và
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành nét văn hoá đặc sắc
trong cưới hỏi của người bản địa.
II.TẬP TỤC HÔN NHÂN:
-Thời xưa, hôn nhân của người Việt ta có 6 lễ :
+ Lễ nạp thái : sau khi nghị hôn (tức là hai bên đã trải qua một khoảng
thời gian tự do yêu đương và quyết định kết hôn với nhau), thì lúc
này nhà trai mang sang nhà gái một cặp “nhạn” để tỏ ý đã kén chọn ở nơi ấy.
+ Lễ vấn danh: Lễ do nhà trai sai người làm mối đến hỏi tên tuổi và
ngày sinh tháng đẻ của người con gái để về xem tuổi, xem mệnh hai người có hợp nhau không
+ Lễ nạp cát : lễ báo cho nhà gái biết rằng đã xem bói được quẻ
tốt,nam nữ hợp tuổi nhau thì lấy được nhau, nếu khắc tuổi thì thôi
+ Lễ nạp tệ (hay nạp trưng) : là lễ nạp đồ sính lễ cho nhà gái, là tang
chứng cho sự hứa hôn chắc chắn
+ Lễ thỉnh kỳ : là lễ xin định ngày giờ làm rước dâu, tức lễ xin cưới
+ Lễ thân nghinh: ( có nơi gọi là lễ thành nghinh) - tức lễ rước dâu hay
lễ cưới : đúng ngày giờ đã định, họ hàng nhà trai mang lễ đến để rước dâu về
-Hiện nay, hôn nhân ở nước ta chỉ còn 3 lễ chính đó là :
+ Lễ dạm ngõ : Đây là một lễ nhằm chính thức hóa quan hệ hôn nhân
của hai gia đình. Nhà trai xin đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho
đôi nam nữ được tự do đi lại, tiếp tục quá trình tìm hiểu nhau một
cách kỹ càng hơn, trước khi đi đến quyết định hôn nhân
+ Lễ ăn hỏi thường được tổ chức trước lễ cưới. Đây là sự thông báo chính
thức về việc hứa gả giữa hai họ.
+ Lễ cưới : là lễ cuối cùng và cũng là lễ quan trọng nhất, nhà trai sẽ chính
thức được rước cô dâu về. Lễ cưới chỉ được tổ chức sau khi đã được
chính quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
Việc hôn nhân tuy là việc của hai người nhưng nó lại đem lại những ý
nghĩa to lớn quan trọng đối với gia đình dòng tộc và cả làng xã.
II. QUYỀN LỢI GIA TỘC
- Hôn nhân xác lập quan hệ giữa hai gia tộc. Vì vậy, điều đầu tiên cần
làm là lựa chọn một dòng họ, một gia đình xem cửa nhà hai bên có tương
xứng không, có môn đăng hộ đối không.
- Đối với cộng đồng gia tộc, hôn nhân là công cụ duy nhất và thiêng liêng
để duy trì dòng dõi và phát triển nguồn nhân lực.
+ Ví dụ như để đáp ứng nhu cầu nhân lực của nghề trồng lúa, khi xem xét
con người trong quan hệ hôn nhân, người nông nghiệp Việt Nam quan tâm
trước hết đến năng lực sinh sản của họ: “Mua heo chọn nái, lấy gái chọn
dòng”, “Ăn mày nơi cả thể, làm rể nơi nhiều con”
+ Ngoài ra, còn có các tục lệ hướng tới mục đích sinh đẻ như “giã cối đón
dâu” (nhà trai bày chày cối trước cổng, khi dâu về đến nơi thì người nhà
trai cầm chày mà gãi không vào cối mấy tiếng – đó là nghi lễ cầu chúc cho
đôi vợ chồng trẻ được đông con nhiều cháu), tục trải chiếu cho lễ hợp cẩn
(gia đình nhờ một người phụ nữ đứng tuổi, đông con, phúc hậu, vợ chồng
song toàn vào trải chiếu cho cô dâu chú rể: chiếu trải phải một đôi – một
ngửa (âm), một sấp (dương) (một âm một dương) úp vào nhau).
- Không chỉ có ý nghĩa duy trì nòi giống, Hôn nhân còn làm lợi cho gia
đình: con gái phải đảm đang tháo vát, đem lại nguồn lợi vật chất cho gia
đình nhà chồng, con trai phải giỏi giang, đem lại vẻ vang (nguồn lợi tinh
thần) cho gia đình nhà vợ: “Trai khôn kén vợ chợ dông, Gái khôn kén
chồng giữa chốn ba quân”,…
III. Hôn nhân còn phải đáp ứng các QUYỀN LỢI CỦA LÀNG XÃ
- Mối quan tâm hàng đầu của người Việt Nam là sự ổn định của làng xã
=> có truyền thống khinh rẻ dân ngụ cư.
- Cũng nhằm tạo nên sự ổn định; đã hình thành quan niệm chọn vợ chọn
chồng cùng làng. Việc này đã được ông cha ta đúc kết trong ca dao, tục
ngữ: “Ruộng đầu chợ; vợ giữa làng; Ruộng giữa đồng; chồng giữa làng;
Lấy chồng khó giữa làng, hơn lấy chồng sang thiên hạ; Ta về ta tắm ao ta,
dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn…”
- Quan niệm chọn vợ chọn chồng cùng làng là phương tiện tâm lí; tục nộp
cheo đóng vai trò phương tiện kinh tế: Khi lấy vợ, nhà trai phải nộp cho
làng xã bên gái một khoản “lệ phí” gọi là “cheo” thì đám cưới mới được công nhận là hợp pháp
- Ca dao; tục ngữ có những câu: “Nuôi lợn thì phải vớt bèo; Lấy vợ thì
phải nộp cheo cho làng; Lấy vợ mười heo; không cheo cũng mất; Lấy vợ
không cheo; tiền gieo xuống suối.” Người cùng làng lấy nhau thì nộp ít (có
tính tượng trưng); gọi là cheo nội; lấy vợ ngoài làng thì cheo rất nặng; gấp
đôi gấp ba cheo nội; gọi là cheo ngoại.
=> Nhìn chung; lịch sử hôn nhân Việt Nam luôn là lịch sử hôn nhân vì lợi
ích của cộng đồng; tập thể. Từ các cuộc hôn nhân vô danh của thường dân
đến những cuộc hôn nhân nổi danh như Mị Châu với Trọng Thủy; công
chúa Huyền Trân với vua Chăm Chế Mân; công chúa Ngọc Hân với
Nguyễn Huệ…; rồi vô số những cuộc hôn nhân của các con vua cháu chúa
qua các triều đại được triều đình gả bán cho tù trưởng các miền biên ải
nhằm củng cố đường biên giới quốc gia – tất cả đều là làm theo ý nguyện
của các tập thể cộng đồng lớn nhỏ: gia đình, gia tộc, làng xã, đất nước.
IV. NHU CẦU RIÊNG TƯ
- Trước hết là sự phù hợp của đôi trai gái được thể hiện bằng việc
hỏi tuổi- lễvấndanhhay còn gọi là dạmngõ,chạmngõxét xem tuổi
của đôi trai gái hợp nhau hay xung khắc
- Để cho quan hệ vợ chồng được bền vững,khi cưới :
+ Thời Hùng Vương có tục trao nắmđấtvà góimuối:nắm đất
tượng trưng cho sự gắn bó với đất đai,làng xóm , gói muối: lời
chúc nghĩa tình thủy chung son sắt (Gừngcaymuốimặnxin đừngquênnhau)
+ Sau này,để thay cho nắm đất và gói muối,trong lễ dẫn cưới
người ta dùng bánhsusê(đọc chệch của phu thê): có hình tròn
bọc bằng 2 khuôn hình vuông úp khít vào nhau - biểu tượng
của triết lí âmdươngvàngũhành,biểu tượng cho sự vẹn toàn,
hòa hợp,hòa hợp giữa đất trời và con người
- Khi làm lễ hợp cẩn:có 2 tục lệ : vợ chồng ănchungmộtđĩacơm
nếp,uốngchungmộtchénrượu=> Ý nghĩa là cầu chúc cho hai vợ
chồng luôn gắn bó với nhau ,dính nhau như cơm nếp và say nhau như rượu
- Tiếp đến là quan hệ mẹ chồng -nàng dâu cũng rất được chú ý.Giữa
mẹ chồng và con dâu từ trước đến nay luôn tồn tại nhiều mâu thuẫn
không đâu,bởi họ đều cảm thấy rằng tình cảm của người con-người
chồng không dành trọn vẹn cho mình .vậy nên trước khi bước vào
cánh cửa nhà chồng,mẹchồngthườngômbìnhvôilánhsang nhà
hàngxóm =>Việc làm này có ý nghĩa nhường quyền “nộitướng”
cho con dâu,để gia đình trên thuận dưới hòa bởi trong gia đình nông
nghiệp Việt Nam ,người phụ nữ được xem là nộitướngvì người phụ
nữ luôn phải đảm nhận vai trò chăm lo cho gia đình và lo toan việc
nhà ,cách nói này còn thể hiện sự tôn trọng đối với người đã chăm
lo,giữ gìn hạnh phúc gia đình.
- Tuy nhiên đó là trong tương lai ,còn hiện tại thì chưa phải nên mẹ
chồng mới phải ôm bình vôi lánh đi-vì vôi biểu trưng cho quyền lực của người phụ nữ
=> Tục lệ này mang nhiều ý nghĩa : khi mẹ chồng lánh sang nhà
hàng xóm thể hiện sự tôn trọng đối với nàng dâu mới về hay còn gọi
là “người mang của”,tạo không gian riêng tư cho con dâu làm quen
với ngôi nhà mới,tránh những mâu thuẫn,va chạm với con dâu trong
giai đoạn đầu mới về nhà chồng.Ngoài ra còn hàm chứa sự may
mắn,sung túc ,tài lộc cho gia đình.